-
Số bài viết
328 -
Gia nhập
-
Đăng nhập
-
Nổi bật trong ngày
8
Content Type
Trang cá nhân
Diễn đàn
Lịch
Blogs
Downloads
Ảnh
Videos
Articles
Mọi thứ được đăng bởi duonghoanghuu
-
Tháng Mười này xin dọn thêm mười món . Vẫn là haiku của Issa, chuyển ngữ từ bản tiếng Anh. Chúc mọi người ngon miệng. dawn-- mimicking me striking fire croaking frog bình minh giống hệt tiai lữa chiếu đến tôi tiếng ếch kêu on the duckweed's softness the frog's picnic trên đám bèo mềm ếch dạo chơi even at my home herbs for cake turn green... evening ở nhà tôi trồng thảo mộc làm mặt bánh xanh buổi chiều tà my home village-- even behind the outhouse pure water gushes làng tôi ngay dưới căn nhà ngang tuôn trào nước trong on the stone by the drained well sacred sake trên tảng đá giếng đã cạn nước vì mọi người horse-shit mountain chrysanthemum blooming one scene núi có phân ngựa hoa cúc nở vàng một cảnh đẹp on his scrap of mat four or five pennies... plum blossoms trên mảnh chiếu manh bốn , năm đồng xu ... chùm hoa mận the big horse rubs his rump... plum blossoms in the field con ngựa lớn xoa mông của nó trong cánh đồng hoa mận green plums-- the baddest of bad boys bare-chested lá mận xanh kẻ xấu trai nhất để ngực trần we tell stories of the far mountains 'round the brazier ngồi kể những câu chuyện về các dãy núi xa quanh lò than
-
Nhà Văn Mạc Ngôn - Nobel văn chương 2012 và MA CHIẾN HỮU
một chủ đề đăng duonghoanghuu trong Thời sự Văn học
Hà Văn Thịnh VHNA: Không thể phủ nhận tài năng và thành tựu văn chương của Mạc Ngôn nhưng dẫu sao vẫn có thể có những cách nhìn khác, có thể là thiên kiến, có thể là cực đoan song không vô cớ chút nào. Muốn hay không, Ma chiến hữu và tư tưởng của Mạc Ngôn trong đó đã xúc phạm đến lòng tự trọng của người Việt chúng ta. Ý kiến của Hà Văn Thịnh là một ý kiến có nhiều cảm xúc và chúng tôi thấy có thể đưa ra để mọi người có thể trao đổi ở Diễn đàn này. Tin Mạc Ngôn vừa được nhận giải Nobel văn học vừa được loan báo có mấy tiếng đồng hồ, tôi đã thấy một số báo đưa tin (lúc này là 02:20 AM, 12.2.2012) và, thậm chí, viết bài để ca ngợi(!)? Đưa tin thì nên bởi chẳng ai cấm, nhất là cái “niềm tự hào” vì là châu Á; nhưng ca ngợi thì xin can, ngàn lần can, nếu các vị (đã viết, đã đăng hoặc sẽ viết, sẽ đăng). Trước hết, với cách dùng từ vô cảm và... dốt nát khi ca ngợi Ma chiến hữu là “một tác phẩm nổi bật” thì quả là không tài nào hiểu nổi. Cách đây 3 năm tôi đã viết hai bài liền phê phán nhà xuất bản và người dịch tác phẩm đó là TS Trần Trung Hỷ (hiện đang là Phó Ban – ngang cấp phó hiệu trưởng ở ĐHH?) vì cái TỘI dịch, in một tác phẩm chửi người Việt là loại chó mèo, là tàn ác, là xâm lược Trung Quốc, là ăn cháo đái bát (đăng ở Văn hóa Nghệ An). Chuyện quan chức thì vì... cái gì tôi không rõ nên thích thì cứ bổ nhiệm; nhưng chuyện dịch, in một tác phẩm nhục mạ cả dân tộc, chà đạp lên sinh mạng hàng vạn con người (cả quân và dân) đã hy sinh để bảo vệ Tổ Quốc là điều không thể chấp nhận được. Lẽ ra, phải có lệnh thu hồi ngay tác phẩm đó, trừng phạt nghiêm khắc những ai đã tiếp tay cho giặc (dù vô tình hay cố ý). Thế nhưng, thời thế đảo điên. Trước đã có tờ báo ca ngợi tướng Hứa Thế Hữu (kẻ chỉ huy quân xâm lược VN), đến tận bây giờ lại còn viết bài ca ngợi thì quả là “bụt trên chùa cũng phải u ư”. Tại sao khi báo chí đưa tin có nói chuyện một số tác phẩm của Mạc Ngôn đã bị cấm lưu hành ở TQ nhưng lại không hề có lời nào nói về Ma chiến hữu? Muốn bào chữa cách nào đi nữa thì trong bài viết về Mạc Ngôn phải kể cho hết, cho đủ những tư tưởng, nghệ thuật (thi pháp) của Mạc Ngôn, trong đó có cả chuyện coi dân Việt Nam là đáng dạy cho một bài học (nguyên văn trong Ma chiến hữu). Lời lẽ đó có giống với giọng điệu mới đây của Hoàn Cầu khi khẳng định VN là địch hay không? Xin các vị nếu không quan tâm đến lòng dân, vận nước đi nữa; không còn muốn chống lại giặc ngoại xâm đi nữa thì hãy lặng yên! Đừng có ú ớ khen bậy, khen sàm mà làm cho hàng triệu trái tim người đớn đau. Hãy để cho cái tình cảm tự nhiên của quý vị đối với bá quyền bành trướng hóa thành xi măng trong cái góc tối tăm nào đó vẫn được gọi là cái đầu. Rất cảm ơn! Comments Thật bất ngờ. cám on chủ nhà đã tìm được một bài viết xác đáng. Cũng nói thật tôi không đọc Mạc Ngôn dòng nào, chỉ phấn khởi vì MN là người châu Á đoạt Nobel văn học 2012.Nếu MN là người coi dân Việt Nam là đáng dạy cho một bài học (nguyên văn trong Ma chiến hữu). Lời lẽ đó có giống với giọng điệu mới đây của Hoàn Cầu khi khẳng định VN là địch hay không? thì ta phải có thái đô dứt khoát không tôn vinh MN. Ông ta cũng mang nặng tinh thần Đại Hán liệu tư tưởng ông có tinh khiết cao cả của một nhà văn lớn hay không. Phương Tây họ không biết điều đó họ cứ chấm theo cảm nhận của họ. Viết bởi dhhuu 12 Oct 2012, 16:58 -
TTO Mời tham gia viết về "Người thầy đáng kính của tôi"
một chủ đề đăng duonghoanghuu trong Các cuộc thi Văn học
TTO - Bạn đọc thân mến, có những người thầy - người cô để lại dấu ấn đẹp trong trái tim học trò. Có những hồi ức về "người đưa đò" thân thương neo giữ dài lâu trong tâm hồn - trở thành động lực để ta vươn tới. Nhân dịp Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, Tuổi Trẻ Online mời bạn đọc tham gia nội dung viết "Người thầy đáng kính của tôi" để sẻ chia tình cảm dành cho những người thầy - người cô kính yêu. Ảnh minh họa Nội dung bài viết là những câu chuyện, kỷ niệm có thật, xúc động, sâu sắc về người thầy - người cô có thật, để lại ấn tượng sâu đậm trong quãng đời đi học của bạn. Đó cũng có thể là tấm gương nhà giáo để bạn noi theo hoặc truyền cảm xúc cho những khát vọng của bạn. Bài viết tham gia vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu, không quá 800 chữ, có đầy đủ thông tin về tác giả, có tên đầy đủ và nơi công tác cụ thể của người thầy - người cô được nhắc đến trong bài. Bài viết gửi về Tuổi Trẻ Online chưa từng đăng trên bất kỳ tờ báo, tập san hay ấn phẩm nào. Vui lòng gửi kèm hình ảnh rõ nét về người giáo viên được nhắc đến trong bài, kèm chú thích ảnh cụ thể về thời gian, địa điểm và hoàn cảnh chụp. Nội dung viết này dành cho tất cả bạn đọc trong và ngoài nước. Bài được chọn đăng sẽ có nhuận bút. Bài viết và mọi thắc mắc gửi về email thuymai@tuoitre.com.vn, từ nay đến hết ngày 20-11-2012. Tuổi Trẻ Online chào đón sự tham gia của tất cả bạn đọc để cùng tạo nên một không khí ấm áp, thân thương chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam năm nay. -
Bên "CUỘC THI HAIKU TV". bạn Tố Trinh có một ý thấy trùng với bài này đấy :Cứ nhớ hoài cái kiểu "Tên trộm đi rồi - Trong nhà còn lại ánh trăng rơi". À, hôm nay tôi có ý muốn đề nghị nguoibuongio cùng trao đổi thêm chút chút về kinh nghiệm viết haiku, nói chung biết tới đâu mình giao lưu tới đó, hi vọng không bổ bề ngang thì cũng bổ bề dọc. Hơn nữa biết đâu cũng mang lại hứng thú cho các bạn khác quanh đây cùng cùng người người làm haiku. Tôi vừa có ông bạn cũng do mình rũ rê nên làm máy bài haiku. Bữa qua ổng nhắn vào máy một bài và nhờ góp ý. Thấy chưa biết góp làm sao, là thơ 3 câu, haiku hay na ná hailu. Vậy nhờ nguoibuongio đõ cho cái vụ này. (Ông này không đọc thotre.com nên khỏi ngại, bác cứ phết thật ý mình nhé) Đa tạ
-
Vậy là bác nghiên cứu khá kĩ. Chúc mừng.
-
Trong haiku người Nhật kị dùng tính từ, trạng từ bạn ạ (như lènh bềnh).Hôm nay ghé đọc và mạo muội góp 3 ý, thông cảm nhé.
-
Nếu viết : Cô sinh viên lót bụng thì nhã hơn và thuần Việt.
-
nếu viết: Chỉ giữ lại người chăm sóc chó thì bí hiểm hơn
-
dhh chào bạn Hai bài thơ na ná haiku được đấy bạn. Tiếng Việt làm haiku có thể hay nhưng cũng sẽ chỉ na ná haiku thôi. Nhưng mà vui. Chúc bạn có nhiều sáng tác tốt.
-
Tuần này, mời các bạn10 món mới. 10 bài haiku của nhà thơ Issa (1813-) . Từ bản Anh văn, mình chuyển nghĩa Việt văn. spring rain-- ducks waddle-waddle to the gate mưa xuân những chú vịt lạch bạch lạch bạch đến trước cửa every evening even in the dirty bamboo... fireflies mỗi buổi tối ngay trong bụi tre rậm ... đom đóm bay ra rap-a-tap who's that coming in the mist? Tiếng đập khẽ Ai đang đến Trong sương mù mountain cuckoo-- the cherry blossoms of Shinano have bloomed! Chim cu núi Hoa anh đào ở Shi na nô Vừa nở making a duet with my flute... cry of a deer thành bản song tấu tiếng sáo của tôi và tiếng nai kêu heat shimmers-- a field mouse chased by the dog nhập nhoạng nóng bức con chuột đồng chạy trốn con chó đuổi evening lark-- which pine island's good for sleeping? Chim sơn ca về tối Nơi đảo thông Có an lành để ngủ "It's a good year!" they buzz... flies at the gate đây là năm tốt lũ ruồi bọ bay trước cửa the chicken stares at the man... a long day mắt gà chằm chằm nhìn người đàn ông một ngày dài planting one pine sapling... my grandchild's face trồng một cây loài thông giống khuôn mặt cháu tôi
-
Hôm nay chính thức vào tiệc, mời các bạn dùng năm món đầu tiên: Yes, spring has come This morning a nameless hill Is shrouded in mist. Vâng, mùa xuân đã đến Sáng nay ngọn đồi nào Trong sương mù Ah, summer grasses! All that remains Of the warriors dreams. A, cỏ mùa hè! Tất cả những gì còn lại Của những giấc mơ chiến binh. Along this road Goes no one; This autumn evening. Theo con đường này Không có ai đi Đêm mùa thu này. It is deep autumn My neighbor How does he live, I wonder. Cuối thu Hàng xóm tôi Sống như thế nào nhỉ The old pond A frog jumps in The sound of water. Cái ao cũ Con ếch nhảy vào Vang tiếng nước xao **** Cách dùng : đọc và dịch để học Anh văn là chính . Vì vậy các bạn có thể dịch lại bản khác thích hợp với mình. Sau đó mới đền phần thưởng thức haiku. Chúc các bạn ăn ngon.
-
Vài lời trước bữa tiệc : 1.Thơ Haiku phát triển mạnh ở Nhật từ nửa đầu thời kỳ Edo (1603-1868). Người có công đưa Haiku đến đỉnh cao là Matsuo Basho (1644-1694). "Ông sống trong một thảo am bên sông, giữa vườn cây chuối nên mới có tên Basho (Ba Tiêu = chuối). Những bài Haiku vắn tắt của ông có một sức vang động thâm trầm của nước như câu cuối trong một bài thơ trứ danh về con ếch, nhảy xuống chiếc ao xưa và vang lên tiếng nước xao . Được mệnh danh là "thể thơ nhỏ gọn nhất thế giới", mỗi bài Haiku có 3 dòng,5-7-5, tộng cộng 17 âm tiết. Haiku ghi lại sự vật, sự việc một cách đơn giản, nhưng đem lại cho người đọc sự liên tưởng sâu sắc, và thường có những từ ngữ hoặc những hình ảnh ẩn dụ chỉ mùa. "Haiku không cốt nói nhiều. Nó im lặng hơn là nói. Nó trống chứ không đầy, theo tinh thần bất dục doanh (không muốn đầy) của minh triết ngày xưa. Nó cần có chỗ trống như một trà thất để con người tự đổ đầy bằng tâm hồn của mình". Ngày nay, dù Haiku đã không còn bị gò bó quá chặt chẽ trong khuôn khổ "17 âm tiết" nữa, cũng không nhất thiết phải có yếu tố chỉ mùa trong bài thơ, nhưng kết cấu 3 dòng và tinh thần bất dục doanh của nó vẫn được giữ nguyên. 2. Bài thơ trứ danh của Basho: Cái ao cũ Con ếch nhảy vào vang tiếng nước xao Ao cũ sẽ vẫn mãi im lìm, tù đọng nếu như không có con ếch bất ngờ nhảy vào. Cũng như cuộc đời vậy, sẽ thật nhàm chán nếu như bạn không tự tạo ra cho mình những bước nhảy đột phá hay sáng tạo. Âm vang của tiếng nước, âm vang của bước nhảy sẽ khiến mọi thứ sống động hẳn lên. Còn với chúng ta, âm vang của sự sáng tạo sẽ khiến ta thay đổi mãi mãi: ta không còn là ta cùng sức ì của quá khứ nữa!
-
Haiku là một thể thơ rất ngắn và độc đáo của Nhật bản. Ngày nay nó đã hội nhập vào nhiều nước, số người làm thơ haiku rất là đông với nhiều ngôn ngữ, đông nhất là Anh ngữ. Để tìm hiểu haiku, các bạn gõ vào Google sẽ tời nhiều trang web chỉ dẫn đầy đủ rõ ràng để cảm nhận trước. Ở đây không thể lấn đất diễn đàn đẻ đăng lại các tư liệu đó. Đến với thơ haiku trong tinh thần cầu thị và giao lưu văn hoá. Lúc đầu có thế ngỡ ngàng, lạ lẫm, trố mắt ra nhìn đấy, nhưng cứ yêu đi các bạn sẽ tìm thấy sự thú vị sâu sắc của haiku. Vì vậy buổi tiêc này xin mời tất cả , bạn nào thích ăn nhiều, bạn chưa thích dạo qua chơi... vậy cũng quá tuyệt rồi. Bữa tiệc dần dần dọn ra từ 1 - 2 tháng thí hoàn thành nhưng thời hạn thưởng thức thì vô tận, khách đén bao nhiêu lần thì tuỳ, mong là rủ thêm nhiều bạn bè vào cho đông vui hơn. Hi vọng các đợt thi haiku năm tới trong số khách của bữa tiệc này có thơ haiku gửi dự thi và đạt giải. Đó là niềm hạnh phúc ngoài mong đợi của duonghoanghuu và cả diễn đàn. Chúc tất cả vui, khoẻ, phấn khởi vào cuộc tiệc.
-
Tố Trinh yêu cầu : Riêng bạn duonghoanghuu phải khao lớn đấy nhé ; một y/c quá khó, mấy hôm nay mình nghĩ dữ lắm, làm sao thực hiện được y/c này. Cuối cùng chợt thấy có một việc chắc đáp ứng y/c được Mình mời các bạn dự tiệc haiku thế giới. Trong lúc này mình đang dịch thơ hai ku thế giới , thể thơ độc đáo của xứ Phù tang nhưng nay lan ra toàn thế giới và được làm bằng nhiều ngôn ngữ , nhiếu nhất là bằng Anh ngữ. Mình sẽ post song ngữ để các bạn thưởng thức trọn vẹn, thú vị hơn và cũng mời các bạn trên diễn đàn tham gia viết bản dịch mới bằng thể thơ haiku nhé. Vậy là bắt đầu thôi... xin mời vào tiệc. :moi:
-
Chào Hoa Thiên Điểu Không đến cỡ được mở đại tiệc đâu, phải ráng rinh một giải lớn hơn (hay nhất là trong năm nay, năm hên của mình mà) mới xin p[hép diễn đàn cho mở đại tiệc. Bây giờ chỉ chúc mọi người dồi dào sức khoẻ, vui vẻ , trẻ trung và thành công mỹ mãn thôi. Vậy nhé.
-
Vừa từ Hội An về, tiền giải trút hết khao bạn bè, thâm thêm tiền vợ Tiếc là không mời được Tố Trinh . Vậy chúc TT luôn khoẻ , vui, tươi trẻ nhé.
-
Hom nay mình nghe tin được giải , mừng lắm. Trước hết cảm ơn thotre.com và nhất là bạn Tố Trinh đã kịp thời có thông tin cuộc thi này.
-
"Thi vân Yên Tử" của Hoàng Quang Thuận có phải thơ nhập đồng ??
một chủ đề đăng duonghoanghuu trong Thời sự Văn học
Trên trang chính thotre.com đã có bài "GS Hoàng Quang Thuận: 'Tiền nhân mượn bút tôi viết thơ'" và sự kiện hai tập thơ “Thi vân Yên Tử” và “Hoa Lư thi tập” gây dư luận nhiều chiều trong nước và được quảng bá ra nước ngoài trong thời gian chóng vánh, đươc HNV mở hội thảo, Chủ tịch Hữu Thỉnh tặng hoa và tôn vinh GS. HQT.. Văn đàn cả nước kinh động. Và đã có những nhân chúng, chứng cứ được tìm kiếm đưa ra để soi sáng cái huyền ảo thơ thần này . Xin xem : "Thi vân Yên Tử" của Hoàng Quang Thuận có phải thơ nhập đồng ?? Luật sư Nguyễn Minh Tâm http://www.trannhuong.com/news_detail/15153/ (Trích)....... so sánh của tôi là : Nêu những đoạn văn trong cuốn sách của tác giả Trần Trương, sau đó là bài thơ của anh Hoàng Quang Thuận trong tập “Thi vân Yên Tử” do Nhà xuất bản Hội Nhà văn, xuất bản tháng 3/1998 để người đọc cùng suy ngẫm. *** 1. Trang 20-21 cuốn sách của Trần Trương (sau đây gọi tắt là cuốn sách) viết : “ Hồ Yên Trung nằm ở ngang lưng núi. Hồ rộng hàng ngàn mẫu, nằm lọt giữa bốn bề núi biếc. Nước từ khe suối đổ về. Đôi gò bồng đảo bập bềnh trên sóng nước giữa hồ. Bồng đảo phủ đầy thông… Thỉnh thoảng, một vài chú cá to phởn chí, tung mình lên cao rồi rơi xuống, tạo thành quần sóng lan xa, lan xa mãi. Ở một góc hồ, thấp thoáng trong khe núi, bầy le le, vịt trời vui đùa nhau, tung cánh… Những đêm trăng sáng, lòng hồ đầy ánh trăng. Bốn bề im ắng, chỉ nghe tiếng chim gù trên núi. Thực là một bức tranh sơn thủy hữu tình… Hồ Yên Trung – Nàng Công Chúa Ngủ Quên nay đã thức… Tạo hóa khéo bày tuyệt tác của thiên thiên. Được kết tụ bởi mây trời non nước thanh hương sắc con người. Nàng vô tư không một chút ưu phiền”. - Trong bài thơ “Hồ Yên Trung” (trang 15), anh Thuận viết : Yên Trung vắt vẻo ngang lưng núi Bốn bề mây biếc sóng lô xô Đôi bồng đảo bập bềnh trên sóng Cả rừng thông xao động mặt hồ”. Tạo hóa bày tuyệt tác thiên nhiên Kết tụ bởi mây trời non nước Nàng vô tư không chút ưu phiền Ngắm sao trời đầu gối Hoa Yên. - Trong bài “Đêm hồ Yên Tử” (trang 17), anh Thuận viết : Cát vàng thoai thoải sóng lao xao Cá to phởn chí nhảy lên cao Le le xanh biếc đùa tung cánh Chim gù trên núi cảnh tiêu dao Sơn thủy hữu tình động tiên đào Lạc đường Lưu – Nguyễn đếm trời sao Lòng hồ đầy ắp đêm trăng sáng Vua Trần thưởng nguyệt, nhớ năm nào. 2. Trang 24, cuốn sách viết : “ Đến hẻm núi kia có ba tên cướp nhảy ra chặn đường, vua Trần khoan thai ra hiệu cho Bảo Sái cho chúng vài lạng bạc, cả suất cơm chay để độ đường. Đoạn ngồi trên mình ngựa, Ngài thuyết giáo, thức tỉnh từ tâm, đoạn trừ tam độc trong lòng chúng… … Cả ba quỳ sụp xuống lạy tạ và hứa rằng “ sẽ trở về lương thiện làm ăn”. Kể từ ngày đó, chúng bỏ nghề đao búa, chăm chỉ nghề nông, siêng làm công đức xây dựng chùa miếu, trở thành các tín đồ ngoan đạo của Trúc Lâm. Và từ độ ấy, nạn cướp nơi đây được tiệt trừ. Con đường dốc gập ghềnh nơi hẻm núi, kẻ lại người qua được bình an”. - Trong bài “Kẻ cướp chắn đường” (trang 19), anh Thuận viết : Ba tên kẻ cướp nhảy chắn đường Vua Trần cho bạc lẫn phần cơm Nhẹ nhàng thuyết giáo trừ tâm độc Cả ba quỳ lạy hứa hoàn lương Bỏ nghề đao búa thiện giáo đường Sơn lâm từ ấy hết tai ương Gập gềnh hẻm núi người qua lại Bình an vô sự hết đạo cường”. 3.Trang 29, cuốn sách viết : “ Trưa hè oi ả. Tiếng suối mùa mưa reo réo rắt hòa với tiếng chim rừng ca lảnh lót. Hoa rừng muôn sắc tỏa hương theo gió thơm ngào ngạt. Bụi đường trường quyện lẫn mồ hôi khiến cả hai bức bối. Vua Trần đóng khố, nhoài mình nơi dòng nước trong xanh. Dòng suối cuốn trôi bụi trần ra sông biển. Kể từ dịp ấy, suối được đặt tên : Suối Vua Tắm”. - Trong bài “Suối Tắm” (trang 20), anh Thuận viết : Trưa hè oi ả tiếng suối reo Chim ca lảnh lót giữa lưng đèo Hoa rừng hương sắc hương theo gió Đàn cá xuôi dòng nước trong veo”. 4. Trang 34, cuốn sách viết : “ Phía bên kia cầu là cổng tam quan, dáng vẻ cổ kính, đắp nổi đôi câu đổi viết theo chữ thảo “Cổ tự lưu danh Linh Nhâm Tự”… Xung quanh chùa xum xuê cây trái. Quả trứng gà sai chíu chít vàng ươm. Quả hồng đỏ thắm như hàng trăm chiếc đèn lồng treo lơ lửng. Quả mận tím trĩu cành lúc lỉu… Gần đây, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Linh Nhâm là tên của một vị Thiền sư đã được Tổ Trúc Lâm giao xây dựng ngôi chùa và nhiều năm trụ trì ở chùa này. Tên của Thiền sư được đặt tên cho chùa…”. - Trong bài “Chùa Cầm Thực” (trang 26), anh Thuận viết : Tam quan đắp nổi Linh Nham Tự Thiền sư có phải đặt tên thầy Mận chín trĩu cành lúc lỉu quả Trứng gà chiu chít cả trong mây Linh Nham đâu khác nơi tiên cảnh Hồng đỏ như trăm đèn lồng cầy… 5. Trang 40, cuốn sách viết : “ Thưở xưa, cánh đồng Nam Mẫu nước ngập trắng. Từ dốc Quàng Hái, muốn vào Yên Tử, phải đi bè mà vào. Hay tin Vua Trần vào Yên Tử, các cung tần mĩ nữ của triều đình đã tìm về, gặp Vua ở tại con dốc này. Họ than khóc thảm thiết, xin Vua quay trở lại triều đình… Vua cho lập đàn tràng cầu Phật Tổ Như Lai. Vài ngày sau, nước ở hồ Nam Mẫu rút hết. Lòng hồ phơi ra, khá bằng phẳng. Đất nơi đáy hồ thật màu mỡ. Dân bản ùa ra bắt tôm, cá, khai khẩn bãi hoang, thành ruộng vườn. Cánh đồng Nam Mẫu được khai sinh”. - Trong bài “Làng Cung Nữ” (trang 28), anh Thuận viết : Làng Mụ, Làng Nương đường Nam Mẫu Xưa kia nước ngập trắng lòng hồ Vua Trần thương xót đoàn cung nữ Lòng trung không trở lại kinh đô Vua lập đàn cầu Phật Như Lai Nước hồ rút hết ruộng đất dài Đáy hồ mầu mỡ - tôm cùng cá Làng Mụ, làng Nương được sinh khai. 6. Trang 53, cuốn sách viết : “Cá tôm say nước nhảy lia thia. Trăm hoa khoe sắc bên bờ suối… Mới hay chín suối chỉ chung một dòng… Con suối cắt chia tuyến đường Hạ Kiệu – Nam Mẫu thành chín đoạn”. - Trong bài “Chín suối chung một dòng” (trang 36), anh Thuận viết : Trăm hoa khoe sắc bên bờ suối Cá tôm say nước nhảy lia thia Mới hay chín suối chung dòng một Đường đi Nam Mẫu suối cắt lìa. 7. Trang 79-80-82, cuốn sách viết : “ Hãy vào Lăng Quy Đức. Lăng quây bốn mặt thành vuông vức, bao quanh ngôi tháp cổ… Mái tường lăng lợp bằng ngói mũi hài, đổ về hai phía, dáng cong theo dáng mái chùa…Mặt ngoài các tảng đá chạm nổi hoa văn sóng nước hình quả núi, đường nét cách điệu uốn lượn rất tinh tế…Bệ tháp tạo nên bởi hàng chục phiến đá xanh ghép lại…Tầng đầu mở hướng chính nam, bên trong thờ tượng Trần Nhân Tông ngồi thiền ở thế liên hoa, vẻ mặt dung dị, cảm thông, thanh cao và trí huệ… Thi thoảng vẫn thấy xuất hiện cặp rắn đen nằm chầu bên tượng Tổ trong tháp. Trông thấy bóng người, rắn thu mình ẩn núp vào trong… Bốn cây đại cổ, thân dáng hình rồng đứng nép sau tường Lăng Quy Đức, lá rủ vào sân lăng. Cành đại trổ đầy hoa. Hương hoa thơm ngào ngạt. Cánh hoa rắc vàng sân mộ Tổ”. - Trong bài “Lăng Quy Đức (trang 43), anh Thuận viết : Lăng quây vuông vức bốn mặt thành Ngói hài hai phía dáng thanh thanh Mặt ngoài đá chạm hoa văn sóng Bệ tháp nằm trên phiến đá xanh Tầng đầu mở cửa hướng chánh nam Vua Trần nhập diệt cõi Niết Bàn Rắn đen một cặp chầu bên tượng Nền Lăng xưa chính Ngọa Vân am. Hai cây đại cổ dáng hình rồng Đứng nép bên tường đã trổ bông Hương hoa thơm nát vườn mộ Tổ Ngày xưa Tam tổ đã vun trồng 8. Trang 84, cuốn sách viết : “ Những đêm trăng sáng, bên tháp ngắm trăng thật thú vị. Trăng treo trên cành Tùng. Trăng rắc vàng trên cánh hoa Đại sực nức hương và đính hạt sương đêm. Trăng gắn váo đỉnh Tháp . Mỗi bước trăng trôi, cảnh vật nơi đây lung linh huyền ảo”. - Trong bài “Trăng Yên Tử (trang 46), anh Thuận viết : Trăng treo lơ lửng trên cành Tùng Trăng rắc vàng lên cánh hoa nhung Sương đêm sực nức mùi hoa đại Mỗi bước trăng trôi giữa núi rừng Lung linh huyền ảo ánh trăng rơi Tiếng hạc trong đêm tận cõi trời… 9. Trang 98, cuốn sách viết : “Trong ngách hang, có một núm đá, nước nhỏ tí tách từng giọt một, cả đêm chưa đầy một bát con. Nhà sư gọi đó là sữa mẹ. Một điều kì lạ : Khi bát nước đầy, từ núm không nhỏ thêm giọt nào nữa. Nền chùa sạch khô không giọt nước thừa tràn”. - Trong bài “Sữa mẹ” (trang 52), anh Thuận viết : Ngách hang núi đá núm vú con Sữa mẹ linh thiêng nhỏ giọt tràn Nhỏ dần từng giọt đêm đầy bát Nước đầy chỉ một bát con con. 10. Trang 103, cuốn sách viết : “ Bóng Tùng thấp thoáng bên ô cửa. ngày nay, các “ông” Rồng xanh thi thoảng lại xuất hiện… Những lúc trở trời, các “ông” bò ra nằm la liệt… Một con rắn lớn từ xà ngang buông mình xuống ban thờ, náu mình vào Tượng Phật nhìn ra”. - Trong bài “Rắn xanh Yên Tử” (trang 31), anh Thuận viết : Bóng Tùng thấp thoáng bên ô cửa Rồng xanh thi thoảng nghỉ trên bàn Mấy ông rắn lớn nằm trên mái Náu mình tượng Phật ngắm giang san. 11. Trang 108, cuốn sách viết : “Quanh am là rừng trúc bạt ngàn. Trúc chen nhau mọc dưới tán lá của rừng cây cổ thụ. Trúc lách qua kẽ đá nền am, vươn lên những đọt măng mập mạp. Đây là phế tích Am Thiền Định. Xưa chưa dựng chùa, các nhà sư tu hành nơi am cỏ, hòa mình với chim muông, với thiên nhiên hoang dã”. - Trong bài “Am xưa” (trang 58), anh Thuận viết : Trúc lách qua kẽ đá nền am Đọt măng mập mạp giữa đá vàng Bạt ngàn trúc biếc chen hoa nở Gió thổi lau thưa vọng tiếng đàn. 12. Trang 110, cuốn sách viết : “Thác vàng còn lớn gấp bội phần. Vách đá cao dốc đứng. Nước từ đỉnh dốc tuôn trắng xóa, khác nào dải lụa khổng lồ. Ngọn nước như từ trời đổ xuống. Cây rừng khép tán, đứng dưới chân thác ngước nhìn lên, ta chỉ thấy mảnh trời trên ngọn tháp. Nhà văn Vũ Khai đặt tên cho thác là “Thiên Thủy” (nước trời). Với Thác Vàng, nước không hề khô cạn”. - Trong bài “Thác Vàng” (trang 54), anh Thuận viết : Ngọn nước như từ trời đổ xuống Cây rừng khép tán nép bên khe Mảnh trời ngọn tháp thiên thu thủy Đâu biết nơi đây có nắng hè. 13. Trang 111, cuốn sách viết : “ Rừng ở đây nguyên sơ và tuyệt đẹp. Cây cổ thụ vươn cao, xòe tán rộng. Rừng già âmn u. Ánh nắng mặt trời không lọt rơi xuống đất…Dây leo chằng chịt, vắt từ cây này sang cây kia. Một thế giới chim muông, hoa lá dần hiện ra…. Cành khô kêu răng rắc dưới chân. Hương cây, lá mục nồng ngai ngái. Trên đường, từng đoạn lại thấy cây Tùng cổ, như thể người xưa đánh dấu đường”. - Trong bài “Đường rừng” (trang 22), anh Thuận viết : “ Cổ thụ vươn cao xòe tán rộng Rừng già nắng lọt đốm hoa rơi Dây leo chằng chịt vắt cành lá Chim rừng líu lót với hương trời. Cây khô răng rắc dưới chân đi Lá mục nồng ngai hoa từ bi Trên đường lác đác cây tùng cổ Thợ trời khéo đặt cảnh thiên trì. 14. Trang 126, cuốn sách viết : “ Gọi là chùa Vân Tiêu, bởi chùa tọa lạc trên triền núi phía Tây dãy Yên Tử. Dãy núi như trường thành chắn ngang luồng gió biển thổi vào. Hơi nước tới đây, ngưng đọng lại thành mây. Mây, gió bị chắn ở sườn Nam, được thoát ra nơi triền núi phía Tây. Mây trôi lờ lững trên triền non Yên Tử, tới đây lập tức bị tiêu tan. Nên dù ở gần đỉnh núi, chùa Vân Tiêu ít khi bị mây mù che phủ, khác hẳn chùa Bảo Sái ở cùng một độ cao. Ở nơi mây cứ đến là tan, nên chùa mang tên là Vân Tiêu… Phía trước cửa chùa là vườn tháp chín tầng, giống như Hòn Ngọc… Cả khối nặng tòa tháp đè lên lưng của một ông rùa đá to lớn…”. - Trong bài Chùa Vân Tiêu (trang 50), anh Thuận viết : Vân Tiêu quay hướng phía Tây phương Dãy núi Yên Tử án thành đường Mây trôi lờ lững trên Yên Tử Tùng xanh lãng đãng bóng trong sương Mây đến Vân Tiêu mây tự tan Chín tầng chùa tháp giữa non ngàn Im lìm trên một ông rùa đá Hoa cười rung cánh khóm địa lan. 15. Trang 135, cuốn sách viết : “ Chóp núi cách tượng An Kỳ Sinh 721 mét, ban đầu, đường đi trên núi khá bằng phẳng, qua một vạt rừng cây lúp xúp, một vạt rừng cây cảnh tự nhiên, chỉ cao hơn đầu người một chút, gốc rễ còi cọc, cong queo và mốc thếch, tô điểm những đóa hoa trà mi, hoa trứng gà, hoa mai…muôn hồng nghìn tía… Chếch về phía phải, có một vạt cây rừng sú, vẹt. Thật kỳ lạ : Sú vẹt ở bờ sông lại ngự trên đỉnh núi (!). Những chú ốc sên, những chú còng… ẩn mình trong kẽ đá suốt mùa đông, chỉ đợi xuân sang là xuất hiện. chúng biến nơi đây thành vương quốc riêng, xa cách cõi trần nơi bờ sông bãi sú. Qua khỏi vạt cây là bãi đá. Dọc sống núi cơ man nào là đá. Những phiến đá nhỏ, to, cao, thấp thiên hình vạn trạng. Đá xếp thành bậc thang nâng bước chân du khách. Có những phiến đá giống như bầy cá Sấu nằm trườn ườn phơi nắng, xen lẫn với cá voi, éch ộp, thờn bơn…Dưới chân chùa Đồng, ngổn ngang xếp những tảng đá lớn vuông vức như quân cờ. Lưng đá hằn sâu ngấn sóng nước. Những vỏ sò, vỏ ốc hóa thạch còn lưu trong kẽ đá. Đã một thời, đỉnh ngọn Yên Sơn là bờ biển. Trải qua kỳ kiến tạo vỏ trái đất cách đây hàng triệu năm, bờ bể lại trở thành chóp núi. Và đỉnh Yên Sơn đã trở thành một bảo tàng tự nhiên lưu dấu tích sự đồi thay dâu bể thời Hồng hoang”. - Trong bài “Đỉnh non thiêng” (trang 70), anh Thuận viết : Yên Sơn tô điểm đóa trà mi Sú vẹt non cao thật dị kỳ Ốc, còng, sên nhỏ nằm trong đá Quốc vương xa lánh cõi trần bi Bậc đá làm thang giỏi thợ trời Đá hình cá sấu nằm chơi vơi Cá voi, éch ộp, thờn bơn dẹt Biển cả - đại dương giữa lưng trời Có lẽ ngày xưa thưở hồng hoang Yên Sơn bể biếc của kim hoàng Trải bao biến địa sông thành núi Đỉnh Yên nay thành một bảo tàng 16. Trang 143 - 144, cuốn sách viết : “ Trên non Yên Tử, vào ngày trời quang, phóng tầm mắt tới chân trời xa tắp : Một vùng đồi núi nhấp nhô như sóng, lúp xúp dưới chân ta. Thị xã Uông Bí, mỏ than Vàng Danh, vùng Tràng Lương Đông Triều và Hà Bắc hiện ra như bức tranh thủy mạc. Xa xa, Vịnh Hạ Long xanh xanh mờ vệt đảo. Mặt Vịnh lung linh dưới ánh mặt trời. Dòng sông Bạch Đằng in bóng núi Tràng Kênh…Gió lùa vào kẽ đá, phát ra muôn tiếng nhạc bổng trầm. Giữa khung cảnh đất trời kỳ vĩ và ngoạn mục, du khách xốn xang đến khó tả. Tâm hồn nhẹ nhỏm và thanh thoát. Bao nỗi ưu phiền trần tục được tiêu tan. Cảm giác kỳ diệu ấy, chỉ khi lên chùa Đồng mới có”. - Trong bài “Trời quang Yên Tử” (trang 71), anh Thuận viết : Trên non Yên Tử ngày trời quang Bức tranh thủy mặc dưới nắng vàng Nhấp nhô như sóng triền đồi núi Xa xa một dãy Bạch Đằng Giang Trời đất kỳ vĩ lòng xôn xang Gió reo thánh thót những cung đàn Chùa Đồng Yên Tử trời đất Phật Ưu phiền trần tục thảy tiêu tan. … Tôi chỉ xin trích dẫn để so sánh một số bài như trên, còn nhiều bài thơ khác cũng có nội dung tương tự với các bài trong cuốn sách của Trần Trương. Trong số 63 bài, tôi kiểm lại thì thấy có một số bài không có liên quan gì tới cuốn sách. Cụ thể là các bài : Xúc cảm non thiêng; Cô chú thăm Yên Tử; Vân du Yên Tử; Nghỉ lại chùa Yên; Kim xà; Ân hận; Tặng sư thầy, là do anh Thuận cảm tác mà viết ra. *** Từ những so sánh trên, tôi có thể suy luận rằng : Tập thơ “Thi Vân Yên Tử” của anh Hoàng Quang Thuận không phải là thơ “nhập đồng”, cũng không phải là “thơ Thiền” mà có xuất xứ từ cuốn sách của tác giả Trần Trương. -
À, không phải thi thơ haiku do đại sứ quán Nhật tổ chức hàng năm, đây là do địa phương Hội An tổ chức. Cần biết thêm : Giải chính thức nhất , nhì , ba, kk được thưởng và có giấy chứng nhận, ngoài ra được thể hiện thành thư pháp để trưng bày.
-
Sáng tác thơ Haiku bằng tiếng Việt gồm 3 câu theo thứ tự 5 -7 - 5 Vậy là lần này không cho tự do mà phải 5-7-5 và không có tiếng Nhật.
-
SỢi KhÓi ChiỀu HÔm Đi TÌm TÁc GiẢ
chủ đề trả lời duonghoanghuu trong duonghoanghuu ở Thời sự Văn học
Vấn đề này vẩn chưa có lời giải đáp. Những người được nhắc tên hẳn vẫn còn sống nhưng có thể không vào trang này để đọc được bài. Mong các bạn xem rồi giới thiệu giúp để họ biết tìm đến. Cám ơn nhiều. -
Những bài thơ đi về tương lai như thơ PTD thật khác lạ với lớp người cũ (cả làm thơ và đọc thơ). Đôi khi dó dẫm trong khu rừng/bụi/cảnh rổi rắm, tôi cũng tâm đắc với ý này, câu nọ, nhưng cố cách mấy cũng không hình dung cái hình hài thực ra nó như thế nào để chiếm lĩnh nó và để nó chiếm lĩnh trái tim tôi cũng không thành. Vậy là anh hùng nào có mỹ nhân nấy để đắm say ngưỡng mộ. Và sự ngưỡng mộ hoá ra riêng tư đến nỗi không ai chia sẻ được. Đó cũng là trường hợp tôi đọc bài "NGUYỄN VIỆT CHIẾN BÌNH THƠ PHẠMTẤNDŨNG".http://letram.vnweblogs.com/post/8261/319243 KHÔNG LỜI MỸ SƠN Phạm Tấn Dũng Nơi ấy nắng lên muộn nắng xuống chậm Sông chảy xuôi thì buồn Lưng song s đầy mốc meo cổ tích Nơi ấy trăng to dần băng qua mảng trời về phía núi Tôi lần theo và bơi ngược những dòng sông dòng sông dắt tôi như dắt ký ức mình nhỏ dần nhỏ dần nhạt đi Nơi ấy phủ đầy hình hài mùi hăng cỏ dại phế tích trĩu buồn buồn như những cuộc tình không sinh không nở buồn như tiếng gà bí ẩn xưa xa buồn đến thót tim những trưa đứng bóng lảnh lót tiếng gà ác mộng nghìn năm Nơi ấy đèn đã tắt Tôi ngồi hí hoáy hõm đêm ngồi như ngồi bên người tình đã từng ôm ấp những trận mưa quất đau cổ tháp những vàng vọt nắng quái chiều tà những chòng vòng nhơ nhớ lưng sóng đầm đìa phế tích hoang liêu Nơi ấy với những cơn say chệnh choạng Tôi với bóng mình ngã nghiêng bóng Tháp dắt ký ức về gởi em giữ dùm... LỜI BÌNH Ngay khi vài bài thơ đầu tiên của Phạm Tấn Dũng mới xuất hiện trên một số tờ báo, tôi đã khá ấn tượng với tác giả này, tuy không hề quen biết. Nhưng phải đến lúc đọc bài thơ " Không lời Mỹ Sơn" của anh, tôi chợt hiểu rằng, tác giả này thật sự đã phần nào thuyết phục được mình, mộtnhà thơ lớp trước. Với cái nhìn của Phạm Tấn Dũng trong " Không lời Mỹ Sơn", anh đã góp phần khắc họa vẻ đệp điêu tàn của những ngôi tháp cổ ở một tầng cảm xúc, một tầng văn hóa khác khi nhận diện: " phế tích trĩu buồn/buồn như những cuộc tình không sinh không nở/buồn như tiếng gà bí ẩn xưa xa buồn đến thót tim những trưa đứng bóng/lảnh lót tiếng gà ác mộng nghìn năm" Những ngôi tháp bí ẩn qua ngàn năm hiện hữu ấy vẫn đặt trước thời gian và lịch sử văn hóa của đất nước này, những câu hỏi không dễ gì giải đáp ngay được bằng những lý giải của khoa học nhân văn và lịch sử. Phải chăng, ở một khía cạnh nào đấy, sự chiêm nghiệm và giải mã bằng cảm xúc của các nhà thơ mới có thể mang chạm đến được đến phần rất nhỏ bé của một nền văn minh- văn hóa đã từng chói sáng rực tỡ đến tột đỉnh trước khi hoang tàn, trở thành những phế tích còn lưu lại tới ngày hôm nay. Và, khi bơi ngược dòng sông cổ tích về miền cổ tháp hoang vu ấy, hình như Phạn Tấn Dũng đã chạm được vào một phần rất nhỏ bé của cái tinh thần thẩm mỹ huyền diệu đã là nên sự bất tử của Thánh địa Mỹ Sơn. Vâng, chỉ một phần rất nhỏ bé thôi, vì trước khi diễn ra:" những cuộc tình không sinh không nở" trong cảm xúc hoài vọng một tác giả thơ hôm nay thì miền cổ tháp linh thiêng ấy, với những biểu tượng phong phú của sự phồn sinh ( Các Linga và phù điêu vũ nữ) đã làm "một cuộc sinh nở" hoành tráng để trường tồn đến tận hôm nay. NGUYỄN VIỆT CHIẾN
-
SỢI KHÓI CHIỀU HÔM ĐI TÌM TÁC GIẢ BLOG ' UT6 — Viết bởi ngoxua @ 19:35 Thật dễ dàng và nhanh chóng, nhờ internet mà một tác phẩm có thể xuất hiện hầu như mọi nơi, mọi lúc, không biên giới. Nhưng củng nhờ internet mà tác phẩm và tác giả có lúc rơi vào những lung túng , bất ngờ. Ví như bài thơ chứ không phải ca dao mà vẫn không có tác giả, hoặc một bài thơ nhưng có nhiều tác giả (không phải bút danh khác nhau của một tác giả), không phải văn học dân gian hoặc không xưa gì lắm nhựng bài thơ có nhiều dị bản… Ngoxua xin đơn cử một bài thơ rơi vào trường hợp đó : bài thơ SỢI KHÓI CHIỀU HÔM Lần theo dấu net, xin sắp xếp sự xuất hiện của bài thơ theo thời gian như sau trên baophuyenonline trên tập thơ văn Áo Trắng trên tuoitreonline trên blog yahoo trên multiply …………….. Và các báo, tuyển thơ có bài SKCH để đối chiếu (để lại sau). Trên baophuyenonline: http://www.baophuyen.com.vn/Tho-85/0504906205505405757 Sáng tác > Thơ 25 Tháng Mười Hai 2007 7:29 SA (GMT+0700) Email Sợi khói chiều hôm - Thơ TRẦN THÁI Mẹ vẫn biết chiều nay con ở rất xa Sao còn nấu phần cơm con trong đó Chiều hẹp rồi, vạt nắng vàng chợt tắt Lửa bập bùng nơi mẹ sáng thâu đêm Mẹ vẫn biết chiều nay con không về Sao nấu cho con phần cơm gạo mới Một nắng hai sương mẹ chờ, mẹ đợi Trắng thơm mềm sợi khói chiều hôm TRẦN THÁI SV Ngữ văn khóa 3, Đại học Văn Hiến, TP HCM Trên tập thơ văn Áo Trắng số 28 (ra ngày 15-07-2008 ( có ảnh ) Rồi đưa lên tuoitreonline sau đó: ÁO TRẮNG Thứ Bảy, 02/08/2008 Sợi khói chiều hôm - Mẹ vẫn biết chiều nay con ở rất xa Sao còn nấu phần cơm con trong đó Chiều hẹp rồi, vạt nắng vàng chợt tắt Lửa bập bùng nơi mẹ sáng thâu đêm. Mẹ vẫn biết chiều nay con không về Sao nấu cho con phần cơm gạo mới Một nắng hai sương mẹ chờ, mẹ đợi Trắng thơm mềm sợi khói chiều hôm. TRẦN THÁI (Ngữ văn khóa 03) Trên blog yahoo của Phan Viet : http://vn.360plus.yahoo.com/phan-viet/arti...d=15&fid=-1 Sợi Khói Chiều Hôm - For My Mom Đăng ngày: 08:59 08-08-2008 Thư mục: Chung Sợi khói chiều hôm Mẹ vẫn biết chiều nay con ở rất xa Sao còn nấu phần cơm con trong đó Chiều hẹp rồi, vạt nắng vàng chợt tắt Lửa bập bùng nơi mẹ sáng thâu đêm. Mẹ vẫn biết chiều nay con không về Sao nấu cho con phần cơm gạo mới Một nắng hai sương mẹ chờ, mẹ đợi Trắng thơm mềm sợi khói chiều hôm. TRẦN THÁI Trên trên multiply blog cua HaiLong http://thichtamphuc.multiply.com/journal/item/10/10 Sợi khói chiều hôm May 24, '08 3:23 AM for everyone Sợi khói chiều hôm Mẹ vẫn biết chiều nay con ở rất xa Sao còn nấu cơm có phần con trong đó Chiều hẹp rồi vạt nắng vàng vụt tắt Ngọn lửa hồng nơi mẹ sáng thâu đêm *** * Mẹ vẫn biết chiều nay con không về Sao còn nấu có thêm phần cơm gạo mới Một nắng hai suơng mẹ chờ mẹ đợi Trắng thơm mềm sợi khói chiều hôm SL Tại các địa chỉ baophuyenonline, AoTrang, tuoitreonline, blog PhanViet đều ghi tác giả là Trần Thái. Riêng tại blog HaiLong kí tắt là SL và một số câu thơ cũng có khác khác . Vậy có chắc chắn Trần Thái là tác giả của bài thơ không? Người viết blog này xin mời và rất mong Trần Thái, HaiLong có lời xác nhận để bạn yêu thơ khỏi phân vân.
-
Cảm ơn người tiếp lửa cho diễn đàn chúng ta!
chủ đề trả lời duonghoanghuu trong Thợ Làm Vườn ở Thông báo chung
Hoan nghênh sự cố gắng và tấm lòng vì mọi người của tholamvuon. Không biết việc chăm sóc diễn đàn cần làm những gì, nếu có nhiều phần chúng ta có thể giúp nhau lắm chứ, mỗi người một phần nhỏ sẽ dễ hơn. Chúc diendan thotre mạnh khỏe, lớn nhanh. -
THƠ HỌA Hoa nở , hoa tươi, mấy độ tàn Trái tim đa cảm ngỡ vừa tan Sớm chiều đã trọn vầng dương đẹp Một kiếp phù dung hương tỏa lan
Footer title
This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.
Footer title
This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.
Footer title
This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.