Jump to content

Thợ Làm Vườn

Ban Quản Trị
  • Số bài viết

    1.365
  • Gia nhập

  • Đăng nhập

  • Nổi bật trong ngày

    10

Mọi thứ được đăng bởi Thợ Làm Vườn

  1. Giải thưởng văn học dành cho sách xuất xứ từ blog (blooker - trang web cá nhân) được cộng đồng thế giới công nhận vừa qua là thêm một sự thừa nhận vai trò của Internet trong việc công bố tác phẩm. Ở VN, xu hướng công bố tác phẩm trên mạng đang ngày càng phổ biến... Trang web “Sách của Trang” - nơi đăng tải tác phẩm của Trần Thu Trang Cách đây hai năm, trong bối cảnh các tạp chí về văn thơ cho tuổi học trò đều thưa vắng bạn đọc, cộng đồng thành viên Box Thi Ca trên mạng Trái Tim Việt Nam đã xuất bản một tập thơ và phát hành rộng rãi trong cả nước. Đây là những tác phẩm đăng tải trên trang web này trong một thời gian dài, được rất nhiều độc giả hưởng ứng. Và hiện nay, Box Thi Ca của mạng Trái Tim Việt Nam vẫn là nơi qui tụ nhiều “cây thơ” xuất sắc, tác phẩm mới được post lên liên tục hằng ngày, là sân thơ trực tuyến nhộn nhịp hiếm hoi hiện nay. Khi phong trào web blog ra đời, cộng đồng blog của VN hình thành khi có các trang web blog miễn phí như bloger và yahoo 360O. Hiện nay các trang blog của Yahoo! đang phát triển rất rộng rãi, và mặc dù đang còn ở giai đoạn thử nghiệm, đã có nhiều tác giả đưa văn thơ lên đây như một cách chia sẻ với nhau các sáng tác mới nhất. Điều này có vẻ là những sinh hoạt tự phát mang tính cá nhân. Nhưng thật ra nguồn bản thảo trên mạng cực lớn. Thế hệ nhà văn 7x, 8x đến giờ hầu như chẳng ai viết bằng bút trên các tập giấy dày - biểu tượng một thời của các nhà văn, mà họ dùng máy tính. Rất nhiều trường hợp sáng tác trực tiếp trên mạng, sau đó, vì nhu cầu lưu giữ cá nhân họ mới lưu vào máy tính. Cách đây bốn năm, câu chuyện cực kỳ cảm động về cuộc đời một du học sinh VN tại Úc gây chú ý và được ủng hộ nhiệt tình trên Box Du Học của trang ttvnol.com. Tác giả có tên là CXR, bằng lối văn thuật chuyện giàu tình cảm, đầy đặn thông tin và khúc chiết trong lập luận đã thu hút nhiều bạn đọc trong và ngoài giới du học sinh. Đều đặn mỗi tuần, CXR post lên một vài trang trong câu chuyện du học rất dài và rất nhiều tình tiết của mình. Hấp dẫn đến nỗi topic của CXR luôn ở trang đầu của Box Du Học, và sau đó một số du học sinh cũng tham gia viết các bài tản mạn về cuộc đời du học để tiếp nối cho topic này. “Những bản thảo như vậy hoàn toàn có thể đặt vấn đề thương lượng để xuất bản được” - một cán bộ của Nhà xuất bản Trẻ cho biết. Thật ra, cộng đồng mạng Internet có những lượng bạn đọc riêng, lắm khi rất hùng hậu. Bởi ý thức được điều này nên cô tác giả trẻ Trần Thu Trang đã lập hẳn một website riêng (sachcuatrang.com) để chuyển tải các tác phẩm mình viết trước khi được xuất bản và in thành sách. “Những trang web như của Trần Thu Trang là một kênh hữu hiệu để chúng tôi biết những tác giả văn học đang có gì mới, có thể khai thác từ những trang web riêng này những nguồn bản thảo mới”, ông giám đốc Công ty Nhã Nam - một đơn vị chuyên làm sách văn học - thừa nhận như vậy. Trong khi đó, theo nắm bắt của Lệ Chi - phụ trách giao dịch tác quyền của Công ty văn hóa Phương Nam - hầu hết các tác giả trẻ ở Trung Quốc hiện nay đều có trang web cá nhân. “Hoặc bạn bè làm giúp, hoặc họ tự làm, như một chỗ để tải lên các tác phẩm của họ. Nhiều nhà xuất bản thông qua đó mà biết được đến đặt vấn đề mua tác quyền để in, còn không, sách của họ cũng được đông đảo bạn đọc đón nhận trên Internet”. Bản thân Lệ Chi cũng từng theo những trang web cá nhân của Quách Kính Minh, An Ni Bảo Bối... để biết được dòng văn học Linglei hiện có tác phẩm nào mới. “Cộng đồng web cá nhân rất rộng lớn, một người viết đưa lên mạng sẽ có người đọc, kéo theo các phản ứng và như thế là có thị trường rồi” - Lệ Chi nói thêm. Và với các hình thức sáng tác trực tiếp trên mạng như đã nói, tác phẩm vẫn được bảo hộ quyền tác giả theo Luật sở hữu trí tuệ. Theo Tuổi Trẻ
  2. Vừa qua, thông qua mục Góp ý bài viết trên www.thotre.com, TLV cũng đã nhận được nhiều ý kiến xung quanh vấn đề này: Bạn "Hai Lúa" (dakbla@yahoo.com): Đọc "Cánh Đồng Bất Tận" ta như được thưởng thức một ly cà phê "cứt chồn" đậm đà, hương vị thấm đến cả tâm hồn, làm ta ngấy ngây sản khoái. "Dòng SÔng Tật Nguyền" là nước hai, nước ba của ly cà phê "CĐBT", nó nhạt nhẻo, và lảng nhách! Bạn "Trần Hữu Hoan" (hoanbt@fpt.vn): Tôi làm công tác khoa học, không phải nhà văn, thấy công luận bàn nhiều về sự giống nhau giữa 2 tác phẩm "Cánh đồng bất tận" (CĐBT) và "Dòng sông tật nguyền", tôi đã đọc 2 tác phẩm này, xin mạn đàm như sau: 1 - CĐBT và DSTN có cùng một mô tip: một người cha hận tình, trả thù đàn bà; tác hại của nó truyền đến đời con. Cùng mô típ là hết sức bình thường, không vi phạm các điều luật về sở hữu trí tuệ. Trong nghiên cứu khoa học cũng rất thường gặp vấn đề như vậy. Chẳng hạn để giảm thiểu ô nhiễm asen (thạch tín) trong nguồn nước sinh hoạt, người ta có thể nghiên cứu công bố nhiều loại hình bể lọc hoặc sử dụng rất nhiều loại vật liệu hấp phụ khác nhau. 2- CĐBT viết về 1 gia đình sống bằng nghề chăn vịt trên đồng nước miền Tây Nam bộ, DSTN - sống bằng nghề đánh cá trên sông thuộc đồng bằng Sông Hồng. Tôi sinh ra tại Cực Nam Trung bộ, tâp kết, học ở các Trường HSMN trên đất Bắc, mà rất nhiều trường dựng bên bờ sông, trưởng thành có dịp công tác từ Lạng Sơn đến Cà Mau trong Chương trình nước sạch nông thôn nhiều năm, nhận thấy 2 tác giả viết về 2 vùng nói trên rất thật, rất đặc trưng, không lẫn lộn vào đâu được. Do vậy không thể nói tác giả này sao chép của tác giả kia. 3- DSTN giọng văn nhiều chất thơ, êm dịu, không đụng chạm đến cán bộ chính quyền. CĐBT lời văn trữ tình mà mạnh mẽ, mổ xẻ những tiêu cực của xã hội, của cán bộ chính quyền cấp cơ sở. Hai văn phong khác nhau, không trộn lẫn được.
  3. TLV thường có mặt ở Tiền Giang, thỉnh thỏang có việc mới lên Sì Gòn thôi. Nhưng đây đó có bao xa, 70km thôi. MH cho TLV xin... cái gì đó để có thể liên lạc đi. Hồi trước Thơ Trẻ vẫn hay offline ở Sì Gòn, có lẽ sắp tới nếu có dịp sẽ tiếp tục tổ chức... :D
  4. Trời ơi, nhờ làm đại diện 1 tí mà cũng sanh nạnh nữa. TLV thay mặt toàn thể anh - em nam giới chào đón sự tham gia của thang10_lang_thang. Nào, dzô 1 ly nào!
  5. Bất ngờ nhỉ? Sao MH không xài nick cũ để mọi người dễ nhận ra nhỉ? TLV nhiệt huyết thì vẫn như xưa, thậm chí còn hơn xưa nhưng mạnh khỏe thì không? Đang ốm o gầy mòn dzữ lắm, không biết có ai có lòng tốt mua Sữa Ông Thọ cho TLV tẩm bổ không???
  6. Yeah, ý kiến rất hay! TLV sẽ mở thêm 2 mục trên một thời gian xem tình hình thế nào. Sẽ lập box "Thành viên mới, trong đó sẽ có thông điệp chào mừng thành viên mới được gửi tự động bởi diễn đàn.
  7. Một ngày như mọi ngày. Trái đất vẫn quay tròn và mọi người xuôi ngược...
  8. Diễn đàn của chúng ta đã có chức năng này nhưng chỉ dành cho thành viên. Sau khi đăng nhập, bạn click vào mục "Bài viết mới", hệ thống sẽ thống kê tất cả những bài viết mới từ lần cuối bạn truy cập diễn đàn.
  9. Các bạn có thể đọc lại truyện ngắn Dòng sông tật nguyền trên box "Truyện ngắn", tại địa chỉ: http://diendan.thotre.com/index.php?showtopic=433
  10. "Cánh đồng bất tận" là truyện ngắn gây dư luận của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, tuy nhiên, mới đây độc giả phản ánh, trên tạp chí Văn nghệ Quân đội lại có một tác phẩm khác, gần giống với tác phẩn của Tư. Thực hư ra sao? Qua phản ánh từ bạn đọc, chúng tôi đã tìm văn bản truyện ngắn Dòng sông tật nguyền của tác giả Phạm Thanh Khương đăng trên tạp chí Văn nghệ Quân đội số 643-644 tháng 4/2006, đang được cho là giống Cánh đồng bất tận. Truyện ngắn này còn được in lại trong tuyển Truyện ngắn hay 2005-2006 của NXB Thanh Niên. Ghi nhận đầu tiên của chúng tôi là cả hai truyện đều không ghi thời gian sáng tác khi công bố. Điểm bất lợi đầu tiên để căn cứ trên cơ bản biết được là truyện nào viết trước. Nhìn chung cả hai truyện ngắn đều có những ưu, khuyết điểm nên khó có thể kết luận ngay được là ai đã vay mượn của ai? Tuy nhiên, nếu cho đây chỉ là sự trùng hợp "thiên tài gặp nhau" thì càng không thể. Bởi như nhà văn Anbert Camus nhận xét: "Truyện có thể giống nhau về nội dung nhưng đặc biệt sẽ khác nhau về chi tiết. Và chi tiết mới làm nên truyện ngắn". Trước một hiện tượng văn học như Cánh đồng bất tận và Dòng sông tật nguyền, chúng tôi nghĩ rất cần có ý kiến của các nhà phê bình văn học. Chúng tôi đã có một cuộc trao đổi qua điện thoại với nhà văn Nguyễn Ngọc Tư vào hôm qua 25.6.2006, về dư luận những điểm giống nhau "hy hữu"giữa hai truyện ngắn Dòng sông tật nguyền và Cánh đồng bất tận. Chị cho biết: "Tôi có nghe chuyện này từ hội nghị những người viết văn trẻ tại Hội An vừa qua từ một số bạn văn Hà Nội. Ban đầu tôi rất ngạc nhiên, cho tới khi chính mắt được đọc truyện ngắn này thì... Tôi vẫn nghĩ có lẽ do mình bị ấn tượng ngay từ đầu nên khi đọc Dòng sông tật nguyền thấy có quá nhiều điểm giống truyện mình đã viết. Từ góc độ tác giả, tôi rất muốn báo chí tìm hiểu và có kết luận chính thức về việc này". Theo Thanh Niên
  11. Nick này của ai mà biết tên cúng cơm của tại hạ ấy nhỉ? Diễn đàn quy định bài viết gửi lên phải là tiếng Việt có dấu. Nếu chưa rõ cách gõ bạn tham khảo tại đây nhé! Để tạo blog, sau khi đăng nhập bạn vào đây, sau đó nhìn menu bên trái, sẽ thấy liên kết để bạn tạo blog. Chúc bạn thành công!
  12. Ái chà, TLV cũng chưa chat với gã Minh Hoa lần nào. Cái nick đó thấy khai báo trong Hồ sơ cá nhân. TLV thấy Minh Hoa vẫn hay ghé Phố Rùm, lantuvien thử ghé đó và liên lạc xem.
  13. Ồ, xin lỗi rất nhiều. Sau khi vunhatkhanh nói, TLV mới kiểm tra lại. Thì ra trong lúc dùng phần mềm để mix do sơ suất đã cắt mất đi một câu. Đây hoàn toàn do lỗi kỹ thuật chứ BBT không cố ý biên tập bài thơ trên. Chương trình cũng đã phát rồi, mong vunhatkhanh thông cảm. TLV cũng rút kinh nghiệm lần sau sẽ dò lại phần văn bản sau khi mix xong. Một lần nữa, vô cùng xin lỗi và mong bạn vunhatkhanh bỏ qua cho.
  14. Ừ, TLV cũng cảm thấy buồn khi các bạn bên Phố Rùm cũ không mặn mà gì mấy với diễn đàn mới này. Có lẽ mọi người yêu thích ngôi nhà cũ hơn vì ở đó có kỷ niệm, có những người thân quen,... Biết sao được. Hiện Phố Rùm vẫn hoạt động tại địa chỉ: http://thotre.com/phorum. Nick của Minh Hoa là: minhhoa1121983 còn Quản Di Ngô thì TLV không biết.
  15. Đáng lẽ khách chỉ được quyền post trong box Thắc mắc - Góp ý - Hỗ trợ nhưng TLV thiết lập lộn sang box này. Hiện tại khách không thể post vào box này nữa, các bạn vui lòng đăng ký hoặc đăng nhập trước khi gửi bài nhé!
  16. Chương trình Radio Thơ Trẻ số 3, có bài thơ "Ta" của bạn Vũ Nhật Khanh đấy. Không biết tác giả đã nghe chưa?
  17. Cảm ơn Gió nhé! Dù TLV chưa phải là nhà báo nhưng cũng rất vui khi xem được bài viết này!
  18. Đất dành cho văn chương trên báo chí ngày càng ít ỏi. Chỉ còn Tuổi Trẻ, Thanh niên, Người Lao Động... số cuối tuần dành năm ba trang cho các tác phẩm mới, đa số là truyện ngắn trong nước. Các tạp chí chuyên đề văn nghệ như “Nhà văn”, “Văn nghệ quân đội”, “Văn nghệ trẻ”... mỗi tháng chỉ ra một kỳ, phạm vi phát hành ngày càng thu hẹp. Gần đây đã có một mảnh đất vô hạn khác cho người yêu văn học: những trang web văn chương! Không biết do ngẫu nhiên hay do các nhà văn ĐBSCL nhanh nhạy nắm bắt xu thế hiện đại, mà hầu hết các trang web về văn chương hiện nay đều xuất phát từ vùng này. Trước hết phải kể đến Http://www.vannghesongcuulong.org - có lẽ là một trong những trang web đầu tiên có quy mô khá lớn về dung lượng tác phẩm và tác giả được cập nhật. Nhiều người yêu văn học cho biết, một ngày ra vào trang web này hai lần thì cũng không đọc hết các tác phẩm mới cập nhật. Dưới sự tài trợ và hỗ trợ đắc lực về công nghệ của Công ty ITI, trang web vănnghesongcuulong.org.vn trở thành “hội quán văn chương” rộng cửa đón tất cả những người yêu văn thơ đến trao đổi thông tin, “khoe” tác phẩm mới và phần nào giúp văn chương được phổ biến rộng rãi. Nơi đây tập hợp tư liệu, sáng tác, hình ảnh của hàng trăm nhà văn nhà thơ đang sinh sống - sáng tác ở ĐBSCL, hoặc đã và đang gắn bó với mảnh đất này. Nhiều người đã có thói quen ghé thăm “Quán văn nhỏ ven sông Hàm Luông” tại địa chỉ http://www.vuhong.com. Trang web này do nhà văn Vũ Hồng “vác” đơn đi đăng ký tên miền và mỗi ngày tranh thủ thời gian vốn ít ỏi của mình để cập nhật thông tin. “Một là thỏa niềm đam mê; hai là được gặp... ảo các tác giả qua thật nhiều tác phẩm mới” – anh nói. Đây thực sự là tụ điểm “trà dư tửu hậu” của giới văn chương ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung - dù họ chỉ gặp nhau qua những bìa sách, dòng tin vắn, chuyện làng văn và các sáng tác mới... Mỗi khi có một sáng tác mới, vuhong.com lại trân trọng đưa vào những chuyên mục đậm chất nghệ sĩ “Cà- phê thơ”, “Rượu văn”. “Mẹ treo giấc mơ vàng hoa trong vỏ mướp xác xơ trên gian bếp Những mảng hồ bóng ấp iu mầm hạt đen tuyền Sự sống nhỏ nhoi ám khói dính bụi tro sức nóng than hồng Canh mướp chưa ngọt trưa hè mắt Mẹ vàng hoe” (Trích “Vàng giấc mơ xưa”, Võ Tấn Cường, thotre.com) Đó là khổ đầu tiên, trong bài thơ đầu tiên của chùm thơ ngày 8-3 được cập nhật ở http://www.thotre.com. Như lời của webmaster Trương Trọng Nghĩa, thotre.com mở ra cho người đọc một không gian thơ đầy... thơ. Từ thơ trong nước, thơ nước ngoài đến những bài viết về tâm hồn đậm chất thơ của các tác giả và cả độc giả. Lướt qua trang web này, không ít người quay lại không chỉ vì được cập nhật thông tin, mà còn thích thú tham gia vào diễn đàn có cái tên ngộ nghĩnh: “Thơ trẻ Phố Rùm” - được webmaster quản lý khá chặt chẽ. Thế giới văn chương ảo còn có http://www.evan.com.vn, nơi thường xuyên có những bài lý luận phê bình có giá trị của giới nghiên cứu văn chương có danh có uy tín của cả nước. Tại đây, người đọc có thể cảm nhận được vấn đề của văn học đương đại thể hiện ngay trong chính những mâu thuẫn thú vị và chân thật trên trang chủ của evan. Evan còn là kho dữ liệu bao gồm tiểu sử, cá tính sáng tác và tác phẩm tiêu biểu của hàng ngàn nhà văn trong ngoài nước, được xếp theo thứ tự A, B, C trật tự và dễ tìm. Gần đây, Evan mở diễn đàn “Lý luận phê bình có xa rời văn học đương đại?” thu hút ý kiến của một số nhà chuyên môn, dù số lượng và chất lượng bài viết chưa được nhiều và đạt chất lượng như mong đợi. Còn có nhiều “mảnh đất” khác chuyên về nghiên cứu văn chương như http://www.vhnt.com, http://www.vanhoanghethuat.org.vn và một số trang web giới thiệu tác phẩm mới của các NXB, Công ty phát hành như NXB Trẻ, Đông A... Tiếc là, hầu hết các trang web văn chương đều do những cá nhân hoặc nhóm nhỏ yêu thích thơ văn sáng lập và tự mình duy trì sự sống của “đứa con chung” quy tụ những tâm hồn đồng điệu này. Có một điều hiển nhiên là sự tồn tại của một trang web giữa thế giới ảo luôn luôn gặp nhiều bất trắc, phổ biến nhất là bị hacker tấn công, hay một số người cố tình phá rối. Thơtre.com đã từng bị một nhóm hacker tận Thổ Nhĩ Kỳ “đánh sập”. Vannghesongcuulong.org - do Ban Liên lạc Hội Nhà văn ĐBSCL lập nên - tồn tại được nhờ sự hỗ trợ hết mình của một doanh nghiệp yêu văn chương là Công ty ITI đóng tại Vũng Tàu... Nếu không còn tài trợ, thật khó duy trì trang web này. Rõ ràng, sự tồn tại của các trang web văn chương phổ biến hiện nay khá bấp bênh và chẳng có gì hứa hẹn lâu dài. Có lẽ, đã đến lúc Hội Nhà văn Việt Nam cần chính thức “vào cuộc” và “tiếp sức” cho những người yêu văn chương đang lặng thầm đưa vẻ đẹp của văn học đến với tất cả mọi người thông qua không gian ảo. Xuân Viên - Báo Cần Thơ
  19. Vấn đề chia box đang làm đau đầu TLV hiện nay. Đề nghị anh Đoàn gợi ý cụ thể nên tách và gộp những box nào trên diễn đàn để TLV tham khảo với.
  20. Tạp chí Văn Nghệ Công Nhân tổ chức thi truyện ngắn mini với đề tài không hạn chế. Mọi công dân Việt Nam và kiều bào sống xa Tổ quốc đều có quyền dự thi, trừ các thành viên Ban giám khảo. Mỗi tác giả có thể dự thi nhiều tác phẩm, mỗi tác phẩm không quá 1000 chữ (âm tiết) và phải là tác phẩm chưa được phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hạn chót nhận tác phẩm dự thi: 1.5.2007. Về giải thưởng: có 1 giải đặc biệt trị giá 40.000.000 VNĐ; 1 giải 1 trị giá 10.000.000 VNĐ; 2 giải 2 mỗi giải trị giá 8.000.000 VNĐ; 3 giải 3 mỗi giải trị giá 5.000.000 VNĐ; và nhiều tặng thưởng có giá trị khác. Nơi nhận tác phẩm dự thi: Tạp chí Văn Nghệ Công Nhân - 175 - Giảng Võ - Hà Nội hoặc Tòa soạn đại diện phía Nam: 1 - Bùi Thị Xuân - Quận 1 - TP. Hồ Chí Minh. Chi tiết cần biết thêm xin liên hệ qua email: tapchivncn@hn.vnn.vn; hoặc qua các số điện thoại: 04.5120723; 08.8390970 Theo Nhà văn Vũ Hồng
  21. Tthông tin cho bạn đây: Thời hạn nhận bài dự thi: hết ngày 31/7/2006, nơi nhận: Văn phòng Hội nhà văn Việt Nam - số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hà Nội. Để biết thêm chi tiết xin liên hệ qua số điện thoại: 04.9438072; 04.7334426.
  22. Tthông tin cho bạn đây: Thời hạn nhận bài dự thi: hết ngày 31/7/2006, nơi nhận: Văn phòng Hội nhà văn Việt Nam - số 9 Nguyễn Đình Chiểu - Hà Nội. Để biết thêm chi tiết xin liên hệ qua số điện thoại: 04.9438072; 04.7334426.
  23. Trước hết xin cảm ơn các bạn: quachthuthao và nhathao đã có những phản hồi về bài viết: “THƠ CHỨ HÁN - NEW MEMBER mời các bác ghé qua chơi ạ” của bạn thinhbeo2001 gửi trong box “Sáng tác của thành viên”. Qua đây TLV cũng nhận trách nhiệm của mình khi đã không chú ý đọc hết những bài viết của thành viên gửi lên. TLV cũng mong sự thông cảm của tất cả các bạn vì hiện TLV phải lo nhiều vấn đề từ: nội dung trang chủ, quản lý diễn đàn, kỹ thuật của diễn đàn,… trong khi lực lượng mod của diễn đàn hiện lại quá thiếu, quá mỏng và chưa hoạt động tích cực nên đã để sự việc trên trở nên bức xúc không đáng có. Hôm qua, dù bận với một việc rất quan trọng nhưng TLV cũng đã đọc đi đọc lại rất nhiều lần tất cả bài viết có liên quan. Về bài viết của bạn thinhbeo2001, TLV cho rằng tác giả đã thiếu sự trao chuốt trong khi hành văn và bài viết đã mắc quá nhiều lỗi chính tả, lỗi đánh máy không đáng có. Hiện nay chúng tôi đang dự thảo quy định của diễn đàn, trong đó các bài viết không có dấu tiếng Việt hoặc sử dụng quá nhiều tiếng lóng, mắc nhiều lỗi chính tả sẽ bị xóa khỏi diễn đàn. Diễn đàn của chúng ta là của những người yêu văn học nên việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là điều cần thiết và hết sức quan trọng. Tạm thời chúng tôi sẽ tạm đóng bài viết “THƠ CHỨ HÁN - NEW MEMBER mời các bác ghé qua chơi ạ” của bạn thinhbeo2001. TLV rất tiếc về điều này. Rất mong bạn thinhbeo2001 sẽ rút kinh nghiệm sau sự cố này và mong bạn cũng như hai bạn: quachthuthao và nhathao tiếp tục tham gia diễn đàn và sẽ gửi thêm nhiều bài viết mới lên diễn đàn.
  24. Có thể gửi về Hội Nhà văn Việt Nam nhưng để chắc ăn để TLV về nhà xem lại cái thể lệ. Cái thể lệ đầy đủ để ở nhà mất rùi!
  25. Có thể YT đã click nhầm liên kết nào đó nên trang bị chuyển (???). Trong trường hợp như vậy, back lại vẫn có tác dụng nhưng có lẽ do IE của bạn cấu hình sao đó nên không có tác dụng. Thành thật chia buồn.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...