Jump to content

December

Thành viên
  • Số bài viết

    147
  • Gia nhập

  • Đăng nhập

Bài viết được đăng bởi December


  1. Trời lạnh, ngồi nhâm nhi bát chè xanh để đợi bánh chín khiến lòng người trào dâng cảm giác háo hức. Bánh Huế vì vậy đã trở thành những kỷ niệm khó phai trong ký ức mỗi thực khách khi xa Huế.

    banh-hue.jpeg

    Bánh huế


    Bánh bột lọc mụ Cai

    Quán bánh bột lọc mụ Cai nằm trong con hẻm 475 đường Chi Lăng, TP Huế. Bất kể mùa nào, cứ mỗi chiều về quán đều trở nên rộn ràng bởi bước chân khách du lịch và các em học sinh.


    Năm nay đã bước qua tuổi 80, mụ Cai (Bà Cai) có thâm niên hơn 60 năm làm bánh, cho dù bây giờ không còn minh mẫn như lúc trước, quán bánh đã có thêm người con gái và đứa cháu ngoại phụ tá làm thêm nhưng bánh bột lọåc của mụ Cai vẫn ngon như ngày nào, trở thành thương hiệu trong lòng người dân cố đô.


    Bánh bột lọc mụ Cai từ thuở xưa đến nay vẫn chẳng có gì thay đổi: những bộ bàn ghế, mái hiên nhà cũ kỹ. Những bát chè xanh và thứ nước mắm ăn vào là biết mụ Cai ngay đã níu kéo biết bao thế hệ học trò, sinh viên. Bánh được làm từ những hạt bột mịn, thân bánh tròn và lép gần giống với bánh ít. Riêng quán mụ Cai, công việc làm nhân tôm chỉ có mụ mới làm được. Bất kỳ người con, hay đứa cháu nào đều không được phép sờ vào bảo bối gia truyền này. Nhân được mụ Cai làm bằng những con tôm nhỏ, sau đó bỏ một ít gia vị "gia truyền", nước mắm và ớt trái rồi rim lên bằng lửa than.


    Khi bột đã được nhồi xong, tất cả các thành viên trong gia đình bắt từng viên nhỏ, sao cho thiệt mỏng rồi bỏ nhụy tôm vào trong bánh, hấp bằng lửa than. Công đoạn hấp bánh được tiến hành khi có khách hàng đến quán để gọi bánh ăn.


    Bánh khoái Đò Cồn

    Cách quán bánh bột lọc mụ Cai không xa, dọc theo phố cổ Chi Lăng cổ kính, thực khách có thể ghé lại quán bánh khoái Đò Cồn. Quán có tuổi đời trên 40 năm, do một gia đình hoàng tộc đúng chất mệ Huế mở. Người Huế vẫn quen gọi là quán bà Hẻn, vợ một vị vương tôn triều Nguyễn. Bà Hẻn qua đời truyền lại quán bánh khoái cho người con gái là Công Tằng Tôn Nữ Thị Ngọ. Nay bà Ngọ đã già, món bánh khoái đặc sản được tiếp tục truyền cho thế hệ thứ ba là người con dâu tên Lương Thị Tuyết Lợi.
    Bánh khoái thoạt nhìn qua có hình thức và cách làm tương tự bánh xèo miền Nam, nhưng hương vị, chất liệu và cách làm có khác biệt hơn. So với bánh xèo, bánh khoái có kích cỡ nhỏ và tinh tế hơn. Chất liệu chính của bánh khoái Đò Cồn là một loại bột tổng hợp mà chỉ có những người trong gia đình này nắm giữ công thức pha chế. Nhân bánh gồm tôm, chả, thịt nạc, giá tươi, trứng gà, hành lá.


    Tuy nhiên, cái chính làm nên món bánh khoái Huế đó chính là dĩa rau sống và chén nước lèo mà bất cứ ở đâu cũng không thể có hương vị đặc biệt này. Rau sống ngoài các loại rau phổ thông còn có chuối chát, vả, rau thơm là ba thứ đặc trưng không thể thiếu. Nước lèo cũng là một bí quyết pha chế mà người bên ngoài khó nắm giữ được công thức. Tuy nhiên, khi thưởng thức, thực khách có thể nhận diện được một số nguyên liệu và gia vị gồm: bột gạo dáo nhuyễn, nước tương truyền thống, mè rang và gan lợn băm nhỏ.


    Trong tiết trời se lạnh đầu xuân, khi nhiều món cao lương mỹ vị đã trở nên nhàm chán, thì một đĩa bánh khoái ăn nóng trong hương vị cay nồng ớt tỏi xứ Huế chắc chắn làm thực khách ngon miệng.

  2. Trời lạnh, ngồi nhâm nhi bát chè xanh để đợi bánh chín khiến lòng người trào dâng cảm giác háo hức. Bánh Huế vì vậy đã trở thành những kỷ niệm khó phai trong ký ức mỗi thực khách khi xa Huế.


    Bánh huếbanh-hue.jpeg


    Bánh bột lọc mụ Cai

    Quán bánh bột lọc mụ Cai nằm trong con hẻm 475 đường Chi Lăng, TP Huế. Bất kể mùa nào, cứ mỗi chiều về quán đều trở nên rộn ràng bởi bước chân khách du lịch và các em học sinh.


    Năm nay đã bước qua tuổi 80, mụ Cai (Bà Cai) có thâm niên hơn 60 năm làm bánh, cho dù bây giờ không còn minh mẫn như lúc trước, quán bánh đã có thêm người con gái và đứa cháu ngoại phụ tá làm thêm nhưng bánh bột lọåc của mụ Cai vẫn ngon như ngày nào, trở thành thương hiệu trong lòng người dân cố đô.


    Bánh bột lọc mụ Cai từ thuở xưa đến nay vẫn chẳng có gì thay đổi: những bộ bàn ghế, mái hiên nhà cũ kỹ. Những bát chè xanh và thứ nước mắm ăn vào là biết mụ Cai ngay đã níu kéo biết bao thế hệ học trò, sinh viên. Bánh được làm từ những hạt bột mịn, thân bánh tròn và lép gần giống với bánh ít. Riêng quán mụ Cai, công việc làm nhân tôm chỉ có mụ mới làm được. Bất kỳ người con, hay đứa cháu nào đều không được phép sờ vào bảo bối gia truyền này. Nhân được mụ Cai làm bằng những con tôm nhỏ, sau đó bỏ một ít gia vị "gia truyền", nước mắm và ớt trái rồi rim lên bằng lửa than.


    Khi bột đã được nhồi xong, tất cả các thành viên trong gia đình bắt từng viên nhỏ, sao cho thiệt mỏng rồi bỏ nhụy tôm vào trong bánh, hấp bằng lửa than. Công đoạn hấp bánh được tiến hành khi có khách hàng đến quán để gọi bánh ăn.


    Bánh khoái Đò Cồn

    Cách quán bánh bột lọc mụ Cai không xa, dọc theo phố cổ Chi Lăng cổ kính, thực khách có thể ghé lại quán bánh khoái Đò Cồn. Quán có tuổi đời trên 40 năm, do một gia đình hoàng tộc đúng chất mệ Huế mở. Người Huế vẫn quen gọi là quán bà Hẻn, vợ một vị vương tôn triều Nguyễn. Bà Hẻn qua đời truyền lại quán bánh khoái cho người con gái là Công Tằng Tôn Nữ Thị Ngọ. Nay bà Ngọ đã già, món bánh khoái đặc sản được tiếp tục truyền cho thế hệ thứ ba là người con dâu tên Lương Thị Tuyết Lợi.
    Bánh khoái thoạt nhìn qua có hình thức và cách làm tương tự bánh xèo miền Nam, nhưng hương vị, chất liệu và cách làm có khác biệt hơn. So với bánh xèo, bánh khoái có kích cỡ nhỏ và tinh tế hơn. Chất liệu chính của bánh khoái Đò Cồn là một loại bột tổng hợp mà chỉ có những người trong gia đình này nắm giữ công thức pha chế. Nhân bánh gồm tôm, chả, thịt nạc, giá tươi, trứng gà, hành lá.


    Tuy nhiên, cái chính làm nên món bánh khoái Huế đó chính là dĩa rau sống và chén nước lèo mà bất cứ ở đâu cũng không thể có hương vị đặc biệt này. Rau sống ngoài các loại rau phổ thông còn có chuối chát, vả, rau thơm là ba thứ đặc trưng không thể thiếu. Nước lèo cũng là một bí quyết pha chế mà người bên ngoài khó nắm giữ được công thức. Tuy nhiên, khi thưởng thức, thực khách có thể nhận diện được một số nguyên liệu và gia vị gồm: bột gạo dáo nhuyễn, nước tương truyền thống, mè rang và gan lợn băm nhỏ.


    Trong tiết trời se lạnh đầu xuân, khi nhiều món cao lương mỹ vị đã trở nên nhàm chán, thì một đĩa bánh khoái ăn nóng trong hương vị cay nồng ớt tỏi xứ Huế chắc chắn làm thực khách ngon miệng.

  3. Món ăn giản dị, lâu đời này giờ lại lắm khúc biến tấu. Người ta ăn tào phớ cùng với chính nguyên liệu tạo nên nó, hay thêm đậu xanh, thạch, thậm chí thêm cả nếp cẩm vào.
    Tào phớ là cách gọi phổ biến của món ăn được chế biến từ đậu nành, xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt, cho thêm chất tạo đông (ngày xưa là thạch cao thực phẩm, nay là các loại bột thạch, đường nho...). Không biết xuất xứ chính xác của món này, nhưng nhiều người nói nó do người Hoa làm, món ăn này cũng rất phổ biến ở các nước Châu Á, ở Trung Quốc, người ta coi tào phớ như một món canh, có thể chan ăn với cơm.

    Tại miền Trung, miền Nam, tào phớ còn được gọi là tàu hũ, đậu hủ nước đường... Ở miền Bắc, rất nhiều người quen thuộc với câu rao: Phơơơớ đây! với giọng nam trầm to khỏe.

    200312afamilyDLtaopho7_a7e91.JPG
    Phớ chan nước đường truyền thống ở miền Bắc

    Thuở ban đầu, tào phớ được ăn rất đơn giản, phớ được múc ra bát sành, sứ, chán ít nước đường trắng, đường đỏ. Tới mùa hoa bưởi, hoa nhài, đường được ướp hương hoa tăng thêm phần hương vị thơm mát cho món ăn này.

    Ở Huế, người ta gọi tào phớ là đậu hủ. Món này khi làm đông không đặc bằng ở Hà Nội, người Huế cũng không quen chan ngập nước đường như cách ăn ở ngoài Bắc mà cho nước vừa phải, họ còn rắc thêm đường trắng, thêm gừng vào nước đường hoặc đơn giản chỉ là ăn không.

    200312afamilyDLtaopho6_ee0be.jpg
    Đậu hũ Huế.

    Còn ở Sài Gòn, món tào phớ thường được gọi là tàu hũ. Và cách ăn cũng khiến không ít người Bắc ngạc nhiên vì tuy Sài Gòn không có mùa đông nhưng món tàu hũ lại được ăn rất nóng. Nóng từ tàu hũ, tới nước đường mật nấu lên cùng với gừng đập dập. Ngoài ra, điểm đặc trưng của hầu hết các món ngọt ở Sài thành là đều thêm nước cốt dừa vị beo béo, bùi bùi.

    200312afamilyDLtaopho5_6ec25.jpg
    Tàu hũ Sài Gòn.

    Đó là món tào phớ truyền thống, cách ăn riêng theo từng vùng miền. Nhưng ngày nay, ở Hà Nội, còn rất nhiều "khúc biến tấu" lạ của món táo phớ do người bán sáng tạo hoặc do người ăn yêu cầu, thấy hay hay, lạ lạ người bán giữ lại để tạo thành món mới.

    1. Tào phớ sữa đậu nành

    Món này không cách biệt với món tào phớ truyền thống là bao. Nhưng cái cách "lấy nó ăn nó" quả thật là một sáng tạo thú vị. Thay bằng nước đường chính là sữa đậu nành, cách ăn này giúp món ăn tăng thêm hương vị, thêm chất, đồng thời bớt cái vị ngọt the thé của đường.

    200312afamilyDLtaopho1_2661d.jpg

    Món này ra đời sau món tào phớ truyền thống và nhanh chóng phổ biến khắp các hàng quán Hà Nội. Bạn có thể thưởng thức món này tại quán vỉa hè số 9 Đoàn Thị Điểm, số 8 phố Quang Trung... Giá mỗi cốc, bát tào phớ từ 5.000-7.000 đồng.

    2. Tào phớ ăn cùng với chè đậu xanh

    Món này khá mới mẻ, do một hàng vỉa hè rất nhỏ nằm ở ngõ 105 phố Bạch Mai (Q. Hai Bà Trưng, HN) tự sáng chế ra. Món này thường dược ăn nóng, tào phớ có thể nguội nhưng chè đậu xanh là loại chè nóng. Khi trộn 2 thứ đó vào nhau tạo nên một bát phớ-đậu xanh với màu rất hấp dẫn. Chè đậu xanh cũng thay luôn nước đường hay đậu nành.

    200312afamilyDLtaopho2_ae974.jpg

    Với nhiều người, cách ăn này phần nào làm "lu mờ" món tào phớ vì cái sự ngọt và bùi của đậu xanh lấn át quá nhiều. Nhưng cũng có nhiều người khác nhận xét, nó làm cho món đậu xanh thêm mát, vị của món phớ cũng đậm đà hơn.

    Quán nằm ở số nhà 46 trong ngõ, bán buổi sáng, giá mỗi bát phớ-đậu xanh từ giá rẻ giật mình, chỉ có 3.000 đồng.

    3. Tào phớ hạt sen

    Nếu bạn có dịp đi qua khu tập thể Vĩnh Hồ (ở phố Thái Thịnh, Q. Đống Đa, HN), ắt hẳn bạn sẽ ấn tượng bởi một quầy hàng rong nhưng rất khang trang, với biển hiệu rất "oách" : vua tào phớ. Chỉ 3 chữ đó thôi cũng khiến bạn tò mò: tại sao lại là vua tào phớ, món ăn này có gì đặc biệt mà chủ quán dám xưng vua...

    200312afamilyDLtaopho3_b58f7.jpg
    Tào phớ hạt sen

    Ghé vào, bạn sẽ thấy quả thực ở đây đúng là có lắm món tào phớ lạ lẫm, có cái chủ quán nói du nhập từ Hồng Kông, Đài Loan về, có món do anh tự nghĩ ra.

    Trong đó, món tào phớ hạt sen là một ví dụ. Hạt sen được nấu chín cùng với nước đường, sau đó mới múc tào phớ vào, thêm đá bào nhỏ. Món này khá gần gũi với món tào phớ nước đường truyền thống vì nước nấu hạt sen khá ngọt, thơm. Còn hạt sen ăn cùng thì có vị bùi bùi, thường thì tào phớ tan trước khi hạt sen được... nhai gọn trong bụng.

    200312afamilyDLtaopho4_f752f.jpg
    Cửa hàng "vua tào phớ".

    Có 2 cách đi vào phố Vĩnh Hồ, bạn có thể đi từ đường Tây Sơn (phố đối diện với trường Đh Thủy Lợi, cạnh mấy hiệu thuốc to), hoặc đi từ đường Thái Thịnh hoặc Thái Hà vào (phố bị cắt bởi đường Thái Hà).

    Hiện có 2 hàng vua tào phớ ở phố này, 1 ở đầu Thái Thịnh, 1 ở gần phố Tây Sơn. Giá mỗi bát tào phớ ở đây là 10.000 đồng. Theo đánh giá của nhiều người đã từng thưởng thức quá, tùy hôm và tùy mùa mà hạt sen ăn cùng tào phớ mềm, nhừ. Nếu chủ quán làm ẩu thì hạt sen ăn bị cứng. Hàng ở đầu phố Tây Sơn được đánh giá là ngon hơn.

    Quán bán cả ngày, tuy nhiên, món tào phớ hạt sen bán từ trưa tới khoảng 6 giờ chiều là đóng cửa.

    4. Tào phớ... cafe

    Trên phố Quang Trung có một quán chuyên bán tào phớ và sữa đậu nành với phong cách rất hiện đại. Quán nhỏ nhưng cách bài trí gọn gàng, thu hút những thực khách nào ưa sự mới mẻ, sạch sẽ.

    Trong thực đơn của quán có rất nhiều món tào phớ với sự kết hợp lạ và có phần táo bạo. Chủ quán chia sẻ anh đã ăn hầu như tất cả các món tào phớ khắp đất nước. Mỗi món có một cái ngon riêng, hương vị độc đáo từng vùng miền hay do chính tay người làm sáng tạo ra.

    Về đất Thủ đô mở quán, anh cũng tự mình mày mò học hỏi, sáng tạo ra kha khá các món tào phớ độc đáo. Lạ nhất trong số đó phải kể tới việc kết hợp giữa tạo phớ và cafe.

    200312afamilyDLtaopho8_3ab99.jpg

    Cafe cũng có vô vàn khúc biến tấu với sữa chua, trứng, sữa..., nhưng sự kết hợp với tào phớ lại mang tới sự lạ lẫm cho thực khách. Một cốc cafe được pha ở độ vừa phải, thêm chút sữa tươi hoặc sữa đặc, sau đó, múc tào phớ thành từng lát mỏng vào ly. Nhìn bình thường, nhiều thực khách lầm tưởng đó là món cafe kem từ phương Tây nhưng không ngờ đó là món 100% Việt Nam.

    Vị đắng ngọt của cafe kết hợp với tính mát, thanh của tào phớ quả thật là một thức uống khá hay ho mà bạn nên thử mới cảm nhận hết được.

    Bạn có thể tới số 8 phố Quang Trung để thưởng thức.

    5. Tào phớ thập cẩm

    Món tào phớ này có thể coi là tổng hòa của các món tào phớ kể trên. Tuy nhiên, nó lại nghiêng về phía các loại chè thập cẩm có thêm tào phớ gia giảm.

    200312afamilyDLtaopho10_231ec.jpg

    Tào phớ mềm hơn thạch, ăn tan nhanh trong miệng, điểm nổi bật của nó là "mượn" nước cốt của các loại chè để trở nên ngon hơn. Vì thế cũng dễ hiểu, với món thập cẩm này, tào phớ thường "bị" hết trước.

    Cũng là tào phớ thập cẩm nhưng mỗi quán lại có cách kết hợp nguyên liệu khác nhau, như quán ở số 8 phố Quang Trung, chủ quán đã khéo léo kết hợp nước pha cùng tào phớ của cả 3 miền Bắc-Trung-Nam, rồi thêm đậu đỏ, hạt sen...

    200312afamilyDLtaopho9_460a5.jpg

    Hầu hết các quán bán tào phớ hiện đại đều có món tào phớ thập cẩm này.

  4. Món ăn giản dị, lâu đời này giờ lại lắm khúc biến tấu. Người ta ăn tào phớ cùng với chính nguyên liệu tạo nên nó, hay thêm đậu xanh, thạch, thậm chí thêm cả nếp cẩm vào.
    Tào phớ là cách gọi phổ biến của món ăn được chế biến từ đậu nành, xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt, cho thêm chất tạo đông (ngày xưa là thạch cao thực phẩm, nay là các loại bột thạch, đường nho...). Không biết xuất xứ chính xác của món này, nhưng nhiều người nói nó do người Hoa làm, món ăn này cũng rất phổ biến ở các nước Châu Á, ở Trung Quốc, người ta coi tào phớ như một món canh, có thể chan ăn với cơm.

    Tại miền Trung, miền Nam, tào phớ còn được gọi là tàu hũ, đậu hủ nước đường... Ở miền Bắc, rất nhiều người quen thuộc với câu rao: Phơơơớ đây! với giọng nam trầm to khỏe.

    200312afamilyDLtaopho7_a7e91.JPG
    Phớ chan nước đường truyền thống ở miền Bắc

    Thuở ban đầu, tào phớ được ăn rất đơn giản, phớ được múc ra bát sành, sứ, chán ít nước đường trắng, đường đỏ. Tới mùa hoa bưởi, hoa nhài, đường được ướp hương hoa tăng thêm phần hương vị thơm mát cho món ăn này.

    Ở Huế, người ta gọi tào phớ là đậu hủ. Món này khi làm đông không đặc bằng ở Hà Nội, người Huế cũng không quen chan ngập nước đường như cách ăn ở ngoài Bắc mà cho nước vừa phải, họ còn rắc thêm đường trắng, thêm gừng vào nước đường hoặc đơn giản chỉ là ăn không.

    200312afamilyDLtaopho6_ee0be.jpg
    Đậu hũ Huế.

    Còn ở Sài Gòn, món tào phớ thường được gọi là tàu hũ. Và cách ăn cũng khiến không ít người Bắc ngạc nhiên vì tuy Sài Gòn không có mùa đông nhưng món tàu hũ lại được ăn rất nóng. Nóng từ tàu hũ, tới nước đường mật nấu lên cùng với gừng đập dập. Ngoài ra, điểm đặc trưng của hầu hết các món ngọt ở Sài thành là đều thêm nước cốt dừa vị beo béo, bùi bùi.

    200312afamilyDLtaopho5_6ec25.jpg
    Tàu hũ Sài Gòn.

    Đó là món tào phớ truyền thống, cách ăn riêng theo từng vùng miền. Nhưng ngày nay, ở Hà Nội, còn rất nhiều "khúc biến tấu" lạ của món táo phớ do người bán sáng tạo hoặc do người ăn yêu cầu, thấy hay hay, lạ lạ người bán giữ lại để tạo thành món mới.

    1. Tào phớ sữa đậu nành

    Món này không cách biệt với món tào phớ truyền thống là bao. Nhưng cái cách "lấy nó ăn nó" quả thật là một sáng tạo thú vị. Thay bằng nước đường chính là sữa đậu nành, cách ăn này giúp món ăn tăng thêm hương vị, thêm chất, đồng thời bớt cái vị ngọt the thé của đường.

    200312afamilyDLtaopho1_2661d.jpg

    Món này ra đời sau món tào phớ truyền thống và nhanh chóng phổ biến khắp các hàng quán Hà Nội. Bạn có thể thưởng thức món này tại quán vỉa hè số 9 Đoàn Thị Điểm, số 8 phố Quang Trung... Giá mỗi cốc, bát tào phớ từ 5.000-7.000 đồng.

    2. Tào phớ ăn cùng với chè đậu xanh

    Món này khá mới mẻ, do một hàng vỉa hè rất nhỏ nằm ở ngõ 105 phố Bạch Mai (Q. Hai Bà Trưng, HN) tự sáng chế ra. Món này thường dược ăn nóng, tào phớ có thể nguội nhưng chè đậu xanh là loại chè nóng. Khi trộn 2 thứ đó vào nhau tạo nên một bát phớ-đậu xanh với màu rất hấp dẫn. Chè đậu xanh cũng thay luôn nước đường hay đậu nành.

    200312afamilyDLtaopho2_ae974.jpg

    Với nhiều người, cách ăn này phần nào làm "lu mờ" món tào phớ vì cái sự ngọt và bùi của đậu xanh lấn át quá nhiều. Nhưng cũng có nhiều người khác nhận xét, nó làm cho món đậu xanh thêm mát, vị của món phớ cũng đậm đà hơn.

    Quán nằm ở số nhà 46 trong ngõ, bán buổi sáng, giá mỗi bát phớ-đậu xanh từ giá rẻ giật mình, chỉ có 3.000 đồng.

    3. Tào phớ hạt sen

    Nếu bạn có dịp đi qua khu tập thể Vĩnh Hồ (ở phố Thái Thịnh, Q. Đống Đa, HN), ắt hẳn bạn sẽ ấn tượng bởi một quầy hàng rong nhưng rất khang trang, với biển hiệu rất "oách" : vua tào phớ. Chỉ 3 chữ đó thôi cũng khiến bạn tò mò: tại sao lại là vua tào phớ, món ăn này có gì đặc biệt mà chủ quán dám xưng vua...

    200312afamilyDLtaopho3_b58f7.jpg
    Tào phớ hạt sen

    Ghé vào, bạn sẽ thấy quả thực ở đây đúng là có lắm món tào phớ lạ lẫm, có cái chủ quán nói du nhập từ Hồng Kông, Đài Loan về, có món do anh tự nghĩ ra.

    Trong đó, món tào phớ hạt sen là một ví dụ. Hạt sen được nấu chín cùng với nước đường, sau đó mới múc tào phớ vào, thêm đá bào nhỏ. Món này khá gần gũi với món tào phớ nước đường truyền thống vì nước nấu hạt sen khá ngọt, thơm. Còn hạt sen ăn cùng thì có vị bùi bùi, thường thì tào phớ tan trước khi hạt sen được... nhai gọn trong bụng.

    200312afamilyDLtaopho4_f752f.jpg
    Cửa hàng "vua tào phớ".

    Có 2 cách đi vào phố Vĩnh Hồ, bạn có thể đi từ đường Tây Sơn (phố đối diện với trường Đh Thủy Lợi, cạnh mấy hiệu thuốc to), hoặc đi từ đường Thái Thịnh hoặc Thái Hà vào (phố bị cắt bởi đường Thái Hà).

    Hiện có 2 hàng vua tào phớ ở phố này, 1 ở đầu Thái Thịnh, 1 ở gần phố Tây Sơn. Giá mỗi bát tào phớ ở đây là 10.000 đồng. Theo đánh giá của nhiều người đã từng thưởng thức quá, tùy hôm và tùy mùa mà hạt sen ăn cùng tào phớ mềm, nhừ. Nếu chủ quán làm ẩu thì hạt sen ăn bị cứng. Hàng ở đầu phố Tây Sơn được đánh giá là ngon hơn.

    Quán bán cả ngày, tuy nhiên, món tào phớ hạt sen bán từ trưa tới khoảng 6 giờ chiều là đóng cửa.

    4. Tào phớ... cafe

    Trên phố Quang Trung có một quán chuyên bán tào phớ và sữa đậu nành với phong cách rất hiện đại. Quán nhỏ nhưng cách bài trí gọn gàng, thu hút những thực khách nào ưa sự mới mẻ, sạch sẽ.

    Trong thực đơn của quán có rất nhiều món tào phớ với sự kết hợp lạ và có phần táo bạo. Chủ quán chia sẻ anh đã ăn hầu như tất cả các món tào phớ khắp đất nước. Mỗi món có một cái ngon riêng, hương vị độc đáo từng vùng miền hay do chính tay người làm sáng tạo ra.

    Về đất Thủ đô mở quán, anh cũng tự mình mày mò học hỏi, sáng tạo ra kha khá các món tào phớ độc đáo. Lạ nhất trong số đó phải kể tới việc kết hợp giữa tạo phớ và cafe.

    200312afamilyDLtaopho8_3ab99.jpg

    Cafe cũng có vô vàn khúc biến tấu với sữa chua, trứng, sữa..., nhưng sự kết hợp với tào phớ lại mang tới sự lạ lẫm cho thực khách. Một cốc cafe được pha ở độ vừa phải, thêm chút sữa tươi hoặc sữa đặc, sau đó, múc tào phớ thành từng lát mỏng vào ly. Nhìn bình thường, nhiều thực khách lầm tưởng đó là món cafe kem từ phương Tây nhưng không ngờ đó là món 100% Việt Nam.

    Vị đắng ngọt của cafe kết hợp với tính mát, thanh của tào phớ quả thật là một thức uống khá hay ho mà bạn nên thử mới cảm nhận hết được.

    Bạn có thể tới số 8 phố Quang Trung để thưởng thức.

    5. Tào phớ thập cẩm

    Món tào phớ này có thể coi là tổng hòa của các món tào phớ kể trên. Tuy nhiên, nó lại nghiêng về phía các loại chè thập cẩm có thêm tào phớ gia giảm.

    200312afamilyDLtaopho10_231ec.jpg

    Tào phớ mềm hơn thạch, ăn tan nhanh trong miệng, điểm nổi bật của nó là "mượn" nước cốt của các loại chè để trở nên ngon hơn. Vì thế cũng dễ hiểu, với món thập cẩm này, tào phớ thường "bị" hết trước.

    Cũng là tào phớ thập cẩm nhưng mỗi quán lại có cách kết hợp nguyên liệu khác nhau, như quán ở số 8 phố Quang Trung, chủ quán đã khéo léo kết hợp nước pha cùng tào phớ của cả 3 miền Bắc-Trung-Nam, rồi thêm đậu đỏ, hạt sen...

    200312afamilyDLtaopho9_460a5.jpg

    Hầu hết các quán bán tào phớ hiện đại đều có món tào phớ thập cẩm này.

  5. Một món quà vặt đơn giản như nem chua rán cũng có đến vài kiểu chế biến đấy bạn nhé.
    Từ lâu nay, nem chua rán trở thành một món ăn quen thuộc với biết bao nhiêu thế hệ học sinh chúng mình. Hình ảnh chiếc xe đạp với một cái chảo lúc nào cũng xì xèo những cái nem chua vàng rộm, đỗ ngoài cổng trường mỗi lúc tan học dường như đã quá thân thương với teen rồi phải không? Nem chua rán không chỉ chinh phục teen bởi ngon miệng, giá lại mềm, mà còn bởi cách chế biến nem chua rán rất đa dạng với nhiều kiểu độc đáo khác nhau. Hôm nay, hãy cùng chúng tớ điểm danh vài kiểu nem chua rán đặc sắc được teen Hà Nội yêu thích nhất nhé.


    Nem chua rán bao bột trường Việt Đức


    Quán ăn nhỏ trước cổng trường Việt Đức không chỉ nổi tiếng với món mỳ tôm chanh ngon rẻ, mà còn bởi món nem chua rán với cách chế biến vô cùng đặc trưng.


    112707dsqxnemchuaran01.JPG


    112707dsqxnemchuaran02.JPG


    112707dsqxnemchuaran03.JPG

    Nem chua rán ở đây được bao trong một lớp bột dày, ăn rất lạ miệng bởi phần bột khi rán lên ăn rất thơm, vỏ ngoài thì giòn còn khi cắn lại có cảm giác hơi dai dai. Cũng bởi vì thế mà một chiếc nem chua ở đây có kích thước to hơn hẳn những nơi khác, và khi ăn cũng có cảm giác dễ no hơn hẳn. Tuy nhiên điểm trừ là phần "nhân" - tức là cái nem chua được bao bột - lại hơi bé một chút, vậy nên khi ăn bạn sẽ không tránh khỏi cảm giác đang ăn một cái bánh rán nhân nem chua, chứ không phải là nem chua tẩm bột rán. Tuy vậy, giá cho một chiếc nem chua "cỡ bự" này là 5k/chiếc, cũng không quá đắt đúng không teen.


    112707dsqxnemchuaran04.JPG

    Nem chua rán ngõ Tạm Thương


    Được coi như là "kinh đô" của món nem chua rán ở Hà Nội, khó mà đếm nổi trong ngõ Tạm Thương có tổng cộng bao nhiêu hàng nem chua tất cả. Nem chua rán ở đây được chế biến theo kiểu "truyền thống", tức là rán cả chiếc lên mà không tẩm ướp thêm gì. Hoặc cũng có thể là tẩm thêm một chút bột để tạo một lớp vỏ mỏng và giòn bám trên chiếc nem, khi ăn sẽ tạo vị ngậy hơn chiếc nem rán thông thường. Giá một đĩa nem 10 chiếc ở đây vào khoảng 40k/ đĩa bạn nhé.


    112707dsqxnemchuaran05.jpg


    112707dsqxnemchuaran06.JPG

    Nem chua tẩm bột chiên xù


    Nếu như nem chua bao bột trường Việt Đức khiến teen thích thú bởi lớp bột dày và dai, thì món nem chua tẩm bột chiên xù lại ghi điểm với lớp vỏ xù xì của mình. Này nhé, nem chua được lăn qua một lớp bột cà mỳ rồi rán kĩ, khi ăn bạn vừa thấy có cảm giác giòn tan, béo ngậy của lớp vỏ, lại vẫn giữ được hương vị của miếng nem chua bên trong. Bạn có thể dễ dàng tìm được món nem chua tẩm bột này ở phố Tạ Hiện, hoặc hàng ăn nhỏ trước cửa sân vận động Hàng Đẫy trên phố Cát Linh, cũng với giá chỉ khoảng 40k cho một đĩa 10 chiếc.


    112707dsqxnemchuaran07.JPG


    112707dsqxnemchuaran08.JPG:dribble:

  6. Một món quà vặt đơn giản như nem chua rán cũng có đến vài kiểu chế biến đấy bạn nhé.
    Từ lâu nay, nem chua rán trở thành một món ăn quen thuộc với biết bao nhiêu thế hệ học sinh chúng mình. Hình ảnh chiếc xe đạp với một cái chảo lúc nào cũng xì xèo những cái nem chua vàng rộm, đỗ ngoài cổng trường mỗi lúc tan học dường như đã quá thân thương với teen rồi phải không? Nem chua rán không chỉ chinh phục teen bởi ngon miệng, giá lại mềm, mà còn bởi cách chế biến nem chua rán rất đa dạng với nhiều kiểu độc đáo khác nhau. Hôm nay, hãy cùng chúng tớ điểm danh vài kiểu nem chua rán đặc sắc được teen Hà Nội yêu thích nhất nhé.


    Nem chua rán bao bột trường Việt Đức


    Quán ăn nhỏ trước cổng trường Việt Đức không chỉ nổi tiếng với món mỳ tôm chanh ngon rẻ, mà còn bởi món nem chua rán với cách chế biến vô cùng đặc trưng.


    112707dsqxnemchuaran01.JPG


    112707dsqxnemchuaran02.JPG


    112707dsqxnemchuaran03.JPG

    Nem chua rán ở đây được bao trong một lớp bột dày, ăn rất lạ miệng bởi phần bột khi rán lên ăn rất thơm, vỏ ngoài thì giòn còn khi cắn lại có cảm giác hơi dai dai. Cũng bởi vì thế mà một chiếc nem chua ở đây có kích thước to hơn hẳn những nơi khác, và khi ăn cũng có cảm giác dễ no hơn hẳn. Tuy nhiên điểm trừ là phần "nhân" - tức là cái nem chua được bao bột - lại hơi bé một chút, vậy nên khi ăn bạn sẽ không tránh khỏi cảm giác đang ăn một cái bánh rán nhân nem chua, chứ không phải là nem chua tẩm bột rán. Tuy vậy, giá cho một chiếc nem chua "cỡ bự" này là 5k/chiếc, cũng không quá đắt đúng không teen.


    112707dsqxnemchuaran04.JPG

    Nem chua rán ngõ Tạm Thương


    Được coi như là "kinh đô" của món nem chua rán ở Hà Nội, khó mà đếm nổi trong ngõ Tạm Thương có tổng cộng bao nhiêu hàng nem chua tất cả. Nem chua rán ở đây được chế biến theo kiểu "truyền thống", tức là rán cả chiếc lên mà không tẩm ướp thêm gì. Hoặc cũng có thể là tẩm thêm một chút bột để tạo một lớp vỏ mỏng và giòn bám trên chiếc nem, khi ăn sẽ tạo vị ngậy hơn chiếc nem rán thông thường. Giá một đĩa nem 10 chiếc ở đây vào khoảng 40k/ đĩa bạn nhé.


    112707dsqxnemchuaran05.jpg


    112707dsqxnemchuaran06.JPG

    Nem chua tẩm bột chiên xù


    Nếu như nem chua bao bột trường Việt Đức khiến teen thích thú bởi lớp bột dày và dai, thì món nem chua tẩm bột chiên xù lại ghi điểm với lớp vỏ xù xì của mình. Này nhé, nem chua được lăn qua một lớp bột cà mỳ rồi rán kĩ, khi ăn bạn vừa thấy có cảm giác giòn tan, béo ngậy của lớp vỏ, lại vẫn giữ được hương vị của miếng nem chua bên trong. Bạn có thể dễ dàng tìm được món nem chua tẩm bột này ở phố Tạ Hiện, hoặc hàng ăn nhỏ trước cửa sân vận động Hàng Đẫy trên phố Cát Linh, cũng với giá chỉ khoảng 40k cho một đĩa 10 chiếc.


    112707dsqxnemchuaran07.JPG


    112707dsqxnemchuaran08.JPG:dribble:

  7. IMG_0055.jpg
    Chè kho là một trong những món ăn ngày Tết không thể thiếu. Được làm từ các nguyên liệu đơn giản: đỗ xanh và đường trắng, thêm một chút vani nữa, trên điểm mấy hạt vừng rang kỹ. Ấy thế mà món ăn có một vị trí thật đặc biệt. Đĩa bánh vàng được đơm gọn ghẽ trên chiếc đĩa sứ trắng phau, bày lên bàn thờ tổ tiên. Bánh, mứt, kẹo là để khi đãi khách đến. Mấy ngày trong Tết, bữa cơm với chiếc bánh chưng, bát canh măng, đĩa bóng xào, với nào nộm nào gỏi tráng miệng chỉ bằng thứ bánh thanh tao này và một tách trà hoa Cúc thôi.
    Chè Kho phải được bày lên đĩa, đong bằng đĩa. Chiếc đĩa men sứ cũng chính là chiếc khuôn. Định nén chè vào những chiếc khuôn bóng bẩy đẹp đẽ, nhưng nghĩ lại như thế không ra chè kho nữa rồi. Miếng chè phải có hình quạt cắt thành từng miếng nhỏ vừa cầm tay. Đừng bao giờ đơm chè vào đĩa to quá,;và nếu có biếu ai, thì hãy gói chè bằng miếng lá chuối xanh mướt, buộc ở ngoài sợi lạt đỏ nữa nhé.

    IMG_0052.jpg
    Công thức:
    Nguyên liệu:
    - 500g đỗ xanh
    - 300g đường
    - 1 chút vani
    - 1 chút muối

    Cách làm:
    Chè Kho có hai cách nấu. Tất cả hai cách đều phải chọn đỗ xanh thật ngon, vàng, bở tơi. Vò đỗ, ngâm nước cho nở, sau đó lại đãi sạch. Vớt đỗ để ráo nước.
    Cách khuấy chè từ bột: Đỗ sau khi đã được ngâm sạch thì đem rang khô, xay thành bột mịn. Khi nấu, hòa bột vào với nước và đường, chút muối. Đặt lên bếp khuấy từ từ cho đến khi chè chín, sánh đặc.
    Cách kho chè từ đỗ chín: Hấp chín đỗ, giã tơi khi đỗ còn nóng. Rây qua rây cho thật mịn. Loại bỏ những hạt đỗ sượng. Trộn đường và nhúm muối, xào khô trên bếp.
    Cuối cùng đơm ra đĩa, rắc vừng đã rang vàng lên trên.
    Chè kho không cần bảo quản trong tủ lạnh mà có thể để ngoài 7-10 ngày bởi là món có lượng đường tương đối nhiều. Trong khi làm cũng cần sử dụng dụng cụ thật sạch sẽ.
    IMG_0057.jpg:dribble:

  8. IMG_0055.jpg

    Chè kho là một trong những món ăn ngày Tết không thể thiếu. Được làm từ các nguyên liệu đơn giản: đỗ xanh và đường trắng, thêm một chút vani nữa, trên điểm mấy hạt vừng rang kỹ. Ấy thế mà món ăn có một vị trí thật đặc biệt. Đĩa bánh vàng được đơm gọn ghẽ trên chiếc đĩa sứ trắng phau, bày lên bàn thờ tổ tiên. Bánh, mứt, kẹo là để khi đãi khách đến. Mấy ngày trong Tết, bữa cơm với chiếc bánh chưng, bát canh măng, đĩa bóng xào, với nào nộm nào gỏi… tráng miệng chỉ bằng thứ bánh thanh tao này và một tách trà hoa Cúc thôi.

    Chè Kho phải được bày lên đĩa, đong bằng đĩa. Chiếc đĩa men sứ cũng chính là chiếc “khuôn”. Định nén chè vào những chiếc khuôn bóng bẩy đẹp đẽ, nhưng nghĩ lại… như thế không ra chè kho nữa rồi. Miếng chè phải có hình quạt cắt thành từng miếng nhỏ vừa cầm tay. Đừng bao giờ đơm chè vào đĩa to quá,;và nếu có biếu ai, thì hãy gói chè bằng miếng lá chuối xanh mướt, buộc ở ngoài sợi lạt đỏ nữa nhé.

    IMG_0052.jpg

    Công thức:
    Nguyên liệu:
    - 500g đỗ xanh
    - 300g đường
    - 1 chút vani
    - 1 chút muối

    Cách làm:
    Chè Kho có hai cách nấu. Tất cả hai cách đều phải chọn đỗ xanh thật ngon, vàng, bở tơi. Vò đỗ, ngâm nước cho nở, sau đó lại đãi sạch. Vớt đỗ để ráo nước.

    + Cách khuấy chè từ bột: Đỗ sau khi đã được ngâm sạch thì đem rang khô, xay thành bột mịn. Khi nấu, hòa bột vào với nước và đường, chút muối. Đặt lên bếp khuấy từ từ cho đến khi chè chín, sánh đặc.

    + Cách “kho” chè từ đỗ chín: Hấp chín đỗ, giã tơi khi đỗ còn nóng. Rây qua rây cho thật mịn. Loại bỏ những hạt đỗ sượng. Trộn đường và nhúm muối, xào khô trên bếp.

    Cuối cùng đơm ra đĩa, rắc vừng đã rang vàng lên trên.

    Chè kho không cần bảo quản trong tủ lạnh mà có thể để ngoài 7-10 ngày bởi là món có lượng đường tương đối nhiều. Trong khi làm cũng cần sử dụng dụng cụ thật sạch sẽ.

    IMG_0057.jpg:dribble:

  9. 1. [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây]
    Không ai biết vì sao cái tên bánh là "ít", phải chăng vì cái bánh nhỏ, làm bằng một dúm bột tẻo teo! Bánh ít đem chiên (người Huế gọi là ram) sẽ trở thành bánh ram. Hai thứ bánh ít, ram này ăn kèm với nhau, gọi chung là bánh ít ram.
    2012-09-24.02.59.41-10.jpg
    Bánh ít được chế biến từ nguyên liệu chính là gạo nếp, bột đậu xanh và bột tôm, thường được ăn kèm với nước chấm chua ngọt. Phải chọn gạo nếp chuẩn, xay bằng nước mịn, lọc lấy phần tinh. Đậu xanh hấp chín, xát nhuyễn làm nhân. Nhồi bột nhuyễn, bắt đầu vo viên nhỏ thành những chiếc bánh bột nếp, bên trong là nhân đậu xanh, sau đó hấp trong vòng 20 phút.
    Đến phần bánh ram, người ta dùng loại vỏ bột nếp dẻo ấy bọc nhân tôm, thịt (đã xào với dầu, nước mắm, hành tỏi), sau đó đem ram (chiên). Khi chiên lên màu của bánh ram giòn vàng. Lúc bày ra đĩa, đặt bánh ram trên bánh ít, rắt lên những chiếc bánh một lớp bột tôm. Bánh ram, ít được ăn với nước chấm chua ngọt.
    2. [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây]
    Tên là bánh ướt nhưng nó mềm, dịu chứ không ướt tí nào. Bánh được chế biến bằng bột gạo, hình tròn, mỏng, có bán sẵn ở chợ. Rất đơn giản, có thể làm bánh ướt không nhân, chấm với nước mắm ớt chanh tỏi. Cầu kỳ hơn, còn các món khác như: bánh ướt tôm, bánh ướt thịt nướng, bánh ướt thịt lợn Mỗi món cần có một thứ nước chấm được pha chế khác nhau.
    2012-09-24.03.03.11-11.jpg
    Bánh ướt tôm ăn với nước mắm chanh tỏi. Thường lúc nấu tôm, lấy bớt một ít nước tôm hòa với nước mắm để có vị ngọt thanh hơn. Bánh ướt thịt lợn thì chấm với nước mắm ớt, chanh, tỏi thật cay.
    Còn bánh ướt thịt nướng thì chấm với nước tương. Cách làm nước tương rất tỉ mỉ: gan lợn băm nhỏ, tỏi giã nhỏ, mè rang chín. Cho vài muỗng dầu ăn vào chảo bắc lên bếp, dầu sôi cho tỏi vào, rồi đổ thêm tương, gan, mè, đường để sôi một lát cho thấm là ăn được.
    3. [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây]
    2012-09-24.03.03.34-12.jpg

    Nậm - một cái tên thật kỳ lạ, chẳng thể cắt nghĩa. Bánh nậm làm bằng bột gạo, nhân tôm và gói bằng lá dong. Bột gạo hòa tan với nước, nêm thêm bột ngọt, muối, bắc lên bếp khuấy đều. Khi bột đã nhuyễn và dẻo lấy muỗng trải ra tấm lá dong, bột có màu trắng, dẻo. Sau đó rắc lên mặt bánh một lớp nhân tôm, thịt (bánh chay thì dùng nhân đậu xanh). Gói bánh lại đem hấp khoảng 10 phút. Bánh nậm chấm với nước mắm mặn, ớt cay.

  10. Không như ốc ở những nơi khác, ốc Huế có đủ các vị mặn, ngọt, chua, cay, nồng. Một chút cay của tiêu, ớt, một chút nồng và thơm của gừng sả, một chút mặn mà của nước mắm, một chút vị ngọt toát ra từ thịt ốc...

    Tất cả làm nên một món ăn vừa ngon vừa thơm. Chỉ cần nhìn thấy đĩa ốc nóng hổi bốc khói, mùi thơm ngào ngạt là mọi người đều có cảm giác thèm và bị quyến rũ ngay.

    450-338-cam-nhan-huong-vi-tinh-te-trong-

    Ốc được lấy từ những nơi có mực nước không cạn cũng không sâu, thường ở lưng chừng sông hoặc đồng ruộng. Vì thế người ta mới gọi là mò ốc. Sông nước ở Huế có vị rất riêng làm cho ốc và hến ở đây định hình một hương vị đặc trưng mà không nơi nào có được. Ngày nay, do nhu cầu tiêu thụ quá lớn, lượng ốc trên các sông hồ trong nội thành đã trở nên khan hiếm, nguồn cung cấp chủ yếu là từ các vùng quê ven thành phố.

    Có hai loại ốc: ốc hút và ốc bươu (người Huế thường gọi là ốc nhỏ và ốc to). Ốc thường được ăn kèm với chén nước mắm gừng, ớt tỏi cay, đĩa rau sống tươi ngon có thêm vài lát vả, dưa leo và chuối chát. Thêm vào đó là món bánh tráng giòn tan hoặc bánh phồng tôm chiên giòn. Dụng cụ để ăn ốc, người Huế gọi là cây khươi ốc không phải là tăm như những nơi khác mà là gai của cây bồ kết, nó nhọn nên rất dễ khươi.

    Mỗi lần ăn ốc xong, ai nấy đều hít hà vì cay và nóng. Họ hít hà còn vì ngon quá nữa. Trông người nào môi cũng đỏ lên, mồ hôi lấm tấm nhưng vẫn ăn ngon lành. Có người ăn đến chảy nước mắt, nước mũi nhưng vẫn ăn đến cùng với cảm giác... tuyệt cú mèo!

    Tuy ốc thuộc vào dạng thức ăn mát, dễ gây đau bụng, nhưng món ốc ở Huế lại được chế biến một cách cẩn thận để loại trừ yếu tố đó. Ốc được ngâm ba lần qua nước muối, nước gạo, nước sạch để loại đi chất bẩn. Thêm vào đó là các gia vị ớt, gừng, sả mang yếu tố nóng có tác dụng giảm đau bụng. Đặc biệt, ốc được nấu chín kỹ nên rất an toàn.

    Là một thành phố nổi tiếng về du lịch, Huế ngày càng đa dạng và đặc trưng hơn trong phong cách ẩm thực. Món ốc thu hút rất nhiều đối tượng từ học sinh, sinh viên, người lao động bình dân đến những người sành điệu và cả khách du lịch. Tất cả đều có chung một cảm nhận ốc là món rất khoái khẩu, ăn rồi nhớ mãi và muốn ăn nhiều lần hơn.

  11. Không như ốc ở những nơi khác, ốc Huế có đủ các vị mặn, ngọt, chua, cay, nồng. Một chút cay của tiêu, ớt, một chút nồng và thơm của gừng sả, một chút mặn mà của nước mắm, một chút vị ngọt toát ra từ thịt ốc...


    Tất cả làm nên một món ăn vừa ngon vừa thơm. Chỉ cần nhìn thấy đĩa ốc nóng hổi bốc khói, mùi thơm ngào ngạt là mọi người đều có cảm giác thèm và bị quyến rũ ngay.
    450-338-cam-nhan-huong-vi-tinh-te-trong-

    Ốc được lấy từ những nơi có mực nước không cạn cũng không sâu, thường ở lưng chừng sông hoặc đồng ruộng. Vì thế người ta mới gọi là mò ốc. Sông nước ở Huế có vị rất riêng làm cho ốc và hến ở đây định hình một hương vị đặc trưng mà không nơi nào có được. Ngày nay, do nhu cầu tiêu thụ quá lớn, lượng ốc trên các sông hồ trong nội thành đã trở nên khan hiếm, nguồn cung cấp chủ yếu là từ các vùng quê ven thành phố.


    Có hai loại ốc: ốc hút và ốc bươu (người Huế thường gọi là ốc nhỏ và ốc to). Ốc thường được ăn kèm với chén nước mắm gừng, ớt tỏi cay, đĩa rau sống tươi ngon có thêm vài lát vả, dưa leo và chuối chát. Thêm vào đó là món bánh tráng giòn tan hoặc bánh phồng tôm chiên giòn. Dụng cụ để ăn ốc, người Huế gọi là cây khươi ốc không phải là tăm như những nơi khác mà là gai của cây bồ kết, nó nhọn nên rất dễ khươi.


    Mỗi lần ăn ốc xong, ai nấy đều hít hà vì cay và nóng. Họ hít hà còn vì ngon quá nữa. Trông người nào môi cũng đỏ lên, mồ hôi lấm tấm nhưng vẫn ăn ngon lành. Có người ăn đến chảy nước mắt, nước mũi nhưng vẫn ăn đến cùng với cảm giác... tuyệt cú mèo!
    Tuy ốc thuộc vào dạng thức ăn mát, dễ gây đau bụng, nhưng món ốc ở Huế lại được chế biến một cách cẩn thận để loại trừ yếu tố đó. Ốc được ngâm ba lần qua nước muối, nước gạo, nước sạch để loại đi chất bẩn. Thêm vào đó là các gia vị ớt, gừng, sả mang yếu tố nóng có tác dụng giảm đau bụng. Đặc biệt, ốc được nấu chín kỹ nên rất an toàn.


    Là một thành phố nổi tiếng về du lịch, Huế ngày càng đa dạng và đặc trưng hơn trong phong cách ẩm thực. Món ốc thu hút rất nhiều đối tượng từ học sinh, sinh viên, người lao động bình dân đến những người sành điệu và cả khách du lịch. Tất cả đều có chung một cảm nhận ốc là món rất khoái khẩu, ăn rồi nhớ mãi và muốn ăn nhiều lần hơn.

  12. Đây là một loại trà gia truyền của Huế và chỉ có ở Huế. Trước đây, đa số các vị vua nước ta đều trị vì ở Huế và loại trà này thường được dùng để phục vụ trong hoàng cung nên được gọi là trà Cung Đình. Trà Cung Đình được các vị vua xem như một trong những vị ẩm thực Nhất Dạ Đế Vương trong Hoàng Cung.

    Trà được bào chế rất công phu và pha chế theo một bí quyết nhất định, tất cả vị thảo dược đều được sao vàng hạ thổ theo một giờ nhất định và tuân theo luật âm dương ngũ hành. Đặc biệt không dùng một phụ gia hay hóa chất nào.


    Sản phẩm đã được Sở y tế Huế cấp chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm.


    Trong sản phẩm Trà Cung Đình bao gồm rất nhiều loại thảo dược, và mỗi loại có một công dụng riêng. Sau khi bào chế xong sẽ tạo ra một sản phẩm rất ngon về chất lượng và là một loại trà có một không hai ở Huế cũng như ở Việt Nam.


    Trà Cung Đình có tác dụng quan trọng nhất đó là bảo vệ long thể của bạn và giúp cho long thể của bạn không bị bất an.

    Cơ sở sản xuất Trà Cung Đình Đức Phượng tọa lạc tại địa chỉ số 20 kiệt 143 Phan Bội Châu thành phố Huế.


    Thành phần trà Cung đình :

    Atiso, cúc hoa, cúc ngọt, câu kỳ tử, vối nụ, hoài sơn, tim sen Huế, đại táo, hồng táo, khổ qua, hồi hoa, cam thảo bắc, hoa lài, hoa chè, quyết minh tử, hạt chi chi và 1 số vị thảo dược gia truyền quý.


    Công dụng của trà cung đình :

    Tuy không phải là thuốc nhưng uống 1 bình trà Cung đình có công dụng bằng 1 chén thuốc bắc sắc trong 7 tiếng.

    Công dụng chính

    3 tốt - Tốt cho người tiểu đường, tốt cho người nóng gan nổi mụn, tốt cho người sỏi thận

    3 giúp - Giúp ngủ ngon, giúp khỏe mạnh. giúp điều hòa huyết áp

    3 giảm - Giảm căng thắng, giảm mỡ trong máu, giảm bệnh tật

  13. Vĩnh Long là vùng đất mang đậm dấu ấn của nền văn minh văn hóa miệt vườn với điều kiện địa lý tự nhiên vô cùng thuận lợi như một mê cung sông nước vườn xanh, là điểm hẹn lí tưởng cho du khách trong các chương trình du lịch sinh thái và văn hóa tại Đồng Bằng Sông Cửu Long.
    Đến với quê hương Vĩnh Long, nơi có rất nhiều khu du lịch sinh thái nổi tiếng như : Vinh Sang, Trường An, Cù lao An Bình,... giúp bạn thoải mái tinh thần cùng với thiên nhiên miệt vườn và có dịp trãi mình với những món ngon, vật lạ mà giá thì lại phải chăng.
    Hãy một lần ghé thăm Vĩnh Long, bạn sẽ lưu luyến mãi không về bởi đặc sản Vĩnh Long cũng như con người Vĩnh Long chúng tôi!

    1309773035_bnamroi.png
    Bưởi năm roi
    Đây là đặc sản rất ngon có vị ngọt và chua nhưng lại chứa rất nhiều dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe và hệ miễn dịch của bạn. Quả bưởi này có nhiều ở xã Mỹ Hòa huyện Bình Minh - Vĩnh Long.


    1309772113_ttra.png
    Thanh trà

    Ở Vĩnh Long, thanh trà được trồng rất nhiều, tập trung từ ấp Đông Hưng cho tới 2 ấp Đông Hòa và Mỹ Hòa (xã Đông Thành, huyện Bình Minh). Đến đây trong mùa trái thu hoạch, sẽ rất thú vị khi nhìn thấy ẩn hiện hàng bao nhiêu những trái thanh trà vàng ươm xinh xắn trong màu xanh thẫm của những chòm lá dày.
    Thanh trà có hai loại: trái chua và trái ngọt. Trái chua vỏ cứng, ăn giòn. Trái ngọt vỏ mềm. Trước khi thưởng thức thanh trà, người ta phải nắn hoặc xoa đều tay cho trái mềm để dễ lột bỏ vỏ. Trái chua thì chấm muối ớt. Nếu dằm đường và nước đá đập thì chỉ cần bóc bỏ vỏ, là đã có loại nước giải khát tuyệt hảo chua chua ngọt ngọt trong những ngày hè oi bức.

    1309836200_camoan.png
    Cam xoàn


    Trà Ôn còn có một đặc sản rất nổi tiếng ấy là cam xoàn. Cam xoàn cùng một họ với cam mật, dễ trồng. Cây sinh trưởng và phát triển mạnh, thích nghi với vùng đất cao ráo thoát nước tốt. Cam xoàn ruột vàng, vị ngọt thanh hơn quít, trái to, cây từ 3 năm tuổi trở lên có trái quanh năm.

    Đặc điểm của cam xoàn là trái càng nhỏ thì vị càng ngọt thanh, có mùi thơm nhẹ, múi dẽ so với các loại cam sành, cam mật. Khách có thể mua cam xoàn cùng với những đặc sản nổi tiếng khác như cam sành, bưởi Năm Roi, măng cụt, chôm chôm, xoài cát... với giá cả phải chăng tại chợ Trà Ôn hoặc các sạp trái cây nhỏ dọc đường. Tuy nhiên, để chọn đúng loại cam này, bạn cần nhớ đặc điểm của quả cam là dưới đít trái cam xoàn chánh gốc luôn có dấu tròn như đồng xu, hơi lõm.


    1309772317_catituong.png
    Cá tai tượng

    Ngon nhất và trở thành đặc sản cá nước ngọt ở đây là con cá tai tượng. Cá tai tượng có mặt khắp ĐBSCL. Nhưng không hiểu sao ở riêng Vĩnh Long nó lại ngon nhất – có lẽ là nhờ cách chế biến. Đặc biệt, món tai tượng chiên xù đã làm nên “danh phận” cho ẩm thực Vĩnh Long. Đến bất kỳ điểm du lịch vườn nào ở cù lao An Bình, dù bữa ăn có nhiều “sơn hào hải vị”, bạn cũng vẫn “phải” được thưởng thức món tai tượng chiên xù.
    Món cá dọn ra bàn: con cá còn nguyên trạng, vàng ươm, để dựng đứng lưng trên bụng dưới gọn trên chiếc dĩa hình hột xoài xung quanh sắp bày các loại rau xanh tươi, thấy thích mắt. Sau khi mãn nhãn, bạn hãy dùng đũa dẽ miếng cá tai tượng còn nóng hổi đặt vào lát bánh tráng mỏng tang rồi chậm rãi đặt thêm lên đó những ngọn rau thơm, rau quế, những sợi bún trắng tinh rồi gói lại sao cho từng ấy thức ăn được cuộn vào gọn ghẽ. Chấm cuốn hỗn hợp ấy vào chén nước mắm chua ngọt có màu hổ phách, cắn một miếng bạn sẽ “nghe” tiếng cá giòn rụm vỡ giữa chân răng. Rồi những sợi bún mềm mại, vị the của rau thơm lẫn với vị ngọt của cá, vị mặn mà chua ngọt của nước chấm ngấm vào thực quản. Thoạt nhìn, những miếng vây lưng cá tưởng như rất cứng nhưng khi dùng thử, nhiều thực khách không khỏi ồ lên thích thú bởi miếng vây giòn rụm xen lẫn miếng thịt cá béo ngọt khi nhai. Chính vì vậy mà món tai tượng chiên xù lúc nào cũng được khách nước ngoài kêu “ồ” một cách thích thú khi nó được dọn lên bàn.


    khoailang.jpg
    Khoai lang mắm sống


    Khoai lang được chế biến thành nhiều món: luộc, chiên, nướng, hầm, sấy, nấu cà ri... Bà con nông dân thiếu thời gian để cầu kỳ thì chỉ cần khoai lang ăn với mắm sống hoặc ba khía cũng ngon. Nhưng lạ hơn cả là món khoai luộc cuốn lá cách chấm với nước mắm chua.

    Chọn những củ khoai lang nguyên vẹn rửa sạch cho vào nồi hấp hoặc luộc (thêm chút muối) cho đến khi khoai chín nứt vỏ. Dừa khô nạo lấy cơm, thêm chút muối mè và đậu phộng vào để tạo thêm mùi vị và bắt mắt.
    Khi ăn, dùng đọt lá cách cuốn từng miếng khoai lang, kèm thêm chút dừa nạo, rau thơm rồi chấm nước mắm chua. Cái ngon của món ăn dân dã này là cách pha chế nước chấm và chọn rau sống. Rau phải dùng là tía tô, quế, húng đất, còn nước chấm phải là nuớc mắm nhỉ pha thêm đường, ớt, chanh sao cho thật chua và thật cay “gắt củ kiệu”.
    Món khoai luộc chấm mắm chua nên ăn lúc bụng đói mới thưởng thức hết hương vị đậm đà của món ngon mà nhiều người đã dày công trải nghiệm. Chính vị ngọt bùi của khoai hoà quyện cùng với vị chua cay tinh tế của nước chấm sẽ giúp cho vị giác của chúng ta lâng lâng, ăn hoài không thấy ngán.
    Món này hiện có ở vùng chuyên canh khoai lang phía bắc Quốc lộ 1A thuộc huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.


    1309834414_cachay1.png
    Cá cháy

    Khi những ngọn gió chướng thổi qua làm rạo rực dòng sông Hậu bao la, thổi bung những bông xoài nhú quả xanh non cũng là lúc dòng sông xuất hiện từng đàn cá cháy. Cá cháy là đặc sản của riêng vùng đất nhỏ nằm bên sông Hậu, xã Tích Thiện (Trà ôn - Vĩnh Long), vùng gặp nhau giữa nước trong và nước lợ. Cá cháy nhiều xương nhưng thịt rất ngon. Cá cái có mang cặp trứng to chật cả khoang bụng, ăn rất bổ, béo.
    Giống cá cháy thật lạ kỳ, vừa rời khỏi mặt nước đã vĩnh viễn từ giã cuộc đời, dù người ta có cẩn trọng thả nó ngay tức khắc trong lườn ghe đầy nước. Vì vậy, khi đánh bắt được mẻ lưới khấm khá phải mang ra chợ bán ngay. Muốn có cá ngon phải thức sớm trước khi mặt trời mọc. Những tiếng rao cá cháy vang vang trên sông xa đầy ắp sương mù như mời gọi.
    Ăn cá cháy có nhiều cách. Cá được kho mặn trên bếp lửa riu riu để xương cá mềm nhừ. Đây là món ăn dài ngày trong gia đình, thậm chí có thể làm quà tặng cho người thân ở nơi xa. Ngoài ra, có thể nấu canh chua với các loại rau thơm như bạc hà (dọc mùng), đậu bắp, giá, bông điên điển hoặc có thể rim cả con, bên dưới đáy nồi lót một lớp mía. Cá cháy cũng có thể dùng để nấu cháo. Cháo nấu nhừ, cho cá cháy nguyên con đã đánh sạch vẩy vào nồi, đun sôi cho đến khi cá chín, gắp ra gỡ thịt, bỏ xương. Cháo cá cháy thường ăn với rau tần ô (cải cúc), rau đắng đất, xà lách, chút lá gừng non xắt nhuyễn.
    Món trứng cá cháy cũng rất hấp dẫn. Ai đã được ăn một lần trứng cá cháy sẽ nhớ mãi không quên. Ngoài vị béo không ngậy, hương vị thơm ngon khiến đã ngồi ăn thì không muốn đứng dậy. Gỏi cá cháy là món ăn cầu kỳ. Món này phải có đủ các thức rau ghém, rau thơm, chuối chát, khế chua để cuốn chung với thịt cá cháy, phải có nước chấm riêng biệt dành cho nó.
    Ngoài sự ngon lành bổ béo của trứng cá và thịt cá cháy, sẽ thú vị hơn nếu bạn được thưởng thức món xoài xanh băm nhỏ thả vào nồi canh cá đang sôi. Chất chua dìu dịu của trái xoài chưa kịp chín như đã ướp tẩm đầy hương thơm trong ngọn gió chướng, kích động mạnh mẽ vị giác, như tăng thêm độ hương nồng của miếng cá và chùm trứng.


    1309842406_tomcangxanh.png
    Tôm càng xanh

    Tôm càng xanh tuy đã giảm nhưng vẫn có thể câu được trong kênh rạch ven bờ sông Hậu. Người dân ven bờ thường chất chà ở những “búng” hoặc những nơi có dòng nước chảy mạnh để bắt tôm càng xanh.
    Tôm càng ngon nhất là nướng tươi trên bếp than hồng. Đốt một lò than đước, đặt vỉ lên và gắp từng chú “tôm” cho lên vỉ trở đều. Mùi thơm của tôm nướng tỏa ra trong không gian đủ làm kích thích người ta tiết ra dịch vị. Khi nướng, những con tôm từ từ đổi sang màu hồng, rồi đỏ au, sau cùng sem sém lửa là lúc tôm đã chín. Bỏ vỏ, bỏ đầu, lõi tôm chắc nịch sẽ hiện ra. Bạn cứ thế cầm, chấm vào chén muối tiêu chanh rồi từ từ thưởng thức. Vị béo của gạch, vị ngọt của thịt tôm hòa với vị mặn của muối, vị cay của tiêu, vị chua của chanh lan tỏa nơi đầu lưỡi khiến bạn chỉ muốn... tôm đừng vơi đi.


    1309842428_banhtrangnem.png
    Bánh tráng nem cù lao Lục Sỹ


    Ngoài cam xoàn, còn có bánh tráng nem ở cù lao Lục Sĩ Thành khách hay mua mang về làm quà. Sản xuất bánh tráng nem trước kia người ta chỉ dùng gạo lúa mùa, hiện nay được thay thế bằng loại gạo chất lượng cao. Bánh tráng Tân Thạnh thường ăn kèm cá lóc nướng trui kẹp thịt ba rọi, rau thơm, hoặc dùng cuốn thịt tôm nướng hay gói bò nhúng giấm...


    1309835099_calocnuongtrui.png
    Cá lóc nướng trui Vĩnh Long

    Nướng trui không bao giờ để cá lên vĩ, bên dưới hừng hực than hồng, như nướng những thức ăn khác mà phải nướng lửa. Ngọn lửa rơm, nếu làm khác đi, miếng cá sẽ mất thơm, không còn hương vị cá nướng trui.
    Chẻ một que tre tươi, chuốt nhọn một đầu xiên suốt từ miệng đến đuôi cá, cắm đứng thẳng xuống đất, phủ rơm khô trùm lên cá châm lửa đốt. Cái khéo và tay nghề người nướng cá ở chỗ dù nướng bao nhiêu con, tất cả đều chín một lượt, vẫy cá cháy đều đặn, mùi thơm quyến rũ bốc lên sau khi ngọn lửa vừa tàn chừng ấy người ta nhổ dần từng con cá cháy đem đặt vào dĩa, một tay giữ đầu cá, tay kia cằm đủa xẻ dọc lưng cá từ đầu xuống tận đuôi, tách đôi, trải ra, thịt cá trắng bóng, thơm lừng, nguyên bộ lòng cá được kéo ra, cho ngay vào tô nước mắm tỏi ớt dằm me chín, bên trong rổ rau tươi nhiều chủng loại, trước khi xẻ cá, dùng đôi đủa gạt nhẹ khắp mình con cá, những vẩy cháy rơi đi, còn lại làn da vàng lấm tấm đen và mùi thơm "không chịu nổi".
    Việc nướng cá nghe thì tưởng dễ nhưng nếu không phải là tay thành thạo thì nướng sẽ không được ngon! Cái giỏi của người có tay nghề là rơm phủ chỉ có một lần. Rơm cháy vừa hết thì cá cùng vừa chín đến nơi. Qúa chín thì cá hết ngọt, chưa chín tới cá nhão có mùi tanh, chất nhiều rơm cá khét, rơm thiếu cá sống khúc đầu, đốt thêm lửa, khúc giữa và khúc đuôi khô nước mất ngon.
    Cá lóc nướng trui thường ăn kèm với bún, bánh tráng nhúng nước, rau thơm, các loại để lên bánh tráng, gắp miếng cá đặt giữa lớp rau xanh cuốn lại thành cuộn tròn chấm nước mắm. Nước mắm thường thì là nước mắm tỏi ớt, chanh đường, giấm hoặc nước mắm dầm me.
    Rau, trước nhất không thể thiếu rau dấp cá kế đến húng cây, húng lũi, dưa leo, khế chua, chuối chát xắt lát mỏng, đặc biệt các loại đọt non như đọt điều, đọt xoài, đọt cóc kèn .... Miếng cá vừa thơm vừa ngọt, ăn cho đến da cá thì còn phải tốn thêm vài xị rượu đế làng quê, miếng da vừa giòn vừa thơm nếu bỏ đi là người chưa biết thưởng thức "cá lóc nướng trui". Không phải lúc nào "Đệ nhất nướng trui" cũng được trang trọng giữa bàn tiệc trong nhà, đôi khi "cá lóc nướng trui" cũng bày ra ngay trên bờ đê giữa ruộng lúa vừa gặt xong. Vậy mà người thích "cá lóc nướng trui" lại khó quên kiểu ăn dân dã ấy, bởi vì nướng hơn chiên ở chỗ giữ được mùi thơm riêng biệt đáp ứng khẩu phần hạn chế dầu mỡ



    1309835464_choutdong.png
    Chuột đồng Vĩnh Long


    Thịt chuột đồng thơm phức trắng như thịt gà và mềm như thịt thỏ, vị của nó thật khó tả, ngọn đậm và thơm. Có lẽ món chuột gắp nướng hấp dẫn hơn cả vì giữ được vị ngọt thịt tươi và mùi thơm đặc trưng không hề lẫn lộn với bất kỳ loại thực phẩm nào.
    Cách chế biến món chuột nướng cũng đơn giản và nhanh, nên có thể gọi nó là "fast food đồng quê" cho những người sành điệu "chuột đồng 7 món"! Hằng năm, từ tháng 10 đến sa mưa (tháng 3 âm lịch) là mùa chuột đồng kiếm được nguồn thức ăn dồi dào nhất nên con nào cũng ú tròn, lông mượt vàng - cũng là mùa dân ruộng săn chuột đồng. Tháng chạp vào thu hoạch lúa mùa thường niên, dân gặt dùng cách cắt lúa xoay cù, rồi bao lưới dí bắt chuột. Khi đồng khô, dẫn chó đi đào hang săn bắt. Những đêm trăng sáng, trai tráng trong xóm rủ nhau ra bưng, lung, đìa (nơi có nhiều cỏ rậm rạp) giậm cù, đặt xà di bắt chuột. Thời bây giờ, khi đồng ruộng tăng vụ sản xuất, ngoài cách đơn giản là làm rập đất, rập lồng để bẫy chuột, người ta còn chế ra cách chất chà, đấp ụ đất để nhử bắt chuột...
    Chuột chọn nướng phải còn sống, mập (nhiều mỡ). Sau khi giết, người ta phủ rơm lên thui lông chuột (rơm vừa đủ thui trụi lông và phải là rơm khô, thịt mới giữ mùi); sau đó cời than ra và cắt đầu, lột da, bóc bỏ bộ lòng (chỉ chừa gan). Móc bỏ bộ phận bài tiết và hạch ở bẹn của hai đùi sau và rửa sạch (phải làm thật kỹ, nếu không thịt sẽ khai và hôi mùi chuột).
    Dùng tre hoặc trúc chẻ que làm gắp nướng. Dưới sức nóng của than củi, thớ thịt chuột sẽ tươm mỡ, cháy xèo xèo. Bạn không cần ướp gia vị nhưng mùi thơm của nó có thể lan xa... khắp xóm!
    Muốn ăn chuột nướng, bạn nhất thiết phải có rau răm (nó xoá mùi tanh, làm đậm mùi thơm của thịt). Bạn có thể thêm chuối chát, khế và các loại rau mùi khác. Tuy nhiên, không thể thiếu xoài sống: xoài cắt lát để ăn kèm với thịt. Bằm nhuyễn một ít xoài cho vào nước mắm trong loại ngon, thêm một chút ớt cay để làm nước chấm.
    Chuột đồng còn được người dân miền Tây đem đi quay, chuột quay lu ( hay nướng lu) là một món ăn rất ngon và dễ làm. Sau khi làm lông, chuột gài vào móc sắt, máng vào miệng lu mái đầm, đậy kín nắp. Những con chuột đồng làm sẵn béo ngậy được gài vào móc sắt, móc vào miệng lu mái đầm (lu ba vú), đậy kín nắp lại. Lu đặt trên lớp gạch tiểu cao khoảng 2 tấc trét đất sét thật kín, chừa một lỗ nhỏ để vô than.
    Mỗi đợt quay khoảng 45 phút. Canh chừng 30 phút, giở nắp lu, trở bề chuột quay cho chín đều. Chừng 10 phút sau, mùi thịt đồng quê thơm lừng tỏa ra, khiến người khảnh ăn bụng dạ cũng "rạo rực". Thịt chín tới, phết một lớp nước sốt khiến cả mặt trong và mặt ngoài trở nên bóng lưỡng, vàng tươm trước khi giao chuột quay cho khách.
    Mùa khô ở miền Tây oi nồng, nhưng sau cuộc đi săn, vào núp dưới bóng râm, dân ruộng thường khoái thưởng thức ngay món chuột nướng. Củi rơm sẵn, rau, trái sẵn trong bờ ruộng, mương vườn, món "fast food đồng quê" sẽ làm họ quên nhanh cảm giác nhọc nhằn. Với dân biết nhậu thì không thể thiếu một chút men cay khi bày ra món này.

    Trên đây là những đặc sản quê hương mà tôi biết, xin chia sẻ mọi người. Nếu có dịp thì hãy ghé quê hương Vĩnh Long yêu thương để đi du lịch nhé!



    Trích dẫn:

    bài viết được sưu tầm tại trang[Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây]

  14. PHẦN 1

    Ve sầu là một loại côn trùng đầu to, vỏ cứng, có đốt - sống nhiều ở các vùng có cây to. Sau khi trứng nở, cá thể non chưa có cánh, sống ở dưới đất, khi trưởng thành có cánh nhiều vân và sống ở trên cây. Ve sầu gắn với mùa hè và được nhiều người biết đến qua tiếng kêu rỉ rả, inh ỏi suốt mùa.

    mon-ngon-vinh-long-mon-ngon-tu-ve-sau-1b

    Ve sầu không chích, không cắn và vô hại đối với con người. Nhiều người dùng ve sầu làm thuốc, trong xác ve sầu có kitin; tính mát, trừ phong nhiệt. Theo Đông y, dùng xác ve sầu chữa sốt, kinh giật, kinh phong ở trẻ em, chân tay co quắp, ho cảm mất tiếng, viêm tai giữa... Gần đây, ve sầu được chế biến thành nhiều món ăn ngon, rất được ưa chuộng ở Vĩnh Long.

    Sẩm tối ngày hè nóng nực, các chú ve sầu nhỏ hì hục từ dưới đất chui lên để lột xác thành những chú ve trưởng thành. Lên khỏi mặt đất, gặp một thân cây lớn, các chú ve non lại hì hục leo lên tìm một nơi để tiếp tục lột xác. Vào lúc này, chủ của những vườn chôm chôm và măng cụt ở Trà Ôn tranh thủ dùng đèn soi nhặt ve vì theo bà con, thời điểm đó chúng mềm và bùi nhất. Ve sầu nhặt đến đâu được quăng ngay vào chậu nước muối hoặc nước mắm pha loãng để chúng không mọc cánh thoát xác được, bà con nông dân nói vui là cho ve sầu tắm biển. Sau khi bắt đem về rửa sạch, nếu chưa chế biến ngay thì có thể cho vào tủ lạnh. Trong những ngày hè, người dân cù lao các xã Lục Sĩ Thành, Tích Thiện bắt được rất nhiều ve sầu, có khi chỉ một đêm là được mấy kg. Và các chú ve non được xem là đặc sản riêng dùng để đãi khách quý.

    mon-ngon-vinh-long-mon-ngon-tu-ve-sau-0b

    Ve sầu sau khi tắm biển được đem chế biến nhiều kiểu thứ như chiên bột, xào hành, nấu cháo và ngon nhất là chiên giòn. Thịt ve sầu non thơm hơn dế, cào cào; ít ngậy hơn con đuông. Ve sầu chiên giòn vừa mềm, có vị bùi, thơm lựng vừa giòn tan trong miệng.

    Đến những vườn du lịch sinh thái ở Vĩnh Long mùa này, du khách nhớ đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức món ve sầu rồi giăng võng nằm giữa vườn cây mát rượi, nghe ve sầu hát nỉ non trầm bổng. Đây cũng chính là chiêu độc của nhiều nhà vườn Vĩnh Long trong việc thu hút khách đến từ thành phố.

  15. Khác với Tập quán ăn uống với các nước trên Thế giới ( Âu -Mỹ ),Khi ăn,phải trong nhà hàng,quán ăn,ghế ngồi,bàn ăn đầy đủ với nhiều phương tiện và người phục vụ. Nhiều Quốc gia thuộc Ostasian ,ngoài Nhà hàng,Quán Tiệm còn có phong cách thưởng thức các món ăn,thức uống ngay trên vỉa hè,trên đường phố hay trong Công viên ,nơi tập trung nhiều khách bộ hành,du lịch qua lại.Phong cách chế biến,thưởng thức và hương vị của nó đã được nhắc tới in đậm trên các tạp chí Du lịch Thế giới với nhiều nhận xét khen ngợi,quảng bá.Các nước thường được nhắc nhiều nhất là Thailand,Viet nam....Nào,chúng ta cùng theo bước Hướng dẫn viên đi thăm quan và học hỏi cách làm cũng như thưởng thức các món ăn dân dã,bình dị đó nha Các bạn.

    :R

  16. món ăn nầy không phải lúc nào cũng làm được he bà con ...!
    nó chỉ phù thuột vào Mùa ...và đúng lúc thôi ...
    đơn giản , rất dễ chế biền ...nhưng hiếm khi làm
    lúc nầy là vào mùa Me non ..khi hạt chưa cứng ..ta có thể dùng ngay ..
    chuẩn bị :
    1/ 500gram Me non
    2/ 700gram Tép bạc non ( hay Tép đất )
    3/ 400gram đường cát trắng
    4/ 4 muỗng nước Mắm ngon
    5/ 2 muỗng canh Dầu ăn
    6/ 1 nuỗng cafe Bột Ngọt
    300gram đậu phọng rang
    1 it rau mùi
    1 tí muối izot
    cách chế biến :
    Me ta mua về , rữa thật sạch . để gáo
    xong ta lát thật mõng . ớp cùng 400gram đường cát trắng - và 4 muỗng nước Mắm ngon ...
    700gram Tép ta rữa sạch , để gáo nước . cho vào cái chão nhỏ cho 1 t1 muối vào + 1 muỗng cafe Bột Ngọt , trộn đều . để lên Bếp rang cho đến khi khô con Tép ..ta cho vào Tép đang rang thêm 2 muỗng canh Dầu ăn ...trộn cho đều ...khi Tép hút hết Dầu ăn thì ta tắt lửa , để cho nguội ...( khi Tép rang đã nguội , ta cắt bỏ đầu nhọn .rồi cắt Tép ra làm đôi .)
    trộn hổn hợp Tép rang và Me vào nhau , đậy nấp kính để vào tủ lạnh 3 giờ , khi ăn ta cho đậu phộng rang và ít rau mùi vào vậy đậu sẽ thơm và giòn ...!. ta có thể thường thức Hương Vị Quê Nhà ....chúc bà con có 1 món Tép rang trộn Me non ngon miệng ....
    món nầy để Nhậu là ko có gì bằng luôn ....hjhjhjhjhjhj
    Hình gởi kèm

  17. Có lẽ,các bạn sẽ tự hỏi,sao Gấu thời gian này lại sưu tầm nhiều Video về Miền Tây,mặc dù quê hương của Gấu lại ở Tây ninh -Miền Đông ???
    Gấu sẽ trả lời với các bạn :
    Thứ nhất :Thành viên tham gia Diễn đàn hầu như quê quán Miền Tây nhiều ,tuy quê Miền Tây,nhưng chưa hẳn đã hiểu hết về Danh lam,thắng cảnh và Địa danh,Lịch sử cùng những món ăn Đặc sản của quê mình.Nơi nền Văn minh Lúa nước phát triển mạnh mẽ đã sản sinh ra những câu hò,điệu hát đã đi vào lòng người,song song với nền Văn hóa đó,là nghệ thuật ẩm thực cũng được nâng cao làm mê lòng người ,mỗi khi đến quê hương Chín Rồng này.
    Thứ hai :Các thành quả đáng ca ngợi ấy,được tạo ra từ những người dân sinh sống ở đây,trên Cù lao,Trên Dồng nổi,trên mảnh đất phù sa của sông Tiền,sông Hậu,Vàm cỏ hay Cổ Chiên...Vì sinh ra ở miền Sông nước,nên tính cách của họ phần nào cũng ngọt ngào và thiết tha như dòng sông quê.....
    Người xa xứ,ai mà không nhớ,ai mà không thương khi ăn miếng Mắm,khi nghe câu hò,khi nhìn lại Quê hương của minh sau bao năm xa cách ?????
    Đó..Đó là sở nguyện của Gấu khi Post những Video này..Và cũng để trả lời với 1 người bạn khi hỏi Gấu " Miền Tây còn có những gì đặc biệt nữa mà Gấu nhớ ????"

  18. 1. Giới thiệu

    Bánh khọt là món bánh dễ làm và rất quen thuộc với người dân Việt Nam, đặc biệt ở Nam Bộ. Bánh được bày lên đĩa cùng với rau thơm các loại, cải xà lách, dưa leo và một chén nước chấm chua ngọt tạo cảm giác thèm ăn cho mọi người dù chỉ mới nhìn qua.

    12_banhkhot1.jpg

    Bánh khọt xuất hiện ở nhiều nơi và ở mỗi vùng lại được cải biến đi chút ít để tạo nên những nét đặc trưng riêng biệt. Cũng từ bột gạo xay, nhưng bánh khọt Châu Đốc được pha thêm nghệ, bên trên mỗi chiếc bánh lại được cho thêm một con tôm khiến chiếc bánh trở nên "cao cấp" và khi ăn không thấy ngán. Bánh khọt Vũng Tàu lại giữ nguyên màu trắng của bột, không có tôm tươi mà lại được rắc tôm chấy (chiên giòn) lên gần giống với bánh bèo Đà Nẵng.


    Khuôn bánh khọt phải bằng đất nung thì bánh mới ngon. Hình ảnh các mẹ, các chị ngồi bên khuôn đất, chăm chú chiên từng cái bánh khọt nhỏ bao giờ cũng để lại ấn tượng mạnh mẽ đối với loại bánh này.

    2. Quy trình sản xuất:

    Pha trộn: bột gạo + nước cốt dừa + nghệ + hành lá => chiên bánh => thêm nước cốt dừa => lấy bánh => bánh khọt

    3. Giải thích quy trình

    3.1 Chuẩn bị
    • Rau sống: rau dùng ăn bánh khọt đơn giản hơn bánh xèo, thường chỉ gồm rau thơm, xà lách và dưa leo. Tất cả đều được rửa sạch, để ráo và xếp ra mâm, riêng dưa leo được cắt thành lát mỏng.
    • Nước chấm: tỏi tươi và ớt bằm thật nhuyễn, cho vào nước ấm, đường, chanh và khuấy đều, sau đó cho từ từ nước mắm vào, nêm nếm vừa ăn. Nước chấm ngon phải có mùi vị của nước mắm hài hòa với vị chua của chanh (hay có thể dùng giấm) và vị ngọt của đường.
    • Nước cốt dừa: cho khoảng 1lít nước ấm vào 0,5 kg dừa khô đã nạo, nhào trộn và vắt, lược lấy phần nước cốt dừa. Sau đó cho thêm hành lá cắt khúc, một ít muối và đường để tạo vị ngọt cho bánh.


    • Pha bột: Cho thêm khoảng nửa lít nước vào phần xác dừa (đã dùng để vắt nước cốt), tiếp tục vắt lấy nước dừa dão. Phần nước dừa này dùng để pha bột nhằm làm tăng độ béo và tăng cấu trúc của bánh.

    Khuấy đều bột gạo với một ít nước ấm và nước dừa dão ở trên. Đánh một hoặc vài trứng gà trộn đều vào bột làm tăng độ nở và giá trị dinh dưỡng của bánh. Hành lá xắt nhuyễn bổ sung vào bột làm cho bánh thơm ngon. Ngoài ra, bột nghệ cũng được pha chung với bột để tạo bánh có màu vàng đẹp. Cũng cần nêm gia vị như muối, đường, bột ngọt cho vừa ăn và có thể bổ sung bột mì để tăng độ dòn của vỏ bánh.

    12_banhkhot4.jpg

    Quá trình pha bột giúp cho tinh bột trong bột gạo hút nước và tạo dung dịch lỏng để thuận lợi cho quá trình đổ khuôn bánh. Tinh bột khi đã hút nước sẽ thực hiện quá trình trương nở, hồ hóa và làm chín bánh dễ dàng khi đun nóng trên khuôn.

    3.2 Chiên bánh

    12_banhkhot5.jpg

    Khuôn bánh đặt trên bếp than hoặc bếp củi cho thật nóng. Dùng mỡ (hoặc dầu) thoa khắp các khuôn cho thấm. Múc bột (bằng cái giá) đổ vào khoảng phân nửa hoặc 2/3 lỗ khuôn. Dựa vào tính chất hồ hóa và tạo gel (cấu trúc đông đặc) của tinh bột. Các hạt tinh bột gạo phân tán trong nước, khi được gia nhiệt sẽ kết dính lại tạo nên hình dạng của bánh. Đậy nắp cho bột chín sơ qua.

    12_banhkhot6.jpg

    Sau khoảng 1 phút, ta mở nắp và lần lượt rưới nước cốt dừa đều khắp bề mặt bánh. Đậy nắp lần nữa cho chín bánh (khoảng 30 giây). Đợi bánh vàng đều, tróc ra, dậy lên mùi thơm của bột và dừa thì dùng muỗng múc từng cái xếp ra dĩa.

    12_banhkhot7.jpg

    Nước cốt dừa làm tăng độ béo và thơm ngon của bánh. Nước cốt dừa cũng làm bánh trở nên xốp và dai hơn.

    4. Giá trị dinh dưỡng

    Bánh khọt được làm từ bột gạo nên thành phần bánh chủ yếu là tinh bột và một ít chất béo từ nước cốt dừa. Bánh khọt cũng là món ăn thanh đạm quen thuộc không chỉ với những người dân miền quê mà cả chốn thị thành ở Việt Nam.

    Bánh ăn lúc còn nóng với rau sống, dưa leo hoặc chỉ ăn với nước mắm chua cay. Nếu là đám tiệc, ta có thể trình bày bánh trong những đĩa hột xoài to và thêm thắt một tí hoa văn bằng rau củ cho đẹp mắt.

    * Tài liệu tham khảo: các hình ảnh minh họa tham khảo từ trang web [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây]

    sưu tầm từ wed [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây]

  19. 17 tuổi. Tôi rạo rực đi tìm câu hát, điệu hò ai bỏ bên dòng Hậu Giang. Ba trăm năm thăng trầm, lịch sử im lìm không nói không rằng nhưng tôi vẫn hằng mong được nghe dòng Cầm Thi trỗi một nhịp đàn và hát một khúc thơ.

    Tôi háo hức khám phá thành phố đồng bằng, tìm chút thi vị trong đời, khao khát đặt chân đến bờ Bình Thủy trời yên sông lặng, buông hồn trần tục vào giấc mộng Nam Kha theo tiếng chuông chùa Nam Nhã Phật Đường trong buổi chiều bình yên muôn thuở, muốn vào Đầu Sấu để xem loài thủy quái hung tợn ngày xưa, đi qua Cái Răng để nghe tiếng rao Cà Ràng văng vẳng bến sông, xuôi Phong Điền đi xuồng qua vàm chợ nổi ngắm ghe thương hồ bẹo hàng rao bán nhọc nhằn một đời chìm nổi lênh đênh.

    [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây]

    17 tuổi. Tôi là thằng nhỏ lạc loài nơi đất lạ, thứ chi chi cũng lạ lẫm vô chừng. Thấy chút ngỡ ngàng ở chợ Tân An sầm uất chật mùi cá mắm từ miệt vườn vùng biển. Ăn tô bún mắm cá sặc hăng hăng mùi ngải bún mới biết mình đã xa quê, thấy xứ người ngồ ngộ mà hay hay. Đạp xe lòng vòng nội thị, lần đầu trong đời thấy đèn cao áp soi mình trên đại lộ, vẽ nên những vết hoa thị trong cơn mưa đầu mùa, biết rằng mình rồi sẽ bắt đầu một kiếp tha hương. Một đôi lần về miệt vườn Phụng Hiệp, qua Lộ Vòng Cung nghe người ta nói tiếng lóng đá gà mà đầu óc thêm mấy phần mê muội, tôi bỗng thấy sẽ mãi mãi không thể hiểu được chốn này.

    14 năm. Cần Thơ nửa như lạ nửa là quen. Từng ấy năm tôi đã đi dọc dòng sông từ đầu vàm Tân Châu nước cuồn cuộn chia thành hai ngả Tiền - Hậu đến tận cùng An Thạnh Nam phình người nhô mình ra bể cả. Một ngàn năm nước sông Tiền luôn cao hơn sông Hậu. Cuối vàm Năng Gù gộp đôi dòng nước, cho cuộc đời lắm những cá tôm. Và bên kia Vàm Nao, mùa lũ sông Tiền đem về không biết bao nhiêu là phù sa mà cứ độ mùng Năm tháng Năm là tôi lại háo hức chờ nước quay đo đỏ khắp đầu nguồn Hồng Ngự, Tân Hồng. Sông tách đôi dòng. Vừa qua cầu Mỹ Thuận đã chợt nhớ Bình Minh. Nhìn mặt trời lặn xuống miệt Hà Tiên từ hướng bờ bắc, Cần Thơ như thể nổi lên từ đáy nước mơ hồ ánh bạc. Nước và đất chảy miệt mài tất bật từ bao đời, cho xứ Cần Thơ êm đềm đắm mình bên bờ Nam sông Hậu. Những ngày tháng chín tháng mười nước rong cho xứ này những bãi bồi, cù lao, cồn nhỏ mượt mà. Tôi còn hiểu cứ mỗi chiều mùng Mười tháng Ba thì Cần Thơ luôn đón những cơn mưa đầu mùa tầm tã, nước cống trào lên mặt đường đen đen trắng trắng. Người đi len lén né mưa, kẻ phóng vù vù tóe nước vô tư. Cũng chẳng sao vì khi bong bóng nước to như những con cờ nhào thì mưa càng lớn, và một đôi ngày sau thì cỏ cây đã nhuộm xanh biếc thành đô, trẻ con, người lớn lại hồ hởi ra lề đường vẹt cỏ bắt dế râm ran.

    Đã mấy lần tôi đi tàu cao tốc dọc sông Cần Thơ, về Kinh Xáng Xà No, Giồng Riềng, Miệt Thứ. Những chuyên gia nước ngoài không ngại khó khăn, đầu đội thúng nắng vai gánh vạt mưa đồng bằng để cải thiện vùng ngập phèn ngập mặn xa xôi. Và từ đó tôi học được cách yêu cây bần xanh nõn nà, trái chua chát mùi cực nhọc miền châu thổ mênh mông nhưng hào hùng thành cánh rừng ngập mặn che chở miền cuối sông. Tôi bắt đầu biết yêu những tụm dừa nước mọc ven bờ rạch, buồng trái nặng oằn một gánh tha hương len lỏi khắp miền sông nước. Chợt nhớ ngày xưa nàng Chanh hết lòng chung thủy vì vua nhưng món canh chua của nàng đã trở thành nỗi oan nghiệt chia ly muôn đời. Tình yêu trong trắng của cô gái miệt vườn Khơ-me cũng kịp tặng cho đời bần hạ được tấm lá vàng vọt lợp nhà, cọng lạt dừa mảnh mai đan mái, trái trăng trắng không mùi vô vị cũng chuốc vui được khắc trưa nhàn hạ. Tôi cũng biết đợi chờ những chuyến phà miệt mài qua sông, chở theo nỗi nhớ mong người xa xôi biền biệt, ghé bến giang hồ cho kẻ lãng du lúc dừng chân mỏi mệt. Tôi yêu những chiếc ghe thương hồ không tuổi không tên, mắt đo đỏ ngắm nhìn tương lai trong muôn trùng sóng bạc, biết ngày mai sẽ mang về bao ao ước. Tôi yêu khu hai đại học, nhà ba tầng âm thầm muôn tuổi ôm gọn tuổi hai mươi, chở che tình yêu dại khờ đầu đời của kẻ hàn sĩ phương xa. Tôi yêu cầu Quang Trung những chiều nắng nhạt thổi căng cánh diều lộng gió cho ước mơ tụi mình bay vút mấy tầng cao. Thành phố cứ như em bé lớn lên hàng ngày nhưng tấm lòng vẫn vậy, tựa buổi nao tôi đặt chân lên mảnh đất chuyển mình, vẫn bồi hồi lo lo khi thấy cổng chào Cần Thơ kính chào quý khách, mới biết kẻ tha hương bắt đầu tìm chốn dừng bước chân phiêu bồng.

    14 năm. Tôi vẫn như là khách. Lắm khi tôi thả mình lang thang trong những con hẻm ngoằn ngoèo không lối ra như thể người say sa vào bàn cờ thế cuộc. Dối lòng mình cho rằng biết hết các con đường Tây Đô, nhưng tôi vẫn ngẩn người vì không biết hàng trăm con đường nho nhỏ xuyên trong lòng phố thị sẽ đưa mình đến đâu. Quanh đi quẩn lại trong quận Ninh Kiều chỉ có nhà san sát nhà, người chen chúc người, tựa nửa là đô thị, nửa là nhà quê. Tự biết rằng tôi còn lắm ngây thơ so với đất trời muôn nghìn tuổi. Nhấp ngụm cà phê chua chua mùi bắp rang thấy lòng ngổn ngang trăm lối, càng biết nhớ biết thương ly cà phê Sài Gòn ngọt đắng, nhớ Cao Lãnh mùa sen tháng ba với ly sương sa hột lựu mát ruột mát lòng. Mùa nóng tháng tư oi ả hanh hao, mùa cuối năm lành lạnh se lòng, làm mình chợt nhớ chợt quên Brisbane xa vời cũng đầy những ngày mùa biến động như ở đây.

    Xa là vậy, nhưng thấy đất trời Cần Thơ luôn bao dung cho người hàn sĩ. Lắm khi tôi thèm được trầm mình trong mấy quán cà phê cóc đường Trần Văn Hoài để xem mặt trời lặn mỗi ngày một kiểu với hình thù quái dị từ những vệt ráng chiều, mới nghiệm ra rằng mỗi ngày một lạ, đem cho mình biết bao điều thú vị lẫn khó khăn. Tôi còn thấy lạ lẫm với tiếng nói tiếng cười của nhỏ bán cà phê khi vui đùa cợt nhã khi trầm lắng suy tư. 14 năm. Tôi thương Cần Thơ qua quít như kẻ lang chạ tình nhân bên đường vậy mà quyến luyến như thuở trăng vàng qua dòng Bassac, chợt biết chim quyên lạc loài nhớ người bàng bạc, nhớ mùi tình nhân, nhớ tình yêu đau đáu tấm lòng. 14 năm. Tôi tương tư đất như kiểu tôi yêu người bạn nhỏ. Tôi thương Cần Thơ không mùa hoa vẫn nở. Tôi nhớ đường Nguyễn Trãi đầy bông hoa sao xoay tít mình trong gió chờn vờn bóng chiều, biết bao lời thề hẹn ba sinh cũng phiêu bồng như lá, bay bay khắp cõi trần rồi lãng du một kiếp. Nhớ công viên Đồ Chiểu ngập đầy bóng râm, tụi bạn nhỏ tìm vạt nắng vàng trong những kẻ ngón tay đan lồng vào nhau, nói rằng hạnh phúc nhất trần gian là được cầm tay nhau, cho mình cảm thấy bình an, cho cuộc đời vơi đi biến động. Tôi nhớ màu bằng lăng thủy chung ngập tím đường Lý Tự Trọng, đường Trần Ngọc Quế trong một ngày không buồn không vui, báo hiệu những cơn mưa ngâu tháng sáu dầm dề trong bình minh tiết Đoan Ngọ. Cũng là lúc thành phố hực lửa màu hoa phượng, đo đỏ sân trường cho chia ly học trò thêm phần sướt mướt. 14 năm. Tôi vẫn biết còn có người chờ người dưới tán hoàng lan góc bưu điện trong tháng tư nắng váng mắt váng đầu, dẫu biết đợi hết tháng này cây sẽ trơ trơ cành lá úa mà bóng người đã biền biệt xa từ độ mai vàng còn nở rộ.

    Đứng dưới đất trời Cần Thơ lồng lộng, 14 năm, vẫn thấy thiêu thiếu chút gì, khao khát chút gì tôi không hiểu. Hình như mình cảm thấy Cần Thơ thân thương lắm, lại hình như một ít xa xôi. Thấy hình như mình đã từng đến chơi nơi đây đâu đó trong đời, nhưng hình như 14 năm này chỉ mới là ngày đầu tiên trong lòng lữ khách. Tôi đứng ở Cần Thơ nhưng sao thấy mình lại nhớ Cần Thơ da diết đến dường vậy!
    Sưu tầm


    [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây]

  20. Đã từ lâu ,chúng ta thưởng thức các món ngon được tạo nên bằng các sản vật vùng sông nước Cửu long ,Đồng nai hay Vàm cỏ.Qua bàn tay khéo léo ,đảm đang của lớp người khai phá đất hoang xa xưa mà làm nên Hương Vị Quê Nhà không thể quên được.Nay,tôi muốn giới thiệu với các bạn những món ăn nổi tiếng của người dân châu thổ sông Hồng,hay nói chính xác hơn là của Người Hà Nội,một khi đã đến,đã thưởng thức qua ,ít ai quên được...Những món ăn ,phần nào đậm đả,dân dã nhưng vương nặng hương vị Dân tộc,Văn minh Lúa nước,lưu luyến chân người đi như câu hát:
    ".....Ai đã đi xa Thành đô
    Mà không luyến nhớ Quê nhà "
    [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây]:R

  21. Mỗi Dân tộc đều có những Tập quán và Phong tục riêng,các món ăn phù hợp với Phong thổ Địa lý của vùng miền. Qua Châu Âu,chúng ta không lạ gì các Menu chủ yếu là Thịt Động vật chăn nuôi,càng vào sâu Lục địa thì các món ăn được chế biến từ Thịt càng phong phú.Có đi ra ngoài ,mới thấy và mới cảm nhận được,các món ăn của Châu Á nói chung,Việt nam nói riêng có những nét riêng,mang bản sắc của Dân tộc làm ngẩn ngơ bao Du khách và trĩu lòng người đi xa......:R

  22. [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây] - Tới Sa Pa hòa mình vào mây

    Với du khách, cái tên Lào Cai gắn với hàng loạt danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Sa Pa, núi Hàm Rồng, thác Bạc, Mường Hum hay ngọn đèo hiểm trở Ô Quy Hồ.

    t709427.jpg
    Các điểm tham quan - [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây]
    Điểm đến đầu tiên bạn không thể bỏ qua khi đến Lào Cai là Sa Pa, thị trấn vùng cao, một trong 21 khu nghỉ mát nổi tiếng nhất nước ta, nơi mê hoặc du khách với vẻ đẹp mù sương, với cái lạnh se sắt, bức tranh phong cảnh thiên nhiên hài hòa giữa núi rừng, ruộng bậc thang và những ngôi nhà ẩn hiện trong màu xanh của cây cối, của trời, nét thơ mộng của phiên chợ vùng cao, nơi thanh niên nam nữ các dân tộc hẹn hò gặp gỡ, ca hát giao duyên để tìm hiểu bạn đời qua khúc hát tỏ tình, qua tiếng sáo, tiếng khèn, đàn môi...

    - [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây] - Bên cạnh vẻ đẹp của thị tứ trên cao, nét lãng mạn của chợ Sa Pa, huyện Sa Pa còn mê hoặc du khách với hàng loạt địa danh, thắng cảnh nổi tiếng. Đó là Bãi đá cổ, di sản của người Việt cổ, gồm những khối đá với các hình chạm khắc từ xa xưa, nằm rải rác trên những thửa ruộng bậc thang. Trong bãi đá cổ, nổi bật nhất là đá vợ chồng, một cặp đá có tư thế đang hướng về nhau gắn với truyền thuyết về mối tình thủy chung của đôi trai gái mong được sống hạnh phúc, nhưng khi sắp sửa gặp nhau thì bị hóa đá.

    Núi Hàm Rồng, nơi chứa đựng truyền thuyết huyền bí về cặp rồng từ thuở hồng hoang đến vẻ đẹp có sự can thiệp của con người với vườn lan trăm hình vạn sắc, một bình nguyên rực màu hoa đào giữa tiết xuân, các hốc nơi vách đá nhiều bí ẩn, thị tứ Sa Pa tuyệt đẹp từ trên cao. Hang động Tà Phìn bí ẩn kích thích lòng can đảm, trí tưởng tưởng của con người. Thác Bạc hùng vĩ, hoang sơ. Đỉnh Phanxipang, nóc nhà Đông Dương, điểm đến tham quan và chinh phục của không ít bạn trẻ.

    11-9.jpg
    Một Sa Pa chìm trong mây - [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây]

    Ngoài ra, Sa Pa cũng thu hút du khách với Cát Cát, bản lâu đời của người Mông, nơi lưu giữ nhiều nghề thủ công truyền thống như trồng bông, lanh, dệt vải và chế tác đồ trang sức. Sức hấp dẫn của Cát Cát là còn là vẻ đẹp của những ngôi nhà cổ cùng tập tục kéo vợ lâu đời; hay làng nghề thổ cẩm Tà Phìn.

    Huyện Bắc Hà của Lào Cai mời chào du khách chợ phiên Bắc Hà náo nhiệt với đầy đủ với sắc màu váy áo, thị trấn Bắc Hà như ngập trong biển mây khi mùa hoa mận nở, dinh thự Hoàng A Tưởng trầm tĩnh uy nghi, thành cổ Trung Đô với những nhũ đá hình tháp cổ tạo nên một mê cung kỳ vĩ; Hang Tiên như một Hạ Long thu nhỏ. Khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, những ngôi nhà, những thảm lúa, nương ngô xanh ngắt, con đường ngoằn nghèo uốn quanh các quả núi tiếng nói cười ríu rít của những người dân tộc dắt ngực thồ hàng tren đường tạo ấn tượng sâu sắc khiến bạn không thể quên.
    - [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây]
    Bên cạnh Sa Pa , Bắc Hà, một địa danh bạn không nên bỏ qua khi đến Lào Cai là huyện Bát Xát, nơi có chợ Mường Hum và động Cốc San nổi tiếng. Điểm thú vị nhất của chợ Mường Hum là ngoài cái nhộn nhịp của phiên chợ vùng cao, rực rỡ của những trang phục dân tộc truyền thống, những ánh mắt trong veo, nụ cười tỏa nắng của sơn nữ, còn là bức tranh phong cảnh đẹp của phiên chợ một có suối nước trong vắt và những dãy núi cao ngất trùng mây. Động Cốc San lại mê hoặc bạn ở vẻ đẹp của hệ thống các thác nước và các hang động to nhỏ khác nhau. Đặc biệt, đến Cốc San, ngoài việc thăm thú phong cảnh, chụp ảnh... bạn còn được tắm mình trong làn nước trong xanh, mát lạnh.

    mua-lua-o-sapa.jpg
    Ruộng bậc thang tuyệt đẹp trong mùa lúa chín...

    y-ty1.jpg
    ... Và thơ mộng trong mùa nước đổ.

    Ngoài ra, Lào Cai còn được biết đến với Y Tý, một thị trấn vùng cao tuyệt đẹp. Ô Quy Hồ, một trong những cung đường đèo dài, hiểm trở và hùng vĩ vào bậc nhất ở miền núi phía Bắc. Cặp cửa khẩu quốc tế Lào Cai (Việt Nam) - Hà Khẩu thuộc Vân Nam (Trung Quốc) tách nhau qua sông Nậm Thi cũng thú vị không kém.


    Tham khảo thêm: ODC Travel | [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây] | [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây] | [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây] | [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây] | [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây]

  23. [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây] - Bãi Dài - Hoang sơ và thơ mộng

    Là một trong những bãi biển có tên trong danh sách các bãi biển đẹp của khu vực phía Bắc, Bãi Dài (Vân Đồn)- [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây] hấp dẫn du khách bởi sự hoang sơ và thơ mộng mà nhiều bãi biển khác hiện nay không còn nữa...

    images635567_Bai_Dai.jpg
    Bãi biển quyến rũ với vẻ đẹp hoang sơ tự nhiên, mang tên Bãi Dài .

    Nằm bên bờ vịnh Bái Tử Long - [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây] xinh đẹp, bãi biển Bãi Dài trải dài gần 2km, với bờ biển thoai thoải cát trắng và làn nước trong vắt có thể nhìn thấu tận đáy. Đến đây vào dịp hè, du khách có thể tản bộ dọc bờ biển để vừa nghe tiếng sóng vỗ rì rào vừa ngắm bức tranh sơn thuỷ hữu tình của Vịnh Bái Tử Long.

    Mà không chỉ có bãi biển hoang sơ và thơ mộng, đến Bãi Dài - [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây], du khách còn có dịp được hoà mình vào không gian tĩnh lặng của những khu nghỉ dưỡng thật dễ chịu, với hệ thống bãi tắm, nhà hàng, khách sạn được chia làm 4 khu: 3 tầng, 2 tầng, văn phòng và Làng tre, với hơn 100 phòng nghỉ. Bên cạnh đó, để phục vụ nhu cầu giải trí cho khách du lịch, các khu nghỉ dưỡng ở Bãi Dài, như Mai Quyền, Vân Hải, Việt Mỹ cũng đã đưa vào hoạt động nhiều môn thể thao trên biển, như bóng chuyền bãi biển, chèo thuyền kayak, lái xe máy nước và cả những trò chơi giải trí như hát karaoke tập thể, tennis v.v..

    Với cảnh quan thơ mộng, cây cầu tàu bằng gỗ cũng chính là một trong những điểm nhấn của Bãi Dài - [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây], là nơi không thể bỏ qua của các bạn trẻ đam mê chụp ảnh và các đôi uyên ương đến để chụp ảnh cưới. Ngoài ra, với những du khách yêu thích khám phá, từ đây cũng có thể khởi hành bằng xuồng ra thăm Vịnh Bái Tử Long hay các hòn đảo xinh đẹp với hệ sinh thái rừng, biển phong phú như Ngọc Vừng, Quan Lạn, Minh Châu hay tới thăm chùa Cái Bầu - một trong hai thiền viện Phật giáo ở Quảng Ninh


    Chi tiết xem thêm tại: [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây] | [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây] | [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây] | [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây] | [Liên kết này chỉ dành cho thành viên diễn đàn. Đăng ký thành viên tại đây]

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...