Jump to content

December

Thành viên
  • Số bài viết

    147
  • Gia nhập

  • Đăng nhập

Bài viết được đăng bởi December


  1. oc.jpg

    Ốc hương là loài ốc biển quý không dễ gặp dọc theo đường bờ biển nước ta. Theo lời những lão ngư đi biển, ốc hương sống rải rác ở đáy biển, khi gặp mồi thì hợp thành đàn dày đặc, bu quanh miếng mồi để ăn. Vì vậy ngư dân dùng bủa rập (một hình thức bẫy) có cài mồi để đánh bắt. Từng vùng đất cũng chọn một thứ mồi riêng để nhử ốc hương.
    Nếu ta đến Bình Thuận, nghe dân giảng cách bắt, sẽ quen với hình cá chai muối, nhưng đến Thanh Hóa hay Nghệ An, dân vùng lại ưa đưa rắn biển vào rập. Khác với những loài ốc cùng họ, tất cả mọi tinh túy tạo nên hương, vị đặc biệt của ốc hương lại nằm ở đuôi ốc.

    Món từ con ốc hương nhỏ bé, như lời kể của các thực lão cố đô Huế, đã đi vào thực đơn của vua chúa khi xưa. Đến hôm nay, món ốc hương cũng chỉ đi cùng những dịp lễ tết, hay việc vui lớn trong bữa tiệc của người dân vùng biển.

    Được con ốc thơm, vừa độ giòn, giữ vị ngọt sâu, người chế biến phải tinh cái mắt nhạy cái mũi và dẻo đôi tay. Hội được ba điểm đó mới chế được con ốc hương giữ đủ sắc ngoài, đậm vị, lại tỏa hương khi bày lên bàn chờ khách.

    Riêng ốc hương, được những người bán thửa riêng từ những thuyền đánh bắt xa khơi, bởi nếu dùng con nuôi thì vị và hương sẽ kém. Chọn ốc hương cũng ngược với những loài khác ở chỗ phải chọn con nhỏ chớ chọn con to. Con ốc nhỏ mới mềm, giữ vị ngọt bùi mà không dai như những con to.


    ochuong.jpg

    Ốc hương nướng trên bếp than củi không thể nhanh theo phút, theo giây như lời khách gọi. Đưa lên bếp cũng nhiều bước, nhiều khâu. Trước hết, nướng phải cần đúng điểm vảy ốc bong ra, cho nguội bớt, chặt chôn ốc chấm dầu ăn vào miệng con ốc rồi mời đưa nướng tiếp. Đưa dầu ăn vào, con ốc thêm vàng, thêm béo. Món ốc hương kị nước mắm, nên dù ngon có tiếng như mắm Phú Quốc, cũng sẽ làm hỏng món. Nước chấm đưa đẩy, tăng vị cho con ốc hương được pha từ gia vị, tương ớt, thêm chút tỏi dậy mùi, đi cùng vị chua chua của quất (nhất phải là quất), cái ngọt của đường. Người thích cay, hay nam giới thường chọn xì dầu đặc. Nhể con ốc, giữ được phần bùi sau chốt, đi cùng vị cay của xì dầu đặc, hay chút chua ngọt của gia vị, sẽ hút thực khách đến với món ốc nướng. Bởi thế, con ốc hương thứ đặc sản của biển, đang góp mặt trong danh mục ẩm thực của dân sành ăn Hà thành.

    Trích dẫn:

    bài viết sưu tầm tại trang [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây]

  2. Bỗng dưng nhìn cái dĩa bạch tuộc nướng của thèn ku kia trên facebook mà thèm ghê

    73226_215960328538125_1789805581_n.jpg

    Bỗng dưng hết tiền...Ôi, 1 ngày nghèo nó khổ quá đi à. Thèm mà không được ăn, khổ quá :04

    Thèm cùng em lãng đãng trên con đường se lạnh gió mùa đông.

    Ghé vào 1 hàng bạch tuộc nướng muối ớt bốc hơi than nóng hổi, hơi người ấm áp bên tai...

    bachtuocnuong.jpg

    Mùa Noel sắp đến, khí trời se lạnh. Hình như chung 1 xu hướng mới mọi Ng: Thèm 1 làn hơi ấm áp, của ai? Vô định!

  3. Trời se lạnh, rủ nhau đi ăn chân gà nướng


    Cầm chiếc chân gà, chấm vào chén muối tiêu đưa lên miệng, thưởng thức với một ít đồ chua, miếng xôi chiên, món ăn là sự tổng hợp các vị giòn, chua, dẻo thơm.

    Quán chân gà nướng nằm đối diện trường cấp 3 Bùi Thị Xuân trên con phố cùng tên ở quận 1, TP HCM, luôn tấp nập thực khách. Quán bắt đầu dọn hàng vào khoảng 16h mỗi ngày nhưng phải sau 18h mới thực sự đông khách. Gà nướng là món ăn duy nhất tại đây. Bạn có thể gọi cánh gà, chân gàm đùi gà hoặc mề gà nướng.... món nào cũng dễ ăn và thơm ngon, đậm đà.

    ga-nuong.jpg
    Gà nướng.

    Chế biến những món nướng từ gà không khó, quan trọng nhất là khâu tẩm ướp gia vị để khi nướng chín chân gà có màu vàng cùng hương thơm nhẹ nhàng thật hấp dẫn. Đầu tiên, các nguyên liệu sau khi mua về rửa sạch, tẩm ướp các loại gia vị như đường, ngũ vị hương, nước tương... thêm một ít mật ong để món ăn trở nên thơm ngon và hấp dẫn.

    Chân gà được ướp khoảng hơn một giờ đồng hồ cho thấm đều gia vị trước khi nướng. Trong quá trình nướng, có thể dùng cọ phết lên bề mặt một ít mật ong để món ăn có vị ngọt và thơm ngon. Những chiếc chân gà được trở đều tay để không bị cháy, khi lớp da bên ngoài chuyển màu vàng ươm cùng mùi thơm phức bay lên là có thể cho ra đĩa và thưởng thức.

    xoi-chien.jpg
    Xôi chiên ăn kèm đem lại cho thực khách cảm giác lạ miệng và thú vị

    Ăn chân gà không thể thiếu đĩa đồ chua và chén muối tiêu chanh hơi cay. Một thành phần làm nên sự khác biệt ở quán gà nướng Bùi Thị Xuân với các khu vực khác là xôi chiên. Những bánh xôi được chiên vàng, giòn rụm bên ngoài, dẻo bên trong rất hấp dẫn và ngon miệng.

    Cái giòn giòn của lớp da bên ngoài, cái béo ngậy của thịt bên trong, cái dẻo mềm xôi chiên, cái chua chua giòn giòn của đồ chua cùng cái đậm đà và hơi cay của muối tiêu chanh đem lại cho bạn sự thích thú ngon miệng khi thưởng thức.

    khach.jpg

    Không chỉ là địa chỉ quen thuộc của học sinh các ngôi trường gần đó, quán còn là nơi thu hút nhiều khách Tây đến thưởng thức món ăn đường phố của Việt Nam

    Trong cái khí trời se se lạnh, những câu chuyện rôm rả cứ tuôn trào theo món ăn mang đến cảm giác ấm áp rất bình yên trong đêm Sài Gòn những ngày cuối năm.

    (Theo Vnexpress)

  4. Trời se lạnh, rủ nhau đi ăn chân gà nướng


    Cầm chiếc chân gà, chấm vào chén muối tiêu đưa lên miệng, thưởng thức với một ít đồ chua, miếng xôi chiên, món ăn là sự tổng hợp các vị giòn, chua, dẻo thơm.

    Quán chân gà nướng nằm đối diện trường cấp 3 Bùi Thị Xuân trên con phố cùng tên ở quận 1, TP HCM, luôn tấp nập thực khách. Quán bắt đầu dọn hàng vào khoảng 16h mỗi ngày nhưng phải sau 18h mới thực sự đông khách. Gà nướng là món ăn duy nhất tại đây. Bạn có thể gọi cánh gà, chân gàm đùi gà hoặc mề gà nướng.... món nào cũng dễ ăn và thơm ngon, đậm đà.

    ga-nuong.jpg
    Gà nướng.

    Chế biến những món nướng từ gà không khó, quan trọng nhất là khâu tẩm ướp gia vị để khi nướng chín chân gà có màu vàng cùng hương thơm nhẹ nhàng thật hấp dẫn. Đầu tiên, các nguyên liệu sau khi mua về rửa sạch, tẩm ướp các loại gia vị như đường, ngũ vị hương, nước tương... thêm một ít mật ong để món ăn trở nên thơm ngon và hấp dẫn.

    Chân gà được ướp khoảng hơn một giờ đồng hồ cho thấm đều gia vị trước khi nướng. Trong quá trình nướng, có thể dùng cọ phết lên bề mặt một ít mật ong để món ăn có vị ngọt và thơm ngon. Những chiếc chân gà được trở đều tay để không bị cháy, khi lớp da bên ngoài chuyển màu vàng ươm cùng mùi thơm phức bay lên là có thể cho ra đĩa và thưởng thức.

    xoi-chien.jpg
    Xôi chiên ăn kèm đem lại cho thực khách cảm giác lạ miệng và thú vị

    Ăn chân gà không thể thiếu đĩa đồ chua và chén muối tiêu chanh hơi cay. Một thành phần làm nên sự khác biệt ở quán gà nướng Bùi Thị Xuân với các khu vực khác là xôi chiên. Những bánh xôi được chiên vàng, giòn rụm bên ngoài, dẻo bên trong rất hấp dẫn và ngon miệng.

    Cái giòn giòn của lớp da bên ngoài, cái béo ngậy của thịt bên trong, cái dẻo mềm xôi chiên, cái chua chua giòn giòn của đồ chua cùng cái đậm đà và hơi cay của muối tiêu chanh đem lại cho bạn sự thích thú ngon miệng khi thưởng thức.

    khach.jpg

    Không chỉ là địa chỉ quen thuộc của học sinh các ngôi trường gần đó, quán còn là nơi thu hút nhiều khách Tây đến thưởng thức món ăn đường phố của Việt Nam

    Trong cái khí trời se se lạnh, những câu chuyện rôm rả cứ tuôn trào theo món ăn mang đến cảm giác ấm áp rất bình yên trong đêm Sài Gòn những ngày cuối năm.

    (Theo Vnexpress)

  5. Ốc móng tay xào sa tế ngon miệng, dễ làm


    Đĩa ốc móng tay nóng hổi, con ốc vàng ươm cay thơm nồng hương vị của sa tế như kích thích bao tử thực khách.

    Ốc móng tay là một loại nhuyễn thể phân bố nhiều dọc các bãi biển Việt Nam. Người dân miền biển thường bắt ốc khi thủy triều vừa rút nước. Đây là loại ốc có giá trị kinh tế cao và rất bổ dưỡng. Thịt của ốc móng tay cung cấp nhiều khoáng chất như sắt, canxi... rất tốt cho sức khỏe.

    xao-sa-te.jpg
    Vị cay nồng của sa tế đem lại sự hấp dẫn cho món ăn.

    Có rất nhiều món ăn ngon được chế biến từ ốc móng tay như: ốc móng tay xào me, nướng mỡ hành, xào rau muống... Với những người thích ăn cay, ốc móng tay xào sa tế là món không thể bỏ qua, nhất là trong thời tiết se se lạnh khi đêm về.

    Chế biến món ốc này không khó, quan trọng là ốc phải tươi và không có mùi tanh của bùn. Mua ốc về, ngâm trong nước sạch khoảng 30 phút để ốc nhả hết cát bên trong. Một bí quyết dành cho bạn là pha nước với một ít chanh sẽ giúp ốc sạch hơn.

    oc-mong-tay.jpg
    Thịt ốc móng tay giòn, ngọt cung cấp nhiều khoáng chất như can xi, sắt... nên rất bổ dưỡng

    Sau khi rửa sạch, vớt ốc ra để ráo. Để chảo lên bếp, làm nóng dầu, cho tỏi và sả bằm vào phi thơm, cho ốc vào xào chung với sa tế, nêm gia vị vừa ăn, cho ra đĩa với một ít rau răm. Thịt ốc móng tay rất dễ chín, bạn không nên xào quá lâu sẽ mất đi vị ngọt của thịt ốc. Cho ốc ra đĩa, ăn kèm với rau răm, muối tiêu chanh hoặc nước mắm chua ngọt.

    Đây là món ăn ngon miệng và dễ làm nên bạn có thể thực hiện tại nhà theo cách sau:

    Nguyên liệu:

    - 300 g ốc móng tay.


    - Rau răm, tỏi, sả, sa tế.


    - 2 thìa cà phê dầu ăn, 1/2 thìa nước mắm, 1 thìa đường, 1/2 thìa muối, tiêu, ớt.

    Chế biến:

    - Ngâm ốc với nước chanh pha loãng trong khoảng 15-30 phút, rửa lại bằng nước sạch, vớt ra để ráo.


    - Tỏi, sả bằm nhỏ. Làm nóng chảo, cho ít dầu vào, phi thơm tỏi, sả, cho ốc, sa tế vào xào nhanh với lửa lớn. Nêm gia vị vừa ăn, cho ra đĩa. Ăn kèm với rau răm và muối tiêu chanh hoặc nước mắm chua ngọt.

    (Theo Vnexpress)

  6. Ốc móng tay xào sa tế ngon miệng, dễ làm


    Đĩa ốc móng tay nóng hổi, con ốc vàng ươm cay thơm nồng hương vị của sa tế như kích thích bao tử thực khách.

    Ốc móng tay là một loại nhuyễn thể phân bố nhiều dọc các bãi biển Việt Nam. Người dân miền biển thường bắt ốc khi thủy triều vừa rút nước. Đây là loại ốc có giá trị kinh tế cao và rất bổ dưỡng. Thịt của ốc móng tay cung cấp nhiều khoáng chất như sắt, canxi... rất tốt cho sức khỏe.

    xao-sa-te.jpg
    Vị cay nồng của sa tế đem lại sự hấp dẫn cho món ăn.

    Có rất nhiều món ăn ngon được chế biến từ ốc móng tay như: ốc móng tay xào me, nướng mỡ hành, xào rau muống... Với những người thích ăn cay, ốc móng tay xào sa tế là món không thể bỏ qua, nhất là trong thời tiết se se lạnh khi đêm về.

    Chế biến món ốc này không khó, quan trọng là ốc phải tươi và không có mùi tanh của bùn. Mua ốc về, ngâm trong nước sạch khoảng 30 phút để ốc nhả hết cát bên trong. Một bí quyết dành cho bạn là pha nước với một ít chanh sẽ giúp ốc sạch hơn.

    oc-mong-tay.jpg
    Thịt ốc móng tay giòn, ngọt cung cấp nhiều khoáng chất như can xi, sắt... nên rất bổ dưỡng

    Sau khi rửa sạch, vớt ốc ra để ráo. Để chảo lên bếp, làm nóng dầu, cho tỏi và sả bằm vào phi thơm, cho ốc vào xào chung với sa tế, nêm gia vị vừa ăn, cho ra đĩa với một ít rau răm. Thịt ốc móng tay rất dễ chín, bạn không nên xào quá lâu sẽ mất đi vị ngọt của thịt ốc. Cho ốc ra đĩa, ăn kèm với rau răm, muối tiêu chanh hoặc nước mắm chua ngọt.

    Đây là món ăn ngon miệng và dễ làm nên bạn có thể thực hiện tại nhà theo cách sau:

    Nguyên liệu:

    - 300 g ốc móng tay.


    - Rau răm, tỏi, sả, sa tế.


    - 2 thìa cà phê dầu ăn, 1/2 thìa nước mắm, 1 thìa đường, 1/2 thìa muối, tiêu, ớt.

    Chế biến:

    - Ngâm ốc với nước chanh pha loãng trong khoảng 15-30 phút, rửa lại bằng nước sạch, vớt ra để ráo.


    - Tỏi, sả bằm nhỏ. Làm nóng chảo, cho ít dầu vào, phi thơm tỏi, sả, cho ốc, sa tế vào xào nhanh với lửa lớn. Nêm gia vị vừa ăn, cho ra đĩa. Ăn kèm với rau răm và muối tiêu chanh hoặc nước mắm chua ngọt.

    (Theo Vnexpress)

  7. Làm món cá điêu hồng chua cay


    Vị ngọt của thịt cá thấm chút mằn mặn của nước mắm, cay của ớt, vị giấm chua quyện trong mùi hành tỏi phi thơm nức mũi. Món này ăn khi tiết trời se lạnh mùa đông này thì "tuyệt cú mèo".

    ca-dieu-hong1.jpg
    Nguyên liệu chế biến:

    - 500 gr cá diêu hồng tươi.

    - Một củ cà rốt.

    - 100 gr nấm rơm.

    - 100 gr rau cải soong.

    - 2 thìa cà phê bột đao (hay bột năng).

    - Gia vị: Nước mắm, muối, bột ngọt, hành tỏi khô, dầu ăn, hạt tiêu, giấm, đường, ớt. Mỗi thứ một ít.

    Chuẩn bị:

    - Cá diêu hồng làm sạch, khứa chéo hai bên thân cá cho mau thấm gia vị. Tiếp tục rắc ít muối lên cá để ướp khoảng 15 phút. Sau đó rửa sơ qua bằng nước sạch, để vào rổ cho ráo nước.

    - Bột đao đổ vào chén hòa với ít nước cho tan.

    - Nấm rơm, rau cải soong cắt gốc, làm sạch, rửa sạch, để cho ráo nước.

    - Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, tỉa hoa.

    - Hành tỏi khô làm sạch, băm nhỏ.

    - Ớt rửa sạch, bỏ hạt, giã hoặc băm nhỏ, lấy riêng một quả tỉa hoa trang trí.

    Chế biến:

    - Bắc chảo lên bếp, để cho nóng, cho dầu vào đun sôi (căn số lượng dầu ngập con cá). Thả cá vào chiên, điều chỉnh lửa nhỏ để cá vàng, giòn và chín kỹ từ trong ra ngoài.

    - Rau cải soong để sống, xếp dưới đáy đĩa. Cà rốt xắt hoa xếp chung quanh. Cá chiên đặt ở giữa dĩa, cho quả ớt tỉa hoa vào miệng cá để trang trí cho đẹp mắt.

    Pha nước sốt chua ngọt:

    - Hành tỏi khô băm nhuyễn phi thơm, cho thêm 2 muỗng canh nước mắm, một muỗng đường, 3 muỗng giấm, một muỗng ớt băm, một chén nước vào đun sôi. Tiếp tục cho thêm nấm, bột đao hòa tan, hạt tiêu vào.

    - Đổ nước sốt này lên dĩa cá đã bày trí xong rồi sắp ra, ăn lúc nóng là ngon nhất.

    (Theo Vnexpress)

  8. Làm món cá điêu hồng chua cay


    Vị ngọt của thịt cá thấm chút mằn mặn của nước mắm, cay của ớt, vị giấm chua quyện trong mùi hành tỏi phi thơm nức mũi. Món này ăn khi tiết trời se lạnh mùa đông này thì "tuyệt cú mèo".

    ca-dieu-hong1.jpg
    Nguyên liệu chế biến:

    - 500 gr cá diêu hồng tươi.

    - Một củ cà rốt.

    - 100 gr nấm rơm.

    - 100 gr rau cải soong.

    - 2 thìa cà phê bột đao (hay bột năng).

    - Gia vị: Nước mắm, muối, bột ngọt, hành tỏi khô, dầu ăn, hạt tiêu, giấm, đường, ớt. Mỗi thứ một ít.

    Chuẩn bị:

    - Cá diêu hồng làm sạch, khứa chéo hai bên thân cá cho mau thấm gia vị. Tiếp tục rắc ít muối lên cá để ướp khoảng 15 phút. Sau đó rửa sơ qua bằng nước sạch, để vào rổ cho ráo nước.

    - Bột đao đổ vào chén hòa với ít nước cho tan.

    - Nấm rơm, rau cải soong cắt gốc, làm sạch, rửa sạch, để cho ráo nước.

    - Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, tỉa hoa.

    - Hành tỏi khô làm sạch, băm nhỏ.

    - Ớt rửa sạch, bỏ hạt, giã hoặc băm nhỏ, lấy riêng một quả tỉa hoa trang trí.

    Chế biến:

    - Bắc chảo lên bếp, để cho nóng, cho dầu vào đun sôi (căn số lượng dầu ngập con cá). Thả cá vào chiên, điều chỉnh lửa nhỏ để cá vàng, giòn và chín kỹ từ trong ra ngoài.

    - Rau cải soong để sống, xếp dưới đáy đĩa. Cà rốt xắt hoa xếp chung quanh. Cá chiên đặt ở giữa dĩa, cho quả ớt tỉa hoa vào miệng cá để trang trí cho đẹp mắt.

    Pha nước sốt chua ngọt:

    - Hành tỏi khô băm nhuyễn phi thơm, cho thêm 2 muỗng canh nước mắm, một muỗng đường, 3 muỗng giấm, một muỗng ớt băm, một chén nước vào đun sôi. Tiếp tục cho thêm nấm, bột đao hòa tan, hạt tiêu vào.

    - Đổ nước sốt này lên dĩa cá đã bày trí xong rồi sắp ra, ăn lúc nóng là ngon nhất.

    (Theo Vnexpress)

  9. Dân dã cháo rau chạy


    Cháo rau chạy là một món ăn dân dã của người dân miền Tây Nam Bộ, thơm ngon, thanh mát, có tác dụng giải nhiệt trong những ngày nắng nóng.

    Rau chạy hay rau choại là một loại dây leo thuộc họ dương xỉ, có mặt nhiều ở các tỉnh miền Tây, nhiều nhất là khu vực rừng U Minh Hạ. Ở vùng sông nước này, người ta có thể bắt gặp loại rau này bất cứ nơi đâu, từ bờ đê, ven sông suối cho đến các con lạch nhỏ.

    rau-chay.jpg
    Đọt rau chạy là nguyên liệu chính để chế biến nhiều món ăn ngon như: xào, luộc, nấu canh chua, nhúng lẩu, nấu cháo...

    Người dân ở đây thường ngắt những đọt non của rau chạy về làm nguyên liệu để chế biến nên nhiều món ăn ngon như luộc, xào, nấu canh chua... Trong đó, món cháo được nhiều người ưa thích nhất. Bát cháo nghi ngút khói thơm nồng vị tiêu, những đọt chạy ăn giòn sần sật, có vị ngọt thanh đem lại cho người ăn cảm giác lạ và ngon miệng.

    Cháo rau chạy chế biến không khó. Người miền Tây khi ăn món này thường cắp rổ đi dọc theo các con kênh để ngắt đọt chạy, theo kinh nghiệm, chỉ ngắt những đọt chạy quăn lại như con cuốn chiếu, đó là những đọt chạy còn non, khi ăn giòn sần sật, mềm và không dai. Sau khi ngắt đầy một rổ thì đem về rửa sạch và để ráo.

    xao-rau.jpg
    Các nguyên liệu như thịt bằm, nấm rơm, rau chạy được xào chín trước khi cho vào nồi cháo.

    Ngoài rau chạy, còn có thêm các nguyên liệu khác là thịt bằm và nấm rơm. Thịt nạc heo rửa sạch bằm nhuyễn, nấm rơm bổ đôi rửa sạch. Bắt nồi lên bếp, cho ít gạo vào rang vàng sơ qua, đổ nước vào và nấu cho đến khi hạt gạo nhừ thành cháo.

    Bắt chảo lên bếp, làm nóng dầu và cho ít đầu hành vào phi thơm. Cho thịt bằm, nấm rơm vào xào sơ qua, cho tiếp rau chạy vào xào nhanh trên lửa lớn, nêm gia vị vừa ăn và tắt bếp. Khi nồi cháo chín nhừ, cho hỗn hợp vừa xào vào trong nồi cháo, nêm gia vị lại vừa ăn, thêm một ít tiêu cho nồi cháo thơm nồng, múc ra bát và thưởng thức.

    chao-rau-chay.jpg
    Cháo rau chạy dân dã nhưng ngon miệng, có tác dụng thanh nhiệt rất tốt.

    Cháo rau chạy rất ngon miệng và bổ dưỡng, vị thanh mát của rau có tác dụng giải nhiệt rất tốt trong những ngày nắng nóng. Riêng với những ngày trời mưa, bát cháo nghi ngút khói và cay nồng vị tiêu đem sẽ khiến người ăn cảm thấy ấm bụng và ngon miệng.

    Bạn có thể thực hiện món ăn này theo cách sau:

    Nguyên liệu:

    - 500g đọt rau chạy. Ở Sài Gòn, bạn có thể mua đọt chạy dọc theo đại lộ Nguyễn Văn Linh (quận 7) hoặc đường về khu công nghiệp Lê Minh Xuân (Bình Chánh).


    - 200g thịt nạc heo, 200g nấm rơm.


    - Dầu ăn, tiêu, hành lá, ngò rí, các loại gia vị.

    Chế biến:

    - Đọt rau chạy nhặt bỏ những phần bầm, dập, ngâm với nước muối, rửa sạch lại và để ráo.


    - Thịt heo rửa sạch, bằm nhuyễn. Nấm rơm bổ đôi, rửa sạch.


    - Gạo vo sạch, bắt nồi lên bếp, cho gạo vào rang thật khô, cho nước vào nấu nhừ.


    - Làm nóng chảo, phi thơm hành. Cho thịt bằm, nấm rơm vào xào sơ, cho tiếp đọt chạy vào, xào nhanh trên lửa lớn, nêm gia vị và tắt bếp.


    - Cho hỗn hợp vừa xào chín vào nồi cháo đang sôi, nêm lại gia vị vừa ăn. Tắt bếp, múc ra bát, rắc lên một ít tiêu, hành lá, ngò rí thái nhuyễn và thưởng thức.

    (Theo Vnexpress)

  10. Dân dã cháo rau chạy


    Cháo rau chạy là một món ăn dân dã của người dân miền Tây Nam Bộ, thơm ngon, thanh mát, có tác dụng giải nhiệt trong những ngày nắng nóng.

    Rau chạy hay rau choại là một loại dây leo thuộc họ dương xỉ, có mặt nhiều ở các tỉnh miền Tây, nhiều nhất là khu vực rừng U Minh Hạ. Ở vùng sông nước này, người ta có thể bắt gặp loại rau này bất cứ nơi đâu, từ bờ đê, ven sông suối cho đến các con lạch nhỏ.

    rau-chay.jpg
    Đọt rau chạy là nguyên liệu chính để chế biến nhiều món ăn ngon như: xào, luộc, nấu canh chua, nhúng lẩu, nấu cháo...

    Người dân ở đây thường ngắt những đọt non của rau chạy về làm nguyên liệu để chế biến nên nhiều món ăn ngon như luộc, xào, nấu canh chua... Trong đó, món cháo được nhiều người ưa thích nhất. Bát cháo nghi ngút khói thơm nồng vị tiêu, những đọt chạy ăn giòn sần sật, có vị ngọt thanh đem lại cho người ăn cảm giác lạ và ngon miệng.

    Cháo rau chạy chế biến không khó. Người miền Tây khi ăn món này thường cắp rổ đi dọc theo các con kênh để ngắt đọt chạy, theo kinh nghiệm, chỉ ngắt những đọt chạy quăn lại như con cuốn chiếu, đó là những đọt chạy còn non, khi ăn giòn sần sật, mềm và không dai. Sau khi ngắt đầy một rổ thì đem về rửa sạch và để ráo.

    xao-rau.jpg
    Các nguyên liệu như thịt bằm, nấm rơm, rau chạy được xào chín trước khi cho vào nồi cháo.

    Ngoài rau chạy, còn có thêm các nguyên liệu khác là thịt bằm và nấm rơm. Thịt nạc heo rửa sạch bằm nhuyễn, nấm rơm bổ đôi rửa sạch. Bắt nồi lên bếp, cho ít gạo vào rang vàng sơ qua, đổ nước vào và nấu cho đến khi hạt gạo nhừ thành cháo.

    Bắt chảo lên bếp, làm nóng dầu và cho ít đầu hành vào phi thơm. Cho thịt bằm, nấm rơm vào xào sơ qua, cho tiếp rau chạy vào xào nhanh trên lửa lớn, nêm gia vị vừa ăn và tắt bếp. Khi nồi cháo chín nhừ, cho hỗn hợp vừa xào vào trong nồi cháo, nêm gia vị lại vừa ăn, thêm một ít tiêu cho nồi cháo thơm nồng, múc ra bát và thưởng thức.

    chao-rau-chay.jpg
    Cháo rau chạy dân dã nhưng ngon miệng, có tác dụng thanh nhiệt rất tốt.

    Cháo rau chạy rất ngon miệng và bổ dưỡng, vị thanh mát của rau có tác dụng giải nhiệt rất tốt trong những ngày nắng nóng. Riêng với những ngày trời mưa, bát cháo nghi ngút khói và cay nồng vị tiêu đem sẽ khiến người ăn cảm thấy ấm bụng và ngon miệng.

    Bạn có thể thực hiện món ăn này theo cách sau:

    Nguyên liệu:

    - 500g đọt rau chạy. Ở Sài Gòn, bạn có thể mua đọt chạy dọc theo đại lộ Nguyễn Văn Linh (quận 7) hoặc đường về khu công nghiệp Lê Minh Xuân (Bình Chánh).


    - 200g thịt nạc heo, 200g nấm rơm.


    - Dầu ăn, tiêu, hành lá, ngò rí, các loại gia vị.

    Chế biến:

    - Đọt rau chạy nhặt bỏ những phần bầm, dập, ngâm với nước muối, rửa sạch lại và để ráo.


    - Thịt heo rửa sạch, bằm nhuyễn. Nấm rơm bổ đôi, rửa sạch.


    - Gạo vo sạch, bắt nồi lên bếp, cho gạo vào rang thật khô, cho nước vào nấu nhừ.


    - Làm nóng chảo, phi thơm hành. Cho thịt bằm, nấm rơm vào xào sơ, cho tiếp đọt chạy vào, xào nhanh trên lửa lớn, nêm gia vị và tắt bếp.


    - Cho hỗn hợp vừa xào chín vào nồi cháo đang sôi, nêm lại gia vị vừa ăn. Tắt bếp, múc ra bát, rắc lên một ít tiêu, hành lá, ngò rí thái nhuyễn và thưởng thức.

    (Theo Vnexpress)

  11. Các món nhậu đặc trưng vùng miền tại Hà thành


    Thực khách có thể lựa chọn các món nhậu đặc sản của nhiều tỉnh thành trên cả nước, tại quán Mì Quảng Mỹ Sơn, ngõ 36 Nguyên Hồng.

    Tại đây, thực khách sẽ được thưởng thức các món đặc sản của Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và một số tỉnh miền Tây Nam bộ

    miquangmyson-1.jpg

    Gỏi cá sặc là món ăn chinh phục nhiều người, bởi vị chua chua, giòn giòn của xoài xanh, cùng vị mằn mặn của khô cá sặc, rồi vị cay cay của ớt và thơm nồng của rau. Bạn sẽ cảm nhận được trọn vẹn chất dân dã và đậm đà của món ăn.

    miquangmyson-2.jpg

    Cá dứa nướng mắm - đây là loài cá tự nhiên và hiếm của vùng nước lợ. Những ai từng thưởng thức món cá dứa nướng mắm, hoặc chiên vàng sẽ không bao giờ quên được hương thơm và vị ngậy của cá, hòa quyện với vị mằn mặn của biển. Món ăn nếu được kết hợp với cơm cháy hay nếp nương và rau sống sẽ hấp dẫn và ngon miệng.

    miquangmyson-3.jpg

    Món bò nướng né đặc biệt bởi từng miếng thịt bò thơm và mềm, được quấn trong những cọng cải xanh và chấm vào nước chao của nhà hàng.... mang lại cho bạn trải nghiệm thú vị.

    miquangmyson-4.jpg

    Lẩu gà gừng là món ăn mang đậm chất Huế, thích hợp trong những ngày đông giá lạnh. Chính cái vị nóng và cay cay nồng của gừng, thơm của rau răm, ngọt của gà ta, giòn từ rau muống chẻ và chan chát của bắp chuối... sẽ mang lại cho bạn một cảm giác không thể quên.

    miquangmyson-5.jpg

    Món nấm nướng không có nhiều chất béo và đạm, dành cho những người thích thưởng thức hương vị tự nhiên. Mùi thơm của nấm nướng, hòa quện với hương của mùi tàu, lá lốt cùng gia vị, đã tạo nên một món ăn thanh đạm mà tròn vị.

    miquangmyson-6.jpg

    Lẩu mắm nêm Huế là món ăn dùng nguyên liệu chính gồm mắm cá Huế, kết hợp với xả và một số gia vị đặc biệt của nhà hàng. Nước màu nâu dễ nhận biết, vị đậm đà, còn hương thì lan tỏa khắp nơi... giúp thực khách dễ nhận biết và gợi cảm giác khó quên khi thưởng thức.

    miquangmyson-7.jpg

    Lẩu cá quả nhúng mẻ có sự kết hợp giữa vị ngọt của cá quả, thơm nồng và nóng của sả, gừng, riềng, cay cay của ớt và vị chua tự nhiên của mẻ.

    miquangmyson-8.jpg

    Lẩu gà chua cay có sự kết hợp giữa hương thơm của riềng, sả và lá chanh, vị cay của ớt vùng Trị Thiên, vị ngọt của gà ta, cảm giác giòn giòn của rau muống chẻ và chan chát của hoa chuối... tạo nên một món ăn nổi tiếng, đậm chất miền Trung.

    (Theo Vnexpress)

  12. Các món nhậu đặc trưng vùng miền tại Hà thành


    Thực khách có thể lựa chọn các món nhậu đặc sản của nhiều tỉnh thành trên cả nước, tại quán Mì Quảng Mỹ Sơn, ngõ 36 Nguyên Hồng.

    Tại đây, thực khách sẽ được thưởng thức các món đặc sản của Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và một số tỉnh miền Tây Nam bộ

    miquangmyson-1.jpg

    Gỏi cá sặc là món ăn chinh phục nhiều người, bởi vị chua chua, giòn giòn của xoài xanh, cùng vị mằn mặn của khô cá sặc, rồi vị cay cay của ớt và thơm nồng của rau. Bạn sẽ cảm nhận được trọn vẹn chất dân dã và đậm đà của món ăn.

    miquangmyson-2.jpg

    Cá dứa nướng mắm - đây là loài cá tự nhiên và hiếm của vùng nước lợ. Những ai từng thưởng thức món cá dứa nướng mắm, hoặc chiên vàng sẽ không bao giờ quên được hương thơm và vị ngậy của cá, hòa quyện với vị mằn mặn của biển. Món ăn nếu được kết hợp với cơm cháy hay nếp nương và rau sống sẽ hấp dẫn và ngon miệng.

    miquangmyson-3.jpg

    Món bò nướng né đặc biệt bởi từng miếng thịt bò thơm và mềm, được quấn trong những cọng cải xanh và chấm vào nước chao của nhà hàng.... mang lại cho bạn trải nghiệm thú vị.

    miquangmyson-4.jpg

    Lẩu gà gừng là món ăn mang đậm chất Huế, thích hợp trong những ngày đông giá lạnh. Chính cái vị nóng và cay cay nồng của gừng, thơm của rau răm, ngọt của gà ta, giòn từ rau muống chẻ và chan chát của bắp chuối... sẽ mang lại cho bạn một cảm giác không thể quên.

    miquangmyson-5.jpg

    Món nấm nướng không có nhiều chất béo và đạm, dành cho những người thích thưởng thức hương vị tự nhiên. Mùi thơm của nấm nướng, hòa quện với hương của mùi tàu, lá lốt cùng gia vị, đã tạo nên một món ăn thanh đạm mà tròn vị.

    miquangmyson-6.jpg

    Lẩu mắm nêm Huế là món ăn dùng nguyên liệu chính gồm mắm cá Huế, kết hợp với xả và một số gia vị đặc biệt của nhà hàng. Nước màu nâu dễ nhận biết, vị đậm đà, còn hương thì lan tỏa khắp nơi... giúp thực khách dễ nhận biết và gợi cảm giác khó quên khi thưởng thức.

    miquangmyson-7.jpg

    Lẩu cá quả nhúng mẻ có sự kết hợp giữa vị ngọt của cá quả, thơm nồng và nóng của sả, gừng, riềng, cay cay của ớt và vị chua tự nhiên của mẻ.

    miquangmyson-8.jpg

    Lẩu gà chua cay có sự kết hợp giữa hương thơm của riềng, sả và lá chanh, vị cay của ớt vùng Trị Thiên, vị ngọt của gà ta, cảm giác giòn giòn của rau muống chẻ và chan chát của hoa chuối... tạo nên một món ăn nổi tiếng, đậm chất miền Trung.

    (Theo Vnexpress)

  13. Ấm lòng cháo bí đỏ ngày đông


    Trong tiết trời lạnh giá, được thưởng thức món cháo thơm bùi của bí đỏ, cay cay của gừng, ngọt thanh của đường kèm theo một tách trà nóng quả là rất tuyệt.

    Cháo bí làm không khó nhưng mất khá nhiều thời gian. Đầu tiên phải chọn loại bí nếp, quả to, các múi dày và to đều nhau. Quả bí nếp cũng dẹt hơn loại bí thường, nấu cháo sẽ rất ngọt và bùi.

    chaobido.jpg

    Có bí rồi thì chọn mua loại gạo nếp cái hoa vàng, nấu sẽ mau nhừ và có độ kết dính cao hơn, cứ 0,5 kg gạo nếp thì dùng 1kg bí đỏ. Bí đỏ bỏ ruột, vỏ, rửa sạch và cắt thành từng miếng bằng bao diêm, đem đồ cho chín. Đợi khi nồi cháo vừa sôi thì cho bí vào, đậy vung kín. Khi hạt gạo nếp bắt đầu nở ra thì để lửa nhỏ liu riu cho tới khi gần cạn lần nước đầu tiên thì cho thêm nước sôi và đường kính vào nồi (tùy sở thích của mỗi người mà cho đường nhiều hoặc ít).

    Tiếp tục để lửa nhỏ cho đến khi hạt gạo đã chín nhừ, đặc quánh lại thì lấy muôi cán hết số bí đỏ trong nồi sao cho thật nhuyễn, sau đó cho thêm ít gừng đã giã nhỏ, khuấy đều sau đó bắc xuống, múc ra bát. Cháo ăn nóng thì mới cảm nhận được hết cái vị đậm đà.

    Món cháo bí đỏ vừa dễ thực hiện lại rất giàu dưỡng chất, đặc biệt là vitamin A và E có trong bí đỏ giúp cải thiện thị giác, củng cố hệ miễn dịch, ngăn ngừa sự xuất hiện những nếp nhăn, bảo vệ da khỏi lão hóa và cải thiện chức năng tim mạch.

    (Theo Vnexpress)

  14. Ấm lòng cháo bí đỏ ngày đông


    Trong tiết trời lạnh giá, được thưởng thức món cháo thơm bùi của bí đỏ, cay cay của gừng, ngọt thanh của đường kèm theo một tách trà nóng quả là rất tuyệt.

    Cháo bí làm không khó nhưng mất khá nhiều thời gian. Đầu tiên phải chọn loại bí nếp, quả to, các múi dày và to đều nhau. Quả bí nếp cũng dẹt hơn loại bí thường, nấu cháo sẽ rất ngọt và bùi.

    chaobido.jpg

    Có bí rồi thì chọn mua loại gạo nếp cái hoa vàng, nấu sẽ mau nhừ và có độ kết dính cao hơn, cứ 0,5 kg gạo nếp thì dùng 1kg bí đỏ. Bí đỏ bỏ ruột, vỏ, rửa sạch và cắt thành từng miếng bằng bao diêm, đem đồ cho chín. Đợi khi nồi cháo vừa sôi thì cho bí vào, đậy vung kín. Khi hạt gạo nếp bắt đầu nở ra thì để lửa nhỏ liu riu cho tới khi gần cạn lần nước đầu tiên thì cho thêm nước sôi và đường kính vào nồi (tùy sở thích của mỗi người mà cho đường nhiều hoặc ít).

    Tiếp tục để lửa nhỏ cho đến khi hạt gạo đã chín nhừ, đặc quánh lại thì lấy muôi cán hết số bí đỏ trong nồi sao cho thật nhuyễn, sau đó cho thêm ít gừng đã giã nhỏ, khuấy đều sau đó bắc xuống, múc ra bát. Cháo ăn nóng thì mới cảm nhận được hết cái vị đậm đà.

    Món cháo bí đỏ vừa dễ thực hiện lại rất giàu dưỡng chất, đặc biệt là vitamin A và E có trong bí đỏ giúp cải thiện thị giác, củng cố hệ miễn dịch, ngăn ngừa sự xuất hiện những nếp nhăn, bảo vệ da khỏi lão hóa và cải thiện chức năng tim mạch.

    (Theo Vnexpress)

  15. Độc đáo khoai deo Quảng Bình


    Với người dân ở đây, được thưởng thức những lát khoai deo ngọt ngào bên ly trà nóng trong thời tiết lất phất mưa quả là thật tuyệt.

    Khoai lang là món ăn dân dã, thường được chế biến thành nhiều món ngon như: khoai lang nướng, nấu súp, làm mứt, chiên... rất quen thuộc và ai cũng biết. Nhưng ở Quảng Bình, có một món ăn độc đáo chế biến từ khoai lang là khoai deo, là đặc sản nổi tiếng chỉ có ở vùng đất này.

    khoai-lang-deo.jpg
    Khoai deo là đặc sản nổi tiếng của vùng đất Quảng Bình.

    Khoai deo được chế biến rất đơn giản, nguyên liệu duy nhất là những củ khoai lang sống. Đơn giản là thế nhưng để có khoai deo ngon, thì phải có bí quyết riêng. Theo người dân ở đây, khoai lang sau khi thu hoạch về không nên làm ngay mà phải chất đống một thời gian để khoai được ráo nước, nhưng không được mọc mầm (khoai mọc mầm khi ăn sẽ rất độc). Khi khoai bớt tươi, bề ngoài củ không còn căng mọng và sáng màu thì đem rửa sạch rồi luộc chín.

    Sau đó bóc vỏ, thái lát mỏng đem phơi dưới trời nắng thật to từ 7 đến 9 ngày. Lát khoai deo ngon phải có màu cánh gián, khi ăn có độ dẻo, ngọt và thơm mùi khoai.

    Những ai lần đầu ăn khoai deo sẽ chê nó cứng gãy răng nên bạn phải biết cách thưởng thức, cắn từ từ từng miếng nhỏ một, bắt đầu nhai sẽ thấy được cái dẻo mềm cùng vị ngọt nhẹ còn thơm mùi khoai rất ngon miệng.

    Khoai deo Quảng Bình mộc mạc, dân dã là thế, nhưng với những người xa xứ, khoai deo là món quà quê giản dị nhưng rất thân thương. Riêng với những du khách khi đến vùng đất này, khoai deo là món quà không thể thiếu để dành tặng bạn bè, người thân khi trở về.

    (Theo Vnexpress)

  16. Độc đáo khoai deo Quảng Bình


    Với người dân ở đây, được thưởng thức những lát khoai deo ngọt ngào bên ly trà nóng trong thời tiết lất phất mưa quả là thật tuyệt.

    Khoai lang là món ăn dân dã, thường được chế biến thành nhiều món ngon như: khoai lang nướng, nấu súp, làm mứt, chiên... rất quen thuộc và ai cũng biết. Nhưng ở Quảng Bình, có một món ăn độc đáo chế biến từ khoai lang là khoai deo, là đặc sản nổi tiếng chỉ có ở vùng đất này.

    khoai-lang-deo.jpg
    Khoai deo là đặc sản nổi tiếng của vùng đất Quảng Bình.

    Khoai deo được chế biến rất đơn giản, nguyên liệu duy nhất là những củ khoai lang sống. Đơn giản là thế nhưng để có khoai deo ngon, thì phải có bí quyết riêng. Theo người dân ở đây, khoai lang sau khi thu hoạch về không nên làm ngay mà phải chất đống một thời gian để khoai được ráo nước, nhưng không được mọc mầm (khoai mọc mầm khi ăn sẽ rất độc). Khi khoai bớt tươi, bề ngoài củ không còn căng mọng và sáng màu thì đem rửa sạch rồi luộc chín.

    Sau đó bóc vỏ, thái lát mỏng đem phơi dưới trời nắng thật to từ 7 đến 9 ngày. Lát khoai deo ngon phải có màu cánh gián, khi ăn có độ dẻo, ngọt và thơm mùi khoai.

    Những ai lần đầu ăn khoai deo sẽ chê nó cứng gãy răng nên bạn phải biết cách thưởng thức, cắn từ từ từng miếng nhỏ một, bắt đầu nhai sẽ thấy được cái dẻo mềm cùng vị ngọt nhẹ còn thơm mùi khoai rất ngon miệng.

    Khoai deo Quảng Bình mộc mạc, dân dã là thế, nhưng với những người xa xứ, khoai deo là món quà quê giản dị nhưng rất thân thương. Riêng với những du khách khi đến vùng đất này, khoai deo là món quà không thể thiếu để dành tặng bạn bè, người thân khi trở về.

    (Theo Vnexpress)

  17. Món ăn vặt Hà Nội ở Sài Gòn


    Nem rán, phở cuốn, trà chanh... là những món ăn rất quen thuộc với người Hà Nội đang có mặt trên các con đường ở Sài Gòn.

    Trong cái thời tiết se se lạnh của Sài Gòn khi đêm về, bước xuống phố cùng bạn bè và thưởng thức những món ăn vặt xứ Bắc như: phở cuốn, nem chua, trà chanh... sẽ mang lại cho bạn trải nghiệm vô cùng thích thú.

    Phở cuốn

    Món ăn đơn giản với bánh phở, thịt bò, các loại rau thơm... được cuốn tròn như món gỏi, ăn kèm với chén nước chấm chua ngọt. Đơn giản là thế, nhưng để có món ăn ngon, người đầu bếp phải khéo léo trong việc ướp thịt và pha nước chấm.

    Thịt bò rửa sạch thái lát mỏng vừa ăn, ướp chung với các loại gia vị, thời gian ướp thịt không quá lâu cũng không quá nhanh, chừng hơn nửa giờ là đủ. Sau đó, cho lên chảo và xào vừa chín tới, không xào quá chín vì làm thịt dai, mất đi vị ngọt.

    pho-cuon-HN.jpg
    Phở cuốn

    Bánh phở dùng để cuốn là loại bánh mỏng, mềm nhưng dai. Khi cuốn lên có màu trắng trong không bị rách nát mới là bánh phở ngon. Để cuốn phở rất đơn giản, một miếng bánh phở hình vuông được trải ra đĩa hoặc mâm, cho lên trên các loại rau như xà lách, húng quế, ngò rí... xúc thịt vừa xào xong vào giữa bánh phở, nhẹ nhàng cuốn lại gọn gàng trong lớp bánh phở trắng ngần mềm mượt bên ngoài.

    Gia vị làm nên món ăn ngon là chén nước chấm được pha chua ngọt và hơi cay. Cái mềm mịn hơi dẻo của bánh phở, cái đậm đà của thịt bò, vị chua cay của nước chấm hòa cùng các loại rau tạo nên hương vị đặc trưng rất riêng.

    Nem chua nướng

    Nem chua vốn là món ăn có phần tái, khi được nướng đều trên bếp than hồng tỏa ra mùi thơm nức rất hấp dẫn. Công việc nướng nem này cũng đòi hỏi sự nhanh lẹ ở người làm. Những chiếc nem được đặt trên vỉ than hồng, trở đều tay sao cho lá ổi cháy sém, nước mỡ chảy quanh thân nem là dùng được.

    nem-chua-nuong.jpg
    Nem nướng chín hồng tỏa hương thơm rất hấp dẫn

    Không giống nem chua rán vốn khô và có màu vàng ruộm, nem chua nướng giữ nguyên được màu hồng tươi của thịt cùng với một chất keo dinh dính bao bọc bên ngoài.

    Ăn kèm với nem chua nướng là tương ớt. Mùi thơm cùng miếng nem nướng như hòa quyện khi đưa lên miệng. Để đỡ ngấy, nem nướng được ăn kèm với đồ chua như xoài, dưa chuột, đu đủ...

    Nem chua rán

    Có thành phần giống với món nem chua nướng, thay vì nướng người ta đã biến thể bằng cách chiên đem lại sự thích thú cho người thưởng thức. Nem chua sau khi chiên có mùi vị rất đặc trưng, vừa giòn vừa mềm mà vẫn giữ được cái vị bùi bùi béo béo của nem chua rất ngon và lạ miệng.

    Nem chua chiên được chế biến rất đơn giản. Từ nguyên liệu là nem chua còn sống, người đầu bếp chia thành những phần dài khoảng bằng ngón tay người lớn. Lăn nem qua một lớp bột chiên xù. Bắc chảo dầu lên bếp, khi dầu sôi, cho những lát nem chua đã tẩm bột chiên vào và chiên vàng.

    nem-chien.jpg
    Cái giòn giòn bên ngoài, vị ngọt thơm bên trong làm cho ai ăn nem nướng một lần là nhớ mãi

    Trong quá trình chiên, phải canh lửa vừa phải, để nem chiên chín có màu vàng ươm, nhìn rất đẹp mắt và ngon miệng. Nếu chiên không chín tới nem sẽ không có độ giòn và không có mùi thơm. Chiên quá chín, nem sẽ không còn độ dai và vị ngọt thơm ngon nữa. Nem sau khi chiên vẫn giữ được cái giòn bên ngoài, cái mềm dẻo bên trong cùng mùi thơm đặc trưng làm cho người ăn một lần là nhớ mãi.

    Nem chiên xong có thể để nguyên cây hoặc thái thành từng lớp nhỏ ăn kèm với tương ớt, cùng đĩa đồ chua thơm ngon. Cái béo, giòn thơm của nem hòa quyện với vị cay của tương ớt, thêm vị chua chua của đu đủ ngâm tất cả tạo nên một hương vị rất đặc biệt.

    Ngoài ba món ăn vặt kể trên, sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến trà chanh. Chưa phổ biến và nổi tiếng như ở Hà Nội, trà chanh cũng bắt đầu xuất hiện và chinh phục người Sài Gòn với hương vị đặc trưng riêng của mình.

    (Theo Vnexpress)

  18. Món ăn vặt Hà Nội ở Sài Gòn


    Nem rán, phở cuốn, trà chanh... là những món ăn rất quen thuộc với người Hà Nội đang có mặt trên các con đường ở Sài Gòn.

    Trong cái thời tiết se se lạnh của Sài Gòn khi đêm về, bước xuống phố cùng bạn bè và thưởng thức những món ăn vặt xứ Bắc như: phở cuốn, nem chua, trà chanh... sẽ mang lại cho bạn trải nghiệm vô cùng thích thú.

    Phở cuốn

    Món ăn đơn giản với bánh phở, thịt bò, các loại rau thơm... được cuốn tròn như món gỏi, ăn kèm với chén nước chấm chua ngọt. Đơn giản là thế, nhưng để có món ăn ngon, người đầu bếp phải khéo léo trong việc ướp thịt và pha nước chấm.

    Thịt bò rửa sạch thái lát mỏng vừa ăn, ướp chung với các loại gia vị, thời gian ướp thịt không quá lâu cũng không quá nhanh, chừng hơn nửa giờ là đủ. Sau đó, cho lên chảo và xào vừa chín tới, không xào quá chín vì làm thịt dai, mất đi vị ngọt.

    pho-cuon-HN.jpg
    Phở cuốn

    Bánh phở dùng để cuốn là loại bánh mỏng, mềm nhưng dai. Khi cuốn lên có màu trắng trong không bị rách nát mới là bánh phở ngon. Để cuốn phở rất đơn giản, một miếng bánh phở hình vuông được trải ra đĩa hoặc mâm, cho lên trên các loại rau như xà lách, húng quế, ngò rí... xúc thịt vừa xào xong vào giữa bánh phở, nhẹ nhàng cuốn lại gọn gàng trong lớp bánh phở trắng ngần mềm mượt bên ngoài.

    Gia vị làm nên món ăn ngon là chén nước chấm được pha chua ngọt và hơi cay. Cái mềm mịn hơi dẻo của bánh phở, cái đậm đà của thịt bò, vị chua cay của nước chấm hòa cùng các loại rau tạo nên hương vị đặc trưng rất riêng.

    Nem chua nướng

    Nem chua vốn là món ăn có phần tái, khi được nướng đều trên bếp than hồng tỏa ra mùi thơm nức rất hấp dẫn. Công việc nướng nem này cũng đòi hỏi sự nhanh lẹ ở người làm. Những chiếc nem được đặt trên vỉ than hồng, trở đều tay sao cho lá ổi cháy sém, nước mỡ chảy quanh thân nem là dùng được.

    nem-chua-nuong.jpg
    Nem nướng chín hồng tỏa hương thơm rất hấp dẫn

    Không giống nem chua rán vốn khô và có màu vàng ruộm, nem chua nướng giữ nguyên được màu hồng tươi của thịt cùng với một chất keo dinh dính bao bọc bên ngoài.

    Ăn kèm với nem chua nướng là tương ớt. Mùi thơm cùng miếng nem nướng như hòa quyện khi đưa lên miệng. Để đỡ ngấy, nem nướng được ăn kèm với đồ chua như xoài, dưa chuột, đu đủ...

    Nem chua rán

    Có thành phần giống với món nem chua nướng, thay vì nướng người ta đã biến thể bằng cách chiên đem lại sự thích thú cho người thưởng thức. Nem chua sau khi chiên có mùi vị rất đặc trưng, vừa giòn vừa mềm mà vẫn giữ được cái vị bùi bùi béo béo của nem chua rất ngon và lạ miệng.

    Nem chua chiên được chế biến rất đơn giản. Từ nguyên liệu là nem chua còn sống, người đầu bếp chia thành những phần dài khoảng bằng ngón tay người lớn. Lăn nem qua một lớp bột chiên xù. Bắc chảo dầu lên bếp, khi dầu sôi, cho những lát nem chua đã tẩm bột chiên vào và chiên vàng.

    nem-chien.jpg
    Cái giòn giòn bên ngoài, vị ngọt thơm bên trong làm cho ai ăn nem nướng một lần là nhớ mãi

    Trong quá trình chiên, phải canh lửa vừa phải, để nem chiên chín có màu vàng ươm, nhìn rất đẹp mắt và ngon miệng. Nếu chiên không chín tới nem sẽ không có độ giòn và không có mùi thơm. Chiên quá chín, nem sẽ không còn độ dai và vị ngọt thơm ngon nữa. Nem sau khi chiên vẫn giữ được cái giòn bên ngoài, cái mềm dẻo bên trong cùng mùi thơm đặc trưng làm cho người ăn một lần là nhớ mãi.

    Nem chiên xong có thể để nguyên cây hoặc thái thành từng lớp nhỏ ăn kèm với tương ớt, cùng đĩa đồ chua thơm ngon. Cái béo, giòn thơm của nem hòa quyện với vị cay của tương ớt, thêm vị chua chua của đu đủ ngâm tất cả tạo nên một hương vị rất đặc biệt.

    Ngoài ba món ăn vặt kể trên, sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến trà chanh. Chưa phổ biến và nổi tiếng như ở Hà Nội, trà chanh cũng bắt đầu xuất hiện và chinh phục người Sài Gòn với hương vị đặc trưng riêng của mình.

    (Theo Vnexpress)

  19. Những món cá nướng ngon miệng

    Hương thơm lan tỏa của thịt cá khi nướng trên bếp than hồng sẽ kích thích bao tử thực khách.

    Cá ngừ nướng

    Cá ngừ được chia ra thành nhiều loại như cá ngừ đại dương, cá ngừ vây đen, cá ngừ vây vàng... Có loại to hơn bàn tay người lớn, nhưng cũng có loại nặng đến vài trăm kg.

    Khi nướng, chỉ nên chọn những con cá ngừ béo tròn, khoảng gần 1 kg là vừa đủ, con nhỏ quá nướng sẽ không ngon, con lớn quá sẽ khó nướng, thịt cá chín không đều. Cá được mổ ruột, làm sạch, dùng dao khứa thành những đường xiên trên mình, ướp với một ít muối ớt và cho lên vỉ nướng trên bếp than hồng. Khi nướng nhớ trở đều tay để cá chín vàng và không bị cháy.

    ca-ngu.jpg
    Cá ngừ nướng cuốn bánh tráng là món ăn rất được ưa thích ở vùng biển miền Trung

    Cá nướng chín được dọn ra đĩa, ăn kèm với bánh tráng, rau sống cùng chén nước chấm chua cay pha từ ớt, tỏi, chanh, đường và nước mắm. Dùng một miếng bánh tráng, đặt lên bên trên các loại rau sống như xà lách, húng quế, húng lủi, rau thơm, thêm một miếng thịt cá cuốn tròn lại, chấm vào chén nước chấm và thưởng thức. Vị ngọt của thịt cá hòa trong mùi thơm của rau cùng chén nước chấm chua ngọt đem lại cho bạn cảm giác rất ngon miệng.

    Đây cũng là món ăn rất dễ chế biến nên bạn có thể thực hiện tại nhà để những thành viên trong gia đình cùng thưởng thức.

    Cá lóc nướng trui

    Đây là món ăn rất dân dã trong đời sống của người dân miền Tây Nam bộ. Những con cá lóc sau khi đánh bắt dưới sông, dưới đìa lên được xiên vào một cành tre nhọn từ đầu đến đuôi. Người ta thường dùng tre tươi để khi nướng cây tre không bị cháy thành than.

    Cắm ngược đầu cá xuống đất, chất rơm xung quanh và bắt đầu nướng. Sau khi rơm cháy tàn, không nên lấy cá ra liền mà phải để một lúc lâu để phần ruột cá bên trong được chín hết.

    ca-loc.jpg
    Cá lóc nướng trui là món ăn đơn giản, bình dị thấm đẫm hương vị đồng ruộng

    Nướng cá không khó, nhưng để cá chín đều thơm ngon đòi hỏi tài nghệ của người nướng. Tùy vào cá lớn hay nhỏ mà chất một lượng rơm vừa đủ, để khi rơm vừa tàn thì cá vừa chín tới. Nếu cá chưa đủ chín thì thịt tanh, không thơm. Chín quá, cá mất vị ngọt đặc trưng của thịt, không ngon.

    Một thao tác nữa cũng quan trọng không kém là đánh vảy khét sau khi nướng, không dùng dao. Người nông dân thường dùng một ít rơm khô chà sát nhẹ trên thân cá làm tróc đi lớp vảy khét bên ngoài. Cần phải đánh vảy ngay khi cá còn nóng, nếu để nguội, phần vảy khét dính chặt vào da và bạn sẽ rất khó thực hiện thao tác này.

    Một con cá lóc nướng chín được bày ra lá chuối, các loại rau vườn như diếp cá, rau đắng, tía tô, húng thơm, húng lủi, giá, hẹ, khế chua, chuối chát.... bánh tráng mỏng và chén nước mắm me thơm ngon. Cho các loại rau lên bánh tráng, rẻ một ít thịt cá đặt vào giữa, một ít bún tươi, cuốn tròn lại và thưởng thức với nước mắm me. Cái chua chua đậm đà của mắm me thấm đẫm trong thớ thịt cá thơm ngọt, hương vị của các loại rau hòa quyện vào nhau đem lại cho bạn một hương vị đồng quê rất đậm đà, ngon miệng.

    Cá da bò nướng muối ớt

    Đây là món ăn đặc sản rất nổi tiếng ở vùng đất Khánh Hòa. Cá da bò với ưu điểm dai và ngọt thịt được đầu bếp chọn cách nướng muối ớt. Cá vừa nướng chín tới, mùi cá cùng mùi ớt hòa quyện vào nhau xông lên tận mũi. Chấm miếng cá vào muối hột dầm ớt hiểm, càng tăng vị đậm đà cho thứ cá vốn đã ngon có tiếng này.

    Cá da bò với vẻ bên ngoài xấu xí, không đem lại sự hấp dẫn cho thực khách. Khi đã qua chế biến, thịt cá tỏa ra mùi thơm hấp dẫn, khiến bạn khó có thể cưỡng lại trước sức hấp dẫn của nó.

    ca-da-bo.jpg
    Cá da bò là một đặc sản mà du khách không thể bỏ qua khi đến Nha Trang - Khánh Hòa

    Chế biến món ăn này rất đơn giản, cá làm sạch, bỏ ruột. Thịt cá có vị ngọt tự nhiên nên bạn chỉ cần ướp với một ít muối ớt, để thấm khoảng 30-40 phút rồi nướng trên lửa than hồng. Khi cá chín đều, màu vàng ươm xen lẫn màu đỏ của ớt cùng với đó là hương thơm lan tỏa của món ăn rất hấp dẫn.

    Cá da bò nướng thường ăn kèm với bánh tráng, rau sống, và không thể thiếu nước chấm muối ớt xanh. Muối ớt xanh là một đặc sản chỉ có ở Khánh Hòa, nguyên liệu không thể thiếu trong bữa tiệc hải sản của người dân ở đây.

    (Theo Vnexpress)

  20. Những món cá nướng ngon miệng

    Hương thơm lan tỏa của thịt cá khi nướng trên bếp than hồng sẽ kích thích bao tử thực khách.

    Cá ngừ nướng

    Cá ngừ được chia ra thành nhiều loại như cá ngừ đại dương, cá ngừ vây đen, cá ngừ vây vàng... Có loại to hơn bàn tay người lớn, nhưng cũng có loại nặng đến vài trăm kg.

    Khi nướng, chỉ nên chọn những con cá ngừ béo tròn, khoảng gần 1 kg là vừa đủ, con nhỏ quá nướng sẽ không ngon, con lớn quá sẽ khó nướng, thịt cá chín không đều. Cá được mổ ruột, làm sạch, dùng dao khứa thành những đường xiên trên mình, ướp với một ít muối ớt và cho lên vỉ nướng trên bếp than hồng. Khi nướng nhớ trở đều tay để cá chín vàng và không bị cháy.

    ca-ngu.jpg
    Cá ngừ nướng cuốn bánh tráng là món ăn rất được ưa thích ở vùng biển miền Trung

    Cá nướng chín được dọn ra đĩa, ăn kèm với bánh tráng, rau sống cùng chén nước chấm chua cay pha từ ớt, tỏi, chanh, đường và nước mắm. Dùng một miếng bánh tráng, đặt lên bên trên các loại rau sống như xà lách, húng quế, húng lủi, rau thơm, thêm một miếng thịt cá cuốn tròn lại, chấm vào chén nước chấm và thưởng thức. Vị ngọt của thịt cá hòa trong mùi thơm của rau cùng chén nước chấm chua ngọt đem lại cho bạn cảm giác rất ngon miệng.

    Đây cũng là món ăn rất dễ chế biến nên bạn có thể thực hiện tại nhà để những thành viên trong gia đình cùng thưởng thức.

    Cá lóc nướng trui

    Đây là món ăn rất dân dã trong đời sống của người dân miền Tây Nam bộ. Những con cá lóc sau khi đánh bắt dưới sông, dưới đìa lên được xiên vào một cành tre nhọn từ đầu đến đuôi. Người ta thường dùng tre tươi để khi nướng cây tre không bị cháy thành than.

    Cắm ngược đầu cá xuống đất, chất rơm xung quanh và bắt đầu nướng. Sau khi rơm cháy tàn, không nên lấy cá ra liền mà phải để một lúc lâu để phần ruột cá bên trong được chín hết.

    ca-loc.jpg
    Cá lóc nướng trui là món ăn đơn giản, bình dị thấm đẫm hương vị đồng ruộng

    Nướng cá không khó, nhưng để cá chín đều thơm ngon đòi hỏi tài nghệ của người nướng. Tùy vào cá lớn hay nhỏ mà chất một lượng rơm vừa đủ, để khi rơm vừa tàn thì cá vừa chín tới. Nếu cá chưa đủ chín thì thịt tanh, không thơm. Chín quá, cá mất vị ngọt đặc trưng của thịt, không ngon.

    Một thao tác nữa cũng quan trọng không kém là đánh vảy khét sau khi nướng, không dùng dao. Người nông dân thường dùng một ít rơm khô chà sát nhẹ trên thân cá làm tróc đi lớp vảy khét bên ngoài. Cần phải đánh vảy ngay khi cá còn nóng, nếu để nguội, phần vảy khét dính chặt vào da và bạn sẽ rất khó thực hiện thao tác này.

    Một con cá lóc nướng chín được bày ra lá chuối, các loại rau vườn như diếp cá, rau đắng, tía tô, húng thơm, húng lủi, giá, hẹ, khế chua, chuối chát.... bánh tráng mỏng và chén nước mắm me thơm ngon. Cho các loại rau lên bánh tráng, rẻ một ít thịt cá đặt vào giữa, một ít bún tươi, cuốn tròn lại và thưởng thức với nước mắm me. Cái chua chua đậm đà của mắm me thấm đẫm trong thớ thịt cá thơm ngọt, hương vị của các loại rau hòa quyện vào nhau đem lại cho bạn một hương vị đồng quê rất đậm đà, ngon miệng.

    Cá da bò nướng muối ớt

    Đây là món ăn đặc sản rất nổi tiếng ở vùng đất Khánh Hòa. Cá da bò với ưu điểm dai và ngọt thịt được đầu bếp chọn cách nướng muối ớt. Cá vừa nướng chín tới, mùi cá cùng mùi ớt hòa quyện vào nhau xông lên tận mũi. Chấm miếng cá vào muối hột dầm ớt hiểm, càng tăng vị đậm đà cho thứ cá vốn đã ngon có tiếng này.

    Cá da bò với vẻ bên ngoài xấu xí, không đem lại sự hấp dẫn cho thực khách. Khi đã qua chế biến, thịt cá tỏa ra mùi thơm hấp dẫn, khiến bạn khó có thể cưỡng lại trước sức hấp dẫn của nó.

    ca-da-bo.jpg
    Cá da bò là một đặc sản mà du khách không thể bỏ qua khi đến Nha Trang - Khánh Hòa

    Chế biến món ăn này rất đơn giản, cá làm sạch, bỏ ruột. Thịt cá có vị ngọt tự nhiên nên bạn chỉ cần ướp với một ít muối ớt, để thấm khoảng 30-40 phút rồi nướng trên lửa than hồng. Khi cá chín đều, màu vàng ươm xen lẫn màu đỏ của ớt cùng với đó là hương thơm lan tỏa của món ăn rất hấp dẫn.

    Cá da bò nướng thường ăn kèm với bánh tráng, rau sống, và không thể thiếu nước chấm muối ớt xanh. Muối ớt xanh là một đặc sản chỉ có ở Khánh Hòa, nguyên liệu không thể thiếu trong bữa tiệc hải sản của người dân ở đây.

    (Theo Vnexpress)

  21. Tôm chua, món ngon xứ Huế


    Tôm chua là một món ăn bình dị của người dân xứ Huế. Cái vị chua thanh của tôm, cay nồng của các loại gia vị làm cho ai đã một lần thưởng thức thì không thể quên được hương vị mộc mạc của món ăn.

    Trong ẩm thực xứ Huế, tôm chua là món ăn nhà quê nhưng được rất nhiều người ưa thích.

    tom-chua-xu-Hue.jpg
    Tôm chua là món ăn tổng hòa giữa sắc và vị

    Tôm chua mang đủ sự tinh tế của người Huế trong cách chế biến. Không sử dụng loại tôm biển to, mập, người ta bắt những con tôm nước ngọt, tôm sông, tôm đồng, tôm đất. Tôm không quá to, không quá nhỏ, sàn sàn nhau để được ngấm đều gia vị và làm cho hũ tôm thêm đẹp.

    Tôm sau khi bắt về cắt đầu, râu, bỏ lấy chỉ đen trên lưng tôm, ngâm trong nước phèn chua chừng dăm phút, rửa sạch, ngâm tiếp với rượu trắng cho đến khi hết mùi rượu, vớt ra để ráo. Măng vòi (phần non), tỏi xắt lát mỏng, củ riềng xắt rối, ớt trái xắt lát dài.

    Trộn đều tôm, xôi, măng vòi, tỏi, ớt, riềng, nước mắm ngon hoặc muối, cho vào thẩu thủy tinh. Tốt nhất là ủ tôm trong vại sành, lấy vài thanh tre mỏng gài lại và đậy nắp, để nơi có nắng ấm độ 3 ngày. Sau đó đưa vào nơi khô ráo và mát. Quá trình ủ tôm kéo dài từ 5 đến 7 ngày. Cầu kỳ hơn, người ta có thể chôn xuống đất để giữ nhiệt độ ổn định cho quá trình lên men, giúp tôm càng ngọt và thơm.

    Tôm chua là sự tổng hòa của sắc màu trắng của xôi, măng, riềng tỏi, màu đỏ của tôm, ớt... và đủ các vị: ngọt, béo, bùi, cay, chua, đắng... Đó còn là sự tổng hòa của âm và dương, cái mát lành của tôm hòa trong cái cay nồng của gia vị, tất cả thật hài hòa và quyến rũ.

    tom-chua-thit-luoc.jpg
    Tôm chua thường được ăn kèm với thịt luộc và dưa chua

    Tôm chua có thể ăn không với cơm nóng. Nổi tiếng và ngon miệng nhất phải kể đến là tôm chua ăn kèm với thịt luộc, bánh tráng và dưa giá cùng các loại rau sống khác. Một lát bánh tráng mỏng, bên trên là xà lách, vài lát khế, lát vả thái mỏng, dưa giá, húng quế... một miếng thịt luộc, một con tôm chua, cuốn tròn lại chấm vào chén nước chắm và thưởng thức. Vị chua chua cay cay của tôm hòa trong cái ngọt của thịt, cái chua của khế, chát chát giòn giòn của quả vả... tất cả trộn lẫn vào nhau đem lại cho người ăn cảm giác thích thú và vô cùng ngon miệng.

    Đây là món ăn rất đơn giản nên bạn có thể thực hiện ở nhà để cùng thưởng thức với người thân.

    Dưới đây là cách chế biến bạn có thể tham khảo:

    Nguyên liệu:

    - Tôm chua: Có bán tại các siêu thị, khi mua về bạn nên để hũ tôm chua vào trong tủ lạnh sẽ sử dụng được lâu hơn.

    - Thịt lợn: Chọn thịt ba chỉ hoặc thịt chân giò.

    - Rau sống các loại: Xà lách, húng quế, khế chua, quả vả... Các loại gia vị, chanh, tỏi, ớt, bánh tráng.

    Chế biến và thưởng thức:

    - Thịt lợn rửa sạch, cho vào nồi luộc chín với ít muối, vớt ra để ráo. Thái thành từng miếng mỏng vừa ăn.

    - Rau sống rửa sạch, khế, quả vả thái lát mỏng vừa ăn.

    - Cho tôm chua ra đĩa, nếu muốn ăn cay bạn có thể cho thêm ít ớt tươi vào.

    - Dùng một lát bánh tráng mỏng, cuốn đủ các loại gia vị và thưởng thức. Thịt luộc chấm với tôm chua sẽ có hương vị quyện hòa của vị ngọt, cay, béo. Nếu không thích cuốn bánh tráng, bạn có thể ăn món này với cơm nóng cùng với dưa chua.

    (Theo Vnexpress)

  22. Tôm chua, món ngon xứ Huế


    Tôm chua là một món ăn bình dị của người dân xứ Huế. Cái vị chua thanh của tôm, cay nồng của các loại gia vị làm cho ai đã một lần thưởng thức thì không thể quên được hương vị mộc mạc của món ăn.

    Trong ẩm thực xứ Huế, tôm chua là món ăn nhà quê nhưng được rất nhiều người ưa thích.

    tom-chua-xu-Hue.jpg
    Tôm chua là món ăn tổng hòa giữa sắc và vị

    Tôm chua mang đủ sự tinh tế của người Huế trong cách chế biến. Không sử dụng loại tôm biển to, mập, người ta bắt những con tôm nước ngọt, tôm sông, tôm đồng, tôm đất. Tôm không quá to, không quá nhỏ, sàn sàn nhau để được ngấm đều gia vị và làm cho hũ tôm thêm đẹp.

    Tôm sau khi bắt về cắt đầu, râu, bỏ lấy chỉ đen trên lưng tôm, ngâm trong nước phèn chua chừng dăm phút, rửa sạch, ngâm tiếp với rượu trắng cho đến khi hết mùi rượu, vớt ra để ráo. Măng vòi (phần non), tỏi xắt lát mỏng, củ riềng xắt rối, ớt trái xắt lát dài.

    Trộn đều tôm, xôi, măng vòi, tỏi, ớt, riềng, nước mắm ngon hoặc muối, cho vào thẩu thủy tinh. Tốt nhất là ủ tôm trong vại sành, lấy vài thanh tre mỏng gài lại và đậy nắp, để nơi có nắng ấm độ 3 ngày. Sau đó đưa vào nơi khô ráo và mát. Quá trình ủ tôm kéo dài từ 5 đến 7 ngày. Cầu kỳ hơn, người ta có thể chôn xuống đất để giữ nhiệt độ ổn định cho quá trình lên men, giúp tôm càng ngọt và thơm.

    Tôm chua là sự tổng hòa của sắc màu trắng của xôi, măng, riềng tỏi, màu đỏ của tôm, ớt... và đủ các vị: ngọt, béo, bùi, cay, chua, đắng... Đó còn là sự tổng hòa của âm và dương, cái mát lành của tôm hòa trong cái cay nồng của gia vị, tất cả thật hài hòa và quyến rũ.

    tom-chua-thit-luoc.jpg
    Tôm chua thường được ăn kèm với thịt luộc và dưa chua

    Tôm chua có thể ăn không với cơm nóng. Nổi tiếng và ngon miệng nhất phải kể đến là tôm chua ăn kèm với thịt luộc, bánh tráng và dưa giá cùng các loại rau sống khác. Một lát bánh tráng mỏng, bên trên là xà lách, vài lát khế, lát vả thái mỏng, dưa giá, húng quế... một miếng thịt luộc, một con tôm chua, cuốn tròn lại chấm vào chén nước chắm và thưởng thức. Vị chua chua cay cay của tôm hòa trong cái ngọt của thịt, cái chua của khế, chát chát giòn giòn của quả vả... tất cả trộn lẫn vào nhau đem lại cho người ăn cảm giác thích thú và vô cùng ngon miệng.

    Đây là món ăn rất đơn giản nên bạn có thể thực hiện ở nhà để cùng thưởng thức với người thân.

    Dưới đây là cách chế biến bạn có thể tham khảo:

    Nguyên liệu:

    - Tôm chua: Có bán tại các siêu thị, khi mua về bạn nên để hũ tôm chua vào trong tủ lạnh sẽ sử dụng được lâu hơn.

    - Thịt lợn: Chọn thịt ba chỉ hoặc thịt chân giò.

    - Rau sống các loại: Xà lách, húng quế, khế chua, quả vả... Các loại gia vị, chanh, tỏi, ớt, bánh tráng.

    Chế biến và thưởng thức:

    - Thịt lợn rửa sạch, cho vào nồi luộc chín với ít muối, vớt ra để ráo. Thái thành từng miếng mỏng vừa ăn.

    - Rau sống rửa sạch, khế, quả vả thái lát mỏng vừa ăn.

    - Cho tôm chua ra đĩa, nếu muốn ăn cay bạn có thể cho thêm ít ớt tươi vào.

    - Dùng một lát bánh tráng mỏng, cuốn đủ các loại gia vị và thưởng thức. Thịt luộc chấm với tôm chua sẽ có hương vị quyện hòa của vị ngọt, cay, béo. Nếu không thích cuốn bánh tráng, bạn có thể ăn món này với cơm nóng cùng với dưa chua.

    (Theo Vnexpress)

  23. Đổi món với nem lụi


    Nem lụi là món ăn nổi tiếng của người Huế, được làm bằng cách quết thịt sống, xiên vào que tre rồi nướng trên than hồng. Nướng đến đâu ăn đến đó kèm với các loại rau thơm để thấy hết vị hấp dẫn của món ăn.

    Nem thường là món ăn chơi của dân nhậu, phổ biến là loại nem chua, được chế biến theo quy trình lên men, không qua nấu, nướng. Cũng từ nguyên liệu trên nhưng không cho lên men, mà nướng trực tiếp trên than hồng, người Huế chế ra món nem lụi, nổi tiếng đất kinh thành.

    Nguyên liệu để làm món nem này rất đơn giản, được chế biến bằng thịt heo giã nhuyễn trộn với bì thái mỏng, mỡ heo thái hạt lựu ướp muối, tiêu đường, thính. Sau đó, người ta lụi (đâm) hỗn hợp thịt này vào từng chiếc đũa tre nhỏ và nướng trên bếp than. Hương thịt thơm nức tỏa ra chính là nét hấp dẫn đầu tiên của món nem lụi.

    24.jpg
    Ăn nem lụi, rau sống, cuốn bằng bánh đa mỏng, chấm với nước lèo đặc biệt để thấy hết vị ngon, bùi của món ăn

    Nhiều địa phương trong nước ta có nem lụi, mỗi nơi một hương vị khác nhau nhưng ngon và nổi tiếng nhất vẫn là nem lụi Huế. Cái tuyệt hảo chính nhờ cách chế biến nước lèo, chứ không phải nước mắm thông thường. Để làm nước chấm, người Huế xay nhuyễn đậu phộng, cho thêm nước mắm, gan và thịt heo băm nhuyễn. Món nước chấm này sền sệt, đậm đà, nhiều hương vị ngọt bùi hơn.

    Rau sống ăn kèm có những lát vả (sung) thái mỏng, chuối xanh, rau thơm, khế... Bày nem lụi ra đĩa, bạn sẽ thấy một món ăn đủ màu sắc: màu vàng của miếng thịt đã được nướng, màu xanh của rau, màu nâu nâu của nước chấm, chút đỏ tươi của vài miếng ớt thái nhuyễn. Đồ dầm giấm chua ngọt gồm đu đủ xanh, cà rốt bào sợi, trộn vào nửa thìa nhỏ muối, nửa thìa nhỏ đường, nửa thìa nhỏ giấm, nếm hơi chua chua, ngọt ngọt.

    Khi ăn, cầm miếng bánh đa nem trải ra, xếp lần lượt rau thơm, khế chua, chuối xanh, sung rồi lấy nem cuốn vào. Mùi thơm của miếng nem lụi nướng vàng hoà cùng chất cay cay của tiêu và ớt, nước chấm béo ngậy, vị tươi mát từ rau Ăn nem cuốn, vừa có thêm một ít tỏi, để món nem thêm thơm và nhiều hương vị. Cầm miếng nem cuốn chấm vào chén nước lèo, cho vào miệng nhẩn nha nhai, ta sẽ được tận hưởng một thứ hương vị tuyệt hảo.

    Hiện nay, người ta đã thay thế que tre bằng cây sả, hoặc dùng một mía chẻ nhỏ. Ở nhiều nhà hàng tại Huế, muốn ăn nem lụi ngon thì vào chợ Đông Ba, hay nhà hàng ở đường Nguyễn Thái Học, Nguyễn Huệ, Trương Định, Phan Bội Châu, Mai Thúc Loan...

    (Theo Vnexpress)

  24. Đổi món với nem lụi


    Nem lụi là món ăn nổi tiếng của người Huế, được làm bằng cách quết thịt sống, xiên vào que tre rồi nướng trên than hồng. Nướng đến đâu ăn đến đó kèm với các loại rau thơm để thấy hết vị hấp dẫn của món ăn.

    Nem thường là món ăn chơi của dân nhậu, phổ biến là loại nem chua, được chế biến theo quy trình lên men, không qua nấu, nướng. Cũng từ nguyên liệu trên nhưng không cho lên men, mà nướng trực tiếp trên than hồng, người Huế chế ra món nem lụi, nổi tiếng đất kinh thành.

    Nguyên liệu để làm món nem này rất đơn giản, được chế biến bằng thịt heo giã nhuyễn trộn với bì thái mỏng, mỡ heo thái hạt lựu ướp muối, tiêu đường, thính. Sau đó, người ta lụi (đâm) hỗn hợp thịt này vào từng chiếc đũa tre nhỏ và nướng trên bếp than. Hương thịt thơm nức tỏa ra chính là nét hấp dẫn đầu tiên của món nem lụi.

    24.jpg
    Ăn nem lụi, rau sống, cuốn bằng bánh đa mỏng, chấm với nước lèo đặc biệt để thấy hết vị ngon, bùi của món ăn

    Nhiều địa phương trong nước ta có nem lụi, mỗi nơi một hương vị khác nhau nhưng ngon và nổi tiếng nhất vẫn là nem lụi Huế. Cái tuyệt hảo chính nhờ cách chế biến nước lèo, chứ không phải nước mắm thông thường. Để làm nước chấm, người Huế xay nhuyễn đậu phộng, cho thêm nước mắm, gan và thịt heo băm nhuyễn. Món nước chấm này sền sệt, đậm đà, nhiều hương vị ngọt bùi hơn.

    Rau sống ăn kèm có những lát vả (sung) thái mỏng, chuối xanh, rau thơm, khế... Bày nem lụi ra đĩa, bạn sẽ thấy một món ăn đủ màu sắc: màu vàng của miếng thịt đã được nướng, màu xanh của rau, màu nâu nâu của nước chấm, chút đỏ tươi của vài miếng ớt thái nhuyễn. Đồ dầm giấm chua ngọt gồm đu đủ xanh, cà rốt bào sợi, trộn vào nửa thìa nhỏ muối, nửa thìa nhỏ đường, nửa thìa nhỏ giấm, nếm hơi chua chua, ngọt ngọt.

    Khi ăn, cầm miếng bánh đa nem trải ra, xếp lần lượt rau thơm, khế chua, chuối xanh, sung rồi lấy nem cuốn vào. Mùi thơm của miếng nem lụi nướng vàng hoà cùng chất cay cay của tiêu và ớt, nước chấm béo ngậy, vị tươi mát từ rau Ăn nem cuốn, vừa có thêm một ít tỏi, để món nem thêm thơm và nhiều hương vị. Cầm miếng nem cuốn chấm vào chén nước lèo, cho vào miệng nhẩn nha nhai, ta sẽ được tận hưởng một thứ hương vị tuyệt hảo.

    Hiện nay, người ta đã thay thế que tre bằng cây sả, hoặc dùng một mía chẻ nhỏ. Ở nhiều nhà hàng tại Huế, muốn ăn nem lụi ngon thì vào chợ Đông Ba, hay nhà hàng ở đường Nguyễn Thái Học, Nguyễn Huệ, Trương Định, Phan Bội Châu, Mai Thúc Loan...

    (Theo Vnexpress)

  25. Ngọt ngào mè xửng Huế


    Ghé thăm Huế trong cái nắng hanh hao của những ngày cuối thu, thưởng thức một chén cơm hến, bánh nậm, bánh ướt hay lang thang những quán mè xửng san sát đủ thấy được ẩm thực cố đô phong phú nhường nào.

    Chỉ riêng mè xửng đã có vài chục nhãn hiệu như Thiên Hương, Thiên Thịnh, Thông Hương, Song Hỷ, Cát Tường, Song Nhân, Thanh Bình, Nam Thuận, Hồng Thuận Có người sành ăn bảo mè xửng Huế tuy nhiều nhưng loại ngon phải là màu vàng trong suốt, bẻ thấy mềm nhẹ nhưng không gãy, thơm hương vị mè.

    Đây là món ăn quen thuộc, lại có sức quyến rũ bởi cái vị ngọt béo của đường, giòn của đậu phụng, thơm bùi của mè. Nó còn có một người bạn đi kèm không thể tách rời đó là trà sen - thứ trà được ướp công phu từ những đóa sen còn đọng hơi sương.

    me2.jpg
    Mè xửng Huế thơm, ngon, có màu vàng trong suốt, bẻ thấy mềm nhẹ nhưng không gãy.

    Từ xưa đến nay món này chủ yếu được làm thủ công. Công việc đầu tiên là chuẩn bị nguyên liệu gồm đậu phộng, mè, đường trắng và bột gạo. Mùi thơm, vị béo ngọt thanh nhẹ của mè xửng Huế phần nhiều là nhờ những hạt mè đã được lựa chọn khá kỹ. Người Huế còn dùng gạo thơm ngon nghiền nhỏ ra để làm nên bột gạo với hương vị đặc trưng.

    Bí quyết làm mè xửng của người Huế thuộc vào công đoạn nhào trộn nguyên liệu và ép bánh. Đường cát nấu đến độ sôi nhất định rồi cho bột gạo vào, trộn đều với nhau và khuấy liên tục để bột không bị vón cục. Đậu phộng sau khi bỏ lớp vỏ lụa bên ngoài cũng được cho vào nồi đường.

    Trong khi nấu đường, người thợ còn bỏ một ít nước chanh tươi vào nồi đường cho món kẹo thơm hơn. Khi hỗn hợp đường, bột gạo, đậu phộng vừa chín tới thì nhanh tay múc kẹo ra những chiếc khay cho nguội bớt đi. Ngay sau đó rắc nhanh một lớp mè thơm.

    Tiếp tục cán ép đều kẹo trong một chiếc khung bằng thanh sắt tròn. Công đoạn cuối cùng là dùng máy để cắt kẹo thành những miếng vuông đều đặn, rồi bọc túi nilon.

    Một buổi sáng cuối thu Huế se lạnh, ngồi ngắm dòng Hương Giang vẫn còn phảng phất hơi sương lại được cùng bạn bè nhâm nhi tách trà sen, thưởng thức vài chiếc kẹo mè xửng cố đô thì thú vị không gì bằng.

    (Theo Vnexpress)

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...