Jump to content

Thợ Làm Vườn

Ban Quản Trị
  • Số bài viết

    1.365
  • Gia nhập

  • Đăng nhập

  • Nổi bật trong ngày

    10

Mọi thứ được đăng bởi Thợ Làm Vườn

  1. Xin chào người bạn đến từ phố núi. Nhưng bạn nói mình hơi khó hiểu một chút. Ai gửi link cho bạn và diễn đàn thơ thì có liên quan gì tới link "Chất độc màu da cam" nhỉ?
  2. Diễn đàn từng có topic "Thất tình tôi gửi vào thơ" của anh Ngoc Dinh, hôm nay lại có "Nỗi buồn tôi gửi vào thơ". Sao không ai gửi $ hết nhở. Nhưng mà cái gì gửi vào thơ cũng hay hết sao á! Dạo này thấy Chuột Rain mần thơ lên tay đó nghen! Mong tiếp tục được đọc thơ của Chuột Rain ở diễn đàn này hen!
  3. Vừa qua, BBT website Thơ Trẻ đã nhận được email của anh Hoàng Thành Nam nêu ý kiến về tập truyện ngắn "I am Đàn bà" của Y Ban. Theo thông tin mới cập nhật Cục Xuất bản Bộ VH-TT vừa có công văn gửi các Sở VH-TT địa phương, phối hợp với thanh tra văn hóa và thị trường đình chỉ phát hành và thu hồi tập truyện ngắn của nhà văn Y Ban "I am Đàn bà" của Y Ban. Để rộng đường dư luận, BBT website quyết định đăng lại toàn bộ nội dung của email này. Kính thưa BBT website Thơ Trẻ - Diễn đàn Văn học trẻ, Tôi là Hoàng Thành Nam, sinh năm 1979, nghề nghiệp Kỹ sư xây dựng tại Công ty CP xây dựng số 2 - Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam, địa chỉ Email: hoadieptd@..., đã có gia đình. Sau khi đọc xong cuốn truyện "I am Đàn bà" của Y Ban được NXB Phụ nữ - 39 Hàng Chuối xuất bản theo Quyết định số 26/QĐ-PN ngày 02/02/2007 tôi thấy thực sự đến lúc nên có những ý kiến lên lãnh đạo Bộ Văn hoá thông tin về công tác xuất bản sách của chúng ta hiện nay nói chung và cuốn "I am Đàn bà" nói riêng. Tôi không thể nghĩ rằng hiện nay các Nhà xuất bản lại có thể cho xuất bản những cuốn sách có nội dung phản tác dụng như thế này. Tôi xin nói riêng nhận định của tôi về cuốn "I am Đàn bà" như sau: 1. Về góc độ ý nghĩa tích cực của cuốn sách đến tâm lý người đọc hay những bài học triết lý cuốn sách muốn mang lại: Những ý nghĩa tốt đẹp của các câu chuyện hay những bài học triết lý mà tác giả có thể mang lại cho người đọc cũng chỉ ở mức độ nông cạn, thiếu sự sâu sắc và tầm thường 2. Về góc độ giải trí: Cuốn sách có thể mang lại cho người đọc sự giải trí, nhưng sự giải trí ở đây gắn liền với những vấn đề nhục dục. Nếu tách những vấn đề nhục dục ra khỏi nội dung câu truyện thì vấn đề giải trí ở đây sẽ chẳng còn gì. Tôi xin được nêu ra đây một số câu từ mà tác giả đã viết ra như sau: "Thoạt đầu 2 núm vú tôi co lại, chọc dựng lớp vải ngực. Tôi nhìn xuống phía dưới. Một lớp đen sẫm giữa hai đùi nổi lên nền lụa in vào trong gương. Tôi đang mải mê ngắm nhìn thì điện thoại kêu tít tít. Có tin nhắn mới: "Em đang làm gì? Nhớ đến em "thằng bé" của anh dựng lên không sao bảo được nó. Anh đam mê em" (trang 88), "Anh chưa động gì đến tôi mà "thằng bé" của anh đã dựng đứng", "Tôi chủ động đè anh xuống rồi lột quần của anh ra, Có lẽ từ hồi kết hôn chưa khi nào tôi chủ động với anh như thế này. Anh rên lên rồi chồm dậy. Anh ngấu nghiến hôn tôi khắp mặt, rồi xuống ngực, rồi xuống rừng rậm đang ẩm ướt của tôi. Tôi năm chặt "thằng bé" của anh đưa vào cửa sinh của mình để làm dịu các đầu mút thần kinh đang căng lên chờ. Anh lại nhổm người để rút ra: Từ từ đã, hôm nay mình sẽ làm tình đến trưa nhé. Nhưng tôi không thể chờ cái sự từ từ của anh được. Tôi lật người anh đè xuống. Tôi ngồi lên người anh. Các cơ tròn trong người tôi chỉ chờ có thế, nó ôm chặt lấy "thằng bé" của anh. Anh đờ đẫn trong sự đam mê. Khi tôi trèo khỏi người anh, anh cứ nhất quyết kéo lấy. Tôi bảo: giờ đến lượt anh làm em kêu thật to. Tôi đã rên thoải mái..." (trang 95)... 3. Về góc độ thương mại: Thực sự là cuốn sách dạng như thế này hiện nay có rất nhiều và tương đối bán chạy, do đó đã mang lại doanh thu tương đối lớn cho các NXB. Tôi thấy khách hàng của những cuốn sách dạng này là các cô, cậu học sinh đang ở độ tuổi tò mò, còn những người đã trưởng thành thì rất ít mua, vả lại tôi thấy họ có mua thì cũng ít ai đọc được đến truyện thứ 2 và chẳng ai khen (cái mà "tôi thấy" ở đây tất nhiên tôi không ám chỉ tất cả xã hội vì tôi không có khả năng thống kê hết, mà chỉ trong phạm vi tôi đã biết, là "các cô, cậu học sinh" ở đây là tại Trường PTTH Hà Nội - Amsterdam và Trường PTTH chuyên Trần Phú - Hải Phòng - nơi 2 đứa cháu tôi đang học và "người trưởng thành" tôi nhắc đến ở đây là tại Công ty tôi đang công tác, Công ty vợ tôi và một vài công ty bạn bè tôi. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng một số tổ chức như thế cũng phần nào nói lên được ý kiến trên của tôi). Tóm lại, ở đây tôi có ý kiến như sau: 1. Các nhà văn hiện nay viết truyện hình như cứ phải gắn liền với vấn đề "Tình dục" mới có thể kéo người đọc lại với mình, và xu thế của văn học hiện đại nói đến vấn đề Tình dục nhiều hơn ngày xưa. Tôi còn nhớ cách đây hơn 10 năm, khi còn học tại Trường PTTH chuyên Trần Phú - Hải Phòng, tôi cũng hay lang thang trong thư viện để tìm những cuốn truyện ngắn để đọc, nhưng rất ít những câu chữ nói đến Tình dục hoặc giả có nhắc đến cũng không quá tục tĩu và "dậy mèo leo cây" như hiện nay, mà nội dung vẫn hay, vẫn khiến những người học sinh như tôi bấy giờ và rất nhiều người lớn hơn phải "gối đầu giường". Đến nay, tình cờ tôi mua cuốn sách này cho đứa cháu gái tặng nhân ngày 8-3, trước khi mua tôi cũng chỉ đọc qua loa không để ý vì nghĩ rằng sách đã được NXB có chức năng xuất bản đàng hoàng, bày bán công khai thì như vậy chẳng có "vấn đề" gì. Nào ngờ khi cháu gái tôi đang đọc bắt gặp tôi vào đã ngượng ngùng nhìn tôi đỏ mặt giống như đang làm một việc gì tội lỗi. (chờ khi cháu đi học tôi mang ra đọc mới biết được hết nội dung, câu từ như thế này) 2. Các nhà xuất bản hiện nay đã quá "thoáng", cho xuất bản rất nhiều những cuốn sách với những câu từ dạng này, mà theo tôi nghĩ ngày xưa nếu có xuất bản cũng phải góp ý với tác giả sửa lại cho đỡ tục tĩu hơn, vì khi sách xuất bản ra thì mọi người đều đọc, không kể trẻ em, người lớn, học sinh, sinh viên... Thiết nghĩ, hiện nay thời đại thông tin bùng nổ, có rất nhiều thông tin thiếu lành mạnh trên mạng Internet, các dịch vụ giải trí tràn lan... mang cái văn hoá xấu đến cho mọi người, nhất là tuổi vị thành niên. Nhà nước cùng Bộ Văn hoá Thông tin, các cơ quan báo chí, ngôn luận đã cùng nhau ra sức tìm cách ngăn chặn sự xâm nhập của các luồng văn hoá xấu đó để mong muốn hướng cho thanh thiếu niên được hiểu biết và tiếp cận với những văn hoá đẹp, tích cực. Vì vậy, theo tôi nghĩ việc xuất bản sách nên được cân nhắc cẩn thận hơn, tránh chạy theo doanh thu để cho ra đời những sản phẩm văn hoá mang lại cho xã hội nói chung và thanh thiếu niên nói riêng những điều tốt đẹp, xây dựng một xã hội vững mạnh không chỉ về kinh tế mà cả về tư tưởng, văn hoá. Về vấn đề này tôi đề nghị Quý tổ chức diễn đàn văn học trẻ có tiếng nói làm góp phần hạn chế những văn hoá thiếu lành mạnh như tôi đã nêu trên, góp phần xây dựng một nền văn học trong sáng và phát triển đúng hướng, một xã hội lành mạnh Một lần nữa xin kính chúc Ông và gia đình, cùng toàn thể những người tham gia tại diễn đàn lời chúc sức khoẻ và lời chào trân trọng nhất. Hà Nội, ngày 14 tháng 3 năm 2007 Kính thư! Hoàng Thành Nam
  4. Đây là bài viết của tác giả Lê Xuân đã giới thiệu trên Thơ Trẻ Đã chọn đúng 100 bài thơ VN hay nhất thế kỷ XX? Sau khi Thơ Trẻ đăng tin "100 bài thơ hay nhất VN thế kỷ 20", chúng tôi đã nhận được ý kiến của tác giả Lê Xuân xung quanh cuộc bình chọn này... Cuộc thi bình chọn 100 bài thơ hay nhất ở thế kỷ XX được phát động từ đầu năm 2005 do Trung tâm Văn hóa doanh nhân và Nhà xuất bản Giáo dục phối hợp tổ chức, đã được công bố kết quả vào đêm Thơ Nguyên tiêu 2007 tại Hà Nội. Là một người yêu thơ, và giảng dạy thơ hơn 40 năm, tôi rất hoan nghênh cuộc bình chọn này và xin có thêm vài thiển ý. Một là: Việc chỉ chọn 100 bài thơ của cả một thế kỷ là quá ít. Tôi thấy thật tiếc khi nhiều bài thơ hay của các tác giả khác đã được công chúng bấy lâu yêu thích lại vắng mặt. Ví như Từ ấy của Tố Hữu, Tre Việt Nam của Nguyễn Duy, Quê hương của Đỗ Trung Quân, Hương thầm của Phan Thị Thanh Nhàn, Màu tím hoa sim của Hữu Loan, Thời hoa đỏ của Thanh Tùng, Viếng Lăng Bác của Viễn Phương, Dáng đứng Việt Nam của Lê Anh Xuân, Ngày và đêm của Bùi Công Minh, Sợi tóc của Phạm Đình Ân… Tôi có cảm giác có sự bình quân cho một số nhà thơ được chọn, mỗi người một bài, như kiểu chia phần. Bài thơ chắc gì đã tiêu biểu cho phong cách, thi pháp của nhà thơ đó. Tiêu chí của cuộc thi là lấy số đông yêu thích những bài thơ nhưng số đông ở đây là ai? Không ai phủ nhận số đông, nhưng liệu số đông ấy đã thật tiêu biểu cho những người biết thẩm định thơ hay chưa? Thơ “hay” khác với thơ “yêu thích”. Có thể một số bài thơ của Bút Tre có nhiều người yêu thích nhưng chưa chắc đã hay? Có những bài thơ Đường hay nhưng chắc gì có nhiều người yêu thích? Đó là chưa kể một câu hỏi phụ của Ban giám khảo để định giải là “Có bao nhiêu người đồng ý với cách chọn của bạn?”. Giống cuộc đố vui. Vấn đề là tiêu chí về nội dung, nghệ thuật bình chọn ở đây là gì? Lại cần có một đội ngũ có trình độ phân tích, đánh giá. Còn số đông yêu thích chỉ là một yếu tố để xem xét. Không phải lúc nào chân lý cũng thuộc về số đông. Tôi thấy trong số 100 bài mà Ban tổ chức cuộc bình chọn cho là hay nhất ấy, có những bài chỉ ở mức trung bình, và biết đâu nhiều bạn đọc đồng tình với tôi. Hai là: Tuy việc đã rồi, sách đã in nhưng theo tôi vẫn còn cách bổ sung. Đó là tiếp tục chọn 100 bài thơ hay nữa của tác giả khác, hoặc thay bài thơ hay hơn của tác giả đã được bình chọn… qua sự thẩm định một Hội đồng thơ, mà theo tôi nên giao cho Tiểu ban Thơ của Hội Nhà văn Việt Nam hoặc một nhà xuất bản. Cũng có thể chọn tên khoảng vài trăm bài thơ tạm gọi là hay, đăng lên báo để lấy ý kiến bạn đọc, rồi Ban tổ chức sẽ chọn lại. 100 bài thơ chọn lần hai này sẽ in thành tập II (100 bài đã công bố là tập I). Làm được như vậy sẽ thoả mãn phần nào sự ngưỡng mộ thơ của số đông công chúng yêu thích thơ và sự đánh giá thơ đúng với tiêu chí của nó đối với những người hiểu sâu sắc về thế nào là thơ hay? Bởi vì như đã trình bày ở trên có thể bài thơ hay được nhiều người yêu thích, song cũng có bài thơ người ta yêu thích nhưng chưa hẳn đã hay. Qua công bố của nhà thơ Bằng Việt về việc xét trao thưởng cho những bạn có bài dự thi, dự đoán đúng những bài thơ hay, thì không có giải Nhất, Nhì, mà chỉ có duy nhất một giải Ba, một số giải Khuyến khích và Tặng thưởng. Qua đó cũng thấy rằng thơ là món ăn tinh thần, không phải lúc nào cũng hợp khẩu vị của số đông. Việc làm trên của Ban tổ chức cuộc thi là nhằm tôn vinh thơ Việt Nam, khẳng định truyền thống yêu thơ của dân tộc ta, cần ủng hộ. Tiếc là các yếu tố thẩm định thơ hay chưa hội đủ, nên chưa đạt được mục đích như mong muốn mà có thể còn phản tác dụng. Lê Xuân
  5. Cảm ơn nuinhansongda đã đồng cảm với tác giả và có bài thơ rất hay. Hình như bạn nhầm khi ghi chú "nhân đọc truyện của Đặng Minh Sáng tuoitre.com". Chắc bạn gõ nhầm thotre.com thành tuoitre.com. Các bạn có thể đọc lại truyện ngắn "Người thổi kèn đưa linh" của Đặng Minh Sáng bằng link sau: http://thotre.com/index.php?menu=detail&am...47&nid=1284
  6. Cảm ơn bạn hoangliencong đã ứng khẩu thành bài thơ tặng diễn đàn. Hiện tại diễn đàn đang được nâng cấp nên nhiều chức năng trước đây như: blog, shoutbox,... phải ngừng hoạt động một vài ngày, ngôn ngữ sử dụng cũng chưa được dịch hoàn chỉnh. Thợ Làm Vườn đang sửa để các chức năng có thể hoạt động trở lại trong thời gian sớm nhất.
  7. Thực hiện kế hoạch hoạt động liên kết văn học nghệ thuật khu vực Đồng bằng sông Cửu Long năm 2007, trong phiên họp giao ban định kỳ ngày 5-12-2006 tại TP. Cà Mau, Hội Văn học Nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu tỉnh Bến Tre đã nhận đăng cai cuộc thi Bút ký Văn học cấp khu vực lần thứ 3 - 2007. Thể lệ cuộc thi như sau: I- NỘI DUNG - CHỦ ĐỀ: + Viết về đất và người Đồng bằng sông Cửu Long. + Ưu tiên cho những tác phẩm viết về những nhân tố mới ở Đồng bằng sông Cửu Long trong thời buổi hội nhập và phát triển. II- NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG: - Tất cả các tác giả chuyên và không chuyên hiện sinh sống, làm việc trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đều có quyền dự thi. Các thành viên Ban tổ chức và Ban giám khảo không có quyền dự thi. - Số lượng tác phẩm dự thi không hạn chế. Mỗi tác phẩm không quá 5.000 từ. - Tác phẩm dự thi phải là tác phẩm mới, chưa đăng tải trên các phương tiện thông tin như báo, tạp chí, đài phát thanh, website (trừ các website cá nhân và weblogs) v.v... - Tác phẩm dự thi phải đánh máy sạch sẽ trên 1 mặt giấy. Ở mỗi tác phẩm nên ghi rõ bút danh, họ tên thật, địa chỉ liên lạc... - Trong thời gian diễn ra cuộc thi, Ban tổ chức có quyền đọc, chọn và gởi in ở các báo, tạp chí văn nghệ trong khu vực. Các tác giả được hưởng nhuận bút theo chế độ hiện hành của Tòa soạn báo, tạp chí đó. Tuy nhiên, những tác phẩm được Ban tổ chức chọn in này chưa phải là qua vòng sơ khảo. - Trong thời gian diễn ra cuộc thi, các tác phẩm dự thi được gởi in ở các nơi khác mà chưa được sự đồng ý của BTC xem như đã vi phạm thể lệ cuộc thi. - Ngoài phong bì xin ghi rõ: "Tác phẩm dự thi Bút ký văn học ĐBSCL lần thứ 3" và gởi về Hội Văn học Nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu - số 2 - Trần Quốc Tuấn - phường 2 - Thị xã Bến Tre. Điện thoại: (075) 822476. III- THỜI GIAN: - Cuộc thi chính thức phát động từ ngày 1-3-2007 đến hết ngày 31-10-2007 (ở xa căn cứ theo dấu bưu điện). - Tháng 11-2007 tiến hành chấm sơ khảo. Tháng 12-2007 chấm chung khảo và xếp giải. - Lễ tổng kết - phát thưởng sẽ tổ chức vào ngày 17-1-2008 nhân kỷ niệm 48 năm, ngày Bến Tre Đồng Khởi (17-1-1960 - 17-1-2008). IV- BAN TỔ CHỨC VÀ HỘI ĐỒNG GIÁM KHẢO: 1) Ban tổ chức: + Ông Hồ Trường - Chủ tịch Hội VHNT Nguyễn Đình Chiểu - Trưởng ban. + Ông Kim Ba - Phó Chủ tịch Hội - Phó ban. + Ông Nguyên Tùng - Phó Chủ tịch Hội - Ủy viên. + Ông Vũ Hồng - Phân hội trưởng Phân hội Văn học - Ủy viên. + Ông Hàn Vĩnh Nguyên - Trưởng ban Văn xuôi Phân hội Văn học - Ủy viên. + Bà Lê Thị Mỹ Lệ - CB Hội - Thư ký Ban tổ chức. 2) Hội đồng giám khảo: a- Ban sơ khảo: - 01 nhà văn đại diện tỉnh đăng cai. - 01 nhà văn đại diện Ban công tác Hội Nhà văn Việt Nam tại ĐBSCL. - 01 nhà văn đại diện ngoài khu vực. b- Ban chung khảo: - 01 nhà văn đại diện Ban sơ khảo. - 01 nhà văn đại diện Hội đồng văn xuôi - Hội Nhà văn Việt Nam. - 01 nhà văn đại diện Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh. + Trưởng ban chung khảo sẽ kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng giám khảo. V- CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG: + 01 giải Nhất trị giá 6.000.000 đồng + 02 giải Nhì, mỗi giải trị giá 4.000.000 đồng + 03 giải Ba, mỗi giải trị giá 2.500.000 đồng + 07 giải KK, mỗi giải trị giá 1.500.000 đồng + 01 giải đặc biệt (dành cho tác phẩm xuất sắc viết về Bến Tre trong trường hợp tác phẩm này không được vào vòng xếp giải chính thức), trị giá 1.000.000 đồng. Lưu ý: Trường hợp tác giả có nhiều tác phẩm đoạt giải ở các thứ hạng khác nhau sẽ chọn trao giải cho tác phẩm đoạt giải cao nhất (các tác phẩm đoạt giải ở thứ hạng thấp hơn sẽ tính chung vào cụm tác phẩm đoạt giải cao nhất). Ban tổ chức cuộc thi Bút ký Văn học Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 3 - 2007 rất mong các tác giả nhiệt tình tham gia.
  8. Vâng, rất vui được biết Lee Yun. Lớp mười thì sao nhỉ? Ở diễn đàn này mọi người đều bình đẳng mà!
  9. Bạn nào thấy mình có khả năng quản lý diễn đàn thì phụ Thợ một tay!
  10. Vâng, rất vui khi bạn tham gia cùng chúng tôi. Mong sẽ được đọc nhiều bài viết của bạn.
  11. Hy vọng một ngày nào đó có thể tổ chức offline tại Hà Nam.
  12. @Gomun: ủa, tảo mộ gì sớm vậy? Hôm đó nhớ mới đâu chỉ 17 ÂL. Cảm ơn và chúc GoMun cũng luôn trẻ, khẻe, đẹp hen!
  13. Mình cũng người Tiền Giang đây. Chào đồng hương!
  14. @Đức Quỳnh: Tính hết hình như được 16. @nguyetthao: Trời, gì mà cực khổ thế? Mai mốt tới đám cưới TLV chỉ cần qua 1 vòng thôi
  15. Đã post hình tường thuật buổi offline. Xem tại đây!
  16. Để cho sốt dẻo, TLV đưa lên đây mấy tấm hình hôm "ốt-lai". Nếu "mần siêng" sẽ "làm" một bài văn tường thuật. Hình nóng hổi, bà con nhớ đeo kính râm trước khi xem nghen. Chùm ảnh này do Far far away, Aily cung cấp. Xin cảm ơn tinh thần "xả thân vì đại nghĩa" của 2 bạn nhé! * Trước giờ khai mạc: My Duyen B: Này, có tới không thì bảo? (Hăm dọa) Chị ban nick cho biết mặt nghen! * Một số kỷ lục (sắp được ghi vào Sách Kỷ lục Việt Nam): Đức Quỳnh, người đề xuất buổi offline này, người đến sớm nhất, người duy nhất được máy karaoke ưu ái cho 100 điểm và là người diện bộ cánh... hip hop nhất. Ngô Hữu Đòan: Người có tướng ngồi nghệ sĩ nhất buổi ốt-lai. Xin cho một tràng pháo tay. Rào... rào... TLV: Bận mần vườn nên đến muộn nhất. Thợ còn giựt giải, người có giọng ca bị máy karaokê ghen tị, cho tòan điểm kém. Hix... * Điểm mặt bá quan văn võ: Từ phải qua: soitrang, Đức Quỳnh, tieungaogiangho Minh Nhựt, Ngo Huu Doan, Thợ Làm Vườn My Duyen B, Lê Anh Thu, Võ Mạnh Hảo Một số gương mặt khác hỏng biết do xui hay có phép tàng hình mà hổng thấy mặt mũi đâu: Mắt buồn, nhutran, liu lo, CaSa,... cùng 2 nhiếp ảnh gia: Far far away, Aily,... Một số đăng ký nhưng không thấy tới: Nguyệt Hoa, nguyetthao, TRAMLE, Hoa Nip, Nammy Nguyen, Cô gái Đồ Long,... Nói Konica đi nào! Món quà bất ngờ của buổi offline, tập thơ nghe đồn "tặng đắt hơn bán" của TLV với chữ ký của tác giả. Ai không đi đừng có khiếu nại nhá! Và đây, thêm một tấm PR cho tập thơ của TLV. Phần II: Trong phòng Karaoke Phần III: Ăn uống do mắc ăn với mắc ca nên hổng có hình
  17. Ok, tình hình cũng không đến nỗi bi đát lắm. Hí hí... Các bạn nhớ lưu số của TLV (095.884.1083) hoặc Đức Quỳnh (0903 105843) để có gì liên lạc nhé, vì hầu như chúng ta vẫn chưa biết mặt nhau.
  18. Ồ, cảm ơn. Cảm ơn nguyetthao & nhathao rất nhiều. Đây là lời chúc mừng sớm nhất mà TLV nhận được. Nhân đây cũng xin chúc 2 bạn cùng toàn thể thành viên diễn đàn một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý nhé!
  19. Dĩ nhiên, tất cả các bạn đế dự offline sẽ được một tập thơ do TLV đích thân ký tặng. Hé hé... Hổng biết có thêm chút hấp dẫn nào không? Một số bạn thành viên dĩ nhiên phải có mặt: Hoa Nip, Cung đàn xưa, MENU, Vũ Văn... (Trốn là TLV xử đẹp à nghen. Hí hí...) TLV sẽ rủ thêm một số bạn yêu thơ bên blog của TLV tham gia cho vui. Tình hình gom bi giá chót chắc cũng được 10 người. Càng đông thì càng vui. Ai có bạn bè, vợ con, bồ bịch gì thì cứ rủ theo. Hi hi...
  20. Vì diễn đàn bị hack nên các bài viết sau đã bị mất. Đề nghị bà kon tiếp tục bàn chuyện offline nghen.
  21. Hôm trước, DucQuynh có đề nghị TLV tổ chức một buổi offline nho nhỏ cho diễn đàn nhân dịp năm mới tại Sài Gòn. Tuy nhiên, vì diễn đàn phải tạm ngưng hoạt động gần nửa tháng qua nên không biết tình hình có ai để tham gia buổi offline này không? Mong các bạn cho ý kiến nhé! Theo TLV thì buổi offline sẽ tổ chức tại một quán cà phê nào đó, với số lượng từ 10-20 người. Và chắc chắn những ai tham dự sẽ nhận được 1 tập thơ mới nhất của TLV. Có lẽ nhờ Duc Quynh phác thảo sơ kế họach cũng như cho ý kiến sẽ tổ chức offline ở địa điểm nào nhé!
  22. Cảm ơn bạn nguyetthao với câu chuyện “vườn” rất thú vị. TLV vừa có những ý kiến trao đổi chung với tất cả thành viên của diễn đàn [tại đây], trong đó có cả những điều mà bạn đề cập. Mời bạn ghé qua theo dõi nhé! Thợ Dọn Vườn, chà, nghe cũng hay lắm. Có làm thì phải có dọn đúng không. Chẳng lẽ bày bừa bộn ra đó à? @Thanh Nhi: Không bắt bớ từ đày gì đâu, chỉ dùng cực hình tra khảo thôi. Hí hí…
  23. Ủa bộ Trọng Nghĩa và Thợ Làm Vườn là 1 à? Hí hí... Câu hỏi của bạn Mai Thảo alone_rock và aily trả lời giùm rồi. Thx hai bạn nhá!

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...