Jump to content

duonghoanghuu

Thành viên
  • Số bài viết

    328
  • Gia nhập

  • Đăng nhập

  • Nổi bật trong ngày

    8

Mọi thứ được đăng bởi duonghoanghuu

  1. “Tôi (Nguyễn Đình Thi) như con vịt, biết bơi một tý, biết chạy một tý, biết bay một tý”.
  2. Từ chiến khu xa nhớ về ái ngại Nhỡ khi mình không về Thì thương người vợ chờ Bé bỏng chiều quê
  3. Ai mua trang78 tôi bán trăng cho Trăng nằm im trên cành liễu đợi chờ
  4. Buổi sáng tôi mặc áo đi giầy ra đứng ngoài đường Gió thổi những bông mía trắng bên sông Mùi tóc khô còn thơm lúa mùa qua Bầy chim sẻ đậu trước sân nhà Những đứa trẻ đứng nhìn ngấp nghé Tôi yêu đất nước này như thế Mỗi buổi mai ... Bài thơ của một người yêu nước mình )
  5. Trao đổi với tác giả đoạt giải cuộc thi thơ ĐBSCL lần V Ngày 29/7 tại Thành phố Sóc Trăng sẽ diễn ra lễ tổng kết và trao giải cuộc thi thơ Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ V. Trước ngày trao giải Báo Điện tử Tổ Quốc đã dành một cuộc phỏng vấn với hai tác giả đoạt giải là Nguyễn Thanh Hải và Trần Huy Minh Phương. Tác giả Trần Huy Minh Phương và Nguyễn Thanh Hải PV: Vài năm trở lại đây, những cuộc thi văn chương khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đều có một số “lùm xùm”. Vậy trước khi quyết định gửi tác phẩm tham dự cuộc thi thơ lần này, anh có đắn đo, cân nhắc đến điều gì không? Nguyễn Thanh Hải: Xác định từ đầu đây là cuộc chơi, cho nên đến với cuộc thi thơ ĐBSCL lần này, ngoài việc cân nhắc, cố gắng đầu tư làm sao cho tác phẩm của mình có chất lượng và mong sẽ đoạt giải, tôi không đắn đo quan tâm gì về chuyện “lùm xùm” từ những cuộc thi văn chương trong khu vực trước đây. Trần Huy Minh Phương: Trước khi gửi thơ dự thi tôi rất đắn đo, nhiều lần không muốn thi, nhưng mấy cô chú anh chị bên Hội Văn học nghệ thuật Sóc Trăng khích lệ tôi là hội viên và là người con của đất Sóc Trăng thì nên tham gia và một vài bạn văn chương rủ thi, nên tôi thi. Đây cũng là một cuộc chơi tao nhã thôi mà! PV: Tâm trạng của anh khi biết tin mình đoạt giải thưởng lần này? Nguyễn Thanh Hải: Tôi rất vui khi biết tin mình đoạt giải thưởng và hạnh phúc khi biết mình đạt đúp 2 giải. Tuy nhiên trước đó tôi rất buồn vì có thông tin cho rằng tôi vi phạm thể lệ cuộc thi. Tôi cũng không muốn phân minh thêm, vì có lẽ bạn đọc theo dõi những tình huống đã đăng tải trên các trang báo mạng sẽ sáng suốt nhận rõ vấn đề. Trần Huy Minh Phương: Tôi không buồn, không vui. Sự háo hức đã nguội từ lâu. PV: Nhìn vào những tác phẩm và tác giả đoạt giải, anh có cảm nhận gì về đội ngũ cầm bút ở khu vực ĐBSCL? Nguyễn Thanh Hải: Tôi thấy một số tác phẩm đoạt giải lần này khá hay, xứng đáng trao giải, nhưng thật sự chưa xuất sắc lắm. Có 7/9 tác giả đoạt giải thuộc thế hệ 7X, 8X. Điều đó cho thấy khu vực ĐBSCL vẫn còn tiềm năng đội ngũ sáng tác trẻ. Tôi thật vui mừng khi thấy một lớp nhà thơ mới đã xuất hiện và đang góp phần làm thay đổi diện mạo thơ Đồng bằng sông Cửu Long. Trần Huy Minh Phương: Không thể nhìn vào những tác phẩm và tác giả đoạt giải mà suy rộng ra đội ngũ sáng tác ở khu vực ĐBSCL được. Bởi mỗi cuộc thi có Ban tổ chức, Ban giám khảo riêng. Mỗi giám khảo lại có quan điểm thẩm mĩ và sở thích về nghệ thuật khác nhau. Không cuộc thi nào giống cuộc thi nào cả. Đội ngũ sáng tác ở khu vực ĐBSCL vẫn lớn mạnh và phát triển cùng với đội ngũ sáng tác ở từng vùng miền trên cả nước. PV: Theo quan sát của anh thì con người ở miền Tây có nhu cầu về thơ ca ở mức độ nào? Nguyễn Thanh Hải: Cũng như những miền vùng khác, nhu cầu về thơ ca là không thể thiếu trong đời sống, và có lẽ người miền Tây còn hơn thế nữa, họ vốn mê thơ ca, hò vè từ xa xưa. Trần Huy Minh Phương: Thơ ca hò vè luôn sống trong tâm thức người Việt. Nó làm đẹp thêm tâm hồn mỗi chúng ta, nó dung dưỡng thêm nhân cách sống lành. Người miền Tây hào phóng, bộc trực, vị tha. Nhu cầu về thơ ca vẫn đi về trong phút lắng sâu của bản thân khi không thể và không còn gì chia sẻ. Tôi đã thấy những người bạn thơ chia sẻ thơ với nhau qua điện thoại đến khi máy hết tiền thì thôi. Họ nhiệt huyết với câu chữ và chân thành trong tình bạn. Họ vẫn đọc nhau và khích lệ nhau luôn đó chứ! Nhịp sống hối hả quá, thơ dần trở thành “món hàng xa xỉ”! PV: Anh có thể nói thêm về tác phẩm đoạt giải của mình cho độc giả? Nguyễn Thanh Hải: 2 tác phẩm đoạt giải của tôi viết về 2 vùng quê đều thuộc khu vực ĐBSCL. “Tản mạn trưa” là tác phẩm tôi viết về mảnh đất Gò Công, nơi chôn nhau cắt rốn của tôi. Nơi tôi có đầy ắp kỷ niệm. Ở đó, tôi có một người bà luôn dạy cháu con nghĩa nhân bằng những câu chuyện cổ. Ở đó, ông tôi vì chiến tranh đã ra đi mãi mãi không về… Còn “Phía mùa cam bạc lá” tôi viết về miệt Cái Bè, quê hương thứ hai của tôi. Bài thơ xuất phát từ thực trạng bệnh vàng lá của cây cam mấy năm gần đây… Trần Huy Minh Phương: Không riêng về tác phẩm đoạt giải mà gần như có khoảng 30 bài thơ tôi đã làm trong lúc chat mail với bạn văn chương, nhiều nhất và chân tình chia sẻ sâu sắc nhất là với anh Nguyễn Trọng Tấn - phóng viên Báo Ấp Bắc (Tiền Giang). Chính anh đã khích lệ tôi thi thơ ĐBSCL và “Nhật kí cho ngày rỗng” ra đời trong lúc chat mail với anh ấy. Những đứa con xa quê, những phận người thành bại… dẫu làm gì, đi đâu về đâu vẫn luôn nhắc lòng mình nhớ về quê hương. Quê hương đã nuôi lớn tâm hồn ta. Ở đó “có tiếng chuông chùa Mahatup nhắc ta đường xa tâm hùng trí dũng”. PV: Cũng giống như văn xuôi, những tác phẩm viết về miền đất sông Cửu Long luôn đem đến cho người đọc sự hấp dẫn, thú vị và cả tò mò vì những nét đặc trưng của vùng đất. Xin hỏi tác giả Nguyễn Thanh Hải, là trong bài thơ đoạt giải nhì “Phía mùa cam bạc lá” có một câu mà bản thân tôi nghĩ những người không sống ở miền Tây sẽ khó hiểu như “nỗi buồn đeo đĩa” thế nào. Anh có thể chia sẻ thêm về câu thơ này không? Nguyễn Thanh Hải: (Cười) Mọi người chắc là biết con đĩa- tức con đỉa (theo cách gọi ở nhiều nơi, trong đó có miền Bắc) chứ? Ở ĐBSCL trước đây đỉa rất nhiều. Hầu hết mọi người ai cũng sợ đỉa. Đỉa đeo hút máu người thì khó mà gỡ ra lắm. Tục ngữ có câu “Dai như đỉa”, ý nói đỉa sống rất dai, khó mà tiêu diệt được chúng, đồng thời cũng muốn ám chỉ sự việc gì đó kéo dài dai dẳng, không dứt ra được. “Nỗi buồn đeo đĩa” cũng phát xuất từ ý nghĩa đó. PV: Vẫn biết những đặc sản của miền đất sông Cửu Long là mùa nước nổi, là bụi u du… mà các nơi khác không có. Nhưng tôi có cảm tưởng, những “đặc sản” này là con dao hai lưỡi, nếu không “tiết chế” thì ngoại cảnh sẽ lấn át nội tâm. Ý kiến của anh thế nào? Nguyễn Thanh Hải: Không sai. Nhưng nếu thiếu đi những “đặc sản” như bụi u du, mùa nước nổi… thì thơ ĐBSCL đâu còn màu sắc đặc trưng vùng miền nữa? Có điều, người viết phải biết tự “tiết chế” để nội tâm không bị ngoại cảnh lấn át là một việc làm cũng không phải dễ. Trần Huy Minh Phương: Nếu sáng tác mà chỉ là miêu tả hoặc kể lể thì không gì để bàn. Nó phải có tư tưởng, nghệ thuật và nhiều điều nữa thì tác phẩm mới trọn vẹn. Cần “tiết chế” chứ! PV: Khi đọc những tác phẩm thơ của các cây bút ở các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh… có tác động gì đến suy nghĩ của anh không? Anh có thấy ngòi bút của mình cần thay đổi không? Nguyễn Thanh Hải: Mỗi một vùng miền đều có đặc trưng riêng, mỗi tác giả cũng có phong cách thơ riêng. Thơ của các cây bút ở các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều cái hay riêng, nhiều cái để học tập. Sáng tạo là nhu cầu không thể thiếu trong sáng tác, cho nên tôi luôn luôn tìm tòi, học hỏi, sáng tạo làm mới thêm cho ngòi bút của mình. Trần Huy Minh Phương: Mỗi tác phẩm thơ của mỗi tác giả có cái hay khác nhau và cũng đôi khi có cái hạn chế. Đọc, cảm nhận nhưng không nghĩa là làm theo mà làm sao cho không trùng lắp, không lặp lại chính mình. Sáng tạo là mỗi phút giây ta tự làm mới mình nhưng không có nghĩa là làm dáng. Câu chữ có thần thái của nó riêng, không dối lừa được đâu! Tôi chỉ mới bắt đầu thôi, chưa có gì và chưa là gì… cần trau dồi thêm nhiều, nhiều lắm vậy! * Cảm ơn các anh đã chia sẻ! Hiền Nguyễn (thực hiện) Một số dư luận cho rằng, hai tác phẩm đoạt giải của Nguyễn Thanh Hải phạm quy vì đã in sách. Nhưng Hội Văn học nghệ thuật Tiền Giang, cụ thể là ông Văn Ngọc Nhuần- Chủ tịch Hội đã xác nhận: Hai bài này đã có in trong một tập thơ vào tháng 2/2013 nhưng chưa phát hành… Giải thưởng vì thế được giữ nguyên. Trước đây, trong cuộc thi Thơ về Hà Nội, tác giả Nguyễn Phan Quế Mai cũng đã in bài được giải vào một tập thơ và được ban tổ chức cho phép. Nguồn: Toquoc
  6. "bác" thì gan hơn, có gửi bài dự thi, ko hiểu sao nó lạc mất tiêu nên thoát hiểm ngay từ đầu. Trong rủi có may là vậy. Chúc Nguyen Mai luôn vui, khỏe, trẻ, đẹp nhé
  7. PHÁT BIỂU CỦA NHÀ THƠ THU NGUYỆT - TRƯỞNG BAN GIÁM KHẢO CUỘC THI THƠ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LẦN THỨ 5 (2012) VỀ CHẤT LƯỢNG THƠ DỰ THI Nhiều ý kiến chưa hài lòng về chất lượng thơ dự thi ĐBSCL lần 5. Đọc hơn nửa ngàn bài thơ dự thi, chúng tôi thấy chất lượng thơ dự thi lần này hay và dở cỡ như phần lớn thơ có mặt trên báo chí và các phương tiện truyền thông của cả nước hiện nay. Thơ bây giờ ế độc giả đến mức một số tờ báo dẹp bỏ in thơ! May mà việc xuất bản các tập thơ cá nhân hiện nay khá dễ dàng, và có các trang web, blog, facebook… cứu rỗi nên thơ vẫn được duy trì thi mệnh! Thơ bây giờ không được sự hào hứng đón nhận của công chúng độc giả bởi nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là do thơ chưa tìm ra được một hình thức thể hiện phù hợp với nhu cầu và tâm thế của con người hiện nay. Một số tác giả trẻ bây giờ có những suy nghĩ và cảm xúc vô cùng tinh tế, sâu sắc, thậm chí còn vượt xa hơn cả nhưng bậc thi hữu tiền bối nổi tiếng trước đây, bởi những vấn đề của con người và xã hội ngày nay đa dạng, phức tạp hơn xưa rất nhiều. Thế nhưng, có lẽ vì họ chưa sáng tạo ra được cách diễn đạt phù hợp, đủ sức làm tỏa sáng. Hình thức không tải nổi nội dung, nên thơ cứ ngoằn ngoèo lông chông xiêu vẹo trên các lối đi của những câu văn xuôi cô đọng, những câu triết lý, châm ngôn..v.v... chứ chưa đành rành thành câu thơ thăng hoa của ý tưởng, ngôn ngữ và xảm xúc. Do đó có thể nói thơ bây giờ ý tưởng, chi tiết, cảm xúc hay thì có, nhưng câu thơ, bài thơ hay thì chưa. Trình độ, nhu cầu thưởng thức thơ của công chúng ngày nay cũng khác xa với thời trước. Độc giả có khoảng cách rất xa nhau trên phương diện thưởng thức thơ. Người thì theo xu hướng cũ, kẻ thì theo xu hướng mới, và đặc biệt là phần lớn không chấp nhận cái cũ nhưng chưa nghĩ ra được thế nào thì mới, hoang mang sợ mình bị gọi là lạc hậu nên te tái xếp hàng vào phía mới cho hiện đại với thiên hạ mà thôi. Nói một cách "bài bản" hơn thì đó là dạng "thức thời" thiếu hạ tầng cơ sở. Sống trong thời tiết khí hậu như thế, nhà thơ vần vũ, loay hoay, bầu trời thơ hiện nay chưa hứa hẹn ngày quang đãng... Đọc thơ dự thi ĐBSCL lần này, chúng tôi không vui, bởi chất lượng thơ dự thi khiêm tốn quá! Thế nhưng, khi cầm lên tay những tờ báo có đăng thơ trên khắp cả nước, tôi cũng không thấy gì để phấn khởi hơn. Thơ đồng bằng hiện nay chưa hay, cũng như phần lớn thơ của cả nước mình hiện nay chưa xứng tầm với một đất nước thơ ca như nào giờ chú thiếm ta vẫn tự hào súng sính. Công nhận sự thật như vậy để đừng trách cứ nhau, hãy động viên và siết chặt tay nhau mà tiến tới chân trời hứa hẹn! Tôi tin vào cái chân trời ấy, bởi đây đó trong những tập thơ của nhiều tác giả trẻ xuất bản dạo này, có những tập thơ đã khiến tôi phải thích thú đọc đi đọc lại nhiều lần, ngưỡng mộ và xuýt xoa tấm tắc. Tiếc là, những tác giả đó, những bài thơ đó vẫn chưa đủ sức gây được sự chú ý của công chúng, bởi đường truyền của thơ trong bình diện băng thông nghệ thuật ngày nay chưa được mở rộng đúng mức. Thơ vẫn khép nép nhấp nháy chập chờn, vẫn chưa là "món" mà thiên hạ cần dùng, chưa đứng vào danh sách mặt hàng tối thiết cho bữa ăn tinh thần của công chúng. Nói vui vậy, chẳng phải hờn mát công chúng ngày nay không ưu ái với thơ. Đã qua rồi thời người ta mượn thơ để "thay lời muốn nói" những tâm trạng thăng hoa, những xúc cảm lãng mạn. Ngày nay, ai cũng dễ dàng làm được điều đó qua bàn phím tin nhắn điện thoại, qua blog hay facebook... Thơ bây giờ mà cứ bám vào những cảm nhận thì độc giả sẽ lắm kẻ quay lưng. "Phát hiện" và "bác học" trên nền của cảm xúc thăng hoa tinh tế, đó mới là cái mà đọc giả cần ở thơ giữa thời hiện đại. Công bằng mà nói, những bài thơ đoạt giải cuộc thi lần này không xuất sắc. Những bài thơ ấy phản ánh đúng sự chưa định hình hiện nay của mặt bằng thơ chung. Đọc tham khảo những bài thơ được giải gần đây trong các cuộc thi khác, chúng ta cũng sẽ thấy điều đó. ĐBSCL ngày nay chưa phải là một "đặc khu thơ" dẫu "tiềm năng thi sĩ" nơi này trữ lượng không thua xứ khác. Bằng chứng là trong tình hình thơ phú như hiện nay mà ĐBSCL vẫn kiên trì đều đặn tổ chức thi thơ rất là hào sảng. Người đồng bằng thẳng thắng cả trong cách thể hiện cảm xúc, không uốn éo giả vờ, nên tôi tin, với cái gien của những người mở cõi, dám rấn tới cái mới, những cây bút xứ này sẽ ngoạn mục sang trang khi "vận thơ", "thời thơ" bước đến. VÀI Ý KIẾN CHO NHỮNG CUỘC THI LẦN TỚI: 1.Về ban tổ chức: Cuộc thi mang danh ĐBSCL, chúng ta nên thành lập một BTC không chỉ là nhân sự của một tỉnh, phó thác cho một tỉnh. Tỉnh đăng cai có thể chịu trách nhiệm về công việc hành chánh, còn toàn bộ công tác tổ chức lãnh đạo, phương thức thực hiện phải được sự đóng góp, quyết định của một BTC dày dặn kinh nghiệm và uy tín trong hoạt động văn chương. Có như thế mới tạo được niềm tin và đạt hiệu quả cao. 2.Về ban giám khảo: BGK được BTC mời và ủy thác về chuyên môn, nghiệp vụ... phải có vai trò chính thức, chịu trách nhiệm trước công chúng và luật pháp về những quyết định của mình. BTC không choàng tay gánh thay trách nhiệm của BGK. Có như thế mới tạo được niềm tin nơi tác giả và công chúng. 3.Về truyền thông: Những tác phẩm qua sơ khảo nên công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, vừa là để tuyên truyền thường xuyên về cuộc thi, vừa là để mời gọi nhiều người gởi bài dự thi, vừa khích lệ tác giả và thu thập ý kiến độc giả, làm cứ liệu tham khảo cho BGK chấm thi. 4.Về giải thưởng: Giá trị giải thưởng phải cao, xứng tầm, thể hiện được tính cách hào sảng của vùng ĐBSCL phù sa dào dạt. Hãy sử dụng kinh phí từ nguồn tài trợ của các đơn vị kinh doanh, không chỉ trong vùng ĐBSCL mà mở rộng phạm vi cả nước. 5. Về thể lệ: Mỗi kỳ thi nên xác định rõ ràng mục đích của cuộc thi. Ví dụ: + Thi để tìm kiếm, khích lệ những tác giả là người ĐBSCL thì chủ đề tự do, miễn tác giả có lý lịch (nguyên quán) là dân đồng bằng. + Thi để tìm những bài thơ hay về ĐBSCL thì tác giả khắp nơi có thể dự thi, chủ đề phải viết về vùng đất ĐBSCL. VỀ NHỮNG Ý KIẾN, DƯ LUẬN XUNG QUANH CUỘC THI: Cuộc thi nào cũng có nhiều thị phi; thi văn chương nghệ thuật thì thị phi càng nhiều, dư luận trái chiều càng lắm kiểu, bởi các qui chuẩn hầu hết chỉ dựa trên cảm nhận cá nhân. Theo dõi dư luận xung quanh cuộc thi lần này chúng tôi thấy hầu hết là cực đoan thiếu thiện chí. Chúng tôi cũng rất thông cảm vì biết các bác nóng lòng, nhưng các bác hiểu cho, cả cái nền bóng đá hoành tráng của chúng ta được toàn thể nhân dân nâng niu, dốc cho đủ thứ là thế, các cơ bắp lực lưỡng là thế mà đã đâu "thoắt cái trở thành" như "ước mơ chính đáng" của mình được; huống là nhà thơ nhà văn chúng ta; giai đoạn quá độ tư duy để dẫn đến tác phẩm hoàn mỹ đâu đơn giản như con ong hút miếng đường ra miếng mật. Giải thơ tầm cỡ cả nước bòn mót vật vã vẫn thiếu thơ hay. Chúng tôi đọc thơ dự thi ĐBSCL lần này cũng có đọng lại được mấy câu thao thiết: "Và trong đám đờn ca tài tử Có kẻ ngồi im lặng dóng tai nghe Quê nhà mút tận phương trời khác Sầu cũng nguôi theo giọng xuống câu xề… (Cao Thoại Châu) Đâu cần phải đủ cả một bài thơ hay, có những nhà thơ đi vào lòng người đọc chỉ với vài câu thậm chí là chỉ một. (Đọc 1 câu: "Em có nghe mùa thu" của Lưu Trọng Lư hoặc: "Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà" của Phạm Hữu Quang thì cái gì đã khiến ta xúc động? Nào có phải vì mấy từ ngữ bình thường ấy đâu!) Chúng tôi không biết các bác cập nhật cái mới đến cỡ nào, đọc thơ với thái độ ra sao, chớ nếu chịu mở lòng, thì những câu thơ thế này chắc cũng đem đến được cho các bác chút xúc cảm cùng tác giả: "Tiếng gà gáy gõ cho lòng chợt sáng … … Bên dòng kinh quen im lìm phèn mặn Bằng bộ mặt nhiều màu nổi váng những tâm tư… (Nguyễn Ngọc Tân) Hay: "Rãnh đất cọ lòng bàn chân tạ lỗi Xòe tay chai sạm giấc mơ" (Nguyễn Thanh Hải) Và rải rác trong các bài thơ đoạt giải, ta vẫn có đôi lúc dừng lại với những câu "đọc được"… Ngoài những ý kiến về chuyên môn, những vấn đề khác chỉ là những thị phi không đúng sự thật (chúng tôi không có "gà vịt" gì ở đây, cũng không dám đạp hay chà ai hết. Thiệt!) Chúng tôi chân thành cám ơn sự quan tâm của tất cả mọi người. Mong rằng những cuộc thi sau này sẽ mang đến những kết quả cao hơn, không phụ lòng mong mỏi của những người yêu thơ và có thể góp phần làm cho văn chương ĐBSCL xứng tầm với con người, vùng đất ĐBSCL hào sảng và trù phú.
  8. Bài RU này hay lắm nghen, đáng có một lời bình cho ra trò, một bài đằm thắm, có chất Hà Nội lắm.. Nhưng đó là việc sau này và dành cho các nhà phê bình thơ. Mình chỉ nhận xét vui câu cuối cùng: Thềm rêu con lại tự ngồi ru con. Trong câu thơ có hình ảnh thật xưa: ru con, một hình ảnh truyền thống, là tình mẫu tử thiêng liêng, cũng là nét văn hóa quí và đẹp của người Việt. Nhưng nay, ai còn ngồi ru con, và ai còn thuộc lời ru nào; mất mát lớn quá. Mình tự hỏi, chuồn viết cho ai hay chính là của chuồn đấy nhỉ. Nếu vậy có thể chuồn là người mẹ trẻ hiếm hoi của thế kỉ này rồi. Câu thơ lay động sẽ làm nhiều người nhớ T^óm lại hôm nay mới thực chiêm ngưỡng tài thơ của chuồn chuồn ớt nhé.
  9. ừa rồi sau khi công bố kết quả cuộc thi thơ 1 tháng trên Facebook, có sự trao đi đổi lại của Trần Mạnh Hảo và Lê Huy Mậu được nhiều bạn đọc gửi ý kiến qua comment trên blog NTT. Nhiều comment chửi bới anh Hảo và anh Mậu không hợp với quan điểm của blog NTT đã bị admin kiểm duyệt lưu lại không cho hiện. Tuy vậy, anh Hảo vẫn la làng là anh bị “ném đá” tơi bời. Với một bài viết la làng, ăn vạ, vu đồng nghiệp “chống đảng” (đăng trên danchimviet.info) kèm những thông tin bịa đặt, anh Hảo đã bộc lộ hết con người anh. Lê Huy Mậu từ chối không trao đổi lại. NTT thì chỉ cười nói “Sau bài viết đó, Hảo nợ tớ 80 triệu”, vì có một chi tiết nói về tiền. Bài dưới đây là thư của Lê Huy Mậu (không đối thoại với anh Hảo) gửi cho 2 tác giả trẻ được giải và comment của Luc Lac (không rõ Lục Lạc hay Lúc Lắc) góp ý với anh Hảo và anh Mậu. Xin giới thiệu cùng bạn. * Thư Lê Huy Mậu gửi Sâm Cầm và Hoàng Anh Tuấn! Cháu Sâm Cầm và Hoàng Anh Tuấn thân mến! Trên trang FB cá nhân, bác có viết một vài cảm nhận, nhân đọc bài phê bình của nhà thơ Trần Mạnh Hảo về giải thưởng cuộc thi “Lời tỏ tình đầu tiên” trên Facebook. Bài viết được đăng lại trên trannhuong.com và nhathonguyentrongtao. Nhà thơ TMH có bài viết lại: XIN NHÀTHƠ LÊ HUY MẬU CHỈ GIÙM CHÚNG TÔI CÁI HAY CỤ THỂ CỦA BA BÀI THƠ ĐƯỢC GIẢI NHẤTVÀ NHÌ TRÊN FACEBOOK. Hôm nay, bác có nhận được tin nhắn của vài người bạn, bảo rằng, phải viết tiếp cái gì đó, nhất là, phải chỉ ra được cái hay của ba bài thơ được giải nhất và giải nhì của các cháu, nếu không, bác Hảo bác í cho là khen liều, khen lấy được, và bác ấy sẽ giả lại cái “sai”, “cái hồ đồ”, “cái cố chấp” cho bác đấy! Phải nói ngay rằng, bác không định tranh luận gì với bác Hảo cả. Bác chỉ thấy, một cuộc thi vui trên FB, được giải hay không được giải thì cũng chỉ cho vui. Bác Phạm Thanh Long là một người yêu thơ, hào hiệp, đứng ra tổ chức một cuộc vui như thế, thật đáng quý. Còn bác í tin tưởng ai, giới thiệu ai vào ban giám khảo là quyền bác í. Và bác í chọn một ban giám khảo có Bắc,có Nam, và họ đều là những nhà thơ có uy tín trên văn đàn, vậy là hay quá rồi,vui quá rồi! Còn giải nhất hay nhì cũng chỉ là tương đối thôi. Vậy mà bác Hảo bác í chê ỏng, chê eo, bác í làm buồn lòng các cháu, buồn lòng Ban giám khảo, buồn lòng bác Phạm Thành Long. Bác đọc bài của bác Hảo, bác thấy, bác Hảo bác í làm to chuyện quá, làm như chọn trao giải cho ba bài thơ của các cháu là làm tổn hại đến cái đền đài thơ Việt, là làm hỏng thị hiếu thơ hay của dân tộc ta, của nhân dân ta không bằng! Bác chỉ muốn nhắc lại, làm gì quan trọng thế! Cuộc thi có phạm vi và quy mô của nó. Vả lại, BGK họ công tâm, họ làm việc nghiêm túc, và nhất nhì như họ chọn là xứng đáng đấy chứ! Bác không có khả năng và thì giờ để chỉ ra cái hay, cái lạ của ba bài thơ được giải như bác Hảo yêu cầu, bác cũng không định tranh luận gì, nhưng hôm nay, bác có đọc trên trang nhathonguyentrongtao, thấy có comment của Lục Lạc (1), chỉ hộ cái hay của bài “Mùa phơi váy” của Hoàng Anh Tuấn rồi, lại bảo vì vội, nhưng sẽ chỉ ra cái hay, cái lạ trong hai bài thơ giải nhất của Sâm Cầm nữa. Bác hy vọng sẽ được đọc tiếp cái comment thân thiện đó ! Tuy nhiên, cho dù chẳng có comment nào khen các bài thơ được giải trên FB của các cháu thì các cháu cũng đừng lấy thế làm buồn. Các cháu làm thơ, làm như mình nghĩ, viết theo cảm xúc mình có, và, dự thi là để cho vui, BGK họ bảo hay, họ chấm giải nhất, giải nhì cho các cháu. Nói theo giọng của d/c X, là, các d/c giám khảo giao nhiệm vụ giải nhất, giải nhì thì tôi nhận! Tôi có xin đâu! Điều bác muốn nói với các cháu là, Ban giám khảo chấm giải cho các cháu là những người có uy tín và nhiệt tình. Trước một cuộc thi thơ thường có rất nhiều sự chọn lựa, để cuối cùng đưa ra một sựchọn lựa mà thôi! Và, sự chọn lựa của mỗi thành viên giám khảo cũng chì là một trong số các chọn lựa, đòi hỏi phải khớp với sự chọn lựa của những người khác! Chúc mừng các cháu! Hãy tiếp tục làm thơ, làm như mình nghĩ, mình tin, hãy trân trọng lắng nghe cả người khen, kẻ chê, nhưng, làm thơ thì hãy làm như mình nghĩ, mình tin ! Rất mong được đọc những bài thơ mới của các cháu! 23/7/2013
  10. duonghoanghuu

    VÓ NGỰA PHAN THÀNH

    Tôi theo vó ngựa qua cầu Về Phan Rí phủ bể dâu với người Mùa thu me treo quả rồi Chờ ai cong cớn những lời chanh chua Bỏ quên áo trắng trường xưa Mùa thu về chợt đón đưa nỗi buồn Phan Rí Thành, Phan Rí Thành Sân trường mưa nắng một nhành hoàng lan Trăng chiều neo ngã ba sông Rạc rời vó ngựa gõ mòn tà dương đăng LBMVT số 515 (23/7/13)
  11. BBC vừa loan tin: " Việt Nam là một đất nước yêu thơ, ra ngõ là gặp nhà thơ. Mới đây trên Facebook Việt Nam có tổ chức cuộc thi thơ lần thứ nhất năm 2013 với chủ đề Lời tỏ tình đầu tiên. Hoan nghênh sáng kiến này, ông chủ Facebook Mark Zuckerberg, mạng xã hội lớn nhất hành tinh đã quyết định tài trợ 100.000 USD cho Ban tổ chức làm giải thưởng cho các tác giả đoạt giải. Đồng thời mời người đoạt giải nhất đến dinh thự riêng của Mark Zuckerberg tại Mỹ để dự tiệc chiêu đãi kèm phần thưởng 10.000 USD. "
  12. VÀI CẢM NGHĨ VỀ CUỘC THI THƠ FACEBOOK Theo báo mạng Thơ Trẻ : “Tổng kết trao giải Cuộc thi thơ trên Facebook chủ đề “Lời tỏ tình đầu tiên” “Sáng nay, 18/7/2013 tại khách sạn Continental (Quận 1, TP .HCM), đã diễn ra lễ trao giải cuộc thi thơ đầu tiên trên Facebook chủ để: “Lời tỏ tình đầu tiên” theo sáng kiến độc đáo của ông Phạm Thanh Long – một người yêu thơ. Cuộc thi này do ông Phạm Thanh Long đề xuất ý tưởng kiêm nhà tổ chức và nhà tài trợ. Mọi chi phí tổ chức đều do cá nhân ông Phạm Thanh Long lo liệu, không hề nhận bất cứ tài trợ nào khác. BTC nhận thấy hiện người yêu thơ và làm thơ rất nhiều, song ít có nơi để họ thể hiện mình và trình làng tác phẩm, do vậy cuộc thi ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu đó của nhiều người dù diễn ra chỉ trong một tháng. Ban giám khảo gồm các nhà thơ uy tín: Hồng Thanh Quang, Văn Lê, Lê Minh Quốc, Nguyễn Trọng Tạo và Nguyễn Phong Việt.” Theo báo mạng “Thể thao Văn hóa” : “Trạng nguyên thơ facebook (kèm hiện vật và tiền thưởng khoảng 20 triệu đồng) thuộc về tác giả Sâm Cầm với hai bài thơ: Sài Gòn Sài Gòn, Nấc cụt; giải Nhì (khoảng 15 triệu đồng) – Hoàng Anh Tuấn: Mùa phơi váy; giải Ba (khoảng 10 triệu đồng) – Phạm Trang: Nắng thu; Gió và em; Không thể và có thể; và 15 giải Khuyến khích. BTC cũng trao giải Bài thơ được nhiều người yêu thích nhất với hơn “4.600 like” cho tác giả Nhi Nhi Nhô Nhô và giải Thí sinh cao tuổi nhất cho tác giả Phạm Như Lương.” SÀI GÒN, SÀI GÒN Thơ Sâm Cầm Sài Gòn là những buổi sang đầy gió Dẫu ngọn gió không ướt Em vẫn nghĩ về anh Như đóa hoa nghĩ về một mùa đông Rồi hân hoan bung cánh Sài Gòn là những ban trưa nắng sánh Em nhìn tán cây lòa xòa, hấp háy mặt đường Và nghĩ về anh Như chiếc lá nghĩ về một vạt cỏ Lấp ló vài chiếc dép xinh Sài Gòn là những chiều mưa xập xình Có thể là cơn mưa ngân ngấn hay ào ạt đến, rầm rập đi Nhưng ý nghĩ của em lại vòng vèo hơn một mê cung Mải miết về anh như dấu ba chấm(…) Chờ kí tự Em định dạng Sài Gòn cho riêng em Dù nắng, dù mưa, hay vô khối ngày ẩm ương anh đều có mặt Tất nhiên, những buổi đêm anh biến mất Sài Gòn sẽ cuống cuồng tìm anh… Trong giấc mơ em NẤC CỤT Thơ Sâm Cầm Em ngồi nín thở Em uống nước rồi Cơn nấc lì lợm Anh ơi anh ơi Em ngồi bẻ bút Ráp chữ làm thơ Đêm cũng bơ phờ Theo từng cơn nấc Cái gối dửng dưng Cái chăn buồn bực Cái chữ đành hanh Cơn nấc lanh chanh Cơn ngủ đoạn đành Bỏ em đi mất Nó hờn em thật Anh ơi anh ơi Em chạy hụt hơi Nói trăm từ nhớ Cơn nấc mắc cỡ Nó trốn đi rồi Hóa ra nấc đứng nấc ngồi Vì em đang nợ đôi lời nhớ nhung Sâm Cầm MÙA PHƠI VÁY Thơ Hoàng Anh Tuấn Qua giêng hai rẽ sang mùa phơi váy Khi màu khèn đã phai nhạt hội xuân Bên cọn nước tay em vò vạt nắng Váy vén cao suối lượn bắp nõn ngần Đầu vách nứa anh gọi lời thương mến Khẽ thôi anh, nả trở giấc tan sương Bắt đền đấy, xà cạp em lấm cỏ Cái đêm tình thức trắng giữa lều nương Vai lù cở em địu mùa xuống chợ Bước xuân đi khó cản cuốn như mê Mùi thắng cố,rượu ngô, và phân ngựa Mồ hôi anh níu váy chẳng cho về Váy hoa nở trên bờ rào vẫy gió Lũ bướm non hau háu mắt khát thèm Đám trai bản muốn hóa thành lũ bướm Bay lạc vào miền thổ cẩm trong em Chúng đâu biết anh đã thành con bướm Của riêng em giữ nhịp váy đong đưa Em chẻ củi, se lanh hay cõng nước Nhớ canh chừng cất váy kẻo trời mưa Anh xuống huyện theo bạn bè làm thợ Nợ áo cơm ít có dịp thăm nhà Chiều nay tắt đường rừng qua bản Phố Váy em kìa, phơi trước cửa người ta? Hoàng Anh Tuấn Chỉ cần đọc qua hai bài thơ đạt giải nhất mà báo “Thể thao Văn hóa” gọi là trạng nguyên thơ và bài thơ giải nhì trên, chúng tôi rất buồn vì chất lượng thơ được giải cuộc thi thơ trên Facebook do một vị thương gia yêu thơ đứng ra tổ chức và mời các nhà thơ nổi tiếng kể trên chấm giải phải nói là quá kém. Thơ muốn được giải phải là thơ hay; nhưng thơ không hay, thơ nhạt nhẽo, cũ kỹ như ba bài thơ trên sao lại được giải ? Chúng tôi xin chứng minh. Bài : “Sài Gòn, Sài gòn” của Sâm Cầm không có tứ, tác giả chỉ kể lể : Sài Gòn là cái này, Sài Gòn là cái khác…một cách rất dễ dãi. Cứ viết như vậy, có thể viết đến mai cũng không kể hết Sài Gòn là…hàng tỉ tỉ chi tiết đời sống…Bài thơ này cũng không có câu thơ hay; nó toàn là những câu nói tầm thường năng xuống dòng. Bài thơ do vậy không hề có cảm xúc, không có ý tưởng chứ chưa nói đến tư tưởng…Một bài thơ như thế này mà các ông gọi là hay, là trạng nguyên thơ thì than ôi, không còn trời đất gì nữa ? Bài “Nấc cụt” của Sâm Cầm cũng chỉ thấy nấc là nấc, không có tứ, không có câu thơ hay, cứ viết dễ dãi như thế này : Em ngồi nín thở Em uống nước rồi Cơn nấc lì lợm Anh ơi anh ơi Em ngồi bẻ bút Ráp chữ làm thơ Đêm cũng bơ phờ Theo từng cơn nấc Viết như thế này, người ta gọi là nói có vần, kiểu như tấu mà thôi. Xin đọc câu kết của bài này, rất mari sến, cũ ơi là cũ, sáo ơi là sáo : Hóa ra nấc đứng nấc ngồi Vì em đang nợ đôi lời nhớ nhung Chao ôi dòng thơ lưu bút mang tên NHỚ NHUNG này đã kết thúc trước cả thời Thơ Mới ( 1930-1945), sao hôm nay các ông lục lại mang ra cho giải nhất và còn gọi là trạng nguyên thơ ? Nhớ nhung ơi, trạng nguyên ơi, ta xin chào mi, vì mi rất sến ! Bài “ Mùa phơi váy” của Hoàng Anh Tuấn” gợi ta nhớ đến tên tập truyện của nữ văn sĩ Võ Thị Hảo : “ Ngồi hong váy ướt”. Bài thơ này đỡ dở hơn hai bài thơ trên của trạng nguyên thơ. Tuy nhiên, bài thơ chưa vượt qua sự kể lể tầm thường, rằng anh đi qua rẫy, qua suối thấy em giặt váy, rồi phơi váy hoa làm bướm non khát thèm. Rằng anh muốn làm con bướm lượn mãi theo váy em. Nhưng hôm nay, váy em phơi trên cửa nhà người ta, tức em đã lấy chồng. Bài thơ chưa có câu thơ hay; nó cũng không có tầm khái quát gì về tình yêu đôi lứa. Đây là bài thơ làng nhàng, không hay… Qua cuộc thi này, chúng tôi thấy rất lo về tương lai không chỉ của nền thơ mà cả tương lai của lớp trẻ, hơn nữa là tương lai đất nước. Nhà thơ Xuân Diệu từng tuyên bố con đường thơ của ông : “Tôi cùng xương thịt với nhân dân của tôi Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu; Tôi sống với cuộc đời chiến đấu Của triệu người yêu dấu gian lao” (Những đêm hành quân) Trong các cuộc thi thơ trước đây, cũng như cuộc thi thơ trên Facebook này, hình như lớp trẻ của chúng ta ( qua thơ) đã tách hoàn toàn mình ra khỏi đất nước và dân tộc, không hề quan tâm đến vận mệnh sống còn của Tổ Quốc nhân dân. Thơ kiểu này, phải chăng là đang thực hiện ý đồ của ai đó, muốn tách lớp trẻ ra khỏi vận mệnh của Tổ Quốc Việt Nam đang bị lâm nguy, dân tộc đang có cơ mất nước về tay giặc Phương Bắc ? Tất cả các bài thơ được giải của cuộc thi này không thấy đâu hình ảnh quê hương giống nòi đang bị giặc ngoai xâm cướp đất, cướp biển, giặc nội xâm cướp đất dân oan , xã hội bất công vô cùng, người dân sống đói khổ, vật giá leo thang, người ăn mày ăn xin quá nhiều, người lũ lượt đi làm thuê khắp thế giới, người dân phải sống trong bầu không khí thiếu tự do tư tưởng, tự do báo chí, tự do được yêu nước mình… Than ôi, khi thơ và người không còn gắn với nước với dân, không còn gắn với giống nòi tiên tổ, không còn gắn với sự tồn vong của Tổ Quốc, thơ ấy, tuổi trẻ ấy còn xứng đáng được hãnh diện chăng, huống hồ là một thứ thơ làng nhàng, ngõ cụt, dở và sến đến phát ngấy như loài thơ trên ? Sài Gòn ngày 20 – 7- 2013 Trần Mạnh Hảo
  13. ‘Sài Gòn, Sài Gòn’ và ‘Nấc cụt’ đoạt giải thơ hay trên facebook A- A A+ ‹Đọc›Võ Hoài Sâm, người sáng tác những vần thơ đầy day dứt về tình yêu, là nữ tác giả đầu tiên đoạt giải nhất cuộc thi thơ dành cho cư dân mạng. Sâm Cầm (thứ ba từ trái qua) đoạt giải nhất cuộc thi thơ. Sáng 18/7, tại TP HCM, ban tổ chức cuộc thi Thơ hay facebook có buổi lễ công bố và trao giải. Võ Hoài Sâm, nữ tác giả sinh năm 1983, đoạt giải nhất với hai bài thơ Sài Gòn, Sài Gòn và Nấc cụt. Cả hai tác phẩm đều được sáng tác ở thể loại tự do. Võ Hoài Sâm còn có bút danh là Sâm Cầm. Ngôn ngữ thơ của cô ngắn gọn, súc tích và rất giàu hình ảnh, nhịp điệu. Lời thơ thoạt đọc qua tươi tắn, trẻ trung nhưng dư vị đọng lại chất chứa đầy đủ những cay đắng, ngọt bùi của người phụ nữ khao khát tình yêu. Thời sinh viên, Sâm Cầm sáng tác thơ khá nhiều và có tác phẩm đăng rải rác trên các báo. Tuy vậy, từ khi tốt nghiệp đi làm, cô ít gửi thơ cho báo hơn dù vẫn đều đặn sáng tác, đăng trên blog riêng để bạn bè cùng đọc, cùng thưởng thức. "Tôi rất vui và bất ngờ khi mình đoạt giải. Qua cuộc thi tôi càng thấy thơ vẫn được mọi người yêu quý lắm!", nữ tác giả chia sẻ. Là thành viên giám khảo trẻ nhất, nhà thơ Phong Việt chia sẻ: "Có thể trong bối cảnh hiện tại, thơ tương đối thất thế hơn so với các loại hình giải trí khác. Nhưng làm giám khảo cuộc thi, thấy số lượng hơn 10.000 bài gửi về tham dự, tôi tin tình yêu thơ trong mọi người và sức sống của loại hình văn học này còn rất mãnh liệt. Điều quan trọng là tìm nguồn để khơi thông dòng chảy này". Phong Việt là tác giả của cuốn Đi qua thương nhớ.Cuốn thơ tập hợp những sáng tác của anh đăng trên facebook đã bán ra được 20.000 bản sau ba tháng phát hành. CÁC TÁC GIẢ, TÁC PHẨM ĐOẠT GIẢI - Giải Nhất: Sâm Cầm với 2 bài thơ: Sài Gòn Sài Gòn; Nấc cụt - Giải Nhì: Hoàng Anh Tuấn: Mùa phơi váy - Giải Ba: Phạm Trang: Nắng thu; Gió và em; Không thể và có thể 15 giải Khuyến kích thuộc về các tác giả: Lò Cao Nhum, Trần Vinh Khâm, Hoàng Khoa Nguyên, Nguyên Chương, Lê Thị Thu Thảo, Thanh Trúc, Đào Thị Nô En, Lee TP, Nguyễn Trắc Thanh Văn, Huyền Trân, Phúc Ngọc, Phạm Như Lương, Bùi Thanh Tuấn, Tiểu Quyên, Nguyễn Anh Tuấn. Cùng 1 giải cho Hàn Vũ Phong (khuyết tật), 1 giải cho bài thơ nhận đuọc nhiều Like nhất với hơn 4.600 like cho tác giả Nhi Nhi Nhô Nhô và 1 giải cho thí sinh cao tuổi nhất Phạm Như Lương, mỗi người 1 triệu + cúp
  14. duonghoanghuu

    N G Õ T Ư Ơ N G T Ư

    Tôi về qua ngõ ban trưa Em thay áo mới vẫn chưa ưng lòng Trách nhành thiên lí bên song Cứ đong đưa nắng mà quên nhắc giùm Hoa lưa thưa , gió dùng dằng Hình như ngõ ấy gọi bằng tương tư
  15. Tổ chức: Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP.HCM Đồng tổ chức: Báo Tuổi trẻ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP.HCM Ban giám khảo: (1) Ban Giám khảo tiếng Việt PGS.TS Đoàn Lê Giang – Trưởng Khoa Văn học và Ngôn ngữ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM (Trưởng Ban Giám khảo) PGS.TS Nguyễn Tiến Lực – Trưởng Bộ môn Nhật Bản học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM ThS Đặng Kim Thanh - Giảng viên Đại học Sài Gòn, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ thơ haiku Việt. Nhà thơ Nguyễn Thị Thu Nguyệt – Báo Tuổi trẻ (2) Ban Giám khảo tiếng Nhật Chuyên gia thơ haiku Touon NAKANO (中野東音) (Chủ tịch Câu lạc bộ thơ haiku Sagano, Hiệp hội Nhà thơ haiku Nhật Bản) Hình thức và đối tượng dự thi: Hình thức: Sáng tác thơ haiku bằng tiếng Việt, tiếng Nhật, hoặc cả hai thứ tiếng. Thể lệ: Trên nguyên tắc, thơ haiku bằng tiếng Nhật phải gồm 17 âm tiết (5 – 7 – 5 âm), không nhất thiết phải có kigo 季語 (quý ngữ). Thơ haiku bằng tiếng Việt theo hình thức ba dòng, số chữ mỗi dòng không quá 5 – 7 – 5 từ. Đối tượng: Người Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam. Đề tài: Không quy định. Quy định nộp bài tham dự: Mỗi người dự thi chỉ được nộp tối đa (3) ba tác phẩm cho mỗi thể loại ngôn ngữ. Bài dự thi phải được đánh vi tính, không viết tay, sử dụng font Unicode và theo mẫu quy định tại đây (xem trang 1). Người dự thi phải gửi kèm thông tin theo mẫu quy định tại đây (xem trang 2) ghi rõ: Họ tên, địa chỉ nhà hoặc cơ quan, số điện thoại liên lạc, email, phải được in trên tờ giấy khác, không in chung trên bài dự thi. Bài dự thi không được chép, mô phỏng, dịch thơ của người khác, chưa được in, phát hành, đăng trên mạng kể cả trên blog cá nhân. Nếu vi phạm sẽ thu hồi giải. Tất cả các bài dự thi phải theo đúng các quy định trên, nếu vi phạm sẽ không được chấm giải. Giải thưởng: Giải thưởng cuộc thi dự kiến gồm: 1 giải nhất, 2 giải nhì, một số giải khuyến khích cho mỗi thể loại ngôn ngữ (tiếng Việt, tiếng Nhật). Thời gian gửi bài dự thi: Từ ngày 10/7/2013 đến hết ngày 10/10/2013 Địa chỉ nhận bài dự thi: Bằng thư: Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP.HCM, Ban Văn hoá (Thi thơ haiku) 261 Điện Biên Phủ, Q.3, TP.HCM. Tel: 08-3933 3510 (số nội bộ: 211, Ms. Như) Email: thithohaiku@hc.mofa.go.jp, Ngày công bố kết quả (dự kiến): Ngày 7/12/2013 In thông báo về cuộc thi sáng tác thơ haiku Nhật - Việt lần 3 tại đây (file PDF) In mẫu đăng ký dự thi thơ haiku tại đây (file word, gồm 2 trang) THAM KHẢO Thơ haiku là thể thơ ngắn độc đáo của Nhật Bản (gồm 17 âm tiết 5 – 7 – 5, ngắt nhịp thành 3 câu) có lịch sử hơn 400 năm và phát triển mạnh vào nửa đầu thời kỳ Edo (1603 – 1868) khi nhà thơ nổi danh Matsuo Basho của Nhật sáng tác các bài thơ miêu tả thiên nhiên và thế giới xung quanh trong chuyến du hành khắp đất nước Nhật Bản. Thơ haiku cổ điển bắt buộc phải sử dụng “kigo – quý ngữ” (dấu hiệu cho biết bài thơ đang miêu tả mùa nào), đọng lại cho người đọc cảm xúc hay suy tư sâu sắc. Người mới bắt đầu làm thơ haiku không nhất thiết phải tuân thủ cứng ngắc các nguyên tắc của haiku, mà diễn tả những gì tự cảm nhận và trải nghiệm từ thế giới xung quanh bằng lối diễn đạt đầy sáng tạo của ngôn từ. Thơ haiku ngày nay đã vượt qua biên giới, được nhiều quốc gia như Mỹ, Châu Phi, Trung Quốc…sáng tác bằng chính ngôn ngữ bản địa cho thấy “Văn hoá haiku” đang được lưu truyền rộng rãi. Tại Việt Nam, người biết và yêu thích thơ haiku ngày càng gia tăng. Từ năm 2007, năm 2009 và năm 2011, thơ haiku được tổ chức tại Việt Nam theo thông lệ hai năm tổ chức một lần nhằm tạo sân chơi thể nghiệm sáng tác thơ haiku cho giới yêu thích văn hóa – văn học Nhật Bản. Số lượng người dự thi thơ haiku trên toàn quốc mỗi năm mỗi tăng cho thấy thơ haiku đang có sức hút mạnh mẽ tại Việt Nam. Đặc biệt năm nay, cuộc thi sáng tác thơ haiku Nhật – Việt lần thứ 4 được tổ chức cũng nhằm hưởng ứng sự kiện Năm hữu nghị Nhật – Việt kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và Việt Nam. Tham khảo kết quả cuộc thi sáng tác thơ haiku Nhật - Việt của các năm trước Giải nhất thơ haiku tiếng Việt 2011 Quả mướp dài Con ong vụt đến Đâu người tình xưa? (Tôn Thất Thọ, TP.HCM) Giải nhất thơ haiku tiếng Nhật 2011 種を巻く  tane wo maku 子供の夢に kodomo no yume ni 幸あれと sachi are to (Mạnh Thị Lệ Chinh, Hà Nội) Giải nhất thơ haiku tiếng Việt 2009 Xó chợ Chiếc lon trống Hạt mưa mồ côi (Nguyễn Thánh Ngã - Lâm Đồng) Giải nhất thơ haiku tiếng Nhật 2009 梅の花  ume no hana 微笑み始め hohoemi hajime 春の風 haru no kaze (Đào Thị Hồ Phương,TP.HCM) Giải nhì thơ haiku tiếng Việt năm 2007 (Không có giải nhất) Con cá thở Bọt bong bóng vỡ Mưa phùn (Nguyễn Thế Thọ - Đà Nẵng) Giải nhất thơ haiku tiếng Nhật 2007 春巡り haru meguri 過ぎし日想う sugishi hi omou 窓の外 mado no soto (Trần Hồng Thục Trang,TP.HCM)
  16. DANH SÁCH CÁC TÁC PHẨM ĐOẠT GIẢI TRONG CUỘC THI THƠ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LẦN THỨ 5 Theo thông báo từ Ban tổ chức cuộc thi thơ Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 5, danh sách các tác phẩm đoạt giải được công bố chính thức như sau: Giải nhất: + Tiếng đờn ca tài tử ở phà Vàm Cống - Cao Thoại Châu - Long An Giải nhì: + Phía mùa cam bạc lá – Nguyễn Thanh Hải – Tiền Giang Giải ba: 1- Xóm mình nghèo giấu điện vào đêm - Nguyễn Ngọc Tân - Cà Mau 2- Nhật ký cho ngày rỗng - Trần Huy Minh Phương - Sóc Trăng Giải khuyến khích: 1- Tản mạn trưa - Nguyễn Thanh Hải -Tiền Giang 2- Gió heo may - Nguyễn Giang San - Đồng Tháp 3- Đồng con gái - Võ Thị Nguyệt - Cần Thơ 4- Khúc biển 3 - Nguyễn Đình Chiến - An Giang 5- Đi tìm ngày mai - Trương Chí Hùng - An Giang Có tổng cộng 531 tác phẩm của 162 tác giả gởi đến dự thi. Các tỉnh, thành có số lượng tác phẩm tham gia nhiều nhất là: Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Tiền Giang và địa phương đăng cai Sóc Trăng. Lễ tổng kết - phát thưởng sẽ tổ chức vào ngày 29.7.2013 tại thành phố Sóc Trăng.(Copy lại từ Web ĐBSCL)
  17. Đại sứ quán Canada hôm 3/7 công bố kết quả cuộc thi sáng tác nghệ thuật thị giác Cuộc đời của Pi nhân kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Canada-Việt Nam. Là cuộc thi sáng tác nghệ thuật thị giác dựa trên tiểu thuyết Cuộc đời của Pi của nhà văn người Canada Yann Martel, cuộc thi dành cho các bạn từ 15 đến 25 đã đọc hoặc xem bộ phim Cuộc đời của Pi . Qua 3 tháng phát động, cuộc thi đã thu hút hàng trăm bạn trẻ Việt Nam tham dự. Tác giả Đặng Huyền Trang đến từ Hà Nội đã được trao giải Nhất với tác phẩm Cuộc đời của Pi – Cuộc đời Hy vọng. Tác phẩm Cuộc đời của Pi – Cuộc đời Hy vọng được trao giải Nhất Tiểu thuyết Cuộc đời của Pi của nhà văn người Canada Yann Martet từng đoạt giải thưởng Man Booker năm 2002. Bộ phim Cuộc đời của Pi dựa trên tiểu thuyết này đã nhận được 4 giải Oscar năm 2013, trong đó có giải đạo diễn xuất sắc nhất cho đạo diễn Lý An. Cuộc đời của Pi là câu chuyện về hành trình dài của cậu bé Pi 16 tuổi trên chiếc xuồng nhỏ bé giữa Thái Bình Dương với một người bạn đồng hành không định trước là một con hổ Bengal. Trí tưởng tượng không giới hạn và nghệ thuật kể chuyện bậc thầy đã giúp Yann Martel viết nên một trong những cuốn sách mang tính sử thi và gây bất ngờ nhất của văn học thế giới đương đại. Sau đây là một số tác phẩm lọt vào chung kết: Thiết kế bìa sách của Hồ Văn Võ Long Thiết kế của Huy Trần Tranh màu nước của Đào Trần Mỹ Hạnh Thiết kế của Trần Thanh Phong Thiết kế của Nguyễn Tuấn Vũ Thiết kế của Phạm Kỉ Nguyên Thiết kế của Trần Thị Nhã Uyển
  18. duonghoanghuu

    MỘT MÙA HÈ

    Hè sang Phượng múa xòe cành Cháy trăm cánh lữa Trời xanh đỏ bừng Sân trường sáng tiếng ve ngân Trở về Tay trắng Ngại ngần trao thư
  19. Vậy là Nguyên mai là người rất có nguyên tắc. Vậy đọc và góp ý kiến thêm nhé.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...