Jump to content

duonghoanghuu

Thành viên
  • Số bài viết

    328
  • Gia nhập

  • Đăng nhập

  • Nổi bật trong ngày

    8

Mọi thứ được đăng bởi duonghoanghuu

  1. Vậy Nguyen Mai thích bài nào nhất trong 115 bài vào chung kết và đc in thành sách? À Mai có dự thi ko nào? Vào trang của nhà thơ leminhquoc xem nghen.
  2. Đến hôm nay , cuộc thi thơ lôittinhdautiren trên FB đã có kết quả chọn 115 bài vào xét giải và tuyển thơ vào ấn bản. Xem ở đây nhé : http://www.leminhquoc.vn/lmq/tho/suy-nghi-ve-tho/1486-cuoc-thi-tho-loi-to-tinh-dau-tien-tren-facebook-115-tac-gia-tho-vao-chung-ket.html?start=3
  3. Các bạn muốn thử sức cuộc chơi thú vị này thì vào đây: Thông điệp của bạn phải là dạng 3 dòng như haiku và bằng tiếng Anh nhé. http://lasp.colorado.edu/maven/goingtomars
  4. Vào tháng 11 năm nay, tàu thăm dò Mars Atmosphere and Volatile EvolutioN (MAVEN) sẽ được phóng lên quỹ đạo sao Hỏa để thăm dò khí quyển và hơi nước. Bên cạnh sứ mạng chính vừa nêu, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ - NASA cũng đang mời gọi cộng đồng đệ trình các thông điệp dưới dạng thơ Haiku (một loại thơ ngắn của Nhật) để ghi vào đĩa DVD và nó sẽ được MAVEN mang theo đến hành tinh đỏ. Hoạt động trên là một phần của chiến dịch Going to Mars Campaign được các nhà nghiên cứu phụ trách sứ mạng đến từ phòng thí nghiệm khí quyển và vật lý không gian Boulder thuộc đại học Colorado (CU/LASP) khởi xướng. Theo đó, mọi người có thể vào trang web chính thức của chiến dịch và gởi lên một thông điệp cá nhân dưới dạng thơ Haiku. Người gởi có thể in một giấy chứng nhận từ chương trình Going to Mars và tên của mọi người gởi sẽ được ghi vào đĩa DVD. Tuy nhiên, chỉ 3 bài thơ Haiku được chọn sẽ được gởi đến sao Hỏa. Stephanie Renfrow - lãnh đạo chương trình MAVEN Education and Public Outreach tại CU/LASP cho biết: "Chiến dịch Going to Mars mang lại cho mọi người trên thế giới một phương thức để kết nối cá nhân với không gian, các sứ mạng khám phá vũ trụ và khoa học nói chung, đồng thời giúp họ chia sẻ niềm đam mê về sứ mạng MAVEN với chúng tôi." MAVEN là tàu vũ trụ đầu tiên được phát triển dành riêng cho mục đích thăm dò tầng khí quyển trên cao của sao Hỏa. Nó được trang bị một loạt công cụ bao gồm từ kế, phổ kế ảnh hóa cực tím, và nhiều thiết bị nghiên cứu gió mặt trời. Nhiệm vụ của MAVEN là tìm hiểu nguyên nhân khiến sao Hỏa mất hầu hết khí quyển, đặc biệt là các thành phần như CO2, NO2 và nước cũng như lịch sử hình thành của nước. Các nhà khoa học hy vọng rằng bằng cách này, tàu MAVEN sẽ giúp họ hiểu rõ hơn về khí quyển sao Hỏa và khả năng sự sống từng tồn tại trên hành tinh đỏ. Hạn cuối để đệ trình các thông điệp bằng thơ Haiku cho chiến dịch Going to Mars là ngày 1 tháng 7. Sau đó, một cuộc bình chọn trực tuyến từ cộng đồng sẽ được tiến hành và bắt đầu từ ngày 15 tháng 7, 3 bài thơ Haiku với tỉ lệ bình chọn cao nhất sẽ được ghi vào đĩa DVD. http://www.tinhte.vn
  5. Mỗi cuộc sống thăng trầm, phải mua bằng nhục nhã Mỗi mặt trời, phải trả giá một hoàng hôn Đời, vốn không nương người thất thế Thì thôi, ô nhục cũng là danh Trích " Hai hàng me ở đường Gia Long "
  6. "Chủ đề: Thơ cảm nhận về sự chuyển biến đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân, sự chuyển biến bộ mặt nông thôn qua chương trình XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI, lòng hăng say áp dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất, Đảng và Bác với phát triển nông thôn, tình yêu và gia đình, tình làng nghĩa xóm, tình yêu quê hương, đất nước của người nông dân, những truyền thống tốt đẹp của đời sống nông thôn trên địa bàn cả nước nói chung, nông thôn thuộc địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, những tồn tại cản trở việc thực hiện các tiêu chí nông thôn mới. 19 TIÊU CHÍ NÔNG THÔN MỚI: 1. Tiêu chí Quy hoạch và thực hiện quy hoạch; 2. Tiêu chí giao thông 3. Tiêu chí Thủy lợi; 4. Tiêu chí Điện 5. Tiêu chí Trường học; 6. Tiêu chí cơ sở vật chất văn hoá 7. Tiêu chí Chợ nông thôn; 8. Tiêu chí Bưu điện 9. Tiêu chí nhà ở dân cư; 10. Tiêu chí thu nhập 11. Tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo; 12. Tiêu chí cơ cấu lao động 13. Tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất; 14. Tiêu chí giáo dục 15. Tiêu chí Y tế; 16. Tiêu chí Văn hoá 17. Tiêu chí Môi trường; 18. Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh 19. Tiêu chí An ninh - Trật tự xã hội Đối tượng : Hội viên CLB Sài Gòn Thi Hội và các nhà thơ khác. Hoan nghênh các nhà thơ ở các huyện ngoại thành và các địa bàn nông thôn khác tham gia. CÁC ĐỐI TƯỢNG KHÁC MỜI GỬI THƠ HƯỞNG ỨNG. Thể thơ: không hạn chế, gồm thơ, hò vè. Khuyến khích thơ phổ nhạc hay chuyển thể dân ca, đặc biệt là dân ca Nam Bộ (Đờn ca tài tử, Cải lương, bài Chòi,…). Mỗi cá nhân gửi 1- 5 bài. Bài kèm bản phổ nhạc hay chuyển thể dân ca coi như một bài. Phải là tác phẩm chưa xuất bản, chưa đăng báo, chưa dự một kỳ thi nào. Bài gửi dự thi ghi rõ họ - tên, bút danh (nếu có), địa chỉ, điện thoại, email (nếu có), đơn vị (TTVH quận huyện, CLB, tổ, nhóm thơ, nếu có). Nhận bài: Từ 1/12/2012 đến 20/7/2013, khuyến khích gửi trước 15/7/2013. Nơi nhận: 97 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1 và 52 Nguyễn Khi Khanh Q.1, TP.HCM Hoan nghênh gửi bài theo email: phongvan00@yahoo.com, mã unicode. Cá nhân dự thi chịu trách nhiệm về bản quyền tác giả tác phẩm gửi dự thi. Các khiếu nại về bản quyền tác phẩm dự thi xử lý theo luật Bản quyền. Các tác phẩm được giải và các tác phẩm khác đạt yêu cầu được tuyển vào tập THƠ NÔNG THÔN MỚI. Tuyển chọn và đánh giá: 9/2013 Trao giải : Tháng 9/2013. CLB SÀI GÒN THI HỘI"
  7. duonghoanghuu

    NẮNG HẠ

    NẮNG HẠ Rơi rơi giọt nắng sau lưng Mà nghe mùa hạ tung bừng nắng trưa Con chiền chiện ngẩn ngơ chưa Hay ta hóa tượng ngày xưa mất rồi
  8. "Văn học thiểu số" và một cách đọc khác về Kafka Bùi Văn Nam Sơn “Les beaux livres sont écrits dans une sorte de langue étrangère” (Những quyển sách hay được viết bằng một loại ngôn ngữ xa lạ) Marcel Proust([1]) Xem : http://phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=17918
  9. “Về đồng mùa nước nổi” có phải là thơ “đạo” ? NGUYỄN HUỲNH http://phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=17895
  10. Nhà văn Bùi Công Thuấn (Đồng Nai ) góp tiếng về 11 bài bài thơ vào chung khảo cuộc thi thơ ĐBSCL đang gây xôn xao dư luận. Xin trích để các bạn tham khảo. Riêng tôi cũng thấy một số ý trong bài chưa thỏa đáng nhưng nhìn chung bài viết khá bổ ích cho các bạn trẻ mới vào làng thơ. VỀ CUỘC THI THƠ Tổ chức Hội Văn Nghệ của các địa phương là tổ chức chính trị-nghề nghiệp được tỉnh uỷ trực tiếp lãnh đạo. Hoạt động của Hội là thực hiện nhiệm vụ chính trị của Tỉnh uỷ. Hội thực hiện nghị quyết 5 của Trung Ương Đảng (khoá VII) về xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, và Nghị quyết 23 của Bộ Chính Trị… Vì thế cuộc thi thơ ĐBSCL là một trong những hoạt động thực hiện nhiệm vụ chính trị, có mục đích rõ ràng, đó là : Viết về ”Vùng đất, con người ĐBSCL trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa - hiện đại hóa; phát triển và hội nhập…, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Về các biển đảo của Việt Nam.” Đây là những nhiệm vụ chính trị quan trọng toàn Đảng, toàn dân đang nỗ lực thực hiện. Tổ chức cuộc thi là để phát động phong trào quần chúng làm văn nghệ, để khẳng định và ca ngợi những thành tựu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Đảng, để khẳng định và học tập gương đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh trong tình hình một bộ phận cán bộ, quần chúng suy thoái về đạo đức mà Nghị Quyết TW 4 đã đề ra…Viết về biển đảo trong tình hình chính trị hiện nay, ai cũng hiểu đó là Trường Sa, Hoàng Sa. Người làm thơ phải nói tiếng cói của dân tộc, khẳng định chủ quyền biển đảo, ca ngợi và cổ vũ các chiến sĩ đang bảo vệ biển đảo tổ quốc, thể hiện lòng yêu nước... Nội dung chính trị, mục đích chính trị của cuộc thi là tiên quyết. Các tác giả có thơ dự thi không nên mơ hồ điều này. Xin đừng nghĩ rằng làm thơ chính trị sẽ không hay. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, những bài thơ chính trị của Tố Hữu đã trở thành tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí. Là những “bài ca” hùng tráng của cả nước, cùng một nhịp “dưới cờ hát lên và bước”… (Bài ca mùa xuân năm 1961, bài ca xuân 1968, Bài ca xuân 1971, Một khúc ca xuân,…) Tiếng nói riêng của nhà thơ trở thành tiếng nói của nhân dân, của dân tộc. Thơ hay là do tài năng, không phải do đề tài. Có lẽ vì thế mà trong thể lệ cuộc thi, tôi không thấy có tiêu chí nghệ thuật. Thế có nghĩa là cuộc thi chỉ đánh giá thơ dự thi theo tiêu chí nội dung, mà không quan tâm đến nghệ thuật (?). Việc gạt bỏ thể thơ Đường Luật là điều thật khó hiểu. Những bài thơ Tứ Tuyệt Đường luật của chủ tịch Hồ Chí Minh làm trong kháng chiến chống Pháp (1946-1954) là những bài thơ tuyệt hay (Nguyên Tiêu, Báo Tiệp, Không Đề, Lên Núi…) đóng góp những giá trị vượt trội cho thơ ca sau CM tháng Tám. Tại sao cuộc thi lại gạt bỏ thơ Đường luật? Hiện nay câu lạc bộ thơ Đường trong cả nước đang có hàng vạn người tham gia sáng tác. Thể lệ đặt ra “không nhận trường ca và thơ đường luật” thực sự là có ý nghĩa gì ? Không có tiêu chí nghệ thuật, tôi e rằng sẽ có những bài thơ hay về nghệ thuật bị loại bỏ ngay ở vòng sơ khảo. Tất nhiên tôi tin rằng, BTC, BGK không đến nỗi chỉ chọn bài đạt tiêu chí nội dung (?) Nhưng đọc 11 bài thơ vào chung kết, tôi thực sự hoài nghi. Bài “Về đồng mùa nước nổi” là bài thơ không chuẩn về luật thơ Lục Bát. Gieo vần sai, cách ngắt câu làm hỏng nhạc thơ, gây phản cảm. Nhiều từ lủng củng, lời không diễn được ý. Những câu thơ vụng về khó chấp nhận.(xin trích) Ta về vác cát oặn lòng Hòa dân ngăn nước thở cùng mặt đê Trăng tròn trượt xuống tiếp hơi Gánh gồng gìn giữ màu trời quê hương. Chữ “mặt đê”, không vần với chữ “tiếp hơi”. Làm thơ lục bát sai vần là điều cấm kỵ. Tài hoa lục bát là ở dùng từ, gieo vần và nhạc thơ, để diễn tả những tình ý tinh tế, sâu xa. Nhưng câu thơ” Hòa dân ngăn nước thở cùng mặt đê” lại cực kỳ tối nghĩa, làm hỏng cấu trúc trong sang của tiếng Việt. Câu đầu là vác cát ngăn nước, câu cuối là “gánh gồng”, không hiểu “nhà thơ” sao có thể cùng một lúc vừa “vác” vừa “gánh gồng”? và “gánh gồng” cái gì, để “giữ màu trời quê hương”, …Nội dung bài thơ là những than thở “sầu”: “nát tan”, “Trăm ngàn nỗi đau”, đất trở sầu”, “lúa khóc”,” trôi giạt về đâu”. Tôi không thấy đâu là công nghiệp hoá, đâu là hội nhập toàn cầu hoá, như tiêu chí cuộc thi. Bài thơ có nhiều chữ dùng rất thô như: “Trăng…thình lình trượt xuống, bất cần đò đưa,.. Tôi chưa bao giờ thấy ở bến đò miền ĐBSCL có hình ảnh này :” Áo hồng bay ngát bến xưa”. Nói thế để thấy tác giả rất lúng túng trong bút pháp. Miêu tả hiện thực hay thể hiện tâm trạng lãng mạn? suy tư triết lý hay bày tỏ tâm trạng trữ tình. Tất cả nháo nhào trong một bài thơ, khiến cho, ngôn từ không sao diễn được tình ý. Có lẽ không nên mất thì giờ của bạn đọc về một “bài thơ” chưa thành hình hài như thế. Có thể là tác giả muốn nói về hiện thực ĐBSCL chống lũ, nhưng lực bất tòng tâm. Đành vậy ! Bạn đọc nên trân trọng nỗ lực của tác giả khi tham gia cuộc thi! (thơ của phong trào quần chúng mà- Đáng tiếc là bài này đang có nghi vấn đạo thơ của Trịnh Bửu Hoài *) Tôi cũng hoài nghi cả về nội dung một số bài vào chung kết. Không bài nào nói đến công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở ĐBSCL, hay học tập gương đạo đức của Bác Hồ. Cũng không tác giả nào thể hiện một chút tình nào với biển đảo tổ quốc với các chiến sĩ đang bảo vệ biển đảo. Bài Đồng con gái là nỗi buồn “bao đời” của người nông dân, xưa cũng như nay:” ruộng lom khom nón lá đội trên đầu/ sống từ đất/ chết trở về cùng đất/ hạt lúa trời bơi qua nỗi bể dâu…”. Bài Nhật ký cho ngày rỗng là tâm trạng buồn, nỗi buồn tha hương: bạn bè bỏ xứ đi tha phương, bóng mẹ nhoè, dáng cha buồn thân phận, giấc mơ không hình thù/ bọt bóng (hình ảnh chỉ sự ảo tưởng, tuyệt vọng) con rô, con lóc đi đâu cho ta bỏ câu ngày nhàu soi tăm cá… thằng bạn cùng quê bỏ xứ theo cha tha phương đổi vận cô bạn chơi trò cô dâu chú rể lên thành phố từ đó không thấy về… …ở đó có bóng mẹ ngồi chiều nhòe mong nhớ mỗi khi trời trở gió, mùa đuổi mùa… có cái ghế dựa, cha ngồi uống ngụm trà thả buồn vui thân phận… Bài “Xóm mình nghèo cất giấu điện vào đêm”, là tâm trạng buồn của đứa con phương xa, nhớ những khôn khó ở quê đêm không có điện, nhớ xóm quê, nhớ tuổi học trò và nhớ mẹ, nhưng mẹ không còn “…Bên dòng kênh quen im lìm phèn mặn Bằng bộ mặt nhiều màu nổi váng những tâm tư… Giờ đi lập nghiệp phương xa Ước mơ lăn theo sóng vỗ Câu vọng cổ lại phải cất vô tờ giấy cũ Về quê Mẹ không còn.. Tản mạn trưa là tâm trạng buồn của tác giả trong giấ mơ trưa. Tác giả nhìn con kiến, con sâu, con bướm, con mèo, lũ tò vò… mà thương ông thương bà. Bà một đời vất vả, ông chết trong chiến tranh, một cuộc chiến tranh “màu lá rụng”, không biết thân xác ông chôn vùi ở đâu. thương bà khóc cả đời chiến tranh màu lá rụng không biết ông nằm đâu… Bài Tôi đã từng đến biển không nói được điều gì, ngoài sự mơ hồ, chung chung. Sao lại diễn tả người dân đánh cá Việt Nam là “vơ vét thiên nhiên”? Hình ảnh thực sự gây phản cảm. Làm sao sánh được với bài Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận viết cách nay đã mấy chục năm! Biển là trời xanh trôi trên mặt đất Những con thuyền như chiếc lá trôi trên lòng biển mẹ Mang những cánh tay nhẹ nhàng vơ vét thiên nhiên Bài Phía mùa cam bạc lá cũng là tâm trạng buồn của đời nghèo rỗng không. Chỉ có tiếng mẹ thở dài, tiếng cha dằn cơn ho trong đêm, người chị lỡ làng tuổi xuân vì nghèo. Chỉ có bàn tay chai sạn… và tâm tư day dứt gió cuốc những đường thở nhọc nhằn trên nền đất đen nâu sau lưng cha màu xanh đã ngã là đồng nghĩa với màu trắng tay người gom về ngập rỗng nỗi buồn đeo đĩa Có lẽ không cần viết thêm về nội dung những bài thơ không đạt tiêu chí thể lệ cuộc thi. Điều đáng ngạc nhiên là những bài tôi đã dẫn lại lọt được vào chung khảo, vượt qua tiêu chí chính trị. THƠ HAY Ở NỘI DUNG HAY Ở HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT? Ở Việt Nam, nội dung chính trị của tác phẩm nghệ thuật đã là mặc định. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định :”… không thể nói nghệ thuật vị nghệ thuật mà cần nói rõ văn hoá phục vụ công, nông, binh” (Bàn về văn hoá và nghệ thuật, Nxb Văn Hoá-Nghệ thuật Hànội. 1963, tr 104-105) Nghị quyết 23 của Bộ Chính Trị cũng xác lập mục tiêu của văn học nghệ thuật :” Tập trung mọi nguồn lực xây dựng nền văn học, nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,… phục vụ có hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vì mục tiêu ''dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.” Như vậy, về nội dung ta không phải bận tâm, vậy tiêu chí nào để phân biệt giá trị bài thơ? Hãy xem, Bộ đội cụ Hồ ai cũng gian khổ hy sinh, sáng ngời lý tưởng, giàu tình quê hương, lẫm liệt chí anh hùng. Bài thơ nào viết về họ, các nhà thơ cũng nói nội dung ấy. Vậy những bài như Đèo Cả của Hữu Loan, Đồng Chí của Chính Hữu, Lên Tây Bắc của Tố Hữu, Tây Tiến của Quang Dũng, bài nào là nổi trội và trở thành bất hủ? Câu trả lời mọi người có thể đồng ý là Tây Tiến, bài thơ nổi trội nhất. Do đâu? Bài Đồng Chí được viết bằng bút pháp hiện thực chất phác. Bài Đèo Cả cũng một bút pháp ấy, có chất hùng ca hơn một chút. Trái lại, Tây Tiến được viết bằng bút pháp hiện thực, kết hợp với cảm hứng lãng mạn, chất cổ điển và tinh thần bi tráng. Quang Dũng có sự sáng tạo đặc sắc trong dùng từ, trong khám phá những tứ thơ mới, và đặc biệt là tấm lòng của nhà thơ với đồng đội. Những bài thơ dự thi đã được mặc định về nội dung, vậy sự phân biệt giá trị nằm ở tiêu chí nghệ thuật. Cuộc thi thơ ĐBSCL lần V 2012 không có tiêu chí nghệ thuật thì biết căn cứ vào điều gì làm chuẩn mực? chắc chắn là phải dựa vào trực giác cảm tính. Xưa nay thưởng thức nghệ thuật là thưởng thức cảm tính chủ quan, còn đánh giá giá trị nghệ thuật phải đựa trên thang giá trị trí tuệ, trên phân tích khoa học. Ai cũng nói, cái hay ở mỗi người là khác nhau, anh thich Cải Lương, tôi thích nhạc giao hưởng. anh thích một bài hợp xướng hang trăm người, tôi thích một bài vọng cổ chỉ cần một cây đàn và cái song lan. Điều ấy đúng, nhưng không thể căn cứ vào cảm tính mà đánh đồng bài thơ Tây Tiến với bài thơ Con Cóc trong dân gian được (mặc dù có người là tiến sĩ, viết một bài dài, khen bài Con Cóc là độc đáo) Thơ hay, trước hết phải là thơ có những khám phá mới về hiện thực, tìm tòi những tứ thơ, làm mới ngôn ngữ. Tác giả phải đem đấn cho thi ca kiểu tư duy nghệ thuật mới, về góc nhìn và cách cảm, cách thể hiện mới. Thơ hay còn đòi buộc một hồn thơ tính tế, tài hoa, giàu cảm xúc, một cá tính sáng tạo độc đáo, một thế giới nghệ thuật riêng (xin đọc Nguyễn Bính, Hoàng Cầm, Bùi Giáng, Phạm Thiên Thư, Tố Hữu …) 11 bài thơ vào chung khảo, những bài nào đạt tiêu chí này? Tôi cho rằng không có bài nào, bởi những bài dự thi này đều rất cũ cả về tình, ý nội dung, và cũ cả về thi pháp. Những bài như Nhật Ký Rỗng, Tản Mạn Trưa, Xóm Mình Nghèo cất Giấu điện Vào đêm, Phía Mùa Cam Bạc Lá, tuy có mới hơn so với những bài khác, nhưng cũng đã cũ so với phong trào thơ trẻ những năm 2005-2010, và ngay tại ĐBSCL, cũ so với thơ Huỳnh Thuý Kiều (tác giả ở Cà Mau) trong hai tập Kiều Mây (2008) vàGiấu anh Vào Cỏ Xanh (2010). Tuy vậy, những bài thơ này, nếu xét theo những tiêu chí khác (không phải tiêu chí của cuộc thi ĐBSCL lần V), thì có thể có những giá trị khác… Xin đọc một bài của Huỳnh Thuý Kiều, để thấm sâu chất châu thổ ĐBSCL trong thơ, hơn hẳn những bài thơ dự thi (bài này không phải là bài hay nhất của HTK) Mắc nợ đồng bằng Cá trê nấu với dây tơ hồng Ăn để về khóc đầm lưng áo mẹ Gót chân son nợ một đời dâu bể Giữa đồng bằng chợt thèm… Trái giác nấu canh chua… Sinh ra con đã nợ rồi Cả tiếng dạ thưa Cả nhịp xuồng chèo khuya xa người đi trễ tép Mai sau tràm mật ngọt chỉ còn là kỷ vật Bướm bay chiều tà. Ơi nguồn cội khẳng khiu! Sợi chỉ vàng dệt kín mái lá bên hiên Nồi canh rau tập tàng Vị cua nêm hương ngọt Lùa chén cơm mồ hôi rơi nước mắt Rơm vụ đầu dậy những nấm nhỏ xinh. Mùa nước lên Đêm. Lúa thao thức cựa mình Ánh trăng rớt dưới tàn cây cuối làng cổ thụ nhất Trò chơi dân gian bặt tăm bóng dáng Chú dế than buồn ngoẹo cổ gãi râu. Muốn quên đồng bằng. Dễ đâu quên được? Màu ký ức cứ xòe ra như bàn tay năm ngón Đây bếp lửa thơm mùi tro bánh tét Mắm sặc kho bông súng chấm trưa nồng Nợ khói ụn dừa buổi sớm lạnh đông Nợ dọc đời người đau đáu chốn cưu mang… NGHĨ Làm thơ hay rất khó. Cả đời tôi không làm được câu thơ nào, dù rất yêu thơ. Những nhà thơ tài năng luôn được nhân dân yêu quý. Và tôi nghĩ, cuộc thi thơ không chỉ là hoạt động phong trào của Hội Văn Nghệ, mà là nơi tìm kiếm những tài năng thơ, những nhà thơ đích thực, mà nhờ họ, đời sống tinh thần của ta thêm phong phú, nhờ họ, tiếng Việt trở nên đẹp và giàu có, nhờ họ ta khám ra cái đẹp ngay trong đời thường, ngay cả trong gian khổ hy sinh, và cũng nhờ họ mà đất nước này là đất nước của thi ca… Tháng 6 năm 2013 BCT
  11. Bài thơ chân thành và cảm động. Câu "Lạy mòn cả gối quên đau đớn" rất ấn tượng.
  12. Thật ra, bài thơ này có đáng lọt vào chung khảo cuộc thi thơ ĐBSCL không? Ban giám khảo có đọc bài này không ? Xin nêu ý nghĩ của tôi: nếu không đưa vào chung khảo và công bố thì ai biết bài thơ này để phát hiện vấn đề đưa ra bàn? Thực ra, bài thơ rõ ràng có cách nói mới, mới nhất trong 11 bài vào chung khảo. Về nội dung và một vài từ, câu có thể gây thắc mắc, nhưng BGK cũng nhận ra cái được của nó nên chọn vào xét là xác đáng nếu không muốn nói là nhạy bén với cái hay, cái mới của thơ, vậy là rất đáng tin tưởng . Có thể sau đợt mổ xẻ thật lòng vì thơ,vì bạn, chúng ta sẽ có những bài thơ không tì vết với tác giả này. Nhưng cũng không nên tất cả là thơ viết cho vừa lòng người này người nọ. Đọc thơ chỉ đứng trên lập trường nhất định thì thơ chỉ còn cây khô.
  13. Thời gian qua, dư luận khá xôn xao về 11 bài thơ vào vòng chung khảo cuộc thi thơ ĐBSCL lần thứ V-2012 do Ban tổ chức là Hội VHNT Sóc Trăng công bố. Đặc biệt hơn là tin tức tác phẩm “Về đồng mùa nước nổi” (MS: 096A) vừa bị phát hiện là đạo thơ của Trịnh Bửu Hoài. Bên cạnh đó, chúng tôi nhận thấy có một tác phẩm khác cũng “hơi có vấn đề”, đó là bài thơ “Tôi đã từng đến biển” (MS: 019E). Trong bài thơ này có những chỗ tối nghĩa, thậm chí có chỗ phản cảm. Xin được phân tích sơ lược qua bài viết ngắn này. Tôi đã từng đến biển(MS: 019E) Biển là trời xanh trôi trên mặt đất Những con thuyền như chiếc lá trôi trên lòng biển mẹ Mang những cánh tay nhẹ nhàng vơ vét thiên nhiên Đánh thức nàng công chúa sau một thời gian ngủ quên Tôi đã từng đến biển Những ngư phủ như những chú cá thòi lòi Bám biển như bám đất phù sa Ngóng gió, ngóng mây, ngóng từng biến động Biển không cho ta thấy giới hạn Nhưng lại giúp ta nhận ra giới hạn của mình Và ta lớn lên khi đến biển Cũng như biển từng nhỏ lại ở trong ta. Phân tích khổ đầu tiên, ta chú ý (và bị “sốc”) với hai câu này: “Những con thuyền như chiếc lá trôi trên lòng biển mẹ Mang những cánh tay nhẹ nhàng vơ vét thiên nhiên” Câu trên không có gì, nhưng khi gắn với câu dưới thì rất khập khiễng. Hình ảnh thuyền như lá trôi trên biển gắn với hình ảnh “mang những cánh tay” liệu có khập khiễng chăng. Nếu nhận xét “nặng” thì nó khập khiễng, nếu nhận xét “nhẹ” thì nó không có một tí chất thơ nào ! Đặc biệt nhất, một hình ảnh rất phản cảm là “vơ vét thiên nhiên”. “Vơ vét” có nghĩa là lấy đi cho bằng hết, lấy không chừa lại thứ gì. Hay hiểu theo cách khác thông dụng hơn là sự bóc lột, trấn lột để lấy tài sản. Chúng ta thường gặp ở những câu: “Thực dân Pháp ra sức vơ vét tài nguyên nước ta”, “Chính quyền Bắc thuộc vơ vét sản vật của Giao Chỉ”… Việt Nam có chủ quyền trên biển, thì khai thác biển là chuyện đương nhiên, tại sao lại “vơ vét”, mà “vơ vét” của ai ? Nếu không thích dùng từ “khai thác” tác giả có thể dùng từ khác, chứ dùng “vơ vét” thì quá phản cảm. Không biết bài thơ này là viết để bảo vệ luận điểm của Việt Nam hay là bảo vệ luận điểm của Trung Quốc. Hay là tác giả bài này không hiểu từ “vơ vét” nghĩa là gì ? Chỉ với từ “vơ vét” này thôi, thì tác phẩm này dù hay đến mức độ nào cũng không xứng đáng nhận giải, dù là giải khuyến khích cũng không xứng đáng, thậm chí là không xứng đáng lọt vào chung khảo. Từ “vơ vét” thể hiện một con người coi thường biển Tổ quốc. Đoạn tiếp theo, ta chú ý đến hình ảnh “Những ngư phủ như những chú cá thòi lòi Bám biển như bám đất phù sa” Tác giả so sánh “ngư phủ” như “cá thòi lòi” là rất phản cảm. Trong khi cả nước đang hướng về những ngư dân, ca ngợi người ngư dân anh dũng, thì tác giả lại ví họ với “cá thòi lòi”. Lại thêm hình ảnh so sánh “bám biển như bám đất” là sao chẳng hiểu? Nếu giải thích rằng câu thơ trên có ý nghĩa là ngư phủ bám biển như cá thòi lòi bám đất, thì câu thơ rất ngô nghê. Bởi vì cá thì làm sao bám đất phù sa được đây? Cá thòi lòi là loài cá sống trong hang hốc dọc các bãi lầy ở cửa sông, như vậy thì sao chúng “bám đất phù sa” ? Một ý tứ hết sức ngô nghê. Đến câu “Ngóng gió, ngóng mây, ngóng từng biến động” thì tôi xin được hỏi có nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình nào có thể giải thích dùm tôi cụm “từng biến động” nghĩa là gì không ? Đây là một cụm tối nghĩa, chứng tỏ tác giả không hiểu gì cả, chỉ gán ghép chữ thành hình ảnh thôi. Đoạn thứ hai của bài này đọc lên rất buồn cười, thậm chí không bằng cả một đoạn văn xuôi tả cảnh biển của học sinh. Đoạn cuối, có hai câu đầu “Biển không cho ta thấy giới hạn / Nhưng lại giúp ta nhận ra giới hạn của mình” là khá. Tuy nhiên, hai câu sau “Và ta lớn lên khi đến biển/Cũng như biển từng nhỏ lại ở trong ta” thực sự lại là hai câu tối nghĩa và. Ta có thể “lớn lên khi đến biển” nhưng tại sao lại có thể “Cũng như biển từng nhỏ lại ở trong ta” ? Biển “nhỏ lại ở trong ta” là sao, nhỏ thế nào mà “nhỏ lại ở trong ta” được ? Về chi tiết này, nhà LLPB Lê Xuân (Cần Thơ) nhận xét: “Dĩ nhiên thơ không cần chỉ rõ như văn xuôi mà chỉ gợi, nhưng gợi như thế thì ngô nghê quá”. Tóm lại, bài thơ “Tôi đã từng đến biển” (MS: 019E) này chí nói chung sơ sài về biển mà không có một tứ nào đắt, ấn tượng. Đọc xong cũng chẳng đọng được gì trong lòng bạn đọc. Chẳng những thế còn phản cảm bởi “vơ vét” và “cá thòi lòi”. Nhà LLPB Bùi Công Thuấn (Đồng Nai) nhận xét: “Bài nói được điều gì, ngoài sự mơ hồ, chung chung. Tôi không biết bài này có nằm trong tiêu chí viết về biển đảo không”. Thật ra, bài thơ này có đáng lọt vào chung khảo cuộc thi thơ ĐBSCL không? Ban giám khảo có đọc bài này không ? HOA TRÀ Read more:http://www.datdung.com/modules.php?name=News&op=viewst&sid=8171#ixzz2W3n1Jr6Y
  14. Theo Bảng xếp hạng số lượt like bài dự thi thơ "Lời tỏ tình đầu tiên". Bài được like nhiều nhất là Mối tình đầu tiên ... của Nhi Nhi Nho Nho với 4.467 người thích Mối tình đầu tiên ... Gửi tặng em cô bé của lòng anh! Cô bé vô tâm! Con tim anh Con tim mang một mối tình câm Yêu em đã lâu nhưng vẫn mãi lặng thầm Chỉ ước thời gian khi bên nhau thật chậm Để trộm nhìn em qua nụ cười đầm ấm Thổn thức đêm về trong cơn mưa lâm thâm Và anh đã biết anh đâu có sai lầm Nói lời yêu rồi xa em mãi mãi! Vì em ơi trên đời nào đâu phải Cứ nói ra mới được gọi là tình? Xin em cứ kệ anh mãi lặng thinh Sánh bước bên em đến ngày em hạnh phúc Anh sẽ cố đành rằng trong đôi lúc Trái tim khô bởi khao khát tình đầu Dù anh biết em nào có hay đâu Trái tim anh yêu em nhiều lắm đấy! Dẫu tình đời xưa nay thường vẫn vậy Chỉ nên thơ trong lúc vẫn yêu thầm. Để mỗi lần khi trời mưa lâm thâm Bóng hình em lại hằn sâu kí ức… Vẫn biết là em - giấc mơ không có thực Cố ngăn mình sao vẫn nhớ miên man Gửi em người anh yêu... Lời tỏ tình ... trong lặng thầm, trái tim anh ! Xếp thứ hai là : Bài thơ ĐI TÌM LỜI SÁM HỐI. Lê Nguyễn Hoàng Sơn| Tổng số Likes: 2940 Bài náy có một event đáng nể : 1.638 bình luận ...Nhưng bài thơ xếp thứ ba bảng xếp hạng likes mới là bài mình thích. Rất trong trẻo, chân thành, mơ mộng của tuổi chớm yêu. Hi vọng bài này sẽ vào giải chính thức. LỜI TỎ TÌNH TRÊN BÌA TRANG LƯU BÚT Tác giả: AWA Trang lưu bút bao tháng năm nhuốm bụi Bỗng lật tìm trong kí ức nguyên sơ Cánh hoa héo khô trên nền chữ đã mờ Đâu vẹn nguyên những khắc giờ kỉ niệm Ngày tháng êm trôi,đã bao lần tìm kiếm Nụ cười hồng như những cánh hoa tươi Nhưng..... Khi lướt qua nhau ta chỉ khẽ mỉm cười Rồi.... Lặng lẽ bước đi giấu bao điều bí mật Bao yêu thương,nhớ nhung và....sự thật Dấu trong lòng chỉ ta với riêng ta Để rồi phút cuối xót xa Ngập ngừng cánh bằng lăng : " tặng ấy ! " Em dịu dàng, tinh khôi như trang giấy Để Tôi viết lên những tâm sự dại khờ Áo học trò thủa mộng mơ biết mấy Đem yêu thương gửi lưu bút tình thơ Những giờ học truyền tay với...đợi chờ Chép chép,ghi ghi những dại khờ mới lớn Chỉ muốn mình là người bộn rộn Được đón đưa ai sau mỗi buổi tan trường Cầm trên tay những xúc cảm thân thương Bao trang giấy tinh khôi đã vương đầy con chữ Góc nhỏ nào cho tôi Bao kỉ niệm của ngày tháng chung đôi Góp nhặt về để giãi bày với ấy Nhưng thôi ! Đành chôn sâu đi vậy Viết vội lên trang bìa : " Tớ thích ấy ! Ấy ơi! "
  15. Bảng xếp hạng số lượt like bài dự thi thơ "Lời tỏ tình đầu tiên" 50 Bài thơ được nhiều người LIKE nhất 1Nhi Nhi Nho Nho| Tổng số Likes: 4464 | Xem bài dự thi2Lê Nguyễn Hoàng Sơn| Tổng số Likes: 2940 | Xem bài dự thi3Thơ Tình Awa| Tổng số Likes: 1264 | Xem bài dự thi4Hai Yen Do| Tổng số Likes: 676 | Xem bài dự thi5Thiên Lý Độc Hành| Tổng số Likes: 635 | Xem bài dự thi6Tâm Lương| Tổng số Likes: 594 | Xem bài dự thi7Trang Trần| Tổng số Likes: 486 | Xem bài dự thi8Anh Mai| Tổng số Likes: 395 | Xem bài dự thi9Messi Cules| Tổng số Likes: 352 | Xem bài dự thi10Thằn Lằn Điên| Tổng số Likes: 325 | Xem bài dự thi11Cuốc Đất| Tổng số Likes: 319 | Xem bài dự thi12Nguyễn Thanh Hải| Tổng số Likes: 310 | Xem bài dự thi13Nguyễn Thanh Hải| Tổng số Likes: 308 | Xem bài dự thi14Dân Huệ Cương| Tổng số Likes: 252 | Xem bài dự thi15Minh Đoàn| Tổng số Likes: 215 | Xem bài dự thi16Nghiaphuong Ho| Tổng số Likes: 196 | Xem bài dự thi17Lê Nguyễn Hoàng Sơn| Tổng số Likes: 188 | Xem bài dự thi18A'nh Nguyen Dinh| Tổng số Likes: 171 | Xem bài dự thi19Hương Chicky| Tổng số Likes: 164 | Xem bài dự thi20An Thảo| Tổng số Likes: 132 | Xem bài dự thi21Ngọc Hưng Nguyễn| Tổng số Likes: 129 | Xem bài dự thi22Trần Tuấn| Tổng số Likes: 116 | Xem bài dự thi23Trần Tuấn| Tổng số Likes: 115 | Xem bài dự thi24Ngô Thục Hiền| Tổng số Likes: 109 | Xem bài dự thi25Trần Tuấn| Tổng số Likes: 109 | Xem bài dự thi26Tâm Donal| Tổng số Likes: 107 | Xem bài dự thi27Nguyệt Vũ| Tổng số Likes: 107 | Xem bài dự thi28Hoa Cau| Tổng số Likes: 104 | Xem bài dự thi29Nguyễn Công Thắng| Tổng số Likes: 102 | Xem bài dự thi30Tú Anh| Tổng số Likes: 102 | Xem bài dự thi31Ngọc Thanh| Tổng số Likes: 101 | Xem bài dự thi32Mimosa Nhu Nam| Tổng số Likes: 99 | Xem bài dự thi33Cáp Hữu Nghĩa Hưng| Tổng số Likes: 96 | Xem bài dự thi34Trần Tuấn| Tổng số Likes: 92 | Xem bài dự thi35Laura Trang| Tổng số Likes: 91 | Xem bài dự thi36Nguyễn Tấn On| Tổng số Likes: 90 | Xem bài dự thi37Lan Phương| Tổng số Likes: 89 | Xem bài dự thi38Nguyên Chương| Tổng số Likes: 89 | Xem bài dự thi39Yến Thanh| Tổng số Likes: 89 | Xem bài dự thi40Nguyễn Công Thắng| Tổng số Likes: 87 | Xem bài dự thi41Love Can Do| Tổng số Likes: 87 | Xem bài dự thi42Hoa Cau| Tổng số Likes: 87 | Xem bài dự thi43Ngưng Thu| Tổng số Likes: 86 | Xem bài dự thi44Lee TP| Tổng số Likes: 85 | Xem bài dự thi45Nguyễn Đăng Khoa| Tổng số Likes: 82 | Xem bài dự thi46Trần Tuấn| Tổng số Likes: 80 | Xem bài dự thi47Laura Trang| Tổng số Likes: 78 | Xem bài dự thi48Hòa Phan| Tổng số Likes: 78 | Xem bài dự thi49Trương Cẩm Loan| Tổng số Likes: 77 | Xem bài dự thi50Ngưng Thu| Tổng số Likes: 75 | Xem bài dự thi Theo TTL/ vnweblogs
  16. duonghoanghuu

    SÔNG DÀI

    Em dài như một dòng sông Mỏi mòn trôi chảy tuông vỏng tay anh Theo em lên thác xuống gành Ngả đôi bể mộng anh đành cù lao
  17. Cuộc thi thơ Lời tỏ tình đầu tiên được gần tuần lễ rồi, đông đảo lắm. Có lẽ vì đông quá nên cũng có vài cái lạ lạ xảy ra. dhh thấy có 1 bài thơ không biết có đúng chủ đề hay không và được gần 200 likes, chắc là cao nhất đợt này. Mời xem nhé:
  18. Cuộc thi thơ “độc nhất vô nhị” (Thethaovanhoa.vn) - Vừa qua, tại TP.HCM, BTC cuộc thi thơ trên mạng xã hội Facebook đã có cuộc gặp mặt báo chí và chính thức phát động cuộc thi này. Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam, một cuộc thi thơ được tổ chức trên Facebook với chủ đề Lời tỏ tình đầu tiên. Khi cuộc thi này vừa mới “rò rỉ” thông tin, lập tức trên trang Fecabook của BTC đã nhận được hơn 1.000 lời thăm hỏi và gửi tác phẩm. Cuộc thi thơ Lời tỏ tình đầu tiên trên Facebook không do một đơn vị hay doanh nghiệp tổ chức nhằm đánh bóng thương hiệu mà xuất phát từ ý tưởng của một cá nhân yêu thơ. Ông Phạm Thanh Long - một người mới chơi Facebook khoảng gần năm nay đã nảy ra ý tưởng này khi ông nhận thấy trên Facebook có rất nhiều người làm thơ hay. Bìa sách dự kiến in những bài thơ hay sau cuộc thi thơ trên facebook Khi mạng xã hội nở rộ thơ Ông Phạm Thanh Long, nguyên là cán bộ của Ban đối ngoại (Thành ủy TP.HCM), ông từng có thời gian dài công tác ở Công ty Cổ phần Phát hành sách TP.HCM (FAHASA). Xuất thân từ một người từng gắn bó với sách, Phạm Thanh Long còn đặc biệt yêu thơ, nên khi tham gia mạng xã hội Facebook, ông nhận thấy, rất nhiều người làm thơ post lên Facebook rất hay, nhất là thơ tình, vậy tại sao không có một cuộc thi thơ để tìm kiếm và tôn vinh những bài thơ hay?! Phạm Thanh Long đã liên lạc với nhà thơ Lê Minh Quốc, nhà báo Lưu Đình Triều chia sẻ ý tưởng này và được hai ông nhà thơ, nhà báo kỳ cựu ủng hộ ngay lập tức. Cẩn thận hơn, Phạm Thanh Long đã đi đăng ký bản quyền ý tưởng của mình nhằm tránh bị người khác lợi dụng làm vào việc thương mại hay mục đích không phải… thơ! Ông cũng quyết định mời những nhà thơ uy tín làm giám khảo, gồm: nhà thơ Hồng Thanh Quang, Văn Lê, Nguyễn Trọng Tạo, Lê Minh Quốc và Nguyễn Phong Việt. Ông Phạm Thanh Long, người chủ xướng kiêm nhà tài trợ cuộc thi thơ độc nhất vô nhị trên facebook (ảnh: Giản Thanh Sơn) ..... Hỏi ông Phạm Thanh Long sao không kiếm nhà tài trợ cho cuộc thi này? Ông nói: “Hiện nay rất nhiều cuộc thi nhân danh nghệ thuật để kiếm lợi cho một số người. Tôi không muốn người khác hiểu lầm mình nhân danh thi thơ để tư lợi cá nhân. Nên trong khả năng cho phép, tôi tự bỏ tiền túi để làm cuộc thi này với mục đích duy nhất: Nhân danh thơ và vì thơ”. Ngay trong buổi trao giải cuộc thi thơ Lời tỏ tình đầu tiên, ban tổ chức sẽ trao tặng những người đến dự tập thơ Những bài thơ hay dự thi trên Facebook lần 1 - 2013, gồm những bài thơ hay chọn lọc từ cuộc thi này.
  19. Thơ công bố dù ở trang nào cũng mất quyền dự thi rồi. Có thi thì chọn bài còn ủ trong ngăn kéo gửi đi nhé. Nhà này rộng quá , "bác " có biết ai dự thi hay không. Dự thi vui là chính , giải thì có người lãnh giùm rối.
  20. Cuộc thi thơ đầu tiên trên mạng xã hội Facebook vừa được phát động tại TP.HCM Lời tỏ tình đầu tiên Ban tổ chức cuộc thi thơ mang tên Lời tỏ tình đầu tiên thông báo sẽ bắt đầu nhận bài dự thi từ ngày 1/5 đến hết ngày 1/6 tại địa chỉ Facebook LoitotinhDautien. Trừ hình thức trường ca, cuộc thi chấp nhận mọi thể loại thơ, nhưng hạn chế mỗi bài không quá 30 câu. Mỗi tác giả được gửi tối đa năm tác phẩm chưa từng đăng tải trên các phương tiện truyền thông. Giải nhất gồm hiện vật là một máy ảnh trị giá 15 triệu đồng cùng hiện kim 5 triệu đồng. Giải đặc biệt trị giá 5 triệu đồng dành cho tác giả có tác phẩm được độc giả thích (like) hoặc phản hồi (comment) nhiều nhất. Ngoài ra còn có 10 giải khuyến khích mỗi giải là một tập Truyện Kiều bản đẹp có chữ ký ban giám khảo và người đề xuất ý tưởng cuộc thi này. Giải thưởng dự kiến được trao vào đầu tháng 7/2013. Ban giám khảo gồm 5 người: nhà thơ, nhà biên kịch Văn Lê; nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo; nhà thơ, nhà báo Hồng Thanh Quang; nhà thơ, nhà báo Lê Minh Quốc; và nhà thơ trẻ Nguyễn Phong Việt. Cuộc thi do ban tổ chức gồm một nhóm doanh nhân, nhà thơ, nhà báo phối hợp thực hiện.
  21. Mình đồng cảm với bài viết và cảm ơn giangthanhbp chia sẻ.
  22. khaly Chàm (Tây Ninh ) Để mở đầu bài viết phân tích và nhận định bài thơ: Thiên hạ của tác giả Lê Trí Viễn (LTV) trang 19-tập san định kỳ Câu Lạc Bộ thơ huyện Tân Châu tỉnh Tây Ninh (Tập san in tặng bạn thơ). Một khi tôi dám phô diễn ra đây với tư cách khách quan: tôi là một người biết đọc chữ, hiểu nghĩa và nghiền ngẫm văn chương dù trình độ còn bị hạn chế. Đã qua rồi kỷ nguyên 20. Hiện tại kỷ nguyên 21 này, con người đã và đang sống cùng hít thở không khí chung một bầu trời… Nhưng con người luôn có một linh giác tuyệt vời, nên đã phát hiện được sự bất ổn tác động từ mọi phía về mặt đời sống. Để phát hiện ra đó là một hiện tượng “Tâm trạng hoang mang” lúc nào cũng luôn đeo bám con người! Như vậy, ai đã phát hiện để rồi khẳng định được tâm lý khốn khổ của con người trong bối cảnh bi tráng ngày hôm qua và mãi đến ngày hôm nay. Có thể đó chính là những nhà văn (?) Tôi xin phép được lùi lại quá khứ. Vào những năm1920 đã được Baudelaire diễn tả từ thế kỷ thứ 19, hai mươi năm trước khi Gide nổi danh, ông đã có linh cảm về việc đặt lại vấn đề luân lý xã hội ; từ năm 1927 Bernanor và Mauriac đã làm tái xuất hiện vấn đề (một nền Thiên chúa Giáo đặt nền tảng trên đời sống tinh thần và quan niệm bi thảm…). Như Kafka cũng đã báo trước ý thức về nỗi cô đơn và khắc khoải siêu hình; Pirendello đã đề cập đến sự tan rã những tâm tình tương hảo trong mối tương hệ gia đình, xã hội, luân lý và tôn giáo, ông đã cố gắng phân tích để tìm hiểu sự tan rã ấy… Trở lại với bài thơ Thiên hạ. của tác giả Lê Trí Viễn(CLB Thơ Tân Châu-TN ) Thiên hạ có mấy người? Khóc cũng giả Cười cũng giả Khen hay chê đều giả Chỉ có khoe khoang là thật! Thiên hạ có bao người? Con có thật Vợ có thật Quê có thật Của cải, bạc tiền có thật Chỉ có nhân cách là giả! ( Thơ Lê Trí Viễn- Tân Châu, Tây Ninh ) Trước khi đi vào bài viết, tôi xin được hỏi Tg LTV: “Tg có khi nào bước băng qua những thảm kịch tiềm ẩn của cuộc đời Tg chưa?” Vậy thì, Tg hãy thử đọc lái lại hai chữ Thiên hạ, tôi tin rằng Tg sẽ biết được thiên hạ có mấy người, trong đó cũng có Tg là một trong hàng triệu ông, bà trời con đi bằng hai chân trên bề mặt quả cầu đất này, nó là một trong những hành tinh quay theo hệ mặt trời rực lửa. Theo cách nghĩ riêng tôi, rõ ràng là Tg LTV đã bị bế tắc, hay nói đúng hơn: “chủ thể tính” trong con/người Tg LTV từ lâu rồi quen “đánh đu” trên sợi dây thừng được căng qua hai bờ vực “nhận thức luận” và Tg quên rằng; thời gian luôn “im lặng” chính là nguyên nhân tất yếu làm huỷ hoại sợi “dây” mà tư tưởng của Tg LTV đang nắm thật chặt và đánh đu bằng sợi dây đó. Khóc cũng giả/ Cười cũng giả/ Khen chê đều giả/ Chỉ có khoe khoang là thật. Nội dung bốn câu văn chính là sự kết hợp đồng nhất trên bức tranh sơn mài thực tế, để rồi nó đang bị thời gian mài mòn theo tháng năm. Tg LTV hỏi để làm gì? “Mọi tri thức của mỗi con người đều phải căn cứ trên cái biết về bản ngã của chính mình?!” Chỉ có khoe khoang là thật! !. Câu văn thật trào phúng đặc trưng, đã khiến ý thức hệ bóp nghẹt mọi tinh thần sáng tạo về phạm trù học thuật. Tác giả Lê Trí Vễn Thiên hạ có bao người?/ Con có thật/ Vợ có thật/ Quê có thật/ Của cải, bạc tiền có thật/ Chỉ có nhân cách là giả! Tôi tin rằng Tg LTV là người biết đọc&viết chữ không nên có “luận điệu” nước đôi… Khi ý tưởng đã được phơi bày, Tg đang phô diễn ý thức hệ cá nhânmuốn cho người khác thấy: “ta như một con rồng ẩn mình trên mây” (Lão Tử qua cách nhìn và nhận xét của Khổng Tử - Đạo Đức Kinh quyển thượng Tg Nguyễn Duy Cần). Chỉ có nhân cách là giả! Câu văn này Tg LTV viết quá ư “hồ đồ” Nhân cách giả là gì? Nhà tâm lý học người Mỹ đã thấy được nhược điểm của việc đánh giá nhân cách con người theo chuẩn mực xã hội và việc xây dựng nhân cách ấy theo kiểu “download” từ bên ngoài vào. Ông cho rằng con người ta có nhu cầu được yêu thương và tôn trọng… Nếu phải diễn thuyết về nhân cách thì khái niệm để lý luận nhân cách sẽ làm cho người đọc hoặc lắng nghe rất mệt mỏi. Nói tóm lại: Khái niệm nhân cách (được hiểu theo nghĩa giáo dục) bao gồm các nét, các mặt, các phẩm chất có ý nghĩa xã hội trong con người. Nhân cách là toàn bộ các đặc điểm tâm sinh lý của cá nhân được xã hội đánh giá tạo nên giá trị của cá nhân đó. Tùy theo trình độ phát triển của xả xã hội mà các đặc điểm của cá nhân được nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Những đặc điểm cá nhân cũng được đánh giá khác nhau tương ứng với những vai trò khác nhau của họ. Sẵn dịp viết bài nhận định này, tôi chợt nhớ lại bài viết của nhà thơ kiêm nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo. Nội dung không ngoài sự ngợi ca, hay nói đúng hơn là tâng bốc bạn mình (Elever, donner plus de prix) nhà văn Nguyễn Đức Thiện hiện đang ngụ cư tại huyện Dương Minh Châu TN. Sau đó ông Nguyễn Đức Thiện viết hồi đáp lại (phongdiep.net) Xin trích ra đây: (Bàn về thơ/ vanchuongviet.org) THƠ Ư ? TÔI XIN CÓ Ý KIẾN Nhà thơ nguyễn Trọng Tạo, nhắn tin cho tôi, thông báo có một bài của ông bàn về thơ trên mạng lâu nay được bạn bè dẫn dụ, tôi có một chút ham mê với văn học mạng. Những mạng văn chương được ưu tiên và một sớn mai khi thức dậy. Ở đó, tôi tìm được đủ thứ: Thơ, văn, truyện ngắn, chuyện dài, tiểu luận, phê bình. Vì thế mà chẳng khó khăn gì tôi đọc được bài THƠ VÀ CÚ ĐẤM VÀO VÀO BỨC TƯỜNG NGÔN NGỮ. Nguyễn Đức Thiện. Tôi người viết bài này, viết bài phản hồi lại: ĐÃ ĐẤM HAY LÀ CHUẨN BỊ. (phongdiep.net). Đã đấm hay là chuẩn bị để đấm vào sự “bi thảm” văn chương? Có phải chăng đó tình trạng hỗn loạn (sinh lý và mê sảng) bởi những mặt trái của xã hội (?) Có bao giờ ông NTT và NĐT nghĩ rằng có những văn nghệ sĩ: “họ chỉ còn cách diễn tả cái trống rỗng khốn cùng một cách vô vọng?” Như vậy, chúng ta có dám gọi đó chính là sự bi quan? Bi quan của một thế hệ “duy thực nghiệm!” (vấn đề này cần phải xem xét lại). Qua cách phân tích và nhận định bài thơ Thiên hạ của Tg LTV, tôi thẳng thắn mà nói: Đây là những câu văn viết ra để những người hát tuồng sử dụng trên sân khấu. Nó không phải là thơ. Có thể Tg LTV cũng là hạng người thích dùng nắm đấm để thể hiện sức mạnh từ tư tưởng “ngơ ngác” của chính mình? Sau đây tôi gửi đến Tg LTV một đoản văn được trích từ tác phẩm Linh Sơn của Cao Hành Kiện (TQ). Tg LTV hãy đọc và suy gẫm…Ta không biết là bạn đã bao giờ nghĩ cái điều lạ lùng này chưa, điều ấy là cái tôi. Ta càng quan sát nó, nó càng thay đổi, như khi nằm trong cỏ, bạn nhìn đăm đăm vào mây trên trời.Thoạt đầu nó giống như một con lạc đà, rồi một người đàn bà, cuối cùng hóa thành một cụ già râu dài. Nhưng không cái gì là cố định cả, vì trong nháy mắt chúng đã thay hình đổi dạng. Nó giống như khi bạn vào nhà vệ sinh của một căn nhà cũ kỹ và bạn quan sát các bức tường bị vung vãi bẩn. bạn đến đó hàng ngày, nhưng các dấu vết tuy đã lâu vẫn cứ mỗi một lần lại thay đổi. Lần đầu, bạn thấy giống như một mặt người, rồi một con chó chết, lòng ruột xổ ra. Lần sau, chúng trở thành một cái cây có đứa bé gái cưỡi một con ngựa gầy gò ở bên dưới. Mười hay mười lăm ngày sau, có thể nhiều tháng, một sáng nọ bạn bất ngờ phát hiện ra thấy những vệt nước lại mang hình một mặt người…“bộ mặt đó là ai?”. Tây Ninh không ngày tháng măm K.L.C
  23. Vậy nhân dịp này Nguyen Mai đọc đi nhé;. Nếu ko dự thi thì cũng được thưởng thức một truyện hay. Xem phim 127' : http://ssphim.com/Life-of-Pi-Cuoc-Doi-Cua-Pi-2012-_6614_0.html
  24. Nhân ngày đọc sách thế giới, Đại sứ quán Canada cùng Công ty CP Văn hóa & Truyền thông Nhã Nam phát động cuộc thi sáng tác nghệ thuật thị giác dựa trên tiểu thuyết “Cuộc đời của Pi” của nhà văn người Canada Yann Martel. Cuộc thi dành cho các bạn từ 15 đến 25 đã đọc hoặc xem bộ phim “Cuộc đời của Pi” thể hiện các thông điệp chính hoặc các chủ đề mà tác phẩm văn học hay điện ảnh này đề cập đến dưới bất cứ hình thức nghệ thuật thị giác nào, trong đó có hội họa, đồ họa, nhiếp ảnh, thiết kế, video và các hình thức khác. Người giành giải nhất sẽ nhận được một chiếc BlackBerry Bold 9900, quà tặng từ công ty Research in Motion. Hạn cuối cùng nhận bài dự thi là ngày 30/5/2013. Bài dự thi xin gửi về Phòng PR, Công ty CP Văn hóa & Truyền thông Nhã Nam, 59 Đỗ Quang, Trung Hòa, Hà Nội hoặc qua hòm thư điện tửcuocdoicuapi2013@gmail.com. Ngoài giải nhất, ban tổ chức sẽ trao 10 giải đồng hạng cho các bài thi có chất lượng tốt. “Cuộc đời của Pi” tiếp tục gây ấn tượng đối với công chúng trên khắp thế giới. Khi chúng ta kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Canada-Việt Nam, tôi tin tưởng rằng cuốn tiểu thuyết này sẽ truyền cảm hứng sáng tạo cho các bạn trẻ Việt Nam. Tôi mong chờ được xem cảm nhận cá nhân của các bạn về câu truyện mê hoặc này thể hiện qua tác phẩm mà các bạn gửi đến.” Đại sứ Canada Deborah Chatsis phát biểu. “Nhã Nam tự hào đã giới thiệu đến bạn đọc Việt Nam nhiều tác phẩm lớn của nền văn học Canada, trong đó có “Cuộc đời của Pi”, ông Nguyễn Nhật Anh, Giám đốc Nhã Nam phát biểu. “Chúng tôi hy vọng rằng thông qua các tác phẩm này, bạn đọc Việt Nam sẽ hiểu biết hơn về đất nước Canada tươi đẹp và đa dạng.” Tiểu thuyết “Cuộc đời của Pi” của nhà văn người Canada Yann Martel đã đoạt giải thưởng Man Booker năm 2002. Bộ phim ‘Cuộc đời của Pi” dựa trên tiểu thuyết này đã nhận được bốn giải Oscar năm 2013, trong đó có giải đạo diễn xuất sắc nhất cho đạo diễn Lý An. “Cuộc đời của Pi” là câu chuyện về hành trình dài của cậu bé Pi 16 tuổi trên chiếc xuồng nhỏ bé giữa Thái Bình Dương với một người bạn đồng hành không định trước là một con hổ Bengal. Trí tưởng tượng không giới hạn và nghệ thuật kể chuyện bậc thầy đã giúp Yann Martel viết nên một trong những cuốn sách mang tính sử thi và gây bất ngờ nhất của văn học thế giới đương đại. (Thông tin từ Nhã Nam)

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...