Jump to content

Thợ Làm Vườn

Ban Quản Trị
  • Số bài viết

    1.365
  • Gia nhập

  • Đăng nhập

  • Nổi bật trong ngày

    10

Mọi thứ được đăng bởi Thợ Làm Vườn

  1. Vì nick không phân biệt chữ in hoa và thường nên 2 nick NGUYENTHI DATHAO và nguyenthi dathao là 1. TLV đã tìm được tất cả 4 nick: nguyenthi danguyet Thành viên (0 Posts) Joined: 31-August 06 NGUYENTHI DATHAO Thành viên (3 Posts) Joined: 27-August 06 nguyetthao Thành viên (3 Posts) Joined: 4-September 06, 06:33 PM nguyenthi nguyetthao Thành viên (1 Posts) Joined: 1-September 06 Tất cả các nick này đang họat động bình thường. Thế thì không lý gì không đăng nhập được (???). Không phải TLV nghi ngờ gì bạn nhưng trường hợp này lạ lắm đó. Vì trước giờ các thành viên khác vẫn đăng nhập bình thường mà. Bây giờ thế này, bạn thử đăng nhập bằng nick nguyenthi dathao. Nếu vẫn không được hãy dùng chức năng Quên mật khẩu?. Nếu vẫn không được thì liên hệ với TLV, mình sẽ giúp bạn tạo ra mật khẩu mới cho nick này. Chúc bạn vui và không bị mật khẩu... làm phiền nữa!
  2. Hic, TLV đâu phải BTC chức đâu. Nhưng theo thể lệ thì TLV thấy không có giới hạn tuổi. Vì thế có lẽ bất kỳ ai có khả năng làm thơ tình đều có thể tham gia, không phân biệt nam - phụ - lão - ấu. Còn chuyện gửi bằng đường bưu điện mất bao lâu thì chỉ có "ông Bưu điện" mới biết. Mà ông này cũng "nắng mưa bất chợt" lắm! Thông thường, thư gửi bình thường tùy xa gần sẽ đến trong vòng tối đa 1 tuần. Theo TLV, không nên gửi nhiều thư với nội dung khác nhau => Gây khó chịu và "mắc công" BTC. Nếu sợ thất lạc thì gửi EMS. Cái này "ông Bưu điện" cam đoan tới trong 48h. Nếu không tới hình như được bồi trường 1 triệu => Được 1triệu coi như quá khỏi, khỏi cạnh tranh với những người dự thi khác. Khẹc... khẹc...
  3. Phần nhạc được thulove chèn vào phần chữ ký. Phần nội dung bài viết ở phía trên đọan: -------------------- Dù sao cũng rất vui và diễn đàn luôn mở rộng cửa để đón tất cả mọi người. Bài viết này sẽ được chuyển đến Box "Giao lưu, gặp gỡ thành viên" phù hợp hơn.
  4. Ý tưởng thì đã có rồi. Vấn đề là kinh phí cũng như thời điểm để thực hiện thôi. Hì...hì!
  5. Thơ Trẻ vừa chuyển qua máy chủ khác nên có một vài trục trặc. Tuy nhiên, chuyện không đăng nhập được theo TLV không phải do nguyên nhân này, càng không phải do BQT cấm nick vì nick chỉ bị cấm khi có sai phạm nghiêm trọng và trước khi cấm sẽ có cảnh cáo. Và danh sách cấm sẽ được thông báo công khai. Từ trước đến nay diễn đàn vẫn chưa cấm bất kỳ nick nào. TLV đã kiểm tra trong dữ liệu của Diễn đàn. Thấy có nick NGUYENTHI DATHAO. Hồ sơ số 473. Tham gia: 27-August 06. Đã post tất cả 3 bài: [xem tại đây] Bạn lưu ý - Bạn đã đăng ký trên diễn đàn với nick đăng nhập: NGUYENTHI DA THAO (Có khỏang cách giữa THI - DA - THAO). Diễn đàn không phân biệt tên nick viết hoa hay viết thường, tuy nhiên phần Mật khẩu lại phân biệt. Theo TLV, bạn không đăng nhập được vì thiếu cái khỏang trắng giữa các chữ: NGUYENTHI DA THAO. Bạn thử xem lại nhé! - Góp ý về nick của bạn: Nick của bạn có vẻ "tiền hậu bất nhất" nên dễ nhầm lẫn. Tại sao bạn không đăng ký là: NGUYENTHIDATHAO hay NGUYEN THI DA THAO vì NGUYENTHI DA THAO, chỗ cách, chỗ không cách rất dễ sai. Nếu vẫn không đăng nhập được bạn hãy thử tắt bộ gõ tiếng Việt vì đôi khi nó là sai lệch mật khẩu. Nếu vẫn không được xin dùng chức năng "Quên mật khẩu". Cuối cùng vẫn không được, TLV sẽ giúp bạn tạo mật khẩu mới cho nick này. Chúc bạn thành công.
  6. Lên sân khấu từ 8 tuổi, năm nay Mạc Can đã tròn 60, ông vẫn lên sân khấu và lên màn ảnh. Nhiều bạn bè quen biết từng biết Mạc Can là một nhà ảo thuật, một diễn viên điện ảnh, một nhà báo hay viết chuyện vui điện ảnh, giờ lại biết thêm những trang viết phân tích về con người khá tinh tế, tài hoa và không kém phần dữ dội của anh. Với "Tấm ván phóng dao", có lẽ thật bất ngờ người đọc đã bắt gặp thêm một nhà văn Mạc Can. Mời các bạn cùng nghe trực tuyến buổi giao lưu với Nhà văn "trẻ" Mạc Can trong chuyên mục "Tán gẫu với người trong cuộc" của FM99,9Mhz. [Media=http://www.voh.com.vn/data/sound/20060828040713vh3.mp3]1[/Media]
  7. Bạn ơi, bài viết của bạn cần gõ tiếng Việt có dấu. Bài viết không có dấu sẽ bị xóa vì sai quy định của diễn đàn đấy. Hướng dẫn cách gõ tiếng Việt trên Diễn đàn Văn học Trẻ tại đây
  8. TLV dự định, nếu thời gian tới, đủ điều kiện, diễn đàn của chúng ta sẽ tổ chức một cuộc thi thơ tình nho nhỏ. Bạn nào có ý kiến gì đấy hay hay thì hiến kế cho mình nhé!
  9. Chuyện mưu sinh - đó là bi kịch của nhà thơ!
  10. Én Con ơi, cái dzụ chào mừng này mới có gần đây thôi, mà Én Con với TLV quá quen rồi thì còn chào mời gì nữa chứ?
  11. Xin chào alone_rock, Chào mừng bạn đến với Diễn đàn Văn học Trẻ. Chúng tôi rất vui khi bạn tham gia diễn đàn này. Hy vọng bạn sẽ là một trong những thành viên tích cực của diễn đàn. alone_rock là thành viên kể từ: August 27, 2006, 12:15 am. Xem Hồ sơ cá nhân của alone_rock
  12. Theo mình biết thì hình như cuốn này chưa được dịch ra tiếng Việt. Mà bạn cần bản tiếng Anh hay tiếng Việt nhỉ?
  13. Mình nghĩ làm thơ không nhà đâu. Lao động của một nhà thơ cực khổ lắm mà nhuận bút thì chỉ đủ... uống nước mía => Thật bất công! Tuy nhiên, đa phần những người làm thơ là để giãy bày cảm xúc của mình, chứ có phải để mưu sinh đâu. Mà ai có thể mưu sinh bằng thơ mới lại đó!
  14. Chuyện ai copy của ai có lẽ người đọc đều đã có phán quyết của mình. Chuyện "làm lớn chuyện" theo TLV cũng không nên và TLV rất khâm phục sự điềm tĩnh và tế nhị của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Bài báo mà phuonghanmai vừa đề cập có tựa đề là: Ứng xử văn hoá trong văn chương: Sự ầm ĩ không đáng có đã đăng trên Văn nghệ công an. Bạn có thể đọc truyện ngắn Dòng sông tật nguyền trên Thơ Trẻ. Link ở đây Sau khi đọc Dòng sông tật nguyền, TLV tin rằng bạn cũng sẽ có kết luận của mình.
  15. TLV rất hiểu nỗi "bức xúc" của bạn. Ngay đối với TLV cũng rất bức xúc với chuyện này. Tuy nhiên mong là đó chỉ là những trường hợp đặc biệt thôi bạn ạ. Nếu có thí sinh điểm 0 môn toán thì lẽ thường tình môn văn cũng vậy... Mong thế lắm thay!
  16. Hình như đây là bệnh chung của mấy giáo viên văn và mấy ông phê bình đấy bạn ạ! Họ cứ hay áp đặt những điều mà họ nghĩ, rồi phân tích, nhận xét này nọ mặc dù nhiều khi những người sáng tác cũng không hề nghĩ ra chuyện ấy.
  17. Có lẽ chị của toctheloves sẽ rất xúc động khi đọc được bài thơ này...
  18. Ok, chừng nào thi đậu thì nhớ báo cho bà con biết để chia vui. Bằng giấu diếm thì sẽ bị đòi... khao khi bị phát hiện đấy!
  19. Xin hỏi trong diễn đàn mình có ai có bản "Điệu buồn phương Nam" của NS Vũ Đức Sao Biển không? Nếu có làm ơn cho tui xin. Đa tạ trước!
  20. Trong những ngày qua, ngành giáo dục đang có rất nhiều động thái để chuẩn bị cho việc thay sách và tiến hành thực thi đại trà phân ban THPT sau nhiều năm thí điểm. Tuy nhiên, một lần nữa những công việc tiêu tốn hàng chục tỉ đồng trên lại bộc lộ quá nhiều sai sót “chết người” mà lần này đáng nói là ở khâu biên soạn sách. Khi đọc hệ thống sách ngữ văn lớp 10 bao gồm sách giáo khoa sách giáo viên và tài liệu bồi dưỡng, chỉ đạo thực hiện chương trình, sách giáo khoa (*), người ta không khỏi bất ngờ và giật mình vì tất cả chúng đều có những điểm biên soạn quá kỳ lạ về học thuật, kiến thức, phương pháp. Trang 55, sách Bồi dưỡng, chỉ đạo thực hiện..., khi hướng dẫn dạy bài “Đại cáo bình Ngô” (Nguyễn Trãi) đã gợi ý giáo viên cần dạy như thế này: “Kết hợp tích hợp giáo dục môi trường khi giảng bài “Đại cáo bình Ngô”: lúc lên án tố cáo tội ác kẻ thù, tác giả tố cáo hành động hủy diệt môi trường sống. Bại nhân nghĩa nát cả đất trời - Nặng thuế khóa sạch không đầm núi (...), với những câu văn trên, Nguyễn Trãi là “người xưa của ta nay” trong vấn đề bảo vệ môi trường” (!). Chưa hết, để nhấn mạnh ý trên, trong sách giáo viên, người biên soạn còn hùng hồn hơn: “Giáo viên cần lưu ý cho học sinh rằng bằng linh cảm thiên tài, Nguyễn Trãi đã đề cập vấn đề môi trường sống”! (trang 21). Vâng, là người VN, lớn nhỏ đều biết Nguyễn Trãi là thiên tài vĩ đại ở nhiều lĩnh vực. Và “Đại cáo bình Ngô” là một áng thiên cổ hùng văn. Tuy nhiên, hướng dẫn giáo viên và học sinh rằng Ức Trai và “Đại cáo bình Ngô” sinh ra để “bảo vệ môi trường” thì thật là khiên cưỡng, áp đặt. Hướng dẫn như vậy vừa ngây ngô về học thuật, vừa có tội với tiền nhân về mặt tư tưởng. Đặc biệt là góp phần tạo ra những áng văn... dễ sợ kiểu: “A Phủ vác dao đi tìm Bá Kiến”... đang được công luận nói nhiều. Chưa hết, trong sách giáo khoa (bộ nâng cao) bài “Tổng quan nền văn học VN qua các thời kỳ lịch sử” (trang 13), sách lại có một nhận định... chết người khác: “Văn học VN đến khi vượt khỏi giới hạn của khu vực văn hóa Trung Hoa nặng tính trung đại để tiếp xúc với các trào lưu văn hóa, văn học hiện đại của thế giới thì nền văn hóa ấy liền bước ngay vào một thời kỳ phát triển bồng bột, mau lẹ”. Thưa, trong cách hiểu lâu nay, từ bồng bột thường chỉ những cá tính chưa chín chắn, xốc nổi, hiểu biết chưa đến nơi đến chốn. Viết như vậy, có lẽ ai cũng phải nghĩ rằng văn học VN từ khi hội nhập đã phát triển một cách... bốc đồng, chông chênh. Và chúng tôi, những người dạy, cũng không hiểu người biên soạn viết như vậy là hướng dẫn chúng tôi phải ca ngợi hay miệt thị nền văn học dân tộc với HS đây (!). Ở phần tổ chức kiểm tra, thi cử, mục ra đề thi trắc nghiệm, sách lại đưa ra hàng chục đề với đầy rẫy những sai sót không hiểu nổi. Ở đây chúng tôi chỉ xin trích một đề. Với bài Tỏ lòng (Thuật hoài - Phạm Ngũ Lão), sách đưa ra mô hình trắc nghiệm sau: “Bài thơ Tỏ lòng được sáng tác trong thời kỳ nào? A: nhà Tống; B: nhà Đường; C: nhà Minh; D: nhà Thanh”. Nếu HS hỏi, chúng tôi sẽ vô cùng hốt hoảng khi sách là pháp lệnh, bởi nếu phải theo sách thì cả bốn dữ liệu trên đều nói về những triều đại... Trung Hoa. Vậy, những triều đại của dân tộc VN tương ứng, trong đó triều đại nhà Trần với hào khí Đông A, cái cảm hứng đã tạo nên Tỏ lòng ở đâu? Vâng, triều đại đó đã bị chính những người biên soạn sách cho thế hệ trẻ... Trung Hoa hóa một cách đáng ngạc nhiên. Còn nếu muốn trắc nghiệm để kiểm tra các em bài thơ được sáng tác trong triều đại Trung Hoa nào xâm lấn VN thì càng lạ, bởi cả bốn dữ liệu đều... sai. Chí ít ai cũng biết bài thơ - nếu hỏi như thế - được làm ở triều đại nhà Nguyên. Và một điều “rùng rợn” khác, sách hướng dẫn đáp án của đề trên là “Câu B”. Nghĩa là bài thơ được sáng tác vào thời kỳ... nhà Đường (trang 120). Quả thật, trên đây chỉ là vài điểm trong hàng trăm sai sót của cả ba loại sách đang phát hành cho năm học đã cận kề. Điều chúng tôi muốn nói là giáo dục chúng ta luôn làm việc với tư duy “bắc nước đuổi gà”, vá víu, vội vàng. Nếu ở khâu khác thì có thể thông cảm. Đằng này đó là sách giáo khoa. Vậy thì cũng xin đừng vội trách cứ các em với những áng văn dễ sợ. Nhân nào thì quả ấy. Có thể một trong nhiều thủ phạm chính để “Lộ diện một sự thật” (Tuổi Trẻ 28-7-2006) lại chính ở khâu biên soạn sách. (*) Chủ biên: Phan Trọng Luận - Trần Đình Sử. Theo Tuổi Trẻ
  21. Chuyên san “Người đương thời” phát hành số 2 Lần này, trong Người đương thời 2, bạn đọc có dịp trò chuyện cùng Giáo sư Anh hùng lao động Trần Văn Giàu, tìm hiểu về nhạc sĩ Lê Thương, nhà thơ Trần Dần, “Tiến sĩ lúa” đầu tiên của nước ta Đào Thế Tuấn, hoạ sư Lê Bá Đảng, hoạ sĩ Lương Xuân Nhị, Chuẩn đô đốc Nguyễn Dưỡng, nhà Nam bộ học Sơn Nam, soạn giả Châu Thanh, “vua bánh tráng xuất khẩu” Nguyễn Nho Cương, chủ tiệm sửa xe độc đáo Huỳnh Hữu Hải, “Nhóm 5 ông” gầy dựng tủ sách từ thiện. Bạn đọc đối thoại với những nghệ sĩ đang được ái mộ: hoạ sĩ Quách Đông Phương, nhạc sĩ Hoài An, ca sĩ Phương Thanh; chia sẻ với tấm gương vượt khó vì tật nguyền của kỹ sư vi tính Trần Thắng Tiến và cô bé hoạ sĩ Nguyễn Thanh Tuyền. Nhìn ra thế giới, bạn đọc có dịp tìm hiểu kỹ hơn tài năng sáng tạo của thiên tài phân tâm học Sigmund Freud, nhà thơ Nga đoạt giải Nobel- Joseph Brodsky, nhà văn độc đáo Murakami của Nhật Bản, người hùng xứ Catalan- huấn luyện viên Rijkaard của đội bóng Tây Ban Nha Barcelona; chân dung Thủ tướng Lý Hiển Long của Singapore, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ C. Rice, “Hitler của Campuchia” Ta Mok; cùng những nghệ sĩ nổi tiếng: đạo diễn điện ảnh tài ba Robert Altman và nữ minh tinh Angelina Jolie của Hollywood, Faith Hill- ca sĩ đẹp nhất làng nhạc đồng quê và đặc biệt là những điều thú vị về Hoa hậu Hoàn vũ 2006! Phần sáng tác, chúng tôi gửi đến bạn đọc truyện ngắn Tôi là ai? của nhà văn giả tưởng tiêu biểu Anh Quốc Robert Bloch, cùng tác phẩm của Đỗ Thanh Vân- một nhà văn trẻ nhiều triển vọng đang còn ngồi trên giảng đường đại học; và thơ chọn lọc của nhiều tác giả: Brodsky, Trần Dần, Phùng Tấn Đông, Bế Kim Loan, Bùi Thanh Tuấn, Đào Đức Tuấn. Bạn đọc có nhu cầu, có thể đặt Người đương thời ở sạp báo hoặc bưu điện gần nhất.
  22. Hình như hằng năm trên báo Văn nghệ (Hội Nhà văn VN) đều có tổ chức cuộc thi Truyện ngắn. Trên Tuần báo Văn nghệ, số 7, ra ngày 18.2.2006 thấy Hội nhà văn Việt Nam có thông báo về việc tổ chức cuộc thi truyện ngắn năm 2006 - 2007 nhân kỷ niệm 50 năm thành lập Hội nhà văn Việt Nam (4.1957 - 4.2007). Theo đó, tất cả các nhà văn, các tác giả trong và ngoài nước đều có quyền dự thi. Truyện không quá 5.000 từ, chưa in sách, báo, tạp chí Trung ương. Nhận bài từ ngày 1.3.2006 đến ngày 28.2.2007. Có 1 giải 1 trị giá 10.000.000 VNĐ; giải 2 trị giá 7.000.000 VNĐ; giải 3 trị giá 5.000.000 VNĐ. Nơi nhận: Tuần báo Văn nghệ - 17 - Trần Quốc Toản - Hà Nội.
  23. Cảm ơn anh Đoàn nhé! Anh Phan Hoàng có gửi TLV một quyển rồi mà hổm nay quên post lên cho anh biết.
  24. Một lần nữa những áng văn của các cô tú, cậu tú lại khiến nhiều người sửng sốt vì lỗi chính tả, suy diễn, hổng kiến thức và cả "viết mà không biết viết gì"... Điều đó ít nhiều phản ánh thực trạng dạy và học ở bậc phổ thông hiện nay với những bài văn thật... dễ sợ và vì sức “sáng tạo” của những cô tú, cậu tú đáng quan ngại vô cùng... Kỳ thi tuyển sinh ĐH 2006 đã vào giai đoạn cuối của quá trình chấm thi và tình trạng thí sinh (TS) viết văn như nói, viết sai chính tả vẫn phổ biến. Thậm chí bài làm của một bộ phận khá lớn TS còn bi thảm hơn nhiều. Lỗi phổ biến nhất vẫn là sai về kiến thức. Các TS không ngần ngại khi cho rằng: nhà văn Tô Hoài là gương mặt quen thuộc của phong trào Thơ mới; “Tiếng hát con tàu” là bài thơ viết về chuyến tàu ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc hoặc ca ngợi những người thủy thủ anh dũng sẵn sàng lái tàu vượt đại dương đưa con người ra khơi đánh cá; Chế Lan Viên thật giỏi khi tự mình lái chiếc tàu vào Tây Bắc chở bộ đội đi đánh giặc giải phóng quê hương cách mạng; bố của Mị vay tiền nặng lãi để cưới vợ giàu sang mà không lo làm ăn nên mắc nợ, Mị phải đi chăn ngựa để trả; A Phủ đi chăn trâu để ăn lúa nhà bá hộ nên bị bắt trói vào vũng lầy đầy đỉa (Ôi!). Nhà văn mê... phụ nữ (!) Thật không thể liệt kê hết các lỗi chính tả mà TS mắc phải trong bài làm. Thầy Nguyễn Mạnh Hiếu, giảng viên khoa ngữ văn Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết trong số gần 1.000 bài thi mà thầy đã chấm (ở một hội đồng khác) có hơn 2/3 bài làm chữ viết tệ hơn cả HS tiểu học, phần đông sai chính tả đến không thể chấp nhận. Thầy Hiếu tỏ ra bức xúc: “Những cô cậu này mà cũng lấy được bằng tú tài thì thật khó hiểu. Không biết giáo viên văn phổ thông chấm như thế nào mà số này qua khỏi bậc phổ thông?”. Trong lần chấm chung (cả tổ) môn văn, một giảng viên khoa ngữ văn của Trường ĐH Sư phạm phải vất vả lắm mới đọc được nội dung, nhưng tìm mỏi mắt vẫn không thấy một dấu câu nào trong bài làm dài bốn trang của một TS dự thi khối D. Chính tả viết không đúng thì việc dùng từ sai, viết câu “què”, câu sai cấu trúc là lẽ thường. Một bài làm văn có khi sai đến gần 100 lỗi dạng này. Tôi rợn mình khi đọc những từ mà TS dùng để viết trong bài: Mị có sắc đẹp hết sức khêu gợi; nhiều nhà thơ nhà văn mê phụ nữ, Tô Hoài cũng giống họ, cũng mê Mị... (?!). Trong khi đó, chuyện lấy râu ông này cắm cằm bà kia cũng không hiếm. Cô Mị xinh đẹp như thế mà TS lại nhẫn tâm bảo rằng: Mị về làm vợ cho nhà bá hộ, vất vả như con bò tót nên Mị trở thành một thứ quái vật, người không ra người, ngợm không ra ngợm... (chuyển sang hình dáng bên ngoài của Chí Phèo, sau khi ra tù). Có một TS tỏ ra rất bất bình khi dẫn ra hoàn cảnh của A Phủ: Vì bất bình trước việc dụ dỗ con gái nhà lành, A Phủ đánh Bá Kiến, bị Lí Cường bắt về gạt nợ, trói đứng không cho đi chơi mùa xuân. Bọn chúng thật là dã man. Em đọc đến đây thì bất bình lắm, thương cho A Phủ và hận cha con nhà Bá Kiến. TS khác thì có óc “khái quát” cao hơn khi phân tích chi tiết Mị và A Phủ bị trói: Thấy chồng mình bị trói, Mị cảm thấy ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa... (đã qua đến Hịch tướng sĩ). Còn A Phủ thì sao? A Phủ thấy vợ mình (tức Mị) bị bọn nó hành hạ thì liền xách dao chạy thẳng đến nhà Bá Kiến, đâm chết Bá Kiến rồi tự sát cho chết luôn! (chi tiết này nói về Chí Phèo). Cũng có nhiều đoạn văn của TS đọc mãi mà tôi chẳng hiểu viết gì. Đơn cử đôi dòng trong số ấy để bạn đọc suy nghĩ hộ: Xuân Diệu sinh ra sau ngày giải phóng, chứng kiến nhiều cảnh trái tai nên không chịu được. Một hôm Xuân Quỳnh sáng tác bài thơ một từ sóng. Đó là sự giải thoát phụ nữ của ông. Còn cuộc tình của Mị được một TS kể lại như một câu chuyện thời hiện đại: Mị đẹp hơn ai hết nên rất nhiều bồ. Một hôm trời đẹp ơi là đẹp, Mị được một cậu ấm họ Lí tên là Phá Sa con ông tá điền giàu có đeo được chiếc nhẫn kim cương vào tai và cuối cùng Mị đành vui vẻ nhận và theo về nhà làm vợ luôn. Từ đó Mị sống khổ lắm như là con ngựa nuôi trong xóa bếp không ai thèm dòm tới nữa Mị đã tàn đời... TS khác thì thể hiện quyết tâm: Sóng nghĩa là tình yêu. Em đang bước vào yêu nhưng em sẽ yêu lãng mạng khi em đã hoàn thành ước nguyện bước vào ngưỡng cửa trường đại học, sẽ yêu và giữ lòng chung thủy như sóng dù em còn gặp nhiều chông gai trong yêu đương lắm lắm... “Em đâu có muốn...” Các vấn đề thời sự nóng bỏng cũng được các sĩ tử đưa vào bài làm. Có lẽ nhà văn Nguyên Ngọc sẽ rất ngạc nhiên nếu ông đọc được những dòng này: Hiện nay, nạn chặt phá rừng tràn lan trên khắp mọi miền của đất nước. Trước tai nạn đó, Nguyễn Trung Thành viết Rừng xà nu để cảnh báo mọi người, kêu gọi đừng chặt phá rừng nữa. Tôi tin chắc rằng chính tác giả cũng không thể nghĩ ra tác phẩm của mình mang “tính thời sự” như thế. Có lẽ bức xúc trước việc mua vé tàu lửa khó khăn, TS đã viết về hình ảnh con tàu trong bài Tiếng hát con tàu: Chế Lan Viên muốn ngày càng có nhiều đoàn tàu chạy từ miền Nam ra miền Bắc để phục vụ hành khách, không còn xảy ra tình trạng chen lấn khi mua vé, lên tàu như hiện nay... Ông đã mơ ước thay cho nhiều người... Khủng khiếp hơn, có bài làm từ đầu đến cuối, sáu lần TS quả quyết Xuân Quỳnh là “ông”, còn bảo rằng “... sau Nguyễn Du, Xuân Quỳnh là nhà thơ nam hiểu rõ về phụ nữ khi viết bài thơ Sóng...”. Có đến hàng mấy chục TS gọi Xuân Diệu là bà, cô, chị, trong khi chương trình THPT phần Xuân Diệu HS được học nhiều tiết nhất trong số các nhà thơ (một bài khái quát tác giả, ba bài thơ tiêu biểu). Không những thay đổi giới tính nhà thơ, các TS còn tỏ ra “thông minh” khi tự “sáng chế” thơ và không ngần ngại gắn tên tác giả. Chẳng hạn mấy câu sau đây được TS đề tên tác giả là Xuân Diệu hết sức éo le như thế này: Làm sao định nghĩa được chữ “mi”. Có khó gì đâu mà hỏi kỳ. Hai đứa gần nhau rồi sát lại. Môi kề, mắt nhắm, thế là “mi”. Không ít bài thi bỏ giấy trắng. Cũng có nhiều bài nói nhăng nói cuội cho có chữ chứ không ra nghĩa. Một số khác xem bài thi là “diễn đàn” để bày tỏ suy nghĩ, trút cạn tâm sự của mình. Một TS thật tình rằng: “Cô ơi! Cô đừng chấm bài này, vì em đâu có biết gì mà thi, mẹ và chị em ép em nên em mới đi thi thôi chứ em đâu có muốn”. Không biết các bậc cha mẹ sẽ nghĩ gì khi đọc những dòng này? Có lẽ vì không học gì nên một TS đã ngâm ngợi mấy vần thơ trong bài làm: “Làm sao định nghĩa được trường thi? Cắn bút mà đâu biết viết gì. Đem phao nhét túi mà trật hết. Lần này chấm rớt chắc đi tu”. Có em năn nỉ thấy mà tội nghiệp: “Thầy cô chấm nương tay cho em nhờ, lần này rớt chắc là đi hoang luôn, ba em hăm dọa như vậy đấy!”. Một TS than thở: “Học 12 năm, thi ba năm rồi mà vẫn không đậu. Bữa nay cầm đề thi mà rụng rời tay chân, trật tủ nữa rồi thầy ơi, chắc rớt quá...”. Văn chương thế này mà không rớt mới lạ! NGUYỄN VĂN CẢI (Giám khảo môn văn Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) (Theo Tuổi Trẻ)
  25. 1/ Định dạng văn bản tương tự trong MS Word. Muốn đoạn nào in nghiêng thì tô đen đoạn đó, sau đó click vô nút ở phía trên. Tương tự: : In đậm, : Gạch dưới. Tìm hiểu thêm về định dạng: ở đây 2/ Cảm ơn nhathao đã góp ý. Mình cũng hơi vội. Việc trích lại mình xài thẻ lệnh chứ không xài thủ công nên không phải gõ lại nhưng vội quá cũng quên điều chỉnh. Bây giờ điều chỉnh thì mất ý nghĩa bài ở dưới. Thôi cứ để vậy...

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...