Tìm kiếm
Showing results for tags 'thơ'.
Found 82 results
-
Ngày 18 tháng 02 năm 1981, Nhà xuất bản Thuận Hóa (NXB Bình Trị Thiên), cơ quan chính trị, tư tưởng, văn hóa của Đảng bộ Tỉnh được phép ra đời. Nhà xuất bản có nhiệm vụ xuất bản các loại sách và xuất bản phẩm cần thiết như: sách chính trị, lịch sử, văn hóa, văn nghệ, kỹ thuật, thiếu nhi, các loại tranh ảnh văn hóa phẩm v.v...Kỷ niệm 15 năm thành lập, Nhà xuất bản Thuận Hóa vinh dự được tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng Ba với những bộ sách quý được trình bày, biên tập và in ấn công phu, giá trị như: Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ, Đại Nam nhất thống chí, BAVH - Những người bạn cố đô Huế v.v... Các tác giả có nhu cầu tư vấn biên tập, xin cấp giấy phép xuất bản và in ấn, xin vui lòng liên hệ Biên tập viên: Phan Lê Hạnh Nhơn - ĐT: 0124 777 4910 - Emai: phanle8790@yahoo.com để được tư vấn.
-
Mây trôi phiêu lãng về đâu Để cho gió mãi riêng sầu vi vu Thôi thì hoà quyện chu du Cùng nhau bay mãi phiêu lưu trọn đời. 22.9.2010
-
1. XUÂN Xuân, Thế mới thật là xuân ! Tết đến, có thơ đăng báo, Tết đến, có bạn xông nhà, Thưởng rượu ! Rượu cay, thơ say Mưa phùn, gió bấc Lửa xuân, Tình thắm đầu môi ! Em ơi, Đã hai mươi năm trôi Lỡ dại, làm dâu xứ Nghệ Có khi nào lòng em tự hỏi Vì sao ta lại có nhau ? Có phải, Vì thương anh, Dân “ba đời chằm lá..” Có phải, Vì thương anh, Đất “ba đời hiếu học…” Chắt từ củ khoai, củ sắn, Để thành người !? Thì ra, Trai Xứ Nghệ cũng rất hiền Biết kiếm cơm và vâng lời vợ ! Biết chăm con và rèn trí, đức… Chỉ mỗi tội, tính hơi “càu cạu” Quen nói to như gã vạn chài… Chỉ mỗi tội, Biết rượu đắng mà say Biết trầu cay mà không bỏ Biết nhiều thói hư, tật xấu Mà vẫn ham… Thương nhau, cho thắm đầu môi Dẫu đời vẫn “bạc như vôi”, mặc đời ! Xuân, Thế mới thật là xuân ! Tết đến, có Quê, có Tổ Tết đến, có Bạn, có Bè… Nhưng em ơi, Nếu tết, không Em Thì Anh sẽ chẳng còn gì Bởi vì anh chỉ là Chú Tễu Của riêng mình Em mà thôi ! Hà Nội 19.1.2006 2. ĐI TÌM SAPA Ơi Sapa mù sương ! Con đường nào dẫn ta về lại Đâu rồi phiên chợ đêm huyền thoại Tiếng khèn lá gọi bạn tình... Thấp thoáng sau bóng rừng Là sắc đỏ áo em, lửa cháy Thắp lên thành những bình minh... Ơi Sapa mù sương ! Lối mòn vẽ tranh vào mây Bóng núi mờ hoen biên ải Con đường nào dẫn ta về lại Phố xưa, thơm lừng thắng cố... Ngựa hý ngoài sân, Khèn vang, thác đổ Xoay tròn, xoay tròn, Mấy vòng, lượn quay Gọi nhau, quên cả trời chiều... Say ơi là say! Men theo bóng núi Nghiêng theo điệu khèn Người về tìm nhau... Tiếng khèn khao khát Đốt cháy bờ môi Những hoàng hôn trước mặt Sa pa, em và tôi !... Hà Nội 7/9/2004 3. TẾT DẬU 2005 Tết Dậu năm nay, nói chuyện gà Gà thời lắm loại, tây lẫn ta... Nuôi được vài con, chưa kịp gáy Dịch cúm tràn về, lăn quay ra... Nhiễu nhương thế sự, âu cũng vậy Tiêu cực trong ngoài, ai không hay Người tốt, người tài, chưa miễn dịch H5... “tái xuất” lại cuốn bay ! Muốn nghe gà gáy, gọi bình minh Người ơi, chớ vội “đại sát sinh” ! Muốn diệt giặc tham, không thể khác Khoanh vùng, phân loại, phải tường minh... Gà chết rũ rồi, còn dựng lên * Làm sao, ngăn được đại dịch điên... (Tham nhũng, ắt hẳn còn đất sống !) Năm gà, gà chết, lẽ tất nhiên ! Hà Nội- 02/02/05 4. BỐN MÙA Thu sang đã được mấy ngày Lòng còn vương vấn ngất ngây, nắng hè Thiên thanh, bỗng nhớ tiếng ve Nấu sôi trời đất, chiều quê, chạnh lòng… Rượu khan, giã bạn mấy tuần Ngẩn ngơ, lòng những bần thần, quên say… Hè ơi, tạm nhé, chia tay Phượng hồng cháy đỏ, bao ngày vấn vương ! Hết thu rồi sẽ sang đông Người ơi còn chút lửa lòng, khơi lên Giá băng chi, giọt mưa đêm Để câu hát cũ, môi mềm trong ai… Khổ đau… đợi một ngày mai Nhành xuân, sẽ trổ một đài thiên nhiên… Kìa em, chồi biếc nhú nghiêng Chạm vào tận đấy con tim… thẫn thờ ! Hà Nội, 8.2005 5. GỬI MỘT NGƯỜI Chiều một mình qua phố Chợt, mênh mang nỗi buồn… Phố đông người qua lại Nỗi buồn càng nhiều hơn Cô đơn càng nhân thêm ! Trong dòng đời vội vã Ánh mắt nào lướt vội Nhìn ta, chút hững hờ ? Ước chi trong nắng xế Ta gặp lại dáng xưa Ước chi trên phố cũ Bóng người thương hiện về… Bây giờ em ở đâu Tình xưa còn, quên - nhớ Tóc nhuốm màu sương gió Mà tình có phôi pha ? Chiều một mình qua phố Chợt, mênh mang nỗi buồn… Người xưa đi, đi mãi Để riêng ta, một mình ! Hà Nội 12.05 CẢM XÚC THÁNG MƯỜI ! Những ngày này ở Hà Nội, dòng người đang đổ về 30 Hoàng Diệu - ngôi nhà của vị đại tướng huyền thoại của Việt Nam và thế giới - đại tướng Võ Nguyên Giáp. Mỗi lần đi qua nơi đây, tôi như thấy lại bóng dáng của những người Mẹ, người Em, bóng dáng của những người lính "Anh Văn" năm nào đang bồi hồi tiến về Thủ Đô... Và cảm xúc Hà Nội giữa tháng mười lại trào dâng trong tôi ! Là một nhà thơ - và trước hết là một cựu chiến binh - người lính của "Anh Văn" năm nào, tôi không thể không viết... Xin được gửi đến mọi người bài thơ kính viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp ! CẢM XÚC THÁNG MƯỜI ! Kính viếng hương hồn Đại tướng Võ Nguyên Giáp ! “Không thể nói trời không trong hơn Và mắt em xanh khác ngày thường…”* Trong dòng người lặng im xếp hàng về kính viếng Có bóng hình bao người lính năm xưa !… “Cảm xúc tháng mười !” – hình như vẫn vẹn nguyên Chợt âm vang trong trái tim mỗi người con Đất Việt Đại tướng Võ Nguyên Giáp kính yêu ơi ! Người không thể nào chết được ! Chúng con vẫn theo chân Người đi gìn giữ non sông ! Tháng mười năm nay, thu se lạnh con tim Cả nước lại hướng về Hà Nội Trong dòng người rất dài xếp hàng về 30 Hoàng Diệu Ta như thấy rất rõ bao bóng hình người lính “Anh Văn” !… Ta như thấy rất rõ bao bóng hình những người Mẹ, người Em Năm mươi chín năm xưa đang tiến về Hà Nội Để ca khúc tháng mười chợt vút cao chói lọi Tiễn đưa Người về với Quê Hương ! “Cảm xúc tháng mười !” – hình như vẫn vẹn nguyên Cùng giọt lệ buồn vui nhân thế Đại tướng Võ Nguyên Giáp kính yêu ơi ! Người không thể nào chết được ! Trong trái tim Việt Nam, Người đã hóa niềm tin ! Hà Nội, ngày 9.10.2013 Kiều Anh Hương *Lời ca khúc : “Cảm xúc tháng mười” - Nhạc Nguyễn Thành, lời thơ Tạ Hữu Yên
-
Trần Ngọc Hưởng Tên thật: Trần Văn Sáu Năm sinh: 1951 Nguyên quán: Gò Công, Tiền Giang Cư trú: 13 Huỳnh Việt Thanh, P.2, TX Tân An, Long An ĐT: 072.833077 * Tác phẩm: - In riêng: 1. Bẻ lá che hường 2. Đồng vọng 3. Tay phấn 4. Thơ tuổi bốn mươi 5. Chân dung thơ 6. Tứ tuyệt Đường thi tuyển dịch 7. Cuống rún chưa lìa 8. Suối nguồn xanh - Tuyển chọn: 1. Khúc xạ mùa thương 2. Phù sa của gió Góp bút trên 30 tuyển tập Bài đăng trên nhiều báo chí trên toàn quốc
- 20 trả lời
-
- 1
-
- Trần Ngọc Hưởng
- thơ
-
(và 1 từ khóa)
Được dán nhãn
-
THƠ LÀ GÌ Thơ là nơi giải tỏa mọi ưu sầu. Dẫu cho đời biết bao là tâm trạng. Vạn lời buồn ta gửi trọn vào đây. Hãy yêu thơ như mình yêu ca hát. Phát niềm vui ta theo từng điệu nhạc. Gạt đi ưu sầu với những dòng thơ.....
-
Thơ khó: thành công hay thất bại trong sáng tạo?
một chủ đề đăng duonghoanghuu trong Thời sự Văn học
Nhiều nhà thơ khẳng định làm Thơ khó, giấu nghĩa để thiên hạ đi tìm, để độc giả được tự do sáng tạo ra các lớp nghĩa cho thơ… là một thành công. Nhưng lại có người viết khẳng định dễ hiểu, cảm động mới là đích đến của thơ. Phải chăng thơ dễ hiểu thì ý tứ nông cạn, thường thường bậc trung, ai cũng biết, và người sáng tác quá dễ dãi; còn thơ khó hiểu là thơ có ý tứ sâu sắc, kín đáo, người sáng tác phải dày công, thậm chí đó mới là thơ đích thực? Các nhà thơ 7x, 8x… hiện nay chủ ý làm cho thơ khó về ý tưởng và hình thức không? Có hay không rào cản giữa thơ trẻ và độc giả? Đâu là giới hạn của người đọc và người sáng tác? Phải chăng hiện nay chỉ có các nhà thơ đọc nhau, phê bình về nhau, chứ độc giả nói chung thì thờ ơ với thơ, họ thường không hiểu các nhà thơ nói gì, viết gì, họ không nhận ra được ý tứ sâu kín nhà thơ gửi gắm trong văn bản.. thực tiễn sáng tác và tiếp nhận vẫn đang đặt ra nhiều vấn đề cần có sự phản hồi từ nhiều phía. Tiếp tục mạch chuyện Bàn về “thơ khó” đương đại Việt Nam, Phebinhvanhoc.com.vn xin giới thiệu ý kiến bàn thảo của một số nhà thơ về sự lựa chọn đường hướng sáng tạo của họ Lê Vĩnh Tài: Thơ hôm nay nên “khó” đọc hay “khó” đăng? 1.Tôi chưa bao giờ quyết định rằng mình sẽ làm một bài thơ. Những câu chuyện vẩn vơ đâu đâu hay những giấc mơ thường bất ngờ bám lấy tôi và “bắt” tôi phải viết. Có lẽ vậy mà tôi thường viết rất nhanh. Tôi luôn luôn thấy những lỏng lẻo khi mình phải “cấu trúc” một bài thơ. Khi tôi phải nhớ lại mình đã làm một bài thơ như thế nào thì chỉ còn một cảm giác mơ hồ, chứ không phải là một kinh nghiệm. Nó chỉ là một phản ứng ngôn ngữ của tôi ngay lúc ấy, với câu chuyện ấy, và bây giờ thì không còn ám ảnh mình nữa, vậy thôi. Đó là lý do tại sao tôi rất thích sự phi lý trong quá trình sáng tạo. Nhưng tôi cũng tin rằng, sự phi lý này phải được chuyển tải đến người đọc. Thật mệt mỏi khi anh đánh đố mọi người mà cuối cùng câu trả lời của anh lại chẳng có vấn đề gì trầm trọng. Mà thơ thì không thể giấu. Đó không chỉ là trí tuệ mà còn là thế giới quan của thi sĩ. Anh không nói hết những ý nghĩ của chính mình thì còn ai có thể nói thay anh? Rồi khi tuổi đời đã mòn, cảm xúc đã cạn lại đành hồi ức tiếc nuối đâu đâu… Hòa tan cảm xúc của mình vào sự bí ẩn, nhưng nhà thơ cần phải gửi gắm vào đó những yêu thương và căm ghét. Tôi thích những nhà thơ quyến rũ bạn đọc bằng tư tưởng của mình, không phải những phiêu lưu tối mò và kỹ thuật vô ích. Về phần tôi, tôi tin rằng sự tinh tế của nhà thơ làm nên sự “khó” của thơ hôm nay (những giai đoạn khác thì tôi không biết), nếu có thể, thì chỉ nên khó đăng chứ không nên khó hiểu. Đã đành không ai dám xếp thơ vào một nhu cầu không quan trọng, nhưng trong cuộc sống còn khó khăn mệt mỏi, đọc thơ là một nhu cầu có thể “miễn trừ” đối với nhu cầu kiếm đủ áo cơm. Vì thế, người đọc cần đọc ngay vào những cái mà họ thấy yêu thương hay cay đắng (dĩ nhiên bằng một ngôn ngữ có thể đầy “vật lộn” chỉ có ở nhà thơ). Sự vòng vèo vô ích của nhà thơ tối tăm đôi khi làm người đọc chán không phải vì “khó” mà vì cuối cùng anh cũng không mang lại cho người đọc được những gì mà họ mong mỏi. Những kịch tính ấy xưa nay là đặc quyền của các nhà văn xuôi, nhưng có lẽ đã đến lúc nhà thơ cần chia xẻ trách nhiệm này. Không phải không có lý khi người ta không chỉ chán ngán mà còn đang oán trách các nhà thơ thời nay viết quá nhiều những bài thơ tùy tiện du dương và vô nghĩa. Sự “khó” của thơ nên mang lại cho người đọc một ngụ ngôn về cuộc đời dù với những biên tập kiểm duyệt mà con người ta vẫn có thể lang thang trên những bài thơ đầy khai mở, chứ sự “khó” không bao giờ làm thơ thành một thứ hàng hóa xa xỉ. Nhà thơ sáng chế ra sự “khó” làm thành những hư cấu về cuộc sống, dù dịu dàng hay tàn ác thế nào đi nữa, vẫn đáng sống và vẫn gần gũi trong tầm tay mọi người. Bạn đọc muốn nhà thơ hãy nhường phần hy vọng xa xôi tận đâu cho tôn giáo với những công bằng của thiên đàng địa ngục ở kiếp sau. 2.Tôi không thấy một rào cản nào của “thơ trẻ” hiện nay với bạn đọc cả. Cũng không có rào cản của thơ nói chung. Có thể có vài ba rào cản nào đó, nhưng đó không phải rào cản anh đang ám chỉ mà là những chuyện ngoài thơ. Chẳng còn ai muốn nghe nữa. Sự phát triển của xã hội làm người đọc thơ hôm nay không còn tấm màng che hai bên mắt ngựa và các nhà thơ cũng không còn trói buộc vào một chủ nghĩa hay phương pháp sáng tác nào. Điều vui sướng của người đọc bây giờ là đọc xong một bài thơ mà vẫn lưu giữ những ý nghĩa lẩn quất trong đầu, dù niềm vui ấy có bị đe dọa về sự không sáng rõ do những bí ẩn của bài thơ mà nhà thơ vô tình mang lại. Tôi vẫn nghĩ thơ luôn luôn là tên gọi của một nỗi buồn. Đó là lý do các nhà thơ tiếp tục mộng mơ, tiếp tục viết, tiếp tục lý giải về những phận người đã và đang bị ruỗng mòn bởi sự tàn ác, thời gian… và cuối cùng là cái chết. Sự múa may và vô nghĩa trong thơ nhằm làm cho mọi người lim dim ngủ như ngấm thuốc phiện là một tội mà chắc bạn đọc sau này khó tha thứ. Một nhà thơ bẩm sinh luôn luôn có khả năng mang bạn đọc đi theo tới cùng nhằm nhận được sự sáng rõ của mình sau những rối loạn đáng yêu của tất cả các giác quan. Hình như đó mới là quyền lực của thơ và những nhà thơ thực sự. Nguyễn Phan Quế Mai: Thơ khó không phải đích đến của tôi 1. Tôi luôn trân trọng các nỗ lực cách tân thơ cũng như sự phong phú của các thể loại thơ. Nhưng, tôi sẽ lạc lõng chăng khi nói rằng thơ khó không phải là đích đến của tôi? Là một người viết, tôi tìm đọc rất nhiều các thể loại thơ, trong đó có nhiều bài thơ khó, rất khó. Đôi khi tôi hoang mang, tự hỏi có phải là kiến thức thơ của tôi quá kém hay trình độ trên đại học của tôi vẫn chưa đủ để hiểu những bài thơ ấy. Một lần, vì quá băn khoăn, tôi tiếp cận với tác giả một bài thơ khó, nhưng chính người ấy cũng không thể giải thích với tôi những điều muốn chuyển tải qua bài thơ của mình. Có người đã nói rằng, thiên tài là một người có thể diễn tả những vấn đề phức tạp nhất một cách giản dị, dễ hiểu và ngắn gọn nhất. Theo tôi, thơ hay, thơ mới hoặc thơ cách tân không nhất thiết phải là thơ khó, mà ngược lại, những bài thơ hay là những bài thơ dễ hiểu, dễ cảm, dễ đi vào lòng người. Các nhà thơ, dù cách tân đến đâu, dù rối rắm đến đâu, làm sao có thể vượt qua vẻ đẹp giản dị của thơ Xuân Quỳnh: “Chỉ có thuyền mới hiểu/Biển mênh mông dường nào/Chỉ có biển mới biết/Thuyền đi đâu về đâu/Những ngày không gặp nhau/Biển bạc đầu thương nhớ/Những ngày không gặp nhau/Lòng thuyền đau – rạn vỡ” (Thuyền và biển)? Bài thơ trên của Xuân Quỳnh, đại diện cho một bài thơ hay, mặc dù dễ hiểu, nhưng không hề nông cạn, mặc dù đi vào lòng người, nhưng không hề đơn giản. Bài thơ ấy ẩn chứa nhiều tầng ngữ nghĩa, và những vẻ đẹp chưa phát lộ, mà bạn đọc có thể tự khám phá bằng cách soi mình vào bài thơ ấy.Dù đã thuộc lòng “Thuyền và biển” từ thời còn đi học, bây giờ đọc lại, tôi vẫn thấy bài thơ ấy không hề cũ chút nào. Là một người viết, điều tôi sợ hãi là mình lạm dụng cách tân để tạo ra những vỏ bọc rối rắm của ngôn từ. Tôi sợ mình say sưa với cuộc đua khoe khoang chữ nghĩa mà quên đi giá trị đích thực của thơ ca. Cách tân đối với tôi không phải là cuộc chơi trốn tìm chữ nghĩa, mà là dâng hiến cho người đọc những vẻ đẹp tươi mới trong nội dung, hình ảnh, cách diễn đạt, trong sự thăng hoa của cảm xúc. Tôi biết con đường mình đi đang rất dài nhưng tôi đang tìm đến sự giản dị trong thơ. Giản dị không có nghĩa là đơn giản, không có nghĩa là không có chiều sâu. Nhà thơ Nguyễn Hữu Quý, trong một bài viết gần đây có nói: “Thực ra khó hiểu hay dễ hiểu không phải là tiêu chí của thơ, mà thơ hay chính là sự lay động người đọc ở cảm xúc mạnh, ở tính đa nghĩa của hình tượng, ở sự hợp lý đắc địa của ngôn từ. Giá trị của thơ nằm ở việc phát hiện vấn đề, tìm và dựng tứ độc đáo, ở tính sáng tạo trong thiết lập cấu trúc bài, chọn lựa hình tượng khác lạ, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ nhuần nhuyễn đổi mới”. Tôi không phủ nhận và chối bỏ bất cứ hình thức sáng tạo nào. Trái lại, tôi nghĩ rằng các nỗ lực sáng tạo của các nhà thơ đang tạo ra những hình thức đầy màu sắc của thơ ca, nhiều “món ăn tinh thần” phong phú cho người đọc. Tuy nhiên, ở ngã rẽ sáng tạo, tôi sẽ không chọn cho mình con đường đi đến thơ khó, vì tôi nghĩ đấy không phải là lựa chọn duy nhất của sự đổi mới và cách tân trong thơ. Đỗ Doãn Phương: Người làm thơ thường thất vọng vì sự thờ ơ của công chúng 1. Chắc chắn không người viết nào nói rằng thơ mình cầu kỳ rắc rối khó hiểu. Người viết luôn nghĩ rằng vì tư tưởng mình to lớn, diễn dịch ra phải cần nhiều ý, nhiều tứ, nhiều thủ pháp tu từ và nhiều chữ. Thậm chí, những con chữ trong tự điển thôi chưa đủ, cần phải sáng tạo thêm những chữ mới. Và họ như con lạc đà chất lên mình gánh nặng do chính họ tạo ra. Trong khi cả nàng thơ của họ và công chúng không cần cái gánh nặng ấy, mà chỉ cần những trải nghiệm rút ra từ đó (….) Khi viết thơ, đương nhiên ai cũng nghĩ mình rất… dễ hiểu, rất mạch lạc, rất thành thực và cho rằng những ai không hiểu thơ mình hình như là do họ kém năng lực thẩm mỹ. Cũng tương tự như khi viết thư tình. Mình thành thực giãi bày lòng mình kín 4 tờ phê đúp, toàn những lời gan ruột cả, hy vọng cô ấy sẽ nuốt lấy từng lời, và sau đó ấp ôm bức thư vào ngực. Nhưng sự thực có phải bao giờ cũng thế đâu. Có khi nàng đọc bức thư mà chỉ cười khẩy vì người viết đã giãi bày những thứ tối tăm, rạo rực mà nàng chẳng muốn nghe. Như thế có nghĩa là mình đã viết về những thứ quá riêng tư, chỉ có ý nghĩa đối với chính bản thân mình trong hoàn cảnh ấy, tâm trạng ấy. Nó hoàn toàn vô nghĩa khi đem ra ánh sáng. Những bức thư như thế, cứ để một thời gian, khi đã hết cơn “đắm say” với nàng, giở ra đọc lại mới thấy mình viết thật là tức cười. Hơn nữa bài thơ của ta đâu phải chỉ là giãi bày riêng cho một người, nó là giãi bày với cuộc đời. Mà cuộc đời thì gồm toàn những người không những rất khác mình, mà họ còn không có thời giờ để quan tâm đến mình nữa. Vì thế vượt lên khỏi cái riêng tư, cái cảm giác tự kỷ ám thị để viết về những cảm xúc có thể là “mẫu số chung” cho mọi người là điều cần thiết. Người làm thơ thường thất vọng vì sự thờ ơ của công chúng, bởi làm được một bài tử tế đã khó, kiếm tìm sự đồng cảm của độc giả lại còn khó hơn. Cứ lấy chính mình ra làm ví dụ. Biết bao nhiêu lần mình thắp đèn cầm sách của nhiều đại thi hào tầm cỡ thế giới lên, ngồi cau mày, nhăn trán đọc mãi, đọc mãi mà vẫn thấy thơ của các vị cứ trượt ra khỏi mình. Nhưng tất nhiên, mình không dám nghi ngờ năng lực của các vị, mà đành phải quay sang nghi ngờ chất lượng của bản dịch, hay nghi ngờ năng lực cảm thụ của chính mình. Điều đó cũng là bình thường thôi, bởi để hiểu được một bài thơ có khi phải cả đời, nhất là bài thơ mà phải suốt đời ngẫm nghĩ người ta mới viết ra được. Như thế bài thơ có một mẫu số lớn. Ở nhà, tôi thường đùa với mẹ rằng, bài nào của con mà mẹ khen hay tức là bài… dở nhất, bởi thơ của con cao siêu, chứ không phải để đành cho các “bà già nhà quê” như mẹ! Đó chỉ là câu đùa thôi. Nó là một nửa của sự thật, bởi nếu một bài thơ mà các cụ thích thì thường là các bài vè. Tuy nhiên, nếu cái cao siêu biết tự từ chối sự cao siêu của mình mà giản dị được như bài vè thì mới thực là đắc đạo. Tôi không tin rằng mẹ tôi hiểu hết được những gì tôi gửi gắm vào các bài thơ, nhưng hy vọng có những bài gần gũi đến mức mẹ cảm thấy có một phần đời sống của mình ở bên trong. 2. Rào cản giữa thơ trẻ hiện nay và người đọc do cả hai phía. Người đọc có quá nhiều sự lựa chọn để giải trí, cho nên thờ ơ với văn thơ, và lâu dần mất thói quen thưởng thức giống như “mất dạ” với một món ăn vậy (vừa nghĩ tới đã thấy ngấy tận cổ rồi). Ở phía ngược lại cũng do chính những người sáng tác lâu nay, khi nghệ thuật của mình không kiếm tìm được những hình thức “ngon lành”, “hấp dẫn” để lôi cuốn người đọc thì dần dà những cái mình viết ra hầu như chỉ để cho mình. Ngay cả các độc giả chuyên nghiệp (tức là các bạn văn) cũng mất hứng thú khi đọc tác phẩm của nhau. Phá vỡ được rào cản này, gây ra được một con sốt, một sinh thú mới cho người đọc thơ, ấy là điều mà nhà thơ nào cũng ao ước. 8 năm trước, nhà thơ trẻ Lãng Thanh qua đời. Cú sốc trước cái chết của anh, cộng với sự sửng sốt trước những vần thơ vừa lãng mạn kỳ ảo, vừa đẹp đẽ một cách đau đớn, trong suốt… công chúng đã tìm đến thơ Lãng Thanh và tiếp nhận anh. Những đột phá khẩu như thế luôn là niềm hy vọng để công chúng trở lại với thơ T. K thực hiện Chuyên đề Thơ khó đương đại Việt Nam do phebinhvanhoc.com.vn tổ chức. Bài đã đăng trên Văn nghệ Trẻ số 13 – 2012 -
Làm thơ sau vô lăng Nhiều ý tưởng hoa thăng Kinh doanh và thơ thẩn Giật mình, điện xăng tăng Kinh tế thì thẳng căng Xã hội đầy nhố nhăng Tương lai khá ảm đạm Mình nên cầm vô lăng?
-
Nhà thơ không những gieo vần, Nhà thơ chẳng lẽ không cần tiền tiêu? Việt Nam trí tuệ cao siêu, Nhà thơ Kinh Tế niềm kiêu hãnh đời. Làng trên xóm dưới hỡi ôi! Đi từ thành thị đến nơi núi rừng. Bà con cô bác hãi hùng, Nhắc tiền - lương - giá lùng bùng lỗ tai. (Nhắc chuyện ông Tố Hữu nắm giữ chức vụ Trưởng ban Kinh tế Trung ương - thời kì đổi tiền lần hai đầu thập niên 80).
-
Sáo ơi sáo đã sổ lồng, Đường xưa vắng lặng, còn không những ngày... Dệt nên mộng ước thơ ngây, Nay đành tan vỡ, đắng cay phũ phàng. Sao người cất bước sang ngang, Cho tim vỡ vụn, nát tan cõi lòng? Buồn không người có buồn không? Riêng tôi mãi đợi mỏi mong bóng hình.
-
Em viết những vần thơ Cho mùa về trả hết nhớ thương Mùa của riêng em – mùa rất đỗi bình thường Chẳng phải xuân reo cười hớn hở Chẳng là hạ sặc sỡ những tiếng ca Không là thu – heo may tím hoa cà Cũng xa vời mùa đông già lãnh lẽo Mùa em về – gọi ánh nắng mang theo Mùa của em – cất nỗi nhớ trong tranh Mùa của em trái tim ngoan tròn vạnh Mùa bình thường – mùa gạt hết ưu tư Mùa về rồi – Người đã thấy ra chưa Khi trái tim em giờ niềm vui quá nửa Chẳng bận lòng với ký ức đã xa xưa Mùa về rồi trời hết nắng sang mưa Mùa của em đặt tên riêng rất lạ Mùa trả nợ lòng – trả hết những yêu thương.
-
- mua
- nho thuong
- (và 5 từ khóa)
-
Những mảnh ghép không logic Thơ Trương Trọng Nghĩa 1. Phía sau làng 2. Viết ở một làng nghề 3. Nghệ thuật 4. Ký ức sông 5. Điều không thể nói cùng em 6. Em cứ để một dòng sông trôi 7. Nghe vọng cổ trên sông 8. Mùa khát 8. Ký ức người đàn bà 9. Bên kia chân trời 10. Sức người 11. Thơ viết cho chị 12. Làng 13. Gửi quê 14. Tháng Giêng 15. Quán cóc 16. Đôi bàn tay mẹ 17. Thơ viết cho mùa thu 18. Một ngày bình thường 19. Những buổi chiều không ý tưởng 20. Buổi chiều của cô bé vẽ tranh 21. Độc ẩm trong đêm 22. Thành phố buổi sáng 23. Tự hát 24. Phút thật lòng trước em 25. Cho hạt mưa ngày xa 26. Viết trong một ngày xa phố núi 27. Vẫn còn thức một giấc mơ... 28. Một đêm mưa ở phố 29. Lời gã khờ 30. Entry mùa thu 31. Cánh bướm vườn xưa 32. Thơ cho người đã xa 33. Viết trên bàn nhậu với một lão nông 34. Mảnh vỡ 35. Măng Đen không em 36. Người đàn bà uống rượu một mình 37. Ngày về 38. Giấc mơ bị đánh mất
- 53 trả lời
-
- thơ
- Trương Trọng Nghĩa
-
(và 2 từ khóa)
Được dán nhãn
-
EM VÀ BÀN PHÍM Anh lướt nhẹ trên phím, Thay cho lời tỏ tình . Em hững hờ không biết , Để anh ngồi lặng thinh. ** Anh lướt nhẹ trên phím Tìm dấu ấn thời gian, Bao ngày ta xa cách Như trò chơi trốn tìm. ** Bàn phím hình chữ nhật, Em nói rằng hình vuông. Hình vuông có bốn cạnh, Mỗi cạnh đều bằng nhau Như là tình yêu vậy! Không tính chuyện thiệt, hơn. ** Em, cho tình yêu ngọt! Bàn phím cho tri thức Giữa em và bàn phím(*), Anh đều yêu cả hai! (*):Bàn phím trên máy vi tính. Họ và tên: Kiều Thành Dàng (0912945546) Thôn Thành ý, xã Thành hải, TP. Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận (Bút danh :Kiều Lê Nguyên)
-
Blue Infinity Bầu trời của em - màu xanh Là bầu trời có anh trong đáy mắt Là bàn tay nắm bàn tay thật chặt Là nụ cười ngay cả khi nước mắt đang rơi Em ru mình chơi vơi bóng tối Anh kéo em về ánh sáng của ngày xanh Chẳng còn quẩn quanh với làn khói mỏng manh Em cựa mình đón chào nắng ấm Dù bước đi nghĩa là sẽ có những bầm dập Nhưng sợ gì anh sẽ mãi kề bên ... Bầu trời của em vẫn xanh Là bầu trời không còn anh trong đáy mắt
-
Mái nhà thơ Ai cho tôi một nhà quê Để khi lỡ bước lại về với nhau Từ dòng sông đến nhịp cầu Trời quê đâu cũng xanh màu nguyên sơ Ai cho tôi một hồn thơ Thay tay vịn phút bất ngờ ngửa ngiêng Nương vần điệu để đứng lên Nghìn hoa mộng lại nở trên tiêu điều Ai cho tôi một tình yêu Trái tim gió lộng cánh diều trái tim Được mơ mộng đến ảo huyền Sóng duềnh lên… sóng duềnh lên… điệu vần… Ai cho tôi một tình nhân Cầm tay tha thiết trăng rằm mùa xưa Khóc cười chỉ một dây tơ Qua dòng sông cạn đâu bờ bến xa? Ai cho tôi một mái nhà Từ trong trầm tích bước ra cõi người Cảm ơn đời đã cho tôi Phiêu bồng thơ đến tận nơi phiêu bồng 1995 Trần Ngọc Hưởng Nguồn: Trang thơ Trần Ngọc Hưởng
-
Răng khểnh nhìn nghiêng quá đáng yêu Thêm nụ cười duyên rất mỹ miều Xuyến xao trái tim người ngồi cạnh Hồn trôi lơ lửng mộng mơ nhiều Răng khểnh vô tư nét ngây thơ Đâu biết người ta rất dại khờ Ngượng ngùng lúng túng lời e ấp Khi người răng khểnh nhìn ngẩn ngơ Giang Tử Minh
-
Phượng đỏ ngoài sân rớt ngập ngừng Chạm vai trò nhỏ bước mông lung Hè ơi! Cớ sao mi đến vội? Ta phải xa trường xa mến thương… Lưu bút chưa quen màu mực thắm Nhạt nhòe đôi chữ rất ngây thơ Học trò xếp lại trên trang vở Đây ước mộng xinh thuở dại khờ… Thư xanh mỏng mảnh chưa lần gửi Mang đến mang về vẫn lặng thinh Đôi chút niềm riêng còn thẹn ý Mơ màng gió vuốt áo trắng xinh… Giang Tử Minh
-
HAÏT SÖÔNG BAÁT TAÄN In ít boàng beành phôn phôùt nuùi theá maø xanh soùng bieác bieån maát em ñöøng voã heát tia nhìn veà anh moät chaám ban mai trong vaét laï theá maø soi long lanh taâm hoàn em haït söông baát taän baàu trôøi nhöõng yù raïng ñoâng chöïc vôõ laø em –tia naéng sôùm cong moâi hoàng thöùc daäy hoân vaøo nieàm vui xanh nieàm baát chôït trong treûo cuûa tieáng deá ngaùi nguû ñeâm qua coøn mô chuùt maàm non coû daïi …
-
Cánh cửa, tia nắng sớm làm bật tung những ý nghĩ ngoằn ngoèo những ý nghĩ chưa kịp đặt tên … đã vội pha loãng nỗi buồn Một giọt buồn. Thôi ư! Hãy giữ lấy. Đừng vội vứt qua cửa sổ có thể một giọt buồn nào đó sẽ làm dịu nhẹ trái tim cuộc sống bề bộn những đau khổ và hạnh phúc Tôi buồn. Và em buồn là một niềm vui mới sẽ làm lãng mạn những sớm mai sương ướt gót thiếu nữ Tôi muốn mở toang cánh cửa đặt lên mặt bàn nỗi buồn trong vắt như nụ cười bắt chợt của tĩnh vật đầy đặn dâng lên mùi hương thay cho lời chào của khứu giác khi những ý nghĩ chưa kịp đặt tên …
-
Có gì đeo đẳng đâu chỉ những giọt sương và những cành khô bàn tay bíu bầu trời xanh ngắt cơn gió đêm mang đi chút úa vàng bất cẩn rụng vèo khoảng trống chiếc lá lặng câm Đường gân nâu rơi vào ẩm mục không còn chiếc cuống không còn một niềm xanh che nắng biết hỏi nơi đâu những giọt thanh âm bất tận đã lặn vào trùng trùng gió cuốn vào đại ngàn hột mưa Tiếng chim và ngọn gió không có gì ghê gớm người ta thường coi thường nó khi chẳng có điều gì Người ta không tin lắm chiếc lá lại có thể ghi tràn tiếng chim nhiều người đã nuôi chim trong lồng tiếng hót ai oán –tiếng hót thật hay vì vắt kiệt nổi buồn tiếng hót có thể chết đổi tự do… Ôi trời xanh yêu dấu! tiếng hót có thể ghi vào trời xanh mãi không? Ta cúi nhặt tiếng chim tung vào trời xanh hình chiếc lá.
-
Trong chiếc giỏ bà tôi những gã cua đồng đang nhấm nháp điều gì chẳng rõ tiếng lép nhép hiện ra những khuôn mặt khiến cánh đồng bật khóc Nỗi nhớ như nếp nhăn hằn lên buổi chiều váng phèn vây quanh từng gốc rạ nơi bàn chân tôi dẵm phải tuổi thơ mình vệt bùn loang dày như kỉ niệm và hoàng hôn bà tôi khom xuống chân trời Hoa cỏ tím như ngọn đèn rưng rức soi bước cua đồng bò ngang đo nỗi đau mùa vụ sau từng nhát cuốc cánh đồng hạ sinh Mùa màng giờ đây những chiếc hang trơ trọi tôi thọc đầy cánh tay tiếng oạp oạp gã cua đồng giương chiếc càng hiền lành kẹp vào tuổi thơ tôi rỉ máu ôi giọt máu hồn nhiên còn vương trên chiếc giỏ tre bà tôi để lại giờ đựng nỗi buồn trong mối mọt thời gian Bao đêm ngái xa bà tôi về trong giấc mơ những gã cua đồng sùi bọt mép ngóng hạt lúa phù sa rụng vào hư ảo... Và nhành lúa tong teo nép mình dưới khói tôi nhìn khói vỡ trời xanh nghe gió khóc trên bờ môi mằn mặn tự mình ám ảnh tiếng hát những gã cua đồng hát rong
-
N.21:PHẢN BỘI/N.22:NHỮNG VIÊN ĐẠN MANG NẶNG TỨ THƠ
một bài viết của blog đăng Kieu Anh Huong trong Kieu Anh Huong's Blog
21. PHẢN BỘI Không sợ đói Không sợ chết Trên chiến hào, sợ nhất Lưỡi lê kẻ phản bội Phía sau ! Không sợ giàu Không sợ nghèo Trên thương trường, sợ nhất Mánh mung kẻ phản nghịch Chơi nhau ! Không sợ tốt Không sợ xấu Trên đời này, sợ nhất Đầu lưỡi kẻ hai mặt Uốn cong ! Không sợ ngu Không sợ dốt Riêng mình tôi, sợ nhất Gặp hạng người xu nịnh Tà tâm ! 23/11/2006 22. NHỮNG VIÊN ĐẠN MANG NẶNG TỨ THƠ ĐAU Kính tặng nhà thơ Nguyễn Vĩnh Ba mươi năm sau Tôi mới gặp anh Người lính trẻ Từng bị mâm pháo lật úp lên đầu Sau loạt bom B52 dội vào lòng Hà Nội Băng đạn 37 ly chưa kịp bắn Đồng đội vẫn ghì chặt trong tay Tim ngừng đập, mà mắt không kịp khép Bởi đang lo “nhắm thẳng đầu thù…” Lật pháo lên Đạn lại lên nòng Đồng chí... Vẫn nguyên đội hình trên mâm pháo… Trút hận thù lên bầu trời tang tóc Máu nhòe nước mắt Hòa ơi, Được ơi… B52 đang cháy Mà sao, các bạn vẫn ngồi Lặng im ! Vuốt mắt bạn lần cuối cùng Ta nạp đạn vào thơ Những viên đạn lửa Viết lên trời đêm Hà Nội Những câu thơ bất tử Tặng riêng đồng đội tôi ! HN 1972-2005 -
N.19:KHI ĐOÀN NGƯỜI QUA PHỐ/N.20:Ôi con tôi !
một bài viết của blog đăng Kieu Anh Huong trong Kieu Anh Huong's Blog
Bài 19: KHI ĐOÀN NGƯỜI QUA PHỐ Cả đoàn người, Duy nhất chỉ còn một đôi mắt sáng Hoa tiêu, nạng chống dẫn đường Theo sau, vai bá vai, nhịp bước Màu đen, kính dọi phố, đường !.. Bản nhạc gậy Lao xao, khô khốc... Lạnh tanh, những khuôn mặt cuộc đời Lạnh tanh, cắt ngang dòng người và phố Lạnh tanh, cắt ngang tim tôi ! Có thể trong đoàn người ấy Aó xanh phai bạc lâu rồi... Có thể trong đoàn người ấy Đã từng là bạn của tôi !? Hà Nội chiều thu nắng rộm Vàng hoe lấp lánh tuổi hồng Riêng tôi, nỗi buồn mặn chát Mải mê hút theo đoàn người ! Hà Nội 11/2006 20. ÔI, CON TÔI ! Cũng mừng, con sớm bằng chị, bằng anh Thi đỗ để vào Trường “Am danh tiếng” ! Nhưng thực lòng, cha lại ước ao Giá như con được quay về trường “Làng” đi học Không chừng, mọi nhẽ sẽ tốt hơn… Con sẽ không phải gồng mình lo toan hằng đêm Chất ngất với cơ man bài vở Giấc ngủ đến cũng nhiều đêm, thảng thốt Mà trong mơ không có nổi một cánh diều… Con sẽ không phải ngày 3 buổi nhọc nhằn Sớm đến trường… Chiều học thêm, Tối luyện thi, phụ đạo… Con sẽ không phải mất đi Những ngày chủ nhật quí báu Để ra sân vui cùng trái bóng tròn… Như tuổi thơ của cha ngày ấy Luyện đôi chân bền bỉ đến tận bây giờ ! Con sẽ không phải mất đi cả những mùa hè Để được chơi ve, để được ra biển xa hay về quê, nội ngọai Bởi “quê hương, nếu ai không có Sẽ không lớn nổi thành người…” ! Ôi con tôi, Nước da luôn mái xanh, kính cận, mắt lồi Dẫu mẹ, cha từng lo toan để con không hề thiếu Nào rau sạch, tôm hùm, cá thịt Nào sữa tươi, can xi, pho mát… Nhưng có lẽ điều con cần, giản dị hơn nhiều Là được học và chơi, được chơi và học Lại là điều người ta đang đang đánh mất ! Tôi biết tìm và bắt đầu từ đâu ? Ôi, con tôi ! Hà Nội, 25/07/2006 KAH -
17. TỈNH GIẤC 5 giờ chuông réo gọi Tỉnh giấc, Ngẩn ngơ... Nhớ một người Trong mơ! Đành thôi, vùng dậy Lại khăn gói… 16 giờ lặn lội Việc đời, cơm áo Chửa ngoai nguôi một ngày Đã mệt nhoài… Lại tối thui bầu trời Hai khuôn mặt già nua Cũ rích, Nhìn nhau qua quýt bữa ăn cuối ngày… Gà lên chuồng Chó lim dim ngủ Lên giường Đợi tiếp Trong mơ em lại đến… Năm giờ chuông réo gọi Ngọt ngào Tỉnh giấc Tôi say! 16/11/2006 18. YÊU Thân tặng LVK Muốn Yêu là phải biết đau Đong chi vài giọt lệ sầu bạn ơi! Khi Yêu, ngỡ chỉ một người Yêu rồi mới biết cuộc đời đắng cay... Ta Yêu, dẫu thật đắm say Người ta, đâu tỏ lòng này mà than Đốt thơ ném hận nhân gian Tình thơ như thứ rượu tràn môi thôi Nhâm nhi chén đắng cùng tôi Nỗi buồn ắt hẳn sẽ vơi đi nhiều 22/11/2006
-
15. SINH NHẬT LẦN THỨ 55 Bất chợt bạn tặng hoa Mừmg ta, ngày sinh nhật Giật mình, bỗng nhận ra Nắng xế vàng trước mặt Năm nhăm thu đã qua… Được – Mất, bạn mình ơi ! Như sự “không” và “có” Rủi – May, đời vẫn thế Hãy tin, lời trái tim 7/2006 16. TÔI ĐI TÌM TÔI.... ! Tôi đi tìm tôi, ngày mai… Ngày mai, Khi cầm quyết định nghỉ hưu, Mãn hạn một đời công chức ! Cái ví mòn, bạc phếch mồ hôi tay Không hiểu sẽ còn bao nhiêu đồng bạc lẻ ? Để lo cho mình những ngày “nhàn hạ” Về vườn ?! Nhưng vườn ơi, ta đâu có mà về ! (Thời nay, nếu có đất có vườn, Ta đã hóa giàu sang, phú quí, Khỏi phải lo đi tìm bóng hình, hư ảo…) Khỏi phải lo đắn đo, nhọc nhằn suy nghĩ Đi tìm lại chính mình giữa Trời -Đất bao la… Ngày mai, tôi sẽ là ai ? Là ai nhỉ Liệu có cam tâm với “vườn đời tao nhã“ Vét chút lương còm, vài ba đồng bạc lẻ Chi trả cho tuổi già, vinh hoa... Thật khó tin, Nhưng không phải hoang đường Ngày mai, Tôi đã nhận ra tôi Kẻ buôn thơ trên xa lộ cuộc đời Lãi gộp cũng đủ mua vài tô hủ tiếu… Tôi sẽ góp vào nhà dưỡng lão Mời bạn bè đến chơi Cùng nhi nhấm thi ca ! Kể bao chuyện đời… Ngày xửa, ngày xưa… ấy Ô, thế là quá đủ, Ha ha…! 5/2006
-
Ngày ây bên Sông Hồng & Qui Nhơn
một bài viết của blog đăng Kieu Anh Huong trong Kieu Anh Huong's Blog
13. NGÀY ẤY... SÔNG HỒNG Ngày ấy, Hình như sông Hồng rộng hơn bây giờ Chiếc xe đạp “cà tàng” Vẫn miệt mài theo anh Leo vẹt dốc hai đầu cầu Long Biên cũ kỹ Gió bấc rát mặt, Nắng hạ cháy lưng Sớm tối vẫn không ngăn được Trái tim anh hướng về bên ấy Nơi có em và Kho dầu Đức Giang Mến yêu ! Nhà em ở tận bên kia Sông Đuống Câu thơ xưa đốt lửa một thời Anh ở bên này, phố đông Hà Nội Cách sông chỉ một dòng thơ trôi... Mà sao bỗng vấn vương lòng Bối rối nhìn nhau mỗi lần gặp mặt HN 6/2006 14. QUI NHƠN Bất chợt nhớ tới em Như nhớ về Qui Nhơn Mỗi lần đi qua "eo nín thở" Miền Trung dài như nỗi nhớ Trong thơ và cả trong tôi ! Ước gì em trở lại Hà Nội những ngày này Đêm thu như mộng mị Cầm tay, ta yêu nhau... Thời gian trôi quá mau Tóc yêu đà điểm tuyết Câu thơ Hàn giã biệt Cứa mãi trái tim đau ! 10/2006
Footer title
This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.
Footer title
This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.
Footer title
This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.