Jump to content

December

Thành viên
  • Số bài viết

    147
  • Gia nhập

  • Đăng nhập

Bài viết được đăng bởi December


  1. Ngọt ngào mè xửng Huế


    Ghé thăm Huế trong cái nắng hanh hao của những ngày cuối thu, thưởng thức một chén cơm hến, bánh nậm, bánh ướt hay lang thang những quán mè xửng san sát đủ thấy được ẩm thực cố đô phong phú nhường nào.

    Chỉ riêng mè xửng đã có vài chục nhãn hiệu như Thiên Hương, Thiên Thịnh, Thông Hương, Song Hỷ, Cát Tường, Song Nhân, Thanh Bình, Nam Thuận, Hồng Thuận… Có người sành ăn bảo mè xửng Huế tuy nhiều nhưng loại ngon phải là màu vàng trong suốt, bẻ thấy mềm nhẹ nhưng không gãy, thơm hương vị mè.

    Đây là món ăn quen thuộc, lại có sức quyến rũ bởi cái vị ngọt béo của đường, giòn của đậu phụng, thơm bùi của mè. Nó còn có một người bạn đi kèm không thể tách rời đó là trà sen - thứ trà được ướp công phu từ những đóa sen còn đọng hơi sương.

    me2.jpg
    Mè xửng Huế thơm, ngon, có màu vàng trong suốt, bẻ thấy mềm nhẹ nhưng không gãy.

    Từ xưa đến nay món này chủ yếu được làm thủ công. Công việc đầu tiên là chuẩn bị nguyên liệu gồm đậu phộng, mè, đường trắng và bột gạo. Mùi thơm, vị béo ngọt thanh nhẹ của mè xửng Huế phần nhiều là nhờ những hạt mè đã được lựa chọn khá kỹ. Người Huế còn dùng gạo thơm ngon nghiền nhỏ ra để làm nên bột gạo với hương vị đặc trưng.

    Bí quyết làm mè xửng của người Huế thuộc vào công đoạn nhào trộn nguyên liệu và ép bánh. Đường cát nấu đến độ sôi nhất định rồi cho bột gạo vào, trộn đều với nhau và khuấy liên tục để bột không bị vón cục. Đậu phộng sau khi bỏ lớp vỏ lụa bên ngoài cũng được cho vào nồi đường.

    Trong khi nấu đường, người thợ còn bỏ một ít nước chanh tươi vào nồi đường cho món kẹo thơm hơn. Khi hỗn hợp đường, bột gạo, đậu phộng vừa chín tới thì nhanh tay múc kẹo ra những chiếc khay cho nguội bớt đi. Ngay sau đó rắc nhanh một lớp mè thơm.

    Tiếp tục cán ép đều kẹo trong một chiếc khung bằng thanh sắt tròn. Công đoạn cuối cùng là dùng máy để cắt kẹo thành những miếng vuông đều đặn, rồi bọc túi nilon.

    Một buổi sáng cuối thu Huế se lạnh, ngồi ngắm dòng Hương Giang vẫn còn phảng phất hơi sương lại được cùng bạn bè nhâm nhi tách trà sen, thưởng thức vài chiếc kẹo mè xửng cố đô thì thú vị không gì bằng.

    (Theo Vnexpress)

  2. Lạ miệng với canh chua cá luối

    Mùa mưa, vùng hạ lưu sông Thu Bồn nhiều tôm cá từ thượng nguồn đổ về. Chờ có thế, người dân quê rủ nhau đi cất rớ, thả lưới. Một lúc rảo thuyền đã bắt được đủ loại cá như cá ngạnh, mại, rô và cả cá luối còn nhảy tưng tưng.

    Cá luối thân dẹp, cỡ bằng ngón tay, tựa cá lòng tong hay cá linh ở Nam bộ. Những ngày đầu mùa mưa, cá này xuất hiện nhiều trên các khúc sông miền Trung. Tuy ít thịt nhưng ăn rất béo và ngon, lại chế biến thành nhiều món khá hấp dẫn. Đặc biệt, thịt cá luối tính hàn, giúp bồi bổ cơ thể, chữa trị được nhiều bệnh.

    Cá luối đầu mùa thường có nhiều cỡ. Chọn loại dày mình rồi dùng que tre xiên qua miệng, đốt rơm nướng đến khi chín vàng hai mặt, ăn rất đưa cơm. Hoặc cũng có thể lựa những con lớn khoảng hai ba đầu ngón tay, rán sơ qua rồi kho tương nhừ. Đặc biệt, nếu có những con cá tròn mẩy, căng ních trứng làm món canh chua cá luối thì không tuyệt gì bằng.

    ca1.jpg

    Để làm món này, thoạt tiên sẽ đổ cá vào rổ, làm sạch bằng cách lấy một ít lá sả, kèm thêm một ít muối sống và xoa nhẹ cho cá sạch vảy, hết nhớt. Công đoạn này phải làm đều tay, nhẹ nhàng, cá sạch nhưng tuyệt đối không mất buồng trứng vì đây là phần ngon và độc đáo nhất. Đợi cá ráo nước đem ướp khoảng 10 phút với nước mắm, đường, một ít nước màu, tiêu xay nhuyễn.

    Sau đó, đun sôi nước rồi cho cá vào, nấu sôi khoảng 5 phút cho cá chín và tiết chất ngọt ra. Sau đó cho khế, cà xắt lát vào đợi canh sôi lại thì tắt bếp, nhanh tay thả vài lát gừng giúp nồi canh thơm nồng hơn. Món này dùng với cơm nóng.

    Từ lâu, cá luối đã trở thành sản vật của quê hương tôi. Cứ vào mùa là người dân tấp nập mang giỏ tre đan đựng cá, cả hộp mồi treo lủng lẳng, hay những rổ cá từ mẻ lưới cất được...với nụ cười tươi rói của người dân mới thấy được dòng sông quê như bầu sữa mẹ nuôi lớn bao thế hệ lớn lên từ những con tôm, con cá.

    (Theo Vnexpress)

  3. Lạ miệng với canh chua cá luối

    Mùa mưa, vùng hạ lưu sông Thu Bồn nhiều tôm cá từ thượng nguồn đổ về. Chờ có thế, người dân quê rủ nhau đi cất rớ, thả lưới. Một lúc rảo thuyền đã bắt được đủ loại cá như cá ngạnh, mại, rô và cả cá luối còn nhảy tưng tưng.

    Cá luối thân dẹp, cỡ bằng ngón tay, tựa cá lòng tong hay cá linh ở Nam bộ. Những ngày đầu mùa mưa, cá này xuất hiện nhiều trên các khúc sông miền Trung. Tuy ít thịt nhưng ăn rất béo và ngon, lại chế biến thành nhiều món khá hấp dẫn. Đặc biệt, thịt cá luối tính hàn, giúp bồi bổ cơ thể, chữa trị được nhiều bệnh.

    Cá luối đầu mùa thường có nhiều cỡ. Chọn loại dày mình rồi dùng que tre xiên qua miệng, đốt rơm nướng đến khi chín vàng hai mặt, ăn rất đưa cơm. Hoặc cũng có thể lựa những con lớn khoảng hai ba đầu ngón tay, rán sơ qua rồi kho tương nhừ. Đặc biệt, nếu có những con cá tròn mẩy, căng ních trứng làm món canh chua cá luối thì không tuyệt gì bằng.

    ca1.jpg

    Để làm món này, thoạt tiên sẽ đổ cá vào rổ, làm sạch bằng cách lấy một ít lá sả, kèm thêm một ít muối sống và xoa nhẹ cho cá sạch vảy, hết nhớt. Công đoạn này phải làm đều tay, nhẹ nhàng, cá sạch nhưng tuyệt đối không mất buồng trứng vì đây là phần ngon và độc đáo nhất. Đợi cá ráo nước đem ướp khoảng 10 phút với nước mắm, đường, một ít nước màu, tiêu xay nhuyễn.

    Sau đó, đun sôi nước rồi cho cá vào, nấu sôi khoảng 5 phút cho cá chín và tiết chất ngọt ra. Sau đó cho khế, cà xắt lát vào đợi canh sôi lại thì tắt bếp, nhanh tay thả vài lát gừng giúp nồi canh thơm nồng hơn. Món này dùng với cơm nóng.

    Từ lâu, cá luối đã trở thành sản vật của quê hương tôi. Cứ vào mùa là người dân tấp nập mang giỏ tre đan đựng cá, cả hộp mồi treo lủng lẳng, hay những rổ cá từ mẻ lưới cất được...với nụ cười tươi rói của người dân mới thấy được dòng sông quê như bầu sữa mẹ nuôi lớn bao thế hệ lớn lên từ những con tôm, con cá.

    (Theo Vnexpress)

  4. Trong cuộc sống hàng ngày chắc hẳn ai cũng đã một lần thưởng thức những món ăn giản dị mà dân dã như: cà muối, măng chua, khoai lùi, sắn nướng Những món ăn đơn giản mà đời thường đó không chỉ giúp chúng ta thay đổi khẩu vị ăn hàng ngày mà còn bổ xung hàm lượng chất dinh dưỡng rất cao cho sức khỏe chúng ta. Sau đây là danh sách 6 món tiêu biểu:

    1. Canh Hến
    2. Tôm Đồng/Tép
    3. Cá Mè Hoa
    4. Bún Ốc
    5. Vịt Ôm Sấu
    6. Nhái Đồng Xào Xả Ớt

  5. Trong cuộc sống hàng ngày chắc hẳn ai cũng đã một lần thưởng thức những món ăn giản dị mà dân dã như: cà muối, măng chua, khoai lùi, sắn nướng Những món ăn đơn giản mà đời thường đó không chỉ giúp chúng ta thay đổi khẩu vị ăn hàng ngày mà còn bổ xung hàm lượng chất dinh dưỡng rất cao cho sức khỏe chúng ta. Sau đây là danh sách 6 món tiêu biểu:

    1. Canh Hến
    2. Tôm Đồng/Tép
    3. Cá Mè Hoa
    4. Bún Ốc
    5. Vịt Ôm Sấu
    6. Nhái Đồng Xào Xả Ớt

  6. Mát lòng với bún và gỏi sứa

    Gỏi sứa hấp dẫn người ăn bởi vị giòn dai của sứa, giòn tan của bánh tráng nướng cùng hương thơm các loại rau ăn kèm. Bát bún sứa bốc khói cũng là món ăn ngon miệng không thể bỏ qua.

    Sứa là món ăn ngon, bổ, mát. Từ sứa, người ta chế biến ra rất nhiều món ăn khác nhau, nhưng phổ biến nhất là bún sứa và gỏi sứa.

    Bún sứa

    Sứa để làm bún là loại nhỏ bằng đầu ngón tay cái, màu trắng đục, mình dày, nhìn giống như cơm trái dừa nước. Loại sứa này do ngư dân vớt tận các đảo xa. Các tiệm bán bún sứa ở Sài Gòn thường mua sứa sống từ Nha Trang, được ngâm trong nước biển mang vào Sài Gòn.

    sua-bien.jpg
    Sứa biển là nguyên liệu chính để người dân ven biển miền Trung chế biến nên những món ăn ngon như: bún sứa, gỏi sứa...

    Bún sứa ngon ở phần sứa đã đành, mà nước lèo cũng cực kỳ quan trọng, quyết định người ăn có nhớ mãi hay không.

    Nước dùng được nấu bằng cá liệt, loại cá chỉ lớn chừng ba ngón tay với phần đuôi thắt lại trông như cái nơ, không xương nhỏ và ngọt lừ. Ăn vào thấy thanh và không ngán. Thành phần nước dùng còn có vị ngọt của chả cá tiết ra. Chả được làm từ các loại như cá thu, cá nhồng, cá mối, cá cờ... lóc xương lấy thịt quết đến nhuyễn và dai, sau đó vo thành viên nhỏ rồi hấp chín.

    bun-sua.jpg
    Vị ngọt thanh mát của bún sứa làm nên sự hấp dẫn riêng cho món ăn này.

    Bát bún sứa nghi ngút khói với lớp bề mặt đầy thịt sứa giòn và những khối nhỏ thịt nạc cá dầm rất thơm. Bạn sẽ thấy thêm ngon khi ăn kèm với rau sống đủ loại, như xà lách, giá, rau thơm Chút ớt đỏ the cay sẽ tô điểm cho hương vị món ăn thêm đặc sắc. Khi thưởng thức, thực khách sẽ có cảm nhận trọn vẹn nước dùng ngọt thanh, sứa giòn giòn, mát lạnh và vị cay ở ớt.

    Gỏi sứa

    Tùy theo khẩu vị của từng người mà có thể chế biến gỏi sứa thành nhiều cách khác nhau. Gỏi sứa trộn với khế, chuối chát, cũng có thể trộn với xoài chua bằm sợi, hoặc bóp gỏi kèm các loại rau như: rau răm, hành tây, hành lá...

    Món ăn rất dễ chế biến và không mất nhiều thời gian. Sứa là một loài thân mềm, rất dễ tan chảy thành nước nên khi mua về cần ngâm vào trong nước có pha lá ổi để sứa săn lại. Vị chát của lá ổi cũng giúp loại bỏ mùi tanh của sứa. Sau khi ngâm xong, rửa sứa thật sạch, thái thành từng miếng nhỏ vừa ăn, chần qua nước ấm để sứa săn lại, vớt ra rổ và để ráo.

    goi-sua.jpg
    Gỏi sứa là món ăn ngon miệng và quen thuộc của người dân ven biển miền Trung
    Các nguyên liệu bóp gỏi như xoài, khế... rửa sạch, thái sợi. Trộn đều với sứa, hành tây, hành lá thái nhỏ, tiếp đến là nước mắm tỏi ớt pha chua ngọt. Sau cùng là các loại rau húng quế, húng thơm, rau răm thái nhỏ, bày ra đĩa, rắc lên bên trên một ít đậu phụng rang. Món gỏi sứa được ăn kèm với bánh tráng nướng.

    Bẻ miếng bánh tráng, xúc một ít gỏi, chấm vào chén nước mắm và thưởng thức, món ăn thơm ngon, hấp dẫn bởi cái giòn rụm của bánh tráng, thịt sứa dai, giòn, cùng với đó là vị chua của xoài, thơm ngon của các loại rau hòa quyện trong nước mắm đậm đà.

    Ở Sài Gòn, hai món ăn này có bán nhiều ở các quán ăn miền Trung như quán Bún chả cá Lệ đường Đồng Nai (quận 10) hoặc quán Faifo - Lê Thị Hồng Gấm (quận 1)...

    (Theo Vnexpress)

  7. Ngọt bùi củ ấu

    Khi gió heo may xào xạc trên những cánh đồng thì khắp các vùng Ninh Giang (Hải Dương) và Vũ Thư (Thái Bình) bước vào mùa thu hoạch củ ấu. Cái thú ăn món này là nhai từ từ để thấy hết vị ngọt bùi, càng ăn càng ghiền.

    Xưa kia củ ấu mọc hoang trên những vùng ao đầm, sông hồ, vùng trũng, thuộc họ nhà sen, súng. Vào mùa này, những chú bé mục đồng tranh thủ lúc đàn trâu nhởn nhơ gặm cỏ, hì hụi đào củ ấu. Đứa háu đói thì chỉ cần rửa sạch, đập ra ăn sống, những đứa cẩn thận hơn kiếm vài sọ dừa rồi cho củ ấu vào luộc. Ăn xong, đứa nào đứa nấy miệng lấm lem, đen sì.

    Còn một thú vui khác tuyệt hay từ củ ấu đó là dùng gai nhọn khẩy nhân ra ăn, giữ lại vỏ bên ngoài, kì cọ cho thật sạch làm sáo thổi. Mấy đứa trẻ vắt vẻo trên lưng trâu, cầm "chiếc sáo ấu" thổi lên những âm thanh vi vút.

    cuau1.jpg
    Củ ấu đen xì, phổ biến nhất là loại củ ấu hai sừng trông như đầu trâu.

    Bề ngoài củ ấu đen xì, hình thù kì dị, có loại hai sừng, ba sừng, bốn sừng, trong đó phổ biến nhất là loại 2 sừng, trông giống đầu trâu. Nếu như trước khi loại củ này mọc hoang thì giờ đây người dân ở một số vùng thuộc Hải Dương, Thái Bình đã trồng ấu để bán như một loại củ đặc sản chỉ vùng này mới có.

    Vào mùa này, củ ấu bán đầy hai bên đường dọc vùng sông Luộc ở Ninh Giang (Hải Dương) và Vũ Thư (Thái Bình) với giá chỉ hơn 10 ngàn đồng/kg. Ở Hà Nội hiếm khi thấy bán loại củ này. Mấy người bán hàng tiết lộ, khách hàng của họ chủ yếu là người ở thành phố, thèm "của lạ" qua đây mua cả yến, hay đặt hàng gửi lên.

    Có bà bầu ngày xưa từng được ăn củ ấu. Lúc chị mang thai thì lên cơn nghén loại củ này. Người chồng chiều vợ đành phải lặn lội về đây mua cả bì về cho vợ ăn dần. Chỉ tội anh này ngoài đi lại còn phải mất công rửa, luộc và cậy nhân cho vợ.

    cuau2.jpg
    Giờ đang là mùa người dân Hải Dương, Thái Bình thu hoạch ấu, bán đầy hai bên đường.

    Quả thực nếu chỉ nhìn bề ngoài đen, kì dị, sợ bẩn tay chân thì chẳng ai thèm ăn củ ấu. Nhưng một khi đã ăn rồi, ắt hẳn bạn sẽ muốn ăn tiếp bởi trời phú cho củ ấu đặc tính càng ăn càng ngọt, càng ăn càng bùi và đã ăn thì ghiền lắm.

    Người xưa nói "Thương nhau củ ấu cũng tròn/ Ghét nhau trái bồ hòn cũng méo" đủ thấy củ ấu thân thuộc đến thế nào. Không chỉ là món ăn chơi dân dã, theo đông y, loại củ này có vị ngọt, mát, tính bình, chứa nhiều dinh dưỡng, tinh bột, có tác dụng chữa một số bệnh về tiêu hóa, dạ dày. Cho nên từ món ấu luộc, ngày nay người ta còn chế biến củ ấu thành nhiều loại như chè củ ấu, ấu hầm xương, ấu chiên...

    (Theo Vnexpress)

  8. Bánh khoai lang Tam Quan


    Không chỉ nổi tiếng với những vườn dừa xanh tốt, người dân thị trấn Tam Quan (Hoài Nhơn, Bình Định) còn tự hào là nơi làm ra loại đặc sản đặc trưng ở Trung bộ: những chiếc bánh tráng khoai lang.

    Nép mình bên dòng Cửu Lợi êm ả, dưới những rặng dừa mát rượi, làng nghề bánh tráng khoai Tam Quan Nam ra đời, ban đầu chỉ một vài hộ, chủ yếu phục vụ cho gia đình những ngày lễ, Tết. Thời đó, dân địa phương gọi các hộ này là lò bánh tráng, chỉ sản xuất theo thời vụ, phục vụ nhu cầu của bà con, xóm giềng.

    Khi chiếc bánh tráng khoai trở nên phổ biến, vượt ra khỏi địa phận của huyện xã, là lúc có nhiều người mở mang lò bánh để kinh doanh. Cái tên Bánh tráng khoai lang từ chỗ chỉ là tên gọi dân gian, nay đã trở thành thương hiệu quen thuộc trên Internet.

    banhkhoai0.jpg
    Bánh khoai lang ngon nhờ làm từ nước cốt dừa Tam Quan

    Mỗi lò bánh thường có công thức bí truyền riêng, tuy nhiên, khâu nguyên liệu để làm bánh vẫn quan trọng nhất. Gạo làm bánh phải là giống gạo trắng sỏi, trắng tép, được xay và pha theo tỷ lệ phù hợp. Không chỉ chú trọng chất lượng gạo, người làm bánh còn cân nhắc khá kỹ vị béo của khoai lang, dừa, đường, muối, hương thơm của mè và gừng, một số phụ gia khác...

    Khi tráng bánh, người đã khéo tay có thể tráng một lúc trên 2 bếp, đổ bột, lấy bánh, xếp bánh ra liếp, nhanh thoăn thoắt! Cách tráng bánh giữa các lò tương tự nhau, nhưng về nguyên liệu, pha chế lại khác nhau. Bột gạo, bột khoai xay nhuyễn pha với nước, dùng vá gáo dừa tráng mỏng lên một khuôn vải căng tròn trên chiếc nồi bung đun nóng, rắc thêm mè và gừng tươi. Xong đậy lại, chờ bánh chín mới dùng nẹp tre dẹp vớt ra, phơi trên loạt vỉ tre đan, đợi bánh khô mới gỡ ra. Bánh tráng xong phải được phơi nắng ngoài trời, nên phải tranh thủ làm từ lúc nửa đêm cho đến hửng sáng mới kịp phơi, nếu chậm trễ, bánh sẽ chua.

    Bà Nguyễn Thị Lành (84 tuổi), người Tam Quan Nam, gần như đã gắn cả cuộc đời mình với chiếc bánh tráng khoai lang, cho biết: "Nghề truyền thống, ông bà bày sao con cháu làm theo vậy. Có lẽ đây là vùng nguyên liệu phong phú, chất lượng khoai lang ngon nên bánh ngon hơn nơi khác. Cái khác rõ rệt nhất của bánh tráng khoai lang với bánh các vùng khác là bánh được làm từ gạo dẻo và nước cốt dừa đậm đặc...".

    Bánh tráng khoai lang hiện có nhiều loại, ăn không cần nướng hay nổi tiếng nhất là loại bánh tráng khoai - dừa vừa béo vừa xốp, mới đặt lên lò than đã tỏa hương thơm lừng...

    Từ một món ăn được chế biến thủ công, mộc mạc dùng trong gia đình ngày lễ Tết, ngày nay bánh tráng khoai Tam Quan đã được nâng lên thành sản phẩm có giá trị tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Do tính bình dân và đa dạng nên mức tiêu thụ bánh tráng khoai lang ngày càng tăng.

    (Theo Vnexpress)

  9. *Cập nhật ngày 20/11/2012: Thật xin lỗi các bạn, Nhất Duy quên nói một việc quan trọng, đó là box chúng ta sẽ tạm thời chuyển sang ẩm thực luôn nhé, còn mảng du lịch, địa danh, cảnh đẹp của đất nước thì sẽ từ từ triển khai, để tránh trường hợp một số bạn thắc mắc là sao chỉ nhắc đến ẩm thực thôi! Vậy nha các bạn!

    Chào mừng các bạn đến với box
    Hương vị quê nhà
    :-x.


    Như các bạn cũng đã biết box này cũng đã hoạt động được một thời gian dài, và mục đích chính của box là tập hợp những món ăn ngon hoặc là đặc sản của khắp các vùng miền trải dài đất nước để chúng ta cùng xem, chia sẻ cảm nhận và thể hiện tình cảm đối với văn hóa âm thực Việt Nam. Đây cũng là nơi để các bạn thành viên đang sinh sống ở hải ngoại có cơ hội tìm lại những hương vị, kỉ niệm từ những món ăn của quê hương mà các bạn đã từng được thưởng thức khi còn ở quê nhà. Bao nhiêu đó chắc cũng đủ để các bạn ấm lòng nhỉ?
    :)

    Tuy nhiên theo như những gì mình thấy thì box của chúng ta từ trước tới nay chỉ dừng lại ở mức là cung cấp thông tin hoặc dẫn một số bài viết từ các trang ẩm thực hoặc là các trang thông tin điện tử, báo mạng… Thỉnh thoảng thì có một vài bài có kèm theo hướng dẫn cách nấu những món ăn đó. Và một điều nữa là trong box của chúng ta vẫn chưa có sự phân loại, hệ thống thông tin một cách rõ ràng để các bạn thành viên có thể dễ dàng xem cũng như biết rõ mô hình hoạt động của box để từ đó dễ dàng chia sẻ thông tin với mọi người hơn.


    Do đó, hôm nay Nhất Duy sẽ giới thiệu và cơ cấu lại một chút mô hình của box cũng như là cách để các bạn lập một topic (chủ đề) sao cho các bạn thành viên khác dễ dàng tìm kiếm và xem thông tin, bài viết mà các bạn chia sẻ hơn. Box
    Hương vị quê nhà
    của chúng ta hiện tại sẽ chia theo một số thể loại topic sau đây:

    -
    Giới thiệu
    : là những bài viết giới thiệu, mô tả có kèm hình ảnh về các món ăn hoặc đặc sản đến từ khắp vùng miền của đất nước.


    -
    Hướng dẫn
    : là những bài viết trình bày các quy trình để làm nên món ăn mà các bạn muốn giới thiệu, trong đó nên có những yếu tố cơ bản như: giới thiệu sơ lược món ăn, nguyên liệu, quy trình chế biến…. Và các bạn lưu ý, topic dạng này bắt buộc phải có hình nha (Hướng dẫn nấu ăn mà hok nhìn thấy gì ráo thì sao mà làm đúng hok ;
    ;)
    )


    -
    Tin tức
    : dạng này chắc sẽ hơi “khan hiếm” bài nhưng cũng là một mục khá thú vị, các bạn có thể góp nhặt tin tức từ các báo mạng hoặc trang thông tin điện tử, hoặc thậm chí bạn có thể tự làm “nhà báo” và đưa tin một sự kiện về ẩm thực gần nơi bạn sinh sống chẳng hạn (Lúc đó cuối bài được ghi chính tên bạn, oách chưa haha
    :P
    )


    -
    Tổng hợp
    : những topic nằm ngoài những gì mình đã đề cập ở trên, chúng ta sẽ xếp nó vào mục Tổng hợp, ví dụ như: cảm nhận của bạn về món ăn nào đó, hoặc là kỉ niệm của bạn liên quan tới món ăn mà bạn muốn chia sẻ, hoặc những bài viết không phải giới thiệu hoặc hướng dẫn nấu ăn mà chỉ là viết về một đề tài nào đó liên quan tới ẩm thực….


    -
    Video
    : dù hiện tại vẫn chưa có nhiều, nhưng nếu tập trung “đầu tư” thì mục này hứa hẹn sẽ thu hút được nhiều bạn xem nhất ^^, chúng ta sẽ tìm những đoạn video clip hướng dẫn nấu ăn để post lên cho các bạn thành viên cùng xem. Dạy nấu ăn bằng video clip chắc chắn sẽ trực quan sinh động hơn rất nhiều so với bài giới thiệu bằng hình ảnh nhỉ ^^. Các bạn có thể lập thành một topic mới về video clip cho món ăn đó hoặc là cập nhật vào topic đã có viết về món ăn này (nếu bạn cũng là chủ của topic đó)

    Đó chỉ là mô hình thử nghiệm cho box Hương vị quê nhà thôi. Trong thời gian tới, khi box bắt đầu hoạt động sôi nổi hơn thì nếu cần thiết thì chúng ta sẽ có những điều chỉnh sau.


    Nhất Duy đang có dự định là sẽ mở rộng về nội dung của box hơn. Khi đó chúng ta không chỉ cập nhật riêng về ẩm thực Việt Nam không, mà còn là văn hóa ẩm thực của các nước khác nữa. Nhưng hiện tại box minh đang trong thời gian cơ cấu lại nội dung một chút, cho nên chắc là sẽ đợi thêm một thời gian rồi mới tính tiếp vậy ^^


    Box
    Hương vị quê nhà
    cũng đang có rất nhiều dự định khác cho sắp tới nữa, nhưng nó có được thực hiện hay không thì cũng còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nữa, mà trong đó quan trọng nhất chính là sự quan tâm, hưởng ứng của các bạn thành viên. Nhất Duy rất mong là những dự định đó sẽ sớm thành hiện thực ^^


    Nói thiệt, mỗi lần vào diễn đàn nhìn box đang có mười mấy lượt viewing là thấy thích rồi. Cùng nhau tạo dựng môt box thông tin sôi nổi và thú vị nhé các bạn. Để “hút” các bạn từ các box khác nữa :01


    Hôm nay coi bộ nói hơi dài. Chúc các bạn thành viên luôn tìm được niềm vui khi đến với box
    Hương vị quê nhà
    ! ^^ *big hug*

  10. Thịt kho ruốc sả là món ăn khá đơn giản mà ngon; miếng thịt ba chỉ mềm, đượm mùi thơm của mắm ruốc và sả rất phù hợp với bữa cơm gia đình những ngày cuối thu đầu đông.

    111111afamily-AN-thit-kho-ruoc-sa-14_7f9

    111111afamily-AN-thit-kho-ruoc-sa-1_df12

    Nguyên liệu:
    - 400gr thịt ba chỉ
    - 3 thìa cà phê mắm ruốc
    - 3 đến 4 nhánh sả
    - Đường, nước mắm, ớt nếu bạn ăn cay
    - Dưa leo, hành khô.


    111111afamily-AN-thit-kho-ruoc-sa-2_d44e

    Bước 1:
    Thịt ba chỉ rửa sạch, thái lát vừa ăn. Ướp thịt với chút muối, tiêu.


    111111afamily-AN-thit-kho-ruoc-sa-3_9e3c

    Sả rửa sạch, thái nhỏ, sau đó xay hoặc dùng dao bằm nhuyễn.

    111111afamily-AN-thit-kho-ruoc-sa-4_2e00

    Mắm ruốc pha với nước lạnh, trộn đều cho mắm tan, lọc lại cho sạch cát.

    111111afamily-AN-thit-kho-ruoc-sa-9_1a05

    Bước 2:
    Làm nóng dầu ăn, cho hành khô đã thái nhỏ vào phi vàng rồi tiếp tục đổ sả đã bằm nhuyễn vào, dùng đũa đảo đều để sả chín.


    111111afamily-AN-thit-kho-ruoc-sa-5_2099

    Nhanh tay đổ tiếp thịt ba chỉ vào, dùng đũa đảo đều, xào thịt với lửa lớn cho thịt săn lại.

    111111afamily-AN-thit-kho-ruoc-sa-6_bb5c

    Tiếp tục đổ nước mắm ruốc đã hòa tan với nước lạnh vào nồi thịt, đợi sôi bùng lên thì giảm lửa.

    111111afamily-AN-thit-kho-ruoc-sa-7_4ae8

    Đậy nắp nồi lại, đun liu riu.

    111111afamily-AN-thit-kho-ruoc-sa-10_9c7

    Thỉnh thoảng mở nắp nồi ra đảo đều thịt, nêm chút xíu nước mắm, đường. Vì mắm ruốc đã mặn nên bạn không cần thêm nhiều muối. Nêm thịt hơi ngọt ngọt.

    111111afamily-AN-thit-kho-ruoc-sa-8_215f

    Khi thịt mềm, cạn bớt nước thì bạn tắt bếp, rắc ít hạt tiêu lên bề mặt thịt rồi lấy ra đĩa, ăn với cơm nóng rất ngon.

    Thịt kho ruốc sả là món ăn khá đơn giản mà ngon; miếng thịt ba chỉ mềm, đượm mùi thơm của mắm ruốc và sả rất phù hợp với bữa cơm gia đình những ngày cuối thu đầu đông.


    111111afamily-AN-thit-kho-ruoc-sa-11_073

    Ở nhà mình, mỗi khi mình làm món này thì thậm chí không cần nấu thêm món gì khác mà mình chỉ cần chuẩn bị thêm vài trái dưa leo xắt lát ăn cùng thay rau là xong.

    111111afamily-AN-thit-kho-ruoc-sa-12_0d0

    Chúc các bạn thành công và ngon miệng với món ăn dân dã này nhé!

    Trích dẫn:

    bài viết sưu tầm tại: [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây]

  11. Nếm mì Quảng đúng điệu ở Đà thành

    Không khoác lên mình vẻ óng ả có phần tinh tế như phở hay bún của miền Bắc, mì Quảng miền Trung lại hấp dẫn bởi cái ngon lành của sự mộc mạc, xởi lởi đáng quý. Sợi mì to, thô nhưng đậm và ngậy béo gợi cho người ta cảm giác thảnh thơi khi thưởng thức.

    Với người dân Đà Nẵng, mì Quảng đã trở thành một món ăn không thể thiếu trong cuộc sống thường nhật. 3 bữa trong ngày, sáng, trưa hay tối, chỉ cần làm một tô mì Quảng là đã thấy chắc bụng, ăn miết nhưng không bao giờ ngán. Người phương xa đến mảnh đất này mà không đi ăn tô mì Quảng âu cũng là điều vô cùng đáng tiếc.

    4-24.jpg
    Tô mì xứ Quảng

    Mì Quảng là món ăn dân dã nhưng rất độc đáo. Sự độc đáo nằm trong cách biến hóa của những thứ xuất hiện trong tô mì. Tùy vào nguồn nguyên liệu sẵn có, với bất cứ thứ thịt, cá, tôm, cua, ốc, ếch... người ta đều có thể chế biến nên một tô mì Quảng cho vừa miệng mà vẫn ngon, vẫn đúng bản sắc. Được như thế là nhờ vào thứ cốt bất biến - những cọng mì dày, cứng và xắt to hơi thô đặc trưng tạo nên linh hồn của tô mì Quảng.

    3-26.jpg
    4 thành phần chính trong tô mì Quảng.

    Giờ đây người ta có thể dễ dàng thưởng thức món ăn này với vô số các lựa chọn hấp dẫn, nào là mì Quảng sườn non, mì Quảng cá lóc, mì Quảng lươn, mì Quảng chả cua nhưng để nói đến tô mì Quảng đúng chất, đúng vị thì phải là "tứ trụ" tôm, gà, trứng, thịt. Tất cả các thứ này đều được rim cho thấm, khi ăn thấy miếng gà dai, không bở; con tôm thơm, chắc; miếng thịt quay ngọt và quả trứng cắn vào vừa mềm vừa béo thì sẽ cảm nhận được hết cái ngon của món ăn.

    a-10.jpg
    Các nguyên liệu phải được rim cho thấm.

    Nồi nước dùng bao giờ cũng được đầu tư kỹ lưỡng vì đây là thành phần quan trọng tạo nên hương vị đậm đà của tô mì Quảng. Xương heo ngon hầm cùng phần tôm giã lấy nước, thêm hương liệu hạt điều tạo nên chất nước sánh và lên màu rất đẹp mắt. Không ăn theo cách "tưới tắm" mì phở lênh láng nước dùng như miền Bắc và miền Nam, người dân miền Trung ưa ăn khô, trộn sợi mì trong chút nước cốt đậm đà để tất cả quyện lại vào nhau, ăn cho chắc, cho bùi. Khi ăn chỉ cần rắc thêm một chút hành và đậu phộng, ăn kèm với rau sống, bánh tráng là ngon tuyệt.

    Rau sống ghém thường có bắp chuối hoặc chuối cây tạo độ mát, vị ngậy ngậy của nước dùng vừa béo vừa đậm đà, cộng thêm đậu phộng giã thơm bùi và bánh tráng nướng bẻ vụn là đủ bộ. Khi trộn lên trông tô mì lổn nhổn, không có được sự mềm mại của bánh phở trắng tinh, uyển chuyển trong làn nước dùng trong veo hay quyến rũ với miếng giò heo mướt mát, nhưng khi lùa miếng đầu tiên vào miệng mới thấy, sau vẻ xuề xòa ấy là sự tinh tế, hòa quyện vô cùng.

    2-29.jpg
    Ăn kèm với rau sống, bánh tráng, ớt xanh.

    Nếu muốn thưởng thức một tô mì đúng chất xứ Quảng, các bạn hãy ghé qua 200 Đống Đa, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng để ăn cho đã miệng. Hơn chục năm qua, quán mì Quảng 200 vẫn nằm khiêm tốn trên con phố tấp nập các hàng quán, cửa tiệm ăn uống nhưng chính cái không gian nhỏ nhắn, ấm áp cùng sự thân tình của bà chủ làm người ta cứ muốn tìm đến để ăn một tô mì Quảng đúng nghĩa. Quán chỉ mở cửa từ tầm 4h chiều đến 10h đêm.

    (Theo Infonet)

  12. Mùa nước nổi về miền Tây thưởng thức cá heo kho tộ

    Loài cá da trơn ở Đồng bằng sông Cửu Long này có tên gọi như thế vì khi lặn dưới nước, hoặc bắt cá đem lên bờ, ta nghe âm thanh ùng ục... eng éc tương tự như tiếng heo kêu.

    Cá heo nước ngọt thường xuất hiện vào mùa nước nổi (tháng 7-10 âm lịch) nơi có dòng nước chảy mạnh. Cá heo mình dẹp, to nhất cỡ 3 ngón tay người lớn, dài độ chừng một tấc, da láng, màu xanh nhạt không vảy. Đuôi, vây, kỳ cá heo màu đỏ cam rất đẹp. Khi vào mùa, người dân nơi đây thường dùng các phương tiện như: đặt dớn, đặt lợp, giăng lưới để đánh bắt. Thịt cá heo béo, thơm ngon (nhất là da) được các bà nội trợ nơi đây rất ưa chuộng nên có giá trị kinh tế cao.

    cakhoto.jpg

    Do sự khai thác bừa bãi, nguồn cá trong thiên nhiên ít, nên cung không đủ cầu. Gần đây, Đại học Cần Thơ kết hợp với Trung tâm Giống Thủy sản tỉnh An Giang đã thành công trong việc cho cá heo nước ngọt sinh sản nhân tạo và bán con giống cho ngư dân nuôi trong bè.

    Cá heo được chế biến nhiều món ăn ngon như: cá heo kho sả ớt, cá heo nướng muối ớt, cá heo nấu lẩu cơm mẻ, cá heo kho mẳn (kho ngót) với lá me non.v..v; nhưng món ăn gây ấn tượng nhất là: Cá heo kho tộ.

    Trước tiên lựa cá còn tươi, cắt đầu, đuôi, vây, móc sạch ruột. Cho cá vào thau với một ít giấm chua (hoặc nước cốt chanh tươi), và dùng tay chà nhẹ cho cá hết nhớt và bớt tanh. Rửa với nước lạnh vài lần cho sạch, để ráo.

    cakhoto2.jpg

    Cho cá vào tộ, ướp gia vị (nước màu dừa, đường, nước mắm, tiêu giã giập, ớt xắt lát) vừa khẩu vị, để cá có mùi thơm và màu sắc hấp dẫn. Sau cùng, bắc tộ lên bếp với ngọn lửa liu riu cho đến khi nước rút vào cá sền sệt, thịt cá mềm, nhắc xuống.

    Muốn cho nước cá kho có độ sánh hấp dẫn (nước cá kho sệt, dùng đũa quẹt lên có chỉ), ta nên thêm một muỗng nước cơm vào nữa .Và sau rốt, cho tóp mỡ (hoặc dầu ăn), rắc một ít tiêu xay vào, múc ra đĩa là xong.

    Bữa ăn đã sẵn sàng. Cơm nóng bới ra chén. Chỉ cần gắp một con cá heo cho vào miệng nhai từ từ để cảm nhận vị béo của da, ngọt, thơm ngon của thịt cá thấm dần và lan tỏa mọi giác quanThêm một miếng cơm nóng gạo mới dẻo thơm vào nữa, thật tuyệt vời.

    (Theo Vnexpress)

  13. Đủ loại bánh miền Tây thơm ngon ở Sài Gòn


    Cái vị béo, mằn mặn và ngọt của bánh tằm bì Bạc Liêu hay hương thơm ngọt ngào của bánh ống Sóc Trăng là những món ăn đậm chất miền Tây.

    Dưới đây là một số món bánh mặn, ngọt nổi tiếng của miền Tây Nam bộ.

    Bánh củ cải

    Bánh củ cải, cái tên còn xa lạ đối với nhiều người dân Sài Gòn nhưng với những người con ở mảnh đất nổi tiếng với câu chuyện chàng công tử Bạc Liêu "đốt tiền nấu trứng" thì đây là một món ăn bình dị, đơn giản và thân quen. Có nguồn gốc của người Hoa, đơn giản với phần vỏ bánh và nhân tôm thịt bên trong, bánh củ cải là món ăn đặc sản mà ai đã được ăn một lần sẽ không thể nào quên.

    banh_cu_cai.jpg
    Chiếc bánh hấp chín có màu trắng, vỏ bánh mỏng để lộ phần nhân có màu đỏ và thơm mùi củ cải.

    Vỏ bánh được làm từ bột mì và bột củ cải, nhân tôm thịt, một ít củ cải và cà rốt thái sợi mỏng. Đun chín nước sôi, cho hỗn hợp bột trên vào một cái mâm, chế nước sôi vào và trộn đều, dùng tay nhồi cho đến khi bột dẻo, dai và mịn. Tôm bỏ vỏ, giã hơi dập, trộn đều với thịt lợn nạc được băm nhuyễn, xào chín và nêm gia vị vừa ăn. Bột được chia thành từng phần nhỏ, cán mỏng, cho phần nhân vào giữa, thêm một ít sợi củ cải và cà rốt, ép kín lại theo hình bán nguyệt rồi đem hấp chín.

    Chiếc bánh hấp chín có màu trắng, vỏ bánh mỏng để lộ phần nhân có màu đỏ và thơm mùi củ cải. Khi ăn bánh, người ta cho vào một ít nước chấm thơm ngon, có vị hơi ngọt đặc trưng được làm từ nước mắm, chanh, đường và tỏi ớt.

    Bánh tằm bì

    Bánh tằm bì là món ăn dân dã được nhiều người ưa thích tại miền Tây Nam bộ. Nhiều người cho rằng đây là món ăn đặc sản của dân Bạc Liêu, đi khắp các tỉnh miền Tây hay ở giữa Sài Gòn bạn cũng có thể thưởng thức.

    banh_tam.jpg
    Sợi bì vừa giòn vừa bùi, thịt lợn được rán chín đến, thái mỏng, nước cốt dừa béo nhưng không ngấy.

    Món ăn đơn giản, không có gì là cao lương mỹ vị với sợi bánh mềm, dẻo được làm bằng bột gạo. Bì thái thành từng sợi nhỏ cùng thịt lợn thái mỏng, thêm một ít rau thơm, dưa leo, giá sống và nước cốt dừa lại có sức hấp dẫn rất riêng đối với nhiều người.

    Điều quyết định của món ăn là sợi bánh, được làm từ gạo xay nhuyễn và đem hấp, người bán thái thành từng sợi nhỏ, mảnh, mềm nhưng dai và không đứt khi kéo dài. Sợi bì vừa giòn vừa bùi, thịt lợn được rán chín đến, thái mỏng, nước cốt dừa béo nhưng không ngấy. Tất cả các yếu tố đó giúp đĩa bánh tằm bì luôn thơm ngon và hấp dẫn.

    Bánh ống Sóc Trăng

    Bánh ống là món ăn vặt quen thuộc của người Khmer. Không phổ biến như các loại bánh khác của người miền Tây, bánh ống vẫn tồn tại trong đời sống hằng ngày của người dân ở đây. Bánh ống có thể dùng làm bữa ăn sáng hoặc món ăn vặt vào buổi chiều.

    banh_ong.jpg
    Khi chín, bánh có màu xanh của lá dứa cùng với mùi thơm dịu.

    Khuôn bánh đơn giản với một cái ống hình trụ thường được làm bằng nhôm, dài khoảng 15 cm. Ở giữa khuôn có một que tre, một đầu được gắn miếng thiếc hình tròn dùng làm đáy. Khi chế biến, người làm bánh đặt khuôn trên nắp nồi, trong nồi có chứa nước, rồi bắt đầu đổ bột vào ống như chưng cách thủy, khoảng 2 phút là bánh đã chín.

    Khi chín, bánh có màu xanh của lá dứa cùng với mùi thơm dịu. Bánh chín được thêm vào dừa nạo và muối vừng. Bánh ống phải ăn khi nóng mới thưởng thức được hết vị đậm đà, thơm ngon của nó.

    Bánh tai yến

    Chiếc bánh tai yến là thứ quà bình dân để ăn chơi hay chống đói Không phải người thành phố nào cũng cảm nhận hết cái vị ngọt ngọt, mát mát mà chiếc bánh mang lại.

    banh-tai-yen.jpg
    Bánh có tên gọi là tai yến vì hình dáng bên ngoài của bánh giống như tổ chim yến.

    Sở dĩ bánh có tên gọi là tai yến vì hình dáng bên ngoài của bánh giống như tổ chim yến. Ở một số nơi, bánh tai yến còn được gọi là bánh nón. Nguyên liệu chủ yếu bao gồm đường, bột gạo, một ít bột năng, nước cốt dừa. Các nguyên liệu được trộn đều với nhau, bánh được làm chín bằng cách chiên trong chảo dầu sôi.

    Chiếc bánh tai yến đạt yêu cầu và làm người thưởng thức thấy ngon miệng là khi viền bánh giòn uốn cúp vào mà không nhíu lại, chính giữa bánh mềm dai. Người ta thường ăn bánh tai yến ngay khi còn nóng để thưởng thức vị giòn ngọt của nó, kèm theo đó là ly trà nóng. Cũng có người để bánh nguội rồi mới thưởng thức, bởi tai yến để càng lâu thì phần ruột bánh càng mềm dai, ăn rất thơm mát.

    Bánh pía

    Bánh pía nổi tiếng nhất và tạo nên thương hiệu là bánh pía Sóc Trăng. Pía là âm đọc của người Triều Châu, có nghĩa là bánh. Bánh hình tròn, dẹt, còn có một tên gọi khác là bánh lột da vì lớp da bánh bên ngoài rất mỏng bọc lấy nhân bên trong là lòng đỏ trứng vịt muối, khoai, mứt các loại

    banh-pia.jpg
    Bánh pía quyến rũ người ăn bởi hương thơm đặc trưng của sầu riêng.

    Nguyên liệu chính của bánh là bột mì được đưa vào máy và trộn đều với đường cát trắng. Cho vào một ít chất phụ gia vào bột, chia ra làm hai phần. Phần bột dai được cán mỏng như bánh tráng, cuốn tròn lại làm vỏ ngoài cùng. Phần bột xốp được xắt thành khối hình vuông, được dùng làm vỏ bánh bên trong.

    Nhân bánh ngoài thịt và đậu xanh còn được chế biến thêm nhiều loại nhân như khoai, hột vịt muối và một nguyên liệu quan trọng giúp chiếc bánh trở thành đặc sản của vùng Nam bộ là sầu riêng.

    Bánh pía Sóc Trăng không quá ngọt và không quá béo, có thể ăn lai rai không biết ngán. Những người khách phương xa đến đây, khi về ai cũng mua một ít bánh làm quà cho người ở nhà. Chiếc bánh nhỏ bé nhưng ẩn trong đó là hương thơm đậm đà của vùng đất Nam Bộ.

    Bánh xèo miền Tây

    Ở miền Tây, bánh xèo thường được tráng trong chảo lớn trên bếp củi hoặc bếp than. Bánh có nhân phong phú với thịt heo, tôm, mực, nấm rơm... Khi bánh chín, gập đôi bánh lại, đặt trên một cái đĩa được lót lá chuối.

    banh-xeo.jpg
    Bánh xèo chảo là đặc trưng của bánh xèo miền Tây.

    Nước chấm đóng vai trò quan trọng của món ăn, có vị chua ngọt được làm từ nước mắm ngon, pha với chanh, ớt, tỏi, đường... Bánh thường ăn kèm với rau xà lách, cải bẹ canh, húng quế, húng thơm..

    (Theo Vnexpress)

  14. Kẹo đậu phộng Bồng Sơn

    Là thứ kẹo dân dã, kết hợp hài hòa những sản vật cây nhà, lá vườn như đậu phộng, mật mía, bánh tráng... từ xa xưa kẹo đậu phộng là món không thể thiếu trong các hoạt động ẩm thực của người Bồng Sơn, Bình Định.

    Bồng Sơn là một thị trấn thơ mộng thuộc huyện Hoài Nhơn, Bình Định. Nơi đây có thổ nhưỡng phù hợp để trồng cây đậu phộng (cây lạc) hạt nhiều dầu, béo bùi, ít sâu bệnh. Đến Bồng Sơn, khách thường được người dân hiền hậu nơi đây mời dăm ba cái kẹo đậu phộng, chén nước chè. Thoạt nhìn, thứ kẹo này không sang, không hấp dẫn. Ăn vài miếng, hương vị đậm đà lại khiến người ta muốn ăn tiếp.

    Kẹo Bồng Sơn khác kẹo Cu đơ (Hà Tĩnh) ở màu sắc mật mía đen bóng như màu cánh dán còn kẹo Cu đơ màu trắng hơn. Cu đơ có hai lớp bánh tráng còn kẹo Bồng Sơn chỉ một. Trước đây, kẹo làm bằng mật mía, đậu phộng rang, nấu xong đổ ra lá chuối khô, khi ăn phải dùng tay bóc lá, rất bất tiện. Sau này, người Bồng Sơn mới lấy bánh tráng thay cho lá.

    keo1.jpg
    Kẹo đậu phộng mật mía Bồng Sơn

    Mỗi cái kẹo hình tròn bằng cái đĩa vừa, bề mặt thô, nhấp nhô những hạt đậu phộng tròn như hạt cườm. Chưa ăn đã ngửi thấy hương vị đậm đà của mật mía - thứ đặc sản tuyệt vời của Bồng Sơn. Cái sự ngon miệng được kích thích từ âm thanh giòn tan của đậu phộng, bánh tráng.

    Đậu phộng làm kẹo phải chọn những hạt tròn đều, vỏ mỏng và bóng. Mật mía chọn thứ thật sánh, đặc như mật ong. Bánh tráng làm nền không quá dày, không mỏng. Sau khi trải đậu lên mặt bánh tráng, cầm miếng kẹo thấy chắc, day day thấy dẻo, mới là đạt chuẩn.

    Ngày nay, kẹo bày bán được bọc giấy kính rất sạch sẽ. Về bày ra đĩa, mỗi cái kẹo đậu phộng (chỉ 10.000 đồng) có thể cắt thành 5 miếng nhỏ hình tam giác như cánh hoa. Tại các nhà ga như Bồng Sơn, Diêu Trì và trên quốc lộ 1A đoạn qua Bình Định đến Đà Nẵng, tha hồ mua kẹo.

    Bồng Sơn dịp cuối thu, giữa vô vàn thứ kẹo bánh nhãn mác sang trọng, kẹo đậu phộng Bồng Sơn như hoa rừng lạc về phố thị, mộc mạc, giản đơn mà xúc động! Ký ức tuổi thơ lại ùa về. Tôi nhớ quà của mẹ, của bà khi tan chợ về là chiếc kẹo đậu phộng, ăn rón rén vì sợ hết... Mà đâu chỉ riêng tôi, bây giờ uống cà phê hay trà nóng, nhiều người vẫn ghiền kẹo đậu phộng như thế.

    (Theo Vnexpress)

  15. Lẩu ốc bươu cơm mẻ miền Tây


    Ốc đồng gắn liền với tuổi thơ tôi qua những món ăn dân dã khó quên như: ốc luộc, ốc kho sả ớt, nấu canh chua, nướng tiêu, hấp lá gừng, nướng lá lốt... Gần đây, tôi khám phá thêm một món ăn rất độc đáo: Lẩu ốc cơm mẻ nấu chuối xanh.

    Nguyên liệu cần có cho món này là: Ốc bươu, chọn con vừa, không quá lớn ăn dai (khoảng 1 kg), thịt ba rọi (200 gr), tàu hũ (2 miếng), dừa tươi một trái, chuối xanh 2 trái, lá tía tô, lá lốt (200 gr) và các gia vị khác gồm tiêu, tỏi, đường, bột ngọt, bột nghệ… Chế biến món này tuy dễ nhưng hơi tốn công một chút vì phải trải qua các công đoạn.

    lau1.jpg
    Các nguyên liệu chính của món lẫu ốc cơm mẻ nấu chuối xanh.

    Trước hết, ốc bươu cho vào xô nước cùng với ớt đâm nguyễn, ngâm khoảng một tiếng cho ốc bị cay nhả hết nhớt và tạp chất. Dùng dao bén chặt trôn (đuôi) ốc, lấy que khơi thịt, cắt bỏ mày và ruột ốc. Cho thịt ốc vào thau nước chà xát cùng với muối vài lần, sau đó chà với nước cốt chanh, xả sạch khoảng 3 lần cho thịt ốc trắng và hết nhớt.

    Để nguyên thịt ốc (nếu con nhỏ), cắt đôi (nếu con lớn) để ráo. Chuối xanh tước vỏ, rửa sạch xắt khúc chẻ làm 4, trụng nước sôi có pha chút muối cho chuối không ngả màu sẫm, vớt ra để ráo.

    Thịt ba rọi rửa sạch, xắt miếng vừa ăn. Phi mỡ, tỏi thơm cho thịt ba rọi cùng thịt ốc vào xào xăn lại. Kế đến, cho bột nghệ (khoảng một muỗng canh) + nước cơm mẻ (3 muỗng canh, nhiều ít tùy khẩu vị mỗi người) vào xào đều các nguyên liệu nêu trên.

    Nêm nếm gia vị lần cuối cho vừa khẩu vị. Tàu hũ xắt miếng hình vuông (hoặc chữ nhật) cho vào chảo dầu chiên hơi vàng để lên giấy thấm cho ráo. Lá tía tô, lá lốt rửa sạch để ráo, xắt sợi để sẵn ra đĩa…

    lau2.jpg
    Nồi lẩu ốc cơm mẻ nấu chuối xanh thơm lừng đầy hấp dẫn!

    Sau khi nguyên liệu đã sơ chế xong, bắc nồi lên bếp, cho nước dừa tươi vào nồi (nước khoảng 1/3 nồi) nấu sôi bùng lên, nhớ hớt bọt để nước dùng được trong. Cho các nguyên liệu đã sơ chế theo thứ tự: ốc và thịt ba rọi, tàu hũ, chuối xanh vào nấu sôi vừa chín tới. Nêm nếm gia vị (bột nêm) vừa khẩu vị. Cho lá tía tô, lá lốt vào. Sau cùng, thêm vài lát ớt sừng cho có màu sắc hấp dẫn, nhắc xuống và sang nồi vào lẩu để giữ nóng. Chỉ cần dọn món ăn lên bàn với một đĩa bún trắng ngần và một đĩa nước mắm ngon nguyên chất, trong đó có vài trái ớt chín (hoặc chén muối ớt) là xong.

    Nếu có dịp đi về miền Tây trong mùa lũ, bạn hãy tìm cơ hội để thưởng thức món ăn dân dã “lẩu ốc cơm mẻ nấu chuối xanh” này. Dùng vá múc miếng thịt ốc, lẫn chuối xanh, tàu hũ, thịt ba rọi, lá tía tô, lá lốt cùng một ít nước dùng cho vào chén với bún. Gắp từng thứ cho vào miệng nhai một cách chậm rãi, bạn sẽ “ngậm mà nghe” vị dai sần sật của thịt ốc, bùi bùi của chuối xanh, béo béo của thịt ba rọi, hòa cùng hương thơm đặc trưng của cơm mẻ, của tinh dầu lá lốt, lá tía tô... thật quyến rũ.

    (Theo Vnexpress)

  16. Mắm bò hóc trong ẩm thực của người Khmer

    Chế biến từ các loại cá rô, sặt, lóc... mắm bò hóc của người Khmer Nam bộ là món ăn đặc trưng, gia vị quan trọng mang lại hương vị đậm đà cho ẩm thực vùng đất miền Tây.

    Cách làm mắm bò hóc không khó, trải qua nhiều công đoạn. Cá được làm sạch, bỏ đầu (người Việt thường giữ lại đầu cá khi làm mắm), ngâm với muối vài tiếng đồng hồ cho cá trương sình lên. Sau đó phơi cá thật khô, ướp gia vị đường, tiêu, tỏi... cho thấm. Dùng vật nặng ép cho rỉ hết nước cá. Rửa cá lại bằng nước muối, xếp vào lọ sành muối theo tỷ lệ một cá - nửa cơm nguội - một muối. Dùng nan tre cài chặt lại và ủ tiếp khoảng từ 4 đến 6 tháng cho đến khi thành mắm.

    Mắm bò hóc còn là gia vị quan trọng làm nên hương vị đậm đà cho các món ăn như: bún num bò chóc, bún nước lèo, bún mắm...

    Món ăn đậm hương vị mắm bò hóc nhất phải kể đến là bún num bò chóc. Nhiều người mới nghe tên gọi sẽ rất e ngại mùi vị của mắm bò hóc mà không dám thưởng thức món ăn đầy hấp dẫn này. Khi ngửi mùi thơm của nước lèo thì sẽ không thể cưỡng lại được bởi mùi vị đậm đà của mắm, cái hương thơm của ngải bún, sả và trái chúc... Các nguyên liệu đó hòa cùng với mắm bò hóc làm nên nước lèo có vị ngọt đậm đà, vị chua thanh thanh rất đặc trưng.

    bun-num-bo-choc.jpg
    Bún num bò chóc với hương vị đậm đà, thơm ngon là món ăn rất nổi tiếng của người Khmer.

    Nguyên liệu nấu bún gồm có cá lóc, mắm bò hóc, trái chúc (giống trái chanh dây nhưng có mùi vị khác), ngãi bún (có mùi giống củ riềng) chỉ có ở Campuchia. Nước lèo được nấu từ cá lóc tươi nguyên và nước mắm bò hóc, nêm các gia vị gồm trái chúc lấy vỏ giã nát cùng ngãi búng và củ sả. Khi thưởng thức, bún được ăn kèm với các loại rau quen thuộc như bắp chuối, rau muống, đậu đũa, dưa leo thái nhỏ, giá đỗ, bông súng

    Một món ăn khác cũng rất nổi tiếng mang đậm hương vị mắm bò hóc là bún nước lèo. Ở miền Tây có rất nhiều thương hiệu bún nước lèo nổi tiếng như: bún nước lèo Trà Vinh, bún nước lèo Sóc Trăng hay bún nước lèo Bạc Liêu... ngoài ra, các tỉnh khác cũng có món bún ngon miệng này nhưng không nổi tiếng bằng.

    Gia vị để nấu bún nước lèo nguyên thủy của người Khmer là mắm bò hóc. Để hợp khẩu vị của người Việt, nhiều người thay thế bằng mắm cá linh, cá sặt... ngoại trừ bún nước lèo của người Khmer ở Trà Vinh sử dụng loại mắm bò hóc đậm đà này.

    bun-nuoc-leo.jpg
    Bún nước lèo nổi tiếng ở miền Tây với rất nhiều thương hiệu nổi tiếng như: bún nước lèo Sóc Trăng, Trà Vinh hay Bạc Liêu.

    Điểm đặc biệt là nước lèo của loại bún này luôn trong veo, không có cặn. Để có được điều đó đòi hỏi không ít công sức của người đầu bếp. Đầu tiên, cho mắm bò hóc vào nồi, thêm một lượng nước vừa đủ, đun sôi, trong suốt quá trình nấu phải canh vớt hết bọt. Cá lóc đồng, làm sạch, luộc, lóc lấy thịt. Xương cá cho vào cối giã chung với ngải bún và sả bằm, sau đó vắt lấy nước cho vào nối nước lèo. Nêm gia vị vừa ăn là được.

    Khi ăn, chần sơ bún tươi qua nước sôi và cho vào bát, bên trên là các nguyên liệu như tôm, thịt phi lê cá, thịt heo quay... chan ngập nước lèo. Bún nước lèo được ăn kèm với đĩa rau sống đủ các loại như: bắp chuối, húng thơm, húng quế, hẹ, giá sống... Bên cạnh đó là chén nước mắm ớt nguyên chất ăn kèm cho món ăn thêm đậm đà.

    (Theo Vnexpress)

  17. Ngon tuyệt ốc bươu nhồi thịt trong tiết se lạnh


    Đĩa ốc bốc khói nghi ngút, hương thơm của sả quyện trong vị ngọt của thịt, vị cay của tiêu cùng vị đậm đà của chén mắm gừng đem lại cho bạn cảm giác ngon miệng và ấm áp trong tiết trời se lạnh.

    Ốc bươu nhồi thịt mang hương vị đất Bắc, mặc dù đã được biến tấu để phù hợp với khẩu vị của người Nam nhưng hương vị thơm ngon đặc trưng của món ăn thì không hề thay đổi.

    Cái khác biệt lớn nhất mà người ăn có thể nhận ra là hương thơm của những lá gừng đã được thay thế bằng sả. Không còn cái vị cay nồng của gừng mà thay vào đó là hương thơm nhẹ nhàng thoang thoảng của sả cứ vương vấn trong món ăn.

    oc-nhoi-thit.jpg
    Ốc bươu nhồi thịt là món ăn nóng hổi rất ngon miệng trong những ngày trở lạnh.

    Ở Sài Gòn, quán ốc bươu nhồi thịt trên đường Nguyễn Văn Giai (quận 1) là địa chỉ nổi tiếng nhất đối với những người trót mê hương vị thơm ngon của món ăn dân dã này.

    Cũng có cùng công thức chế biến như các quán ăn khác ở Sài Gòn, nhưng những con ốc bươu ở đây luôn được thực khách đánh giá cao về hương vị và chất lượng. Để có được điều đó, suốt mười mấy năm qua, người chủ quán luôn chăm chút cho món ăn của mình, từ chọn lựa ốc cho đến chế biến.... Theo chia sẻ của chị thì món ăn này rất dễ chế biến, tuy nhiên cần phải tỉ mỉ và cẩn thận. Nguyên liệu đòi hỏi phải tươi sống, nếu ốc không tươi thịt ốc không giòn, món ăn nặng mùi rất khó ăn, ngoài ra, cần phải ngâm ốc thật kĩ để tránh mùi bùn tanh cho thực khách khi thưởng thức.

    Thành phần của món ăn gồm có thịt ốc thái lát mỏng, giò sống, thịt nạc xay, nấm mèo thái sợi... trộn đều hỗn hợp đó với các loại gia vị, trong đó tiêu sọ là gia vị không thể thiếu. Cái vị cay nồng của tiêu sọ làm cho món ăn thêm hấp dẫn. Sau khi chuẩn bị xong, cuộn phần nhân vào cọng sả, nhét vào thân ốc và đem hấp chín. Món ăn tăng thêm hương vị cay nồng khi được điểm xuyết thêm một vài lát ớt mỏng.

    oc-buou.jpg
    Sự trộn lẫn giữa các nguyên liệu và gia vị mang đến sự hấp dẫn, ngon miệng cho người ăn.

    Đĩa ốc bươu nhồi thịt nóng hổi được dọn kèm với chén nước mắm gừng cùng các loại rau như tía tô, rau răm. Thịt ốc giòn ngọt thấm đẫm trong nước chấm mắm gừng cùng hương vị nồng nàn của tía tô, rau răm làm tăng thêm gia vị cho món ăn đồng thời giúp giải tính hàn do thịt ốc mang lại.

    Đây là món ăn đơn giản và dễ thực hiện, bạn có thể làm theo cách sau:

    Nguyên liệu:

    - Ốc bươu 1kg (5 người ăn).


    - Giò sống 150g


    - Thịt nạc xay 150g


    - Vỏ ốc bươu 50 cái


    - Gừng băm, hành tím, nấm mèo, đường, muối, tiêu sọ, sả cây.

    Chế biến:

    - Ốc bươu ngâm cùng nước vo gạo, ớt cho nhả hết nhớt và bùn đất. Rửa sạch, luộc chín, lấy thịt ốc ra và rửa lại sạch bằng nước cốt chanh với ít muối pha loãng. Vỏ ốc rửa sạch, trụng qua nước sôi, để ráo.


    - Băm nhỏ thịt ốc trộn với giò sống, thịt nạc xay, nấm mèo thái nhỏ và các gia vị cho vừa ăn.


    - Cuốn hỗn hợp thịt ốc vào trong lá sả, cho vào từng vỏ ốc và đem hấp chín.


    - Dọn ốc ra đĩa, ăn kèm với tía tô, rau răm và chén nước mắm gừng.



    (Theo Vnexpress)

  18. Về Sóc Trăng thử món bò giá tréo


    Bà con Khmer ở Sóc Trăng và một số nơi ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có tập quán nuôi bò trên đất cát giồng. Con bò vừa là tài sản vừa giúp ích cho nhà nông trong việc đồng áng, vận chuyển nông sản.

    be-thui-tai-chanh.jpg

    Đàn bò cũng là nguồn cung cấp thực phẩm trong những dịp hội hè, lễ tiệc và sinh hoạt hàng ngày. Một món ngon từ thịt bò, tuy dân dã nhưng rất hấp dẫn là món bê thui mà người dân địa phương gọi là bò giá tréo hay bò tái mướt.

    Người ta hạ một con bê (bò con vừa chớm sừng), cạo sạch lông, rồi treo lên hai cặp cây đóng tréo hình chữ X. Bên dưới là đống than hồng cháy đượm. Sức nóng làm da bò căng ra, thịt bên trong săn cứng

    Mâm bàn được dọn ra với chủ yếu là rau thơm, khế chua, chuối chát thái mỏng. Một dĩa chanh đã cắt ra thành miếng. Một thau bún ngon. Một tô đựng mắm nêm trộn với khóm, bằm chung với tỏi, ớt, đường, bột ngọt được pha chế vừa ăn. Trên bàn chỉ có chén nhưng không có đũa vì thực khách sẽ dùng tay để ăn.

    images?q=tbn:ANd9GcQGUzVObaFsioV65bpWMqO

    Người ta dùng dao sắc, lụi vào bắp thịt của con bê, rạch ngang. Thịt dần dần chín tái với sức nóng của than hồng bên dưới. Phần những u thịt còn đỏ tươi được cắt ra và tiếp tục thái mỏng. Vắt nước chanh lên thịt với chút tiêu sọ đã giã dập. Thịt vừa tái chín cuốn với bánh tráng, bún, rau sống, chuối chát, khế và chấm với nước mắm nêm

    images?q=tbn:ANd9GcRw-FBdEemycPSBlViIE4A

    Bê tái chanh chế biến trong gia đình đơn giản hơn nhưng cũng rất hấp dẫn. Mua chừng nửa ký thịt bê tươi lọc bỏ gân sơ, đâm ít riềng củ vắt chừng muỗng nước cốt, ướp thịt cùng một chút tương, gừng, mỡ để 15 phút cho ngấm. Củ sả băm nhỏ, mè rang vàng, lá chanh thái chỉ, tương pha lẫn với gừng giã nhỏ, đường, ớt làm nước chấm. Cũng có thể sử dụng mắm nêm đã chế biến.

    Cho khối thịt vào vỉ nướng sơ cho chín tái. Cũng có thể chiên sương với mỡ vừa ải màu. Để thịt nguội, thái miếng mỏng to bản ngang thớ, ướp thịt với nước riềng, sả, hạt tiêu, bột ngọt, mè rang, lá chanh, trộn đều cho thấm. Sau cùng rưới chan nước cốt chanh lên thịt bê. Khi thấy thịt có màu tái hồng là thịt đã chín sinh học. Món này ăn kèm với rau thơm, khế, chuối chát, khóm, chấm với nước tương gừng hay nước mắm nêm.

    Vị thơm, ngon ngót, chua, beo béo cùng với vị nồng, cay nhẹ của gia vị sẽ làm bạn ngây ngất với món bê thui tái chanh vô cùng độc đáo.

    Chúc anh em ngon miệng :-x :-x :-x

  19. Về Sóc Trăng thử món bò giá tréo


    Bà con Khmer ở Sóc Trăng và một số nơi ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có tập quán nuôi bò trên đất cát giồng. Con bò vừa là tài sản vừa giúp ích cho nhà nông trong việc đồng áng, vận chuyển nông sản.

    be-thui-tai-chanh.jpg

    Đàn bò cũng là nguồn cung cấp thực phẩm trong những dịp hội hè, lễ tiệc và sinh hoạt hàng ngày. Một món ngon từ thịt bò, tuy dân dã nhưng rất hấp dẫn là món bê thui mà người dân địa phương gọi là bò giá tréo hay bò tái mướt.

    Người ta hạ một con bê (bò con vừa chớm sừng), cạo sạch lông, rồi treo lên hai cặp cây đóng tréo hình chữ X. Bên dưới là đống than hồng cháy đượm. Sức nóng làm da bò căng ra, thịt bên trong săn cứng

    Mâm bàn được dọn ra với chủ yếu là rau thơm, khế chua, chuối chát thái mỏng. Một dĩa chanh đã cắt ra thành miếng. Một thau bún ngon. Một tô đựng mắm nêm trộn với khóm, bằm chung với tỏi, ớt, đường, bột ngọt được pha chế vừa ăn. Trên bàn chỉ có chén nhưng không có đũa vì thực khách sẽ dùng tay để ăn.

    images?q=tbn:ANd9GcQGUzVObaFsioV65bpWMqO

    Người ta dùng dao sắc, lụi vào bắp thịt của con bê, rạch ngang. Thịt dần dần chín tái với sức nóng của than hồng bên dưới. Phần những u thịt còn đỏ tươi được cắt ra và tiếp tục thái mỏng. Vắt nước chanh lên thịt với chút tiêu sọ đã giã dập. Thịt vừa tái chín cuốn với bánh tráng, bún, rau sống, chuối chát, khế và chấm với nước mắm nêm

    images?q=tbn:ANd9GcRw-FBdEemycPSBlViIE4A

    Bê tái chanh chế biến trong gia đình đơn giản hơn nhưng cũng rất hấp dẫn. Mua chừng nửa ký thịt bê tươi lọc bỏ gân sơ, đâm ít riềng củ vắt chừng muỗng nước cốt, ướp thịt cùng một chút tương, gừng, mỡ để 15 phút cho ngấm. Củ sả băm nhỏ, mè rang vàng, lá chanh thái chỉ, tương pha lẫn với gừng giã nhỏ, đường, ớt làm nước chấm. Cũng có thể sử dụng mắm nêm đã chế biến.

    Cho khối thịt vào vỉ nướng sơ cho chín tái. Cũng có thể chiên sương với mỡ vừa ải màu. Để thịt nguội, thái miếng mỏng to bản ngang thớ, ướp thịt với nước riềng, sả, hạt tiêu, bột ngọt, mè rang, lá chanh, trộn đều cho thấm. Sau cùng rưới chan nước cốt chanh lên thịt bê. Khi thấy thịt có màu tái hồng là thịt đã chín sinh học. Món này ăn kèm với rau thơm, khế, chuối chát, khóm, chấm với nước tương gừng hay nước mắm nêm.

    Vị thơm, ngon ngót, chua, beo béo cùng với vị nồng, cay nhẹ của gia vị sẽ làm bạn ngây ngất với món bê thui tái chanh vô cùng độc đáo.

    Chúc anh em ngon miệng :-x :-x :-x

  20. 1351066971_saudam.jpg
    Thương sao tô rau muống quê hương
    Buổi trưa, trên đường về nhà có chút nắng. Bỗng dưng trong bụng thèm một món gì đó thanh thanh. Nhớ trong tủ lạnh còn mấy trái sấu xanh nên ta tạt vội ngang chợ, mua ít rau muống, hai miếng đậu hủ. Nghĩ đến cái chén nước canh rau muống đã phát thèm.


    Cái tính ta vốn ăn uống không cầu kỳ nên nhiều khi mọi người trong nhà cứ lo. Bữa cơm đôi khi chỉ là vài miếng đậu chiên sả, dĩa rau muống xanh non, và tô nước rau muống vắt chanh thơm thơm cánh mũi. Nhiều lúc ngồi ăn mà cứ nghĩ vu vơ, cũng như hôm nay. Nhìn tô canh mà trong lòng rưng rưng nỗi nhớ nhà, nhớ Ngoại.


    Cái ao rau muống trước nhà bây giờ vẫn còn, nên mỗi lần về nhà nhìn quanh quẩn ta lại nhớ một thời ấu thơ. Nơi đó, tờ mờ tinh sương có hai bà cháu một già một trẻ bì bõm dưới ao. Bàn tay gân guốc chai sần của Ngoại thoăn thoắt cắt từng đọt rau muống xanh tươi. Đứa cháu gái theo sát bên nhặt từng đọt rau bỏ vào thau lớn. Hai bà cháu cứ thế lần dò ngụp lặn suốt hai tiếng để kịp cho buổi chợ sáng. Khi rau được mang lên bờ, Ngoại dùng những dây chuối khô bó lại từng lọn nhỏ. Trong lúc hai bà chàu cùng bó rau, Ngoại bảo rằng:


    - Có bó rau đẹp thì người ta nhìn mới muốn mua, chứ con để một đống vầy ai mà mua cho. Làm cái gì cũng vậy, có chăm chút, để tâm chú ý thì mới được kết quả tốt chứ con.


    - Dạ, con biết rồi. Mà Ngoại ơi! Rau muống rẻ rề, mỗi lọn có 500 đồng, bán cả đống này cũng chỉ đủ bữa chợ sáng. Sao Ngoại không lấp cái ao trồng cái khác giá trị hơn mà mình cũng khỏe thân. Con thấy nhà bác Tư trồng đậu, dưa, bí mà bán giá cao lắm, tiền nhiều lắm đó Ngoại.


    - Rau muống tuy rẻ, nhưng ai cũng thích ăn. Con thấy đó, một bó cải Đà Lạt rẻ nhất cũng 5.000. Một kí đậu cũng 20.000. Một bữa chợ mà rau cải giá như thế, ai dám ăn. Bà con ở đây còn nghèo, nên rau muống sẽ là món dễ ăn và dễ mua nhất. Tiền bạc thì cũng quý, ai cũng ham nhưng làm cái gì cũng nhớ đến những người chung quanh. Ở xóm mình, ai cũng chờ thau rau muống của Ngoại và con vào mỗi buổi sáng. Một con cá, một miếng thịt đã là gánh nặng trên vai của mọi người rồi. Con thấy có nên lấp cái ao này không?


    - Dạ, con hiểu rồi. Không nên vì vật chất quá mà quên mất những bà con nghèo xung quanh hén Ngoại. Mà con cũng thích ăn rau muống, mát da dài tóc nữa há Ngoại!


    - Ừ Làm người thì cũng nên biết mình biết ta con à. Giữ cái tâm không hơn thua hèn sang, không cầu kỳ biến chất, không vì người ta làm mình cũng làm theo. Người ta chặt bỏ thứ này, trồng thứ khác mình cũng nhào vào chặt hết mà không biết rõ công thức gieo được hạt giống tốt là như thế nào. Trước khi con không rõ điều gì, con cần phải quan sát, lắng nghe từ nhiều người để hiểu rõ cách thức làm thế nào để có được những cây tốt, phân biệt những cây xấu. Bằng không cứ giữ nguyên những loại giống mà con đang có, ít ra nó cũng là phương tiện cho con miếng cơm trắng qua ngày.
    - Dạ Ngoại à! Con hiểu rồi.
    1351068067_ngoai.jpg


    Con lớn lên từ những quang gánh trên vai Ngoại

    Chỉ có một bó rau muống thôi, mà ta học được từ người bà đáng kính một bài học sống. Sống không chỉ là sống cho riêng bản thân mình, mà còn vì những người xung quanh. Sự bon chen đua đòi theo những giá trị phù phiếm sẽ không tồn tại lâu dài. Đôi khi sự sẻ chia, đơn giản chỉ là một tâm niệm tốt dành cho mọi người xung quanh cũng khiến lòng thanh thản lạ lùng. Từng bó rau muống của Ngoại đã sẻ chia một phần gánh nặng cơm áo của bà con xung quanh. Và con đã lớn lên bên những bó rau muống từ đôi tay của Ngoại. Thỉnh thoảng mấy cô chú lại xách cái rỗ sang:


    - Dì Tư! Cho con mấy cọng rau muống nấu mì nha!


    - Dì tư, cho con thêm một ít nữa đi. Hôm nay nhà có khách, nấu nồi canh mà thiếu rau.
    Từ ngày bà ngoại đi xa, mấy cậu mấy dì vẫn giữ lại cái ao ấy mà không san bằng lại. Bây giờ rau muống trong ao chỉ dành để cho bà con trong xóm, ai muốn ăn thì cứ hái về mà dùng. Thỉnh thoảng ông Ngoại ta lại ra đứng bờ ao mà nhớ, chép miệng gọi:


    - Bà nó ơi!


    Ngồi lẩm nhẩm chuyện xưa mà ta ăn hết tô cơm lớn hồi nào không hay. Cái vị chua chua thanh thanh của nước rau muống dầm sấu làm mát dịu khoang cổ. Sống ở Sài Gòn, món gì mà chẳng có, món gì mà ta chưa ăn. Nhưng đôi khi, trong bụng cứ thèm làm sao! Thèm một tô rau muống chua chua của quê mình.






    Hậu Đậu

  21. 1351066971_saudam.jpg
    Thương sao tô rau muống quê hương
    Buổi trưa, trên đường về nhà có chút nắng. Bỗng dưng trong bụng thèm một món gì đó thanh thanh. Nhớ trong tủ lạnh còn mấy trái sấu xanh nên ta tạt vội ngang chợ, mua ít rau muống, hai miếng đậu hủ. Nghĩ đến cái chén nước canh rau muống đã phát thèm.


    Cái tính ta vốn ăn uống không cầu kỳ nên nhiều khi mọi người trong nhà cứ lo. Bữa cơm đôi khi chỉ là vài miếng đậu chiên sả, dĩa rau muống xanh non, và tô nước rau muống vắt chanh thơm thơm cánh mũi. Nhiều lúc ngồi ăn mà cứ nghĩ vu vơ, cũng như hôm nay. Nhìn tô canh mà trong lòng rưng rưng nỗi nhớ nhà, nhớ Ngoại.


    Cái ao rau muống trước nhà bây giờ vẫn còn, nên mỗi lần về nhà nhìn quanh quẩn ta lại nhớ một thời ấu thơ. Nơi đó, tờ mờ tinh sương có hai bà cháu một già một trẻ bì bõm dưới ao. Bàn tay gân guốc chai sần của Ngoại thoăn thoắt cắt từng đọt rau muống xanh tươi. Đứa cháu gái theo sát bên nhặt từng đọt rau bỏ vào thau lớn. Hai bà cháu cứ thế lần dò ngụp lặn suốt hai tiếng để kịp cho buổi chợ sáng. Khi rau được mang lên bờ, Ngoại dùng những dây chuối khô bó lại từng lọn nhỏ. Trong lúc hai bà chàu cùng bó rau, Ngoại bảo rằng:


    - Có bó rau đẹp thì người ta nhìn mới muốn mua, chứ con để một đống vầy ai mà mua cho. Làm cái gì cũng vậy, có chăm chút, để tâm chú ý thì mới được kết quả tốt chứ con.


    - Dạ, con biết rồi. Mà Ngoại ơi! Rau muống rẻ rề, mỗi lọn có 500 đồng, bán cả đống này cũng chỉ đủ bữa chợ sáng. Sao Ngoại không lấp cái ao trồng cái khác giá trị hơn mà mình cũng khỏe thân. Con thấy nhà bác Tư trồng đậu, dưa, bí mà bán giá cao lắm, tiền nhiều lắm đó Ngoại.


    - Rau muống tuy rẻ, nhưng ai cũng thích ăn. Con thấy đó, một bó cải Đà Lạt rẻ nhất cũng 5.000. Một kí đậu cũng 20.000. Một bữa chợ mà rau cải giá như thế, ai dám ăn. Bà con ở đây còn nghèo, nên rau muống sẽ là món dễ ăn và dễ mua nhất. Tiền bạc thì cũng quý, ai cũng ham nhưng làm cái gì cũng nhớ đến những người chung quanh. Ở xóm mình, ai cũng chờ thau rau muống của Ngoại và con vào mỗi buổi sáng. Một con cá, một miếng thịt đã là gánh nặng trên vai của mọi người rồi. Con thấy có nên lấp cái ao này không?


    - Dạ, con hiểu rồi. Không nên vì vật chất quá mà quên mất những bà con nghèo xung quanh hén Ngoại. Mà con cũng thích ăn rau muống, mát da dài tóc nữa há Ngoại!


    - Ừ Làm người thì cũng nên biết mình biết ta con à. Giữ cái tâm không hơn thua hèn sang, không cầu kỳ biến chất, không vì người ta làm mình cũng làm theo. Người ta chặt bỏ thứ này, trồng thứ khác mình cũng nhào vào chặt hết mà không biết rõ công thức gieo được hạt giống tốt là như thế nào. Trước khi con không rõ điều gì, con cần phải quan sát, lắng nghe từ nhiều người để hiểu rõ cách thức làm thế nào để có được những cây tốt, phân biệt những cây xấu. Bằng không cứ giữ nguyên những loại giống mà con đang có, ít ra nó cũng là phương tiện cho con miếng cơm trắng qua ngày.
    - Dạ Ngoại à! Con hiểu rồi.
    1351068067_ngoai.jpg


    Con lớn lên từ những quang gánh trên vai Ngoại

    Chỉ có một bó rau muống thôi, mà ta học được từ người bà đáng kính một bài học sống. Sống không chỉ là sống cho riêng bản thân mình, mà còn vì những người xung quanh. Sự bon chen đua đòi theo những giá trị phù phiếm sẽ không tồn tại lâu dài. Đôi khi sự sẻ chia, đơn giản chỉ là một tâm niệm tốt dành cho mọi người xung quanh cũng khiến lòng thanh thản lạ lùng. Từng bó rau muống của Ngoại đã sẻ chia một phần gánh nặng cơm áo của bà con xung quanh. Và con đã lớn lên bên những bó rau muống từ đôi tay của Ngoại. Thỉnh thoảng mấy cô chú lại xách cái rỗ sang:


    - Dì Tư! Cho con mấy cọng rau muống nấu mì nha!


    - Dì tư, cho con thêm một ít nữa đi. Hôm nay nhà có khách, nấu nồi canh mà thiếu rau.
    Từ ngày bà ngoại đi xa, mấy cậu mấy dì vẫn giữ lại cái ao ấy mà không san bằng lại. Bây giờ rau muống trong ao chỉ dành để cho bà con trong xóm, ai muốn ăn thì cứ hái về mà dùng. Thỉnh thoảng ông Ngoại ta lại ra đứng bờ ao mà nhớ, chép miệng gọi:


    - Bà nó ơi!


    Ngồi lẩm nhẩm chuyện xưa mà ta ăn hết tô cơm lớn hồi nào không hay. Cái vị chua chua thanh thanh của nước rau muống dầm sấu làm mát dịu khoang cổ. Sống ở Sài Gòn, món gì mà chẳng có, món gì mà ta chưa ăn. Nhưng đôi khi, trong bụng cứ thèm làm sao! Thèm một tô rau muống chua chua của quê mình.






    Hậu Đậu

  22. BÚN VỊT NẤU TIÊU - SÓC TRĂNG

    Về thăm quê hương Sóc Trăng, quý khách sẽ được thưởng thức nhiều món ăn là đặc sản của tỉnh, có những món ăn đã đi vào lòng người với hương vị đặc trưng của nó, mà khi ăn rồi làm ta nhớ mãi như: bánh pía, mè láo, bánh cóng Đại Tâm, bánh xèo, bún nước lèo, bún gỏi dà, và món bún vịt nấu tiêu là món do người Hoa sáng chế và đã trở thành món ăn khoái khẩu của nhiều thực khách.

    DSCN8961.gif

    Gia vị chủ yếu để nấu món này là hột tiêu để tạo vị cay. Nước lèo được nấu bằng xương và nước dừa tươi để tạo vị ngọt. Cách chế biến món này cũng khá đơn giản: chọn vịt tơ được làm sạch, chặt vừa ăn, ướp thịt với hột tiêu, hột tiêu một nửa được đập hơi giập, một nửa để nguyên hạt, cùng các gia vị khác như đường, bột ngọt, tỏi, hạt điều, Khi thịt được ướp đã thấm gia vị, tiếp tục phi tỏi và hạt điều vàng, cho thịt vào xào, xóc đều, đợi nồi thịt rút hơi cạn nước và thịt săn lại, đổ nước lèo đã chuẩn bị sẵn vào nồi nấu thêm 02 giờ, nêm nếm gia vị vừa ăn, nếu muốn ăn thịt vịt mềm hơn có thể nấu thêm khoảng 01 giờ.

    Rau ghém dùng ăn kèm không thể thiếu trong món này gồm: giá đỗ, rau muống bào, bắp chuối bào, rau quế, Nước chấm cũng phải dùng đúng điệu thì món ăn càng trở nên hấp dẫn hơn. Thường người ta sắc mỏng củ hành tím để chung với nước mắm chua ngọt và có thể thêm một ít ớt bầm, để tạo vị giác cay hơn.

    Bún vịt nấu tiêu được bán nhiều nơi trong tỉnh Sóc Trăng. Tại thành phố Sóc Trăng quý khách có thể dùng món này tại quán ngay góc đường Phạm Ngũ Lão và Nguyễn Văn Cừ, một số quán trên tuyến đường Lê Hồng Phong và đường Xô Viết Nghệ Tĩnh,

  23. BÚN VỊT NẤU TIÊU - SÓC TRĂNG

    Về thăm quê hương Sóc Trăng, quý khách sẽ được thưởng thức nhiều món ăn là đặc sản của tỉnh, có những món ăn đã đi vào lòng người với hương vị đặc trưng của nó, mà khi ăn rồi làm ta nhớ mãi như: bánh pía, mè láo, bánh cóng Đại Tâm, bánh xèo, bún nước lèo, bún gỏi dà, và món bún vịt nấu tiêu là món do người Hoa sáng chế và đã trở thành món ăn khoái khẩu của nhiều thực khách.

    DSCN8961.gif

    Gia vị chủ yếu để nấu món này là hột tiêu để tạo vị cay. Nước lèo được nấu bằng xương và nước dừa tươi để tạo vị ngọt. Cách chế biến món này cũng khá đơn giản: chọn vịt tơ được làm sạch, chặt vừa ăn, ướp thịt với hột tiêu, hột tiêu một nửa được đập hơi giập, một nửa để nguyên hạt, cùng các gia vị khác như đường, bột ngọt, tỏi, hạt điều, Khi thịt được ướp đã thấm gia vị, tiếp tục phi tỏi và hạt điều vàng, cho thịt vào xào, xóc đều, đợi nồi thịt rút hơi cạn nước và thịt săn lại, đổ nước lèo đã chuẩn bị sẵn vào nồi nấu thêm 02 giờ, nêm nếm gia vị vừa ăn, nếu muốn ăn thịt vịt mềm hơn có thể nấu thêm khoảng 01 giờ.
    Rau ghém dùng ăn kèm không thể thiếu trong món này gồm: giá đỗ, rau muống bào, bắp chuối bào, rau quế, Nước chấm cũng phải dùng đúng điệu thì món ăn càng trở nên hấp dẫn hơn. Thường người ta sắc mỏng củ hành tím để chung với nước mắm chua ngọt và có thể thêm một ít ớt bầm, để tạo vị giác cay hơn.
    Bún vịt nấu tiêu được bán nhiều nơi trong tỉnh Sóc Trăng. Tại thành phố Sóc Trăng quý khách có thể dùng món này tại quán ngay góc đường Phạm Ngũ Lão và Nguyễn Văn Cừ, một số quán trên tuyến đường Lê Hồng Phong và đường Xô Viết Nghệ Tĩnh,

  24. Cứ mỗi dịp đông về, khi những cơn mưa rả rích, kéo dài lê thê hết ngày này sang ngày khác, bà tôi thường nấu chè lục tàu xá. Bà bảo: Chè này ăn lúc nóng mới ngon nên thưởng thức vào mùa đông là hợp nhất.

    che-tau-luc-xa.jpg

    Lục tàu xá hay còn gọi là lục đậu sa có nghĩa là đậu xanh đã nát nhuyễn. Đây là một trong những món ăn của người Hoa Kiều. Vài trăm năm trước đây, khi đến vùng đất kinh kỳ lập nghiệp, họ đã đem theo công thức nấu chè từ quê cha đất tổ. Bà tôi vốn là một người con gái gốc Hoa kết duyên cùng ông tôi là chàng trai đất Huế. Bà kể: Ông tôi rất thích ăn chè lục tàu xá do chính tay bà nấu, nhờ đó mà tình cảm hai ông bà lúc nào cũng thắm thiết. Tính tôi giống tính ông, có lẽ vì vậy mà tôi đã nghiền món chè này từ bao giờ.

    Mùa đông xứ Huế với những ngày mưa triền miên không dứt. Cái lạnh, cái rét có vẻ không dễ chịu chút nào. Thưở nhỏ, khi không thể tung tăng chạy nhảy với chúng bạn, tôi thường ở nhà phụ giúp bà nấu chè lục tàu xá. Nguyên liệu chủ yếu để nấu chè là đậu xanh tách vỏ, đường cát, một ít bột báng và vỏ quýt. Đậu xanh được hầm chín nhừ đến khi tan mịn, thêm bột báng đã luộc sơ và đường cát vào khuấy đều. Khi chè gần chín, bà rắc một ít vỏ quýt đã sắc sợi lên mặt. Ngồi bên bếp lửa hồng, nhìn nồi chè đặc quánh, sền sệt ngả sang màu vàng lấm tấm những hạt bột báng màu trắng cộng thêm mấy sợi quýt màu vàng trông thật đẹp mắt. Hương thơm dìu dịu, thoang thoảng khiến tôi nuốt nước miếng ừng ực. Khi đã dành phần cho mọi người trong nhà, bà múc cho tôi một chén chè nóng hổi. Nhìn những làn khói bay lên từ trên miệng chén, tôi có cảm giác cái lạnh của mùa đông tan biến đi đâu hết.

    Chè có vị ngọt sắc mà ít loại chè nào có được. Cái ngọt của đường cát hòa quyện trong vị béo bùi của đậu xanh, bột báng và vị the của vỏ quýt. Lục tàu xá có tác dụng thanh nhiệt, rất tốt cho sức khỏe. Những lúc tôi bị cảm sốt hay viêm họng, không ăn được gì, bà liền nấu chè lục tàu xá. Chỉ cần ngửi thấy mùi thơm của nó là tôi đã có cảm giác thèm ăn rồi. Bà tôi khuyên Khi ăn, đừng nuốt vội, phải ngậm từ từ để cảm nhận vị ngọt béo của nó tan trong vài giây và nghe ra hương vị của lục tàu xá trong những ngày mưa dầm thấm đất".

  25. Cứ mỗi dịp đông về, khi những cơn mưa rả rích, kéo dài lê thê hết ngày này sang ngày khác, bà tôi thường nấu chè lục tàu xá. Bà bảo: Chè này ăn lúc nóng mới ngon nên thưởng thức vào mùa đông là hợp nhất.


    che-tau-luc-xa.jpg


    Lục tàu xá hay còn gọi là lục đậu sa có nghĩa là đậu xanh đã nát nhuyễn. Đây là một trong những món ăn của người Hoa Kiều. Vài trăm năm trước đây, khi đến vùng đất kinh kỳ lập nghiệp, họ đã đem theo công thức nấu chè từ quê cha đất tổ. Bà tôi vốn là một người con gái gốc Hoa kết duyên cùng ông tôi là chàng trai đất Huế. Bà kể: Ông tôi rất thích ăn chè lục tàu xá do chính tay bà nấu, nhờ đó mà tình cảm hai ông bà lúc nào cũng thắm thiết. Tính tôi giống tính ông, có lẽ vì vậy mà tôi đã nghiền món chè này từ bao giờ.

    Mùa đông xứ Huế với những ngày mưa triền miên không dứt. Cái lạnh, cái rét có vẻ không dễ chịu chút nào. Thưở nhỏ, khi không thể tung tăng chạy nhảy với chúng bạn, tôi thường ở nhà phụ giúp bà nấu chè lục tàu xá. Nguyên liệu chủ yếu để nấu chè là đậu xanh tách vỏ, đường cát, một ít bột báng và vỏ quýt. Đậu xanh được hầm chín nhừ đến khi tan mịn, thêm bột báng đã luộc sơ và đường cát vào khuấy đều. Khi chè gần chín, bà rắc một ít vỏ quýt đã sắc sợi lên mặt. Ngồi bên bếp lửa hồng, nhìn nồi chè đặc quánh, sền sệt ngả sang màu vàng lấm tấm những hạt bột báng màu trắng cộng thêm mấy sợi quýt màu vàng trông thật đẹp mắt. Hương thơm dìu dịu, thoang thoảng khiến tôi nuốt nước miếng ừng ực. Khi đã dành phần cho mọi người trong nhà, bà múc cho tôi một chén chè nóng hổi. Nhìn những làn khói bay lên từ trên miệng chén, tôi có cảm giác cái lạnh của mùa đông tan biến đi đâu hết.


    Chè có vị ngọt sắc mà ít loại chè nào có được. Cái ngọt của đường cát hòa quyện trong vị béo bùi của đậu xanh, bột báng và vị the của vỏ quýt. Lục tàu xá có tác dụng thanh nhiệt, rất tốt cho sức khỏe. Những lúc tôi bị cảm sốt hay viêm họng, không ăn được gì, bà liền nấu chè lục tàu xá. Chỉ cần ngửi thấy mùi thơm của nó là tôi đã có cảm giác thèm ăn rồi. Bà tôi khuyên Khi ăn, đừng nuốt vội, phải ngậm từ từ để cảm nhận vị ngọt béo của nó tan trong vài giây và nghe ra hương vị của lục tàu xá trong những ngày mưa dầm thấm đất".

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...