Jump to content

Ngo Huu Doan

Thành viên
  • Số bài viết

    183
  • Gia nhập

  • Đăng nhập

  • Nổi bật trong ngày

    1

Mọi thứ được đăng bởi Ngo Huu Doan

  1. Hay, hay ! Cảm ơn anh Phạm Chung đã post mấy bài ! Bài ĐUA SỐNG ĐUA CHẾT của: Đoàn Minh Hải dí dỏm mà có ý mới lạ, rất thật, rất thật. Đường phố Sài Gòn bây giờ là vậy "người chết đua với người sống, xe rác đua với xe tang" ! Kỹ thuật "vắt dòng" trong bài BỐN THÔI của Lưu Hy Lạc khá chuyên nghiệp, tạo ra được nhiều cách hiểu ! Qua đây cũng thấy THT có nhiều điều hay ! Cảm ơn anh NHĐ
  2. Ui ! Em chào anh Phạm Chung ! Đúng là em chưa hề biết anh khi ngồi gõ mấy dòng trên ! Bây giờ thì em đã biết, có gì phật lòng mong anh bỏ qua cho ! Vậy là rất hân hạnh anh vào đây cùng chơi với tụi em ! Mong đọc được nhiều tác phẩm của anh ! Em chào anh Ngô Hữu Đoàn 09.07.2006
  3. Chào anh Phạm Chung ! Tui thì chưa biết anh bao giờ, nhưng đoạn trích trong "BÁT NHÃ TÂM KINH" của anh đã khiến tui phải đọc thơ anh. Có lẽ anh lớn tuổi hơn, nhưng tui chỉ đoán thôi và vì vậy tui cũng xưng "anh- tui" với anh thôi. Đúng như tui đoán, với đoạn trích trên thì thơ anh sẽ phản phất tính triết lý, đặc biệt là triết lý Phật Giáo (hoặc Cao Đài Giáo cũng tương đồng). Theo tui đó là một cơ duyên ! có những người may mắn được cha ông dọn đường chì ngõ, có người tự tìm thấy (tự tìm thấy thì đặc biệt hơn). "giọt mưa em giọt mưa anh ký ức xanh ngàn năm của mỗi hạt mưa kết tụ . "Sóng không khác với nước Nước không khác với sóng Sóng tức là nước Nước tức là sóng" em-cơn-mưa-trái-mùa anh ngàn năm rừng-mùa-hạn trầm, luân. mê,đắm." và "Anh trở về tìm lại tháng ngày xưa Những quá khứ đã chôn vùi quạnh quẽ SàiGòn cũng qua đời lặng lẽ Người xưa lưu lạc phương nào ? Dòng xe tấp nập Dòng người tấp nập Khẩu trang che mặt , dấu mắt nhìn qua liếp cửa hoài nghi Anh trở về nhớ lại vết thương xưa Ba nươi năm vẫn chưa liền vết sẹo ngậm ngùi ươm lòng Từ Thức Phố la. Người dưng Trái tim anh như dòng sông (cũng) lặng lẽ qua đời." Có lẽ đoạn này anh đóng vai TỪ THỨC sau thời gian vượt qua khỏi giới hạn của tri thức cổ điển, vượt qua tốc độ ánh sáng (300.000km/s) rồi về lại cõi phàm tục. Theo tui không những là những dòng sông, những con đường đã qua đời với anh mà nó đã hóa kiếp rồi ! những người dưng bây giờ cũng cùng huyết thống với người xưa thôi mặc dù màu lông có thay đổi vì yêu cầu phải thích nghi với môi trường sống. "Khẩu trang che mặt , dấu mắt nhìn qua liếp cửa hoài nghi" Câu này rất thực tế, khi mà mà con người ngày nay có sẵn những phụ kiện để che mặt mình. họ muốn nhìn và phán xét người khác- những người bỏ mặc cho trần tục, còn phần họ thì lộ diện hoặc giấu mặt là tùy họ ! nhưng thôi kệ anh à ! đó là sự ngăn cách bởi vật chấtb nhưng tui nghĩ bên trong vẫn có một sự connecting vô hình nào đó ! Thôi, chào anh, rất vui gặp anh ! Ngô Hữu Đòan 09.07.2006
  4. Thơ của anh ĐOÀN VĂN NGHIÊU, cả về tình yêu đôi lứa và tình yêu quê hương đồng nội cũng đều nồng nàng không kém ! anh cò những cách viết về quê hương nhẹ nhàng nhưng khá hay. Vương gót những cọng rơm Yêu thương cùng luyến nhớ Bùn non nồng hơi thở Đói - ngày dài mộng mơ. Rất cảm ơn anh cho tui đọc những bài thơ này ! Tiếc rằng bây giờ nơi làm việc họ cắt đường truyền vì hết giờ làm việc đã 30 phút, tôi không ngồi đây để đọc thêm được nữa ! Chào DVN Thân !
  5. Kính chào tất cà các bạn ! Tui dùng từ Định Nghĩa thì tui nghĩ cũng rất khó khăn cho người trả lời. Bởi vì đưa ra một cái định nghĩa cho một thể thơ là một kết quả nghiên cứu đường hòang. Ý tui muốn nói đến một lời giới thiệu, một khái niệm đề người post bài không post nhầm chủ đề, hoặc post mơ hồ về chủ đề. Ở đây các từ " Thơ trẻ, "thơ hiện đại", "thơ hậu hiện đại", "thơ tân hình thức" nó có một số điểm khó phân biệt và cần đặt ra các câu hỏi sau: - Thơ trẻ là thơ viết về tuổi trẻ hay thơ của tác giả trẻ ? viết về tuổi trẻ là như thế nào ? tác giả trẻ là tác giả bao nhiêu tuổi trở xuống ? - Thơ hiện đại là thơ như thế nào ? là thơ có phong cách hiện đại hay là thơ được sáng tác trong những thời đại gần đây ? phong cách hiện đại là phong cách như thế nào? thời đại gần đây là từ những năm nào tới năm nào ? - Thơ hậu hiện đại là thơ như thế nào ? là thơ có phong cách mới hơn hiện đại hay là thơ được sáng tác sau những năm nào ? phong cách sau hiện đại là phong cách như thế nào ? - Thơ tân hình thức là thơ như thế nào ? Hình thức nó như thế nào mà gọi là thơ tân hình thức ? Nói chung nhiều câu hỏi đặt ra nhưng không dễ gì người chơi thơ lơ tơ mơ như tui biết được ! Trong đó các từ như hiện đại, cận hiện đại, tân hình thức là những từ không đo lường được. Bởi vì hiện đại ngày nay chứ trong tương lai lại có cái khác hiện đại hơn. tân hình thức hôm nay chứ trong tương lai lại có cái khác tân hình thức hơn ! Như vậy phải làm thế nào ? Tui nhấn mạnh, đây là cách đặt tên, giả sử sau này ra đời một hình thức mới lại phải đặt tên là thơ "siêu tân hình thức sao" ? Tui nghĩ từ "Tân hình thức" ra đời chẳng qua là bí quá phải gọi vậy thôi, vì các loại thơ truyền thống như: lục bát, đường luật, tứ tuyệt, song thất thất ngôn lục bát... vốn khuôn khổ về niêm luật đã làm tân hình thứ bằng thơ mới 4, 5, 6, 7, 8, 9 chữ ... và thơ tự do ra đời đã bỏ đi tất cả mọi ràng buộc rồi cơ mà ? Thiển cận của tui là vậy, xin các bạn có ý kiến thêm nhiều hơn nữa !
  6. Có lẽ cuốn này có công lớn của nhà thơ Phan Hoàng. Cảm ơn anh !
  7. TIN TỨC MỚI CẬP NHẬT Tạp chí NGƯỜI ĐƯƠNG THỜI BẠN ĐỌC SẼ CÓ DỊP TIẾP CẬN VỚI HÌNH ẢNH NHỮNG NHÂN VẬT VIỆT NAM NỔI TIẾNG Chủ biên: Phan Hoàng- Nxb Văn nghệ TP.HCM- Số 1 ra ngày 10.7.2006- khoảng 80 trang-Giá: 12.800 đồng- Mỗi tháng, Người đương thời sẽ phát hành một kỳ vào đầu tháng. Trong lần xuất hiện đầu tiên này, bạn đọc sẽ có dịp tiếp cận với hình ảnh những nhân vật Việt Nam nổi tiếng từng có nhiều đóng góp trên mọi lĩnh vực: nhà ngoại giao Nguyễn Thị Bình, thi sĩ Lưu Trọng Lư, tướng tình báo Trần Văn Danh, nhà khoa học Trần Quán Anh, nhà văn hoá Nguyễn Đình Thi, nhà thơ Lê Đạt, nhà văn Nguyễn Quang Sáng, võ sư Đoàn Đình Long, nghệ sĩ sân khấu Lê Khanh, nhà kinh doanh Võ Ngọc Thành, hoạ sĩ Đỗ Duy Tuấn và những “người lạ mà… quen” rất độc đáo: ông Từ đền Đô ở đất Vua, cô giáo Hiếu ở xứ trấn biên Đồng Nai, nhà thơ “xe tải” ở Phú Yên; cùng những người trẻ trên đường khẳng định “thương hiệu” của mình: đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, diễn viên điện ảnh Anh Thư. Bạn đọc cũng có dịp tìm hiểu kỹ hơn những người nước ngoài có quan hệ gắn bó với nước ta: Tổng thống Pháp Jacque Chirac, nhạc sĩ- ca sĩ Mỹ Neil Young, nhà từ thiện Mỹ Robin King Austin và những nhà văn từng được độc giả Việt Nam biết đến: Cao Hành Kiện, Ngô Đạm Như. Hướng đến hoạt động sáng tạo văn học nghệ thuật, Người đương thời còn là “sân chơi rộng mở” cho các nhà văn, nhà thơ, hoạ sĩ, nhạc sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh, nhất là tác giả trẻ, mà lần này là các tác phẩm nude của nghệ sĩ nhiếp ảnh Dương Quốc Định, truyện ngắn của hai nhà văn Thu Trân và Tiến Đạt, thơ của các nhà thơ ở mọi miền đất nước: Bùi Chí Vinh, Lê Minh Quốc, Lương Ngọc An, Hoàng Ngọc Châu, Nguyễn Vĩnh Tiến, Phan Huyền Thư, Lê Thanh My, Trương Gia Hoà, Trần Hoàng Thiên Kim… Với sự cố gắng hết mình của ban biên tập và những người cộng tác, hy vọng Người đương thời sẽ nhận được sự tin cậy và ủng hộ của bạn đọc xa gần. Nguồn: SCL Ngày 08.07.2006
  8. Chào lukhachcuoicung ! nghe cái nick cũng hay hay ấy ! Đây là một trò chơi cứ chơi nên cứ chơi thỏa mái theo ý mình, giống như một họa sĩ vậy, ngồi buồn buồn họ cũng có thể vẽ bất cứ thứ gì trên đời ! Mấy dòng của én con cũng có hình rồi Thơ người hay thật tại hạ xin bái phục làm sư Không dám là sư đâu, làm chú tiểu mà chùa còn đuổi ra mất rồi én-con ui ! Rất cảm ơn các bạn vào đây chơi và để lại đôi lời !
  9. Sao chẳng thấy anh Khế Iêm ý kiến gì ?
  10. Câu chào nào cũng giống hệt nhau hết trơn hết trọi ! Không bị "CHÀO TỰ ĐỘNG" là may mắn lắm rồi ! khay..khay...khay .....
  11. Chào Khải Nguyên, congiodem va LieuThanhThanh ! Ban đầu tui nhìn vào box "Ngựa Trời" tui chẳng hiểu gì, tui tưởng đâu admin tự đặt ra từ này nên có góp ý thay từ khác cho đường hoàn hơn, sau đó admin giải thích thì mới biết có nhóm thơ có tên là vậy. Tui cũng có ý gẩn như các bạn nhưng tui lại nghĩ rằng có lẽ Admin thotre.com muốn cho hiển thị toàn bộ các góc độ khác nhau của thơ của các tác giả trẻ, vốn có nhiều xáo trộn hiện nay. Tui thì rất thèm đọc những cái mới, tuy nhiên tui đã bị dội khi nhìn thấy cái bìa của tập thơ "Dự báo phi thời tiết" ! Cái bìa cho thấy một mớ tạp nham và "xã hội đen quá" nên đáng lẽ khám phá thì tui lại có cảm giác nghi ngờ về mặt nhân cách các tác giả trong cuốn đó. Những tấm chân dung đó, tui nghĩ họ có thể làm "mọi thứ" ... Chẳng biết có phải họ có những khuất tất nào đó đối với xã hội mà chưa được nói ra nên họ đã có những phản ứng nóng vội như vậy? Bằng cách nghĩ này, thì tui tin một ngày nào đó trong tương lai họ sẽ tự điều chỉnh hành vi của mình. Về chuyện có nên để box "Ngựa trời" trong forum không ? thì theo tui là ... nên để, nếu họ vẫn còn hoạt động. Để ở đây không có nghĩa là nó phản ánh quan điểm mục đích của diễn đàn thotre, mà để là để thấy mọi góc độ văn chương của giới trẻ hiện nay và cũng mong những tác giả "Ngựa trời" họ vào đây chia sẽ thông tin. Những phản ứng của nhau cứ tự nhiên thảo luận ở mục "Nghiên cứu-lý luận-phê bình" của forum này. Nhưng theo tui, quan trọng hơn cả là nhóm "Ngựa trời" hiện nay có còn tồn tại và giữ quan điểm như cũ không ? Nếu họ còn hoạt động và vẫn tiếp tục sáng tác theo cách cũ nên nên để, còn nếu họ đã không theo đuổi nữa thì xem như Ngựa trời đã chết. Và dĩ nhiên là không nên để nữa làm gì ! vì theo tui, chính họ cũng nghĩ rằng "một thời nông nỗi" ! Tui thì có ý kiến vậy ! không biết admin và các bạn thế nào ?
  12. Theo tui, mọi sự làm mới, sáng tạo chúng ta đều cần nên đọc. Khi đọc xong chỗ nào cần học hỏi thì học hỏi, chỗ nào cần lên án thì lên án. Thói đời, khi ghét người ta thường lấy một món dở trong bửa ăn để nói rằng cả bữa ăn đó dở, khi thương người ta lấy một món ăn ngon để nói cả bữa ăn đấy là ngon. Nhiều người la lô cả bữa ăn dở nhưng lại âm thầm về học nấu món ăn ngon trong bữa ăn mà họ la lô là dở đó . Người quân tử họ không ghét thương kiểu vậy, món nào dở chỉ ra dở, món nào ngon chỉ ra ngon. Nhưng rồi kết luận chung cho bửa ăn thì sao ? Tôi trả lời rằng: trong văn chương không có câu hỏi kiểu yes, no ! Yes, no nếu có là một phép gán để làm cơ sở đánh giá, để làm cho người trả lời phải bất đắc dĩ trả lời ngắn gọn mà thôi. Để nói một tác phẩm là dâm ô, tục tỉu, ta phải trả lời câu hỏi "Như thế nào được gọi là một tác phẩm dâm ô, tục tỉu ?". Thú thật, tui chưa đọc "cánh đồng bất tận "(CDBT) cho nên ý kiến của tui trong bài này không phải nói cho CDBT. Nhưng theo tui, một tác phẩm được cho là dâm ô, tục tỉu khi chủ đích của tác phẩm hướng đến dâm ô, tục tỉu. Những tình tiết nếu được trích dẫn ra khỏi một tác phẩm thì thấy dâm ô,tục tỉu nhưng để nó ở vị trí trong toàn văn tác phẩm thì là không phải dâm ô, tục tỉu. Rõ hơn, tui nói là những tình tiết thấy giống dâm ô, tục tỉu mà nó là dẫn chứng, là giải thích, là bổ trợ cho tác phẩm thì không thể gọi cả một tác phẩm là dâm ô, tục tỉu ! Nếu nhìn và kết luận cho từng đọan, từng điểm thì chẳng khác nào một người thầy bói mù sờ tai con voi rồi vội cho rằng con voi giống cái quạt. Tóm lại: Theo tui, chúng ta nên nhìn tổng quan một vần đề. Cách trích dẫn trong văn chương là một điều rất khó và phức tạp và sẽ sai lầm khi lấy đoạn trích dẫn để đánh giá toàn bộ hoặc chủ ý của tác phẩm. Theo tui, mọi cái mới chúng ta đều cần phải chạm tới, rồi từ đó cái nào dở thì bỏ qua, cái nào hay thì học hỏi và phải nói thật tâm là học hỏi. Còn chuyện đời sống của tác phẩm là chuyện khác, mỗi tác phẩm có những môi trường sống riêng. Có tác phẩm không thể sống ở bất cứ môi trường nào, Có tác phẩm chết ở nơi này nhưng sống ở nơi kia, có cái sống dưới nước, có cái sống trên rừng, có cái sống lưỡng cư, có cái sống châu Âu, có cái sống châu Á ....
  13. Bài phỏng vấn của Lưu Hà với Nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến-Phó giám đốc Trung tâm bảo hộ quyền tác giả văn học về “Dòng sông tật nguyền” và “Cánh đồng bất tận” . Nguồn: Evan, ngày 04.07.2006) Sau khi báo chí phát hiện sự giống nhau giữa “Dòng sông tật nguyền” và “Cánh đồng bất tận”, dư luận và giới nhà văn đã có những đánh giá trái chiều về bản chất sự việc. Bà Đoàn Thị Lam Luyến, Phó giám đốc Trung tâm bảo hộ quyền tác giả văn học, cho biết cả hai truyện không có dấu hiệu vi phạm quyền tác giả. - Bà nhận xét thế nào về hai truyện "Cánh đồng bất tận" và "Dòng sông tật nguyền"? - Hai tác phẩm này có những điểm tương đồng nhất định. Về mặt ý tưởng, cả hai đều khai thác câu chuyện về một người cha bị vợ phản bội mà quay ra trả thù những người đàn bà khác, quên mất trách nhiệm đối với các con. Về đề tài, đều đề cập đến số phận của những con người sống trên sông nước mang cái khát vọng lên bờ; về nhân vật và một số chi tiết cũng có những điểm giống nhau… - Với tư cách là Phó giám đốc Trung tâm bảo hộ quyền tác giả văn học, bà đánh giá thế nào về bản chất của sự giống nhau này? - Mặc dù có những điểm trùng hợp như vậy nhưng tôi cho rằng, trường hợp này không có dấu hiệu vi phạm quyền tác giả. Điểm tương đồng quan trọng nhất giữa hai tác phẩm này là ý tưởng, nhưng trong luật sở hữu trí tuệ, quyền tác giả không quy định về bảo hộ ý tưởng mà chỉ bảo hộ cách biểu hiện ý tưởng. Việc bảo hộ ý tưởng được quy định trong điều luật sở hữu công nghiệp. Vì vậy, vi phạm tác quyền văn học chỉ xảy ra khi cách hành văn, câu chữ… tóm lại là cách biểu hiện ý tưởng giữa hai tác phẩm là giống nhau. Ở đây, Cánh đồng bất tận và Dòng sông tật nguyền không có dấu hiệu đạo văn hay vi phạm tác quyền. - Nhưng với sự trùng hợp về ý tưởng và chi tiết, nhân vật trên quy mô lớn, bà nhận xét gì về lương tâm và đạo đức của người cầm bút trong trường hợp này? Đọc Cánh đồng bất tận Đọc Dòng sông tật nguyền - Nếu không phải là đạo văn, không xâm phạm tác quyền thì cũng không thể kết luận gì về sự vi phạm đạo đức người viết. Trong trường hợp này, dư luận đã hơi khắt khe. A.Q. chính truyện của Lỗ Tấn và Chí Phèo của Nam Cao; Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân và Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng có những điểm giống nhau nhưng không thể kết luận đây là những trường hợp đạo văn được. Chí Phèo in đậm dấu ấn sáng tạo của Nam Cao còn Truyện Kiều khiến người ta lãng quên Kim Vân Kiều truyện. Cánh đồng bất tận và Dòng sông tật nguyền có cách thể hiện không giống nhau, mức độ thành công cũng khác nhau và giữa hai tác phẩm không có dấu hiệu đạo văn. Tôi nghiêng về khả năng Phạm Thanh Khương chưa đọc tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư trước khi anh viết Dòng sông tật nguyền. Thực tế là các nhà văn rất ít khi đọc tác phẩm của nhau. Tuy nhiên, Cánh đồng bất tận là một truyện đã nổi đình nổi đám và cũng không quá dài, nhưng cũng có thể, anh Khương, cũng như một số người khác tưởng đó chỉ là một chiêu thức tiếp thị sách nên cũng không quan tâm. Nhưng dù thế nào đi nữa thì đây cũng là một điều đáng tiếc. Cánh đồng bất tận là một tác phẩm hay, có giá trị, lại công bố trước. Trong trường hợp Phạm Thanh Khương biết ý tưởng của mình trùng với tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư mà vẫn cho công bố thì bản thân anh phải chịu những rắc rối này. Đây chính là một bài học cho người cầm bút. Sự trùng hợp ngẫu nhiên không phải là hiếm nhưng khi phát hiện ra có sự trùng hợp, có những lúc chúng ta đành phải từ bỏ ý tưởng của mình hoặc cấu trúc, tổ chức lại tác phẩm bằng sự sáng tạo riêng. - Nếu như Nguyễn Ngọc Tư và Phạm Thanh Khương vẫn muốn nhờ đến Trung tâm để phân biệt rõ trắng đen, bà nghĩ sao? - Tôi sẽ giải thích cho họ hiểu về thực chất của vấn đề này. Hoặc chúng tôi sẽ mời các chuyên gia về bản quyền thẩm định. Nhưng tôi tin họ sẽ đồng tình với ý kiến của tôi thôi. - Kể từ khi thành lập đến nay, Trung tâm đã có những hoạt động gì trong việc bảo hộ quyền tác giả văn học? - Thực ra, Trung tâm bảo hộ quyền tác giả văn học cũng chưa làm được gì nhiều. Lực lượng chúng tôi quá mỏng, cơ sở vật chất thiếu thốn. Và điều quan trọng nhất là ý thức về bản quyền của các nhà văn vẫn chưa cao. Hy vọng là trong thời gian 5-7 năm tới, công ước Berne, Luật sở hữu trí tuệ sẽ thật sự đi vào đời sống. Lúc đó, khi các tác giả có nhu cầu, trung tâm sẽ đứng ra bảo vệ quyền lợi cho họ. - Nhưng với các tác giả chưa đăng ký bảo hộ bản quyền với Trung tâm thì sao? - Luật sở hữu trí tuệ quy định: “Quyền tác giả phát sinh kể từ thời điểm tác phẩm được sáng tạo dưới hình thức nhất định (không phân biệt tác phẩm đã được công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký, không phân biệt ngôn ngữ thể hiện, chất lượng của tác phẩm...); do đó, khi có tranh chấp liên quan đến quyền tác giả mà đương sự khởi kiện yêu cầu toà án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ, thì toà án không phân biệt việc họ đã có Giấy chứng nhận bản quyền tác giả hay chưa, họ đã nộp đơn hay chưa nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu tác phẩm”. Vì vậy chuyện đăng ký chỉ là vấn đề thủ tục. Chỉ cần đăng ký với trung tâm ngày hôm nay, các tác giả hoàn toàn có thể khởi kiện vào hôm sau. Lưu Hà thực hiện Nguồn: Evan, ngày 04.07.2006.
  14. Không biết anh Khế Iêm đã tặng cho chủ xị thotre.com tập thơ này chưa nữa ?! Nếu có rồi thì cũng mạo muội chủ xị thotre đăng lên một số bài để anh em thưởng thức với. Mua biết mua ở đâu nhưng lại tốn nhiều tiền nữa !!!
  15. Hay, hay ! cách giới thiệu cũng hao hao nhà thơ Huy Cận. hân hạnh được làm wen Yen Thuy nhé ?
  16. Ô ! congiodem này hơi bị xinh đấy, nếu như không muốn nói là quá dễ thương !!! tiếc nỗi, thói thường hễ càng dễ thương thì càng thương không dễ ! Già cả này định ghé qua xem thử có ai wen không mà không ngờ gặp congiodem nên phải login vào khen mấy câu mới đi được ! Xin cảm cha mẹ, xin cảm ơn đời đã cho chúng ta những bông hoa lộng lẫy và cháy bỏng ! congiodem có lẽ không cần làm thơ hay làm gì gì nữa, vì chính em đã là một "tuyệt tác" rồi ! hi..hi.... Hy vọng cuộc đời sương gió sẽ còn nhìn thấy những cơn-gió-ngày, cơn-gió-nồm, cơn-gió-bấc, cơn-gió-thu, cơn-gió-lào... cơn-gió-vânvân nữa !
  17. Sao gõ chữ "N" thành "L" không dậy congiodem ?
  18. NHỮNG CÁI KHÓC TRÊN ĐỜI Có cái khóc làm bằng cảm xúc từ mật gan xương tủy chảy ra Có cái khóc làm bằng mồ hôi cho chén cơm manh áo thường ngày Có cái khóc làm bằng trí tuệ cho tiền đề toan tính tương lai Có cái khóc làm bằng hạnh phúc hay xót thương cũng rất khó lường Có cái khóc ngoại giao thuần túy cũng ai bi hơn cái khóc thường Có cái khóc nhiệt tình khó hiểu nhưng đều có ý nghĩa riêng tư Có cái khóc lụa là sang trọng khóc nhẹ nhàng nhưng rất tự tin Có cái khóc khôi hài rất rõ nhưng chủ nhân vẫn giữ khóc hoài Có cái khóc âm thầm lặng lẻ tím ruột bầm gan đâu ai hay! Ngô Hữu Đoàn Tháng 04/2006
  19. Forum có mục giới thiệu sách cũng rất hay rồi, nhưng để tiện lợi nên có chức năng "10 cuốn sách mới nhất) để khi vào khỏi phải dò tìm sách mới như hiện nay. Tui nói thì dễ nhưng tui không biết chức năng này có khó không nữa !
  20. Bài này cũng thời sự lắm đấy ! nhưng cái cách giải quyết của bài trên "Vậy chỉ còn một cách hết sức “cổ điển” là các nhà thơ ngày nay hãy noi gương các nhà thơ tiền bối: Làm thêm một việc gì đó, coi như lấy ngắn nuôi dài, cốt là đừng để cái nọ chi phối nhiều đến cái kia. Ấy là chưa kể nếu cần, có thể tay trái viết báo, tay phải làm thơ. Cuộc sống sôi động cũng đang đòi hỏi những nhà thơ đóng góp những trang báo giàu nhiệt huyết của mình" thì tui thấy không hay ho gì cả và có thể gọi là "vô thưởng vô phạt". Nhưng cũng không trách người viết, vì họ đâu biết và đâu có quyền phải làm như thế nào cho khác được ! Nếu làm thơ mà lấy tiền nuôi thân xác thì cõ lẽ "thân tàn ma dại" ngay tức khắc. Thân tàn ma dại kiểu Đỗ Phủ thì thời này cũng không sống nỗi. Mức sống có 700.000đ VN/tháng mà ở TP.HCM chẳng hạn thì gọi là "mức cầm hơi" cũng không đủ. theo các tính của bài viết trên, nếu lấy mức thường thường hiện nay là 3.000.000đ/tháng thì mỗi tháng phải xuất xưởng gần 43 bài thơ, như vậy mỗi năm phải trình làng được 514 bài !!! thôi thôi, độn thổ qua bên kia thế giới luôn cho rồi !
  21. ui ! chào én-con, bạn có cái níck dễ thương thiệt. Tui già rồi mà nghe én-con cũng thấy "xương xương" làm sao đấy ! Hãy giữ cái nick này bạn sẽ trẻ và dễ thương mãi ! cái từ én-con này tui cảm nhận nó như một từ tượng hình thực thụ, mà hình ảnh này cũng siêu đẹp ! én-con mà đẻ ra thơ bự thật ! theo tui những bài thơ của én con cũng hay và ấn tượng đấy ! đó là cảm nhận chứ không dám nhận xét đâu nghen ! Chúc có nhiều đứa con dễ thương nữa nghen én !
  22. ui, chào nhathao, đúng là hơi nặng lời ở khổ cuối, nhưng bây giờ thì chẳng sửa được chữ nào nữa ! thôi kệ. Bài này viết trong lúc chợt nghĩ rằng mình chẳng làm gì có lợi cho quả địa cầu này nhưng từng ngày phải ăn, phải uống, phải quần, phải áo .... tức là mỗi ngày mình đều "gặm nhấm" ít nhiều của cải của thiên nhiên vũ trụ. Khi chết thì cũng ích kỹ đem đi chôn giấu mất, không con gì ăn được miếng cho ngon miệng ! rốt cuộc loài thú cầm dù có "gặm nhấm" cõi đời thì chí ít cũng để cái xác cho loài khác có miếng ăn hạnh phúc nay lúc nó lìa đời, còn con người thì không ! Bởi vậy theo tôi, nếu ai đó thừa hưởng một gia sản đồ sộ mà suốt đời chỉ ăn ngủ thôi, không làm bất cứ việc gì cả thì người đó sẽ thiếu nợ tày trời, tày đất ! hi...hi.... Đôi khi tui lại nghĩ chuyện "trên trời dưới đất như vậy" ! các bạn thông cảm cho bài thơ Nợ đó nhé !
  23. Có lẽ thơ Tân hình thức (THT) cũng đã có phôi thai từ thời Bích Khê, Nguyễn Vỹ... đó là lối thơ mà có cách xuống dòng "ngang xương" tựa như các cách xuống dòng của một số bài thơ lục bát của trường phái Bút Tre. Ví dụ cách xuống dòng "đặc biệt" của 2 câu lục bát sau: "Bắc Ninh có bác Nguyễn Trùng Dương vật khỏe quá cả vùng thất kinh" (Bút tre) Chú thích: Nguyễn Trùng Dương là tên một vận động viên đấu vật nổi tiếng" Thơ THT cũng có những dấu chấm (.) ở giữa câu thơ, thấy rất lạ nhưng bây giờ thì không còn lạ nữa. Đọc các tác phẩm của Phan Huyền Thư các bạn sẽ thấy. Thơ THT cũng sử dụng nhiều kỹ thuật khác như: ngắt từ, ngắt chữ, "đỗ bóng" ... theo tui, dường như các kỹ thuật này diễn tả cảm xúc của người viết hiệu quả hơn nhiều so với thơ truyền thống. Nói chung thơ THT là cách trình bày khác thường, lạ mắt so với thơ truyền thống cũng như thơ mới và thơ tự do. Tuy nhiên gần đây THT bị giáng những đòn mà tôi cho là oan ức, đó là người ta gán các tội lỗi của các bài thơ THT có nội dung thô thiển, tục tằng lên thể thơ THT. Đây là một cách "quơ đũa cả nắm" không nên có. Bài thơ THT nào có tội thì tội đó của tác giả chứ không phải tội của thơ THT. "Thơ hình" là theo cách gọi đơn giản mà tôi nghĩ rất dễ nhận dạng, tui nghĩ nó cũng là một góc độ của THT nhưng cần tách riêng ra. Cần tách riêng ra vì theo tui đặc tính của nó chỉ có một phần nhỏ giống THT là ở chỗ xuống hàng (nếu có), còn mọi đặc tính khác thì theo thơ mới và thơ tự do. Với kiến thức thi ca hạn chế của tui thì tui có ý kiến vậy. Các bạn có ý kiến gì khác xin cứ thỏa mái ý kiến để cùng nhau tìm hiểu thể loại THT ! ! 26.06.2006
  24. NỢ Lọt lòng đã mắc nợ sinh thành Đi đứng, nói cười nợ loanh quanh Nợ sông nợ núi cùng trăng gió Nợ khói lam chiều, nợ biển xanh. Nợ trà, nợ rượu nợ cành hoa Nợ nắng nợ mưa nợ mái nhà Nợ tiếng chim, nợ từng cánh bướm Nợ những con đường, nợ sân ga. Ăn ngọn rau là nợ cỏ cây Hít hơi thở là nợ đất trời Nợ ngang nợ dọc cùng trên dưới Cộng lại một đời… ôi tả tơi! Chưa trả đi tu là trốn nợ Ngồi không cũng nợ áo cơm rồi Ai xây chùa, mua chuông cho gõ? Tới cửa thiên đình bị đuổi thôi. Phải cố lên thôi phải trả thôi Gặm nhấm đời rồi chớ lôi thôi Chẳng làm gì lợi cho sông núi Chết còn mắc nợ nhục quá thôi. Ngô Hữu Đoàn
  25. Cảm ơn hanthitu đã vào chơi và có ý kiến, ý kiến của bạn có lẽ cũng giống ý định của tui, tức là thơ hình thì cái hình cũng phải phần nào nói lên chủ đề bài thơ, đồng ý với ý kiến này. Nay tui post bài này xem chơi nè, nhưng có lẽ giao diện này nó kéo giãn theo chiều dọc, bài thơ hình tròn mà khi post vào nó thành hình elip mất ! CỨ NGỒI ĐÂY THÔI ếch ngoài bụi ngoài bờ chia phe nhau hò đối đáp con thằn lằn trên tường trắng tiếc rẻ đời chốc chốc tặc lưỡi than em vẫn ở nơi nào đó trên cõi thế gian có lẽ em cũng nghĩ như tôi vừa mới nói Thượng Đế vẫn trên cao anh không thể gọi em quá tuổi đời muốn an phận yêu đương cũng có thể em cách biệt tôi ngàn phương hoặc đang nằm ngủ cách tường tôi vài tấc có thể mình đang nghe chung tiếng ếch nhưng tiếng lòng thì vời vợi cách xa Thượng Đế muôn đời cứ đánh đố ta ta thì lo em vì tuổi già an phận nếu vậy thì một mình tôi vẫn cứ ngồi đây thôi Tháng 5.2006

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...