Jump to content

duongXua

Thành viên
  • Số bài viết

    360
  • Gia nhập

  • Đăng nhập

Bài viết được đăng bởi duongXua


  1. 106. p

     

    “Đừng gọi tôi là G.g. Tôi không phải là G.g. Tôi chính là H. Hai chúng tôi là một. G.g có nhiều nghĩa. Không hẳn là viết tắt tên tác giả, cũng không hẳn là một ký hiệu đồng tính nam. H cũng không hẳn là tên thật của anh ta.

    (Lời của H hay G.g?)

     

    107. p

     

    “Đừng tin vào trò bịp đó. Phân thân ư? Đa nhân cách ư? Nhầm to! Có thể hắn đang giăng bẫy. Đó chỉ là một trò chơi tàn nhẫn. H và G.g, cả hai, chúng chẳng có ý nghĩa sâu xa gì. Hãy giết chúng. Hãy ném chúng ra đường cho xe cán bẹp dúm. Chết quách đi, hai tên nô lệ điên rồ của trí tưởng tượng!”

    (Lời của Sói con vài tháng tuổi)

     

    108. p

     

    “Đừng hồ nghi trí tưởng tượng, hãy tiếp tục suy diễn đi. Tôi khuyến khích sự suy diễn. Biết đâu hai tên nô lệ kia là có thật? Trò bịp nào cũng khởi đi từ một nguồn cội khốn khổ.

     

    Ngày 1 tháng Tư, bạn nhớ không? Ngày mà Trương Quốc Vinh kết thúc cuộc đời. Nhưng sự sống anh ta vẫn tiếp diễn. Anh ta không chết, ít nhất là trong trí tưởng của tôi. Nhưng cũng đừng quên đó là ngày 1 tháng Tư.

     

    Cả thế giới thừa biết đó là ngày gì”

    (Tác giả)

     

    HẾT


  2. 105. bay vào hồ nước xanh lơ

     

    Bây giờ thì tôi nhận ra rằng mình đã biết bay. Tôi có thể bay được rồi.

     

    Bằng một linh hồn không nơi nương đậu, tôi đang bay lượn trên bầu trời đêm. Tôi sẽ tìm về thế giới của tôi.

     

    Giờ thì tôi đã là một hình nộm biết bay, như trong tranh Magritte.

     

    Tôi quyết định bay lên cao, chứ không gieo mình xuống đất như Trương Quốc Vinh.

     

    Tôi đang bay đến tầng thứ mười ba tòa cao ốc có chứa G.world. Tôi muốn được tắm một lần cuối cùng, xông hơi, nằm xuống trong hồ nước tỏa mùi thơm xỏa quyệt. Để quầng sáng xanh lam kỳ ảo xâm chiếm và tẩy rửa đi mọi thứ bẩn thỉu, nhục nhằn.

     

    Kết thúc chuỗi ngày vật lộn với bóng tối. Tôi sẽ chìm dần dưới tầng nước sâu. Vĩnh viễn.


  3. 104. sống

     

    Khi tôi trở lại thì vũng nước đỏ đang xóa dần gương mặt cậu ta. Gương mặt bất lực. Tôi đứng đó ngắm kỹ cậu ta, đáng lý tôi sẽ chìa một cánh tay ra, vực cậu ta dậy.

     

    Nhưng rốt cuộc tôi không lay gọi cậu ta. Tôi bỏ mặc cậu ta chết đi, không hối tiếc.

     

    Không hối tiếc.

     

    Tôi đi ra vườn, dùng búa đốn ngã cây bạch tạng. Hì hụi. Sau đó lên tầng gác, đập vỡ tung cánh cửa. Ngắm nghía bức ảnh cũ. Tôi gom tất cả những tranh ảnh lại một đống, cho vào bao. Có những tấm ảnh chụp những kẻ xa xôi, mơ đồ đến nỗi ta không thể nhớ nổi đó là ai, mà nếu nhớ ra, cả đời ta chẳng bao giờ muốn gặp lại. Tôi cắt những sợi dây thòng lọng dòng xuống khắp trần nhà. Những hình nhân bị rạch nát, chằng chịt vết chém, bầm dập. Những con rối mục ruỗng, nhện giăng, rơi lả tả theo từng cú cắt dây.Tôi cùng gom chúng vào bao. Những cánh tay oặt oẹo gãy dập, thò ra khỏi miệng bao như vẫy tay chào.

     

    Tôi chôn tất cả xuống một cái hố lớn trong vườn, tưới xăng, và bật quẹt đốt. Lửa bùng lên, thiêu rụi.

     

    Ngày mai tôi sẽ trả ngôi nhà gỗ này cho chủ. Tôi đã thuê chúng trong bao năm, tôi cũng không còn nhớ nữa. Nhà gỗ nhìn xa tựa mô hình đồ chơi của trẻ con bị lãng quên.

     

    Lẫn trong làn khói xám đen, tôi nghe tiếng khóc ơ hờ của G.g, của con sói, và của những nạn nhân mà tôi đã từng giết trong đời.

     

    Tôi có hối tiếc vì G.g đã chết không?

     

    Không! Dứt khoát là không!

     

    Cậu ta, va nhiều kẻ khác nữa, cần phải chết để cho tôi được sống.


  4. 103. quyết định cuối cùng

     

    Hôm nay là ngày kỷ niệm tròn một năm tuổi của con sói. Tôi đã ra vườn và đào sẵn một cái hố nhỏ dưới gốc cây bạch tạng. Giờ khắc quan trọng đã đến trong đời. Khi chẳng còn gì để chờ đợi, thì ta phải kết thúc thôi.

     

    Tối hôm qua một kẻ lạ mặt tự xưng là hàng xóm, gõ cửa nhà tôi, thông báo: “Người ta phàn nàn về tiếng ồn trong vườn nhà anh làm họ mất ngủ. Cái gì hoành hành vậy? Anh nên dọn dẹp chúng đi chứ?”

     

    Cái gì ư? Những thây ma đội mồ sống dậy. Và tôi vất vả chiến đấu với nó. Không tin sao? Anh có phải là cảnh sát không? Vậy thì đừng hoài phí công sức rình rập. Đừng tìm hai kẻ mất tích ấy nữa, chính tay tôi giết đấy. Thế thì bắt tôi đi, bỏ tù, tra tấn, nã đạn, pằng pằng. Tôi không bao giờ hối hận vì những thứ mình làm. Tôi giết hai kẻ đó không hề là tội ác. Để chúng sống thì chính tôi phải chết. Tôi đã giết chúng cực kỳ thành công. Và sống động. Nhưng rồi chúng lại đội mồ tỉnh dậy. Ngay cả khi là một bóng ma, bất cứ lúc nào tôi cũng cảm nhận rằng chúng quá thừa khả năng đe dọa tôi. Lần lượt thằng bé, đến ông già, con cú. Chúng cứ quẩn quanh ven thềm, lẩn khuất trong khu vườn tăm tối, trèo lên cây bạch tạng, thòng chân vào khoảng không đung đưa, như chơi trò đu quay. Bọn chúng không dọa nạt gì tôi, nhưng chốc chốc lại gõ cửa, thì thầm và cười ré lên. Chúng chỉ chơi đùa, thử dây thần kinh chịu đựng. Chúng đường hoàng mở cửa nhà kho, lục lọi mọi thứ, trưng ra các bức hình cũ kỹ, những vật dụng dùng để tra tấn, lưỡi xẻng rỉ sét, cái chày gỗ mục nát, sợi dây trói tả tơi, và hàng đống sinh vật bị chúng câu rút lên xà nhà, treo cổ lủng lẳng. Chúng treo tất cả lên xà nhà và chôn tất cả trong nghĩa trang bạch tạng.

     

    Chúng thọc sâu vào tôi, quá sức thô bạo. Chúng cướp của tôi từng thứ một trong cuộc sống. Chúng ngồi chễm chệ lên ghế sofa đỏ giữa phòng, điềm tĩnh nhai bánh ngọt và uống nước. Chúng đổ màu vào các bức tranh tôi vẽ, khiến tất cả nhem nhuốc, hư hỏng.

     

    Tôi thèm khát giết chúng. Và ra sức giết chúng.

     

    Nhưng tôi không tài nào giết được chúng.

     

    Tôi chỉ giết được người sống, không thể giết được các thây ma.

     

    Kan bỏ tôi đi, H bỏ tôi đi. Tất cả chạy trốn một mình, vô trách nhiệm, ích kỷ.

     

    Tôi cần phải giải quyết vấn đề của tôi. Tôi yêu con sói một năm tuổi, tôi sẽ mang nó theo.

     

    Cuộc đời tôi, cuối cùng đọng lại một mình con sói ở bên là bạn.

     

    Tôi dùng dải lụa đỏ bịt mõm con sói và trói bốn chân nó dính túm lại. Nó chẳng buồn chống cự, ngoan ngoãn nằm im trên cánh tay tôi, khẽ rên ư ử. Tôi ôm nó đi vào buồng tắm. Tôi nghe tiếng thở cả hai lặng lờ, mệt nhọc. Tôi ném nó vào bồn tắm. Nó nằm co quắp, không động đậy. Nó yêu thương tôi biết bao với dáng nằm ngoan ngoãn ấy. Tôi cũng sẽ nằm xuống cạnh nó. Cả hai sẽ không cô độc.

     

    Tôi yêu nó, mãi mãi.

     

    Lúc này, tôi chợt nhận ra rằng chỉ còn lại mỗi phòng tắm là của riêng tôi. Đó là nơi chốn ẩn náu cuối cùng của một cái tôi tỉnh thức. Cái phòng tắm sơn phết vẽ vời giăng mắc đủ thứ kỳ dị. Tôi đã chuẩn bị mọi thứ, giờ chìm sâu xuống bồn, vặn nước.

     

    Nhìn từ ô cửa kính mờ bụi, có thể thấy những đám lá cây reo mừng ẩn hiện trong khu vườn. Ngoài kia bầu trời trong xanh, tĩnh lặng. Nằm xuống đi, tôi nói, tự trấn an, thời khắc của mày đã đến!

     

    Nhạc âm hưởng trung cổ rỉ ra từ loa âm tường. Ngọn đèn hình cá nóc tỏa quầng sáng lởm chởm gai nhọn. Dao cạo đặt trên đỉnh đầu. Máy nước nóng tỏa hơi.

     

    Roẹt! Tôi đi đây.

     

    Một quầng đỏ loang dài trên mặt nước, thấm vào dải lụa đỏ bịt mõm con sói.


  5. 102. chia tay

     

    Kan đứng trước mặt tôi, vỗ vai thân mật, thông báo bằng vẻ nghiêm trọng giả vờ (có giả vờ thật không, hay chỉ là trí tưởng tượng sai lệch?): “Cậu ở lại nhé, tôi đi đây. Tôi sẽ đến một chỗ làm mới, ở thành phố khác. Mẹ con tôi đã chuyển nhà. Căn hộ mới khá rộng, có thể bày tiệc, nướng thịt trong sân vườn và nhảy múa. Mà tôi cũng không muốn mình ở lại đây, tiếp tục đời sống cũ. Loanh quanh trong thành phố này mãi khiến tôi ngột ngạt. Tôi cũng muốn chấm dứt mối quan hệ giữa chúng ta. Tôi không đủ sức duy trì nó. Cậu càng lúc càng kỳ quái. Không thể điều khiển được hành vi, ý nghĩ. Tôi e ở công ty, có vài kẻ đã đánh hơi được được mối quan hệ bất thường giữa cậu và tôi. Ở nhà, cậu càng không thể kiểm soát nổi được bản thân. Tôi không muốn một ngày nào đó tôi sẽ sống trong tâm trạng đau đớn khi mang xác cậu ra khỏi bồn tắm, đặt nằm dài trên nền gạch lạnh lẽo, và gọi điện thoại báo cảnh sát. Tôi xin lỗi, nhưng quả thật cậu nên ngừng công việc một thời gian, tìm đến một bác sĩ tâm lý, hoặc một trung tâm điều trị tâm thần nào đó. Sẽ ổn thôi. Giải quyết triệt để vấn đề của cậu. Có một dạo tôi cũng đã nghĩ mình rơi vào trường hợp như thế này. Cảm giác thật kinh sợ. Chống cự. Cãi cọ. Dùng dằng. Không lối thoát. Mặc cảm. Rúc sâu vào bóng tối lặng câm. Cảm giác đớn hèn của kè đầu hàng số phận. Và rồi tôi đã sống chung với nó, năm nay qua năm khác, ròng rã, không tiêu diệt nổi những mầm mống gớm ghiếc mọc thành cây to, xanh tốt, bành trướng, đâm rễ vào tận lục phủ ngũ tạng, hút hết các tinh chất tốt đẹp, nhả ra những bãi phân cặn bã, tởm lợm. Vào một thời điểm nào đó trong đời, tôi thoắt trở thành người khác. Kinh khủng hơn là tôi đã chấp nhận bị quá khứ kiểm soát, đè nặng, hoành hành. Chúng tấn công và ngự trị tôi, móc tôi vào kiện hàng, chở đến bất cứ nơi nào nó muốn, và sẵn sàng quẳng vào hố rác hôi thối, hoặc ném xuống vũng bùn nhớp nhúa. Đời tôi bầm dập. Tôi trở thành một hình nộm biết đi, làm việc minh mẫn, nhưng tự đáy sâu tâm hồn, là một khoảng không rỗng hoác, thẫm đen. Từ khi cậu đến, kéo tôi ra khỏi tình trạng vô cảm suốt thời gian dài, bằng các trò chơi điên rồ, bất tận. Và bây giờ, đã đến lúc tôi rời khỏi đây. Hơi khách sáo, nhưng tôi muốn cám ơn cậu. Hãy giữ liên lạc với tôi. Thỉnh thoảng chúng ta đi thăm nom lẫn nhau chứ, như hai người bạn thân chí cốt?”

     

    Hai người bạn thân chí cốt ư? Hai kẻ đêm đêm đã từng ngủ cùng nhau, cỡi lên nhau, đi sâu vào nhau, chia sớt nhiều thứ ngoài thân xác và ý nghĩ, không lẽ gói gọn lại trong một kết thúc giản đơn thế này ư?

     

    Làm sao chỉ có thể là hai người bạn được cơ chứ?

     

    Kan đã đi rồi. Taxi! Taxi! Tôi nghe tiếng anh ta gọi í ới. Những luồng xe cộ lướt băng băng trên đường như những tia sáng lấp lánh. Mặt trời tỏa sáng trên cao. Bây giờ là tháng mấy? Mùa xuân hay mùa hạ? Tôi đã từng dạy G.g chơi trò dìm chết mặt trời. Vậy mà nó vẫn chói lòa trên cao, ngạo nghễ, thách thức, vĩnh cửu. Làm sao mà giết được cái vật lơ lửng tỏa sáng trên cao chứ? Chẳng ai có đủ quyền năng giết một thứ biết tỏa sáng được. Tôi thất bại rồi sao? Tôi không níu giữ Kan được sao?

     

    Tại sao những kẻ tôi yêu đều lần lượt rời bỏ tôi, bằng mọi cách? Tại sao những kẻ tôi cần đều bỏ mặc tôi?

     

    Tại sao những kẻ dính líu vào đời tôi toàn là những tên độc ác?

     

    Rốt cuộc vẫn không thay đổi được gì. Cuộc đời tôi không thay đổi được gì sao?

     

    Tôi bước đi, xuyên qua lòng đường tấp nập xe cộ. Cơ thể giá lạnh trong ánh trăng bừng tỏa trên đầu. Tôi tiến về phía siêu thị. Tôi mua một con dao cạo, một cái búa tạ, một dải lụa đỏ, một đĩa nhạc âm hưởng trung cổ, một sợi dây dù cỡ lớn nhuộm màu xanh quân đội, rồi đi về nhà.

     

    Dù sao, ở nhà, tôi vẫn còn G.g


  6. 101. van xin

     

    Nấp sau cánh cửa, tôi nghe tiếng G.g van vỉ, đừng bỏ tôi, tôi van anh mà, đừng bỏ tôi lại đây một mình, tôi sợ lắm.

     

    Kan nói gì đó, giọng gầm gừ, dứt khoát, như đang nhai nuốt G.g vào bụng. Tôi thấy anh ta vứt những băng đĩa ra sàn, gào lên, xem đi, mấy cái đoạn video chết tiệt này, cậu quay cái gì chứ? Cậu không ngừng lảm nhảm, bày đủ trò đập phá, giết chóc, nó làm cậu thỏa mãn sao, cậu tìm thấy nỗi thích thú khi chơi những trò điên rồ này sao, cậu lại còn muốn lôi kéo tôi vào cuộc nữa. Không, hãy dừng lại. Tôi quá bận, tôi đủ tỉnh táo để gạt qua một bên. Tôi quẳng những thứ này vào lửa, cháy rụi.

     

    G.g quỳ dưới sàn, vẫn không ngừng van vỉ. Cậu ta cúi gập người, nhặt nhạnh các thứ bị Kan vứt bỏ. Bằng một vẻ đau xót, cùn nhụt. Cậu ta cần những thứ đó để làm gì?

     

    Một phút sau, vang lên tiếng nện cửa rầm rầm, và Kan xô cánh cửa bước ra. Tôi bị đẩy bật vào hốc kẹt, bẹp dúm như một con thạch sùng bị hai thanh cửa sắt nghiến nát.

     

    Kan lẩn vào bóng tối bậc thềm, rồi tiến dần ra cổng. Anh ta mang theo chiếc túi xách thật to. Tôi biết trong ấy có những gì. Quần áo, máy tính xách tay, băng dĩa, bao cao su, dầu bôi trơn, thuốc men và dụng cụ trợ lực, mỹ phẩm dưỡng da, dao cạo…, tất tật những thứ làm cho cậu ta sạch sẽ, bóng loáng.

     

    Đồ bệnh hoạn đáng tởm, tôi muốn gào lên. Bỗng dưng tôi thương G.g ghê gớm. Khốn nạn cho G.g. Tội nghiệp G.g biết bao. Rốt cục cậu ta vẫn cần đến một ai đó để dựa vào.

     

    Tôi nghe tiếng G.g nức nở. Cậu ta chưa bao giờ thể hiện sự yếu đuối cùng cực thế này. Ý chí nằm bẹp, thối rữa, mưng mủ.

     

    Kan vẫn nhất quyết bỏ đi, khuất sau lần cổng sắt. Đêm tối. Taxi sẽ đứng chờ ngoài đường lớn.

     

    Một nỗi căm hận ghê gớm trào lên ứ cổ. Tôi muốn nhào đến túm lấy G.g, dúi đầu cậu ta đập thẳng vào cánh tường, siết cổ cậu ta, ném cậu ta vào chảo dầu, nổi lửa, thiêu cháy ùng ục. Chết quách đi! Thôi cái trò van xin thảm thiết đi. Cậu mất hết lòng tự trọng rồi sao, G.g?

     

    Tôi muốn xách dao chạy theo chém vào cổ Kan, nguyền rủa, quân phản bội, vô lương tâm. Tôi muốn cột dây vào chân anh ta, dốc ngược, treo lên cành cây cao, hoặc tru

     

    Tôi muốn xách dao chạy theo chém vào cổ Kan, nguyền rủa, quân phản bội, vô lương tâm. Tôi muốn cột dây vào chân anh ta, dốc ngược, treo lên cành cây cao, hoặc trụ điện cao thế. Như một con rối nhồi bông, vô cảm và vô dụng. Điện giật. Cháy xém. Bỗng dưng tôi thèm chém giết kinh khủng. Máu nóng rừng rực luân chuyển làm cơ thể trào sôi.

     

    Con sói đi ra, dụi đầu vào bắp chân tôi, giương mắt ngơ ngác. Tôi ôm nó vào lòng. Nó đã lớn tướng. Nhưng buồn bã. Chẳng mấy khi tôi nghe tiếng nó sủa. Có lẽ nó bị câm. Hoặc bị ức chế. Tất cả những con chó biết từ thuở nhỏ đến tận bây giờ, toàn là những con chó buồn thảm, hệt như những chủ nhân của nó. Vì thế, nó không còn thuộc về loài chó nữa.

     

    Nó, Kan, ông già hàng xóm năm xưa, con chó của những năm tháng tuổi thơ tôi, con bị quật mồ quăng lên vỉ nướng, con bị cắt mất đầu, G.g, và tôi, tất cả chúng tôi, đều là những sinh vật lạc loài, bệnh hoạn, tật nguyền.


  7. 100. gỡ mặt nạ

     

    “Quen anh trai tôi lâu chưa?”

     

    “Lần đầu tiên.”

     

    “Gặp nhau ở đâu?”

     

    “Một địa điểm massage.”

     

    “Những người như cậu, chỉ cần gặp gỡ một lần là có thể quan hệ tình dục thoải mái được à?”

     

    Im lặng. Tôi không thể trả lời. Tôi bận nuốt một cái hạt vô hình có lớp vỏ nhám nhúa trôi khỏi cổ, đau buốt. Nhục nhã.

     

    “Cậu nghĩ tôi không biết cậu là ai sao? Không, tôi chỉ giả vờ không biết thôi. Để cho cậu được tự nhiên. Nếu cậu diễn trò trước mặt tôi, ví dụ như giả vờ yêu tôi chẳng hạn, hay một cô gái ngờ nghệch nào đó, tôi vẫn sẽ tiếp tục để cậu yên, bởi tôi muốn nghiên cứu cậu, xem khả năng giả dối của cậu đạt mức độ nào. Tôi sẽ ngắm nghía quan sát cậu tứ phía như làm thí ngiệm với một con chuột bạch bị nhốt trong lồng, đắc thắng nhìn nó đang loay hoay ra sức đánh hơi, đào ngách để tẩu thoát. Rất may, cậu chân thành hơn tôi tưởng. Vì thế tôi mới quý mến cậu, tôi chơi với cậu như với một người bạn phi giới tính, tôi thích thú với năng lực nghề nghiệp và những suy nghĩ không đến nỗi tồi của cậu, ngoài ra, tôi vứt hết, chẳng buồn quan tâm.

     

    Ngay từ lần gặp đầu tiên, tôi đã đoán biết khuynh hướng của cậu. Chỉ cần nhìn sâu vào ánh mắt của cậu, tia quan sát ý nhị, lén lút khi có một gã đẹp mã nào đó thoáng qua, từng cử động xao xuyến của ngón tay, cách thức cầm ly nước… Tôi biết tất cả những thứ đó biểu lộ điều gì. Tôi đã học cách nhận biết thế giới đặc thù của cậu thông qua anh trai tôi, từ rất nhiều năm trước.

     

    Khi anh ấy rời bỏ gia đình dọn ra ở riêng, tôi từng thất vọng biết bao. Cái cảm giác mất đi một người anh, người bạn thân thiết thông hiểu mình từ tấm bé, đã đẩy tôi vào căn bệnh trầm cảm suốt một thời gian dài. Tôi oán hận anh trai. Anh ấy lặng lẽ rời bỏ tôi, rời bỏ gia đình, mà không giải thích lấy một lời, khiến cho gia đình tôi trở nên trầm mặc, về sau chuyển thành bức bối. Suốt ba năm ròng, anh ấy bặt tăm tích, cắt đứt hầu hết các mối liên hệ. Tôi ra sức dò tìm, và ra sức truy vấn, lục lọi mọi ngõ ngách, mong tìm được câu trả lời. Tôi tưởng anh ấy mắc chứng tâm thần, hoặc đã tự sát vì lý do bi đát gì đó, như AIDS chẳng hạn.

     

    Rồi một ngày mưa, tôi tình cờ gặp anh ấy bước ra từ một quán cà phê, cặp kè một anh bạn, bước lên taxi. Tôi đã bí mật dò theo. Cậu không bao giờ hiểu được tâm trạng xáo trộn khủng khiếp thế nào khi tôi đứng run lập cập dưới hành lang căn hộ chung cư này, nghe tiếng mưa rơi đều đặn, lạnh lẽo, u trầm, và trước cánh cửa đóng kín. Ẩn giấu bao nhiêu điều bí mật. Anh trai tôi thoắt trở thành một kẻ xa lạ, ngầm chất chứa tội lỗi. Không biết bao nhiêu lần tôi định gõ cửa, bấm chuông. Nhưng dường như có thứ gì đó ngăn cản tôi lại. Không cho phép tôi làm thế. Và rồi tôi đã sáng suốt đội mưa trở về nhà. Tôi đã thức trắng một đêm để suy nghĩ, xem mình có báo tin này cho bố mẹ biết không, và ngày hôm sau tôi sẽ tìm anh tôi để nói chuyện gì.

     

    Vậy mà khi gặp nhau, cậu biết không, điều duy nhất khiến tôi sửng sốt, là anh tôi đã nói rằng bố mẹ đã biết chuyện của anh từ lâu, quan điểm của họ là không thể chấp nhận, họ buộc anh phải cưới vợ để trở về tình trạng bình thường. Trở về tình trạng bình thường ư? Một ý nghĩ quá ấu trĩ và sai lầm. Anh cười sằng sặc. Bố tát tai anh. Chì chiết. Nguyền rủa. Thế nên, giải pháp biến khỏi không khí ngột ngạt của gia đình là tối ưu.

     

    Tôi trách anh tại sao không trò chuyện cởi mở với tôi. Anh tảng lờ, nói rằng tránh cho tôi tình trạng bị tổn thương. Nhưng đằng nào tôi cũng đã bị tổn thương rồi.

     

    Thỉnh thoảng anh em chúng tôi qua lại thăm nom nhau. Anh tôi thực sự là một kẻ cô độc. Tôi không bao giờ thọc mũi xen vào chuyện tình cảm riêng tư của anh ấy. Nhưng tôi biết, kể từ khi người bạn trai gắn bó lâu năm bỗng dưng ra nước ngoài định cư, tôi thấy anh tôi ngày càng có gì đó gần như sa đọa. Bằng chứng là anh ấy ngày càng quan hệ lung tung,với đủ loại người. Anh ấy chẳng buồn xấu hổ khi bị tôi chất vấn. Anh tôi có lẽ mắc chứng bệnh gì đấy, xin lỗi, hình như là cuồng dâm hay thống dâm thì phải. Tôi đoán vậy.”

     

    Cô ta dừng lại, tợp ngụm nước. Chúng tôi im lặng nhìn ra bờ sông. Gió thổi rất lạnh. Xa xa, trên mặt nước đen thẫm, một chiết tàu cỡ nhỏ chạy ngang qua, ánh sáng trên tàu khoan những vệt cắt sắc nhọn xuống từng dợn sóng.

     

    Con tàu sẽ đi đến đâu? Thế giới này có đủ rộng như người ta vẫn tưởng?


  8. 99. người quen cũ trong căn phòng lạ

     

    Gã đàn ông bảo tôi đi tắm. Tôi rúc trong nhà tắm rất lâu. Xát xà bông khắp mình mẩy, kỳ đi cọ lại đến mức da nóng rộp, như thể tôi đang cố lột da mình. Tôi vô cùng hồi hộp.

     

    Đây là lần thứ bao nhiêu tôi sẵn sàng quan hệ với một kẻ lạ, mà không mảy may xấu hổ?

     

    Nếu hắn ta đúng như Kan mô tả, tôi sẽ làm gì? Tôi nhìn các món hóa mỹ phẩm bày la liệt trên kệ, dầu gội, sữa tắm, dầu xả, nước súc miệng, kem cạo râu, kem chống nhăn da, nước hoa xịt phòng, rồi quan sát giá mắc quần áo. Một chiếc dây nịt to bản treo lủng lẳng lẫn trong mớ quần áo lộn xộn mà ông ta đã thay ra. Tôi liên tưởng ngay đến chiếc roi da.

     

    Đúng lúc, chính khi tôi vừa ló đầu ra khỏi phòng tắm, tôi thấy anh ta đang ngồi trên ghế salon phòng khách tiếp chuyện với một người phụ nữ nào đó. Cô ta nghe tiếng động, đột ngột quay lại.

     

    Là cô sao, đồng chí?

     

    Tôi điếng người, thụt lùi vào lại phòng tắm, vứt chiếc khăn bông qua một bên, mặc quần áo nghiêm chỉnh vào. Tôi cố trấn tĩnh, hít hơi mạnh nhiều lần, nhìn thẳng vào gương, thu hết can đảm mới dám bước ra.

     

    Là cô sao, đồng chí?

     

    Tại sao lại là cô? Cô làm gì ở đây?

     

    “Đây là em gái của tôi”, gã đàn ông chìa tay ra hướng ánh mắt về tôi. Tôi không cử động nổi nét mặt, ngượng ngùng ngồi xuống ghế, đối diện họ. Tự rót cho mình cốc nước, uống ừng ực. Giá như đây là cốc thuốc độc thì hay quá.

     

    Cô ta nhìn tôi, gương mặt phẳng lặng, ánh mắt trống rỗng, vô cảm, bình thản, khiến tôi lạnh người, một vẻ tự nhiên đến mức như nói với tôi rằng, “Có gì lạ đâu. Chẳng có gì bất ngờ hết. Tôi đã biết chuyện này từ khá lâu rồi”.


  9. 98. ám ảnh trong đêm

     

    Giữa đêm tỉnh giấc, tôi phát hiện ra Kan bỏ đi tự lúc nào không rõ. Tôi tìm thấy mảnh giấy nhỏ dán nơi tủ lạnh: “Tôi hơi bất an. Trong vườn nhà cậu có nhiều tiếng động lạ thường. Một vài bóng đen lạ mặt chờn vờn ngoài cổng. Tôi không nghĩ nó là ma hay ảo giác. Thực ra họ là ai và họ tìm cái gì vậy, G.g?”

     

    Cảnh sát? Tôi thoắt run rẩy toàn thân. Qua khe cửa sổ mở hé, tôi nhìn ra ngoài cổng. Mọi thứ yên lặng, không có gì khả nghi.

     

    Cuối vườn, chỗ cây bạch tạng, tán lá khẽ lay động. Dưới ánh trăng mờ, một bóng đen nhỏ di chuyển khệ nệ. Tôi nhìn thấy con sói chạy vụt qua bãi cỏ rồi chìm khuất vào bóng tối.

     

    Một lúc sau, đột ngột nó hiện ra, lúi cúi gặm một vật gì đó, kéo lê dưới đất, dáng điệu xem chừng rất mệt nhọc. Rồi nó cố sức ngẩng đầu lên. Trời ơi, tôi đã nhìn thấy rõ, nó đang tha cái xác con cú bằng đồng ngày nào.

     

    Bóng đen đã trồi lên sau lùm cây, hình dáng nhỏ thó đang ngờ. Bộ dạng ấy, hệt như thằng bé tôi đã đập đầu nó vài tháng trước. Đúng thật là nó rồi. Nó đội mồ sống dậy được sao?

     

    Nó giằng lấy con cú khỏi mõm con sói, khư khư ôm vào lòng. Con sói lê bước bỏ đi.

     

    Sợ hãi đến nghẹn thở, tôi lẩy bẩy khuỵu xuống. Một tia sáng vụt qua óc, tôi chạy vội vã qua tất cả các căn phòng, kiểm tra hết tất cả các chốt cửa một lần nữa, tắt hết đèn, rồi thúc thủ trong phòng ngủ, tay nắm chặt con dao chặt thịt cỡ lớn nhất. Tôi muốn khóc quá chừng, mà không thể được. Toàn thân đã đông cứng. Tôi muốn gọi cho bất kỳ ai đó

    nhưng không sao tìm thấy điện thoại di động. Tôi cũng không dám rời khỏi giường để trở ra phòng khách hay phòng tắm để nhấc điện thoại đường dài.

     

    Kan ở đâu? H ở đâu? Tất cả họ đã rời bỏ tôi. Vào đúng lúc tôi cần họ nhất thì họ lại rời bỏ tôi chịu trận một mình. Nỗi sợ hãi bỗng biến thành căm thù. Tôi rất căm thù họ.

     

    Cảnh sát ập đến lúc này ắt dễ chịu hơn cảm giác đối phó trong tuyệt vọng một cái bóng ma của thằng bé đó.

     

    Bao giờ nó sẽ lần đôi tay ma quỷ mở chốt cửa và đứng nghênh ngang giữa phòng? Rồi nó sẽ ra tay, nó sẽ trả thù tôi bằng cách đập đầu tôi bằng cái chày gỗ. Cái chày gỗ đó, tôi vẫn còn cất giấu trong nhà kho. Cửa nhà kho đã khóa lại từ khi nào chẳng rõ, và tôi cũng không chắc còn giữ được chìa. Nó sẽ dễ dàng mở cửa nhà kho và tìm thấy cái chày.

     

    Tôi đang lẩy bẩy cố giữ chặt con dao lớn trong tay. Làm sao tôi có thể giết được nó một lần nữa.


  10. 97. gặp lại người tình cũ của Kan

     

    Tôi trở lại nhiều lần G.world. Tôi tìm thấy cái gì ở đó, ngoài nỗi nhục dục khốn khổ của tôi?

     

    Chìm dưới tầng nước xanh lơ, tôi phó mặc bàn tay gã phục vụ lưới đi trên lưng như múa. Kỳ cọ. Chải chuốt. Vuốt ve. Rờ rẫm. Bóp nắn.

     

    Tôi chẳng nhớ ai trong cái không gian hỗn độn nhưng im lìm này. Âm nhạc, mùi hương, những thân xác cuộn chảy. Tất cả mục rữa dưới hõm nước sâu.

     

    Lần cuối cùng tôi nhìn thấy hình ảnh G.g chết đuối trong vũng nước xanh lơ là khi nào?

     

    Lúc đột ngột vùng dậy, tôi nhận ra người nằm cạnh mình là gã đàn ông đó. Cái gã mắc chứng khổ dâm kỳ lạ, người tình cũ của Kan.

     

    Ông ta vẫn đi một mình, tất nhiên.

     

    Chúng tôi im lặng quan sát, sục tia mắt thô lỗ vào cách ngóc ngách trên da thịt của nhau, như muốn lộn trái cả cơ thể, để các ý nghĩ bệnh hoạn giấu kín rơi ra trên nền gạch, trần trụi, nhơ nhớp, thảm hại.

     

    Rốt cuộc, hắn ta lên tiếng: “Kan đâu?”, kèm cú hất hàm hách dịch kiểu đàn anh.

     

    Tôi lúng búng: “Không biết. Chúng tôi không còn quan hệ gì nữa.”

     

    “Nó bỏ cậu để đi với người khác rồi à?”, hắn khẽ nhếch môi giễu cợt.

     

    “Tôi không quan tâm.”

     

    Úp mặt xuống làn nước ấm nóng, tôi cảm thấy bụng dưới tự dưng quặn đau, gan bàn chân buốt lạnh. Cái gì đã đẩy tôi vào tình thế thảm thương này? Thật sự Kan muốn gắn bó với tôi hay với G.g? Thật sự tôi đã hiểu hết về Kan chưa?

     

    Như một con quỷ địa ngục, gã đàn ông vẫn sục mắt nhìn tôi dò xét, đột ngột, hắn cười phá lên. Một vài kẻ ngóc đầu nhìn chúng tôi đăm đăm, nhăn mặt khó chịu.

     

    “Tôi thừa biết chuyện gì đã xảy ra. Cái thằng tâm thần ấy. Có phải hắn miêu tả về tôi như một quái vật, đúng không? Nó chuyên làm thế, nó thích thú với những câu chuyện tự bịa. Nó biến tôi thành một huyền thoại bệnh hoạn kinh người. Cậu em à, tôi thừa biết cậu đang đau khổ. Nó bỏ rơi cậu chăng? Không! Nó chẳng bao giờ thấu hết ý nghĩa gắn bó hay rời bỏ một ai. Nó chỉ say mê đi tìm trò chơi của riêng nó, dựng lên các chuỗi bi kịch kinh khủng và sẵn sàng dính với bất cứ ai có hơi hướm giống như nó. Đời không đủ bi đát sao mà nó còn thích thú với những tưởng tượng điên rồ ấy chứ?”

     

    Càng nghe hắn nói, tôi càng hoang mang. Như vướng vào một màn sương mờ mịt không lối thoát. Hắn nói vậy là sao? Kan bịa chuyện để thỏa mãn tâm lý thôi ư? Hành hạ trí tưởng tượng để tìm ra khoái cảm? Kan đến với tôi, bịa chuyện về người tình cũ, rồi đến với G.g, anh ta sẽ bịa chuyện về tôi – như một quái vật – để bắt đầu mối quan hệ mới. Rồi sau đó, từ dẫn dắt của G.g, Kan sẽ từ bỏ cậu ta để đến với một người khác nữa? G.g cũng sẽ biến thành một nạn nhân, như tôi, như gã khổ dâm bên cạnh tôi đây, hay một ai khác kế tiếp? Chuỗi xoắn kép dài đằng đặc, rối mù. Là Kan sao? Bộ mặt thật của Kan là vậy sao? Hay gã đàn ông này đang vu khống vì trong quá khứ đã bị Kan bỏ rơi?

     

    Bộ mặt thật của gã là thế nào? Tôi chưa từng tiếp xúc bao giờ. Vì thế, để truy tìm cội rễ vấn đề, tôi mạo hiểm bước theo gã.

     

    Như một tên loạn trí, tôi theo gã về nhà, chỉ sau một cú nháy mắt mơn trớn, gọi mời.

     

    Tôi dễ dãi lên giường với gã, để tìm chìa khóa giải mã câu chuyện bịa đặt của Kan. Và mọi chuyện chợt sáng rõ, đúng như mong đợi của tôi: gã đàn ông này không hề mắc chứng khổ dâm.

     

    Lúc đó tôi sẽ ra sao? Tôi sẽ xử lý vấn đề của mình với Kan như thế nào? Và chuyện gì sẽ tiếp diễn? Khởi đầu mối quan hệ mới trong một tình thế oái ăm liều lĩnh thế này à?


  11. 96. cuộc trốn chạy

     

    Tôi đã không chạy trốn được nỗi sợ hãi một mình. Tôi cần đến hai người để chia sớt khốn khổ trên đường trốn chạy. Vì thế, tôi quay lại tìm G.g. Tôi muốn mang cậu ta theo.

     

    Qua lỗ hổng ổ khóa, tôi nhìn thấy cậu ta ngủ với Kan, trong phòng vẽ. Nồng nàn, say mê. Cả hai trần truồng, vệt màu bám dính nơi cánh tay và lưng. Giây phút tan nát trôi qua đến không ngờ. Chỉ còn lại cảm giác thương hại G.g và xem thường Kan. Trộn cả nỗi căm thù vô nguyên cớ.

     

    Tôi nhanh chóng rời khỏi nhà G.g. Được thôi, nếu cậu muốn có Kan, thì hãy ngồi yên mà chờ cảnh sát đến. Cậu hãy chịu tù tội một mình. Tôi không dính líu gì cả.

     

    Vĩnh biệt, tôi đi đây.


  12. 95. êm ái giường đinh

     

    “Đó là một trong các trò chơi mà ông ấy đã bày cho tôi. Chúng tôi tiến hành trong suốt mùa hè dài. Lần đầu tiên tôi thực sự hoảng hốt, không biết chuyện gì sẽ xảy ra. Nhưng rồi sau đó, tôi nhanh chóng tìm ra cảm giác mà bấy lâu mình mong ước: mỗi lần ngã vào chiếc giường lởm chởm đinh nhọn, tôi cảm thấy mình được vỗ về, yêu thương.

     

    Kỳ thực, những chiếc đinh gắn trên giường được chế tạo từ cao su mềm, chúng tự động xẹp xuống khi có lực nặng đè lên. Và bầy rắn khoang cũng chỉ là những con rắn cao su, một lũ vô dụng. Cấu tạo của chúng tựa như những quả bóng bay được bơm căng khí, có một đầu buộc chặt bằng sợi chỉ mảnh cố định dưới sàn nhà, sự dao động của làn không khí khiến chúng rung rinh, lắc lư không ngớt. Một bầy rắn lao xao uốn éo trong luồng sáng lam mờ ảo.

     

    Nỗi nguy hiểm đe dọa phút ban đầu đột ngột chuyển dịch sang trạng thái êm đềm. Cơn sung sướng rợn ngợp trong một tình thế bị kích động. Đó là mục đích cuối cùng ông ấy muốn dành cho tôi.”

     

    “Chỉ thế thôi ư?”, Kan hỏi, treo sững ánh mắt vào một vị trí mơ hồ trên trần nhà, bàn tay vẫn luồn vào ngực tôi, xoa nhẹ hai đầu vú.

     

    “Anh muốn tìm kiếm ý nghĩa trong trò chơi đó sao? Chẳng có gì cả. Bao nhiêu năm qua tôi cũng đã cố gắng đi tìm lời giải, nhưng rốt cuộc vẫn chịu thua. Tôi chỉ biết rằng mỗi lần tiến hành trò chơi đó, chúng tôi đồng đẳng như hai đứa trẻ hạnh phúc. Luân phiên bị nhốt trong phòng, lúc là tôi, lúc là ông. Giọng nói vẳng ra từ loa của người đứng bên ngoài thay đổi luôn, và tôi không nhớ chính xác hầu hết nội dung câu ra lệnh. Chỉ biết chúng tôi đã nói thật nhiều. Thật nhiều câu chuyện. Gần như lảm nhảm suốt. Khi thực sự mệt, thì cửa mở. Một trong hai tiến đến giường, cởi bỏ quần áo. Ông bế tôi nằm sấp, ngoạm lấy cổ tôi, thọc mạnh đâm sâu vào tôi từ phía sau, theo cách của những con chó. Tôi cắn chặt răng vì đau rát. Tôi căm ghét hành động thô bạo của ông, tôi căm ghét tình thế tôi vướng vào, nhưng tôi không biết phải làm gì, vì tôi cần được ở bên ông. Tôi khổ sở phơi bày cặp mông non nớt của mình, còn ông xấu hổ vì một cơ thể già nua. Thỉnh thoảng tôi hoặc ông chảy nước mắt. Những giọt nước nhểu trên lưng tôi, nóng ấm. Tôi không nghĩ là do khóc. Thật ra chẳng đau đớn lắm. Nỗi hoan lạc cũng không. Vậy cái cảm giác đó là cái gì? Suốt đời tôi không thể gọi tên nó một cách mạch lạc, rõ ràng. Chỉ biết đó là mối giao cảm thuần khiết nhất mà chúng tôi đã có. Làm tình xong, ông ôm tôi vào lòng, ngủ ngon trên chiếc giường nệm đỏ găm lởm chởm đinh ấy.

     

    Có lần tôi tỉnh giấc giữa chừng, trở dậy để đi tiểu hoặc tìm nước uống, khua chân bước qua bầy rắn lạnh lẽo, trơn nhớp dưới mặt sàn, bơi hai cánh tay lần mò trong vùng bóng tối đen đặc bủa vây, tôi thấy mình dường như không còn tồn tại trong đời sống thực. Thiên đàng ư? Không. Địa ngục ư? Cũng không. Chúng tôi thuộc về một thế giới khác, cái thế giới có thể hữu hình mà cũng có thể vô hình. Cái thế giới chưa được đặt tên, chưa được công nhận.

     

    Cái thế giới chưa từng hiện diện trong bất cứ một con người nào khác, ngoài hai chúng tôi.

     

    Trở dậy, những buổi sáng mờ sương, chúng tôi thường đi ra cái hồ gần nhà để câu cá. Mặt hồ trong trẻo, tĩnh lặng như bị bỏ quên từ thế kỷ trước. Bầy cá nhàn tản khoe vây, lười biếng đớp mồi, lặng lờ bơi đi dưới làn nước đầy rong xanh mướt.

     

    Ông mang theo một con chó với tuổi đời đến hơn mười năm. Tên bạn thân già nua và phiền muộn. Bốn chân xiêu vẹo, đi đứng không còn vững chãi nữa, cái đuôi ngừng ngoáy tít, đôi tai thôi ve vẩy. Nó lười biếng năm dài trên bãi cỏ sưởi nắng, từng nhúm lông bết dính, thưa thớt, rụng dần, để lại làn da xám lỗ chỗ vết đồi mồi. Thè lưỡi thở, lơ đãng nhìn và chẳng mấy khi buồn cất tiếng sủa, dù xuất hiện một tiếng động khác lạ khác thường ẩn sau vòm lá.

     

    Ba chúng tôi: một già, một trẻ, một con chó hết thời, ghép vào nhau tạo thành ba đỉnh của một tam giác phẳng lặng, rỗng không. Như một lát cắt thờ ơ, vô dụng, một cái hạt bị thoái hóa vĩnh viễn không thể nảy mầm, bị bỏ quên trong góc sân cuộc đời.

     

    Im lìm buông câu, mải đuổi theo những ý nghĩ của riêng mình, chúng tôi đã không biết rằng tiếng động lạ phát ra từ vòm lá khởi nguồn từ cha tôi.

     

    Ông đã bám đuôi và quan sát chúng tôi từ rất lâu rồi, tôi đoán vậy. Nhưng không ai hay biết. Con chó đã không làm tròn bổn phận. Hậu quả là nó phải trả một cái giá quá đắt.

     

    Một ngày chẳng lâu sau đó, tôi nhìn thấy con chó nằm chết trên bậc thềm nhà cha nuôi, cái đầu bị cắt mất. Là một đòn cảnh cáo quá man rợ. Để khỏi làm đau lòng cha nuôi, tôi lẳng lặng ôm cái xác mất đầu ấy chôn phía sau vườn, dưới một lùm cây kín đáo. Sau đó, dùng giẻ lau sạch vết máu bám nơi bậc thềm. Tôi nghĩ bụng mình sẽ bịa ra một nguyên do nào đó, như con chó bị mất tích chẳng hạn, hoặc nó quá già nên đã gục chết đâu đó trên đồng cỏ, không đủ sức lết về nhà.

     

    Trong lúc chôn cất con chó già tội nghiệp, trong tôi dậy lên một ham muốn không sao cưỡng nổi, cơn thèm khát được vung dao cắt đầu một ai đó. Ánh nắng nung chảy từ trên cao, rót vào lòng tôi òng ọc như đang đúc một khối kim loại, nóng bỏng, đông cứng và nhức nhối.

     

    Tuy nhiên, trong cái ý niệm bừng thức đó, tôi không tìm ra được mục tiêu, không xác định cụ thể ai sẽ là kẻ mà tôi muốn cắt đầu. Sau cùng, để giải tỏa cơn bức bối đến mức máu sắp rỉ ra ngoài da, tôi đã ngắt đầu một con gián, giẫm nát một con cào cào, và xé toạc tứ chi của một con nhái xanh bắt được ven cái hồ nước nhỏ.

     

    Lần kế tiếp chúng tôi chơi trò ngủ trên giường đinh, lưng cả hai tự dưng rớm máu. Ai đó đã găm đinh thật lẫn vào bãi đinh cao su.

     

    Dưới sàn, giữa bầy rắn khoang cao su có lẫn xác một con rắn thật, xác chưa bị thối, nhưng cái đầu bị đập nát dẹp, tứa máu, tè ra chiếc lưỡi gãy vụn, thảm hại, như có phơi bày một nỗi nguy hiểm tuyệt vọng.

     

    Căn phòng bí mật của chúng tôi đã không còn bí mật nữa.

     

    Ai đã tàn nhẫn phá vỡ cuộc sống êm đềm của chúng tôi? Ai?

     

    Vài ngày sau đó, vào một buổi sáng thức giấc, tôi phát hiện người đàn ông hàng xóm treo cổ trên xà nhà.

     

    Cha nuôi của tôi, người tình của tôi, đã chết.

     

    Cha tôi vội vã gửi tôi đến một thành phố khác sống với người họ hàng xa, ngay trong buổi sáng kinh hoàng hôm ấy.

     

    Nhưng tôi lập tức rời khỏi họ, tự mình đến trại mồ côi, nương náu đến khi trưởng thành. Tôi không còn muốn giữ bất cứ mỗi dây liên hệ nào với toàn thể họ hàng. Mất dấu vĩnh viễn. Tôi trở thành độc bản trong cuộc đời này.”

     

    “Vì sao người đàn ông hàng xóm lại treo cổ tự tử?”

     

    “Anh có nghĩ là ông ấy tự làm thế, hay ai đó đã ra tay?”

     

    “Là cha cậu sao, G.g?”, giọng Kan bàng hoàng, run rẩy.

     

    “Tôi không bao giờ muốn truy tìm câu trả lời. Với tôi, nó chẳng còn mấy ý nghĩa. Tự tử hay bị giết? Thủ phạm là cha tôi hay ai đó? Rốt cuộc vẫn mang một kết quả giống nhau thôi. Ông ấy chết có nghĩa là tình yêu của tôi đã tắt. Tôi sớm rời bỏ nơi ấy mà không bao giờ biết lưu luyến, đau giận hay buồn thương. Đi càng nhanh, càng xa, càng tốt. Đi để xóa bỏ. Tôi ra đi khi xác người tình còn chưa được họ hàng gỡ xuống để mai táng. Chẳng biết sau đó cảnh sát có tìm đến để điều tra, bác sĩ pháp y có tiến hành khám nghiệm tử thi? Họ sẽ tìm thấy gì đằng sau cái chết bí ẩn? Tôi sẽ bị bắt để thẩm tra, như một nhân chứng, một mối quan hệ mật thiết với nạn nhân chẳng hạn? Vậy mà, không hiểu sao lúc đó tôi chẳng biết sợ hãi là gì, chỉ thấy trống rỗng và vô cảm. Thoáng chút áy náy monh mang, rằng ngày xưa ông gỡ tôi ra khỏi dây treo, cứu vớt đời tôi, giờ đến phiên ông, tôi đã không thể làm thế. Tôi không trả được cho ông một cử chỉ ân tình nào sao? Nhưng nếu tôi làm vậy, mối quan hệ giữa chúng tôi có thể trở nên quá sòng phẳng chăng? Tôi thực không muốn vậy. Hãy để cho tôi thiếu ông một món nợ vậy. Món nợ tôi chẳng biết trả bằng cách nào.

     

    Không lẽ tôi tự treo cổ chính tôi?

     

    Dù sao, tôi cũng đã xa ông trong tâm trạng bình tĩnh, không bị ngăn cản hoặc vấp phải một nỗi ân hận lớn lao nào.

     

    Vì thế, hình ảnh lưu giữ trong đầu tôi là một con người treo mình lửng lơ trên không như thể tập bay. Và tôi tin ông ấy đã bay được về trời, hay một cõi bình yên xa xăm nào đó.

     

    Tôi nhớ lần cuối cùng chúng tôi ngủ với nhau trên chiếc giường đinh, có găm đinh thật, tóe máu, ông ấy nói với tôi: “Cha yêu con”, và tôi cũng đáp trả thật lòng: “Con yêu cha”. Phút hiếm hoi trong đời, chủ nghĩa hoài nghi trong lòng tôi biến mất.

     

    Đến tận thời điểm này, đấy cũng là lần duy nhất trong đời, tôi nói ra bằng lời rằng tôi yêu một ai đó.”


  13. 94. phòng kín, giường đinh và bầy rắn khoang

     

    Chẳng có gì nhiều nơi đây: trên trần nhà dòng xuống một bóng điện hình lưỡi lê tỏa quầng sáng xanh lam le lói, dưới sàn uốn éo một bầy rắn khoang đen trắng đang lắc lư theo tiếng nhạc với những chiếc lưỡi nhọn thè ra hai nhánh đỏ hồng, cạnh đó là chiếc giường đơn bọc nệm đỏ rắc lởm chởm đinh nhọn.

     

    G.g bị đẩy vào phòng, đứng hoang mang trước cánh cửa chốt chặt từ bên ngoài.

     

    Người đàn ông nói như ra lệnh, “Nằm xuống giường, nhanh lên!”, kèm theo tiếng gầm gừ âm ư trong cuống họng, như thể giọng nói bị gỉ sét.

     

    G.g nghiêng tai nghe ngóng các tiếng động phát ra từ chiếc loa nhỏ gắn trong một hốc bí mật đâu đó, mặt hướng về chiếc giường rắc đinh, tập trung thần kinh, các đường nét hiện lên căng thẳng.

     

    “Nằm xuống đi. Ngoan nào. Thử nằm xuống”, tiếng nói đã nhẹ hẳn lại.

     

    G.g nằm xuống chiếc giường đinh. Tấm lưng nảy lên, co giật. Những chiếc đinh dần xẹp xuống.

     

    “Tốt rồi. Giờ thì thòng chân xuống chỗ bầy rắn. Cả hai chân!”

     

    G.g thu cả hai gối lên đầu, rúm ró người, sợ hãi.

     

    “Nhanh lên! Chẳng còn mấy thời gian đâu. Thế, được rồi. Rà chân lên đầu bọn rắn. Nữa, mạnh nữa. Mơn trớn cả hai chân vào chúng. Túm lấy lưỡi chúng bằng các kẽ ngón. Đấy,hay quá. Ồ, tuyệt quá. G.g, cậu thật giỏi.”

     

    Bụp. Bóng đèn hình lưỡi lê tắt ngúm.

     

    A…, trong bóng tối cô đặc, tiếng G.g hét lên lảnh lót. Như chạm đến tuyệt đỉnh của khoái cảm.


  14. 93. dây treo 2

     

    “Cậu làm gì với cái đám ấy?”

     

    “Anh nói gì vậy Kan?”

     

    “Những sợi dây thòng lọng rùng rợn trong nhà kho, cùng những thân xác lủng lẳng, cậu làm gì với chúng?”

     

    “Làm sao anh nhìn thấy được, Kan? Anh lấy trộm chìa khóa của tôi à?”

     

    “Mặc tôi. Cậu trả lời đi. Cậu làm gì với những sợi thòng lọng gớm giếc đó. Sao cậu lại treo cổ chúng lên xà nhà? Tại sao cậu lại câu rút chúng lên xà nhà, hả?”

     

    “Đó là chuyện của tôi. Trò chơi của tôi. Chẳng phiền đến anh để mắt.”

     

    “Tại sao tôi lại không để mắt đến chứ. Nó quá ghê rợn. Chúng lồi cả mắt nhìn tôi. Cầu cứu. Oán than. Kết tội. Cái đám dắt dẹo, lúc nhúc trên xà nhà ấy. Như một bọn quỷ ma tàn tật. Chúng làm tôi sợ chết khiếp.”

     

    “Anh sợ hãi thật ư? Bọn vô dụng ấy mà…”

     

    “Cậu thật điên rồ. Hành hạ bọn chúng để làm gì cơ chứ?”

     

    “Làm gì mà anh bị kích động vậy Kan? Chúng chỉ là lũ hình nộm vô tri vô giác thôi mà?”


  15. 92. dây treo 1

     

    “Cậu làm gì với cái nhà tắm vậy?”, Kan hỏi, sau khi buổi vẽ kết thúc, và chúng tôi nằm vạ vật trên sàn nhai những quả táo xanh căng mọng.

     

    “Trò hóa trang cho bức tường thoát khỏi sự đơn điệu. Tôi cũng thay chúng luôn cho đỡ nhàm mắt. Anh nghĩ sao?”

     

    “Trông nó hơi khủng khiếp. Màu đỏ thật ghê rợn. Tôi ở trong đây năm phút là không sao chịu đựng nổi, chỉ muốn nhảy bổ ra ngoài để hít thở không khí. Nếu không thì chết ngộp mất.”

     

    “Nếu anh không thích, mỗi thứ bảy tôi sẽ xóa nó đi. Chủ nhật khi anh đến đây, tất cả sẽ lại trở về tình trạng sạch sẽ như cũ.”

     

    “À không nên, tôi chỉ muốn mô tả trung thực cảm giác của mình, chứ không có ý đòi hỏi gì. Hình như càng lúc cậu càng bộc lộ những sở thích quái đản. Cái gì đã hoành hành đầu óc cậu vậy? Cậu nói ra đi, biết đâu tôi có thể chia sẻ được.”

     

    “Ừm, tôi không chắc là hiện giờ trong tôi thứ quái quỷ gì đang diễn ra. Và tôi mong muốn điều gì cụ thể. Nhưng tôi luôn nhớ những gì đã diễn ra…”

     

    “Cậu diễn đạt luẩn quẩn quá. Chính xác, ý cậu muốn đề cập đến quá khứ của cậu chứ gì? Nói tôi nghe xem, liệu nó có kinh khủng như những câu chuyện mà tôi từng kể cậu nghe không? Tôi biết mình đã đấu tranh vật vã thế nào để thoát ra khỏi nó.”

     

    “Tôi biết anh giỏi hơn tôi rồi mà. Tôi còn đang trong giai đoạn chống lại sự kiểm soát của nó. Mỗi chúng ta đối diện với những vấn đề phức tạp khác nhau.”

     

    “Có lẽ vậy. Mà tại sao chẳng bao giờ tôi nghe cậu nhắc về gia đình của mình? Bức ảnh dán trước cửa căn phòng đóng kín trên tầng gác, bị cắt rách lỗ chỗ, có phải là những người thân yêu của cậu không?”

     

    “Anh chỉ nói đúng một nửa. Quả đấy là những người thân của tôi, nhưng tôi không chắc họ có yêu tôi không, và tôi có yêu họ không. Rất nhiều lần tôi đã đặt ra câu hỏi này nhưng mãi không trả lời được. Tôi như con cá nhỏ bị quăng vào vũng nước đục. Thoi thóp từng ngày với mớ dưỡng khí ít ỏi, cố quẫy đạp trong điều kiện chật hẹp và nhìn nguy cơ bùn hóa đang diễn ra từng phút dưới ánh mặt trời gay gắt. Thế rồi khi niềm tin hy vọng sắp lụi tàn, thì đột nhiên trời đổ mưa. Nước dâng ngập cái vũng bùn đó, nhờ vậy tôi thoát nạn. Nhưng xét cho cùng, cuộc sống của tôi được cứu vớt và duy trì bởi một dịp may đúng lúc như thế, chứ kỳ thực, nỗ lực quẫy đạp của tôi trong vũng bùn là vô ích. Từ đó về sau, trong tôi đọng lại một thói quen khắc nghiệt, là luôn thở khó nhọc. Cuộc sống của tôi là một hơi thở khó nhọc triền miên.”

     

    “Cái gì đã đẩy cậu vào tình trạng đó?”

     

    “Một trong những người thân của tôi.”

     

    “Người đó là…”

     

    “Cha tôi!”

     

    “Ông ấy đã làm gì với cậu?”

     

    “Bạo hành”

     

    “Ôi… Cậu nói tiếp đi.”

     

    “Anh có thể mường tượng một người đàn ông chọn bạo hành làm ý nghĩa cho đời sống của mình. Từ lúc nhận thức thế giới xung quanh, tôi cũng tập chôn giấu những bí mật tồi tệ. Nhưng trí nhớ thỉnh thoảng vẫn tự quật mồ sống dậy. Từng lớp ký ức nhồi nhét trong các ngăn lưu trữ bỗng tuồn ra, đọng thành vũng lớn, đen bẩn, hôi hám. Như chiếc gương thần soi thấu mọi lẽ, nó tàn nhẫn bắt tôi đối diện, ngược thời gian, chứng kiến không biết bao nhiêu lần những cảnh đánh nhau ầm ĩ giữa cha tôi với các thành viên trong gia đình. Rượu và đánh nhau. Thậm chỉ ông ấy còn làm chuyện đó với mẹ tôi ngay trước mặt anh chị em tôi. Vật ngửa mẹ tôi ra giữa nhà, hoặc cỡi lên lưng, vừa làm tình vừa hành hạ. Thô bạo, bỉ ổi, ghê tởm. Trong khi anh chị tôi khóc òa, chạy hớt hải sang nhà hàng xóm lánh nạn thì tôi chỉ biết đứng trơ ra nhìn. Thế là ông túm lấy tôi, vả bôm bốp. Ông dọa, giọng gầm ghè: “Tao móc mắt mày, nếu mày còn nhìn nữa. Nhắm lại ngay!”. Mắt tôi vẫn mở to, cơ mặt trơ lì, vô cảm. Ông liền chọc ngón tay vào mắt tôi, nói: “Không nghe hả? Tao móc mắt mày ra”. Tôi bỏ chạy, vẫn không khóc. Ông ấy tiếp tục đánh tôi. Ông nói, đánh cho đến khi nào mày biết khóc thì thôi. Dĩ nhiên là tôi thắng. Và kết quả là tôi trở thành tâm bia hứng hết các trận đòn. Tôi làm điều đó thay cho anh chị tôi. Trong lúc ông đánh tôi, tôi nghĩ, đúng thật là mình không biết khóc sao.

     

    Tình thế vẫn tiếp diễn. Tôi vẫn không thể nhắm mắt bỏ chạy khi thấy ông đánh mẹ. Những cú túm tóc quật nhào, làm tình và hành hạ, hành hạ và làm tình. Lúc đó, tôi ước, tại sao mình không bị mù cho rồi.Và tôi tự lấy ngón tay chọc vào mắt mình. Đau nhói. Lúc đó nước mắt mới chảy được. Về sau, tôi hiểu ra một điều kỳ lạ, tôi chẳng bao giờ khóc được vì bị ai đó làm tổn thương, tôi chỉ khóc khi tự làm tổn thương chính mình mà thôi.

     

    Bạo lực, tôi nghĩ là với ông ấy, điều đó hẳn mang lại thứ khoái cảm khủng khiếp. Những cuộc bạo hành triền miên rốt cục đã đẩy mẹ tôi ra khỏi nhà. Và bà đã rời bỏ tôi. Tình thế quẫn bách, nỗi cay đắng giày xéo, ứa nghẹt, bà không đủ thời gian thu vén tất cả, chắc vậy. Bà không thể mang tôi theo, có thể vì hai tay đã mỏi. Anh tôi, chị tôi, may mắn chiếm giữ vai trò là hai hòn đá móc vào vai mẹ tôi. Bà đã quá sức chịu đựng. Vì thế, bà đành bỏ tôi lại…”

     

    “Về sau bà ấy có quay lại đón cậu chứ?”

     

    “Không! Tuyệt không có lần nào nữa, ít ra cho đến tận bây giờ. Có thể bà ấy quá sợ hãi. Việc bặt tin bà khiến tôi từng nghĩ có lẽ ba người đó đã chết vì một tai nạn thảm khốc nào đó. Nó khiến tôi không còn một tia hy vọng nhỏ nhoi nào. Nói thật với anh, đôi khi một tia hy vọng mờ nhạt cũng làm người ta không nguôi đau khổ vì chờ đợi, nhưng nếu anh xếp mọi chuyện vào phạm trù “đã chết”, “đã biến mất”, thì tâm lý khắc khoải đó coi như được giải tỏa.

     

    Từ ngày mẹ tôi mất, tôi cảm giác mình đã bị bứng đi tất mọi loại gốc rễ. Tôi như thứ sinh vật phù du, dật dờ bay qua những vùng mênh mông khác nhau mà không muốn neo giữ cuộc đời mình vào một cái mốc cụ thể nào. Tôi trở thành kẻ lạ ở bất cứ nơi đâu, không gieo rắc tình yêu vào bất cứ ai, không bao giờ ký sinh lòng tin vào bất cứ thế lực gì, tôi biến thành thứ tôn giáo cực đoan mà chính tôi tự nguyện làm một tín đồ trung thành của nó.

     

    Tôi thường xuyên khẳng định mình là một cái cây biết bay. Phải, tôi biết bay bởi vì tôi không cội rễ. Bám vào bất cứ nơi đâu, tự dưỡng nuôi mình bằng thói thờ ơ trống rỗng, cộng với một chút kiêu hãnh ẩn tàng, cảm giác sống được mà không cần cắm rễ tình yêu vào bất cứ một ai, lại không phải đau đớn gì, chính là thứ trạng thái mà tôi hài lòng nhất.

     

    Tuy nhiên, trạng thái sống đó chỉ xuất hiện vào những năm tháng trưởng thành sau này, khi tôi đã đặt ra được khái niệm “đã chết”, “đã biến mất”, về mẹ tôi, về cả gia đình tôi, chứ kỳ thực vào thời điểm mẹ tôi vừa biến mất, tôi bỗng trở thành cái bao cát cho cha tôi tập đấm quyền anh. Ông đấm một cách hăng say. Ông nén chặt vào đó tất cả lòng căm hận, nhồi thêm sự bất lực khởi nguồn từ cuộc ra đi lén lút của vợ con. Một ông vua bị tất thảy thần dân xa lánh, quyền lực bạo chúa mất hết. Ông nghĩ là ông bị bỏ rơi trong chính trò chơi của mình sao? Hay ông đang điên cuồng chống trả cảm giác thất bại của một tay xiếc thú, một nghệ sĩ rối? Những con thú đã sổng chuồng. Những con rối đã tự cắt đứt dây, tháo chạy cả rồi. Mình ông đứng lại với nắm dây thõng thượt trên tay, não nề, tiếc nhớ. Vai trò kẻ điều khiển đã vô dụng. Phải làm điều gì đó cho đôi tay bớt thừa, và mớ dây rối thôi vô nghĩa. Thế là ông thắt các sợi dây thòng lọng siết tứ chi tôi, cổ tôi, lôi tôi đi, như lôi một hòn đá trơ lì, một con chó dại hay một con bò ngu ngốc cứng đầu. Rồi ông lao vào tôi, biến tôi thành thứ phương tiện kiệt quệ, ông tiến dần đến mục tiêu của ông.

     

    Ông tập đấm quyền anh.

     

    Có điều, bao cát thì nhẹ tênh còn tham vọng chiến thắng của võ sĩ quyền anh thì lại quá nặng, nên ông ta không sao thỏa mãn. Càng đấm, ông ta càng hụt hẫng. Nhưng thay vì tìm đến cái bao cát nặng hơn cho tương xứng với bài tập nâng cao, ông ta tức giận lấy dùi sắt chọc thủng luôn bao cát. Cát chảy hết ra ngoài, còn lại cái vỏ rỗng lại còn thủng lỗ chỗ, như những vết thương không sao lành miệng.

     

    Tôi chính là cái vỏ rỗng ấy, thờ ơ, lạnh lẽo, vô tình. Đằng đẵng bao năm dài.

     

    Tình yêu của tôi là mớ cát li ti bên trong, nhưng đã theo cái lỗ thủng trôi tuột hết ra ngoài. Thỉnh thoảng, tôi cố lèn đầy bởi bao nhiêu thứ khác. Kết quả hoặc nó căng phồng, song nhẹ tênh như súc bông gòn, hoặc nó sẽ nhăn nheo xô lệch như mớ rơm cỏ nhồi vào cẩu thả. Nó tồn tại trong tôi, vô nghĩa và dễ bốc cháy như vậy.

     

    Anh nghĩ tình trạng của tôi có đáng buồn lắm không?”

     

    “Tệ quá, nghe chuyện cậu mà tôi chợt thấy mình may mắn hơn. Tuổi thơ của tôi chỉ là một chuỗi ngày đứng sau song sắt chờ đợi, như một kẻ tù tội. Rồi sau này, tên tù nhân nhỏ bé ấy thoát được ra ngoài, tự rèn giũa sức mạnh và tìm kiếm chức vô địch bằng cách tham gia liên tiếp những trận ẩu đả man rợ. Đứng bên này lề đường, tôi nhắm vào những kẻ xa lạ và nắm thế chủ động tấn công. Còn cậu, thuộc về lề đường bên kia, là một kẻ bị động, bạc nhược ý chí và chịu thống trị bởi chính người cha. Cậu khốn khổ hơn tôi nhiều quá.”

     

    “Nhưng tôi không dám nuôi dưỡng nỗi buồn đó lâu ngày. Một cái bao cát thì tốt nhất chẳng nên buồn về vị trí của nó. Có điều, cha tôi không muốn cho cái bao cát yên ổn, dù nó đã thực sự là cái vỏ rỗng vô dụng. Một ngày đẹp trời, ông ấy điên tiết lộn trái cái bao đó ra, rồi treo ngược lên xà nhà.

     

    Ban đầu, tôi chóng mặt trong tình thế oái ăm ấy. Dần về sau, tôi ý thức mình là một vật thể vô nghĩa nào đó. Một vật thể vô nghĩa thì tuyệt đối không cần ý thức gì về cơn hoa mắt, chóng mặt.

     

    Thi thoảng, lãng mạn hơn, tôi còn thấy mình tựa diễn viên xiếc. Cứ treo ngược, lủng lẳng trên xà nhà. Tôi diễn trò cho cha tôi xem. Vị khán giả vô lương tâm này không hề biết mệt mỏi hay buồn chán. Y ngồi trên cái ghế gỗ bên dưới, nốc rượu tì tì và bật cười khơ khớ. Thỉnh thoảng, y vung một ngọn roi quất ngang người tôi, như một chiêu tán thưởng. Nhằm lúc tôi hoa mắt, đuối sức, không thể uốn éo được nữa, y bèn trừng phạt. Đòn trừng phạt dĩ nhiên cũng bằng roi, kèm theo câu chửi rủa tục tằn. Cơ thể tôi lại tiếp tục đung đưa trên xà nhà như một cái tổ ong. Và y lại cười lên khe khẽ. Lúc đó, ước mơ duy nhất của tôi là rắc thuốc độc vào giọng cười ấy, hoặc mong sao sợi dây treo đứt phựt, tôi sẽ rơi bịch xuống đất, gãy cổ chết tươi. Ý nghĩ duy nhất đó như mũi kim loài ong vò vẽ, liên tục chích nọc độc vào các dây thần kinh khiến tôi nhức nhối, chúng không ngừng làm tổ trong tôi, phát triển nhanh, tha hồ sinh sôi nảy nở như bầy mối mọt. Chúng đục khoét, gặm mòn tất cả những mầm ý nghĩ tốt đẹp còn sót lại.”

     

    “Đáng sợ nhỉ? Lúc đó cậu mà thoát ra được, tôi e không biết chuyện gì sẽ xảy ra…”

     

    “Đúng, mỗi buổi trình diễn xiếc lộn ngược được trả công bằng cú quật roi vun vút, tôi lại mài sắc thêm lòng thù hận.

     

    Sau nhiều ngày như vậy, tôi được một người đàn ông hàng xóm cứu thoát trong lần tình cờ chứng kiến tôi bị bỏ quên và bất tỉnh trên xà nhà. Ông tháo dây, đỡ tôi xuống, mang tôi về nhà ông. Ông lấy nước ấm rửa những chỗ sưng tấy hằn sâu vào da thịt tôi, sát trùng vết thương, cho tôi ăn uống, khuyến khích tôi chìm quên trong giấc ngủ. Ông ngồi kế bên xoa lưng vuốt tóc để cơn buồn ngủ mau chóng xâm chiếm. Trong cơn mơ màng, tôi còn kịp nhận ra ông cúi xuống hôn tôi, nụ hôn như con bướm đậu chập chờn trên trán. Con bướm đó bay luôn vào giấc mơ tôi, và tôi từng ước ao rằng nó sẽ đi theo tôi suốt cả cuộc đời.

     

    Thế là từ đó, như một lẽ tự nhiên của kẻ lâu ngày đói khát tình thương, tôi thường xuyên tìm đến ông để mong nhận được những con bướm êm đềm đậu lên vầng trán. Tựa vào ông, tôi tập tễnh bước đi, học cách ngẩng đầu rụt rè ngắm nhìn thế giới bừng sáng xung quanh, với đôi mắt mở hé, hai mí bầm đỏ vì hậu quả những ngọn roi bố tôi hằn lại. Thường khi tôi chỉ thấy cảnh hoàng hồn. Lâu dần, tôi bị ông chinh phục, rồi tôi tự nguyện thành con nuôi của ông. Ông giúp tôi khâu vá lại những lỗ thủng của chiếc bao rách nát. Lưng tôi luôn được xoa, tóc tôi luôn được vuốt, nhưng tâm hồn tôi, ông không tìm được thứ gì để lấp đầy. Tâm hồn tôi là cái hố sâu vô cùng tận. Ông chỉ biết ôm tôi vào lòng, đôi mắt buồn bã nhìn xoáy vào tôi khó hiểu. Khi được ôm, chỉ cần một cái ôm thôi, thế giới xung quanh tôi chợt ấm dần lên. Vòng tay ôm là món quà xa xỉ mà cha tôi hầu như không phân phát cho đứa con tội nghiệp, hoặc tôi không đáng nhận quà, hoặc giá món quà quá đắt, hoặc cha tôi không nhận thức ý nghĩa to lớn của nó. Cũng có thể ông xem cú choàng tay ôm lấy đứa con chẳng qua chỉ là một cử động cơ học vô nghĩa. Nên tấm lưng tôi, bao nhiêu năm ròng thường xuyên chịu lạnh. Cái lạnh xuyên thấu qua thịt da, đông đá vào tâm hồn tôi, trái tim tôi. Để khi đón nhận những làn roi quất trong tình trạng đu đưa như cánh dơi trên xà nhà, tôi không cảm thấy đau đớn gì, mà chỉ còn cảm giác máu rơi vô cảm trên làn da mỏng tái nhợt. Đến khi người hàng xóm xa lạ xuất hiện, sẵn sàng cho tôi những vòng tay ôm chặt, ban đầu, tôi không quen, co rúm người tự vệ, hoặc sợ hãi, nhưng về sau, khi đã thấu cảm sự an toàn, là lúc tôi cảm giác tảng băng trong lòng bắt đầu tan chảy. Tôi liền hiểu ra mình vừa khép lại một quãng đời tăm tối, đồng thời mở ra một chặng mới khác thường hơn: tôi trở thành một tên nô lệ.

     

    Phải, tôi đã mất niềm tin vào tất thảy, ngay cả với chính bản thân. Tôi hiến mình làm nô lệ cho chủ nghĩa hoài nghi, số phận của tôi là một tên nô lệ của chủ nghĩa hoài nghi. Tôi hoài nghi ẩn giấu sau lớp vỏ tình thương cao cả của ông hàng xóm, hẳn còn chứa đựng một thứ sâu xa nào đó mà tôi không thể bóc trần, càng không sao đoán ra.

     

    Tôi không thể gọi tên nó là cái gì.

     

    Tôi trốn vào ông như ấu trùng nấp trong kén. Ngả vào ông và lệ thuộc ông để đón nhận sự che chở, vừa bị dày vỏ bởi bao câu hỏi hoài nghi, như một con chó thường xuyên bị đá vào hông, những vẫn không quên bát cơm nhà chủ.

     

    Nhịp ngày đêm chậm rãi đi qua cuộc đời tôi như con cuốn chiếu, tuần tự mở ra rồi lại cuốn vào. Co ro. Khốn nạn. Tôi trở thành con nghiện trong thú vui khám phá mối quan hệ kỳ lạ với một người đàn ông lớn hơn cả bố mình, một thú vui khiêu khích trộn lẫn với niềm say mê, cơn ghê tởm và cả sự đề phòng.

     

    Tôi biết mình đã yêu người đàn ông đó…”


  16. 91. cái hố 2

     

    Ông ta ra lệnh: “Mày chôn nó ở chỗ nào? Đào lên ngay!”. Mưa bắt đầu rơi, và trời sắp tối. Ông ta cặp nách chai rượu, lặp lại: “Mày chôn nó ở chỗ nào, hử? Đào lên ngay cho tao.” Tôi kêu lên, tìm cớ thoái thác: “Cha ơi, lạnh lắm, con không thể. Để ngày mai đi cha”. “Tao bảo đào ngay bây giờ. Nhanh lên!”, ông vung đít chai vào trước mặt tôi, “Nếu mày không lôi xác nó dậy, tao sẽ chôn sống chính mày. Hiểu chưa?”. “Không”, tôi chống cự yếu ớt, lãnh trọn cú bạt tai nảy lửa. “Tao sẽ chôn sống mày, dám thủ tiêu mồi của tao hả, ranh con”, tiếng ông hực lên, như loài thú hoang, đuổi theo tôi ra tận vườn.

     

    Tôi bước ra vườn, trong cơn mưa tầm tã, không nón che đầu, không áo đi mưa, ướt sũng, lạnh run. Như một con chuột bị bẫy ra khỏi hang, dồn đến đường cùng. Trơ vơ. Thảm hại. Ông ta dấn bước ngay sau gót, hỏi, nó đâu, à, ở đây hả, hay thật, mày dám ngụy trang bằng bãi cỏ này ư, ranh con, qua mắt được tao sao, nào, bới nhanh lên, lôi xác nó lên.

     

    Không còn cách nào khác, tôi đào bới. Ló ra cái đầu, hai chân trước, sống lưng. Tôi ôm xác con chó của mình, giãy giụa. Ông giằng lấy, túm bằng hai chân sau, dốc ngược xác con chó thả xuôi bên đùi, đắc thắng, cười to, mày qua được mắt tao à, mày dám cướp mồi của tao à, trời ơi, bữa rượu của tao, mày định phá bĩnh hả, và ông đạp vào lưng tôi một cái, khiến tôi ngã quỵ xuống bên cạnh cái hố.

     

    Con chó của tôi, người bạn của tôi, vì trúng bả độc của ai đó, đã lăn ra chết từ một ngày trước. Tôi đem chôn, nhưng ông ta bắt tôi phải đào lên, dâng cho ông. Ông ta nổi lửa, thiêu xác con chó, nhắm rượu.

     

    Tôi mon men nơi bậc thềm, nấp sau cánh cửa, nhìn xác con chó nhỏ xíu bị cháy trụi, quắt queo. Con chó chỉ vừa một năm tuổi. Nó chết mà cũng không được yên thân. Một con chó chưa trưởng thành chết do bả độc rồi còn bị quật mồ. Vì sao khả năng độc ác của ông ta lại bành trướng đến thế, đến nỗi không có khả năng dừng lại?

     

    Trong lúc ông ta nhắm rượu, ông ta phát hiện ra tôi đang đứng nấp sau cánh cửa, phóng tia mắt căm thù nhìn ông. Ông điên tiết, túm cổ tôi, lẳng ra sân, thì thào, mày tiếc sao, nó là con của mày sao, được, vậy tao có giải pháp này, xem chừng phù hợp, tao sẽ cho mày thế mạng nó, được không?

     

    Rồi tôi thấy mình bị chôn nửa người xuống cái hố của con chó ban nãy. Ông ta trở về cuộc rượu của ông, tiếp tục xé xác con chó nhỏ. Nó chết đến lần thứ hai, chết mà không yên ổn. Còn tôi, chết đến hàng ngàn lần rồi, nên tôi không thấy cảm giác gì. Tôi chỉ thấy đau đớn cho con chó xấu số của tôi.

     

    Mưa vẫn rơi và trời sập tối. Tôi ngủ gục trong lòng hố.


  17. 90. cái hố 1

     

    Sau nhiều ngày đào bới cật lực, kết quả thu được là một cái rãnh nhỏ chạy dọc theo bờ tường. Trong bóng chiều nhuộm tối những vòm cây, tôi ngồi bó gối, chống tay lên cán xẻng, gạt mồ hôi túa ra đầm đìa khắp người. Sự thinh lặng bao trùm không gian tịch mịch.

     

    Con sói mon men lại gần, cắn nhẹ vào gấu quần và ngước đôi mắt ướt nâu thẫm nhìn tôi không chớp mắt. Đuôi nó xếp dọc bên hông, rũ rượi. Tôi nghĩ rằng nó đói đến nỗi các cử động đều tê liệt.

     

    Kan đã ra về tự khi nào chẳng rõ. Giờ chỉ còn lại tôi và con sói. Tôi thấy mình cần làm bữa tối cho cả hai. Chúng tôi lê bước mệt mỏi đi vào nhà.

     

    Tôi ăn qua quýt vài lát bánh mì sandwich với giăm bông, kèm theo búp xà lách teo quắt sót lại trong ngăn rau quả, rồi lấy một ít thức ăn thừa từ bữa sáng gồm mì sợi trộn cá hộp, trút vào bát cho sói. Nó uể oải nhai. Nó có đào đất cũng tôi đâu mà sao điệu bộ phờ phạc thế?

     

    Xong, tôi rút êm vào phòng tắm, vặn nước ấm cho đầy bồn. Tôi lại nằm xuống cái hố của tôi. Trang nghiêm và thân thuộc. Nhắm mắt. Từng đốm hoa máu lại bừng nở nhức nhối trong tâm tưởng. Nước ấm áp, nhưng lòng tôi lạnh. Không một cú điện thoại nào vang lên. Tôi ngủ quên trong cái hố của tôi.


  18. 89. p

     

    “Mình muốn thoát ra khỏi tình trạng này, nhưng không biết làm gì hơn, mình gọi cho Kan. Có lẽ vẽ một cái gì đó sẽ giúp mình tạm thời quên đi thực tại. Rất may Kan đồng ý.

     

    Sau mỗi lần đào bới, mình lại vẽ.

     

    Quy trình lặp đi lặp lại, Kan tắm rửa, ngồi mẫu, hai đứa làm tình với nhau sau khi kết thúc buổi vẽ. Kan ra về, mình lại đào bới tiếp. Khắp vườn, đâu đâu cũng bị xới tung. Những cái hố hiện ra khắp vườn, mặt cỏ xanh bị cày nát, nham nhở.

     

    Thảng hoặc, quy trình có đảo lộn thứ tự chút ít, làm tình, vẽ, tắm rửa, nhưng kết thúc vẫn là đào bới. Mệt nhoài.

     

    Mình sống như thế suốt một tuần liền. Hoang mang. Vô mục đích. Song số tranh lại xếp dày lên. Buồn thay, chẳng có ai xem. H viện ra nhiều lý do để không đến. Lẽ nào cậu ta bỏ trốn một mình sao? Lẽ nào cậu ta dám bỏ rơi mình lại đơn độc đối phó với số phận sao? Rốt cuộc cậu ta đã phản bội mình sao?

     

    Giờ mình chỉ còn lại Kan. Kan và con sói.”


  19. 86. camera

     

    Anh ta lảm nhảm không ngớt. Nói cười và khóc lóc. Anh ta làm mọi trò kỳ quái trong nhà kho. Anh ta dùng nhiều camera một lúc để quay lại các chuỗi hành động man rợ…

     

    87. p

     

    “Mình lén lút đi mua một cái xẻng mới. Mò mẫm tại nghĩa trang bạch tạng, mình đã tích cực quật mồ, nhưng không tìm thấy gì. Con cú đồng đen cũng biến mất. Ai đã hớt tay trên? Cuối cùng mình quyết định đào bới mọi ngóc ngách khắp vườn. Mình lo sợ quá, bất an quá. Lẽ nào bọn họ đã đi trước mình một bước?”

     

    88. p

     

    “Mình không làm nổi việc gì nữa. Mình không thể làm việc gì. Cả ngày nay mình không thể ăn gì. Mình bỏ đói luôn con sói. Nó sủa suốt. Ngoài cổng có thấy ai đâu? Nó bị bỏ đói, nằm buồn bã nơi bậc thềm.”


  20. 85. dán chặt đám mây vào bầu trời đêm

     

    Khi tôi trở về nhà, trời đang chạng vạng. Những đám mây hình thù xinh xắn bắt đầu tan rữa, nhường chỗ cho một vệt mây dài xám ngoét thình lình xuất hiện giữa lưng chừng. Cú vắt xoạc sắc nét của nó như một lằn bánh xe dính bùn thô bỉ cắn nát bầu trời xanh đẹp đẽ. Đùn lên phía chân trời, một lũ mây khác sậm màu hơn, bắt đầu lồng lộn tiến về phía lằn bánh xe thô thiển ấy, nhuộm đen tất cả. Gió ùn ùn nổi điên. Và thác lũ trút ầm ầm từ trên không xuống nhanh đến không trở tay kịp.

     

    Dẫu sao, tôi đã về đến nhà. Xe lắc lư, người ngất ngư.

     

    Nhưng G.g thì lủng lẳng. Cậu ta treo mình lủng lẳng trên xà nhà như một cánh dơi, không, một con rối vải. Con rối thè lưỡi ra đỏ hỏn. Thật kinh hãi.

     

    “Cậu làm cái gì vậy?”, tôi thét lớn.

     

    “Luyện tập”, G.g vẫn lửng lơ trên không, hai tay dang rộng, nhìn tôi trêu chọc. Phía trên đầu cậu ta hàng tá các đám mây đen sà thấp xuống, ùn tắc, kết quả điên rồ của những nét vẽ hiện ra trên giấy bìa cứng, dán kín trần nhà.

     

    Một đám mây bong keo, lượn lờ chao đảo trong khoảng không ít giây rồi rớt phịch xuống đầu tôi. Tôi túm lấy chúng, nhò nát. Đám mây rách rưới rơi lả tả.

     

    G.g nhoẻn cười, “Trông bộ dạng cậu kìa, hệt như một con sói bị nhúng nước.”

     

    “Ngoài trời mưa rất to. Gió mạnh dữ dội.”

     

    “Mặc xác gió mưa. Nơi này tuyệt đối an toàn. Với việc luyện tập thế này, chẳng mấy thời gian nữa tôi sẽ biết bay.”

     

    “Thôi nào, xuống đi G.g, cậu khiến tôi phát chán. Bay, bay, tại sao lúc nào cậu cũng bị thôi thúc bởi điều đó? Bay lượn không hay một chút nào như ta tưởng đâu. Lửng lơ, bồng bềnh, chao đảo. Tôi quen một người bạn, anh ta sợ hãi cảm giác đó khủng khiếp, lúc phồng lên như quả bóng bơm căng, anh ta chỉ mong nó xì hơi để mau chóng trở về mặt đất. Không gì tốt bằng đạt được trạng thái cân bằng. Nó khiến ta thấy an toàn. Đằng này cậu lại thích bay, một trò chơi quá nguy hiểm.”

     

    “Trò chơi ư? Nó là một khao khát chứ? Cậu nhớ lại mà xem, bức Golconde của Magritte ấy, những con người biết bay, cậu nhớ chứ?”

     

    “Không! Đó chỉ là những hình nộm. Coi chừng cậu sẽ biến thành một trong những hình nộm đó đấy. Thôi nào, làm ơn xuống đi, G.g!”

     

    “Cậu mang về gì cho tớ vậy?”

     

    “Một kế hoạch thoát nạn. Chúng ta phải đào bới những cái xác, kiểm tra xem mọi vết tích đã thực sự phân hủy hết chưa. Nếu trưng ra được chứng cứ ngoại phạm, chắc chắn bọn họ sẽ để chúng ta yên thân.”

     

    “Những cái xác ư? Cậu tin là nó vẫn còn sờ sờ ra đó sau bao ngày tháng ư? Xương, da, thịt – tất cả đã nát bét hết rồi, tan biến vào đất rồi, hóa thành cỏ xanh hết rồi. Có tìm cũng chẳng thấy.”

     

    “Nhưng còn cái sọ, cái sọ của ông già đấy. Nhớ không, chúng ta đã không băm vụn nó được. Và con cú bằng đồng đen nữa. Nó là bằng chứng tố cáo chúng ta. Bọn chúng thừa nghiệp vụ để lật tẩy vụ này.”


  21. 84. kế hoạch tiếp theo

     

    Buổi sáng khô hanh, gió trốn về trời, mặt trời trốn trong mây, mây trốn cuối chân trời, và con người trốn trong chăn, vùi những hình mẫu đẹp đẽ vào giấc mơ hão huyền, hy vọng kéo dài cơn sung sướng thêm chốc lát, trước khi bẽ bàng lột bỏ thực tại ném vào bếp gas, bật lửa đốt rụi, rồi cạu nhạu rúc vào toilet, sau đó loạng choạng chui ra, mở tủ lạnh, lựa chọn một chiếc mặt nạ tâm trạng được bảo quản suốt đêm trong ngăn đá, đeo vào, và túa ra đường.

     

    Ngoài đường vắng hoe. Hôm nay là chủ nhật.

     

    Chủ nhật, chúng tôi chạy lòng vòng. Chúng tôi chạy mãi mà không biết dừng lại ở đâu. Không chọn được chỗ nào dừng lại, cũng như chúng tôi không tìm ra được ý tưởng khả thi nào để giết bọn người rình rập trước cổng nhà.

     

    Bọn người đó, dĩ nhiên chúng tôi không thấy mặt. Nhưng chúng tôi biết chắc rằng bọn họ có ở đó. Chúng tôi luôn cảm thấy như vậy. Đêm, bọn họ lảng vảng khắp nơi như những bóng ma. Chúng đậu lên mái nhà, quặp móng vuốt vào điểm tựa, im lìm như cú rình chuột. Đêm, chúng nhảy vút qua cổng sắt, tiếp đất nhẹ nhàng, tịnh không gây tiếng động nào, như loài mèo hoang bắt chuột. Đêm, chúng trườn qua hàng rào, đu vắt vẻo trên cành cây, chui lách cả qua khe hở cửa sổ, uốn lượn linh hoạt và nguy hiểm, như con rắn độc đớp mồi. Chúng cũng có thể bay, những bóng đen xoãi cánh vụt lao qua những lùm cây, như loài dơi săn mồi.

     

    Chúng tôi không muốn làm con mồi đó. Để thoát khỏi số phận đen đủi, chúng tôi cứ chạy mãi trên đường mà suy nghĩ.

     

    Và cuối cùng chúng tôi mệt. Vậy mà kế hoạch thanh toán bọn họ vẫn chưa thể nghĩ ra.

     

    Chúng tôi quẫn trí.


  22. 83. biết đâu, trong cái hố

     

    Tôi chưa bao giờ thôi suy tính tìm cách thoát tội. Cái đầu bị hành hạ đến mức sắp nổ tung.

     

    Nổ tung! Nổ tung!

     

    Tắm. Tắm và tắm. Không còn biết làm gì ngoài tắm. Giam mình trong phòng tắm.

     

    Chôn cơ thể bất động trong bồn tắm. Suy nghĩ muốn vỡ bung đầu.

     

    May mắn, không bị chết trong bồn tắm, suốt đêm. Suốt đêm, một cơ thể ngâm suốt đêm trong bồn tắm đã trương phù lên, da sợt cả ra, móng tay móng chân thâm tím, gan bàn chân dăn dúm, như lá của búp xà lách chết cóng trong tủ lạnh.

     

    Giây phút lết thể trạng kiệt quệ ra khỏi bồn tắm trong bộ dạng trương phù, chính là lúc mà hy vọng chợt nẩy mầm.

     

    Hy vọng không gieo rắc nơi kẻ khác, hy vọng tự nảy mầm trong chính nếp gấp não.

     

    Hy vọng là ở đây: Tìm cách – bằng mọi cách – thủ tiêu luôn những kẻ lảng vảng đánh hơi ngoài kia. Chỉ bằng cách đó, nỗi nguy hiểm mới bị xóa sổ.

     

    Nghĩa là, ví dụ khác vẫn còn.

     

    Nghĩa là, đám người rình rập đó sẽ bị kết thúc số phận, bằng cách nào thì chưa rõ. Nhưng vườn này còn rộng, còn đủ chán cho nhiều cái xác, nhiều nhiều cái xác nữa.

     

    Ví vậy, trong cái hố, biết đâu…


  23. 82. dĩ nhiên, tìm đến H

     

    H cũng không cứu vãn được tình hình. Cả hai suy sụp, bấn loạn.

     

    Thôi, xem như đến đây số phận mình đã an bài. Không, số phận chúng mình, hai tên đồng phạm, đã an bài

     

    Đoàng! Đoàng! Họ sẽ bắn chúng mình bằng loại súng gì? Mỗi kẻ một viên, hay hơn? Một hay nhiều viên, kết cục cũng dẫn đến cái chết. Thêm nữa, họ sẽ bắn chúng mình vào đầu hay vào ngực? Giữa trán hay giữa tim? Hay cả hai?

     

    Kinh khủng quá. Hãi hùng quá!

     

    Sao lúc giết hai kẻ kia, chúng mình không kinh khủng hãi hùng nhỉ? Sự khác nhau giữa được giết và bị giết là ở đây. Nhưng chúng mình sẽ không nhận được từ bị giết, như thế nghĩa là dồn tội ác về phía bọn họ. Họ cho rằng điều đó là sai. Chính xác, bọn họ sẽ lớn giọng nhồi vào đầu chúng ta một từ: trừng phạt thích đáng!

     

    Nghĩa là bị chết. Không! Không thể như vậy được. Nhưng biết phải làm sao?

     

    Thật ra H không thông minh như tôi tưởng. Hoặc, nói khác đi, trí thông minh của H đã bị giới hạn. Thất vọng tuyệt đối. Nhưng không đồng nghĩa là tuyệt vọng. Bước đường cùng, vẫn còn một phần trăm tia hy vọng nhỏ nhoi để bám vào. Dù nhỏ nhoi, nhưng hy vọng vẫn cứ là hy vọng.

     

    Hy vọng trượt khỏi H, nhưng mầm mống của nó có thể được gieo rắc vào một kẻ khác, ngoài H. Mình cần tìm ra kẻ đó để bám vào. Ừ, biết đâu đấy…

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...