Jump to content

December

Thành viên
  • Số bài viết

    147
  • Gia nhập

  • Đăng nhập

Bài viết được đăng bởi December


  1. Món ngon khi đi [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây] phải thưởng thức
    banh-trang-cuon-300x200.jpg
    Đà Nẵng có thể coi là điểm hội tụ của các món ngon ba miền Bắc Trung Nam. Các món ăn của các vùng miền du nhập vào bằng nhiều con đường trong đó chủ yếu theo bước chân dân nhập cư.Thịt heo cuốn bánh tráng là hai đặc sản dân dã khác mà ai đã đến Đà Nẵng không thể không thử qua.
    Đây là món ăn mà thực khách tự cuốn lấy cho mình những chiếc nem (theo cách gọi của người miền Bắc) hay gỏi cuốn (theo cách gọi của người miền Nam) với thành phần chủ yếu là thịt heo luộc và các thức gia giảm tuỳ ý như rau sống, bánh mì ướt, bánh đa (bánh tráng) chấm với nước mắm nêm thật cay, là món ăn "nhiều rau ít thịt" thanh đạm đặc biệt thích hợp với những người cần giảm béo hay hạn chế năng lượng
    Cách làm
    Nguyên liệu:
    Thịt heo ba chỉ
    Mắm ruốc tôm hoặc tôm chua
    Bánh đa nem, bánh tráng
    Các loại rau sống: xà lách, húng quế, tía tô, rau mùi, hoa chuối, dứa xanh, dưa chuột, ớt tươi...
    Thực hiện:
    Thịt heo luộc chín tới, thái mỏng to bản (4x7 cm).
    Rau sống rửa sạch, dưa chuột và dứa chẻ nhỏ có chiều dài bằng bánh tráng và bánh đa nem.
    Hoa chuối thái sợi, ngâm nước muối loãng để có vị giòn.
    Cách cuốn:
    Lấy tấm bánh đa nem dán vào miếng bánh tráng rồi nhẹ nhàng đặt ra đĩa. Cho rau xà lách vào trước, sau đó đến thịt heo, dứa, dưa chuột, các loại rau....
    Lưu ý: Nên cuốn chặt tay khi ăn sẽ ngon hơn. Thưởng thức cùng mắm tôm chua hoặc mắm ruốc tôm có ớt tươi.

  2. Hướng dẫn tạo tài khoản cá độ bóng đá, các môn thể thao, CASINO, POKER trực tuyến tại 12BET
    Đặt cược trực tiếp với nhà cái hàng đầu châu Á
    12BET là nhà cái đầu tiên trên thế giới hỗ trợ tiền đặt cược bằng Việt Nam Đồng
    Link tham gia 12BET dành cho khách hàng Việt Nam :
    [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây]
    Hướng dẫn chi tiết tại : [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây]
    dangky12bet.PNG
    Gửi tiền tối thiểu chỉ 200.000 vnđ là có tài khoản để đặt cược.
    Cược đặt tối thiểu là 10.000 vnđ
    - 12BET là nhà tài trợ chính thức của các câu lạc bộ bóng đá Sevilla FC, Newcastle United FC, Birmingham City FC, WBA cho nên uy tín và tiếng tăm thì các bạn yên tâm.
    Với 12BET bạn rất an tâm vì khi tham gia bạn kiểm soát được tình hình tài chính của mình vì mỗi lần cược bạn được phép cược tối thiểu là 10.000 VNĐ và mọi giao dịch gửi tiền và rút tiền đều thông qua ngân hàng hay thẻ ATM.
    Ngoài ra bạn có lợi thế khi tỉ lệ kèo ăn rất cao vì đây là tỉ lệ kèo nhà cái tổng của thế giới mà không phải thông qua trung gian nào
    -Thủ tục đăng ký đơn giản.
    -Thông tin của bạn được 12BET tuyệt đối bảo mật.
    -Loại hình đặt cược phong phú, cược theo tỷ lệ hiệp 1 , hiệp 2, cả trận ( đặt cược từ phút đầu tiên đến phút bù giờ suốt trận đấu ), cược tài xỉu mỗi 15 phút trong trận ( từ 1-15 phút, 15 -30, 30 45, 45 60), cược xiên, cược tỷ số, cược phạt góc, ném biên, cược thẻ đỏ, thẻ vàng
    -12BET có đội ngũ hỗ trợ khách hàng chu đáo bằng tiếng Việt.
    Đặc biệt 12BET còn hỗ trợ nhiều hình thức gửi tiền và rút tiền tiện lợi: điện chuyển khoản, hối phiếu ngân hàng, moneybooker, neteller, ngân hàng địa phương, ngân hàng trực tuyến,
    -Tại Việt Nam thì phương thức gửi tiền chủ yếu và thuận lợi nhất là hình thức ngân hàng địa phương .
    Quý khách có thể gửi tiền và rút tiền thông qua tài khoản ngân hàng của quý khách tại Việt Nam như: Vietcombank, Á Châu bank, Đông Á, Sacombank
    -Gửi tiền và rút tiền cực nhanh. Gửi tiền chỉ 15 phút có tiền trong tài khoản đặt cược . Rút tiền trong vòng 24h .
    -Và còn nhiều ưu điểm khác.
    -Để có thể tham gia đặt cược tại nhà cái uy tín này. Quý khách tham gia theo link dành cho khách hàng sinh sống tại Việt Nam
    [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây]
    Hướng dẫn chi tiết tại : [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây]
    Các bạn muốn biết thêm thông tin về 12BET vui lòng liên hệ nick [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây]
    [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây]
    [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây]
    [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây] [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây]
    [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây] [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây] [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây]
    [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây]
    [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây] [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây]
    [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây]
    cado12bet.PNG
    cacuoc12bet.PNG

  3. Nước dùng đậm đà còn thơm hương vị của mắm, các nguyên liệu như tôm, mực, cá, thịt heo quay... luôn thơm ngon là điểm thu hút khách của quán.

    Nói đến bún mắm ở Sài Gòn, không thể bỏ qua quán bún mắm 444 ở đường Lê Quang Định (quận Bình Thạnh, TP HCM), đây là một trong những địa chỉ quen thuộc của những người trót yêu cái vị đậm đà của món ăn bình dân này.
    bun-mam.jpg
    Bún mắm là món ăn bình dân có nguồn gốc từ miền Tây Nam Bộ. Nước dùng được nấu từ các loại mắm như cá linh, các sặc, cá trèn...
    Không có gì đặc biệt trong thành phần món ăn, cũng với tôm, mực, cá, thịt heo quay... như bao quán khác ở Sài Gòn. Nhưng quán bún mắm ở đây luôn đông khách, nhất là vào giờ cao điểm, sẽ rất khó khăn để thực khách tìm được một chổ ngồi cho mình.
    Nước dùng là thành phần quan trọng nhất của món ăn này và đây chính là điểm thu hút thực khách của quán. Được nấu từ mắm các loài cá như: cá linh, cá sặc, cá lóc hay cá trèn cùng với bí quyết riêng của mình, nước dùng ở đây đã được gia giảm để tránh đi cái nặng mùi cũng như vị gắt của mắm, nhưng không làm mất đi cái đậm đà cùng hương vị đặc trưng của bún mắm. Nó phù hợp với khẩu vị của người Sài Gòn, không quá ngọt, quá mặn hay cay nhưng cũng không hề nhạt nhẽo.
    muc.jpg
    thit.jpg
    Những nguyên liệu ăn kèm ở đây luôn được đánh giá cao về chất lượng và số lượng.
    Bên cạnh nước dùng, các nguyên liệu ăn kèm ở đây như tôm, mực, cá, thịt heo quay... luôn được thực khách đánh giá cao về chất lượng cũng như số lượng. Ăn bún mắm không thể thiếu đĩa rau sống với nhiều thứ như rau đắng, bắp chuối, kèo nèo, cọng bông súng, húng thơm được chần sơ qua làm tăng thêm hương vị cho món ăn.
    rau.jpg
    Rau sống tăng thêm hương vị cho món ăn.
    Ngồi vào bàn gọi một bát bún mắm và thưởng thức, hương thơm đậm đà của nước dùng kích thích đến từng giác quan của bạn. Cái vị béo và đậm đà của nước dùng, ngọt của thịt cá, bùi bùi của cà tím, những lát mực giòn dai, thịt tôm mềm và ngọt cùng vị chua chua của chén mắm me ăn kèm làm cho món ăn thêm thú vị khiến bạn không thể dừng đũa được.

    Địa chỉ: Quán bún mắm 444 - 369 Lê Quang Định, phường 5, quận Bình Thạnh, TP HCM. Quán mở cửa từ 9h đến 21h hàng ngày. Mỗi bát bún mắm ở đây có giá 35.000 đồng.

    Theo ngoisao.net

  4. Nằm ở vùng ven biển cực Nam đất nước ta, Cà Mau từng là vùng rừng thiêng nước độc, không người sinh sống. Đến cuối thế kỷ 17, vùng đất này đã được bàn tay con người khai hoang mở cõi, đã trở thành vùng đất trù phú, dồi dào sản vật địa phương mà những vùng đất khác không thể sánh bằng. Những món ăn của người Cà Mau cũng vì thế mà đặc biệt hơn, thú vị hơn, và đã nếm thử một lần thì khó có thể quên.

    Gỏi nhộng ong


    Sotaydulich_mon_an_dan_da_Ca_Mau_01.jpg

    Món gỏi nhộng ong U Minh thì đúng là đệ nhất món ngon của Cà Mau. Nhộng ong U Minh nhiều và có vị bùi, béo ngậy, ngon không thể tả. Người thợ nhộng ong sau một ngày vất vả gác kèo lấy mật, chiều về thường mang theo một hai phần sáp đầy nhộng ong về.

    Tổ nhộng ong nhúng vào nước sôi, lọc lấy nhộng ong sạch, là có thể chế biến hàng chục món ăn ngon như cháo nhộng ong, nhộng ong xào, nhộng ong trộn gỏi. Trong đó, món nhộng ong trộn gỏi khá được ưa chuộng vì có thể kết hợp vị ngon bùi của nhộng ong và vị thơm của các loại rau.

    Nhộng ong sau khi làm sạch để riêng, phi chảo hành thật thơm rồi cho nhộng ong vào đảo đều, thêm chút gia vị nước mắm ngon, tiêu, chút đường cho đậm đà, rồi để riêng..

    Bắp chuối non bào sợi thật mảnh, rửa qua nước loãng pha chút giấm rồi vắt ráo, trộn chung với nhộng ong. Đậu phộng giã nhỏ, chút hẹ và vài cong rau thơm xắt nhỏ, tất cả trộn đều chung, thêm chút nước mắm chua ngọt vào thì đã có một món ăn mà tất cả các vị thơm ngon ngọt béo bùi... hòa quyện.

    Chuột đồng chiên sả ớt xứ Cà Mau thì khiến ai đi xa cũng nhớ mãi không thể nào quên. Chuột đồng ở Cà Mau khiến người nông dân đau đầu vì cắn phá mùa màng, nhưng những món ăn chế biến từ chuột đồng lại là những món ăn khoái khẩu mà người Cà Mau vô cùng yêu thích.

    Xem thêm tại đây: [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây]

  5. Mình đang thực hiện Tour khám phá Tây Nguyên Huyền Thoại trong dịp hè với thời gian 3 đêm 4 Ngày

    Ngày thứ nhất:

    Từ sài gòn ghé thăm Núi rừng hùng vĩ, những dòng sông hòa quyện với núi rừng, và chắc hẳn không thể bỏ qua Dòng thác Draysap hùng tráng và lạng mạng của Thác Draynur. tận hưởng hương sắc tự nhiên của bản thượng với dòng suối nước trong nhìn thấy tận đáy với bờ cỏ xanh rờn.


    Tôi đến, thưởng thức ly cà phê ban mê mang đặc thù của tây nguyên, dạo con đường và thỏa sức chụp ảnh của Ngã 6 trung tâm thành phố, mua sắm tại chợ đêm BMT và ăn những món ăn đậm đà của núi ban mê.

    Ngaỳ thứ 2:

    ùng khám phá dòng sông serepok hiền hòa với cây cầu dài 250m bắt qua sông, với những bờ cây cổ thụ quây quanh, cùng làm bạn với những chú voi trong to lớn nhưng lại rất hiền, khám quá nhà Lào cổ hơn 100 năm, khu mộ Vua săn voi Khunjunop.


    Cùng đến với khu sinh thái Yôkđôn, thưởng thức tiếng cồng chiêng truyền thống của người Êđê, những điệu nhảy nhẹ nhàng cô cô gái chàng trai bên bếp lửa hồng và chắc hẳn đôi chân bạn cũng không bở lỡ điệu nhảy tình tứ ấy. chắc hẳn ở đây, sẽ không bỏ lỡ ẩm thực đặc biệt của núi rừng và hơn thế do chính đôi tay bạn chế biến và thưởng thức.


    Ngày thứ 3.

    Về lại Buôn ma thuộc, thăm viếng những di tích lich sử của nơi đây, chắc hản không thể bỏ lỡ Chùa khải đoan, hay nhà Đày BMT, khám quá những đều bí ẩn tại bảo tàng thành phố hay lối thiết kế chắc hẳn không nơi nào có của Làng caphê Trung Nguyên.



    Sau khi dùng cơm trưa, hành trình tiếp tục khám phá Hồ Lăk. Mông trong những nơi thơ mộng, lãng mạng của núi rừng với mặt hồ rộng 500ha, cung cấp nguồn thủy sản dồi dào cho cả tình và các vùng lân cận.

    Và tất nhiên không thể bỏ lỡ cùng khám phá mặt Hồ này trên thuyền vào buồi chiều tà với hoàng hôn, dạo quanh hồ cả 2 3 tiếng đồ hồ để bạn có thể tận hưởng hết vẻ đẹp nơi đây và đừng quên lưư lại những bức ảnh để khoe với bạn bè và người thân. Thưởng thức rượu cần và buổi cơm chiều với ẩm thực tại chỗ có thể do chính tay bạn câu lên từ mặt hồ rộng lớn ấy.


    Ngày thứ 4.

    Chúng ta quay lại trung tâm Buôn Ma thuộc, Thưởng thức lại hương vị cà phê và cùng nhau mua sắm để làm quà cho gia đình và người thân, Những quả bơ béo ngọt, sầu riêng đậm đà và mật ong rừng chính cống, hay những gói cà phê mà bạn ưa chuộng và nhiều thứ khác đang chờ bạn khám phá. Sau đó hành trình chúng ta tiếp tục về thành phố và chắc hẳn sẽ không bao giờ quên và hứa hẹn đợt quay lại mảnh đất huyền thoại này.

    Liên hệ:

    YH: changtraileloi1985

    Email:
    [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn.
    ]



  6. Ông Ngô Thiểu, 97 tuổi, đã giữ hồn món chè xí mà - thức quà đặc biệt ở phố cổ Hội An, suốt 76 năm qua.


    va1.jpg
    Ông Thiều bên gánh chè xí mà. Xí mà còn có tên gọi khác là chè mè đen. Lúc chúng tôi đến, ông Thiểu đang ngồi bán bên ngã tư đường Nguyễn Trường Tộ (đối diện Trung tâm bảo trợ trẻ em mồ côi Hội An). Một chiếc đòn gánh đã cũ, bên là một nồi chè đặt trên bếp than, bên là ấm nước chè tươi trong gáo dừa khô.
    "Tôi đi bán đến nay đã hơn 76 năm rồi. Lúc trước gánh hàng thuê cho các thương lái Trung Quốc, một lần tôi ăn thử rồi học được", ông Thiểu cho biết.
    Một bạn già tên Xuân của ông Thiểu ngồi bên tiếp lời: "Để có được nồi chè này, hai vợ chồng lão phải dậy từ 3h sáng. Ở Hội An chỉ có ổng là người duy nhất bán thôi. Xí mà đã cùng với ổng tham dự các cuộc thi về văn hóa ẩm thực trong tỉnh và nó đã được công nhận là đặc sản của riêng du lịch Hội An đấy!".
    Nhìn bộ đồ bà ba trên bờ vai trắng phết màu, đôi dép cao su đã mòn, chúng tôi tự hỏi ông đã quang bao nhiêu gánh chè đi khắp con đường phố cổ hơn 76 năm qua?

    Mỗi sáng, ông Thiểu tự mình chuẩn bị tất cả các nguyên liệu rồi đi gánh nước nấu. Ông không cho ai làm thay, chỉ khi ông gật đầu thì mới được phụ. Mỗi nồi chè ông chỉ bán chừng 3 tiếng đồng hồ mỗi sáng là hết sạch.
    va4.jpg
    Xí mà gắn liền với tuổi thơ của nhiều người dân Hội An. Chè xí mà nấu từ nước giếng nghìn tuổi
    Nguyên liệu chính của chè xí mà là mè đen, sau khi được ngâm khoảng 3 tiếng thì đem mè đi xay nhuyễn rồi trộn các cây thuốc Bắc vào. Ông Thiểu cho biết: "Nước để nấu chè được lấy về từ chiếc giếng cổ hơn nghìn năm tuổi gần nhà. Chỉ có nước nớ (ấy) làm xí mà mới có mùi vị đậm đà riêng thôi. Xí mà sẽ ngon ngọt hơn. Người ăn sẽ dễ dàng nhận ra nó dở nếu dùng nước máy!".
    Thì ra chiếc giếng mà ông Thiểu nói đến chính là giếng Bá Lễ có từ thời của nhà Chăm xưa (khoảng từ thế kỷ thứ 8-9). Chất liệu làm giếng cổ này duy nhất bằng gạch mà không dùng vôi vữa kết lại, dưới chân là khung gỗ lim rộng bản, cả nghìn năm nay vẫn cho dòng nước quý giá mà không đâu sánh được.

    Có lẽ ấn tượng nhất là cái cách thưởng thức chè xí mà. Khách ăn buộc phải ngồi xổm. Ghế đọt chỉ có dăm bảy cái dành cho người nước ngoài nếu không quen theo cách xổm. Chiếc bát sứ bé chỉ chừng hai vá chè là đầy. Ăn xí mà phải dùng một chiếc muỗng con, nếm dần từng tí một sẽ thấy ngọt lịm từ đầu lưỡi và thơm thoảng mùi thuốc Bắc.
    Chị Mai, đến từ TP HCM, cho biết: "Xí mà rất đỗi quen thuộc với tuổi thơ tôi. Còn nhớ mỗi lần đi học cùng tụi bạn, nghe tiếng rao lanh lảnh của cụ thì chân cứ muốn dừng lại để mà thưởng thức. Hình ảnh một nồi xí mà đặc sệt, lóng lánh màu lam trên đôi vai kẽo kẹt bay mùi khói khiến bao năm xa Hội An vẫn còn nguyên vẹn. Lần nào về quê cũng phải tìm cụ để được ăn".
    Chiều nay phố cổ mưa, cầm trên tay chén xí mà nóng hổi thoảng mùi thơm dịu, bỗng thấy lòng yên bình và nhẹ nhàng đến lạ. Nếu một lần đến với Hội An, hãy ghé thưởng thức món chè xí mà đặc biệt này. Bởi lẽ sẽ chẳng ai biết được, một mai kia bạn sẽ nuối tiếc không được ăn thử vì cái tuổi "ông lão xí mà" đã là quá cửu thập rồi.
    va3.jpg
    Xí mà được nấu từ vị thuốc Bắc.

    Theo ngoisao.net

  7. Nằm trên vỉa hè đường Lê Quang Định, đối diện chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh), quán súp cua ở đây trở thành địa chỉ quen thuộc của nhiều người trong suốt 15 năm qua.

    hinh-4.jpg
    Có nguồn gốc từ phương Tây nhưng súp cua đã nhanh chóng trở thành món ăn đường phố nổi tiếng của Sài Gòn. Hàng quán nhỏ hẹp với 1,5m chiều ngang và hơn 2m chiều dài, chỉ đủ để kê một chiếc nồi đầy súp, một tủ kiếng nhỏ bày dăm ba loại nước giải khát. Chỗ ngồi của quán là khoảng vỉa hè trước mặt với hai chiếc bàn cùng đôi ba chiếc ghế con nhưng không khi nào vắng khách. Khách đến đây với đủ các thành phần, đủ mọi lứa tuổi nhưng điều có chung một mục đích là thưởng thức món súp cua ngon nổi tiếng của quán.
    hinh-3.jpg
    Chén súp cua hấp dẫn với phần thịt cua to, nhiều và tươi ngon. Cũng có đầy đủ các nguyên liệu như các hàng súp khác với bột năng, trứng đánh tan, thịt cua, nấm rơm, trứng cút... cùng cách nấu không có gì khác biệt. Tuy nhiên, theo đánh giá của thực khách thì súp cua ở đây giá chất lượng, thơm ngon và đậm đà hơn. Đặc biệt là phần thịt cua luôn to, nhiều và thơm ngon.
    hinh-2.jpg
    Bạn có thể gọi thêm thịt cua nếu muốn, mỗi phần gọi thêm như vậy có giá 5.000 đồng. Chén súp cua đặc quánh, nóng hổi, là sự pha trộn nhiều màu sắc với màu đỏ gạch của thịt cua, màu vàng của trứng tráng, màu xanh của hành ngò... trông thật hấp dẫn, thêm một ít tiêu bột, ớt băm càng làm món ăn đậm đà và thơm ngon hơn. Khi ăn ở đây, bạn có thể gọi thêm một chén thịt cua để ăn thêm nếu thích với mức giá vô cùng mềm.
    hinh-1.jpg
    Rất nhiều bạn trẻ sau khi đi chơi về thường ghé vào đây thưởng thức một chén súp cho ấm bụng trước khi về nhà. Địa chỉ: 22 Lê Quang Định, phường 14, quận Bình Thạnh, TP HCM. Quán bắt đầu bán từ 17h cho đến khuya, mỗi chén súp có giá 15.000 đồng.


    Theo ngoisao.net

  8. Nằm ngay dưới chân cầu Kiệu (quận 3), quán đặc sản Bạc Liêu với rất nhiều món ăn ngon, thu hút rất đông thực khách.

    1. Bánh tằm bì
    Bánh tằm bì là món ăn dân dã được nhiều người ưa thích tại miền Tây Nam bộ. Nhiều người cho rằng đây là món ăn đặc sản của người dân Bạc Liêu, tuy nhiên đi khắp các tỉnh miền Tây hay ở giữa Sài Gòn bạn cũng có thể thưởng thức món ăn bình dị nhưng ngon miệng này.
    banh_tam.jpg
    Món ăn đơn giản, không có gì là cao lương mỹ vị với sợi bánh mềm, dẻo được làm bằng bột gạo, bì được thái thành từng sợi nhỏ cùng thịt lợn thái mỏng, thêm một ít rau thơm, dưa leo, giá sống và nước cốt dừa lại có sức hấp dẫn rất riêng đối với nhiều người.
    Điều quyết định của món ăn là sợi bánh, được làm từ gạo xay nhuyễn đem hấp, người bán thái thành từng sợi nhỏ, mảnh, mềm nhưng dai và không đứt khi kéo dài. Sợi bì vừa giòn vừa bùi, thịt lợn được rán chín, thái mỏng, nước cốt dừa béo nhưng không ngấy. Tất cả các yếu tố đó giúp đĩa bánh tằm bì luôn thơm ngon và hấp dẫn.
    2. Cơm tấm phá lấu
    Cơm tấm là một trong những món ăn sáng được ưa thích của người miền Nam, nhất là ở Sài Gòn. Được nấu từ những hạt gạo thứ phẩm, là loại gạo có giá thành thấp và trước đây chỉ những gia đình khó khăn mới ăn, nhưng trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây, cơm tấm đã trở nên quen thuộc và là một đặc sản của người Sài Gòn.
    com_tam.jpg
    Không như những quán cơm tấm khác khi có nhiều thức ăn kèm như sườn nướng, trứng ốp la, bì, chả... đĩa cơm tấm ở đây chỉ có độc một món là phá lấu. Không có gì đặc biệt, một đĩa cơm tấm, bên trên là phá lấu được thái lát vừa ăn, thêm một ít đồ chua, mỡ hành và chén nước chấm, chỉ đơn giản như vậy thôi nhưng khi thưởng thức bạn mới cảm nhận được hết cái giòn giòn và hơi dai của phá lấu kết hợp với vị chua ngọt của đồ chua, thêm cái béo của mỡ hành cho bạn một cảm giác ngon và lạ miệng.
    3. Bánh củ cải
    Có nguồn gốc của người Hoa, đơn giản với phần vỏ bánh và nhân tôm thịt bên trong nhưng bánh củ cải là món ăn đặc sản mà ai đã được ăn một lần sẽ không thể nào quên được vị hăng hăng đặc trưng của củ cải.
    banh_cu_cai.jpg
    Vỏ bánh được làm từ bột mì và bột củ cải, nhân làm từ tôm thịt, một ít củ cải và cà rốt thái sợi mỏng. Đun chín nước sôi, cho hỗn hợp bột trên vào một cái mâm, chế nước sôi vào và trộn đều, dùng tay nhồi cho đến khi bột dẻo, dai và mịn. Tôm bỏ vỏ, giã hơi dập, trộn đều với thịt lợn nạc được băm nhuyễn, xào chín và nêm gia vị vừa ăn. Bột được chia thành từng phần nhỏ, cán mỏng, cho phần nhân vào giữa, thêm một ít sợi củ cải và cà rốt, ép kín lại theo hình bán nguyệt rồi đem hấp chín.
    Chiếc bánh hấp chín có màu trắng, vỏ bánh mỏng để lộ phần nhân có màu đỏ và thơm mùi củ cải. Khi ăn bánh, người ta cho vào một ít nước chấm thơm ngon, có vị hơi ngọt đặc trưng được làm từ nước mắm, chanh, đường và tỏi ớt.
    4. Bánh canh tôm nước cốt dừa
    Bánh canh tôm nước cốt dừa có thành phần và cách nấu đơn giản hơn so với các loại bánh canh khác. Tôm tươi được người bán mua về, lột vỏ, bỏ chỉ đen và dùng dao đập dẹp, bắt chảo dầu nóng, cho tôm vào cùng một ít gia vị, đảo đều đến khi tôm vừa chín thì tắt bếp. Khi chế biến món ăn này, người bán cho sợi bánh làm từ bột gạo vào đun sôi, khi gần chín cho tôm đã làm sẵn vào, sau đó cho nước cốt dừa vào và nêm gia vị cho vừa ăn.
    banh-canh.jpg
    Bát bánh canh tôm nước cốt dừa đầy màu sắc với màu trắng của sợi bánh canh, màu trắng đục hơi sệt của nước dùng, màu hồng của tôm điểm xuyết sắc xanh của hành lá trông thật bắt mắt và hấp dẫn. Cái hay của người bán là mặc dù được nấu chung với nước cốt dừa, có vị béo nhưng lại không gây cảm giác ngấy cho người ăn. Ăn một thìa bánh canh nước cốt dừa, cảm nhận cái vị ngọt của tôm, cái vị béo cùng hương thơm thoang thoảng của nước cốt dừa.
    Ngoài những món kể trên, ở đây còn có nhiều món ăn ngon nổi tiếng không kém như bánh đúc, bánh bèo ngọt, bánh ít... Địa chỉ: Quán đặc sản Bạc Liêu - 459B Hai Bà Trưng, phường 8, quận 3, TP HCM. Quán mở cửa từ 6h đến 19h hàng ngày. Mỗi món ăn ở đây có giá từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng.


    Theo ngoisao.net

  9. TÌM ĐẠI LÝ PHÂN PHỐI BÁN LẺ ĐẶC SẢN THỊT CHUA HÒA BÌNH


    Thưa quý anh chị !

    Thịt chua Hòa Bình Đặc sản của Dân tộc Mường đã và đang trở thành món ăn tinh thần của hầu hết các nhà hàng Khách sạn có đặc sản truyền thống Dân tộc. Từ những quán bia vỉa hè, những bữa tiệc thịnh soạn, tiệc đám cưới, đám hỏi,

    Thịt chua là món ăn sử dụng thịt lợn thui đã thui chin tái ( Thịt Lợn Lửng ) ướp trong thính gạo để làm thành phẩm chin tự nhiên, thịnh hành như một loại đặc sản địa phương trong ẩm thực tại Vùng trung du bắc bộ Việt Nam, đặc biệt nổi tiếng tại Phú Thọ và Hòa Bình.

    Trong những ngày thời tiết nắng nóng, món thịt chua vừa tới ăn kèm với các loại rau gia vị, nhắp them chút rượu hoặc bia thì quả là hấp dẫn và tuyệt vời.

    Thịt chua thường được ăn kèm với các loại bánh tráng và các loại lá như lá sung, ổi, đinh lăng, mơ tam thể, nhội, lộc vừng, rau mùi, rau húng, Chấm kèm với tương ớt them chút hạt tiêu mới cảm nhận được hết hương vị khá độc đáo, mới lạ từ món ăn đem lại.

    Thành phần : Thịt lợn, bột thính, gạo, và các loại gia vị khác
    Bảo quản trong tủ lạnh để giữ được hương vị của món ăn. Thích hợp làm quà tặng cho các vị hay uống bia, các bà nội trợ,

    Đơn giá : 55.000 VNĐ/1 hộp cho loại đặc biệt. Đặt trên 50 hộp thì có giá 50.000 VNĐ
    Miễn phí di chuyển cho Khách hàng ở Hải Phòng

    Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ :
    Hotline : Mr Chinh 0936 998 587

  10. Tây Ninh !! Một Địa linh Thánh kiệt,một trấn thủ biên cương vững chắc phía Tây Nam...Nơi có dòng sông Vàm cỏ chảy qua,có nắng cháy da người,có mưa nguồn ầm ào như thác lũ ,có bạt ngàn rừng Cao su xanh thẳm và dồng đất đỏ đậm màu như lòng người trìu mến.....Quê tui đó,mời các bạn về thăm Quê tôi nếu có dịp.:R







  11. Giận thì giận -Mà Thương thì thương
    Giận..em giận -Mà Thương lại càng thương....

    Sa đéc là quê Ngoại của tui ..Nơi đó nổi tiếng với bánh Pía,bột Bích chi,bánh Phồng tôm vv..vv và con người Sa đéc cũng nồng nàn,thông minh và ngọt ngào như dòng nước 9 Rồng chảy qua....Người ơi !! Gấu Post lên các món ăn Quê hương của Người...chỉ để Người hiểu rằng,Gấu rất nhớ Người :R

  12. VỀ BẾN TRE ĂN CHÁO CUA ĐỒNG

    Thì cứ về Bến Tre chơi một chuyến

    Ngắm ánh trăng quê - ăn cháo cua đồng

    Thức một đêm với Hàm Luông cuộn sóng

    Khuya trở mình nghe gió chướng mêng mông

    (Thơ ĐÌNH THU)

     

    Qua cầu Rạch Miễu là quê hương Đồng Khởi Bến Tre. Quê hương của xứ Dừa thân yêu ! Con đường thẳng tắp sẽ đưa chúng ta vào thị xã, cái thị xã nửa tỉnh nửa quê vẫn lặng lẽ êm đềm bởi bóng dừa xanh mát dịu.

     

    Khoảng không gian đa chiều hiện ra đầy đủ những gam màu của đồng quê trộn lẫn chút thị thành. Một không gian rất Bến Tre, không gian dìu dịu len sâu vào tận trong tâm hồn của mỗi người. Chính hương dừa, hương phù sa và hương cỏ cây hòa quyện lại tạo nên khoảng không gian riêng biệt ấy.

     

    Có lẽ ở thị xã này chưa bao giờ xảy ra tình trạng kẹt xe, trên mọi nẻo đường của thị xã dòng người vẫn cứ chậm rãi, khoan thai không có vẻ căng thẳng như ở Sài Gòn, Hà Nội. Muốn hỏi thăm đường hay bất cứ chuyện gì ai cũng sẵn lòng chỉ giúp với lòng nhiệt thành chưa từng có. Đức tính thật thà, chân chất của người Bến Tre là vậy đó.

     

    lau-chao-cua-dong-1.jpg

    Đặc sản của Bến Tre là những sản phẩm về cây dừa đã nổi tiếng từ bao đời nay. Du khách hay người quen mỗi lần ghé thăm Bến Tre khi ra về đều không quên mua những đặc sản ấy đem về dùng và để tặng cho người thân.

     

    Lẩu cháo cua đồng Bến Tre

     

    Ngoài những đặc sản của cây dừa tôi xin bật mí với các bạn, khi về Bến Tre nhớ thưởng thức cháo cua đồng . Món "cháo cua đồng Ma de in Hồng Thủy " nhé ! Quán nằm ở ngoại ô cách thị xã cách chừng 3 cây số thôi, quán nhỏ nằm trên đường tránh Quốc lộ 60 hướng đi về thị trấn Mỏ Cày.

     

    Với chất liệu đồng quê đậm đà quen thuộc hy vọng sẽ đưa tâm hồn các bạn trở về thực tại. Trong mỗi con người sự rung động sẽ chân thật hơn bởi dòng kỷ niệm rất riêng của thời niên thiếu cứ chầm chậm quay về. Cháo cua đồng có hương vị đặc biệt quyến rũ của nó . Mà tôi là người chỉ có quyền được giới thiệu nhắc đến thôi. Còn về cảm nhận thì xin nhường lại cho mọi người, khi thưởng thức mỗi người sẽ có những cảm nhận riêng cho mình về hương vị đồng quê , về miền ký ức của những dòng sông, những cánh đồng ngày xưa vẫn còn lưu dấu trong tiềm thức.

     

    Để có món cháo cua đồng tuyệt vời đó thì công việc chế biến khá đơn giản và dễ dàng thôi không có gì khó khăn lắm đâu. Nhưng cũng phải có những bí quyết và nghệ thuật đặc trưng để tạo ra cái riêng mà ở nơi khác không có , chính điều đó mới quan trọng hơn cả . Vì sao lại như vậy; tại vì nấu nướng đòi hỏi phải tuân theo qui tắc ẩm thực của mỗi vùng, miền riêng. Khách sành điệu khi thưởng thức thường có những nhu cầu rất cao. Do vậy cần phải tuân thủ đầy đủ nguyên tắc để nấu món cháo cua đồng có chất lượng. Bắt đầu từ việc chọn cua, tách vỏ lấy gạch cua, phần còn lại đem xay nhuyển để lấy riêu cua kết hợp với những gia vị truyền thống xong mới bắt đầu chế biến. Lẩu cháo cua đồng được ăn kèm theo với những loại rau dân dã như : mướp hương, rau má, rau đay, mồng tơi, chùm ngót, và thêm vài trứng hột vịt lộn bỏ vào thì thật tuyệt... Tất cả những mùi hương đồng cỏ nội đó tạo nên một món ăn đầy sức quyến rũ đến lạ lùng. Còn nghệ thuật thưởng thức là sự kết hợp hài hoà giữa con người và không gian ở nơi đây đã tạo nên hương vị của món cháo cua đồng đậm đà hơn ở bất cứ nơi đâu. Một khoảng không gian riêng biệt khá đặc trưng trong cái nắng dìu dịu khi chiều đang xuống và hương thơm của hoàng hôn nhẹ nhàng mêng mang của một miền sông nước.

     

    Những ngày cuối tuần không khí ở đậy nhộn nhịp hẳn lên so với ngày thường. Từng tốp bạn bè, đồng nghiệp, gia đình rủ nhau đến thưởng thức món cháo cua đồng, vừa ngon vừa bổ dưỡng hợp với túi tiền của người lao động.

     

    Trong cái nắng chiều nhàn nhạt ấy, lòng người hình như thanh thản và khoáng đạt hơn. Dòng suy nghĩ cứ trầm tư chầm chậm như muốn níu cả chân chiều ở lại tiếng vọng của đồng quê trầm bổng, hoà lên điệu nhạc của thiên nhiên huyền bí xa xăm xen lẫn với những âm thanh gần như hoang sơ nguyên thuỷ của đất trời và cảm thấy cả phố xá rộn ràng ngoài kia đang ngon giấc.

     

    Trong một chuyến đi công tác ở thủ đô Hà Nội thấy mình vui tính bạn bè cứ hồ hởi hỏi thăm đủ chuyện về Bến Tre. Bến Tre nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh bao xa để có dịp về chơi. Tôi trả lời chỉ cách 85km thôi, ai cũng à lên một tiếng, vậy mà cứ tưởng chừng như xa lắm tận đẩu tận đâu?

     

    Bến Tre không xa lắm đâu ! Bến Tre rất gần gũi với mọi người. Bạn hãy dành thời gian về Bến Tre một chuyến. Từ Thành phố Hồ Chí Minh với 2 tiếng đồng hồ xe chạy là bạn sẽ có mặt tại thị xã Bến Tre xinh đẹp này. Một ngày không xa nữa cầu Rạch Miễu thông thương nối đôi bờ sông Tiền ngăn cách, vòng tay người Bến Tre lại rộng mở đón khách muôn phương.

    Thôi nhé ! Có dịp hãy về Bến Tre một chuyến, nhất là vào những đêm trăng để thưởng thức món cháo cua đồng.


  13. Từ năm 2004 đến nay, thương hiệu Ốc gạo Phú Đa đã được khôi phục, bà con trong xã ai cũng nức lòng, khách du lịch đến tham quan và thưởng thức món ngày càng đông.

    Ốc gạo là một trong những loài nhuyễn thể được phân bố rộng rãi trên các dòng sông Tiền, sông Hậu và các chi lưu, nổi tiếng nhất là Tân Phong (Tiền Giang), Sa Đéc (Đồng Tháp), Chợ Mới (An Giang),Vĩnh Bình (Bến Tre) nhưng có lẽ nỗi tiếng nhất là ốc gạo Phú Đa trên dòng Cổ Chiên, thuộc xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.

    Phú Đa là một trong những cồn được thiên nhiên hào phóng ban tăng cho một món quà quý giá mà hằng trăm hộ gia đình đã thừa hưởng từ gần nửa thế kỷ qua.
    ocgao1.jpg
    Các xã viên cào ốc gạo tại Phú Đa - Chợ Lách.
    Theo các bậc lão nông thì con ốc gạo nơi đây đã có mặt từ lúc cồn Phú Đa mới nhú lên, nhiều nhất là từ năm 1960. Thuở ấy, bà con ở hai ấp Phú Đa và Phú Bình lúc đầu khai thác chỉ để ăn và đãi khách, lâu dần mới đưa ra chợ bán buôn và chẳng bao lâu thì tạo thành thương hiệu Ốc gạo Phú Đa nhờ thịt ngon, mập, béo hơn ốc các nơi khác.

    Trước ngày giải phóng, khoảng năm 1965, ốc nhiều vô số kể, nhưng muốn bắt phải lặn xuống tận đáy sông để cào hoặc xúc rất vất vả. Mãi cho đến năm 1978 sản lượng vẫn còn hằng trăm tấn mỗi năm. Nhưng sau đó, do mạnh ai nấy bắt khiến cho nguồn ốc cạn kiệt dần. Một số lại bỏ đi vì môi trường bị đe doạ.

    May mắn thay, chỉ một vài năm sau ốc lại quay về, có lẽ Cổ Chiên là dòng sông nước lành cát sạch nên con ốc gạo không nỡ rời xa. Sau đó, lãnh đạo huyện Chợ Lách có quyết định bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên này, với việc Hợp tác xã Vĩnh Tiến ra đời năm 2004 nhằm quản lý chặt chẽ mặt nước sông và khai thác sao cho vừa có hiệu quả vừa bảo đảm tính bền vững.

    Ông Trần Văn Tặng, Phó chủ nhiệm Hợp tác xã Thủy sản Việt Tiến cho biết, từ ngày có hợp tác xã, các thành viên bắt đầu quý trọng món quà trời cho, ai cũng ra sức gìn giữ, bảo vệ nguồn giống và ứng xử tốt với môi trường. Do đó, đoạn sông có chiều dài 3km, rộng 500 mét với diện tích khoảng 150 ha mặt nước đã được khoanh vùng, trở thành chỗ cư trú an toàn cho con ốc gạo.

    Theo đánh giá của Viện Hải dương học Nha Trang, ốc gạo Phú Đa khả năng có thể khai thác trung bình mỗi năm từ 24 đến 34 tấn.
    ocgao2.jpg
    Gỏi ốc gạo.
    Nhiều thành viên trong Hợp tác xã cho biết từ năm 2004 đến nay, thương hiệu Ốc gạo Phú Đa đã được khôi phục, bà con trong xã ai cũng nức lòng, khách du lịch đến tham quan và thưởng thức món ngày càng đông.

    Thông thường, ốc gạo bắt đầu lớn từ tháng ba, tháng tư và trưởng thành từ đầu tháng 5 âm lịch. Đặc tính sinh thái của loài này là khi nước chảy thì vùi mình vào đất, nước đứng thì bò ra kiếm ăn. Đây là thời điểm mưa đầu mùa, ốc mập, no tròn, thịt ngon, giòn và béo. Do đó, theo tục lệ, vào dịp Tết Đoan ngọ mùng 5/5, bà con ở những vùng có nhiều ốc gạo thường hay tổ chức đổ bánh xèo nhân ốc gạo hoăc nấu cháo ốc gạo, bánh cuốn ốc gạo để ăn mừng.

    Vào thời điểm này, tại các vườn Du lịch Cồn Tân Lộc, huyện Thốt Nốt - Cần Thơ và vườn du lịch Ba Ngói ở ấp Phú Hiệp, xã Vĩnh Bình - Chợ Lách và nhiều quán ăn khác đã bắt đầu phục vụ các món đặc sản từ ốc gạo.

    Nhiều đầu bếp khéo tay đã chế biến ốc gạo thành nhiều món ngon độc đáo, chẳng hạn như món gỏi bắp chuối chấm nước chấm chua cay, gỏi trộn bưởi và cơm dừa; ốc cháy mỡ tỏi; ốc lẩu mắm; ốc um nước dừa, ốc gạo tiềm thuốc bắc, ốc rang bơ, gõi cuốn ốc Món nào cũng hảo hạng, ai ăn một lần sẽ nhớ đời.
    ocgao3.jpg
    Ốc gạo tiềm thuốc bắc.
    Đáng tiếc, trong những năm gần đây do tác động của biến đổi khí hậu và nguồn nước không thích hợp nên số lượng ốc đã giảm dần, đặc biệt là từ năm 2011 đến nay, đa số ốc đã bị vẹm đeo bám nên ốc không lớn và thịt không mập béo như trước kia. Hiện Hợp tác xã đang tích cực tìm cách khôi phục lại con ốc gạo cồn Phú Đa.

  14. Được lên phố núi, giữa đêm mờ sương chúng tôi đi thăm nhà thờ cổ, ngôi thánh đường được coi như một biểu tượng của xứ sở SaPa quanh năm sương mù, nơi ngấm vào bao hơi thở của núi rừng Tây Bắc mà bất cứ du khách nào khi lên đến SaPa cũng đều muốn lưu lại hình ảnh như một lời cam kết chưa chụp ảnh bên nhà thờ này thì chưa lên Sa Pa vậy.
    Nhà thờ cổ còn có tên là Nhà Thờ Đá hay Nhà Thờ Đức Mẹ Mân Côi nằm ngay giữa trung tâm thị trấn Sapa, được người Pháp xây dựng từ đầu thế kỷ 20. Trước khi đặt những viên gạch móng đầu tiên cho công trình này, những người kiến trúc sư Pháp đã chọn lựa rất kỹ địa thế để xây dựng. Nhà thờ Đức Mẹ Mân côi toạ lạc trên một vị trí đắc địa với phía sau là núi Hàm Rồng che chắn, phía trước là khu đất rộng, bằng phẳng, có thể phát triển nhiều công trình văn hóa phục vụ cho các hoạt động xã hội, đứng ở bốn phía đều có thể quan sát được di tích, cùng với hai công trình kiến trúc khác cũng do người Pháp xây dựng là biệt thự Chủ Cầu (nay là khách sạn Hoàng Liên) và khu huyện ủy cũ (nay là trụ sở của Trung tâm Thông tin Du lịch Lào Cai) tạo thành một hình tam giác cân đối với kiến trúc riêng biệt mang phong cách Pháp.
    Việc chọn hướng của nhà thờ có ý nghĩa tâm linh quan trọng đối với người Công giáo: Đầu di tích quay về phía Đông, là hướng mặt trời mọc, hướng đón nguồn sáng Thiên Chúa. Cuối nhà thờ (khu Tháp chuông) là hướng Tây, nơi sinh thành của Chúa Kitô.[/JUSTIFY]

    Nhà thờ được xây bằng đá đẽo
    sp2.jpg

    Hình dạng và kiến trúc của Nhà thờ được xây theo hình thập giá theo kiến trúc Gotic La Mã. Kiến trúc đó thể hiện ở mái nhà, tháp chuông, vòm cuốnđều là hình chóp tạo cho công trình nét bay bổng thanh thoát. Toàn bộ nhà thờ được xây bằng đá đẽo (tường, nền nhà, tháp chuông, sân nhà thờ, bờ kè xung quanh) được liên kết với nhau bằng hỗn hợp của cát, vôi và mật mía. Phần tường của cánh thánh giá bên phải được tạo nhám như nhũ đá chảy xuống làm tăng thêm vẻ đẹp tự nhiên cho di tích. Mái nhà lợp ngói, trần nhà bằng vôi rơm (nay làm mới). Đặc biệt trần ở phần gác chuông (gần quả chuông) là hỗn hợp của vôi, rơm, sắt, chưa sửa chữa lần nào.[/JUSTIFY]

    Toàn cảnh nhà thờ Đức Mẹ Mân côi tại [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây]

    sp3.jpg

    Với tổng diện tích của khuôn viên nhà thờ hơn 6.000 m2, nhà thờ Sa Pa có đủ chỗ cho việc bố trí các khu bao gồm: Khu nhà thờ, dẫy nhà xứ, nhà ở của thầy tu, nhà chăn nuôi, nhà thiên thần, phần sân phía trước, hàng rào, khu Vườn Thánh. Dãy nhà xứ xây song song với khu nhà thờ gồm 5 gian.[/JUSTIFY]

    sp4.jpg


    Khung cảnh bên trong nhà thờ

    Nhà thiên thần gồm: một tầng hầm, ba gian tầng trên là nơi cứu chữa người bệnh tật, người lữ hành qua đêm, khu để xác, công trình vệ sinh, bếp ăn; khu vườn thánh có hai ngôi mộ, 5 cây Kháo Vàng trên trăm tuổi, trong đó 4 cây mọc trên đá.
    Khu nhà thờ gồm 7 gian rộng hơn 500 m2, phần tháp chuông cao 20 m, trong tháp có quả chuông cao 1,5 m, đúc năm 1932, nặng 500 kg, tiếng vang trong vòng bán kính gần 1km. Hiện, trên bề mặt của chuông còn rõ nét ghi đúc, số người quyên góp tiền đúc chuôngPhần giá đỡ chuông bằng gỗ pơmu vẫn giữ nguyên sau lần trùng tu.
    Nhà thờ Mân côi giữa khu trung tâm Sa Pa là điểm hẹn của nhiều du khách mỗi khi có dịp đến đây. Tuy qua một số lần trùng tu, cải tạo do chiến tranh và sự tàn phá khốc liệt của thiên nhiên nhưng nhà thờ vẫn giữ được nét duyên dáng và hồn của công trình kiến trúc tôn giáo.[/JUSTIFY]

    Gian cung thánh nhà thờ [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây]

    Từ khi được xây dựng đến nay, nhà thờ Sa Pa luôn là địa điểm diễn ra nhiều hoạt động văn hoá truyền thống của các dân tộc nơi đây. Ngay phía trước Nhà thờ là khu vực Sân quần và hàng thông lưu niên, nơi đây vào mỗi tối thứ 7 hàng tuần thường diễn ra các sinh hoạt văn hoá độc đáo của các dân tộc thiểu số mà du khách quen gọi với cái tên chợ tình. Với tiếng sáo, kèn lá, đàn môi dìu dặt, tha thiết và những điệu xoè chao nghiêng của những chàng trai, thiếu nữ người Mông, Dao... Cùng với hoạt động cầu nguyện diễn ra trong những ngày cuối tuần tạo cho không gian của Nhà thờ thêm lung linh, huyền ảo và có sức lôi cuốn lạ thường.[/JUSTIFY]

    Giáo dân đa phần là người dân tộc

    Xem chi tiết tại:[Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây]

  15. Một chén chè mát lạnh, thơm ngon chắc chắn sẽ giúp bạn xua tan đi cái nóng gắt của những ngày hè.

    Thời tiết oi bức của ngày hè dễ làm bạn mất nước và nóng nực, một ly chè hạt sen, đỗ xanh... không chỉ giúp bạn giải nhiệt mà còn cung cấp cho cơ thể nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.
    1. Chè hạt sen, lựa chọn tốt cho ngày nóng
    Hạt sen dùng để nấu chè thường là sen Huế hoặc sen vùng Đồng Tháp Mười. Khi nấu chè, hạt sen được lấy bỏ tim, rửa sạch và đem hấp chín. Sau đó, cho vào nồi nấu chung với nước đường cát trắng cho đến khi sôi nhẹ để vị ngọt của đường đủ thấm vào trong hạt sen.
    che-hat-sen.jpg
    Nghe qua có vẻ đơn giản, nhưng để có được nồi chè ngon, thì nhiệt độ là quan trọng nhất, người nấu phải canh lửa vừa đủ để sen không quá chín hoặc là chưa chín tới. Nếu quá chín sẽ bở và mất đi hương sen đặc trưng, nhưng nếu chưa chin đến, hạt sen sượng và hương thơm cũng không đậm đà. Bên cạnh đó, trong quá trình nấu phải dùng đũa khuấy đều tay, nhẹ nhàng, như vậy các hạt sen được chín đều và tỏa mùi thơm ngát.
    Khi hạt sen vừa chín đến, tắt lửa, cho vào một ít cùi dừa bào sợi, múc ra ly, thêm ít đá và thưởng thức. Hạt sen mềm, bùi và có vị hơi ngọt của nước đường, vị hơi béo, giòn sần sật của những sợi cùi dừa làm nên một món ăn mát lạnh và ngon miệng. Hương thơm dịu dàng, mát lạnh của sen như làn gió nhẹ xua đi cái nóng trong ngày hè oi bức.
    2. Sương sa hạt lựu, vừa đẹp mắt vừa ngon miệng
    Chè sương sa hạt lựu là món ăn ưa thích của nhiều người, nhất là các bạn tuổi teen trong thời tiết nắng nóng.
    suong-sa.jpg
    Cái tên gọi đã nói lên thành phần của món ăn, đó là sương sa và hạt lựu. Hạt lựu thực chất là củ mã thầy hay còn gọi là củ năng, được gọt vỏ, thái nhỏ, bọc bên ngoài một lớp bột năng để khi ăn có vị dai dai, giòn sần sật. Sương sa được chế biến rất đơn giản, bạn chỉ cần ngâm rau cau cho mêm, bắc lên bếp, khấy đều, sau đó để nguội và thái thành sợi vừa ăn.
    Ly chè nhiều màu sắc, khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh, mát lạnh của hạt lựu, cái giòn giòn dai dai của lớp vỏ bột năng bên ngoài cùng nước cốt dừa béo ngậy thơm ngon. Đây là một món ăn ngon, có tác dụng chữa được chứng mất ngủ và thanh nhiệt cơ thể. Ngoài thành phần sương sa và hạt lựu, người ta còn kết hợp thêm đậu đỏ, bánh chín tầng mây vào trong món ăn thơm ngon này.
    3. Chè đậu xanh phổ tai, giản dị và thơm mát
    Đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên được làm nguyên liệu chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng trong những ngày nóng. Có thể kể ra đây nhiều món ăn ngon được nấu từ đậu xanh như: chè đậu xanh nha đam, chè đậu xanh đậu đỏ, chè đậu xanh củ sen, chè đậu xanh phổ tai...
    che-dau-xanh.jpg
    Trong các món ăn kể trên thì chè đậu xanh phổ tai là món ăn đơn giản và dễ chế biến hơn cả. Phổ tai được ngâm mềm, thái sợi, đậu xanh để nguyên vỏ, rửa sạch và hầm chín. Khi đậu vừa chín, cho đường vào nếm vừa ăn là được. Sau đó bạn bỏ phổ tai đã thái sợi vào, bạn có thể thêm nước cốt dừa, lá dứa nếu thích.
    Chè đậu xanh phổ tai là món ăn bổ dưỡng, bạn có thể ăn nóng hoặc ăn kèm với đá. Những sợi phổ tai giòn sần sật, cái bùi bùi của đậu xanh, nước dừa béo ngậy hòa trong hương thơm thoang thoảng của lá dứa, tất cả tạo nên một hương vị đặc trưng rất riêng cho món chè đậu xanh giản dị này.

  16. Chiếc bánh dân dã đến bình dị đấy lại là nguyên liệu không thể thiếu để cho ra đời những món ăn ngon.

    Hình ảnh chiếc bánh tráng đã trở nên quen thuộc, từ Nam ra Bắc đi đâu bạn cũng có thể bắt gặp, từ gánh hàng trong trên phố hay trên bàn ăn của một nhà hàng sang trọng nào đó.
    Nguyên liệu chính làm bánh tráng là bột gạo, được tráng mỏng trên nồi hơi và đem phơi khô. Tùy từng vùng mà có tên gọi khác nhau, người miền Bắc gọi là bánh đa, còn bánh tráng hay bánh đập là tên gọi của người miền Trung và miền Nam.
    Cách chế biến bánh tráng đơn giản nhất là nướng giòn và thưởng thức, ngoài ra bánh tráng còn là nguyên liệu chính để làm nên nhiều món ăn ngon như: gỏi cuốn, nem rán, bánh tráng trộn, bánh tráng nướng trứng cút, bánh tráng mạch nha...ngoài ra nhiều món ăn không thể thiếu bánh tráng như: cá lóc nướng, cá hấp, bò bía, bò lá lốt...
    Dưới đây là một vài món ăn ngon được làm từ bánh tráng
    1. Bánh tráng trộn
    Người bán xắt nhỏ bánh tráng, trộn chung với các nguyên liệu bò khô, tôm khô, trứng cút, xoài, rau răm, sa tế, muối tôm và một ít quất. Nếu khách hàng muốn ăn chua thì có thể cho nhiều quất hoặc nước me. Bánh tráng trộn không nên để lâu vì như vậy bánh sẽ mềm, không ngon.
    banh_trang_tron.jpg
    Bánh tráng sau khi trộn trở nên mềm nhưng vẫn dai. Ăn một miếng cảm nhận được vị ngọt ngọt chua chua, mùi thơm và dai của bò khô, vị bùi của lạc rang, lại thêm trứng cút vừa béo vừa thơm. Người ăn còn cảm nhận được cái ngon độc đáo của bánh tráng trộn nhờ vào một chút ớt cay và rau răm thái nhỏ.
    Bánh tráng trộn không những ngon mà còn rất rẻ, phù hợp với túi tiền của sinh viên. Mỗi phần có giá từ 6.000 tới 10.000 đồng. Hình ảnh các cô cậu học trò trên tay cầm bịch bánh tráng trộn, vừa ăn vừa nói chuyện, cười đùa là cảnh đã trở nên quen thuộc ở trước các cổng trường.
    Địa chỉ: Bánh tráng trộn anh Thành vỉa hè cuối đường Hòa Hảo, quận 10, TP HCM.
    2. Cá lóc cuốn bánh tráng
    Đây là món ăn được ưa thích ở miền Nam, những con cá lóc đồng được bắt về làm sạch, bỏ lên chảo dầu chiên vàng ươm, ăn kèm với bánh tráng và rau sống.
    caloc-1.jpg
    Bánh tráng để ăn món này thường là các loại bánh tráng mỏng, to hơn bàn tay người lớn một chút. Khi ăn, bạn nhúng miếng bánh tráng qua nước, cho lên một ít rau như: xà lách, húng thơm, húng quế, dưa leo, bún tươi và một miếng thịt cá, cuốn tròn lại chấm với nước chắm và thưởng thức. Món ăn dân dã và thơm hương đồng ruộng đem lại cho bạn cảm giác ngon miệng không thể nào quên.
    Địa chỉ: 28 Lê Bình, phường 4, Tân Bình, TP HCM.
    3. Các món cuốn
    Có nhiều món ăn được chế biến chung với bánh tráng như: gỏi cuốn, bò bía, chả giò miền Trung... các món ăn này có một đặc điểm chung là được chế biến với một lớp bánh tráng cuốn tròn bao bọc bên ngoài.
    goi-cuon.jpg
    Gỏi cuốn và bò bía là hai món ăn quen thuộc của tuổi học trò, những chiếc bánh tráng mỏng được dùng làm vỏ bên ngoài, phần nhân bên trong gồm có các loại rau sống, bún tươi, tôm, thịt hoặc trứng rán tráng mỏng... thường được ăn kèm với tương hoặc nước chấm chua ngọt.
    bo_bia.jpg
    Chả giò hay nem rán cũng có hình thức tương tự nhưng được chế biến theo cách khác, cũng lớp vỏ bánh tráng bên ngoai, bên trong là nhân thịt bằm nhuyễn, nấm mèo, miến, cà rốt, củ cải thái sợi... được cuốn tròn lại và đem chiên giòn, có thể ăn kèm với bún hoặc cuốn chung với các loại rau sống khác.
    Địa chỉ: Đường An Dương Dương khu vực Đại học Sư phạm hay đường Đinh Tiên Hoàng (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM), Đại học Kinh tế trên đường Nguyễn Đình Chiểu
    4. Bánh tráng mạch nha
    Bánh tráng mạch nha là một món ăn chơi của người dân xứ Quảng, món ăn giản dị với bánh tráng nếp, đường mạch nha và dừa nạo nhưng lại có sức hấp dẫn rất đặc biệt. Chiếc bánh tráng nướng vàng được quết lên trên bề mặt những sợi mạch nha vàng óng như tơ, sau đó là một lớp dừa nạo, gấp đôi lại và trao cho khách mua.
    banh_trang_mach_nha.jpg
    Bánh tráng mạch nha không đơn thuần chỉ là một món ăn, mà đã trở thành đặc sản của một vùng miền. Chiếc bánh nhỏ bé nhưng mang trong mình hình ảnh của một quê hương, là món quà quê đặc biệt có ý nghĩa đối với những người con xa xứ. Còn gì thú vị hơn khi được nhâm nhi chiếc bánh tráng thơm mùi mạch nha, vừa nhắm mắt mường tượng ra những hình ảnh quen thuộc của quê nhà, chỉ chừng đó thôi cũng đủ làm vơi đi nỗi nhớ nhà.
    5. Bánh tráng nướng trứng cút
    Nguyên liệu của một chiếc bánh tráng nướng trứng gồm có trứng chim cút, mỡ hành, thịt băm, tép rang và bánh tráng được làm từ bột gạo. Đầu tiên, chiếc bánh được đặt lên vỉ nướng trên bếp than hồng, cho nguyên liệu gồm hành phi, trứng lên bánh rồi dàn đều nguyên liệu trên bề mặt. Vì bánh tráng nướng là loại bánh mỏng, nên khi nướng cần phải xoay tròn chiếc bánh đều tay để bánh được chín đều và không bị cháy.
    banh_trang_nuong_trung.jpg
    Người bán thường cho vào một ít tương ớt để chiếc bánh được thơm ngon hơn. Trong những buổi tối trời hơi se lạnh, vừa đi dạo phố cùng bạn bè, vừa nhâm nhi chiếc bánh tráng nướng thơm mùi hành phi, vị cay nồng của ớt thì còn gì tuyệt hơn.
    Địa chỉ: Chợ Trần Hữu Trang (quận Phú Nhuận). Hàng bán từ 14h đến khoảng 20h.
    6. Bò lá lốt
    Nguyên liệu cho món ăn này gồm thịt bò, thịt lợn được băm nhuyễn, cuốn trong lá lốt và nướng trên bếp than hồng. Những cuốn bò lá lốt được nướng chín tới tỏa mùi thơm của thịt bò hòa lẫn trong hương thơm của lá lốt nước tạo thành một hương thơm không thể hấp dẫn hơn.
    bo.jpg
    bo_la_lot.jpg
    Bò lá lốt được ăn kèm với bún, bánh tráng, các loại rau xà lách, diếp cá, húng quế.. thêm một ít chuối chát, dưa leo, khế thái lát mỏng và dĩ nhiên không thể thiếu chén mắm nêm. Lấy một lát bánh tráng mỏng, cho lên trên lát xà lách, một ít bún tươi, vài cọng rau các loại, thêm một lát chuối chát, dưa leo, sau cùng là một cuốn bò lá lốt, cuốn tròn lại chấm vào mắm nêm và thưởng thức.
    Địa chỉ: Đi qua góc đường Tôn Đức Thắng - Nguyễn Hữu Cảnh (quận 1, TP HCM) khoảng hơn 50m.


    Nguồn ngoisao.net

  17. Ngoài thời gian ngâm gạo hơi lâu thì nguyên liệu và cách thực hiện vô cùng đơn giản, bất cứ bạn gái nào cũng có thể làm được.

    Mời bạn xem cách làm bằng cách bấm vào hình ảnh hoặc tiêu đề của món xôi.
    1. [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây]
    [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây]Ngoài xôi đỗ xanh, xôi trắng thì xôi đỗ đen là món xôi phổ biến được nhiều người yêu thích.
    2. [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây]
    [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây]Yêu cầu của món ăn là hạt ngô mềm, ngô và nếp tơi trộn cùng đỗ xanh nghiền mịn và hành khô phi thơm ăn vừa ngon vừa không ngấy.
    3. [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây]
    [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây]Vị thơm của lá nếp, kèm với xôi dẻo, bên trên phủ một lớp dừa bào vụn, ăn kèm với lạc và vừng rang.
    4. [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây]
    [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây]Xôi gấc mềm, thơm mùi nước cốt dừa, trộn cùng với dừa sợi ăn bùi bùi.
    5. [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây]
    [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây]Từng miếng xoài ngọt lịm, ăn kèm với xôi trắng béo ngậy mùi nước cốt dừa và vị thơm của vừng rang vàng cho bạn một món tráng miệng kiểu Thái rất ngon.
    6. [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây]
    [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây]Vật giá leo thang, cơm hàng cháo chợ không đảm bảo vệ sinh, tại sao bạn không trồng cây lá cẩm để nấu xôi nhỉ!

    7. [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây]
    [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây]Những món ăn làm từ cốm có một sức hấp dẫn rất riêng. Thay vì sáng nào cũng ăn xôi xéo hay xôi lạc, lâu lâu thay đổi khẩu vị bằng món xôi cốm sẽ rất ngon. Xôi cốm nấu khá đơn giản và nguyên liệu cũng không hề phức tạp.
    8. [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây]
    [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây]Những hạt xôi dẻo mềm kèm với mùi thơm của nấm hương, vị ngọt đậm của lạp xưởng và tôm khô sẽ cho bạn một bữa sáng thật ngon miệng.
    9. [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây]
    [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây]Bí quyết để bạn có được một nồi xôi tơi dẻo, ăn mãi không ngán.
    10. [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây]
    [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây]Bát xôi nóng hổi là món ăn sáng ngon với lạc bùi bùi quyện với nếp dẻo thơm.
    11. [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây]
    [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây]Thịt cá rô trắng, béo, đậm đà vị ngọt, hòa quyện trong mùi thơm của nếp, của lá sen làm cho món ăn thêm hấp dẫn và khó có thể chối từ.
    12. [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây]
    [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây]Xôi dừa ngọt ngọt, thơm bùi vị dừa và vừng

    13. [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây]
    [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây]Một món xôi bình dân của miền Bắc, nhưng được chế biến thêm với nhân lạp xường mặn rất ngon, mời các bạn cùng thử nhé.
    14. [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây]
    [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây]Giản dị, gần gũi với cuộc sống cùng hương vị thơm ngon, xôi nếp than góp phần vào bức tranh phong phú sắc màu của ẩm thực Việt.
    15. [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây]
    [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây]Vị bùi bùi của patê, ăn kèm với xôi dẻo, thêm hành phi là món ăn sáng rất ngon.
    16. [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây]
    [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây]Mùi nghệ thơm hòa quyện với vị ngọt béo của hành phi và đậu xanh. Món xôi xéo nóng hổi làm ấm lòng bất cứ ai vào những ngày mưa lạnh.
    17. [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây]
    [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây]Món xôi ăn kèm thịt gà, lạp xưởng, tôm khô và ruốc, với ít trứng gà thái sợi và mỡ hành

    ngoisao.net

  18. Bún cá, hủ tiếu, bánh tằm bì... là những món ăn quen thuộc của miền Tây được người dân Sài Gòn ưa thích.

    Miền Tây Nam Bộ được biết đến là một vùng đất trù phú với nền văn hóa ẩm thực phong phú và đa dạng. Những món ăn như hủ tiếu, bánh xèo, bún cá, các loại bánh ngọt... đã trở nên quen thuộc đối với người Sài Gòn.
    1. Hủ tiếu
    Hủ tiếu là món ăn của người Hoa du nhập vào miền Tây và nhanh chóng trở thành một món ăn nổi tiếng. Bát hủ tiếu đơn giản với sợi hủ tiếu, nước dùng, tôm, thịt... cùng các loại rau sống tươi như xà lách, cải cúc, hẹ, giá tươi.
    hu_tieu_My_Tho.jpg
    Trải qua thời gian, sự pha trộn, chế biến giữa các nguyên liệu đã hình thành nên ba thương hiệu hủ tiếu nổi tiếng ở miền Nam: Hủ tiếu Mỹ Tho, hủ tiếu Nam Vang và hủ tiếu Sa Đéc. Mỗi loại hủ tiếu mang đến cho bạn những hương vị khác nhau khi thưởng thức, tuy nhiên cả ba thương hiệu trên đều nổi tiếng và là món ăn quen thuộc với nhiều người.
    2. Bún mắm
    bunmam-1.jpg
    Bún mắm là món ăn có nguồn gốc từ đất nước Campuchia, được nấu từ mắm bò hóc, nhưng khi sang đến Việt Nam, mắm bò hóc được thay thế bằng mắm cá linh hay cá sặc. Là món ăn được biến tấu từ món mắm kho, một trong những món ăn đặc trưng lâu đời của người dân Nam Bộ. Món ăn này được chế biến đơn giản, con mắm được nấu rã ra, sau đó lọc lấy phần nước trong, nêm gia vị cho vừa ăn, dùng chung với các nguyên liệu như miếng cá, tôm, mực, heo quay và bún tươi.
    Ăn bún mắm không thể thiếu đĩa rau sống với đủ các loại rau đặc trưng như: cọng bông súng, rau đắng, bắp chuối, rau muống, kèo nèo, giá, diếp cá.
    3. Bún cá
    Bún cá là món ăn dân dã, quen thuộc của người dân các tỉnh ven biển miền Tây như: Kiên Giang, Cà Mau, An Giang... thành phần bún cá khá đơn giản với cá lóc, bún tươi, tép và rau ăn kèm.
    bun_ca_kien_giang.jpg
    Bát bún cá nóng hổi, thơm ngon nhiều màu sắc, lát cá trắng tinh, những con tép vàng ươm lẫn trong màu xanh của hành lá, hít một hơi để cảm nhận mùi thơm quyến rũ của món ăn. Nếu bạn là người thích ăn cay thì đã có sẵn lọ ớt chua băm nhuyễn. Bún cá được ăn kèm với các loại rau quen thuộc như xà lách, giá đỗ, rau răm, húng thơm, bắp chuối thái nhuyễn Nếu như gặp mùa cá có trứng, người ta sẽ đánh tơi trứng và cho vào nồi, những mảng trứng vàng tươi làm cho món ăn thêm đẹp mắt và ngon miệng.
    4. Lẩu mắm
    Nói đến ẩm thực miền Tây không thể thiếu món lẩu mắm đậm đà, thơm ngon. Từ các loại cá đồng, cá sông cùng nhiều loại rau có sẵn trong vườn nhà, người dân xứ miệt vườn đã làm nên món lẩu mắm độc đáo được nhiều người ưa thích.
    laumam-1.jpg
    Cái tên gọi đã nói lên thành phần của món ăn, trong đó mắm là hương vị chính, ngoài ra còn có các nguyên liệu khác như: thịt heo, tôm, mực, các loại cá như: cá lóc, cá kèo, cá bông lau...cùng các loại rau vùng miệt vườn như: bông súng, kèo nèo, bắp chuối, cải xanh, rau đắng, cà tím, rau nhút, bông bí...

    5. Bánh tằm bì
    Bánh tằm bì là món ăn dân dã được nhiều người ưa thích tại miền Tây Nam bộ. Nhiều người cho rằng đây là món ăn đặc sản của người dân Bạc Liêu, tuy nhiên đi khắp các tỉnh miền Tây hay ở giữa Sài Gòn bạn cũng có thể thưởng thức món ăn bình dị nhưng ngon miệng này.
    banh_tam.jpg
    Món ăn đơn giản, không có gì là cao lương mỹ vị với sợi bánh mềm, dẻo được làm bằng bột gạo, bì được thái thành từng sợi nhỏ cùng thịt lợn thái mỏng, thêm một ít rau thơm, dưa leo, giá sống và nước cốt dừa lại có sức hấp dẫn rất riêng đối với nhiều người.
    Điều quyết định của món ăn là sợi bánh, được làm từ gạo xay nhuyễn và đem hấp, người bán thái thành từng sợi nhỏ, mảnh, mềm nhưng dai và không đứt khi kéo dài. Sợi bì vừa giòn vừa bùi, thịt lợn được rán chín đến, thái mỏng, nước cốt dừa béo nhưng không ngấy. Tất cả các yếu tố đó giúp đĩa bánh tằm bì luôn thơm ngon và hấp dẫn.
    6. Bánh ống
    Từ bao đời nay, bánh ống là món ăn vặt quen thuộc của người Khmer. Không phổ biến như các loại bánh khác của người miền Tây, nhưng bánh ống vẫn tồn tại trong đời sống hằng ngày của người dân ở đây. Bánh ống có thể dùng làm bữa ăn sáng hoặc món ăn vặt vào buổi chiều.
    banh_ong.jpg
    Khuôn bánh đơn giản với một cái ống hình trụ thường được làm bằng nhôm, dài khoảng 15 cm. Ở giữa khuôn có một que tre, một đầu được gắn miếng thiếc hình tròn dùng làm đáy. Khi chế biến, người làm bánh đặt khuôn trên nắp nồi, trong nồi có chứa nước, rồi bắt đầu đổ bột vào ống như chưng cách thủy, khoảng 2 phút là bánh đã chín. Khi chín, bánh có màu xanh của lá dứa cùng với mùi thơm dịu. Bánh chín được thêm vào dừa nạo và muối vừng. Bánh ống phải ăn khi nóng mới thưởng thức được hết vị đậm đà, thơm ngon của nó.
    7. Bánh củ cải
    Có nguồn gốc của người Hoa, đơn giản với phần vỏ bánh và nhân tôm thịt bên trong nhưng bánh củ cải là món ăn đặc sản mà ai đã được ăn một lần sẽ không thể nào quên được vị hăng hăng đặc trưng của củ cải.
    banh_cu_cai.jpg
    Vỏ bánh được làm từ bột mì và bột củ cải, nhân làm từ tôm thịt, một ít củ cải và cà rốt thái sợi mỏng. Đun chín nước sôi, cho hỗn hợp bột trên vào một cái mâm, chế nước sôi vào và trộn đều, dùng tay nhồi cho đến khi bột dẻo, dai và mịn. Tôm bỏ vỏ, giã hơi dập, trộn đều với thịt lợn nạc được băm nhuyễn, xào chín và nêm gia vị vừa ăn. Bột được chia thành từng phần nhỏ, cán mỏng, cho phần nhân vào giữa, thêm một ít sợi củ cải và cà rốt, ép kín lại theo hình bán nguyệt rồi đem hấp chín.
    Chiếc bánh hấp chín có màu trắng, vỏ bánh mỏng để lộ phần nhân có màu đỏ và thơm mùi củ cải. Khi ăn bánh, người ta cho vào một ít nước chấm thơm ngon, có vị hơi ngọt đặc trưng được làm từ nước mắm, chanh, đường và tỏi ớt.
    8. Bánh xèo miền Tây
    Bánh xèo là món ăn dân dã, bình dị của người miền Tây. Ở miền Tây, bánh xèo thường được tráng trong chảo lớn trên bếp củi hoặc bếp than. Bánh có nhân phong phú với thịt heo, tôm, mực, nấm rơm... Khi bánh chín, gập đôi bánh lại, đặt trên một cái đĩa được lót lá chuối.
    banh-xeo.jpg
    Nước chấm đóng vai trò quan trọng của món ăn, có vị chua ngọt được làm từ nước mắm ngon, pha với chanh, ớt, tỏi, đường... Bánh thường ăn kèm với rau xà lách, cải bẹ canh, húng quế, húng thơm..
    Ngoài các món ăn kể trên, còn rất nhiều món ăn ngon của miền Tây như bún nước lèo, các loại bánh như: bánh ít, bánh tét, bánh pía, nem... tuy không nổi tiếng bằng nhưng cũng là những món ăn ngon được người dân Sài Gòn ưa thích.

    Nguồn ngoisao.net

  19. Hầu hết khán giả đều đoán biết kết thúc có hậu của bộ phim truyền hình Cô gái xấu xí nhưng vẫn muốn xem vì đã… trót theo dõi từ nửa năm nay.

     

    vtc_278197_cgxx-1.jpg

    Những diễn viên góp phần làm nên thành công của "Cô gái xấu xí"

    Huyền Diệu đẹp lên nhưng không nên lấy An Đông

     

    Càng về gần cuối, “Cô gái xấu xí” Huyền Diệu lột xác trở thành một cô gái đẹp, năng động và đường hoàng tiếp nhận chức Tổng giám đốc (TGĐ) của An Đông. Những người có “ân oán” với cô gái xấu xí vẫn làm việc tại SBBT, và dĩ nhiên dưới quyền của TGĐ Huyền Diệu.

     

    Huyền Diệu bỏ công ty SBBT ra đi, khi về trở thành một cô gái khác hẳn, từ hình thức đến tính cách, đến độ bố mẹ, bạn bè thân thiết không nhìn ra. Tất cả đều kinh ngạc trước sự thay đổi kỳ diệu của cô.

     

    Tuy nhiên, có đi hết chặng đường dài cùng “Cô gái xấu xí”, người xem hẳn sẽ thấy sự thay đổi này của Huyền Diệu là điều tất nhiên. Vốn là cô gái thông minh, giỏi giang nhưng do nhút nhát, mặc cảm mà Huyền Diệu không thể nào tự tin trước đám đông.

     

    Bị An Đông và Tiến Mạnh lợi dụng tình cảm trong sáng của mình, luôn bị những người thuộc “đẳng cấp cao” như Mai Lan, Phương Trinh coi thường, áp đảo… Huyền Diệu đã ngày một cứng cỏi lên.

     

    Chỉ có Cẩm Linh là người hiểu và thông cảm đến tận cùng cho Huyền Diệu. Nhưng dường như khán giả, những người đã đi cùng Cô gái xấu xí từ những ngày đầu tiên vẫn không thông cảm được cho Huyền Diệu mà chuyển sang thông cảm cho Mai Lan – người vợ hứa hôn bị An Đông quay lưng.

     

    vtc_278185_cgxx-3.jpg

    Một đám cưới hoành tráng cho hai nhân vật chính An Đông - Huyền Diệu

    An Đông không xứng với cô nào trong hai cô gái

     

    Khi biết chắc một kết cục tốt đẹp dành cho Huyền Diệu, Huỳnh Xuân, nhân viên công ty Binguyen, quận 1, TP.HCM cho biết: “Dù Huyền Diệu là cô gái tốt, nỗ lực vượt qua ngoại hình kém cỏi để khẳng định mình nhưng tôi vẫn không thích cô ấy. Nếu có một đám cưới tôi vẫn mong An Đông trở lại với Mai Lan”.

     

    Nhiều khán giả vẫn mong anh chàng này thức tỉnh để quay về với tình yêu của Mai Lan. Khi hình ảnh đám cưới của Huyền Diệu – An Đông được tung lên các trang báo mạng, niềm hy vọng kia tắt lịm.

     

    Kim Ngọc (sinh viên năm thứ 2 khoa Mỹ thuật trang trí, ĐH Tôn Đức Thắng) cho rằng nên để An Đông trở lại với Mai Lan, Huyền Diệu vẫn làm tốt vai trò TGĐ và chôn chặt tình yêu với An Đông thì câu chuyện sẽ hay hơn.

     

    Bà Huyền Nga, tiểu thương chợ Trần Hữu Trang, quận Phú Nhuận thì có ý kiến khác: “Tôi biết chắc cái kết là An Đông sẽ cưới Huyền Diệu. Huyền Diệu cũng xứng đáng được hưởng hạnh phúc nhưng tôi không thích lắm cách giải quyết của ông đạo diễn. An Đông không xứng đáng với tình yêu của cả hai cô gái trong phim”.

     

    Biết thì biết, xem vẫn xem

     

    Tuy nhiên, gần nửa năm theo dõi bộ phim truyền hình dài tập nhất Việt Nam (176 tập) với biết bao hỉ, nộ, ái, ố, khán giả vẫn muốn biết số phận của từng nhân vật trong phim chứ không phải chỉ với hai nhân vật chính. Đó cũng là lý do biết trước kết cục mà vẫn xem.

     

    vtc_278188_cgxx-5.jpg

    Những nhân vật phụ làm nên linh hồn bộ phim

    Ngọc Oanh (58 Giải Phóng, quận Tân Bình, TP.HCM), khán giả đã đồng hành cùng Cô gái xấu xí từ những tập đầu tiên cho biết cô xem không vì An Đông, Huyền Diệu… mà cô ấn tượng với vai diễn của Phi Thanh Vân, Minh Thuận và Đức Thịnh nên vẫn kiên nhẫn ngồi trước màn ảnh nhỏ mỗi tuần vào tối thứ hai, ba và tư.

     

    Ngọc Oanh thẳng thắn: “Tôi không thích các nhân vật chính vì họ chẳng có gì đặc biệt, nhất là Huyền Diệu. Xem Cô gái xấu xí là để nghe nhóm G7 “tám” chuyện trên trời dưới đất, nghe anh chàng Phê tếu tếu cho vui thôi…”.

     

    Chị Thanh (ngụ tại 489/24 Huỳnh Văn Bánh, phường 13, quận Phú Nhuận) phát biểu: “Lẽ ra người xem phải yêu mến nhân vật chính nhưng tôi chỉ thích các nhân vật phụ. Nếu không có cô Phương Trinh đanh đá, không có Lâm carô ngộ nghĩnh và một anh Phê tưng tửng, có lẽ sẽ không còn mấy ai xem Cô gái xấu xí”.

     

    vtc_278331_Phe--Huong.jpg

    Một đôi mà khán giả trông chờ

    vtc_278190_cgxx-7.jpg

    Một cặp đôi ... kỳ dị nhất trong phim

    Đạo diễn Nguyễn Minh Chung - người làm nên linh hồn Cô gái xấu xí đồng tình với nhận xét trên. Anh cho rằng bao giờ tuyến nhân vật phụ cũng hay hơn tuyến nhân vật chính. Tuyến phụ là xương sống, là điểm nhấn để cho bộ phim sống được. Không có những vai phụ kể trên, sẽ không còn Cô gái xấu xí.

     

    Xung quanh nhiều ý kiến trái chiều nổ ra lâu nay, Nguyễn Minh Chung cho đó là điều thường tình, khán giả có xem mới có quan tâm. Theo anh thì khán giả Việt Nam quen xem phim theo một công thức nhất định, nhân vật trong phim cũng theo công thức, nếu làm khác đi thì sẽ gặp phản ứng.

     

    Trước đó, khán giả đã phản ứng rất nhiều trước tình tiết "hội tụ" giọng nói của ba miền Bắc – Trung – Nam trong Cô gái xấu xí. Nhưng đến bây giờ khán giả đã quen, thậm chí còn thích thú với chất giọng của ba miền trong một bộ phim.

     

    Cô gái xấu xí có một kết thúc như mơ, đó cũng là lẽ tất yếu của cuộc sống. Khi con người nỗ lực vươn lên thì những gì họ nhận được đều xứng đáng. Huyền Diệu lấy được người mình yêu cũng phải trải qua nhiều thử thách cam go. Tôi biết nhiều người không đồng ý với hình ảnh của Huyền Diệu nhưng cứ xem hết phim đi rồi sẽ thấy nhiều điều bất ngờ.

     

    Cô gái xấu xí (Uggly Betty) được gần 40 nước mua và dựng phim, hầu như nhân vật cô gái xấu xí trong phim nào cũng trẻ, năng động và tự tin. Khi bắt tay vào dựng Cô gái xấu xí của Việt Nam, nếu mình cũng cho Huyền Diệu ra y như thế thì giống họ rồi, tôi muốn Cô gái xấu xí của Việt Nam phải khác đi. Huyền Diệu phải già trước tuổi, luôn mang mặc cảm, tự ti rồi dần dần hoàn thiện mình từ bên ngoài đến bên trong. Tôi nghĩ đó là quá trình hoàn thiện từ cuộc sống của mỗi người thôi”.

     

    vtc_278196_cgxx-8.jpg

    Đạo diễn Nguyễn Minh Chung với các diễn viên

    Thanh Phúc. Ảnh: BHD

    Nguồn: VTC News


  20. Phần đông khán giả Hà Nội đều dự đoán rằng An Đông sẽ dành tình yêu cho Huyền Diệu và hồi hộp chờ đợi giây phút “lột xác” của cô lọ lem xấu xí để trở thành nàng công chúa xinh đẹp. Thế nhưng, chỉ ít người trong số họ nghĩ An Đông sẽ cưới Huyền Diệu, bỏ Mai Lan…Ông Ngưu (trông xe, giữ nhà khu nhà Box, 35A, ngõ chợ Khâm Thiên, Hà Nội): "Huyền Diệu xấu người nhưng tốt nết".

     

    Theo dõi bộ phim này từ đầu, tôi đã biết sẽ có kết cục đẹp giữa Huyền Diệu và An Đông. Bởi với đàn ông, sắc đẹp chỉ làm cho người ta yêu thích ban đầu, còn muốn sống lâu dài với nhau, người phụ nữ phải có đức tính tốt. Huyền Diệu xấu người nhưng tốt nết. Cô ấy chia sẻ với An Đông mọi tâm tư, tình cảm và suy nghĩ trong công việc. Chính sự gần gũi, chia sẻ này khiến họ xích lại gần nhau và nảy sinh tình cảm ngoài công việc.

     

    vtc_279533_bai1.jpg

    Cuộc tình tay ba trong phim "Cô gái xấu xí" đang gây tranh luận trong khán giả.

    Đàn ông nói chung đều thích được phụ nữ ngưỡng mộ, coi trọng. Trong cuộc sống hiện đại, khi người đàn ông chuyên tâm cho sự nghiệp, họ rất cần một người phụ nữ hiểu biết, chia sẻ với mình những gánh nặng trong gia đình và công việc; nếu không thì phải là một người phụ nữ biết hy sinh, làm hậu phương vững chắc phía sau.

     

    Huyền Diệu đã nắm được “bí quyết” của người phụ nữ: tự tin mà không tự đắc, dịu dàng mà cương quyết, luôn cần mẫn, chịu khó làm tròn mọi bổn phận của mình chứ không để mất thời gian vô ích bởi những thói xấu của người phụ nữ như ghen tuông, buôn chuyện, à ơi, kênh kiệu….

     

    Chị Nga (nhân viên kế toán công ty TNHH Thanh Tâm, 65 Hàm Long, Hà Nội): "Mai Lan mất An Đông vì quá ghen tuông".

     

    Cũng là phụ nữ, tôi chia sẻ với Mai Lan sự bất ổn và hờn ghen khi hằng ngày nhìn thấy “kẻ tình nghi” kè kè bên cạnh người đàn ông của mình. Không những thế, anh ta còn bênh vực và bao biện cho kẻ đó. Thà rằng anh ta ăn nằm với người mà mình không bao giờ nhìn thấy, không bao giờ bắt được còn đỡ ức. Đằng này, An Đông không những để lộ ra sự quan tâm của mình dành cho Huyền Diệu mà anh ta còn cố lấp liếm những hành động của mình bằng cách nói nặng lời với Mai Lan.

     

    vtc_279534_bai3.jpg

    Nguyên mẫu cô gái xấu xí của VN đã không còn được khán giả ủng hộ sau khi theo dõi phim,

    nhất là lúc An Đông phản bội Mai Lan, lấy Huyền Diệu.

    Thực ra, Mai Lan có nhiều điểm tốt, cô ấy là người chung tình, xinh đẹp và thông minh, thẳng thắn nhưng tính cả ghen của Mai Lan đã làm hại cô ấy. Nếu có nghị lực hơn, cô ấy sẽ biết kìm chế cảm xúc, biến Huyền Diệu, một cô gái có tâm tính tốt, hiền lương thành người trợ thủ đắc lực cho mình và phục vụ công việc của chồng.

     

    Nhưng cô ấy quá trẻ, nóng nảy và thiếu kinh nghiệm trong ứng xử nên cô ấy phải nhận lấy thất bại thảm hại. Từ một người có lợi thế, nhiều ưu điểm, cô ấy đã trở thành kẻ yếu thế và mất vị thế. Trong phim hay ngoài đời cũng vậy, người đàn bà phải biết giữ người đàn ông, nhất là người đàn ông thành đạt bằng tấm lòng, sự khôn khéo chứ không phải là sự dày vò bản thân và ép người ta phải công nhận những gì mình suy luận là sự thật.

     

    Anh Tiến Trung (kiến trúc sư, 37 Lý Thường Kiệt, Hà Nội): "An Đông lấy Huyền Diệu - kết cục chỉ có trên phim VN?"

     

    Là phụ nữ thì ai yêu cũng ghen, Huyền Diệu xấu như “ma chê quỷ hờn” mà khi tình yêu chưa đâu vào đâu đã ghen chẳng kém Hoạn Thư nữa là Mai Lan, cô gái xinh đẹp, con nhà khá giả, lại sắp kết hôn với An Đông.

     

    vtc_279535_bai2.jpg

    Dàn diễn viên trong phim "Cô gái xấu xí" luôn được khán giả ưu ái

    Tôi thì đánh giá cao Mai Lan hơn Huyền Diệu, vì Huyền Diệu trong phim “thâm hiểm” chứ không ngây ngô, tốt tính và khôn ngoan dần lên trong những va vấp đời thường như ban đầu các nhà làm phim nói về “tiểu thuyết truyền hình” này.

     

    Mai Lan khá hay, ngay từ đầu cô ấy đã lúng túng mời Huyền Diệu tới một quán café sang trọng để ăn trưa và hỏi thẳng cô này là có chuyện với An Đông không, nhưng Huyền Diệu đã quanh co chối cãi.

     

    Dù cuộc sống vợ chồng trước hôn nhân dễ dẫn đến sự nhàm tẻ và ít bền chặt nhưng Mai Lan là một cô gái xinh xắn, không lăng nhăng, không có ý định phản bội An Đông trong khi môi trường làm việc của cô ấy có rất nhiều cơ hội để “giải tỏa”. Nói chung, cô ấy không có tội lỗi gì lớn cả và nếu là tôi, tôi không bao giờ từ hôn với Mai Lan để cưới một người như Huyền Diệu. Điều này chỉ có trên phim VN thôi.

     

    Tôi nghĩ, nếu bản gốc của bộ phim này gây ra sự tranh luận và không đồng tình của khán giả về bộ phim thì chưa chắc đã có nhiều nước mua bản quyền thế đâu. Có thể, các nhà làm phim VN đã xây dựng tình tiết và hình tượng nhân vật chưa thuyết phục chăng?

     

    Phan Cầm (ghi)

    Nguồn: VTC News


  21. Tạp chí Kiến Thức Ngày Nay và Công ty Hữu Nghị phối hợp tổ chức cuộc thi thơ bốn câu nhiều thể loại: Ngũ ngôn, thất ngôn, lục bát, tư do (không quá 32 từ)

     

    * Đề tài cuộc thi: Khai Tâm

     

    * Mục đích: khai mở tâm trí, chấn hưng và tỏa sáng đạo đức.

     

    * Đối tượng dự thi: Những nhà thơ, những người yêu thơ trong và ngoài nước, kể cả người nước ngoài yêu tiếng Việt.

     

    * Thởi gian nhận bài : 4 tháng, từ 15/3 đến 18 giờ ngày 15/07/2009 căn cứ theo dấu bưu diện hoặc ngày giờ gởi email.

     

    * Giải thưởng:

     

    - 01 giải nhất: 32 triệu đồng

     

    - 01 giải nhì: 10 triệu đồng

     

    - 02 giải ba : mỗi giải 5 triệu đồng

     

    và 10 giải khuyến khích, mỗi giải 1 triệu đồng.

     

    Những bài thơ qua vòng sơ khảo sẽ được đăng trên tạp chí Kiến Thức Ngày Nay, tác giả được hưởng nhuận bút và báo biếu.

     

    Các thi phẩm đoạt giải sẽ thuộc quyền sử dụng của tạp chí Kiến Thứ Ngày Nay và Công ty Hữu Nghị.

     

    Những tác phẩm qua sơ khảo được in trang trọng trong Tập Thơ Khai Tâm phát hành vào ngày trao giải.

     

    Thơ dự thi được đánh máy (không viết tay). Ngoài bút danh cần ghi rõ tên thất của tác giả và địa chỉ, gửi về: Tòa soạn Tạp Chí Kiến Thức Ngày Nay, số 16 Trần Quý Khoách, Quận 1 hoặc email: kienthucngaynay@hcm.fpt.vn, có ghi rõ: "Dự thi thơ tứ tuyệt mở rộng - củ đề Khai Tâm"

     

    Mỗi tác giả tam gia tối đa 5 bài là những bài chưa từng in sách, đăng báo ...

     

    * Ban sơ khảo: Ban Biên Tập thơ - Tạp Chí Kiến Thức Ngày Nay.

     

    * Hội đồng chung khảo:

     

    - Nhà thơ Hoài Vũ

     

    - Giáo sư Lê rí Viễn

     

    - Nhà thơ Nguyễn Đức Mậu - Phó chủ tịch Hội Đồng Thơ, Hội Nhà Văn Việt Nam.

     

    - Nhà Thơ Trần Quê Hương, Phó biên tập báo Giác Ngộ.

     

    - Giáo sư Trần Hữu Tá.


  22. Nằm trong chương trình liên kết văn học nghệ thuật khu vực ĐBSCL, năm 2009, Hội liên hiệp văn học nghệ thuật TP. Cần Thơ sẽ đăng cai tổ chức thi Thơ ĐBSCL lần thứ IV. Thể lệ như sau:

     

    I- ĐỀ TÀI:

     

    Viết về vùng đất và con người ĐBSCL, Cần Thơ hình thành và phát triển qua các thời kỳ mở đất phương Nam, chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cho đến công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, phát triển và hội nhập.

     

    II- THỂ LOẠI: - Thơ (không nhận trường ca và thơ Đường luật)

    - Tác phẩm dự thi chưa in ấn xuất bản, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng từ cấp tỉnh thành trở lên.

     

    III- ĐỐI TƯỢNG DỰ THI:

     

    - Tất cả các nhà văn, nhà thơ, các bạn viết hiện sống và làm việc tại các tỉnh, thành trong khu vực ĐBSCL.

     

    - Mỗi tác giả gởi dự thi tối đa không quá 10 tác phẩm.

     

    - Thành viên Ban Tổ chức cuộc thi, Ban Sơ khảo và Ban Chung khảo không gửi tác phẩm dự thi (kể cả dùng bút danh khác).

     

    IV- QUI CÁCH TÁC PHẨM:

     

    - Tác phẩm dự thi phải được đánh vi tính rõ ràng, trên 01 mặt giấy A4.

     

    - Trên mỗi tác phẩm phải ghi rõ bút danh, tên thật, địa chỉ, số điện thoại... để Ban Tổ chức thuận tiện liên hệ.

     

    - Tác phẩm dự thi sẽ được Ban Tổ chức chọn đăng trên Tạp chí Văn nghệ Cần Thơ. Tác giả hưởng nhuận bút theo chế độ hiện hành.

     

    - Ban Tổ chức không hoàn trả lại bản thảo dự thi.

     

    V- GIẢI THƯỞNG:

     

    - 01 giải Nhất trị giá 6.000.000 đ

    - 02 giải Nhì, mỗi giải trị giá 4.000.000 đ

    - 03 giải Ba, mỗi giải trị giá 2.000.000 đ

    - 05 giải Khuyến khích, mỗi giải trị giá 1.000.000 đ

    - Ngoài ra Ban tổ chức còn có một số giải tặng thưởng các tác giả có tác phẩm tốt (nhưng không đạt giải) viết về đề tài Cần Thơ.

     

    VI- BAN TỔ CHỨC VÀ HỘI ĐỒNG GIÁM KHẢO:

     

    A. Ban Tổ chức: 1- Nhà thơ Phan Huy - Chủ tịch LHCH VHNT TP Cần Thơ: Trưởng ban.

    2- Nhà văn Nguyễn Khai Phong - Chủ tịch Hội nhà văn TP Cần Thơ: Phó ban

    3- Nhà văn Lê Xuân - Ủy viên BCH Hội Nhà văn TP Cần Thơ: Thư ký

    4- Bà Nguyễn Thị Thanh Trúc - Chánh VP LHCH VHNT TP Cần Thơ: Ủy viên

     

    B. Hội đồng Giám khảo: - Ban tổ chức sẽ mời các nhà thơ của ĐBSCL và TP. Hồ Chí Minh tham gia chấm thi (danh sách Ban giám khảo sẽ thông báo sau).

     

    V- THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NHẬN TÁC PHẨM: - Ban tổ chức bắt đầu nhận tác phẩm dự thi từ ngày ra thông báo cho đến hết ngày 30/10/2009 (ở xa căn cứ vào dấu bưu điện).

    - Nơi nhận: Liên hiệp các Hội VHNT TP. Cần Thơ – 170 Lý Thự Trọng, TP. Cần Thơ.

    - Ngoài phong bì ghi rõ: “Tác phẩm dự thi Thơ ĐBSCL lần thứ 4 - 2009”

    Hoặc gưỉ qua Email: vannghect@yahoo.com.vn[/size][/font]


  23. I. Mục đích:

     

    Hướng tới kỉ niệm 50 năm Báo Giáo dục & Thời đại (1959-2009), 15 năm Chuyên đề Tài Hoa Trẻ (1996- 2011) ra số đầu tiên và mục đích “Phát hiện & bồi dưỡng nhân tài trên mọi lĩnh vực”, đặc biệt trong lĩnh vực văn học nghệ thuật vốn thu hút đông đảo bạn đọc, các nhà văn, nhà thơ, nhà giáo, HS- SV sáng tác và thưởng thức, Ban biên tập Báo Giáo dục & Thời đại tổ chức cuộc thi sáng tác văn học (lần 2) với 2 thể tài: Truyện ngắn & Thơ tứ tuyệt trên số Chuyên đề Tài Hoa Trẻ, một trong những ấn phẩm của Báo Giáo dục & Thời đại được xuất bản tại TP Hồ Chí Minh và phát hành trong cả nước.

     

    II. Nội dung:

     

    Không giới hạn nội dung phản ánh

     

    III. Yêu cầu:

     

    - Các tác phẩm được phản ánh theo hai thể tài: Truyện ngắn và Thơ tứ tuyệt.

     

    - Độ dài tác phẩm:

     

    + Truyện ngắn: Mỗi tác phẩm không quá 1.500 chữ

     

    + Thơ tứ tuyệt: Không hạn chế thể loại (thơ lục bát, thơ 5 chữ, 7 chữ, thơ tự do), mỗi tác phẩm không quá 4 câu.

     

     

    IV. Đối tượng và hình thức dự thi:

     

    1. Đối tượng:

     

    Là người Việt Nam ở trong và ngoài nước tự nguyện tham gia và cam kết chấp hành các quy định của thể lệ cuộc thi.

     

    2. Hình thức:

     

    - Mỗi tác giả có thể gửi bài dự thi cả Truyện nắn và Thơ tứ tuyệt:

     

    + Truyện ngắn: Mỗi tác giả gửi không quá 5 truyện.

     

    + Thơ tứ tuyệt: Mỗi tác giả gửi không quá 15 bài.

     

    - Với số lượng trên, mỗi tác giả có thể gửi một hoặc nhiều lần. (Nếu gửi nhiều lần, cần ghi rõ những lần đã gửi, để tránh nhầm lẫn, thất lạc).

     

    - Bài viết có thể đánh máy hoặc viết tay trên một mặt giấy (không tẩy xoá).

     

    Tác giả bài viết cần ghi rõ họ tên, bút danh, địa chỉ liên hệ, số điện thoại và địa chỉ Email (nếu có)

     

     

    V. Thời gian tổ chức và địa chỉ nhận bài:

     

    1. Thời gian tổ chức:

     

    - Thời gian nhận bài dự thi từ ngày 17- 2- 2009.

     

    - Thời gian kết thúc nhận bài đến hết ngày 17- 8- 2010 (theo dấu bưu điện ngày gửi)

     

    - Dự kiến trao giải vào ngày 17- 2- 2011

     

    2. Địa chỉ nhận bài:

     

    Bài dự thi gửi qua đường bưu điện, hoặc gửi trực tiếp tại toà soạn Tài Hoa Trẻ: Ban Biên tập chuyên đề Tài Hoa Trẻ, 322 Điện Biên Phủ, Quận 10, TP Hồ Chí Minh.

     

    Email: taihoatre@hcm.fpt.vn

     

    (Ngoài phong bì ghi rõ: bài dự thi TRUYỆN NGẮN VÀ THƠ TỨ TUYỆT TÀI HOA TRẺ)

     

     

    VI. Cơ cấu giá trị giải thưởng (cho mỗi thể loại)

     

    Ban tổ chức sẽ trao các giải: nhất, nhì, ba, khuyến khích và các giải đặc biệt khác cho các sáng tác xuất sắc đoạt giải. Cụ thể:

     

    - 01 Giải Nhất

     

    - 02 Giải Nhì

     

    - 03 Giải Ba

     

    - Một số giải Khuyến khích.

     

    Trị giá giải thưởng:

     

    - Giải Nhất: Giấy chứng nhận giải thưởng - Tiền mặt trị giá: 8.000.000 đồng

     

    - Giải Nhì: Giấy chứng nhận giải thưởng- Tiền mặt trị giá: 5.000.000 đồng

     

    - Giải Ba: Giấy chứng nhận giải thưởng- Tiền mặt trị giá: 3.000.000 đồng

     

    - Giải khuyến khích: Giấy chứng nhận giải thưởng- Tiền mặt trị giá: 1.000.000 đồng

     

     

    VII. Quyền và trách nhiệm của người dự thi

     

    1. Các cá nhân tham gia dự thi phải tuân thủ thể lệ cuộc thi, trong đó phải đảm bảo:

     

    - Bài dự thi không phải là đối tượng tranh chấp quyền sở hữu.

     

    - Bài dự thi chưa được sử dụng, xuất hiện trên bất kì phương tiện thông tin đại chúng nào ở trong nước và nước ngoài.

     

    2. Giá trị giải thưởng sẽ được trao trực tiếp cho các tác giả có bài viết đoạt giải hoặc người được tác giả đoạt giải uỷ quyền khi kêt thúc cuộc thi, trường hợp tác giả không có điều kiện tham dự lễ nhận giải, Ban tổ chức sẽ gửi qua đường bưu điện.

     

    3. Bài dự thi không trả lại cho đối tượng tham gia dự thi.

     

     

    VIII. Sử dụng tác phẩm tham gia dự thi và đoạt giải

     

    Một số tác phẩm qua vòng sơ khảo sẽ được đăng trên Chuyên đề Tài Hoa Trẻ, được trả nhuận bút theo khung nhuận bút của báo.

     

     

    IX. Ban giám khảo

     

    Ban giám khảo cuộc thi được Báo Giáo dục & Thời đại ra quyết định thành lập gồm các nhà thơ, nhà văn, nhà báo có uy tín và có kinh nghiệm chấm thi, Ban giám khảo có trách nhiệm:

     

    1. Chấm vòng sơ khảo chọn ra những bài viết được đánh giá cao để xem xét vào vòng chung khảo.

     

    2. Chấm vòng chung khảo để chọn ra những bài đoạt giải

     

    (Thành viên Ban Tổ chức, Ban Giám khảo không được tham gia dự thi).

     

    Ban Tổ chức cuộc thi Truyện ngắn và Thơ tứ tuyệt Tài Hoa Trẻ mong nhận được sự hưởng ứng và tham gia nhiệt tình của tất cả các cây bút trong và ngoài nước.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...