Jump to content

Jay

Thành viên
  • Số bài viết

    3.906
  • Gia nhập

  • Đăng nhập

Bài viết được đăng bởi Jay


  1. Hôi miệng không đơn giản là do vệ sinh răng miệng kém, đó còn là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý nhiễm trùng nghiêm trọng trong cơ thể.

    Trưa vắng, trong góc quán cà phê, chị Hoa ngồi đối diện chồng với thái độ ấm ức pha lẫn bất cần: “Anh cứ nói thật, anh có người đàn bà khác nên không còn yêu em nữa rồi phải không? Em sẵn sàng để anh đi, chứ cứ sống thế này thì chẳng khác gì tra tấn nhau”. Nghe vợ nói đến đó anh Hưng đã hoảng hốt nhảy dựng lên phản đối, nhưng chị Hoa vẫn khăng khăng cho rằng anh đang có bồ nhí nên mới lơ là chuyện vợ chồng. Cực chẳng đã anh Hưng đành nói thật: “Em hiểu sai anh rồi, anh hoàn toàn không có người nào cả. Chỉ là vì thời gian gần đây hơi thở của em… có vấn đề. Nó… quá hôi, nên mỗi lần vợ chồng gần gũi cứ chuẩn bị hôn là anh mất hết cảm hứng”.

    Suýt ly dị vì miệng hôi

    Chuyện chăn gối của vợ chồng chị Hoa (Võ Văn Tần, Q.3, Tp.HCM) từ nửa năm nay trở lên trục trặc một cách khó hiểu. Bình thường thì anh vẫn quan tâm yêu chiều vợ, nhưng cứ lúc gần gũi là anh lại viện lý do rồi lảng tránh. Anh hay ngoảnh mặt đi khi hai vợ chồng gần nhau và cũng ít khi anh chủ động thân mật với vợ. Cảnh này tái diễn thường xuyên đã khiến chị Hoa phải đặt dấu hỏi về tình cảm chồng dành cho mình.

    Cho là chồng ngoại tình nên không còn mặn nồng, chị Hoa đã quyết định phải nói chuyện cho rõ ràng. Vốn là người kiêu hãnh không chấp nhận sống với một người mà tâm trí không dành cho mình chị Hoa đã nghĩ đến chuyện nếu anh không còn yêu chị và có người phụ nữ khác, chị sẵn sàng chấp nhận cho anh lựa chọn, nhưng câu trả lời của chồng khiến chị ngã ngửa và đâm ra xấu hổ với chồng quá.

    Sau khi biết vấn đề của mình, chị đến phòng khám nha khoa để khám. Tuy nhiên, các nha sỹ đã không tìm ra bất cứ vấn đề răng miệng nào có thể gây nên mùi hôi khó chịu cho chị Hoa. Ngay sau đó chị được tư vấn sang khám tại khoa tiêu hóa của bệnh viện Thống Nhất. Tại đây, các bác sỹ đã tìm ra nguyên nhân gây hôi miệng của chị là do chứng viêm dạ dày.

    Chớ coi thường hôi miệng

    Chứng hôi miệng, còn được gọi là bệnh hôi miệng. Đây là căn bệnh khá phổ biến của người Việt. Chúng gây ra căng thẳng, lo âu cho cả người bị hôi miệng và cả những người xung quanh. Thông thường, người bị hôi miệng thường không biết vấn đề của mình, và nếu có biết thì cũng chủ quan cho rằng chỉ cần vệ sinh răng miệng tốt là khỏi.

    Nhưng mọi việc không đơn giản, theo BS. Vũ Đức Chung (Chủ nhiệm Khoa Nội Tiêu Hóa, Bệnh viện Quân đội 354): có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh hôi miệng, phổ biến nhất là do các vấn đề về răng miệng. Nhiều người gặp phải chứng bệnh này là do không giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp chứng hôi miệng vẫn còn mặc dù chủ nhân đã giữ gìn vệ sinh răng miệng rất tốt, khi ấy nên cẩn thận vì chứng hôi miệng có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng khác như trường hợp của chị Hoa ở trên là một ví dụ điển hình.

    Bất kì ai cũng có thể gặp phải sự cố này. Trước đây ngoài các vấn đề về răng miệng, chứng hôi miệng còn được cho là do hở van tâm vị thực quản. Thực ra không hẳn chỉ vì lý do đó mà miệng bị hôi. Triệu chứng này còn có nhuyên nhân do cơ thể bị viêm nhiễm. Nếu do bệnh tiêu hóa thì có thể do bệnh nhân viêm dạ dày, viêm thực quản, hẹp môn vị, loét dạ tràng… Ngoài các bệnh dạ dày, các nguyên nhân khác như viêm amiđan, viêm mũi, viêm họng… cũng gây hôi miệng.

    1341971223-hoimieng1-suckhoe.eva.jpg
    Ngoài các bệnh dạ dày, các nguyên nhân khác như viêm amiđan, viêm mũi, viêm họng… cũng gây hôi miệng. (ảnh minh họa)


    Trong số các triệu chứng để nhận biết cơ thể bạn bị nhiễm trùng như sốt, môi khô, lưỡi bẩn, bạch cầu tăng… thì phải kể đến triệu chứng hôi miệng. Vì vậy mà những bệnh nhân bị loét hoặc có khối u thì miệng có mùi hôi như ở một bãi rác thải chất hữu cơ. Đó là biểu hiện của việc lên men của các chất hoại tử trong cơ thể.

    Những người hút thuốc lá cũng hay bị hôi miệng vì họ thường bị nhiễm khuẩn trong khoang miệng, đường hô hấp, phổi. Nếu thời điểm bùng phát sẽ có các biểu hiện ho, khạc đờm… còn bình thường khỏe mạnh không có các triệu chứng trên không có nghĩa là không sao, đó chỉ là thời điểm ủ bệnh mà thôi.

    Nhiều người thấy miệng hôi muốn nhanh chóng chữa khỏi bằng các loại mỹ phẩm làm thơm miệng, nhưng thực tế các loại mỹ phẩm này chỉ có tác dụng che đậy, làm bớt hôi miệng trong thời gian vài ba chục phút sau khi dùng, chứ không trị dứt được hôi miệng. Còn đối với nước xúc miệng nên dùng vào buổi tối, đây là thời gian mà vi khuẩn hoạt động mạnh nhất trong ngày.

    BS Chung cũng cho biết, để chữa khỏi chứng hôi miệng, bệnh nhân cần được chữa dứt điểm nguyên nhân. Nếu do bệnh về đường tiêu hóa thì cần phải chữa bệnh tiêu hóa, nếu do bệnh răng miệng thì cần chữa răng miệng…

    Hoa quả giúp ngừa miệng hôi

    Cam quýt: Một trong những nguyên nhân gây ra hôi miệng là miệng khô. Để tránh miệng khô, bạn nên ăn trái cây như cam, chanh, quýt… Acid citric trong các loại trái cây này sẽ kích thích tiết nước bọt, giúp loại trừ một số vi khuẩn gây ra hôi miệng.

    Quả bơ: Bơ giúp quá trình phân hủy chất ở đường ruột diễn ra nhanh hơn nên sẽ hạn chế chứng hôi miệng

    Quả ổi: Ổi giàu phosphoric, tanin, acid oxalic và malic. Các chất này rất hữu ích để chữa hôi miệng. Ổi sống còn chứa mangan, calci và oxalate giúp thúc đẩy sức khỏe răng miệng, không chỉ trị hôi miệng mà còn là phương thuốc trị chảy máu lưỡi.

    Thảo dược: Nhai bạc hà tươi, hương thảo, rau ngải dấm và rau mùi tây có thể giúp làm giảm bớt hơi thở hôi.

    Hạt hướng dương: Sau khi ăn, dùng thêm một số hạt hướng dương và uống 1 ly nước, hơi thở của bạn sẽ được cải thiện đáng kể.

    1341971292-hoimieng2-suckhoe.eva.jpg
    Quả bơ hạn chế chứng hôi miệng. (ảnh minh họa)

    10 cách chăm sóc răng miệng

    1. Đánh răng 2 lần/ngày. Nên dùng bàn chải đánh răng tích hợp khả năng chải lưỡi để làm sạch lưỡi.

    2. Dùng chỉ nha khoa để làm sạch răng sau khi ăn.

    3. Hạn chế các thực phẩm có thể gây mùi hôi ở miệng như tỏi, rượu, thuốc lá, cà phê, kẹo, bánh ngọt, nước ngọt có ga…

    4. Ăn nhiều trái cây và rau, giới hạn thịt và chất béo, phomát có mùi mạnh.

    5. Giữ miệng ẩm bằng cách lâu lâu uống một chút nước.

    6. Nếu mang răng giả thì lấy ra ban đêm, rửa sạch sẽ và ngâm trong dung dịch nước sát trùng qua đêm.

    7. Đi khám nha sỹ đều đặn, ít nhất 1 lần/1 năm để lau chùi răng.

    8. Súc miệng thường xuyên với nước cốt chanh pha nước.

    9. Uống trà đen hoặc trà xanh, vì trong các loại trà đen và xanh có chứa polyphenol, chất chống oxy hóa mạnh chống lại sự tăng trưởng của vi khuẩn trong miệng. Một tách trà vào buổi sáng giúp cải thiện mùi hơi thở rất tốt.

    10. Nhai kẹo cao su không đường có thể cải thiện hơi thở có mùi.

    ThoTre.Com
    (Theo Khoa học & Đời sống)

  2. Cao điểm sốt siêu vi thường diễn ra từ tháng 5 đến tháng 8 hằng năm. Bệnh có thể tự khỏi nhưng gây nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc.


    Thời tiết mưa nắng thất thường đang kéo theo những dấu hiệu sốt siêu vi hoành hành ở TPHCM.

    Người lớn, trẻ em đều mắc

    Đang giữa buổi làm việc, gia đình chị Xuân (ngụ quận Thủ Đức) nghe giáo viên gọi điện bảo đến trường đón đứa con 2 tuổi đi khám bệnh vì cháu bỗng dưng sốt cao, vã mồ hôi dù ngủ trong phòng máy lạnh.

    Chị Xuân tức tốc đưa con đến Bệnh viện Nhi Đồng 2 khám, bác sĩ cho xét nghiệm máu rồi kê toa thuốc và hẹn tái khám sau một ngày. Liên tục 3 ngày chị Xuân đưa con đến khám, thử máu nhưng triệu chứng sốt vẫn không giảm. “Thấy những lần bác sĩ lấy máu con xét nghiệm mà đứt cả ruột” - chị Xuân than.

    Ghi nhận tại các bệnh viện trên địa bàn TPHCM những ngày gần đây cho thấy bệnh nhân cả trẻ em và người lớn bị sốt do nhiễm siêu vi đang tăng. TS-BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, cho biết trong số 400 bệnh nhân đến khám bệnh ngoại trú mỗi ngày tại bệnh viện này thì 80% đều bị sốt với nhiều nguyên nhân như viêm phổi, nhiễm siêu virus… Trong đó, 1/3 là trẻ em; đa số khám ngoại trú, chỉ trường hợp nặng mới cho nhập viện.

    sot.jpg
    Trẻ sốt siêu vi được đưa đến khám tại Bệnh viện quận 2 - TPHCM

    Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Thủy, Giám đốc Bệnh viện quận 8, cho hay hiện số bệnh nhân sốt siêu vi được bệnh viện tiếp nhận cũng tăng nhiều so với các ngày trong tháng trước. Nếu trong tháng 6 chỉ có 50 ca đến khám thì riêng 10 ngày đầu tháng 7 đã có 25 ca.

    Bác sĩ Nguyễn Văn Khanh, Giám đốc Bệnh viện quận 2, cũng nói trong tháng 6 có 231 ca sốt siêu vi được bệnh viện tiếp nhận điều trị, trong đó 85% là trẻ nhỏ và hiện mỗi ngày tiếp nhận hơn 10 ca, chủ yếu đến từ quận 9 và tỉnh Đồng Nai.

    Theo bác sĩ Phạm Minh Đằng, Phó Phòng Kế hoạch Tổng hợp Bệnh viện Nhi Đồng 2, trong gần 6.500 trẻ nhiễm siêu vi đến khám trong tháng 6 có hơn 450 ca nhập viện điều trị và trong 10 ngày đầu tháng 7 cũng có hơn 90 ca. Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, số trẻ nhiễm siêu vi cũng chiếm tỉ lệ khá cao trong số 5.000 - 6.000 ca đến khám bệnh mỗi ngày.

    Triệu chứng thường gặp là sốt cao

    Theo các bác sĩ, thời tiết thay đổi là điều kiện để virus sốt siêu vi gây bệnh. Mỗi loại siêu vi có áp lực với những cơ quan khác nhau trong cơ thể người nên có thể gây ra nhiều bệnh cảnh khác nhau.

    Sốt là biểu hiện của một bệnh nào đó, có thể nặng nhẹ tùy theo những yếu tố như loại virus, độc lực virus... Sốt siêu vi có thể gây bệnh cảm cúm, sốt xuất huyết, viêm phổi, viêm não, tiêu chảy, viêm gan, viêm phổi...

    Triệu chứng thường gặp của nhiễm siêu vi là sốt cao từ 39°C trở lên, nhức đầu, mỏi cơ, suy nhược, ho, đau họng, phát ban, sổ mũi, chán ăn; cũng có thể ra mồ hôi nhiều, ớn lạnh, tiêu chảy, ói mửa, dạ dày khó chịu.

    Với sốt phát ban nặng thì bệnh nhân có thể nổi hạch, người nổi dày đặc những nốt ban nhỏ li ti và ngứa… Cơ chế của sốt siêu vi là tự khỏi trong vòng 1 - 2 tuần. Ở người lớn, miễn dịch cao nên bệnh dễ qua nhưng với trẻ nhỏ, khi sốt cao mà không hạ được sốt cộng với những triệu chứng như trên thì không được tự ý điều trị tại nhà, phải đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng bệnh, tránh di chứng đáng tiếc.

    TS-BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu nói bệnh nhân cần được chăm sóc một cách hợp lý khi ở nhà. Đó là uống nhiều nước lọc, nước cam hoặc bổ sung vitamin C; tránh nhiễm lạnh; vệ sinh đường hô hấp bằng cách dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi và súc miệng; chú ý cho ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, tránh chất dễ gây kích thích khó chịu ở dạ dày, có thể xông bằng lá cây để mang lại cảm giác thư giãn và làm thông vùng xoang.

    Nguồn: TTONL
    ThoTre.Com

  3. Một số xu hướng làm đẹp phổ biến hiện nay hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe của chúng ta.

    Nhuộm da nâu


    nhuomda.jpg
    Các đèn cực tím và giường nhuộm da phát ra bức xạ cực tím (UV) ở mức có thể hủy hoại da
    và thậm chí cuối cùng có thể gây tình trạng lão hóa da sớm, bỏng da, tổn thương mắt hoặc ung thư da

    Theo một nghiên cứu mới đây, bất chấp các nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng liên quan đến việc nhuộm da nâu trong nhà, nhiều người Mỹ, đặc biệt là giới trẻ, vẫn chọn cách ngồi dưới các đèn cực tím và nằm trên giường nhuộm da để có vẻ ngoài rám nắng.

    Các đèn cực tím và giường nhuộm da phát ra bức xạ cực tím (UV) ở mức có thể hủy hoại da và thậm chí cuối cùng có thể gây tình trạng lão hóa da sớm, bỏng da, tổn thương mắt hoặc ung thư da.

    Tết hoặc bện tóc

    Việc tết hoặc bện tóc có thể góp phần dẫn tới việc rụng tóc vĩnh viễn ở phụ nữ Mỹ gốc Phi, theo một nghiên cứu năm 2011 được đăng tải trên tạp chí Archives of Dermatology. Kiểu rụng tóc này thường xuất hiện ở đỉnh đầu và có thể lan xuống khắp da đầu. Việc chữa trị nó tương đối tốn kém.

    Xăm

    Theo một nghiên cứu năm 2010, số hình xăm trên cơ thể một người có liên quan đến nguy cơ cao mắc virus Hepatitis C gây viêm gan C. Điều này đặc biệt nghiêm trọng khi kim sử dụng để xăm có dính máu nhiễm khuẩn vì virus Hepatitis C cuối cùng có thể gây viêm gan mãn tính hoặc bệnh xơ gan, ung thư gan... Những người đi xăm mình cũng dễ bị nhiễm trùng da, hứng chịu tình trạng ửng đỏ, sưng tây và đau nhức. Ngoài ra, các màu xăm da (chủ yếu là đỏ, xanh lá, vàng và xanh lam) có thể gây phản ứng dị ứng da, ví dụ như phát ban ngứa ngáy tại vùng xăm.

    Sử dụng Botox

    botox.jpg
    Mặc dù các phát tiêm nhìn chung an toàn nhưng vẫn có thể xảy ra tác dụng phụ và biến chứng


    Đối với nhiều người, đặc biệt là các quý bà, quý cô, tiêm Botox đã trở thành một phép màu nhiệm giúp nhanh chóng loại bỏ những nếp nhăn trên mặt. Botox, dạng dùng để chữa trị y tế của chất độc bảng A botulinum, có tác dụng làm giãn cơ trong nhiều tháng. Mặc dù các phát tiêm nhìn chung an toàn nhưng vẫn có thể xảy ra tác dụng phụ và biến chứng, kể cả đau đớn và tím bầm tại khu vực tiêm, đau đầu, nôn mửa và yếu cơ tạm thời.

    Năm 2009, Cục quản lý Dược và thực phẩm Mỹ (FDA) đã phê chuẩn việc dùng Botox cho thẩm mỹ, nhưng yếu cầu các hãng sản xuất phải gắn kèm nhãn cảnh báo nguy cơ chất độc lan tới những phần khác của cơ thể, gây ra các triệu chứng tương tự như bị bệnh ngộ độc thịt, bao gồm khó thở, khó nuốt và thậm chí tử vong.

    Tuy nhiên, những triệu chứng ngộ độc khi dùng Botox hầu như chỉ được phát hiện ở trẻ em bị liệt não – các đối tượng được cho sử dụng Botox để chữa trị chứng co cứng cơ bắp – phương pháp điều trị mà FDA vẫn chưa phê chuẩn.

    Dùng kem làm trắng da, chống lão hóa

    FDA cảnh báo, một số sản phẩm mỹ phẩm, kể cả các loại kem làm trắng sáng da, chứa hàm lượng thủy ngân cao. Chuyên mục sức khỏe của trang NPR mới đây lý giải, thủy ngân được dùng để chế tạo kem làm trắng sáng da vì nó có khả năng ngăn việc sản sinh chất hắc tố da melanin. Nhà chức trách Mỹ đã phát hiện hàm lượng thủy ngân cao trong một số loại xà phòng, mỹ phẩm dạng lỏng cho da và các sản phẩm chống lão hóa.
    “Tiếp xúc với thủy ngân có thể hứng chịu các hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe. Nó có thể làm tổn thương thận và hệ thần kinh, cản trở sự phát triển não ở thai nhi và trẻ nhỏ”, tiến sĩ Charles Lee, một cố vấn y tế cấp cao cho FDA, nhấn mạnh.

    FDA khuyến cáo, mọi người nên kiểm tra nhãn bất kỳ loại sản phẩm làm trắng da hoặc chống lão hóa nào. Nếu bạn nhìn thấy các chữ như “mercurous chloride”, “calomel”, “mercuric”, “mercurio” hoặc “mercury”, hãy ngừng sử dụng sản phẩm này ngay lập tức.

    Đeo kính giãn tròng mắt

    kinh.jpg
    Khách hàng đối mặt với nguy cơ thương tổn nghiêm trọng về mắt, thậm chí có thể mù,
    khi mua và sử dụng các loại kính áp tròng mà không có sự chỉ định và tư vấn cần thiết từ một chuyên gia nhãn khoa

    "Khách hàng đối mặt với nguy cơ thương tổn nghiêm trọng về mắt, thậm chí có thể mù, khi mua và sử dụng các loại kính kính áp tròng mà không có sự chỉ định và tư vấn cần thiết từ một chuyên gia nhãn khoa", Karen Riley, một quan chức FDA phát biểu trên tờ New York Times năm 2010. FDA hiện vẫn chưa phê chuẩn việc sử dụng các loại kính giãn tròng, nhưng chúng vẫn đang được bày bán trái phép ở nước này.

    Các sản phẩm duỗi tóc

    Duỗi thẳng tóc là một trong những dịch vụ làm đẹp tóc “đắt khách” tại các tiệm và salon chuyên về tóc. Một số sản phẩm duỗi thẳng tóc có chứa nhiều hóa chất khác nhau, kể cả hàm lượng formaldehyde ở mức cao nguy hiểm, trích một thư khuyến cáo năm 2011 của FDA. Formaldehyde là chất khí có mùi nồng nặc, có thể gây kích ứng mắt và mũi, cũng như gây ra các phản ứng dị ứng như khó thở kiểu hen suyễn, nổi mụn và mẩn ngứa da nếu bạn hít phải nó.

    Nguồn: TTONL
    ThoTre.Com

  4. Nếu Trung Quốc không ưng thuận với nội dung bản thảo của Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hoặc các điều khoản trong đó, có đảm bảo nào ASEAN sẽ không chiều theo ý của Trung Quốc?

    Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan trong gặp gỡ riêng với nhóm phóng viên đến từ các nước ASEAN đã trao đổi xung quanh “ván bài” COC giữa ASEAN và Trung Quốc hiện nay. Vị Tổng thư ký "cảnh tỉnh" một thực tế: các cường quốc sẽ không nhảy vào cuộc xung đột này này nếu như trong nội bộ ASEAN thực sự có giải pháp cho chính các bất đồng của riêng mình.

    Ông có bình luận gì về việc mới đây Trung Quốc mời thầu quốc tế 09 lô dầu khí nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam theo Công ước Luật biển của LHQ (UNCLOS) 1982?

    Đôi khi sẽ có những chuyện như vụ bắn người tại bãi cạn Scouborough trong vài tháng trước, nhưng cuối cùng thì các bên sẽ phải cam kết và trở lại với biện pháp ngoại giao và mọi chuyện sẽ có vẻ nằm trong tầm kiểm soát. Và đó là cách duy nhất mà chúng ta có thể làm để cùng nhau dần dần đi tiếp, và cùng xây dựng lòng tin ở nhau, cùng tạo nên cách thức, khuôn khổ để cho các bên thấy rằng họ đang lãng phí biện pháp ngoại giao tại khu vực Đông Nam Á, cách thức đối thoại, đàm phán để giải quyết các vấn đề này, khi để cho rơi vào một nguy cơ xung đột bạo lực vốn không có lợi cho bất kỳ ai.

    Tôn trọng, giám sát cam kết

    20120710082802_2.jpg

    Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan

    Ông có cho rằng bộ Quy tắc ứng xử COC sẽ là giải pháp bền vững cho tranh chấp tại Biển Đông hay không?

    Tôi nghĩ rằng rốt cuộc thì giải pháp bền vững nhất cho vấn đề này sẽ phải đạt được thông qua đối thoại và thỏa thuận song phương. Hầu hết các quốc gia trong khu vực ASEAN đều liên quan tới tuyên bố/ phản đối chủ quyền tranh chấp lãnh thổ. Những gì mà ASEAN đang cố gắng làm là kiềm chế, kiểm soát xung đột tiềm tàng có thể tác động tới ổn định và an ninh trong khu vực.

    Không phải tất cả các quốc gia ASEAN liên quan tới vấn đề này, nhưng ASEAN coi đây là mối quan tâm chung của cả khu vực mà muốn nhìn thấy cả khu vực này, cả vùng biển này được quản lý một cách hiệu quả. Chúng ta không muốn chứng kiến xung đột nổ ra và biến thành bạo lực, vì nó không tốt cho bất kỳ ai, kể cả với Hàn Quốc, Nhật Bản, cho Trung Quốc và tất nhiên là cho cả ASEAN, và rất nhiều nước khác – những quốc gia phụ thuộc vào vùng biển này. Ai cũng có quyền lợi và chính xác là khu vực Đông Nam Á ngày càng trở nên quan trọng hơn với thế giới so với trước kia. Không ai có thể để cho lợi ích đó nằm rơi vào căng thẳng, lo ngại như vậy.

    Theo ông, các siêu cường sẽ tham gia ở mức độ như thế nào trong việc soạn thảo COC?

    Về việc soạn thảo COC, có một tin mừng là người Trung Quốc bày tỏ quan tâm tham gia vào quá trình soạn thảo COC. Họ muốn được biết ngay từ ban đầu về những việc mà chúng ta làm, những yếu tố mà họ nghĩ là nên bao hàm trong bộ Quy tắc Ứng xử. Nên nhớ là không phải tất cả các cường quốc mà tôi biết đều quan tâm tới vấn đề này.

    Phải chấp nhận thực tế rằng chúng ta không có một thể chế, một hệ thống như ở châu Âu để xây dựng những việc này ngay từ lúc ban đầu. Và chúng ta phải xây dựng một hệ thống như thế từ một môi trường có đầy sự khác biệt giữa các quốc gia lớn với quốc gia nhỏ; quốc gia phát triển và đang phát triển; quốc gia xã hội chủ nghĩa và nền dân chủ ‘ồn ào’. Tất cả những sự đa dạng này đều tồn tại trong cùng một ASEAN. Làm thế nào để duy trì được sự đa dạng đó luôn là một trong những vấn đề phải xem xét khi chúng ta cân nhắc mọi việc.

    Vậy ông có nghĩ rằng chúng ta nên mời Mỹ cùng tham gia vào quá trình soạn thảo COC để cân bằng sự ganh đua giữa các siêu cường trong khu vực?

    Tôi nghĩ có thể nên hiểu theo cách này: Càng ít bên tham gia thì mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn. Tôi nghĩ rằng nếu như các bên trong khu vực cùng làm việc với nhau trong một khoảng thời gian nhất định, mọi việc có thể sẽ đơn giản hơn. Nhưng nói thế không có nghĩa là những người khác không có quyền quan tâm tới những gì mà chúng ta đang làm, không có nghĩa rằng họ không thể đến, cùng ngồi vào bàn làm việc và tham gia vào việc soạn thảo COC. Chúng ta có các văn kiện toàn cầu như Công ước Luật biển của LHQ, các văn kiện luật quốc tế khác, thực tiễn và truyền thống ngoại giao để đưa ra các giới hạn cho riêng chúng ta trong việc xây dựng nên Quy tắc Ứng xử của khu vực.

    Trong khi Trung Quốc đã cam kết giải quyết vấn đề biển Đông theo cách thức mang đầy tính ngoại giao, thì liệu ASEAN đã phát triển một cơ chế can thiệp nào hay chưa nếu như căng thẳng ở bãi cạn Scarborough trở nên nghiêm trọng hơn? Và nếu trong trường hợp Trung Quốc không ưng thuận với nội dung bản thảo của COC hoặc các điều khoản trong đó, liệu ông có thể đưa ra một lời đảm bảo nào rằng ASEAN sẽ không chiều theo ý của Trung Quốc?

    Một thỏa thuận tức là một văn kiện. Và văn kiện đó phải được sử dụng. Mọi người có thể có bất đồng trong việc cắt nghĩa một văn kiện, điều này vẫn có thể xảy ra. Tôi cho rằng khó có thể nói rằng tất cả những thứ này sẽ giúp giải quyết hết tất cả mọi vấn đề. Nhưng cần phải xác định rằng lợi ích chung của cả khu vực: đó chính là hòa bình.

    Không thể phụ thuộc nước lớn

    Thực tế cho thấy một số quốc gia thành viên của ASEAN có liên quan tới tranh chấp tại Biển Đông đang chi nhiều tiền mua sắm vũ khí và củng cố lực lượng vũ trang. Ông có cho rằng thực tế này tiềm ẩn nguy cơ chạy đua vũ trang trong khu vực?

    Tôi nghĩ rằng rất nhiều quốc gia đang đầu tư nhiều hơn cho vũ khí. Đó là thực tế, và không chỉ ở Đông Nam Á. Có thể thấy điều này ở nhiều nơi, chẳng hạn như Ấn Độ cũng đang đầu tư cho vũ trang. Tôi cho đó là một thực tế phản ánh mức độ thành công về kinh tế của họ: rất nhiều nguồn lực được dồn vào xây dựng quốc phòng. Vì các quốc gia muốn cảm thấy tự tin hơn trong việc bảo vệ lãnh thổ và lãnh hải của mình.

    Tôi nghĩ rằng đó là một quá trình phát triển tự nhiên, nhưng ở một số khía cạnh thì đó cũng có những giới hạn nguy hiểm. Nhưng, tốt hơn là nên giải quyết các bất đồng của chúng ta thông qua biện pháp ngoại giao như cách mà ASEAN đang cố gắng làm. Tất nhiên, chẳng ai có thể ngăn một số quốc gia đang muốn chi nhiều tiền cho những ‘món đồ chơi đắt tiền’. Còn đúng là chi tiêu quốc phòng ngày càng tăng lên, tôi không có con số thống kê cụ thể ở đây, nhưng mọi người đều có thể cảm nhận và nhìn thấy điều này, cũng như đọc trên các phương tiện truyền thông.

    Ông đánh giá thế nào về tác động từ sự thay đổi trong chiến lược hướng Á của Tổng thống Mỹ Obama đối với khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là trong khía cạnh an ninh?

    Chúng tôi hoan nghênh sự quan tâm, chú ý và sự tham gia trở lại của đối tác bên ngoài khu vực. Vì khu vực này cần một số yếu tố có thể mang lại sự đảm bảo và đoan chắc một khi các xung đột và căng thẳng tiềm tàng có thể dẫn đến việc can dự từ bên ngoài. Và các mối quan tâm, chú ý từ bên ngoài đối với các vấn đề của khu vực này một lần nữa phản ánh tầm quan trọng của chúng ta và cả sự mất ổn định tiềm tàng mà chúng ta có thể phải đối mặt nếu như không thể tự kiểm soát được các vấn đề của riêng mình.

    Tôi nhìn nhận các mối quan tâm từ bên ngoài là một nhân tố tích cực. Tôi chỉ mong rằng chúng ta có thể cùng nhau cân bằng các tác động trên một cách hiệu quả. Tôi cũng mong rằng ASEAN có thể đóng vai trò là điểm tựa trong cuộc chơi của các cường quốc một cách hiệu quả. Do vậy, tôi cho rằng câu hỏi sẽ được đặt trở lại về phía chúng ta, là: Liệu chúng ta đã thực hiện vai trò đó một cách hiệu quả hay chưa? Chúng ta tuyên bố rằng mình phải đóng vai trò trung tâm, và cũng nhận được nhiều ‘tiếng thơm’ về việc này. Nhưng liệu chúng ta đã làm hết sức mình để đạt được sự công nhận đó khi đóng vai trò là trung tâm cho cả khu vực?

    Chúng ta không thể gạt mọi người đứng sang một bên, vì rõ ràng là họ cùng thuộc về một tuyến hàng hải quốc tế, và vì họ cùng ở trong một không gian mở. Chúng ta không có văn kiện nào nói rằng: đây là lãnh địa của riêng chúng tôi, đừng có bước vào! Nhưng thực tế hầu như là họ đã bước vào, và thúc đẩy chúng ta xích lại gần nhau hơn, cố gắng xử lý các bất đồng giữa chính các thành viên và làm việc với nhau hiệu quả hơn. Về khía cạnh này thì cuối cùng chúng ta không cần phải phụ thuộc vào họ, cũng không cần họ bước vào nếu như chúng ta thực sự tin tưởng rằng vấn đề sẽ được giải quyết một cách thấu đáo trong nội bộ. Đây là điều mà tôi tin rằng châu Âu đã thành công và ASEAN có thể tham khảo từ bài học này.

    Theo dantri
    ThoTre.Com

  5. Khi nói đến việc lừa người thân lấy đất giao cho Trần Văn Tân để trả nợ thua cờ, Nguyễn Thanh Lèo đã khóc ngay tại tòa.

    Sáng ngày 10/7, hai “quan” đánh cờ tiền tỷ là Sáu Lèo và Tân “ròm” bị HĐXX thẩm vấn để làm rõ cáo buộc đánh bạc dẫn đến việc thuê người xiết nợ.

    Theo Nguyễn Thanh Lèo (Sáu Lèo, nguyên Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Sóc Trăng), từ năm 2008 bị cáo này quen biết với nữ bị cáo Ngô Huệ Phấn khi đánh cờ tướng ăn vé số với Trần Văn Tân (Tân “ròm”, nguyên Giám đốc Trung tâm Sát hạch và cấp phép lái xe hạng 3) tại quán bida Cón do cha Phấn làm chủ. Vài tháng sau hai người bắt đầu đánh cờ ăn tiền, mỗi ván 400.000-500.000 đồng rồi nâng lên 5-10 triệu đồng. Khi Lèo thua Tân quá nhiều tiền, Lèo muốn gỡ nên đề nghị nâng lên 50 triệu, 1 tỷ đồng rồi 5 tỷ đồng/ván.

    muoi-tan-leo.jpg

    Từ trái qua là Đinh Văn Mười, Nguyễn Thanh Lèo và Trần Văn Tân. Ra tòa sáng nay Lèo với Tân tỏ ra "lạnh lùng" với nhau như những quân cờ.

    Đến ngày bị bắt (22/12/2011), Lèo nợ Tân khoảng 37 tỷ đồng nhưng chỉ mới trả được bằng tiền mặt, nhà, đất trị giá khoảng 17 tỷ đồng. Vì vậy, hai “kỳ thủ” thống nhất Lèo còn nợ Tân trên 20 tỷ đồng.

    Theo lời khai của Lèo trước tòa, bị cáo này đã chung cho Tân hai căn nhà, 6 thửa đất trị giá 16,5 tỷ đồng. Ngoài ra, Lèo còn khai đưa Tân trên 5 tỷ đồng tiền mặt ở nhiều điểm khác nhau, trong đó có đưa Ngô Huệ Phấn 800 triệu đồng.

    Khi vừa nói đến việc lừa em gái để lấy thửa đất hơn 700m2 tại đường Dương Kỳ Hiệp, phường 2, TP Sóc Trăng giao cho Tân trừ nợ thua cờ 2,4 tỉ đồng, Lèo bất ngờ rơi nước mắt.

    Khi được hỏi lời khai của Lèo đúng hay sai thì Tân đáp “sai” vì ông này chỉ thừa nhận lấy tiền của Lèo 250 triệu đồng. Theo Tân, ngoài số tiền này, ông còn nhờ Nguyễn Thanh Hùng (Hùng “cải lương”) nhận dùm 250 triệu đồng vì lúc Lèo gọi đến để đưa tiền thua cờ nhưng Tân bận đi công việc.
    Hùng khai được Tân nhờ đòi nợ Lèo dù Hùng với Lèo không nợ nần gì nhau.

    Tuy nhiên, bị cáo nữ duy nhất trong vụ án, bà Ngô Huệ Phấn (bị truy tố tội “gá bạc”) khai rằng đã được Tân nhờ thu nợ do Lèo thua cờ là 1,2 tỷ đồng. Đến ngày bị bắt, Phấn mới thu được 800 triệu đồng. Lúc đưa số tiền này cho Tân, Phấn được “thưởng” 400 triệu.

    Đến lượt cha con Hùng “cải lương” bị thẩm vấn thì người đàn ông này khai đã được Tân nhờ đòi nợ Lèo. “Tôi nói Lèo đâu có nợ tôi thì Tân bảo ‘anh cứ nói tôi nợ anh, Lèo nợ tôi nên “gật nợ” là được’. Vì vậy, khi tôi gặp Lèo thì Lèo viết biên nhận nợ tôi 1 tỷ đồng nhưng tôi mới lấy được 250 triệu đồng và đã đưa hết cho Tân”, Hùng khai.
    Phấn khai thành khẩn rằng được Tân nhờ làm trung gian thu tiền của Lèo 800 triệu đồng.

    Còn Nguyễn Thanh Truyền (con Hùng) cũng khai trước tòa rằng được Tân nhờ đòi nợ Sáu Lèo. Vì vậy, tuy Lèo không nợ Truyền nhưng anh này buộc cựu Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Sóc Trăng viết giấy nhận nợ của Truyền 600 triệu với 90 triệu đồng tiền lãi (15%/tháng). Số tiền này Truyền khai sau khi lấy của Lèo đã đưa hết cho Tân rồi được Tân “thưởng” lại 90 phần lãi thu của Lèo để chi xài cá nhân.

    Chiều nay HĐXX tiếp tục thẩm vấn các bị cáo.

    Theo zing.vn
    ThoTre.Com

  6. Tỷ phú Australia James Packer và ông trùm cờ bạc Macau Lawrence Ho kết hợp với gia đình giàu có nhất Philippines để phát triển một sòng bạc trị giá 1 tỷ USD ở Manila, Philippines.

    Sòng bạc Belle sẽ là một phần trong dự án phát triển cờ bạc quy mô lớn, trong đó Chính phủ Philippines hy vọng sẽ biến thành phố trở thành tụ điểm cờ bạc thứ 2 thế giới, vượt lên cả Singapore, Las Vegas và chỉ đứng sau Macau.

    50casino.jpg

    Sòng bạc Belle sẽ có quy mô lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Macau.

    SM Investments Corp, vốn do gia đình Henry Sy điều khiển, đã thông báo với Sàn giao dịch chứng khoán Philippines rằng công ty con Belle Corp của họ mới ký thỏa thuận với tập đoàn giải trí Melco Crown Entertainment để thành lập một tập đoàn phát triển dự án.

    Melco Crown, vốn đang điều hành một sòng bạc ở Macau, đã xác nhận việc ký thỏa thuận hợp tác hôm thứ Năm. Họ nói rằng công ty con MPEL Projects sẽ đầu tư 580 triệu USD vào dự án chung, tức hơn nửa chi phí. Bản thân Melco Crown là dự án làm ăn chung giữa Melco International Development Ltd thuộc sở hữu của con trai Stanley Ho và công ty Crown của Packer.

    Belle giữ 1 trong 4 giấy phép do chính phủ Philippines cấp để xây dựng sòng bạc, với mỗi giấy phép có giá ít nhất 1 tỷ USD, tại một địa điểm ở vịnh Manila mang tên Thành phố giải trí. Cơ quan điều phối Philippines đã cấp giấy phép xây dựng sòng bạc cho Tập đoàn Genting của Malaysia, Bloomberry Resorts Corp và một sòng bạc khác của nhà cung cấp thiết bị giải trí Nhật Bản Kazuo Okada.

    Với việc hoàn tất dự án xây dựng Thành phố Giải trí trị giá 4 tỷ USD vào năm 2016, doanh thu từ sòng bạc của Philippines sẽ vào khoảng 7 tỷ USD, bằng với Singapore, nước đang nằm ở vị trí số 2 thế giới.

    Theo nghiên cứu của PricewaterhouseCoopers, châu Á được dự báo sẽ vượt qua Mỹ trong vai trò thị trường cờ bạc lớn nhất thế giới trong năm 2013, chủ yếu nhờ nền kinh tế trong khu vực đang cất cánh và người dân ở đây cũng mê cờ bạc. Doanh thu cờ bạc từ châu Á sẽ tăng gấp đôi từ mức 34,4 tỷ USD trong năm 2010 lên 79,3 tỷ USD trong năm 2015.

    Theo zing.vn
    ThoTre.Com

  7. Ông Trầm Khải Hòa, thành viên HĐQT Ngân hàng cổ phần Sài Gòn Thương tín - Sacombank (STB) mua hơn nửa triệu cổ phiếu trong tháng 6 nhưng không công bố thông tin.

    Sở giao dịch chứng khoán TP HCM vừa có thông báo về vi phạm công bố thông tin giao dịch cổ phiếu của cổ đông nội bộ Sacombank. Theo đó, ông Trầm Khải Hòa, thành viên HĐQT, con trai Phó chủ tịch Sacombank - Trầm Bê đã mua 540.000 cổ phiếu STB từ ngày 15/6 đến 22/6 nhưng không công bố thông tin.

    Với số cổ phiếu vừa mua được, ông Trầm Khải Hòa hiện nắm giữ phần vốn tại STB nhiều gấp 3 lần ông Trầm Bê. Phó chủ tịch STB chỉ sở hữu hơn 115.000 cổ phần STB.

    Trước đó, một thành viên khác trong gia đình họ Trầm đã mua một lượng lớn cổ phiếu STB. Ngày 29/6, ông Trầm Hoàng Ngân đã mua hơn 8 triệu cổ phần của STB, nâng lượng sở hữu lên 48 triệu đơn vị, tương ứng với 4,93%. Sau đợt mua này, ông Ngân đã trở thành cá nhân nắm giữ cổ phiếu nhiều thứ hai tại Sacombank, vượt cả cha con Chủ tịch Đặng Văn Thành - Đặng Hồng Anh, chỉ sau ông Trần Phát Minh với 4,94%.

    Ông Trầm Khải Hòa sinh năm 1988 và từng là trợ lý Phó chủ tịch Ngân hàng Phương Nam. Ông Hòa và cha mình là 2 trong số 4 đại diện của Ngân hàng Phương Nam được bầu bổ sung vào HĐQT Sacombank sau đại hội cổ đông của nhà băng này diễn ra vào ngày 26/5 vừa qua.

    Theo zing.vn
    ThoTre.Com

  8. Kết thúc môn cuối cùng của đợt 2, sĩ tử khối B, D làm bài rất tốt vì đề Hóa và tiếng Anh không quá khó. Trong khi chương trình chuẩn môn Địa khối C đề ra liên quan đến đến Trường Sa - Hoàng Sa.

    Môn Địa lý: Đề thi thú vị

    Đề thi Địa lý có câu hỏi về các huyện đảo Việt Nam thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nào. Câu hỏi được chính các thí sinh đánh giá là dễ, nhưng các thí sinh ra sớm ở Hội đồng coi thi trường ĐH KHXHNV (ĐHQG Hà Nội) lại không mấy tự tin với câu trả lời.

    "Đề khá dễ, em làm được 60-70% bài thi" - Đặng Ngọc Tùng, quê Thái Nguyên cho biết.

    Toàn Thị Tuyết, quê Nam Định, thi vào khoa Du lịch, trường ĐH KHXH&NV cho rằng: "Đề thi môn Địa lý khá vừa tầm và không dài. Em chỉ làm 4 trang. Có lẽ, câu khó nhất là câu 1, hỏi về hoạt động bão ở nước ta, sau đó phải giải thích sự khác nhau của mùa mưa ở miền Bắc và miền Nam. Câu bài tập thì đề thi đã nói rõ là vẽ biểu đồ gì nên em không gặp khó khăn. Dự đoán em được khoảng trên 7 điểm".

    "Em thấy đề thi khá dễ, không hóc búa nhưng câu biểu đồ hơi khó vẽ vì em chưa được luyện loại biểu đồ này. Em làm được khoảng 8 trang, dự đoán khoảng 6-6,5 điểm. Môn lo nhất của em là môn Sử vì khả năng điểm không cao" - Trần Đức Trung, quê Nam Định chia sẻ.

    dsc0082.jpg

    Thí sinh kết thúc bài làm môn Địa lý tại Hà Nội. Ảnh Lê Hiếu.

    Riêng câu hỏi về biển đảo Việt Nam, có hai ý hỏi. Phần đầu yêu cầu thí sinh chứng minh thế mạnh khoáng sản và sinh vật biển của nước ta. Phần thứ hai, đề bài đưa ra yêu cầu thí sinh phải chỉ ra các đảo, quần đảo cho trước thuộc phạm vi hành chính của tỉnh, thành phố trực thuộc TW. Câu hỏi không khó, không đánh đố nhưng đáng tiếc rằng, khá nhiều thí sinh không trả lời được hoặc không chắc chắn.

    "Đề thi khá dễ, em nghĩ mình sẽ được trên 6 điểm. Nhưng về câu hỏi các đảo, quần đảo thuộc tỉnh nào em không trả lời được hết. Em chỉ trả lời được câu hỏi về Trường Sa, Hoàng Sa, còn về Vân Đồn và Cồn Cỏ thì em không trả lời được" - Trần Phương Thảo, THPT Trương Định, Hà Nội nhận xét.

    Bạn Nguyễn Thị Yến, quê ở Thái Nguyên trả lời: "Trường Sa là ở Khánh Hoà, Hoàng Sa thì em không nhớ chính xác nên không có câu trả lời. Các huyện đảo còn lại em cũng không biết. Nên em chọn làm câu hỏi phần nâng cao. Dự đoán được trên 5 điểm".

    Một thí sinh tự do đến từ Hà Nội, bạn Trần Ngọc Thuý cho biết: "Các đảo và quần đảo khác em không trả lời được, còn Trường Sa thì ở Khánh Hoà. Tính cả bài em làm được ba câu, dù sao đề cũng khá dễ nên có lẽ sẽ được trên 6 điểm".

    "Em chắc Trường Sa ở Khánh Hoà nhưng Hoàng Sa và các đảo còn lại em không chắc lắm" - Hà Thị Thanh Tùng, quê Yên Bái chia sẻ.

    Về câu hỏi biển đảo này, bạn Nguyễn Thị Yến, quê ở ngoại thành Hà Nội cho rằng: "Câu hỏi này khá thú vị, đòi hỏi thí sinh phải tư duy và có kiến thức thực tế. Em biết được Hoàng Sa ở Đà Nẵng, Vân Đồn ở Quảng Ninh và Cồn Cỏ ở Quảng Trị. Về Trường Sa thì em không nhớ".
    Thí sinh khối C đã có 3 môn thi khá căng thẳng, mỗi môn đều 180 phút. Ảnh Lê Hiếu

    Thí sinh thi khối C tại TP.HCM cũng ở tình trạng tương tự.

    Ở điểm thi trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng của ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP.HCM), nhiều thí sinh hoàn tất bài thi khi vừa kết thúc 2/3 thời gian làm bài. Đề thi môn Địa lí được các thí sinh đánh giá là khá vừa sức.

    Huyền Trang, một thí sinh thi vào khoa Tâm lý hoàn thành phần thi khá sớm và cho rằng đề dễ. “Đề khá dễ làm, chủ yếu là lý thuyết, đều nằm trong phần em đã ôn kĩ”. Thí sinh Nguyễn Thị Hòa (tỉnh Yên Bái) thì cho biết mình gặp một chút khó khăn khi không được sử dụng Atlat. Ở phần đề riêng, Hòa chọn Nâng cao vì không nhớ rõ lắm vị trí của các huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa, Vân Đồn và Cồn Cỏ.

    Trong khi đó, bạn Nguyễn Thị Huyền đến từ tỉnh Đắk Lắk nói câu hỏi ở chương trình Chuẩn là câu mà mình đã thuộc lòng nên làm rất dễ dàng. Huyền cho biết mình có thể đạt được 7-8 điểm.

    Phần yêu cầu vẽ biểu đồ năm nay có chủ đề về sản lượng và giá trị thủy sản của nước ta trong giai đoạn 2005 -2010. Hầu hết các thí sinh tại đây trả lời rằng đã chọn biểu đồ cột chồng kết hợp với đường để thể hiện bảng số liệu đề đưa ra.

    Môn Hóa: có tính phân loại cao

    Sáng nay, 10/7 sau gần 2 tiếng làm bài thi môn hóa học, môn thi cuối cùng của khối B trong đợt 2 của kỳ thi tuyển sinh hệ Đại học, các thí sinh đều thở phào nhẹ nhõm vì đề hóa vừa sức và dễ kiếm điểm. Tuy nhiên, để có thể đạt điểm tối đa đòi hỏi thí sinh ngoài việc bám chắc kiến thức sách giáo khoa cần có kỹ năng làm các bài tập nâng cao.

    Tại TP.HCM, thí sinh Lê Thị Xuân Thu (Mộ Đức, Quảng Ngãi), tại điểm thi Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật cho rằng: Đề thi không quá phức tạp và rất dễ lấy điểm. Nếu so sánh các đề thi những năm trước, thì năm nay có phần đơn giản hơn, thí sinh không phải tính toán quá nhiều.

    Cùng chung nhận định đó, thí sinh Vũ Văn Bình (Kim Sơn, Ninh Bình) cũng thừa nhận: Với sức học tập thuộc loại trung bình khá, thì lấy được 5-6 điểm là điều quá đơn giản. Còn nếu học lực loại Khá thì điểm 8-9 cũng không quá khó khăn.

    Tuy nhiên, đề thi môn Hóa cũng có một số câu khó khiến nhiều sĩ tử "khổ sở" là 9, 19, 21, 34, đòi hỏi thí sinh phải tính toán nhiều, khá phức tạp.

    Kết thúc môn thi cuối cùng của đợt thi ĐH lần 2 tại TP.HCM, hầu hết các sĩ tử đều rất cẩn thận và sau khi làm bài xong, đều tập trung rà soát, kiểm tra lại, không có thí sinh nào ở các điểm thi như: ĐH Sư phạm Kỹ thuật, ĐH Nông lâm, ĐH Công nghệ Thông tin….bước ra khỏi phòng thi sớm.

    "Đây là cơ hội cuối cùng để khẳng định mình có khả năng đạt điểm cao hay không, vì thế nếu chủ quan làm được bài ra sớm hoặc không làm được nhưng cũng bước ra khỏi phòng thi là điều tối kỵ. Ngay như chính em, dù đã hoàn thành bài thi trước 30 phút nhưng cũng không dám ra ngoài" - thí sinh Nguyễn Thành Long (Đồng Nai) cho biết.

    Tại điểm thi Đại học KHXH&NV TP.HCM, thí sinh Lê Thị Hiếu, tỉnh Bình Thuận cho biết đề thi môn Hóa học khối B dễ hơn so với khối A, đặc biệt là ở phần lý thuyết. Hiếu nói: “Em làm môn Hóa suôn sẻ hơn hẳn so với khối A. Không biết là đề có “mẹo” gì không, nhưng ở các bài tập thì em đều tính ra đáp án khá dễ dàng. Em làm được khoảng 70% ở đề này. Đề Toán hôm qua thì khó quá, nhưng làm xong môn Hóa em thấy rất thoải mái”. Lê Thị Hiếu thi vào ngành Tâm lý học, trường Đại học KHXH&NV.

    Thí sinh Huỳnh Chí Hùng (Trung tâm GDTX quận 5, TP.HCM ) cũng cho rằng đề khối B dễ hơn đề khối A, nhưng Hùng gặp khó khăn nhiều ở phần bài tập. “Em chỉ dám chắc khoảng 50% đề”, Hùng nói. Đỗ Thị Thảo Linh, một thí sinh đến từ tỉnh Đồng Nai cũng cho rằng bài tập ở cả hai phần hữu cơ và vô cơ đều khó, nhưng đề nhìn chung nhẹ nhàng hơn so với đề khối A.

    Nhiều thí sinh tại điểm thi này tự tin với điểm số 6-7 cho môn Hóa học luôn được xem là môn "nặng" nhất của khối B.
    Thí sinh bước ra khỏi phòng thi sau môn Hóa học tại trường Đại học Y Hà Nội. Ảnh Lê Tú

    Tại Hà Nội, thí sinh thi khối B cũng kết thúc khá nhẹ nhàng. Bước ra khỏi phòng thi đầu tiên ở điểm thị tại trường Đại học Y Hà Nội, thí sinh Nguyễn Công Vượng (Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ: “Đề thi năm nay tương tự với năm ngoái. Em đã ôn luyện trước khi đi thi đại học nên toàn bộ số câu hỏi trong đề ra đều làm được. Trong số 50 câu, có 5 câu thuộc dạng nâng cao để phân loại thí sinh. Hay nhất trong đề thi này có lẽ là câu hỏi về “Hỗn hợp chất KST”.

    Bạn Trần Thị Mai, đến từ Hưng Yên chi sẻ: “Trong ba môn thi, môn Hóa em thấy là môn dễ kiếm điểm nhất với những câu hỏi không quá khó, hôm qua môn Toán em làm không được tốt nhưng bù lại môn hóa em làm được hết các câu hỏi đặt ra trong đề, hy vọng năm nay em sẽ đỗ dược vào trường Đại học Y Hà Nội”.

    Kết thúc kỳ thi, trao đổi nhanh với PV, thầy Nguyễn Đức Hinh, Hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội cho biết, năm nay trường Đại học Y có 22 điểm thi, tất cả đều diễn ra hết sức nghiêm túc. Đã có 14.455 thí sinh đến dự thi, đạt 73,7% trong tổng số thí sinh nộp hồ sơ đăng ký. Vẫn như hàng năm, chỉ tiêu của trường năm nay lấy 1.000 thí sinh”.

    Thầy Nguyễn Đức Hinh cũng cho biết, tính đến thời điểm hiên tại, mới chỉ có duy nhất một trường hợp thí sinh dự thi vào Đại học Y Hà Nội bị đình chỉ thi do mang điện thoại vào phòng thi.

    Trong khi đó, thí sinh thi khối C vẫn tiếp tục làm bài cuối cùng là môn Địa lý.

    Theo zing.vn
    ThoTre.Com

  9. Ra tòa chiều nay, quan chức đánh cờ tiền tỷ Nguyễn Thanh Lèo tiếp tục khóc khi kể về những ngày tháng “trốn chui chốn nhủi” vì bị Tân “ròm” siết nợ. Trong khi đó, 'quan' thắng cờ tiền tỷ phủ nhận việc thuê người siết nợ.

    Chiều ngày 10/7, nguyên Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải Sóc Trăng Nguyễn Thanh Lèo (Sáu Lèo) với nguyên Giám đốc Trung tâm Sát hạch và Cấp phép lái xe hạng 3 Trần Văn Tân (Tân “ròm”) tiếp tục bị thẩm vấn để làm rõ những ván cờ bạc tỷ. Theo lời khai của cả hai bị cáo, đầu tiên là đánh cờ ăn vé số, sau đó mới đánh ăn tiền và ván cao nhất lên đến 5 tỷ đồng.

    tan-den-toa.jpg

    Tân được đưa đến tòa án ngày 10/7.

    Sau khi trả được một phần nợ gồm tiền mặt, đất đai, Sáu Lèo còn nợ Tân “ròm” trên 20,1 tỷ đồng. Chính vì vậy mà Tân liên tục nhắn tin đòi tiền rồi dọa “tao chém mày” làm Lèo khủng hoảng tinh thần, tìm cách “trốn chui chốn nhủi”. Một hôm Tân điện thoại cho Lèo nói rằng: “Tao cho người tới nhà mày, tin không? Mở cửa ra đi có người đứng trước nhà nè”. Nghe điện thoại xong, Tân hé cửa nhìn thấy một người tóc dài đang đứng trước cổng biệt thự trên quốc lộ 1A nên không dám mở.

    “Sau này khi đối chất tôi mới biết đó là Nguyễn Hoàng Thanh, người làm công cho Tân. Bị đòi nợ liên tục nên tôi nói với Tân ‘làm quá tôi chết’ nhưng Tân lạnh lùng nói ‘kệ mày’. Chiều ngày 22/12/2011, tôi mượn được 50 triệu đồng nên hẹn Tân đến quán Thy Tài 2 để trả tiền. Trả xong tôi mang cờ ra đánh với Tân thì bị cảnh sát bắt quả tang”.

    Phản bác lại lời khai của Lèo, Tân cho rằng Lèo nói sai. Theo Tân, hôm đó Lèo nhiều lần gọi điện trong lúc ông kẹt dự tiệc sinh nhật nên chạy đến quán cà phê đối diện Thy Tài 2 rồi gọi Lèo mang tiền ra trả nhưng không được “con nợ” đồng ý. Một lúc sau Tân sốt ruột bước vào Thy Tài 2 thì thấy Lèo sắp sẵn bàn cờ.

    “Tôi nói mày còn nợ nên tao không đánh nữa đâu. Lèo năn nỉ đánh nhưng tôi không chịu, vừa đứng dậy bỏ đi thì công an phát hiện”, Tân khai ngược lại.

    Đối với hàng loạt tin nhắn vào điện thoại Lèo, Tân thừa nhận là chủ nhân của các tin này. Theo Tân, mục đích nhắn tin là đòi nợ chớ không phải dọa Lèo để cưỡng đoạt tài sản và không thuê cha con Nguyễn Thanh Hùng (Hùng “cải lương”) xiết nợ. Vì vậy, Tân cho rằng ông ta không phạm tội “cưỡng đoạt tài sản” như cáo trạng đã nêu.

    Trước khi kết thúc ngày xét xử thứ hai, cha con Hùng “cải lương” tiếp tục bị thẩm vấn để làm rõ cáo buộc “cưỡng đoạt tài sản”. Trong đó, Hùng khai đòi nợ dùm Tân được 250 triệu. Còn Trần Văn Truyền (con Hùng), anh này thừa nhận không có quan hệ nợ nần gì với Lèo nhưng làm theo yêu cầu của Tân nên kêu Lèo viết giấy nhận nợ 600 triệu, lãi suất 15%/tháng. Sau đó Truyền lấy của Lèo tổng cộng 690 triệu đồng. Sau khi đưa Tân, Truyền được Tân cho 90 triệu đồng phần Lèo trả lãi.

    hung-1.jpg

    Cuối ngày 10/7, Hùng "cải lương" (đi sau) cười rất tươi.

    Theo dự kiến ban đầu thì chiều ngày 10/7 phiên xử sơ thẩm sẽ kết thúc. Tuy nhiên, do có nhiều tình tiết cần phải làm rõ và nhiều lời khai bất nhất giữa các bị cáo nên đến chiều nay mới xong phần xét hỏi. Dự kiến ngày mai bắt đầu tranh luận, buổi chiều tuyên án.

    Theo zing.vn
    ThoTre.Com

  10. Số lãi hàng nghìn tỷ đồng mà nhiều nhà băng công bố có thể chuyển thành con số âm hoặc giảm mạnh nếu họ trích lập đủ dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu.

    Theo số liệu ước tính, hết 6 tháng đầu năm, Vietcombank đạt khoảng 2.600 tỷ đồng lợi nhuận, Sacombank đạt 1.700 tỷ và Ngân hàng Đông Á là 776 tỷ. Trước đó, Habubank cho biết lợi nhuận trước thuế hết quý I/2012 là hơn 39 tỷ đồng, Ngân hàng Quân đội lãi trước thuế 903 tỷ; Vietinbank lãi trong 4 tháng đầu năm khoảng hơn 2.000 tỷ...

    Trong bối cảnh kinh tế đình đốn, doanh nghiệp phá sản hàng loạt, nhưng nhiều nhà băng vẫn báo lãi hàng nghìn tỷ đồng tạo ra một nghịch cảnh kinh tế. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng báo lãi lại đang “khóc thầm”. Tổng giám đốc một nhà băng cỡ vừa tại Hà Nội cho biết, lợi nhuận mà các ngân hàng công bố có yếu tố ảo rất lớn do chưa tính đủ trích lập dự phòng rủi ro cho nợ xấu. “Nếu tính đúng, tính đủ, nhiều ngân hàng còn lỗ lớn chứ chẳng có lãi như hiện nay”, ông này nói.

    vnd-1.jpg

    Một số ngân hàng có thể không lãi như công bố nếu trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ.

    Theo công bố của Ngân hàng Nhà nước tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, nợ xấu tính đến hết tháng 5/2012 là 4,47% trên tổng dư nợ và tổng số tiền các nhà băng đã trích lập dự phòng rủi ro là 67.000 tỷ đồng. Trước đó, tại diễn đàn Quốc hội, Thống đốc Nguyễn Văn Bình chia sẻ, nợ xấu thực tế của hệ thống ngân hàng lên tới 10%.

    Trao đổi với phóng viên, một nguồn tin từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, có sự khác biệt giữa 2 con số này là bởi việc tính nợ xấu theo các chuẩn khác nhau. Số nợ 10% là theo chuẩn mới nhưng chưa được áp dụng chính thức trong các báo cáo công bố của tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, đây là chỉ tiêu cơ quan quản lý phải nắm được để đánh giá đúng thực trạng sức khỏe hệ thống ngân hàng.

    Trong khi đó, thành viên hội đồng quản trị một ngân hàng tại TP HCM chia sẻ, số liệu thực về nợ xấu theo tiêu chuẩn quốc tế có thể cao hơn nhiều con số 10%. Ông này cho biết, các tổ chức quốc tế như Fitch đánh giá nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam cao hơn khoảng 3 lần so với con số công bố chính thức theo tiêu chuẩn trong nước.

    Vị này phân tích: “Chỉ cần nợ xấu tăng gấp đôi thôi, số tiền trích lập dự phòng bổ sung cũng lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng và nhiều ngân hàng sẽ lỗ nặng”. Tuy nhiên, ông này cho biết, việc nhân đôi số lượng dự phòng rủi ro tổng thể (tăng thêm hơn 67.000 tỷ đồng nữa khi nợ xấu từ 4,47% lên hơn 10%) sẽ không chính xác mà nó phụ thuộc vào từng ngân hàng.

    “Nhìn vào việc doanh nghiệp chết hàng loạt, sản xuất đình đốn, ngân hàng thừa tiền mà không dám cho vay vì sợ mất vốn thì có thể thấy rằng, việc trích lập dự phòng bổ sung sẽ không hề nhỏ với nhiều tổ chức tín dụng. Thậm chí, cả một số ngân hàng lớn cũng khó khăn chứ không nói đến đơn vị nhỏ”, ông này khẳng định. Còn tại diễn đàn Quốc hội, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, khi trích lập dự phòng đầy đủ cho các khoản nợ xấu (theo tỷ lệ 10%), lợi nhuận thực tế của các ngân hàng có thể không cao như công bố.

    Không bình luận về lợi nhuận thực tế của ngân hàng khi trích lập đủ dự phòng rủi ro cho nợ xấu nhưng ông Nguyễn Thanh Toại, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Á Châu (ACB) nói: “Cả nền kinh tế phát triển chậm, khách hàng của ngân hàng cũng khó khăn nên hoạt động kinh doanh không thể tránh khỏi bị ảnh hưởng đặc biệt nguồn thu từ các khoản cho vay”.

    Giải thích việc cứ phải công bố lợi nhuận ảo và hứng chịu búa rìu dư luận do lãi nghìn tỷ, tổng giám đốc một nhà băng thuộc nhóm G14 (14 ngân hàng trong nước lớn nhất) nêu ra 3 nguyên nhân.

    Thứ nhất, các VIP trong hội đồng quản trị ngân hàng đã cam kết về tăng trưởng lợi nhuận với cổ đông; nếu không đạt thì ngoài việc giá cổ phiếu xuống dốc, uy tín của họ bị suy giảm và có nguy cơ mất ghế.

    Thứ hai, các ngân hàng cũng nhìn nhau trong việc công bố lợi nhuận; khi tổ chức tín dụng nhỏ, khó khăn chồng chất còn báo lãi thì nhà băng lớn không thể kém được.

    Thứ ba, việc công bố lợi nhuận còn liên quan đến uy tín chung của ngân hàng trong việc huy động vốn – yếu tố sống còn trong bối cảnh hiện nay. Nếu ngân hàng lỗ hoặc lãi ít (với các nhà băng vốn lãi lớn nhiều năm liên tục), khả năng huy động sẽ giảm sút và điều này sẽ đẩy họ vào khó khăn còn lớn hơn.

    Ông này kết luận: “Dư luận chỉ trích, chúng tôi cũng phải ráng chịu, chứ uy tín ngân hàng, rồi huy động sụt giảm mạnh thì còn mệt mỏi hơn nhiều”. Thành viên hội đồng quản trị một nhà băng lớn thì tiết lộ: “Có nhà băng cực khó khăn, lâm vào tình trạng bị kiểm soát nhưng vẫn lên báo công bố mình có hàng nghìn tỷ đồng vốn vay ưu đãi cho doanh nghiệp thì bảo sao các ngân hàng khác dám công bố mình lỗ được. Đó cũng là một nguyên nhân của bi kịch lợi nhuận ảo hàng nghìn tỷ đồng”.

    Theo zing.vn
    ThoTre.Com

  11. Tờ India Today số ra hôm nay (10/7) dẫn nguồn tin tức tình báo Ấn Độ đề cập đến nguy cơ bùng nổ giao tranh giữa Ấn Độ và Trung Quốc tại khu vực biên giới hai nước.

    Theo tờ India Today, nguy cơ xảy ra một trận giao tranh giữa Trung Quốc và Ấn Độ là rất thực đến nỗi nó đã được báo động đến hàng ngũ lãnh đạo cao cấp của Ấn Độ.

    Cảnh báo về bóng mây chiến tranh xuất hiện chỉ vài tháng trước dịp kỷ niệm 50 năm ngày bùng nổ cuộc chiến giữa hai nước khi Trung Quốc đồng loạt phát động tấn công vào khu vực Ladakh và xuyên qua đường McMahon vào ngày 20/10/1962.

    Tờ India Today cho biết, họ đã xem qua một bản phân tích mật mà Cơ quan Tình báo Đối ngoại Ấn Độ RAW chuyển cho chính phủ vào tuần trước, trong đó báo động nguy cơ Trung Quốc khai mào cho một cuộc giao tranh Đường kiểm soát thực tế (LAC).

    Theo thông tin từ India Today, Bắc Kinh đang cân nhắc thực hiện hành động trên để đánh lạc hướng những vấn đề nội bộ.

    Bản phân tích gửi cho Thủ tướng Manmohan Singh, các quan chức an ninh cao cấp cùng giới lãnh đạo quân sự đã gây ra lo ngại và hiện được thảo luận giữa các quan chức cao cấp của chính phủ.

    a1-10.jpg

    Một binh sĩ Ấn Độ (trái) và một binh sĩ Trung Quốc tại biên giới hai nước.

    Để dẫn chứng cho lập luận của mình, RAW đã chỉ ra sự gia tăng hoạt động của Trung Quốc dọc LAC. Máy bay chiến đấu Trung Quốc đã lần đầu tiên đóng tại sân bay Cống Dát ở khu tự trị Tây Tạng trong suốt những tháng mùa đông. Nước này cũng kích hoạt các radar theo dõi và do thám mới ở quân khu Lan Châu giáp biên giới Ấn Độ.

    Theo RAW, quân đội Trung Quốc đã tiến hành những cuộc tập trận quy mô lớn tại khu tự trị Tây Tạng và cao nguyên Thanh Hải vào ngày 14/6.

    Bản phân tích nguy cơ chiến tranh được thực hiện dựa trên những diễn biến nói trên cộng với mối đe dọa từ tình hình bất ổn nội bộ dễ nhận thấy của Trung Quốc, xuất phát từ những diễn biến chính trị, các vấn đề xã hội và kinh tế trước thềm đại hội lần thứ 18 của đảng Cộng sản Trung Quốc.

    “Giới lãnh đạo Trung Quốc có thể kích động tâm lý bài ngoại cố hữu nhằm chuyển sự chú ý trong nước đến một mối đe dọa bên ngoài. Trong bối cảnh này, có hai khu vực căng thẳng tiềm tàng. Một là cuộc đối đầu đang diễn ra tại bãi cạn Scarborough và khu vực còn lại là Tây Tạng”, bản phân tích viết. Bãi cạn Scarborough ở biển Đông là khu vực tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc.

    Căng thẳng giữa Manila và Bắc Kinh đã gia tăng khi chính phủ hai nước thay nhau tố cáo nước kia chiếm đóng trái phép vùng biển gần bãi cạn.

    Tuy nhiên, các nguồn tin tức ngoại giao tiết lộ đánh giá của Ấn Độ dựa trên thực tế rằng, Bắc Kinh sẽ không liều lĩnh lao vào một cuộc chiến ở biển Đông vì nó có thể kích động Mỹ và các nước phương Tây vào cuộc giải cứu Philippines. Khả năng xảy ra giao tranh tại biên giới Trung - Ấn cao hơn vì nó là khu vực tranh chấp lâu đời.

    Các nguồn tin của tờ India Today nói bản phân tích cũng xét đến sự bất mãn của Trung Quốc về vai trò của Đạt Lai Lạt Ma trong các hoạt động bị tố giác là xúi giục nổi loạn ở Tây Tạng.

    Việc phát động một cuộc giao tranh với Ấn Độ có thể là một phần của ý đồ "dạy" cho Ấn Độ một bài học, theo các nguồn tin. “Tuy nhiên, một cuộc xung đột kéo dài ít có khả năng xảy ra”, bản phân tích viết.

    Theo zing.vn
    ThoTre.Com

  12. Hà Nội sẽ cải tạo, lắp đặt hệ thống camera tại 200 nút giao thông nhằm giám sát tình trạng ùn tắc, vi phạm của các phương tiện tham gia giao thông, phục vụ công tác xử lý vi phạm bằng hình ảnh do camera ghi lại.

    Một trong những mục tiêu cụ thể được nêu trong tờ trình UBND TP Hà Nội đề nghị HĐND TP thông qua chương trình mục tiêu nhằm làm giảm thiểu ùn tắc giao thông trên địa bàn TP giai đoạn 2012 - 2015 tại kỳ họp HĐND TP lần này là tập trung giảm thiểu 27 điểm ùn tắc giao thông và 40% thời gian ùn tắc tại các điểm còn lại trong giai đoạn 2012 - 2015, không để phát sinh điểm ùn tắc mới.

    Theo đó, Hà Nội đặt mục tiêu tập trung triển khai đồng bộ quyết liệt một số nội dung và dự án đầu tư để giảm thiểu tình trạng ùn tắc tại một số nút giao thông và một số tuyến đường trên địa bàn TP, nhất là khu vực từ vành đai 3 trở vào và trên các trục đường hướng tâm, giai đoạn 2012-2015.

    giao-thong-ha-noi2.jpg

    Bên cạnh đó, TP cũng thiết lập lại kỷ cương trật tự trong lĩnh vực giao thông vận tải, nhất là trong công tác quản lý vỉa hè, lòng đường, hành lang an toàn giao thông, quản lý bến bãi đỗ xe...

    Một điểm quan trọng được đưa ra trong tờ trình này là việc đầu tư thực hiện dự án nâng cấp trung tâm điều khiển đèn tín hiệu giao thông và thiết bị ngoại vi để nâng cao hiệu quả điều hành giao thông, hạn chế ùn tắc. Hà Nội sẽ cải tạo, lắp đặt hệ thống camera tại 200 nút giao thông nhằm giám sát tình trạng ùn tắc, vi phạm của các phương tiện tham gia giao thông, phục vụ công tác xử lý vi phạm bằng hình ảnh do camera ghi lại.

    TP khẳng định tiếp tục tổ chức phân làn tách dòng phương tiện trên một số tuyến đường chính có mật độ phương tiện tham gia giao thông cao, đủ điều kiện về mặt cắt (đường một chiều, đường đôi, đường có đủ 4 làn xe...). Đồng thời, TP phải quản lý tốt hoạt động vận tải hành khách công cộng, vận tải bằng taxi, thực hiện cấm xe tải theo giờ trong khu vực vành đai 3, triển khai một số tuyến phố đi bộ nhằm hạn chế tối đa tình trạng ùn tắc giao thông.

    Theo zing.vn
    ThoTre.Com

  13. Dù hàng loạt chỉ tiêu kinh tế - xã hội của thành phố được báo cáo đạt thấp so với nhiều năm song các đại biểu HĐND Hà Nội vẫn e ngại đây vẫn là những con số chưa đúng với thực tế.

    Chiều 10/7, thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế - xã hội của thủ đô 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ cho nửa năm còn lại, nhiều đại biểu đã nêu băn khoăn về các con số trong báo cáo được UBND thành phố trình bày vào buổi sáng. Dẫn mức tăng 7,6% của GDP 6 (thấp hơn so với chỉ tiêu 10-10,5%) gấp 1,7 lần mức tăng trung bình của cả nước, ông Nguyễn Hoài Nam, Trưởng ban Pháp chế đặt câu hỏi liệu thành phố đã đánh giá toàn cảnh và chính xác sức khỏe của nền kinh tế thủ đô hay chưa.

    “Điều đó thể hiện qua số lượng các doanh nghiệp đã phá sản, đang chờ phá sản, hoặc ngồi im để bảo toàn vốn, thậm chí biến mất không biết ở đâu. Gắn với đó là số người thất nghiệp và gia đình của các doanh nghiệp đó”, ông Nam nói. Vị đại biểu này cũng nêu lên thực trạng về việc các doanh nghiệp chưa tiếp cận được vốn vay, tín dụng ưu đãi của thành phố. Dù quỹ hỗ trợ của Hà Nội cho doanh nghiệp trong năm 2012 khiêm tốn ở mức 100 tỷ đồng song, cho đến nay, lượng giải ngân chưa tới 18%.

    Để cải thiện tình hình kinh tế xã hội của thành phố, ông Nam cho rằng cần phải tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp bằng các ưu đãi tín dụng, ngân hàng, giảm - giảm thuế giải quyết hàng tồn đọng… “Thành phố quyết liệt hơn trong tháo gỡ cho các doanh nghiệp, cũng chính là tháo gỡ để phát triển kinh tế, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội”, đại biểu Nam nói.

    Vị Trưởng ban này cũng nêu một thực tế là cách sử dụng con số báo cáo của Hà Nội như con số người có việc làm hay thất nghiệp của cùng một người được thống kê trùng lặp nhiều lần dẫn đến thiếu chính xác. “Đây là sự hời hợt, bệnh của kinh tế thành phố. Vì thế, muốn kinh tế Hà Nội tốt lên, cần bắt đúng bệnh”, ông Nam ví von.

    12987211-tl1.jpg

    Chủ tịch HĐQT Hapro: "Ngân hàng không dám cho doanh nghiệp vay, còn doanh nghiệp thì không dám đi vay". Ảnh: Nguyễn Hưng.

    Cùng chung băn khoăn về con số thống kê, bà Phạm Thị Thanh Mai cho rằng, tỷ lệ lên tới 75% số người được giải quyết việc làm so với chỉ tiêu mâu thuẫn so với bối cảnh kinh tế hiện tại. Đây là điều Ban kinh tế Ngân sách rất băn khoăn, không rõ cách tính của thành phố như thế nào.

    Đối với các giải pháp được Phó chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Sửu nêu ra sáng 10/7, bà Mai cho rằng, các nhóm đều không mới và chỉ là định hướng chứ không cụ thể, vì làm cho “một năm cũng được, 5 năm cũng được”. Bà Mai đề nghị UBND thành phố tiếp tục làm rõ hơn các giải pháp tháo gỡ.

    Liên quan tới nhiệm vụ tăng trưởng cả năm, Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Phạm Văn Châm nhìn nhận, nếu quyết tâm giữ nguyên tăng trưởng GDP thì 6 tháng cuối năm kinh tế thủ đô phải tăng trưởng trên 12%. Ông khẳng định, đây là một “nhiệm vụ nặng nề”. Còn ông Nguyễn Đình Dương, Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế xã hội Hà Nội cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, đạt được GDP 7,6% là một thành tích “rất tốt”.

    Đưa ra 2 kịch bản cho kinh tế thủ đô 6 tháng cuối năm, vị Viện trưởng khẳng định, chỉ cần thành phố “giữ được như 6 tháng đầu năm đã là một thành tích tuyệt vời”.

    Đại diện cho tiếng nói của khối doanh nghiệp, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty thương mại Hà Nội (Hapro) Nguyễn Hữu Thắng cho biết, khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp hiện nay là vốn. Tuy nhiên, ngay ở điểm mấu chốt này lại đang tồn tại nghịch lý: “Ngân hàng dù không thiếu vốn nhưng không dám cho doanh nghiệp vay vì sợ không trả được; mặt khác, những doanh nghiệp làm ăn chắc chắn lại không dám vay vì không biết kinh doanh có lãi không”. Theo ông Thắng, đây là lúc hơn bao giờ hết cần vai trò của Nhà nước làm trọng tài để hai bên gặp gỡ nhanh hơn, sâu hơn.

    Báo cáo kinh tế xã hội 6 tháng công bố tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 5 Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội sáng nay cho thấy, tổng sản phẩm trên địa bàn GDP 6 tháng ước tăng 7,6%, thấp hơn kế hoạch là 10-10,5%.

    Trong 6 tháng qua đã có hơn 7.700 doanh nghiệp trong nước và có vốn đầu tư nước ngoài ngừng hoạt động, bằng 68% của cả năm 2011. Có 17 dự án có vốn đầu tư nước ngoài ngừng hoạt động do gặp khó khăn, trong đó, 12 doanh nghiệp bỏ địa điểm kinh doanh và 7 doanh nghiệp đã giải. Doanh nghiệp đăng ký mới cũng giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước. 6 tháng đầu năm có khoảng 7.700 doanh nghiệp đăng ký thành lập, bằng 46% về số doanh nghiệp và 44% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2011.

    Theo dantri
    ThoTre.Com

  14. Tổng sản phẩm quốc nội chỉ tăng 7,6% trong nửa đầu năm, thấp hơn nhiều so với kế hoạch. Trong thời gian này, 7.745 doanh nghiệp ngừng hoạt động, trong đó, hơn 1.100 doanh nghiệp giải thể,

    Báo cáo kinh tế xã hội 6 tháng công bố tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 5 Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội sáng nay cho thấy, tổng sản phẩm trên địa bàn GDP 6 tháng ước tăng 7,6%, thấp hơn kế hoạch là 10-10,5%.

    Trong 6 tháng qua đã có hơn 7.700 doanh nghiệp trong nước và có vốn đầu tư nước ngoài ngừng hoạt động, bằng 68% của cả năm 2011. Có 17 dự án có vốn đầu tư nước ngoài ngừng hoạt động do gặp khó khăn, trong đó, 12 doanh nghiệp bỏ địa điểm kinh doanh và 7 doanh nghiệp đã giải thể với số vốn đầu tư 1,42 triệu USD.

    Doanh nghiệp đăng ký mới cũng giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước. 6 tháng đầu năm có khoảng 7.700 doanh nghiệp đăng ký thành lập, bằng 46% về số doanh nghiệp và 44% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2011.

    Đặc biệt, ngành xây dựng ở thủ đô gặp khó khăn, nhiều dự án khu đô thị trên địa bàn phải dừng hoặc giãn tiến độ do thị trường bất động sản trầm lắng và ảnh hưởng của việc thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt...

    12987101-IMG_8472.jpg

    Đại biểu HĐND Hà Nội nghiên cứu báo cáo 6 tháng của thủ đô. Ảnh: Nguyễn Hưng.

    Phó chủ tịch Hà Nội Nguyễn Văn Sửu đã đưa ra một loại biện pháp để tháo gỡ sản xuất, kinh doanh, tạo thêm việc làm trong 6 tháng cuối năm, đó là hỗ trợ lãi suất, ưu tiên bảo đảm ổn định điện cho sản xuất; thực hiện kế hoạch phân phối điện hợp lý đáp ứng cho các nhu cầu thiết yếu của sản xuất và đời sống.

    Thành phố cũng tập trung tháo gỡ khó khăn về lãi suất ngân hàng, ưu tiên tín dụng và tạo điều kiện thuận lợi cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, sản xuất hàng xuất khẩu và các mục tiêu an sinh xã hội.

    Phát biểu tại HĐND Hà Nội sáng 10/7, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã nhận định, kinh tế xã hội thủ đô duy trì được mức tăng trưởng trong điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn, GDP tăng 7,6%, tuy chưa đạt kế hoạch mong muốn song cao hơn mức tăng trưởng chung của cả nước 1,7 lần.

    Chủ tịch Quốc hội yêu cầu chính quyền thành phố cần theo dõi sát sao diễn biến thị trường thế giới và trong nước, có ứng phó linh hoạt trong chỉ đạo điều hành, phù hợp tình hình kinh tế thủ đô. Trên cơ sở các quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt, thủ đô tiếp tục hoàn thành các quy hoạch ngành, có kế hoạch triển khai cụ thể, khoa học nhằm xây dựng và phát triển thủ đô theo hướng phát triển bền vững với hệ thống hạ tầng xã hội và kỹ thuật đồng bộ, hiện đại

    Sau kỳ họp, thường trực H ĐND, các ban, các tổ đại biểu cần tăng cường giám sát, đôn đốc đảm bảo các quy hoạch và các quyết sách mà H ĐND vừa thông qua được thực hiện nghiêm túc, kịp thời.

    Theo dantri
    ThoTre.Com

  15. Hãng thông tấn ITAR-TASS của Nga đưa tin Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Cuba, Đại tướng Raul Castro sẽ thăm Liên bang Nga trong tuần này, sau khi thăm chính thức Trung Quốc và Việt Nam.

    chu-tich-hoi-dong-nha-nuoc-va-hoi-dong-b

    Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Cuba, Đại tướng Raul Castro đang ở thăm hữu nghị chính thức Việt Nam.


    ITAR-TASS không tiết lộ nội dung chi tiết chuyến thăm nhưng cho biết tước đây, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Cuba Raul Castro từng thăm chính thức Nga với tư cách người đứng đầu Nhà nước hồi tháng 1/2009.

    Hiện nhà lãnh đạo Cuba đang có mặt tại Việt Nam trong chuyến thăm chính thức quốc gia anh em truyền thống ở Đông Nam Á này.

    Trước đó, ông Raul Castro cũng đã thăm Trung Quốc, một đồng minh thân cận khác ở châu Á, trong thời gian 4 ngày để thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác.

    Chuyến thăm được tiến hành trong bối cảnh Cuba đang dần thúc đẩy các biện pháp chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế theo hướng đẩy mạnh sự tham gia của các thành phần kinh tế phi nhà nước.

    Theo đánh giá của giới phân tích, mục đích chuyến đi lần này của Đại tướng Raul Castro là nhằm “trải nghiệm” những tiến bộ thực sự đang diễn ra nhanh chóng ở Nga, Trung Quốc và Việt Nam nhờ việc đưa thêm các yếu tố kinh tế thị trường vào công tác quản lý và vận hành nền kinh tế.

    “Khác với các nước ở khu vực Đông Âu, Trung Quốc và Việt Nam tiến hành những hoạt động cải cách sâu sắc mà vẫn duy trì được bản sắc chủ nghĩa xã hội. Đây chính là điều Cuba đang muốn hướng tới”, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh tế Cuba, ông Omar Everleny, cho biết.

    chutichhoidongnhanuocvahoidongbotruongcu

    Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Cuba, ông Omar Everleny (trái) tại buổi thảo luận về phát triển kinh tế Cuba ở Trung tâm Buildner.

    Trong nhiều năm qua, bất chấp những ảnh hưởng không nhỏ từ cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế toàn cầu và cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu, kinh tế Trung Quốc và Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng ở mức xấp xỉ 2 con số. Trong khi tỷ lệ này ở Cuba chỉ là 3%.

    “Trung Quốc và Việt Nam làm được nhờ thực tiễn. Họ đưa vào sử dụng ngày càng nhiều các công cụ thị trường, nhưng chọn cách đưa từ từ chứ không dùng liệu pháp sốc”, ông Everleny đánh giá.

    Tuy nhiên, ông cũng cho rằng Cuba không nên sao chép nguyên bản mô hình của Việt Nam và Trung Quốc. Thay vào đó, Cuba nên học hỏi kinh nghiệm từ cả hai mô hình này. Cụ thể, Cuba phải xác định rõ nên bắt đầu thay đổi từ đâu và thay đổi như thế nào, với độ mở ra sao.

    “70% đầu tư ở Trung Quốc là của người Hồng Kông. Cộng đồng hải ngoại có đóng góp rất lớn cho việc tái thiết ở cả hai nước Trung Quốc và Việt Nam”, ông Everleny nhận định.

    Cũng theo Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Cuba, cả Trung Quốc và Việt Nam đều bắt đầu cải cách trong lĩnh vực nông nghiệp. Hiện tại, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và là đối tác thương mại lớn thứ hai của Cuba. Trong khi Việt Nam cũng đã chuyển mình thành nhà xuất khẩu gạo lớn nhất nhì thế giới và là nhà cung cấp gạo chính cho Cuba.

    Hiện Cuba đang có hơn 1 triệu người sinh sống ở Hoa Kỳ. Hầu hết trong số này có rất ít cơ hội được trở về nước cũng như được đầu tư phát triển kinh tế trong nước do lệnh cấm vận của Mỹ và một phần do chính sách đóng cửa trước đây của Cuba.

    Nhưng từ khi quốc gia Nam Mỹ này bắt đầu hé mở kinh tế, cho phép công dân mua bán ô tô, địa ốc và mở nhà hàng lớn hơn, phần lớn số tiền dành cho các hoạt động này là do kiều dân từ nước ngoài gửi về.

    Theo dantri
    ThoTre.Com

  16. Theo phóng viên TTXVN tại Campuchia, sau phiên khai mạc sáng 9/7 ở Phnom Penh, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) lần thứ 45 với sự tham dự của các đoàn đại biểu đến từ 10 nước thành viên đã tập trung thảo luận các nội dung ưu tiên quan trọng của ASEAN và khu vực.

    phien-hop-toan-the-hoi-nghi-bo-truong-ng

    Phiên họp toàn thể Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 45, sáng 9/7.

    Tại hội nghị, các bộ trưởng nhấn mạnh việc ASEAN cần tiếp tục thúc đẩy triển khai hiệu quả Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN; bảo đảm thực thi đúng hạn các thỏa thuận hợp tác đến năm 2015; đẩy mạnh công tác phối hợp cũng như huy động các nguồn lực cần thiết.

    Các bộ trưởng nêu bật việc thực thi hiệu quả Kế hoạch tổng thể kết nối ASEAN và Kế hoạch công tác Sáng kiến liên kết ASEAN (IAI) về thu hẹp khoảng cách phát triển sẽ góp phần quan trọng vào thành công của tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN.

    Các bộ trưởng nhất trí khu vực đang chứng kiến những biến chuyển nhanh chóng, hơn lúc nào hết, ASEAN cần tăng cường đoàn kết và thống nhất, qua đó củng cố hơn nữa cơ sở cho hiệp hội khẳng định và phát huy vai trò trung tâm trong xử lý hiệu quả các vấn đề khu vực cũng như các thách thức khác.

    Trong phiên thảo luận, các nước đề cao các nguyên tắc và mục tiêu chung của ASEAN đóng góp vào hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển ở khu vực. Các bộ trưởng nhấn mạnh việc ASEAN cần tiếp tục tăng cường đối thoại, xây dựng lòng tin, chia sẻ các chuẩn mực trong quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực, triển khai hiệu quả các văn kiện cơ bản như Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)…

    Bàn về hợp tác với các đối tác, các nước khẳng định ASEAN cần tiếp tục chính sách đối ngoại rộng mở, tăng cường quan hệ với các đối tác, khuyến khích họ tham gia và đóng góp xây dựng cho hợp tác chung ở khu vực, cũng như giải quyết các thách thức đặt ra. Các bộ trưởng đánh giá cao việc các nước đã hoàn thành tốt nhiệm kỳ điều phối quan hệ giữa ASEAN với các đối tác (7/2009-7/2012), nhấn mạnh việc cần tiếp tục phối hợp trong ASEAN cũng như với các đối tác nhằm chuẩn bị và triển khai hiệu quả nhiệm kỳ điều phối mới (7/2012-7/2015).

    Về cấu trúc khu vực đang định hình, các nước nhất trí cho rằng ASEAN cần tiếp tục vai trò chủ động trong thúc đẩy xây dựng cấu trúc khu vực phù hợp với lợi ích các nước và đặc thù khu vực, dựa trên các tiến trình hợp tác khu vực hiện có như ASEAN+1, ASEAN+3, Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+)…. với ASEAN đóng vai trò trung tâm, nhằm đóng góp hiệu quả hơn cho hòa bình, ổn định, an ninh và phát triển ở khu vực.

    Trao đổi về tình hình quốc tế và khu vực, các bộ trưởng hoan nghênh những tiến triển gần đây ở Myanmar; ủng hộ nỗ lực của Chính phủ Myanmar trong việc tiếp tục thực hiện Lộ trình dân chủ, vì hòa bình, ổn định và phát triển; nhất trí sẽ tiếp tục hỗ trợ Myanmar tăng cường hội nhập khu vực. Các đại biểu cũng thảo luận về tình hình bán đảo Triều Tiên, Trung Đông-Bắc Phi và một số vấn đề quốc tế cùng quan tâm khác.

    Về Biển Đông, tại hội nghị, nhiều bộ trưởng bày tỏ quan ngại sâu sắc về những diễn biến gần đây trên Biển Đông đối với hòa bình, ổn định, an ninh an toàn hàng hải ở khu vực, đặc biệt là những diễn biến phức tạp, gây phương hại đến vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia ven biển, trái với luật pháp quốc tế và Công ước Luật biển 1982 của Liên hợp quốc (UNCLOS).

    Theo đó, các bộ trưởng nhấn mạnh giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình và không sử dụng vũ lực, tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật biển 1982 của Liên hợp quốc và tinh thần DOC; các nước cần tôn trọng quyền của các quốc gia ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, phù hợp với UNCLOS 1982.

    Các bộ trưởng đánh giá cao việc ASEAN đã cơ bản hoàn tất tài liệu quan điểm về các thành tố chính của Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), để từ đó khởi động tham vấn ASEAN-Trung Quốc về COC.

    Cũng tại Hội nghị AMM-45, các bộ trưởng đã ủng hộ đề cử nhân sự của Việt Nam vào vị trí Tổng Thư ký ASEAN nhiệm kỳ 1/2013-12/2017 và nhất trí kiến nghị lên Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 21 (tháng 11/2012) bổ nhiệm chính thức.

    Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Phạm Bình Minh khẳng định ASEAN cần tiếp tục ưu tiên xây dựng Cộng đồng, triển khai Kế hoạch tổng thể về Kết nối ASEAN, thu hẹp khoảng cách phát triển, thúc đẩy phát triển bền vững và đồng đều ở khu vực. Bộ trưởng nhấn mạnh ASEAN cần tiếp tục duy trì đoàn kết, tăng cường phối hợp cũng như giữ vai trò chủ đạo trong xử lý các thách thức đối với khu vực. Một ASEAN đoàn kết, vững mạnh và liên kết chặt chẽ chính là lợi ích chiến lược của các nước thành viên nói riêng và của ASEAN nói chung. Bên cạnh đó, ASEAN cũng cần chủ động phát huy vai trò, thúc đẩy xây dựng một cấu trúc khu vực nhằm đóng góp hiệu quả cho các mục tiêu chung là hòa bình, ổn định và hợp tác.

    Về quan hệ đối ngoại, Bộ trưởng Phạm Bình Minh nhấn mạnh ASEAN cần tiếp tục làm sâu sắc hơn nữa quan hệ với các đối tác, khuyến khích họ tham gia và đóng góp xây dựng vào hợp tác khu vực, hỗ trợ ASEAN xây dựng Cộng đồng, ứng phó với cách thách thức đang nổi lên như biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng, thiên tai, an ninh an toàn hàng hải, tội phạm xuyên quốc gia…, qua đó đóng góp vào hòa bình, an ninh và phát triển bền vững ở khu vực.

    Thời gian tới, ASEAN cần tiếp tục chủ động định hướng trong quan hệ với các đối tác, đồng thời phát huy vai trò trung tâm tại các tiến trình khu vực. Bộ trưởng cảm ơn các nước đã ủng hộ và phối hợp chặt chẽ với Việt Nam trong vai trò nước điều phối quan hệ đối thoại ASEAN-Trung Quốc từ tháng 7/2009-7/2012; mong muốn tiếp tục nhận được sự hợp tác chặt chẽ của các nước trong vai trò nước điều phối quan hệ đối thoại ASEAN-Liên minh châu Âu (EU) từ tháng 7/2012-7/2015.

    Về Biển Đông, Bộ trưởng Phạm Bình Minh bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình diễn biến phức tạp xảy ra gần đây trên Biển Đông; nhấn mạnh lập trường của Chính phủ Việt Nam phản đối việc Trung Quốc phê chuẩn thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” và mời thầu quốc tế 09 lô dầu khí nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam theo Công ước Luật biển của Liên hợp quốc (UNCLOS) 1982.

    Các vụ việc này đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo quy định của UNCLOS 1982 và trái với tinh thần DOC, gây phương hại đến hòa bình, ổn định, an ninh an toàn hàng hải ở khu vực.

    Bộ trưởng Phạm Bình Minh đồng thời nhấn mạnh các nguyên tắc về tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo quy định của Công ước Luật biển của Liên hợp quốc, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực, tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982, và tinh thần DOC đồng thời, ASEAN cần thể hiện vai trò chủ đạo, trách nhiệm và tinh thần xây dựng trong xử lý các vấn đề là lợi ích chung của khu vực; tạo môi trường cho các bên liên quan giải quyết một cách hòa bình các tranh chấp.

    Bên lề AMM-45, Bộ trưởng Phạm Bình Minh đã có các cuộc tiếp xúc song phương với một số Ngoại trưởng ASEAN để trao đổi về tăng cường hợp tác song phương cũng như các vấn đề cùng quan tâm tại các hội nghị./.

    Theo dantri
    ThoTre.Com

  17. “Cùng Việt Nam tham dự Hội nghị tại Campuchia tới đây, chúng tôi hi vọng ASEAN đạt được thỏa thuận với Trung Quốc về việc thống nhất Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông” - Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho biết tại Hà Nội.

    Tham dự cuộc họp báo cùng Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh sau cuộc hội đàm chiều nay, 10/7, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Hillary Clinton bày tỏ sự vui mừng khi trở lại Việt Nam lần này. Đây là lần thứ 3 bà đến Việt Nam trên cương vị Ngoại trưởng Mỹ và là lần thứ 4, nếu kể cả chuyến đi cùng ông Bill Clinton năm 2000.
    "Tôi vẫn còn nhớ lần đầu tiên tôi tới Việt Nam vào năm 2000 khi tôi cùng đi với chồng tôi, khi đó ông ấy vẫn còn là tổng thống Mỹ. Tôi thấy rất vui về những điều đã làm được, về những thay đổi ở Việt Nam" – bà Clinton nhấn mạnh.

    bo-truong-ngoai-giao-pham-binh-minh-tiep

    Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh tiếp Ngoại trưởng Mỹ Clinton tại Hà Nội ngày 10/7. (Ảnh AFP)

    Thông báo về kết quả cuộc hội đàm với ngoại trưởng Mỹ, Bộ trưởng Phạm Bình Minh khẳng định, 2 bên đã có buổi làm việc hữu ích, cởi mở, thắng thắn về các vấn đề song phương cũng như mối quan hệ chung trong khu vực. Bộ trưởng Phạm Bình Minh cho rằng, 2 bên hài lòng về những thành tựu trong quan hệ Việt – Mỹ thời gian qua cũng và tin tưởng mối quan hệ còn nhiều tiềm năng để phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới, đặc biệt là trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo...

    Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam cũng thông tin thêm, cùng đi với ngoại trưởng Mỹ có hơn 20 doanh nghiệp của nước này, sẽ giúp mở ra những cơ hội kinh doanh và đầu tư. 2 bên cũng cam kết tiếp tục đẩy mạnh hoạt động trong lĩnh vực kinh tế cũng như giải quyết hậu quả chiến tranh, rà phá bom mìn, khắc phục những ảnh hưởng từ chất độc hóa học dioxin.

    “Chúng tôi cũng tích cực hội đàm về những vấn đề còn nhiều quan điểm khác biệt. Chúng tôi trao đổi về việc xây dựng duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác, an toàn, an ninh hàng hải ở Biển Đông. Hai bên cùng nhất trí rằng tranh chấp chủ quyền cần được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, đồng thời tuân thủ Tuyên bố về Cách ứng xử của các bên tại Biển Đông được ký kết giữa ASEAN và Trung Quốc” – bộ trưởng Phạm Bình Minh thông báo.

    Tán thành nhận định này, nữ ngoại trưởng Mỹ cho biết đặc biệt quan tâm đến vấn đề đảm bảo an ninh hàng hải, không phổ biến vũ khí, đẩy mạnh hợp tác, phát triển kinh tế với Việt Nam và khu vực. Phía Mỹ cam kết sẽ tiếp tục giải quyết hậu quả của chất độc da cam, rà phá bom mìn.

    "Chúng tôi đã làm việc tích cực đảm bảo rằng Hoa Kỳ đang giải quyết những di sản của chiến tranh để lại. Chúng tôi đã có những cam kết gia tăng tài chính....Về lĩnh vực tìm kiếm quân nhân mất tích trong chiến tranh (MIA), Hoa Kỳ đánh giá cao sự hợp tác của Việt Nam trong hai thập kỷ qua, những nỗ lực đã bắt đầu từ trước khi bình thường hóa quan hệ, trước năm 1995. Năm 2000, tôi đã đến đây cùng chồng tôi khi đó là Tổng thống và quan sát công việc của đội tìm kiếm MIA.Thông qua nỗ lực này, đã có gần 700 hài cốt được trao trả song hiện vẫn còn 1300 người vẫn mất tích. Hai bên sẽ còn nhiều việc phải làm..."- nữ bộ trưởng nhấn mạnh.

    Bà Hillary Clinton ghi nhận, Việt Nam đang thể hiện vai trò quan trọng trong tiểu vùng sông Mekong và khu vực Đông Nam Á.

    “Tới đây, cùng tham dự hội nghị ở Campuchia, chúng tôi sẽ trao đổi về các vấn đề trong khu vực, về những đóng góp của Việt Nam trong việc nỗ lực có được giải pháp ngoại giao để làm giảm căng thẳng, giữ gìn an ninh ở biển Đông. Chúng tôi cũng hi vọng các nước trong khu vực đạt được thỏa thuận với Trung Quốc về việc thống nhất Bộ Quy tắc ứng xử để đảm bảo bất cứ khi có vấn đề nảy sinh trên biển Đông, vấn đề sẽ được giải quyết hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế” – ngoại trưởng Mỹ phát biểu.

    Sau cuộc họp báo, ngoại trưởng Mỹ đến thẳng Đại học Ngoại thương Hà Nội để dự lễ kỷ niệm 20 năm chương trình học bổng Fulbright. Buổi chiều cùng ngày, bà Clinton tham dự sự kiện của Hội đồng doanh nghiệp Mỹ - ASEAN.

    Bà Hillary Clinton thăm Việt Nam trong khuôn khổ chuyến công du 8 nước (Pháp, Nhật Bản, Mông cổ, Việt Nam, Lào, Campuchia, Ai Cập và Israel) của Ngoại trưởng Mỹ. Bà Hillary Clinton thăm Việt Nam không lâu sau chuyến thăm chính thức của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta hồi đầu tháng 6 vừa qua.

    Đầu năm nay, hai bên cũng đã tiến hành Đối thoại Chính trị - An ninh - Quốc phòng.

    Theo dantri
    ThoTre.Com

  18. Nga sẽ không bàn giao các máy bay chiến đấu và các loại vũ khí khác cho đồng minh Ả-rập Syria cho tới khi nào tình hình tại đó lắng dịu, phó giám đốc Cơ quan liên bang về hợp tác kỹ thuật quân sự Nga Vyacheslav Dzirkaln ngày 9/7 cho biết.

    mot-may-bay-huan-luyenchien-dau-yak-130-

    Một máy bay huấn luyện-chiến đấu Yak 130 của Nga.

    Phát biểu bên lề triển lãm hàng không Farnborough ở Anh, ông Dzirkaln tuyên bố Nga sẽ không ký bất kỳ một đồng vũ khí mới nào với Syria và cũng không bàn giao thêm bất kỳ vũ khí nào, nhưng nhấn mạnh rằng các hợp đồng cũ sẽ vẫn được thực hiện.

    “Cũng như các nước khác, Nga quan ngại về tình hình tại Syria”, các hãng thông tấn Nga dẫn lời ông Dzirkaln tại triển lãm hàng không Farnborough.

    “Chúng tôi sẽ không đàm phán về việc bàn giao các loại vũ khí mới cho Syria. Vì tình hình tại đó không ổn định, không lô vũ khí mới nào được chuyển giao”, quan chức trên nói thêm.

    Nga từ lâu vẫn khẳng định rằng nước này thực hiện các hợp đồng đã có với Syria và không cung cấp bất kỳ thiết bị hiện đại nào theo các thoả thuận được ký kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu tháng 3/2011.

    Một số công ty quốc phòng Nga vẫn đang tiến hành các cuộc đàm phán riêng với Syria và ký kết các thoả thuận mà theo một số nguồn tin là chưa được thực hiện cho tới thời điểm này.

    Báo chí Nga cho hay Nga gần đây đã đồng ý bán 36 máy bay huấn luyện-chiến đấu Yak-130 cho chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Tuy nhiên, ông Dzirkaln cho biết các máy chiến đấu sẽ không được chuyển giao.

    Nhưng giám đốc Cơ quan liên bang về hợp tác kỹ thuật quân sự Nga, ông Alexander Fomin, cũng nhấn mạnh rằng Mátxcơva có ý định tiếp tục cung cấp cho Syria các vũ khí và những thiết bị quân sự khác được thoả thuận trong các hợp đồng cũ.

    “Syria là một người bạn cũ của chúng tôi, và chúng tôi phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với các bạn bè”, ông Fomin nói.

    Hồi tháng trước, Nga đã bảo vệ một nỗ lực nhằm chuyển vài trực thăng chiến đấu được sữa chữa và một hệ thống phòng không tới Syria, nói rằng chúng được chuyển đi theo hợp đồng từ vài năm trước.

    Lô hàng đã buộc phải quay về Nga sau khi công ty bảo hiểm Anh ngừng dịch vụ bảo hiểm theo một chỉ thị của chính phủ.

    Theo dantri
    ThoTre.Com

  19. Mong được các bác góp ý mạnh tay...tính em ít khi tự ái lắm các bác ợ..
    Gear cùi : Canon 30D fix 50 1.8 khả năng em tới nhiêu đó nên ảnh hok đươch mượt mà lắm


    #1 Mùa xuân
    7512720568_468973987c_b.jpg
    T.IU8 by Thuan PT, on Flickr
    #2 Mùa Hạ
    7525547362_12284a6c21_b.jpg
    T.IU2 by Thuan PT, on Flickr
    #3 Mùa Thu
    7508471464_73728f42b0_b.jpg
    tsanbeautii by Thuan PT, on Flickr
    #4 Mùa Đông
    7533100592_4759ef8d6c_b.jpg
    T.IUsnow by Thuan PT, on Flickr
    #5 xử lí màu tự nhiên
    7525584714_e9b785a73c_b.jpg
    T.IU4 by Thuan PT, on Flickr

  20. Bộ ảnh tiếp theo của em sau gần 2 tháng kể từ ngày đầu tiên cầm DSLR.

    Model: Amy.
    Make Up: Amy.
    Location: Quận 7, Sài Gòn.

    7534492228_d919e3fae1_c.jpg
    Amy by Khoa Ròm (Leo Huang), on Flickr

    7534490272_d60d417360_b.jpg
    Amy by Khoa Ròm (Leo Huang), on Flickr

    7534485892_27071263ac_b.jpg
    Amy by Khoa Ròm (Leo Huang), on Flickr

    7534481544_8b636b0f9d_b.jpg
    Amy by Khoa Ròm (Leo Huang), on Flickr

    7534477910_67b9a1f847_b.jpg
    Amy by Khoa Ròm (Leo Huang), on Flickr

    7534475770_172030109f_b.jpg
    Amy by Khoa Ròm (Leo Huang), on Flickr

    7534470684_983e3da0ee_b.jpg
    Amy by Khoa Ròm (Leo Huang), on Flickr

    7534467362_1a7faee0c2_b.jpg
    Amy by Khoa Ròm (Leo Huang), on Flickr

    7534465786_6cc33aaef2_c.jpg
    Amy by Khoa Ròm (Leo Huang), on Flickr

    7534463962_77e025ebba_c.jpg
    Amy by Khoa Ròm (Leo Huang), on Flickr

  21. Nước khoáng thiên nhiên ngoài tác dụng giải khát, còn cung cấp nhiều nguyên tố vi lượng cho sức khỏe, đặc biệt tốt cho người già, phụ nữ có thai.

    Nhưng nếu sử dụng không đúng thì nó lại phản tác dụng, thậm chí có hại.

    Theo Tổ chức Nông lương quốc tế và Tổ chức Y tế thế giới, nước khoáng thiên nhiên đóng chai phải chứa một lượng muối khoáng hòa tan nhất định ở một tỷ lệ có lợi cho cơ thể. Nước phải được lấy trực tiếp từ nguồn tự nhiên (bằng giếng khoan hoặc từ mạch nước ngầm) và phải được đóng chai tại nguồn.

    Chất khoáng bao gồm các khoáng vi lượng như bicarbonnat can xi, carbonat, magiê, fluor, iod, kẽm, sắt... và cả những chất khoáng không mong muốn như nitrat (NO3), nitrit (NO2), amonium (NH4). Mỗi loại nước khoáng tự nhiên đều có hàm lượng chất khoáng riêng. Có loại hàm lượng khoáng vài trăm mg/l gọi là nước khoáng giải khát, có loại với hàm lượng khoáng trên 1.000 mg/l được xem là nước khoáng trị bệnh.

    Tại Việt Nam, từ nhiều năm nay, do thiếu thông tin, không ít người tiêu dùng đã vô tình mua nước uống tinh khiết với giá ngang ngửa nước khoáng mà không hay biết đến công dụng của loại nước này. PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội) cho hay, nước khoáng là “quà tặng” của thiên nhiên dành cho con người.

    Trung bình mỗi người uống từ 1,5-2 lít nước/ngày, trong đó có từ 1-1,5 gram chất khoáng rất có lợi cho sức khỏe, nhất là người già, người chơi thể thao, phụ nữ có thai. Hơn nữa, mỗi khoáng chất trong nước khoáng lại có tác dụng riêng. Chẳng hạn, natri cân bằng và phân bổ nước cho toàn cơ thể, truyền sức sống cho cơ thể. Canxi mang lại kết cấu vững chắc cho xương và răng. Magiê giúp tiêu diệt các tế bào gốc tự do giúp duy trì làn da tươi trẻ.

    nuockhoang.jpg
    Nước giải khát có hàm lượng khoáng thấp dưới 500 mg/lít có thể sử dụng hằng ngày


    TS Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm khám và tư vấn (Viện Dinh dưỡng quốc gia) cho biết thêm, các loại nước khoáng bán trên thị trường hiện nay hầu hết là nước giải khát có hàm lượng khoáng thấp dưới 500 mg/lít. Nước khoáng loại này có thể dùng hàng ngày, tùy theo nhu cầu, thích hợp cho mọi người, kể cả phụ nữ mang thai và cho con bú.

    “Thành phần nước khoáng rất giàu canxi, natri và magiê nên kích thích tiêu hóa dễ dàng hơn. Các chất khoáng còn giúp hạn chế cảm giác nặng bụng sau khi rời bàn ăn. Phụ nữ có thai nên dùng loại có nhiều canxi đồng thời để phòng chống chứng loãng xương. Ngoài ra, nước khoáng còn giúp cơ thể thanh lọc và thải nhiều độc tố ra bên ngoài và đương nhiên uống nhiều nước làm cho làn da khỏe mạnh, săn chắc”, TS Hải chia sẻ.

    Nhưng để đảm bảo mua được nước khoáng thiên nhiên thật, người tiêu dùng cần chọn nước của các nhãn hiệu nổi tiếng, đồng thời xem rõ các thành phần khoáng chất có trong nước. Một số loại nước khoáng giải khát đã được các cơ quan y tế kiểm định, có thể yên tâm sử dụng hàng ngày như: Vital, Kim Bôi…
    Nếu thấy hàm lượng khoáng ghi cao hơn 1.500 mg/lít thì là nước khoáng chữa bệnh. Khi dùng phải có ý kiến của bác sĩ, bởi nếu uống không đúng cách còn có thể gây bệnh không tốt cho người bị suy thận, cao huyết áp, hội chứng thần kinh.



    Theo AloBS

    logo_bacsi.jpg

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...