Jump to content

Jay

Thành viên
  • Số bài viết

    3.906
  • Gia nhập

  • Đăng nhập

Bài viết được đăng bởi Jay


  1. 1341825299_dinhduong-suckhoe.eva.jpg
    Một vài loại trái cây sẽ cứu cánh cho bạn khi đói (ảnh minh họa)

    Bận rộn trong công việc ở cơ quan và chăm lo gia đình khiến nhiều phụ nữ không còn thời gian quan tâm đến chất lượng dinh dưỡng cho bản thân. Điều này rất sai lầm.

    Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để đáp ứng với cường độ làm việc cao, chúng ta cần bổ sung những thực phẩm giàu năng lượng. Đặc biệt, trong thực đơn hàng ngày, phải có đầy đủ protein, vitamin A, carbohydrate, vitamin B, sắt và vitamin C.

    Đừng quên bữa sáng

    Điểm tâm là bữa ăn quan trọng trong ngày nên chúng ta phải đảm bảo đầy đủ dưỡng chất vì quá trình trao đổi chất diễn ra rất cao vào buổi sáng. Đừng để rơi vào trường hợp “hạ đường huyết”, làm việc kém tập trung chỉ vì lười ăn sáng. Dù bận đến đâu, bạn cũng nên đảm bảo bữa sáng phải có đủ ngũ cốc, protein và các vitamin. Bữa trưa sẽ là bữa chính nếu bạn không muốn bị tăng cân vì ăn những thực phẩm giàu năng lượng. Nên ăn tối trước 19h để thức ăn dễ được tiêu hóa hơn. Có thể uống kèm theo các viên thuốc đa sinh tố sau bữa ăn sáng để ngăn ngừa stress và tăng cường sinh lực. Nên uống nhiều nước trong ngày, nước dừa là một sự lựa chọn tốt cho sức khỏe vì chúng bổ sung được nhiều chất khoáng. Tập thể dục nhẹ nhàng vào giờ giải lao tại công sở sẽ giúp bạn tái tạo năng lượng nhanh chóng.

    1341825015-dinhduong2-suckhoe.eva.jpg
    Nếu ăn vặt một cách thích hợp sẽ có lợi cho sức khỏe. (ảnh minh họa)

    Biết chọn, ăn vặt cũng tốt

    Những người làm việc nhiều dễ hao tổn năng lượng nên cần ăn vặt để bổ sung nhanh lượng calories thiếu hụt, giúp cơ thể chống đỡ được cái đói và sự mệt mỏi do thiếu “nhiên liệu”. Trước khi đi làm, hãy bỏ túi một vài trái cây, gói bánh qui hay thanh kẹo sôcôla… Đó sẽ là những “cứu cánh” giúp bạn vượt qua cơn đói giữa giờ làm. Từ nhiều năm nay, chúng ta thường xem ăn vặt là một thói quen xấu, có hại cho sức khỏe. Vậy mà gần đây, một số nghiên cứu đã chứng minh rằng, nếu ăn vặt một cách thích hợp sẽ có lợi cho sức khỏe. Đương nhiên, điều mấu chốt ở đây là hai chữ “thích hợp”. Nếu ăn quá nhiều hoặc ăn liên tục có thể dẫn đến những hậu quả không tốt.

    Một số thực phẩm giàu năng lượng

    Chuối: Đây là loại trái cây giàu dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin và khoáng chất, là nguồn bổ sung năng lượng nhanh cho những chị em bận rộn.

    Bơ lạc: Trong loại này có chứa axit béo bão hòa đơn, không gây hại cho sức khỏe. Chỉ cần 1 thìa bơ lạc (10g) phết lên lát bánh mì, bạn đã nhận được 62,3kcal.

    1341825015-dinhduong1-suckhoe.eva.jpg
    Chuối là nguồn bổ sung năng lượng nhanh cho những chị em bận rộn.

    Chế phẩm từ đậu: Những chế phẩm từ đậu nành và giá đậu tương được xem là nguồn bổ sung protein cần thiết giúp tái tạo năng lượng cao. Bánh mì, lúa mạch, đậu hũ là những thực phẩm rất giàu axit béo không bão hòa.

    Nước ép trái cây nguyên chất: 1 cốc nước cam ép (200ml) cho bạn 87.7kcal, uống 3 cốc mỗi ngày là bạn đã nạp vào cơ thể 260kcal rồi đấy.

    Mì: Một đĩa mì Ý sốt cà chua thịt cung cấp cho bạn 346kcal. Nếu tưới thêm dầu ôliu và kem tươi, con số này sẽ hơn nhiều đấy.

    Ngũ cốc: Giàu carbohydrate, ngũ cố là nguồn cung cấp năng lượng thiết yếu cho cơ thể.

    Sữa và các sản phẩm từ sữa: Là nguồn tái tạo năng lượng giúp bạn phục hồi nhanh chóng.

    Khoai tây chiên: Nếu bạn không sợ tăng cân, có thể bổ sung năng lượng bằng món khoai tây chiên, sa-lát khoai tây chiên.

    Bánh pizza: Một chiếc bánh pizza nhỏ có nhân jambon, xúc xích, hải sản và thịt sốt cung cấp 1.500kcal.

    ThoTre.Com
    (Theo Thời trang trẻ)

  2. Hầu hết phụ nữ đều bị nhiễm nấm âm đạo ít nhất 1 lần trong đời.


    Bị nấm âm đạo không có nghĩa là bạn là người không “đứng đắn”, hay đó là bệnh “đáng xấu hổ” khiến bạn phải cúi gằm mặt khi đi khám phụ khoa, bởi đôi khi bị nấm chỉ đơn thuần là do… bạn quá sạch sẽ.

    “Thủ phạm” nào gây nhiễm nấm âm đạo?

    Chính là nấm Candida Albicans, ký sinh ở một số nơi trên da và bên trong âm đạo, là một phần hệ vi sinh vật bình thường trong miệng, ruột và âm đạo. Bình thường, môi trường acid trong âm đạo giữ cho nấm không bùng phát. Nhưng vì một lý do nào đó khiến môi trường âm đạo bị kiềm hóa, nấm Candida Albicans phát triển mạnh sẽ gây ra chứng nhiễm nấm âm đạo

    Nguyên nhân nào làm môi trường âm đạo thay đổi?

    Thời gian có kinh nguyệt; khi mang thai; dùng kháng sinh, thuốc ngừa thai qua đường uống và các thuốc chứa steroid; mắc bệnh tiểu đường; rửa âm đạo thường xuyên bằng xà phòng; ứ dịch âm đạo… sẽ làm môi trường acid âm đạo thay đổi.

    Ngứa và ra nhiều huyết trắng là biểu hiện của nhiễm nấm?

    Đúng. Ngoài ngứa và nóng ran ở cơ quan sinh dục ngoài, dịch tiết âm đạo giống như pho-mát, bệnh nhân còn bị đau khi giao hợp, sưng tấy âm hộ, rát khi đi tiểu. Khi đi khám phụ khoa, soi tươi cho kết quả sợi nấm dương tính.

    Quan hệ lúc đang bị nấm liệu có lây bệnh cho đối tác không?

    Rất có thể, vì nấm sinh sôi rất nhanh trong môi trường ẩm ướt, trong môi trường giàu kiềm và khi hệ miễn dịch suy giảm. Vì thế, nếu một người bị nấm, rất có thể người kia cũng bị nên việc điều trị cần tiến hành trên cả hai người ở cùng một thời điểm.

    1341883920-nam1-suckhoe.eva.jpg
    Khi bị nấm phải đi khám phụ khoa. (ảnh minh họa)
    Điều trị nấm như thế nào?

    Nấm thường được điều trị bằng thuốc đặt âm đạo có tác dụng diệt nấm tại chỗ. Ngoài ra, bệnh nhân có thể được dùng thêm thuốc ở dạng kem có thể bôi để giảm ngứa hoặc dùng thuốc uống chữa trị nấm.

    Tại sao bị tái nhiễm nấm dù đã được điều trị khỏi?

    Ngoài nguyên nhân do rối loạn môi trường âm đạo, nhiều người bị tái nhiễm nấm sau khi điều trị bệnh là do dùng thuốc không phù hợp, dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ, dẫn đến rối loạn vi khuẩn bảo vệ, hậu quả là bị viêm nhiễm tái đi tái lại.

    Phòng nhiễm nấm âm đạo có khó không?

    Là chuyện nhỏ nếu bạn thực hiện tốt những hướng dẫn sau:

    Không mặc đồ lót quá chật hoặc đồ lót có chất liệu từ sợi tổng hợp, nên mặc quần lót bằng cotton. Giữ khô ráo vùng kín sau khi tắm và trước khi mặc đồ. Sau mỗi lần đi vệ sinh, dùng giấy vệ sinh mềm lau theo hướng từ trước ra sau hậu môn. Không nên rửa bộ phận sinh dục nhiều lần trong ngày, đặc biệt không được thụt rửa bên trong, không dùng các sản phẩm vệ sinh phụ nữ dưới dạng xịt phun, không dùng các sản phẩm có chất khử mùi khi vệ sinh.

    Khi bị nấm phải đi khám phụ khoa. Không tự ý dùng thuốc, dùng theo đơn của người khác, dùng không theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

    Trong quá trình điều trị, hạn chế quan hệ tình dục. Nếu có quan hệ phải dùng bao cao su để giúp giảm nhanh viêm nhiễm âm đạo. Một ngày 2 lần rửa bên ngoài vùng kín bằng dung dịch bicarbonat natri một gói pha với một lít nước sạch.

    ThoTre.Com
    (Theo Benhhoc)

  3. Đến thời điểm này đã có 50 địa phương gửi đề xuất mức giá 447 dịch vụ y tế, trong đó, đa số đều tăng giá rất cao. Đặc biệt, càng những tỉnh nghèo, quỹ BHYT của tỉnh đã “vỡ” thì càng đề xuất giá cao.

    tinh-cang-ngheo-de-xuat-vien-phi-cang-ca

    Ông Lê Văn Phúc, Trưởng Phòng Chế độ Bảo hiểm Y tế, Ban Thực hiện chính sách BHYT-Bảo hiểm xã hội Việt Nam trao đổi với phóng viên Dân trí xung quanh việc đề xuất giá viện phí tại các địa phương.

    Mức giá không phù hợp!

    Thưa ông, đến nay ngoài Bắc Ninh đã có địa phương nào áp dụng giá viện phí mới? Đánh giá của ông về những đề xuất giá viện phí này tại các địa phương?

    Đến nay, Bắc Ninh là địa phương đầu tiên thực hiện mức giá viện phí mới. Còn lại, trên trên 20 tỉnh, thành khác đã có sự thống nhất giữa Sở Y tế, Sở Tài chính, cơ quan Bảo hiểm xã hội và đang trình lên HĐND. Ngoài ra, còn 10 tỉnh, thành phố vẫn đang trong quá trình thẩm định, xây dựng mức giá. Gần 20 tỉnh thành gửi đề xuất giá về BHXH VN nhưng đang bị kiến nghị bởi đề xuất mức giá quá cao, không phù hợp.

    Cụ thể mức giá các địa phương đề xuất là như thế nào, thưa ông?

    Trong số 50 địa phương gửi báo cáo về mức giá dịch vụ y tế, có 10 tỉnh đề xuất mức giá rất cao, tương đương 90-100% (so với khung giá kịch trần mà Bộ Y tế đưa ra), 15 tỉnh có mức giá từ 85-90% mức tối đa.

    Trong khi đó, trong hướng dẫn thực hiện giá viện phí mới đã nêu rõ, giá viện phí mới được xây dựng dựa vào cơ cấu, định mức kinh tế - kỹ thuật do Bộ Y tế ban hành và đặc biệt phải dựa trên thực trạng về chất lượng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, nhân lực thực hiện các dịch vụ của cơ sở khám chữa bệnh; tình hình kinh tế xã hội và khả năng cân đối quỹ BHYT trên địa bàn.

    Nhưng trên thực tế, càng những tỉnh nghèo, vùng núi, vùng sâu vùng xa điều kiện kinh tế khó khăn, quỹ BHYT bội chi lại càng đề nghị mức giá cao. Các địa phương đề nghị mức viện phí cao gồm: Cao Bằng, Lào Cai, Đắc Lắc, Sơn La, Vĩnh Long… Mức giá ở các địa phương này đề xuất cao gần bằng mức kịch trần chỉ được áp dụng cho những BV hạng đặc biệt như BV Bạch Mai, BV Chợ Rẫy, BV Trung ương Huế…. Trong khi đó, một số điạ phương khác có điều kiện kinh tế - xã hội tương đương lại đề xuất mức giá thấp hơn nhiều như: Lạng Sơn (78% so với giá tối đa), Bắc Giang (71%), Lai Châu (70%), Kon Tum (70%) Hà Nam (63%), Hà Tĩnh (74%). Ngay tại Hà Nội, Hải Phòng là hai thành phố mức giá đề xuất cũng chỉ chiếm 73% và 72%. Việc thực hiện giá viện phí mới tại Hà Nội cũng được áp dụng theo lộ trình để giảm sự tác động tới người dân.

    Nói cụ thể hơn, như với mức giá khám bệnh mà Bộ Y tế đề xuất được tính khám 35 người bệnh/bàn khám. Trong khi đó, ở các địa phương rất khó đạt được mức khám này nhưng vẫn đề xuất giá tương đương là không công bằng.

    Việc các địa phương đua nhau tăng giá kịch trần có tác động như thế nào đến quỹ BHYT cũng như những người dân trực tiếp đi khám bệnh, thưa ông?

    Khi tăng viện phí thì 35- 40% người dân chưa có thẻ BHYT sẽ bị tác động mạnh khi đi khám chữa bệnh. Ngay cả những đối tượng đã có thẻ BHYT cũng chịu tác động nhất định bởi họ phải cùng chi trả 5 - 20%. Vì thế, nếu ở các vùng khó khăn mà vẫn phê duyệt mức giá viện phí cao sẽ tác động mạnh tới người dân.

    Lại quá tải tuyến Trung ương!

    Ngoài sự tác động trực tiếp đến người dân và quỹ BHYT, với mức giá này, liệu có xảy ra tình trạng người dân các địa phương đổ xô về tuyến TƯ khám không, thưa ông?

    Theo tôi, chắc chắn điều đó xảy ra nếu các địa phương áp dụng mức giá cao tương đương tại các thành phố, thậm chí nhiều địa phương áp gần bằng mức kịch trần vốn chỉ được thực hiện tại một vài bệnh viện hạng đặc biệt.

    Ví như tại Bắc Ninh hiện đang áp dụng giá viện phí mới với mức tăng trung bình bằng khoảng 85% so với khung giá tối đa. Cụ thể, giá ngày giường bệnh tương đương với 89%, giá khám bệnh là 89%, giá các dịch vụ kỹ thuật khoảng 87%... Trong khi đó, ngay tại các bệnh viện của Hà Nội, mức giá tăng trung bình chiếm 73%. Khi đó hoàn toàn có thể xảy ra tình trạng người dân từ Bắc Ninh sẵn sàng chi thêm một chút tiền tàu xe đổ về Hà Nội khám.

    Bảo hiểm xã hội Việt Nam có giải pháp gì để giảm xu hướng địa phương nào cũng tăng giá kịch trần, thưa ông?

    Theo quy định, Bộ Y tế sẽ phê duyệt giá của các bệnh viện trực thuộc Bộ. Còn tại các địa phương, UBND và HĐND các tỉnh, thành phố mới là nơi có toàn quyền trong việc xem xét, phê duyệt giá viện phí mới của các BV thuộc địa phương quản lý.

    Trên thực tế, với những địa phương đề xuất mức giá cao, chưa phù hợp, BHXH VN đã yêu cầu cơ quan BHXH các tỉnh báo cáo gửi UBND tỉnh về những bất hợp lý khi xây dựng giá viện phí mới và cả những tác động đến người dân, quỹ BHYT nếu áp dụng giá viện phí đó. Ngoài ra, BHXH VN cũng đã gửi văn bản tới lãnh đạo của các địa phương đó, đề nghị cân nhắc, phê duyệt mức giá phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và thu nhập bình quân chung của địa phương, bảo đảm có lộ trình thực hiện đến mức giá tối đa. Giá dịch vụ y tế tăng phải tính đến khả năng cân đối quỹ BHYT tại địa phương bởi khi tăng giá, dịch vụ y tế, quỹ BHYT phải chi thêm ít nhất 25%. Mục đích chính cũng là để việc tăng giá dịch vụ y tế không tác động mạnh đến đời sống của người dân mỗi khi đi khám chữa bệnh. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng vẫn là của UBND và HĐND tỉnh. Như Bắc Ninh, dù BHXH VN đã có văn bản nhưng mức giá vẫn được thông qua.

    Xin cảm ơn ông!



    Ông Lê Văn Phúc cho biết, sớm nhất đến 1/8 mới có khoảng 70% địa phương thực hiện được giá viện phí mới. Vì thế, trong năm 2012 quỹ BHYT vẫn đảm bảo khả năng chi trả. Tuy nhiên, với tốc độ gia tăng chi phí như hiện nay, năm 2013 sẽ có nhiều địa phương bị bội chi quỹ BHYT và tính chung trên cả nước cũng thì quỹ BHYT khó có thể cân đối và sẽ phải đề nghị Chính phủ tăng mức đóng BHYT.

    theo dantri.com.vn
    ThoTre.Com

  4. Trẻ dưới 6 tuổi thuộc diện tạm trú trên địa bàn TPHCM sẽ được tiếp tục cấp thẻ bảo hiểm y tế. Quyết định trên được Phó chủ tịch UBND thành phố đưa ra tại cuộc họp với các ban ngành chức năng vào chiều tối 9/7.

    Trước đó, ngày 9/6/2012 UBND thành phố đã ra thông báo số 423/TB-VP về việc ngưng cấp thẻ bảo hiểm cho trẻ dưới 6 tuổi diện tạm trú đồng thời thu hồi thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) đã cấp cho trẻ thuộc diện này trước đó. Để có thẻ BHYT, trẻ dưới 6 tuổi sẽ phải về địa phương nơi đăng ký hộ khẩu thường trú để xin được cấp. Vấn đề trên nếu được thực thi sẽ gây khó khăn cho hàng chục nghìn thậm chí hàng triệu hộ gia đình thuộc diện tạm trú tại TPHCM.

    cha-me-trenbspduoi-6-tuoinbspdien-tam-tr

    Tuy nhiên, Luật BHYT chỉ quy định cấp thẻ BHYT ở nơi trẻ cư trú. Trên cơ sở đó, Bảo hiểm xã hội đã kiến nghị UBND thành phố xem xét tiếp tục cấp thẻ BHYT cho trẻ thuộc diện tạm trú dưới 6 tuổi.

    Tại cuộc họp giữa UBND thành phố và các ban ngành liên quan vào chiều ngày 9/7 cho thấy nguyên nhân dẫn đến thông báo ngưng cấp thẻ BHYT cho trẻ thuộc diện tạm trú là do cha mẹ của trẻ dưới 6 tuổi ở các địa phương lân cận có thẻ BHYT nhưng không sử dụng mà đưa con lên các bệnh viện nhi rồi dùng giấy khai sinh (hoặc giấy chứng sinh) của con mình để khám chữa bệnh vượt tuyến. Tình trạng trên khiến thành phố phải dùng ngân sách để giải quyết chính sách cho trẻ ở các địa phương lân cận.

    Để giải quyết “phiền toái” trên Sở Tài chính đã tham mưu cho UBND thành phố về việc ngưng cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi diện tạm trú. Thông báo số 423/TB-VP được đưa ra nhưng không nhận được sự đồng thuận của Bảo hiểm xã hội thành phố vì không phù hợp với Luật BHXH và Luật cư trú.

    Trước vấn đề này, chiều tối ngày 9/7 UBND thành phố đã có cuộc họp với các ban ngành liên quan. Tại cuộc họp ông Hứa Ngọc Thuận, Phó chủ tịch UBND thành phố đã chỉ đạo tiếp tục cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi thuộc diện tạm trú, đồng thời hủy bỏ thông báo về việc ngưng cấp và thu hồi thẻ đã ban hành trước đó.

    theo dantri.com.vn
    ThoTre.Com

  5. Bệnh viện vệ tinh được xây dựng, đề án 1816 triển khai sâu rộng nhưng bệnh nhân vẫn đổ về tuyến cuối khiến tình trạng quá tải đang “nóng như rang”. Nhận định các bệnh viện chưa mặn mà với đề án giảm tải, Bộ trưởng yêu cầu chấn chỉnh lại cơ chế chuyển viện.

    Trong khi tại các bệnh viện chuyên khoa như Ung bướu, Tim mạch, Chấn thương Chỉnh hình, Phụ sản, Nhi đồng, tình trạng nằm ghép từ 2-3 người mỗi giường bệnh đã trở thành hình ảnh quen thuộc, công suất sử dụng giường bệnh luôn ở mức 130-160%, thậm chí có thời điểm lên tới hơn 200% thì tại các bệnh viện tuyến quận huyện trên địa bàn thành phố hoặc bệnh viện tuyến tỉnh, công suất sử dụng giường bệnh chỉ đạt mức trên dưới 50%.

    Bộ trưởng Kim Tiến nhận định, nguyên nhân của tình trạng trên là do bệnh nhân tự ý đến, điều trị sai tuyến cũng như do cơ chế xét nhập viện và chuyển viện chưa hợp lý. Để triển khai hiệu quả các phương án giảm tải, Bộ trưởng bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện tuyến trên không được nhận những bệnh nhân từ tuyến dưới chuyển lên nếu bệnh viện tuyến dưới có đủ khả năng điều trị. Ngược lại bệnh viện tuyến dưới cũng không được chuyển bệnh nhân lên tuyến trên nếu có khả năng chữa trị.

    benh-nhan-van-rong-ran-cho-kham-tai-cac-


    Ngoài ra, vấn đề giảm tải đang gặp không ít khó khăn vì chưa tìm được tiếng nói chung giữa các bệnh viện. Trong lúc bệnh viện tuyến trên muốn bệnh viện tuyến dưới giao hẳn khoa, phòng để tuyến trên lập khoa vệ tinh thì bệnh viện tuyến dưới lại không đồng thuận với phương án này.

    Bác sĩ Lê Hoàng Minh, Giám đốc bệnh viện Ung bướu TPHCM cho biết tại “Hội thảo tăng cường thực hiện đề án bệnh viện vệ tinh và đề án 1816 nhằm góp phần giảm quá tải bệnh viện” tổ chức mới đây: Về việc giảm tải cho bệnh viện Ung bướu, thay vì xây dựng khoa vệ tinh tại bệnh viện quận 2 với quy mô từ 120-150 giường bệnh, chỉ cần bệnh viện quận huyện đồng thuận với phương án chuyển toàn bộ bệnh viện cho Ung Bướu làm cơ sở 2 thì việc giảm tải sẽ hiệu quả hơn.

    nhieu-khoa-phai-ke-giuong-ngoai-hanh-lan


    Hiện trên địa bàn thành phố có khoa vệ tinh của bệnh viện Nhi Đồng 2 (đóng tại bệnh viện quận 2) và khoa vệ tinh của bệnh viện Chấn thương Chỉnh Hình (đóng tại bệnh viện An Bình) được đưa vào hoạt động. Tuy nhiên, cả hai cơ sở này còn thiếu và yếu về cơ sở vật chất nên chưa thực sự trở thành điểm đến tin cậy của bệnh nhân nên chưa thể đánh giá được những tác động trong kế hoạch giảm tải.

    qua-tai-benh-nhi-dang-la-van-de-nan-giai



    Về kế hoạch xây dựng bệnh viện vệ tinh, bệnh viện Ung Bướu sẽ bắt đầu chiến dịch xây dựng bệnh viện vệ tinh tại tuyến tỉnh từ năm tới. Giai đoạn 2013-2017 bệnh viện Nhi Đồng 1 xây dựng 3 bệnh viện vệ tinh tại các tỉnh Cần Thơ, Tiền Giang, Cà Mau hoặc Kiên Giang. Bệnh viện Nhi Đồng 2 sẽ xây dựng bệnh viện vệ tinh tại Đồng Nai, Bình Dương và Vũng Tàu…


    Tuy nhiên, kế hoạch trên còn nằm trên giấy nên bài toán giảm quá tải cho bệnh viện ở thời điểm hiện tại vẫn ì ạch tìm lời giải.

    theo dantri.com.vn
    ThoTre.Com

  6. Hầu hết phụ nữ đều bị nhiễm nấm âm đạo ít nhất 1 lần trong đời.


    Bị nấm âm đạo không có nghĩa là bạn là người không “đứng đắn”, hay đó là bệnh “đáng xấu hổ” khiến bạn phải cúi gằm mặt khi đi khám phụ khoa, bởi đôi khi bị nấm chỉ đơn thuần là do… bạn quá sạch sẽ.

    “Thủ phạm” nào gây nhiễm nấm âm đạo?

    Chính là nấm Candida Albicans, ký sinh ở một số nơi trên da và bên trong âm đạo, là một phần hệ vi sinh vật bình thường trong miệng, ruột và âm đạo. Bình thường, môi trường acid trong âm đạo giữ cho nấm không bùng phát. Nhưng vì một lý do nào đó khiến môi trường âm đạo bị kiềm hóa, nấm Candida Albicans phát triển mạnh sẽ gây ra chứng nhiễm nấm âm đạo

    Nguyên nhân nào làm môi trường âm đạo thay đổi?

    Thời gian có kinh nguyệt; khi mang thai; dùng kháng sinh, thuốc ngừa thai qua đường uống và các thuốc chứa steroid; mắc bệnh tiểu đường; rửa âm đạo thường xuyên bằng xà phòng; ứ dịch âm đạo… sẽ làm môi trường acid âm đạo thay đổi.

    Ngứa và ra nhiều huyết trắng là biểu hiện của nhiễm nấm?

    Đúng. Ngoài ngứa và nóng ran ở cơ quan sinh dục ngoài, dịch tiết âm đạo giống như pho-mát, bệnh nhân còn bị đau khi giao hợp, sưng tấy âm hộ, rát khi đi tiểu. Khi đi khám phụ khoa, soi tươi cho kết quả sợi nấm dương tính.

    Quan hệ lúc đang bị nấm liệu có lây bệnh cho đối tác không?

    Rất có thể, vì nấm sinh sôi rất nhanh trong môi trường ẩm ướt, trong môi trường giàu kiềm và khi hệ miễn dịch suy giảm. Vì thế, nếu một người bị nấm, rất có thể người kia cũng bị nên việc điều trị cần tiến hành trên cả hai người ở cùng một thời điểm.

    1341883920-nam1-suckhoe.eva.jpg
    Khi bị nấm phải đi khám phụ khoa. (ảnh minh họa)
    Điều trị nấm như thế nào?

    Nấm thường được điều trị bằng thuốc đặt âm đạo có tác dụng diệt nấm tại chỗ. Ngoài ra, bệnh nhân có thể được dùng thêm thuốc ở dạng kem có thể bôi để giảm ngứa hoặc dùng thuốc uống chữa trị nấm.

    Tại sao bị tái nhiễm nấm dù đã được điều trị khỏi?

    Ngoài nguyên nhân do rối loạn môi trường âm đạo, nhiều người bị tái nhiễm nấm sau khi điều trị bệnh là do dùng thuốc không phù hợp, dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ, dẫn đến rối loạn vi khuẩn bảo vệ, hậu quả là bị viêm nhiễm tái đi tái lại.

    Phòng nhiễm nấm âm đạo có khó không?

    Là chuyện nhỏ nếu bạn thực hiện tốt những hướng dẫn sau:

    Không mặc đồ lót quá chật hoặc đồ lót có chất liệu từ sợi tổng hợp, nên mặc quần lót bằng cotton. Giữ khô ráo vùng kín sau khi tắm và trước khi mặc đồ. Sau mỗi lần đi vệ sinh, dùng giấy vệ sinh mềm lau theo hướng từ trước ra sau hậu môn. Không nên rửa bộ phận sinh dục nhiều lần trong ngày, đặc biệt không được thụt rửa bên trong, không dùng các sản phẩm vệ sinh phụ nữ dưới dạng xịt phun, không dùng các sản phẩm có chất khử mùi khi vệ sinh.

    Khi bị nấm phải đi khám phụ khoa. Không tự ý dùng thuốc, dùng theo đơn của người khác, dùng không theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

    Trong quá trình điều trị, hạn chế quan hệ tình dục. Nếu có quan hệ phải dùng bao cao su để giúp giảm nhanh viêm nhiễm âm đạo. Một ngày 2 lần rửa bên ngoài vùng kín bằng dung dịch bicarbonat natri một gói pha với một lít nước sạch.

    ThoTre.Com
    (Theo Benhhoc)

  7. Helios là công nghệ laser Yag Q-switched vi điểm độc nhất trên thế giới. Nguồn năng lượng cao tập trung của Helios có thể nhanh chóng phá hủy tế bào hắc sắc tố trên da, do đó, Helios có khả năng điều trị triệt để các bệnh về sắc tố khó điều trị như bớt ota và nám.
    Chỉ định:
     Cải thiện sắc tố da và điều trị nám
     Điều trị tàn nhang, đồi mồi, bớt cà phê, bớt ota
     Tẩy tế bào chết làm mềm da (với Carbon)
     Xóa xăm
     Trẻ hóa da, cải thiện nếp nhăn.
     Se khít lỗ chân lông
    Đặc điểm nổi trội:
     Sự phân bố không gian của các chùm tia sáng được thiết kế thống nhất, do đó hạn chế triệt để tác dụng phụ như tăng hoặc giảm sắc tố xảy ra khi điều trị bằng công nghệ laser cũ với chùm tia sáng không đồng đều.
     Giảm thời gian phơi sáng của chùm tia laser trên da, nên giảm thiểu tổn hại đến các tế bào bình thường và thời gian phục hồi nhanh hơn.
     Năng lượng ổn định với chùm tia sáng được phát ra đồng đều trong một thời gian dài, tăng tối đa hiệu quả hoạt động.
     Tay cầm vi điểm giúp hạn chế đến hơn 70% tình trạng sắc tố bị sạm và tối hơn sau khi điều trị.
     Tay cầm vi điểm giúp giảm đau đáng kể trong quá trình điều trị.
     Tối đa hóa hiệu quả điều trị bằng cách kết hợp sử dụng tay cầm vi điểm và tay cầm phóng đại.
    Công Ty CP Mỹ Phẩm Nha Thức
    283/57 CMT8, P.12, Q.10, TP.HCM
    Tel: 08.221.65.122
    Web: Công ty Cổ Phần Mỹ Phẩm Nha Thức - Phân phối thiết bị thẩm mỹ - Dược mỹ phẩm cao cấp hàn quốc

  8. Nhiều loại thuốc đồng loạt tăng giá từ 7 - 10%, trong đó có những loại đặc trị đắt tiền.


    noi-lo-ganh-nang-vien-phi-chua-dut-thi-n
    Nỗi lo gánh nặng viện phí chưa dứt thì người bệnh đối diện giá thuốc phi mã. Ảnh: Ngọc Dung

    Mua một hộp thuốc Glucophage XR trị tiểu đường tại một hiệu thuốc gần nhà, bà Nguyễn Hải Vân (65 tuổi, ngụ phố Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) ngỡ ngàng vì giá đã tăng so với tháng trước gần 30.000 đồng. Căn bệnh tiểu đường của mình không thể ngừng thuốc nên bà Vân đành trả tiền mà ấm ức: “Đúng là thuốc vô giá”.

    Tăng phi mã

    “Chưa khi nào giá thuốc lại tăng khủng khiếp đến vậy!” là nhận định của chị Minh Ngọc, chủ nhà thuốc GPP ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Theo chị Ngọc, thuốc rục rịch tăng giá từ tháng 6; đến đầu tháng 7, cửa hàng liên tiếp nhận được thông báo điều chỉnh giá của nhiều mặt hàng dược phẩm nhập khẩu mà chủ yếu có xuất xứ từ Pháp. Riêng Công ty Zuellig Pharma (ZPV) thông báo điều chỉnh giá 16 mặt hàng từ ngày 1/7/2012. Đó là các loại thuốc: Dalacin C 300mg (kháng sinh), Medrol 4mg và 16mg (kháng viêm), Neurontin 300mg (điều trị thần kinh), Amlor 5mg (điều trị tăng huyết áp, tim mạch), Proctolog (chữa bệnh trĩ), Zithromax (kháng sinh), Praxilene 200mg (trị bệnh tim mạch), Glucophage Xr Tab 500 mg (thuốc trị tiểu đường), Neurobion 500 (vitamin B1, B6, B12), Thyrozol 10 mg (trị các bệnh về tuyến giáp)… Tất cả những mặt hàng này đều tăng giá từ 7-10%.

    Ngoài ra, một số thuốc tra mắt, nhỏ mắt của Công ty Alcon Pharmaceuticals như: Tobrex, Tobradex, Maxitrol… cũng đã có thông báo điều chỉnh tăng giá. “Những mặt hàng tăng giá dịp này chủ yếu là dòng thuốc đặc trị đắt tiền”, chủ một hiệu thuốc cho biết.

    Không chỉ thuốc ngoại mà nhiều loại thuốc nội, thực phẩm chức năng cũng ào ào tăng giá. Tăng cao nhất vẫn là một số mặt hàng thực phẩm chức năng như: Nga Phụ Khang, Hoàng Thống Phong, trà Giảo cổ lam Tuệ Linh… Đặc biệt, sản phẩm Nga Phụ Khang đã được bán với giá 235.000 đồng/hộp, trong khi vài tháng trước chỉ 150.000 đồng/hộp.

    Ở TPHCM, có mặt tại một số nhà thuốc trên đường Tam Bình (quận Thủ Đức), Hai Bà Trưng (quận 1), Thành Thái (quận 10)…, chúng tôi ghi nhận nhiều loại thuốc đã tăng giá như Panadol, thuốc ho trẻ em, thuốc trị sốt và đường hô hấp có kháng sinh Acemuc 100mg... Theo chủ các nhà thuốc, từ giữa tháng 6 đến nay, các hãng dược đã thông báo điều chỉnh giá bán lẻ. “Chúng tôi không muốn bán thuốc giá cao nhưng các hãng dược cứ “té nước theo mưa”, thấy giá xăng dầu, USD tăng là họ đòi tăng theo”, chủ một nhà thuốc nói.

    Trao đổi với một số công ty dược phẩm tại Trung tâm Dược phẩm sỉ Codupha và Tô Hiến Thành (quận 10), các doanh nghiệp này cho biết đã có một đợt tăng giá mới. Hiện các công ty dược phân phối và đầu mối nhập khẩu đã báo giá tăng trung bình 10-15%, có loại tăng đến 30%.

    Theo ông Nguyễn Đức Chính, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Sản xuất - Kinh doanh dược, trong tháng 6 vừa qua, có 28 lượt mặt hàng thuốc nội tăng giá với tỉ lệ trung bình khoảng 9,3% và có 6 lượt mặt hàng giảm giá với mức 3%.

    Người bệnh lãnh đủ!

    Với thâm niên gần 15 năm kinh doanh thuốc chữa bệnh, chị Minh Ngọc cho biết các loại thuốc của Pháp dù giá khá cao, có khi từ vài trăm đến cả triệu đồng một hộp, nhưng vẫn có một lượng khách hàng rất lớn. “Đợt tăng giá này sẽ tác động nhiều đến những người mắc bệnh mãn tính như tim mạch, huyết áp, tiểu đường bởi thuốc kháng sinh có thể dùng 5 đến 10 ngày là xong nhưng với các bệnh mãn tính thì phải dùng đều đặn”- bà Nguyễn Hải Vân nhận định.

    Tuy nhiên, điều mà cả người bán lẫn người mua đều băn khoăn là tại sao giá thuốc lại tăng mà không có những lý do cụ thể. “Trước đây, tỉ giá ngoại tệ, giá xăng dầu tăng… thì còn có lý để nói với khách hàng rằng do tác động của yếu tố đầu vào nhưng nay, khi khách hàng thắc mắc thì chúng tôi chỉ biết “đổ” tại nhà sản xuất, nhà phân phối. Thế nhưng mấy ai tin, họ chỉ nghĩ nhà thuốc đang bắt chẹt người bệnh”, chị Hoàng Oanh, bán thuốc ở phố Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội, phân trần.

    Theo PGS. TS Trương Văn Tuấn, Chủ tịch Hội Dược sĩ bệnh viện TPHCM, đến nay tại Việt Nam đã có hàng chục công ty dược sản xuất được thuốc generic (thuốc gốc) với giá rẻ hơn và tương đương với thuốc của nước ngoài. Nhiều loại thuốc về tim mạch, thần kinh, chống ung thư hay viêm gan… đã được các bệnh viện ủng hộ. “Về lâu dài, chắc chắn những loại thuốc do Việt Nam sản xuất sẽ dần thay thế những loại thuốc ngoại đắt tiền”, ông Tuấn khẳng định.

    Bị làm giá trước khi đến tay người bệnh (?)

    Theo quy định mới nhất về quản lý giá thuốc dành cho người, đối với các trường hợp kê khai lại giá thuốc, chậm nhất 17 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ kê khai lại giá theo đúng hướng dẫn, nếu phát hiện giá thuốc kê khai lại không hợp lý thì Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) hoặc sở y tế các địa phương sẽ có ý kiến bằng văn bản về giá thuốc kê khai lại và nêu rõ lý do. Sau thời gian này, nếu cơ quan quản lý không có ý kiến thì đương nhiên thuốc được điều chỉnh theo đề xuất của nhà sản xuất, phân phối, nhập khẩu. Một trong những yếu tố để xem xét tính hợp lý của giá thuốc là xác định giá thuốc ở những nước có điều kiện y tế, thương mại tương tự Việt Nam để làm cơ sở so sánh với giá thuốc trong nước. Tuy nhiên, đây vẫn đang là một thách thức đối với cơ quan quản lý. Vì thế, không ít người lo ngại rằng thuốc đã bị làm giá trước khi đến tay người bệnh.

    Nguồn: bau.vn
    ThoTre.Com

  9. Với chiêu “phù phép” xuất nhập khẩu giữa Công ty GlaxoSmithKline Pte Ltd Singapore (GSK) và một công ty dược VN, giá một số loại thuốc được đẩy lên gấp 4-5 lần trong quá trình đi vòng vèo trên giấy.


    duong-di-cua-gia-thuoc-tu-nha-san-xuat-d
    Đường đi của giá thuốc từ nhà sản xuất đến thị trường

    Tháng 9/2010, Công ty cổ phần dược phẩm Savi (Savipharm, KCX Tân Thuận, Q.7, TP.HCM) và GSK ký kết “chuyển giao quyền lưu hành sản phẩm của Savipharm cho GSK Singapore”. Ba tháng sau, hai bên tiếp tục ký “hợp đồng sản xuất và cung ứng thuốc”.

    Hai công ty này được Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cho phép chuyển nhượng số đăng ký thuốc (số lưu hành của sản phẩm trên thị trường) cho nhau theo quy định của Bộ Y tế. Từ việc chuyển nhượng này đã xuất hiện những chuyện mờ ám, khiến giá thuốc tăng chóng mặt.

    Thay tên, đổi vỏ

    Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, trong khoảng thời gian từ năm 2008-2011, Cục Quản lý dược đã cấp giấy phép lưu hành sản phẩm (gọi tắt cấp phép) cho Savipharm 15 mặt hàng thuốc. Tất cả các thuốc này đều không phải là thuốc đặc trị (chỉ là các loại thuốc thông thường như thuốc bổ, kháng sinh, tiêu hóa...). Năm 2010 và 2011, Cục Quản lý dược có công văn đồng ý cho Savipharm thay đổi công ty đăng ký và thay đổi tên thuốc đối với các mặt hàng nói trên cho GSK.

    Trong các văn bản mà Cục Quản lý dược cho phép Savipharm thay đổi công ty đăng ký và thay đổi tên thuốc đều nói rõ: “Ngoài những nội dung được thay đổi, tất cả các nội dung khác giữ nguyên như hồ sơ đăng ký thuốc lưu tại Cục Quản lý dược”. Sau đó, Cục Quản lý dược cấp lại giấy phép các thuốc được đổi tên cho GSK với số đăng ký y như đã cấp cho Savipharm. Điều này đồng nghĩa với hồ sơ sản xuất, kỹ thuật bào chế không có gì thay đổi, tính mới của sản phẩm cũng không có bổ sung.

    Sau khi Savipharm ký kết “hợp đồng sản xuất và cung ứng thuốc” với GSK, thời gian qua Savipharm thực hiện sản xuất 6/15 mặt hàng thuốc. Sản xuất xong, Savipharm xuất khẩu tại chỗ cho GSK thông qua nhà nhập khẩu là Công ty cổ phần Dược liệu trung ương 2 (Phytopharma, ở TPHCM) với giá thành xuất khẩu rất thấp.

    Cụ thể, theo hồ sơ, từ ngày 18/10/2011 đến 17/5/2012, Savipharm thực hiện xuất khẩu tại chỗ sáu đợt thuốc, với số lượng tổng cộng 103.963 hộp cho sáu loại thuốc. Trị giá tiền xuất khẩu khai báo hải quan trên 3,1 tỉ đồng (không VAT). Tuy nhiên, toàn bộ số thuốc này được Phytopharma thực hiện nhập khẩu tại chỗ với giá khai báo hải quan hơn 1 triệu USD. Giá 1 USD ở thời điểm nhập các lô hàng này bình quân là 20.793 đồng.

    Như vậy, chỉ qua việc thay tên, đổi vỏ từ thuốc sản xuất trong nước thành nước ngoài, tổng cộng sáu loại thuốc này bị đẩy giá lên gần 18,2 tỉ đồng. Có ba loại thuốc của Savipharm sau khi được “thay áo mới” đã tăng giá gấp 2-3 lần và ba loại thuốc tăng giá hơn 4 lần. Giá đến tay người bệnh thật sự còn cao hơn nữa (xem bảng).

    bang-gia-6-loai-thuoc-sau-khi-thay-ten-m
    Bảng giá 6 loại thuốc sau khi “thay tên mới”

    Không minh bạch?

    Trả lời về việc nhượng số đăng ký thuốc của Savipharm cho GSK, ông Trần Tựu, chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc Savipharm, cho rằng trong quá trình hợp tác, GSK chuyển giao hệ thống các văn bản quản lý chất lượng và thực hiện đào tạo, chuyển giao công nghệ cho cán bộ chủ chốt cho Savipharm... Nhờ chuyển giao này, Savipharm đã sản xuất thuốc theo chuẩn mực chất lượng của GSK và xuất khẩu tại chỗ một số sản phẩm cho GSK.

    Ông Tựu khẳng định việc hợp tác giữa Savipharm với GSK giúp người bệnh tiếp cận được nguồn thuốc theo tiêu chuẩn của GSK có chất lượng tương đương thuốc nhập khẩu từ các nước phát triển nhưng giá chỉ bằng 40-50% giá thuốc nhập khẩu. Việc hợp tác còn “góp phần kiểm soát được giá thuốc và nguồn thuốc ổn định với chất lượng cao, giảm phụ thuộc thuốc nhập khẩu, thay thế dần thuốc ngoại nhập bằng nguồn thuốc sản xuất trong nước ổn định với giá phải chăng...”.

    Tuy nhiên, khi được hỏi về việc giá đến tay người bệnh tăng rất cao so với giá xuất bán của Savipharm thì ông Tựu nói không hay biết gì.

    Trao đổi về việc giá thuốc tăng quá cao sau khi “thay tên, đổi áo” của GSK và Savipharm, giám đốc một công ty dược phẩm lớn (đề nghị giấu tên) hết sức ngạc nhiên và bất bình. Vị giám đốc này nói: “Tôi nghĩ ở đây có vấn đề. Rõ ràng số đăng ký của 15 loại thuốc không thay đổi khi được chuyển từ Savipharm sang cho GSK đứng tên đăng ký. Số đăng ký thuốc không đổi tức là hồ sơ sản xuất, công nghệ bào chế phải giữ nguyên. Về mặt khoa học, tính chất mới của sản phẩm như vậy là không có gì thay đổi. Do đó, việc đẩy giá thuốc từ mức vài trăm đồng lên vài ngàn đồng một viên như vậy là không minh bạch”.

    Cũng theo vị giám đốc này, về mặt thương mại có thể “gắn tên, gắn tuổi” khác nhưng về bản chất thuốc không thay đổi thì giá thuốc cũng không thể tăng quá mức như vậy. Ngay cả việc GSK chuyển giao hệ thống văn bản quản lý chất lượng hay đào tạo, chuyển giao công nghệ cũng không liên quan gì đến công thức bào chế thuốc.

    Nhiều công ty dược trong nước mời chuyên gia nước ngoài sang hỗ trợ, chuyển giao công nghệ nhưng giá thuốc đâu có tăng khủng khiếp như vậy. Vị giám đốc này cho biết thêm nếu doanh nghiệp muốn thay đổi giá thuốc cũng phải được sự đồng ý của Cục Quản lý dược.

    15 mặt hàng thuốc được khoác “áo mới”

    banggia6loaithuocsaukhithaytenmoi.jpg
    Hai trong số sáu loại thuốc bị đẩy giá lên quá cao sau khi được chuyển công ty đăng ký và đổi tên thuốc - Ảnh: L.TH.H.

    Tên khi được Cục Quản lý dược cấp phép cho Savipharm: Savi C 1000, Savi Multivitamin Adult, Savi Broxol 30, Savi Calcium 500, Savi BDD, Savi Dome 10, Savi Lope 2, Savi Direin, Glimepiride Savi 4, Meloxicam Savi 15, Meloxicam Savi 7.5, Savi Metformin 500, Metformin Savi 850, Metformin Savi 1000 và Savi Zentac.

    Tên thuốc sau khi được đổi: Vitamin C GSK 1000mg, Multivitamin GSK Adult, Ambroxol GSK 30mg, Calcium GSK 500mg, BDD GSK 25mg, Domperidone GSK 10mg, Loperamide GSK 2mg, Diacerein GSK 50mg, Glimepiride GSK 4mg, Meloxicam GSK 15mg, Meloxicam GSK 7.5mg, Metformin GSK 500mg, Metformin GSK 850mg, Metformin GSK 1000mg và Ranitidine GSK 150mg.

    Nguồn: bau.vn
    ThoTre.Com

  10. Trước hết bạn hãy xem lại cách mình tẩy trang lông mi. Vì đây là loại không thấm nước nên rất bền, khó có thể làm trôi với một loại sữa thường, trừ khi bạn phải kỳ, dụi mí mắt thật mạnh và chỉ làm rụng lông mi thôi.


    img-thing?.out=jpg&size=l&tid=34695196

    Giải pháp tích cực: hãy chọn sữa tẩy trang đặc biệt dành riêng cho mỹ phẩm lâu phai. Để tránh có mí mắt bụp vào sáng hôm sau hãy kết thúc công việc tẩy trang bằng việc đắp lên mắt miếng bông có thấm lotion hoặc nước khoáng.

    Nguồn: thanhnien
    ThoTre.Com

  11. Ngày 7.7 tại quốc lộ 1A (TP.HCM), tổ liên ngành Trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức và Đội CSGT Rạch Chiếc phát hiện 6 trường hợp vi phạm vận chuyển gia súc gia cầm bẩn, hướng từ Đồng Nai về TP.HCM.


    thitban.jpg
    Tang vật thịt bẩn vận chuyển về TP.HCM bị phát hiện, tiêu hủy

    Tang vật vi phạm gồm 628 kg thịt heo, 5.165 con gia cầm. Bà Đặng Thị Tuyết, Trưởng Trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức cho biết, trước đó, từ ngày 30.6 - 5.7, Trạm cũng đã phát hiện 19 trường hợp vi phạm, tang vật gồm hơn 9,6 tấn thịt bẩn, 132 con gia cầm, 18.300 quả trứng gia cầm.

    Tất cả các trường hợp vi phạm đều vận chuyển bằng xe máy từ Đồng Nai về TP.HCM.

    Chiều 5.7, tổ liên ngành thú y huyện Bình Chánh thu giữ 213 con gà, vịt cùng 15kg phụ phẩm gà, vịt kinh doanh lậu, không giấy kiểm dịch. Ngoài ra, tổ kiểm tra còn phát hiện ông Hồ Văn Sỹ chuẩn bị giết mổ lậu 5 con heo tại ấp 1, xã Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh).


    Nguồn: thanhnien
    ThoTre.Com

  12. Đối với hàng triệu người bệnh, cầm tấm thẻ BHYT đi khám chữa bệnh là họ đã chuẩn bị sẵn tư tưởng đối diện với rất nhiều khó khăn, trở ngại.

    Có lẽ vì thế mà nhiều người không thuộc diện BHYT bắt buộc khăng khăng thà đi vay tiền chữa bệnh, chứ nhất định không mua BHYT.

    Copy20of20a15923.jpg
    Người tham gia BHYT còn không ít khó khăn khi thanh toán chi phí khám, chữa bệnh.
    Ảnh: Dương Ngọc


    Bài 1: Vượt “cửa ải” bảo hiểm y tế

    Hành trình mà các bệnh nhân đang chữa ở các BV Hà Nội chia sẻ với PV cho thấy, BHYT đúng là những cửa ải không dễ vượt qua.

    Hối hận vì đi theo thẻ

    Ngày 4/7, ông Nguyễn Văn Tâm (ở phường Cao Thắng, TP.Hạ Long) vừa được tiến hành mổ tắc ống mật tại BV Việt - Đức sau một tháng phát hiện bệnh. Kể lại cho PV Báo Lao Động nghe hành trình qua 5 cơ sở y tế trong thời gian 30 ngày này, bà Nguyễn Thị Mai - vợ ông Tâm - chốt lại: Nếu biết là phải qua nhiều cửa ải thế này, chúng tôi đã đi thẳng lên tuyến T.Ư.
    Ông Tâm là cán bộ có công với cách mạng, nên được cấp thẻ BHYT và thuộc diện chi trả 100%. Là người khỏe mạnh, mỗi sáng đều đi bộ 30 phút, nhưng thời gian gần đây ông có biểu hiện chán ăn, nhiều người nhận xét là nước da ông bị vàng. Ông đến trạm y tế phường khám thì được chẩn đoán là bị bệnh gan. Cấp cho ông Tâm một số thuốc bổ, trạm chuyển ông lên TT y tế Cao Xanh. Tại đây, ông được chẩn đoán là sỏi mật bùn, viêm gan cấp tính.

    Theo nguyện vọng của gia đình, TT chuyển ông lên BV Đa khoa Bãi Cháy. Vì không rõ nguyên nhân bệnh thận, nên BV Bãi Cháy tập trung vào bệnh gan cho ông. Sau 10 ngày, ông được ra viện, tuy không đau, ăn được khỏe, nhưng ông vẫn bị vàng da. Khi cấp giấy ra viện cho ông, BV ghi: Bệnh nhân viêm phế quản cấp, đã điều trị kháng sinh và long đờm. Nhưng giấy chuyển viện lại ghi là viêm gan B cấp, tắc ống mật không rõ nguyên nhân. Bà Mai và người thân nhìn 2 tờ giấy ghi khác nhau mà không biết lý giải thế nào.

    Lên Hà Nội, theo giấy giới thiệu của BV Đa khoa Bãi Cháy, ông Tâm được điều trị 1 tuần để chuẩn bị cho ca mổ tại một BV đa khoa đầu ngành ở Hà Nội, với chẩn đoán tắc ống mật. Qua tìm hiểu, gia đình được biết, BV Việt - Đức có nhiều kinh nghiệm hơn trong phẫu thuật tắc ống mật, nên đã xin chuyển sang đây. Nghĩ đến cảnh chờ đợi đã 1 tháng, các con ông quyết định đưa thẳng ông vào khoa Điều trị tự nguyện C1 của BV Việt - Đức để ông Tâm có thể được mổ sớm hơn. Hai mẹ con thay nhau trông bệnh nhân, bà Mai cho biết: Tiền nộp tạm ứng khi nhập viện của ông Tâm là 15 triệu, ông sẽ được thanh toán BHYT. Nhưng nhìn lại 1 tháng lay lắt, nóng ruột vì chờ đợi, bà bảo đã không nghe lời con cái, thà trả cả 15 triệu đồng ngay từ đầu để được phẫu thuật sớm, còn hơn chịu đựng như vậy.

    ImageCA68M3R7.jpg
    Người bệnh gặp nhiều khó khăn về thủ tục thanh toán BHYT.
    Ảnh: Dương Ngọc


    Thẻ BHYT: Để làm gì?

    Chồng chị Nguyễn Thị Mến (ở xã Thanh Thủy, huyện Thanh Hà, Hải Dương) đã điều trị tại BV đa khoa tỉnh 7 ngày, với chi phí là 12 triệu đồng. Chồng chị là anh Hoàng Văn Quang làm nông nghiệp, không có thẻ BHYT, nên phải chi trả toàn bộ số tiền này. Chị Mến lắc đầu cho câu hỏi của PV Báo Lao Động: Sau đợt điều trị đó, anh chị có quyết định mua thẻ BHYT? Lý do là khi anh Quang nằm viện cùng một bệnh nhân có bệnh giống anh Quang có thẻ BHYT, những ngày đầu tiên, anh phải trả 800.000 đồng tiền thuốc/ngày, họ cũng trả 800.000 đồng. Vài hôm sau, khi tiền thuốc giảm còn 600.000 đồng/ngày, bệnh nhân nọ cũng trả như thế. So sánh bằng thực tế khám chữa bệnh như vậy, chị kết luận: Nếu phải mổ, mất nhiều tiền thì mới mua thẻ BHYT, còn chỉ nằm viện lấy thuốc thì nhất định là anh chị sẽ không mua thẻ.

    Anh Đinh Ngọc Thắng (ở xã Vân Hà, huyện Đông Anh) vừa tốt nghiệp Trường ĐH Giao thông Vận tải. Bốn năm học ở trường, anh Thắng chưa một lần dùng tấm thẻ BHYT. Mấy lần đi khám bệnh viêm họng, hô hấp hoặc khám lặt vặt, anh Thắng đều đến một cơ sở y tế tư nhân hoặc bệnh viện gần nhà nhất. Lý do là thẻ BHYT của anh Thắng có cơ sở khám bệnh ban đầu chính là trạm y tế Trường ĐH Giao thông Vận tải. Từ nhà tới trường mất 40km, đã ốm đau lại còn đi vòng vèo để khám bệnh và được thanh toán đúng tuyến, anh Thắng chọn cách đi tắt.

    Nhìn thấy trước được cảnh phải vạ vật, chờ đợi và khổ ải nếu đi khám cửa bảo hiểm, nhiều người bệnh dù có thẻ BHYT thà trả tiền tươi thóc thật còn hơn. Có lẽ vì thế mà bất cứ khoa khám bệnh theo yêu cầu hay giường tự nguyện của BV nào cũng luôn đầy kín. Và cũng vì thế, nhiều người chưa một lần dùng thẻ từ khi được cấp, thẻ BHYT như một vật vô tri, không có thì thiếu, mà có thì thừa đối với họ.

    (Tên thật của các nhân vật trong bài đã được đổi)



    Theo AloBS

    logo_bacsi.jpg

  13. Bộ Y tế Philippines đã yêu cầu tăng cường kiểm tra y tế những hành khách tại các sân bay quốc tế nhằm ngăn chặn sự xâm nhập dịch bệnh lạ từ Campuchia.

    576151.jpg
    Trẻ em chờ khám bệnh tại một bệnh viện ở thủ đô Phnom Penh, Campuchia


    “Việc tăng cường kiểm tra hành khách tại các sân bay sẽ không được dừng lại cho đến khi dịch bệnh được khống chế” - Bộ trưởng Enrique Ona phát biểu ngày 7/7. Tuy nhiên, ông Ona nói khuyến nghị hạn chế du lịch đến Campuchia chưa được ban hành.

    Bộ trưởng Ona cho biết đã chuẩn bị phương án để đối phó với dịch bệnh bí ẩn này. “Với những dịch bệnh lạ, Trung tâm Dịch tễ quốc gia là đơn vị chịu trách nhiệm chính, còn Cục Kiểm dịch sẽ tăng cường giám sát dịch bệnh để ngăn ngừa lây lan qua biên giới”.

    Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cảnh báo Philippines và nhiều quốc gia láng giềng của Campuchia về dịch bệnh lạ ở Campuchia. Bộ Y tế Philippines cho biết cảnh báo của WHO và Bộ Y tế Campuchia phù hợp với điều lệ y tế quốc tế rằng “khi một quốc gia tuyên bố dịch bệnh lạ, những nước láng giềng cần được cảnh báo để hành động phù hợp”.

    “Chúng tôi đang khuyên dân chúng tìm hiểu về rủi ro khi đi đến Campuchia trong thời điểm này, từ đó hoãn những chuyến đi không cần thiết đến Campuchia. Với những người buộc phải đến đó, cần thực hiện những biện pháp phòng ngừa” - Bộ Y tế Philippines lưu ý.

    Cơ quan này yêu cầu những ai vừa trở về từ vùng dịch và có triệu chứng của bệnh lạ “phải báo cáo cho nhân viên y tế cộng đồng ngay lập tức”.

    Trong khi đó, Bộ Y tế Campuchia xác định ít nhất 74 bệnh nhân nghi đã nhiễm bệnh lạ này. Triệu chứng được chẩn đoán gồm sốt cao, suy hô hấp hoặc thần kinh. Đã có 61 trẻ em dưới 7 tuổi thiệt mạng vì dịch bệnh trong 3 tháng qua, trong đó 56 ca tử vong ở thủ đô Phnom Penh, còn lại ở Siem Reap. Phần lớn bệnh nhân qua đời trong vòng 24 tiếng sau khi nhập viện.

    WHO đang phối hợp cùng Bộ Y tế Campuchia điều tra dịch bệnh. Theo khảo sát ban đầu, nhân viên tại bệnh viện tiếp nhận các bệnh nhi ở thủ đô Phnom Penh không có dấu hiệu lây nhiễm.



    Theo AloBS

    logo_bacsi.jpg

  14. - Album này là 1 phần trong album cưới của NS.Ng Văn Chung và Cela Kim Thanh, đám cưới của cặp đôi này đang là đề tài hot của báo mạng mấy hôm nay, tính đến nay có ít nhất 3 người chụp wedding cho cặp này ( Lý Võ Phú Hưng, Lữ Đắc Long và em :D) phân khúc này ko có mặc sore nên e mạo mụi post bên Box chân dung , tên album cũng chính là tên bài hát do chú rể sáng tác.

    *** Riêng phân hình cưới thì em up 1 mớ trên facebook , ai có hứng thú thì vào xem nhé :
    http://www.facebook.com/media/set/?s...2410775&type=3



    - HK 1 :
    7537298048_feb1c661fa_c.jpg


    - HK 2 :
    7537296108_087f557e44_c.jpg


    - HK 3 :
    7537305774_54eacff207_c.jpg


    - HK 4 :
    7537307010_6350aeeed3_c.jpg


    - HK 5 :
    7537315324_89802f9cf4_c.jpg


    - HK 6 :
    7537299420_f1f6619740_c.jpg


    - HK 7 :
    7537304460_48bcf7398a_c.jpg


    - HK 8 :
    7537303126_bfb04c54ef_c.jpg


    - HK 9 :
    7537301166_5b9e16889c_c.jpg

    ...................Xem size lớn hơn vùi lòng vào flickr : http://www.flickr.com/photos/hk-d

  15. Mất ngủ sẽ làm bạn chóng già và xuống sắc, không những thế nó còn kéo theo một loạt các vấn đề về sức khỏe khiến bạn gặp không ít phiền toái.

    1. Không nên ngủ ngày

    Việc mất ngủ vào ban đêm khiến bạn thường ngủ bù vào ban ngày nhưng về lâu dài điều này tạo thành thói quen thực sự không tốt cho sức khoẻ của bạn.

    Vì vậy hãy cố tránh "ngủ gà" vào ban ngày để có được một đêm dài yên giấc.

    2. Từ bỏ những thói quen xấu

    Nếu bạn thường xuyên hút thuốc lá, uống cà phê, rượu hoặc những đồ uống có chứa cồn vào buổi tối thì có nghĩa là bạn đang góp phần làm căn bệnh mất ngủ thêm nghiêm trọng.

    3. Tập thể dục buổi sáng

    Hãy bắt đầu ngay từ hôm nay để có được cơ thể khoẻ mạnh và tinh thần sảng khoái. Ngoài ra những bài tập nhẹ trước khi đi ngủ cũng rất có tác dụng cho giấc ngủ của bạn.

    d2angu.jpg

    4. Tắt điện

    Dù đã tắt hết điện trong phòng ngủ nhưng những ánh điện le lói từ nhà hàng xóm hay từ những ngọn đèn cao áp ngoài phố vẫn có thể ảnh hưởng đến bạn.

    Hãy tìm cách để căn phòng của bạn không bị ảnh hưởng bởi những ánh sáng đó. Điều này không những tốt cho giấc ngủ mà còn tốt cho sự thư giãn của đôi mắt.

    5. Cân bằng lượng sắt trong cơ thể

    Bạn có biết sự thiếu sắt trong cơ thể cũng là một tác nhân gây ra rắc rối cho giấc ngủ. Vì vậy nếu bạn bị mất ngủ hãy kiểm tra hàm lượng sắt trong máu. Nếu nó chính là thủ phạm làm mất đi giấc ngủ ngon của bạn thì chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý để cân bằng lại lượng sắt trong cơ thể, giấc ngủ của bạn sẽ được cải thiện đáng kể.

    6. Thư giãn

    Để có được giấc ngủ sâu bạn cần một chiếc giường êm ái, sạch sẽ và quan trọng là bạn cần điều chỉnh nhiệt độ trong phòng phù hợp.

    Một chút âm nhạc để thư giãn cũng là một giải pháp không tồi.

    Ngoài ra tắm nước nóng và nhâm nhi một chút trà bạc hà chắc chắn sẽ làm bạn cảm thấy sự khác biệt rõ rệt khi thức dậy vào sáng hôm sau.

    7. Không ăn nhiều

    Đặc biệt là trước khi đi ngủ bạn không nên ăn no, cũng không nên uống quá nhiều nước. Nếu bạn thường ăn tối muộn phải ăn ít nhất 2 tiếng trước khi đi ngủ.

    8. Sữa nóng

    Nó không những xoa dịu những dây thần kinh sau một ngày làm việc căng thẳng mà còn là bước chuẩn bị tốt cho giấc ngủ của bạn. Có thể cho thêm một chút ngũ cốc hoặc bánh mì nướng, nhưng đậu phộng mới là lựa chọn thích hợp nhất cho những người mất ngủ.

    9. Viết ra những điều làm bạn phiền muộn

    Đôi khi những phiền muộn và âu lo sẽ làm bạn thao thức và khó có thể ngủ ngon giấc. Các chuyên gia cho rằng một phương pháp tốt để làm dịu đi những nỗi muộn phiền ấy là hãy trút hết ra giấy những gì bạn đang bức xúc.



    Theo AloBS

    logo_bacsi.jpg

  16. Sản phẩm dầu gội đầu Dove, Lux thuộc công ty đa quốc gia Unilever ở Đài Loan vừa được tìm thấy chứa chất hóa học formaldehyde (methanal).

    Theo chuyên gia hóa học môi trường Dong Jinshi, formaldehyde là hóa chất gây ung thư. Vì vậy, nhà sản xuất Unilever phải có trách nhiệm thông báo thành phần độc hại có trong sản phẩm của mình để khách hàng có thể chọn lựa khi mua. Mặc dù vậy, các sản phẩm Lux và Dove vẫn đạt tiêu chuẩn mỹ phẩm theo quy định quản lý y tế ở Đài Loan.

    CMSLUX.jpg
    Dầu gội Lux (Ảnh: People.com)


    Được biết, formaldehyde là một hợp chất hóa học hữu cơ không màu, mùi khó chịu, có công thức CH2O, có dạng đơn giản là aldehyde, nên còn được gọi là methanal.

    Hóa chất này được xem là loại độc hại đối với sức khỏe của con người. Chương trình hóa chất độc hại quốc gia Mỹ đã xếp formaldehyde là một chất gây ung thư.

    Nuốt phải 30ml chứa 37% formaldehyde có thể khiến một người trưởng thành bị tử vong. Các chất lỏng chứa formaldehyde có tính ăn mòn và gây ra thương tích nghiêm trọng cho hệ tiêu hóa.



    Theo AloBS

    logo_bacsi.jpg

  17. Các chất gây nghiện như thuốc phiện, cocaine, heroin…chúng tác động đặc biệt vào hệ thần kinh trung ương và nếu dùng lặp lại nhiều lần thì sẽ dẫn đến trạng thái nghiện ma túy.

    Tuy nhiên, khoảng 4-5 năm trở lại đây tình trạng thanh, thiếu niên lạm dụng một số chất gây nghiện tồn tại dưới dạng các dung môi hữu cơ có tác dụng giống như những tiền chất ma túy và một số loại thảo dược thuộc họ cần sa đang trở nên phổ biến như: hít “keo” (dung môi hữu cơ), hút “pin” (còn gọi là cỏ Malay hay thuốc lào Canada), hút “shisha” (còn gọi là thuốc lào Ả-rập). Đặc biệt theo quan niệm của một số bộ phận giới trẻ hút shisha không gây nghiện, không ảnh hưởng đến sức khỏe.

    300bc6c.jpg

    Báo động “chơi” ở giới trẻ

    Hiện nay một số thanh, thiếu niên (kể cả học sinh phổ thông) ở một số thành phố lớn như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Phòng,… đang lạm dụng việc hít các dung môi hữu cơ trong các loại keo dán gỗ, nhựa, kim loại. Số trẻ em hít ngày càng nhiều, nhiều học sinh (chủ yếu ở độ tuổi từ 9-18 tuổi) bỏ cả trường lớp theo các bạn lớn tuổi hơn ngồi cả ngày trong cửa hàng Internet để hít keo. Hình thức sử dụng rất đơn giản, với giá thành “cực rẻ”, các đối tượng mua các ống keo dán gỗ, nhựa, kim loại đổ ra các túi nilông ở cửa hàng tạp hóa rồi đưa lên mũi để hít.

    300bc6c.jpg
    "Pin" trá hình thành điếu thuốc. Ảnh: TL


    Nếu sang hơn một chút thì “hút cỏ”mà dân chơi (người sử dụng) thường gọi bằng các tên gọi khác nhau, ở Hà Nội, Hải Phòng dân chơi thường gọi là: “pin”, “cỏ Malay”, còn ở thành phố Hồ Chí Minh dân chơi gọi là “cỏ Ca” hay còn gọi là “thuốc lào Canada”, bởi chúng có xuất xứ từ Canada. “Pin” được chế biến dưới dạng sợi thuốc gói trong túi nylon hoặc ép thành bánh để dân chơi xắt ra, bóp vụn rồi quấn vào giấy để hút và thường ngụy trang pin như điếu thuốc lá bình thường và có thể “sạc pin” (hút, sử dụng) ở bất cứ đâu.

    Một trào lưu mới được giới trẻ ưa chuộng đó là hút Shisha. Shisha là một kiểu thút thuốc qua ống nước, phổ biến ở các quốc gia Ảrập, trong đó những loại thảo mộc tạo mùi thơm được đốt cách nhiệt bằng than, qua một ống nước và người dùng hít khí vào bằng ống. Tuy nhiên, cách hút này hiện đã phổ biến đến nhiều nước châu Á, và tại các nước phương Tây như Anh, Mỹ, Canada... như một thú tiêu khiển. tại Việt Nam gần đây, để “làm mới” trào lưu, nhiều nơi còn kinh doanh kiểu biến tướng shisha như pha thêm rượu mạnh thay nước đun để tăng độ “phê”. Thậm chí một số thanh, thiếu niên đang sáng tạo ra những cách hút shisha đầy mạo hiểm bằng việc kết hợp với cần sa.

    Hủy hoại sức khỏe và tương lai

    Theo kết quả phân tích hai loại keo mà giới trẻ thường sử dụng trên cho thấy: trong hai loại keo này có 28 loại dung môi hữu cơ khác nhau, trong đó có ba loại rất độc cho sức khỏe là methylene chloride (hàm lượng 12,95%), ethyl acetate (6,20%) và toluene (77,11%). Ngoài ra, trong hai loại keo này còn có nhiều loại hóa chất độc hại khác nhưng ở hàm lượng thấp hơn các loại trên như xylene, benzene, butyl acetate, ethyl cyclopentane... Nếu hít thời gian ngắn có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, gây trầm cảm, ức chế hô hấp, tổn hại phổi, hại gan, thận, gây suy tủy xương, rối loạn nhịp tim, thoái hóa não, ảnh hưởng đến dây thần kinh ngoại biên; nếu hít thường xuyên, lâu dài sẽ bị bệnh ung thư.

    Đối với loại pin hay còn gọi là “hút cỏ” cũng gây nghiện như các loại ma túy khác, người hút lâu dài sẽ tổn thương các tế bào não và có thể làm người sử dụng bị suy nhược thần kinh, rối loạn nhận thức, mất khả năng tập trung. Điều đặc biệt, nếu như những người sử dụng các chất ma túy khác khi bị cơ quan chức năng phát hiện và tiến hành xét nghiệm nhanh tại chỗ bằng các loại thuốc thử thông thường sẽ cho kết quả dương tính, nhưng đối với người sử dụng “pin” khó xét nghiệm có dính chất ma túy hay không vì một số xét nghiệm nhanh không phản ứng với loại “pin” này. Do vậy, cơ quan chức năng muốn biết rõ có kết quả chính xác thì phải làm xét nghiệm chuyên biệt hơn.

    Hút shisha cũng gây nghiện

    Theo quan niệm của nhiều dân chơi những hút Shisha không hại và không gây nghiện như heroin, thuốc phiện, thuốc lắc,…. Vì hút shisha có điểm đặc biệt hơn vì Shisha có thành phần là thảo dược, mật ong... Hút Shisha được coi là một nét văn hoá trong giao tiếp của người Ả-rập và một số nước thuộc khu vực Trung Đông và đa số mọi người coi là “không độc hại gì”.. Hiện tại ở nước ta chưa có nghiên cứu chính thức nào về sự độc hại của shisha nên nó không có trong danh mục hàng cấm và được nhập khẩu, buôn bán, sử dụng công khai.

    Trong khi đó, ở một số nước trên thế giới, việc nghiên cứu shisha được thực hiện rất nghiêm ngặt và chuyên sâu. Tổ chức Y tế Thế giới và Hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo, trong một lượt hút shisha kéo dài một giờ, một người có thể sẽ hít nhiều gấp 100 đến 200 lượng khói và nhiều hơn 70% lượng nicotin so với hút một điếu thuốc lá.

    Một nghiên cứu của Anh cho biết, kiểu hút này sản ra lượng khói độc CO cao hơn cả thuốc lá. Nếu một người hút hết một mẻ này, thì lượng khí CO mà họ hít phải cao gấp ít nhất 4-5 lần so với một điếu thuốc tạo ra. Hàm lượng CO cao có thể dẫn đến tổn thương não và bất tỉnh. Người hút shisha hít độc chất từ hắc ín gồm monoxide carbon (CO), các kim loại nặng và các hoá chất gây ung thư (carcinogen) gấp 100 lần so với hút thuốc lá, nước trong bình shisha không lọc được các thành phần độc hại trong khói thuốc.

    Khí CO làm giảm lượng oxy đến phổi và gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng như hẹp mạch máu, ung thư phổi, nhồi máu cơ tim, đột quỵ... Bình nước trong shisha còn là nơi tiềm ẩn rất nhiều vi khuẩn có thể các bệnh lây nhiễm như: bệnh lao, cúm, virut, viêm gan,… nhất là khi nhiều người sử dụng chung. Vì vậy, hậu quả là người hút phải luỵ đến các chất gây nghiện khác như thuốc lắc và ma tuý thật sự. Đến đây đúng là bước cuối tới cửa tử!



    Theo AloBS

    logo_bacsi.jpg

  18. Các nhà khoa học đã phát triển thành công một loại vắc-xin mới có thể giúp chống lại bệnh béo phì.

    Tiến sĩ Keith Haffer và các cộng sự thuộc công ty dược Braasch Biotech (Mỹ) đã phát minh ra một loại vắc-xin chống béo phì có thể giúp hệ miễn dịch kìm hãm cơ thể tăng cân. Kết quả thử nghiệm trên chuột cho thấy một mũi vắc-xin này có thể giúp giảm 10% trọng lượng sau 4 ngày.

    images945863anh.jpg
    Các nhà khoa học đã tiến hành với một nhóm chuột béo phì được nuôi bằng những thực phẩm giàu chất béo.


    Kết quả cho thấy trọng lượng của những con chuột được tiêm vắc-xin giảm 10% sau 4 ngày. 3 tuần sau mũi tiêm thứ nhất, những con chuột được tiêm một mũi vắc-xin chống béo phì thứ hai nhằm giúp chúng duy trì trọng lượng cơ thể ổn định.
    Sớm nhất phải 7-10 năm nữa, Vắc-xin chống béo phì mới có mặt trên thị trường

    “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng bệnh béo phì hoàn toàn có thể được điều trị bằng vắc-xin”, tiến sĩ Keith Haffer, người đứng đầu nghiên cứu cho biết.

    Vắc-xin chống béo phì kích thích hệ miễn dịch tạo ra các kháng thể chống lại somatostatin, loại hormone làm chậm quá trình trao đổi chất và khiến cơ thể tăng cân. Sau khi hormone somatostatin bị vô hiệu hóa, quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn và trọng lượng cơ thể sẽ giảm.

    Tuy nhiên, những người mắc bệnh béo phì không nên vui mừng quá sớm, bởi vì các nhà khoa học mới đang ở trong giai đoạn nghiên cứu ban đầu. Sớm nhất phải 7-10 năm nữa, Vắc-xin chống béo phì mới có mặt trên thị trường.



    Theo AloBS

    logo_bacsi.jpg

  19. Đi du lịch tình cơ gặp em tại Hội An, cả bộ ảnh được thực hiện trong vòng 20p vào sáng sớm trước khi mình lên đường về, không có chủ định gì cụ thể cả nên các bác cứ coi như ảnh lưu niệm cũng được, mình xin lên trước 2 tấm! Sau 1 thời gian mượn canon để thẩm thì đây cũng là bộ ảnh quay về lại với nikon! ^^
    #1
    7535187256_3aa613b664_z.jpg
    #2
    7535186722_8b27e3288c_z.jpg

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...