Jump to content

duonghoanghuu

Thành viên
  • Số bài viết

    328
  • Gia nhập

  • Đăng nhập

  • Nổi bật trong ngày

    8

Mọi thứ được đăng bởi duonghoanghuu

  1. Haiku và thơ ngắn có khi là một. Chùm thơ ngắnNguyễn Đông Nhật TNO 23/12/2012 Sự rơi xuống bình an Trong thành phố dường như rất ít nhà có tro * Làm sao họ hiểu sự tàn lụi của lửa. Chầm chậm. * Của chính họ Đôi mắt thường không phải dễ dàng khi phân biệt chữ A với cái bóng của nó. Một thực tại Cái tủ kính nhìn ra cửa Cái cửa nằm trong mặt kính * Cánh cửa nào tôi sẽ đi qua. Tôi đọc nhiều lần chùm thơ này và nghĩ rất lâu về tựa "Chùm thơ ngắn" Lí do, nếu tôi không nhầm thì các bài thơ này hoàn toàn là haiku ( nghiên cứu trong các tư liệu có nhiếu trên mạng ). Tôi có viết haiku và năm qua đượ một giải nhỏ ở Hội An. Nếu theo phép 5/7/5 hay giản lược ít âm tiết hơn thì 3 bài thơ trong chùm thơ có thể viết thành mẫu haiku như sau ( task ) mà vẫn không xa ý và tình của nguyên bản : 1. Nhà thành phố hiếm tro Làm sao hiểu được sự tàn lụi Của lữa - Của chính họ 2. Chữ A Và cái bóng của nó Đâu dễ phân biệt 3. Tủ kính nhìn ra cửa Cái bóng cửa nằm trong mặt kính Tôi qua cánh cửa nào Nhà thơ có thể không gọi tên haiku cho tác phẩm của mình nhưng chắc chắn ông đã viết theo đúng tinh thần và phong cách haiku.
  2. duonghoanghuu

    Đêm Cà ty

    Tôi về Phan Thiết buồn sao Lối xưa cầu gỗ lẽ nào mình tôi Tôi về Phan Thiết xa xôi Trinh nguyên áo trắng một thời tình tang Tôi về tìm một lối sang Dục Thanh bất chợt tràng giang nỗi niềm Đầu nguồn cuối bể không em Tôi tìm ai trả con tim cho mình Đêm Cà ty chảy vô tình Lữa chài đã tắt một hình bóng tôi * Dòng sông Cà ty chảy qua thành phố Phan Thiết
  3. Để lựa chọn một sự kiện văn học năm 2012 quả là khó, bởi sẽ phải đứng trước quá nhiều sự lựa chọn. Có thể nói năm 2012 là năm rộn ràng của văn học, tuy nhiên, sự rộn ràng ấy có làm nên mùa màng văn chương hay không lại là chuyện khác. Mở màn cho năm Bính Thìn, Liên hoan thơ Châu Á – Thái Bình Dương diễn ra suốt một tuần gắn với sự kiện văn chương đã trở thành nét đẹp văn hóa: ngày thơ Việt Nam. Hàng trăm đại biểu năm châu bốn biển đổ về bên bờ con Vịnh thơ mộng có tên trong di sản văn hóa thế giới, thả những câu thơ, đọc những vần thơ mang khát vọng hòa bình. Sự kiện mở màn này rất xứng tầm cho những rộn ràng trong suốt cả năm văn chương 2012. 2012 cũng là năm rộn ràng của các hoạt động trao đổi, giao lưu văn học với nước ngoài và ở trong nước. Ngoài các sự kiện ở tầm quốc gia như Liên hoan thơ Châu Á – Thái Bình Dương; Hội nghị văn học 3 nước Đông Dương; 20 năm hành trình văn học Việt – Mỹ… còn có Ngày hội đọc sách thế giới, Hội chợ sách quốc tế Hà Nội, Hội sách online… ngoài ra còn có những hoạt động nhỏ lẻ của các đơn vị, tổ chức cá nhân. Bằng những kênh khác nhau, những người trẻ cũng tự tìm đường cho mình và đồng nghiệp tìm đến các sự kiện sách lớn trong khu vực và thế giới, tìm kênh phổ biến tác phẩm ra nước ngoài… Điển hình là Chibook, Di Li, Nguyễn Phan Quế Mai… Trước dịp Hội chợ sách Quốc tế Hà Nội, một loạt các sự kiện ra mắt giới thiệu tác phẩm, ký tặng đã diễn ra, ngoài điểm nhấn về truyền thông cho tiểu thuyết đầu tay Nguyễn Ngọc Tư còn có cây bút lão làng Ma Văn Kháng, tác giả trẻ Huyền chip, tổng kết cuộc thi viết “Nhật ký mùa hạ” của nhà sách Phương Đông… Dường như sự sôi nổi của văn chương Việt 2012 đã khiến các Đại sứ quán sốt ruột. Các Đại sứ quán Pháp, Ý, Nhật, Hội đồng Anh… đều có những chương trình, sự kiện văn học diễn ra. Tại Đại sứ quán Nhật là ra mắt sách của Di Li; Đại sứ quán Ý giới thiệu nhà văn Gianrico Carofiglio, tác giả “Quá khứ là miền đất lạ”, cá nhân ngài Đại sứ còn tuyên bố sẽ viết một cuốn sách về Hà Nội; Đại sứ quán Pháp tiếp tục các sự kiện uy tín tại Trung tâm Văn hóa Pháp; Đại sứ quán Đức diễn ra trình diễn đa thoại tiểu thuyết của Đặng Thân… Nhiều Đại sứ quán đã lên chương trình thúc đẩy giao lưu văn hóa và văn học. Logo của Đại sứ quán Ý còn vẽ một tấm phéc - mơ - tuya kéo bản đồ hai nước Ý – Việt ăn vào nhau bằng những bánh răng. Các giải thưởng và kết nạp hội viên của các hội cũng dày đặc hơn các năm trước. Hội Nhà văn Hà Nội do năm trước làm chậm nên thời gian trao giải đẩy mãi sang đầu 2012, năm sau làm đúng tháng 10 nên 2 lễ trao giải – kết nạp hội viên cách nhau vài tháng của đầu năm – cuối năm. Hội Nhà văn Việt Nam giải năm nay chưa có nhưng đầu năm 2012 cũng trao giải muộn trong Ngày thơ Việt nam. Cuối năm có Lễ trao giải sách hay của Hội Xuất bản. Một điểm mới là sự năng động của các đơn vị làm sách tư nhân, lần đầu tiên một nhà sách tư nhân đã dám bỏ tiền tổ chức một cuộc thi và trao giải đàng hoàng, trang trọng tại Hội chợ sách quốc tế trong khi các đơn vị xuất bản Nhà nước co cụm và e dè. Cuối năm, tập thơ “Bầu trời không mái che” của Mai Văn Phấn đã được một nhà xuất bản uy tín nước ngoài phát hành song ngữ. Trước đó, tập truyện ngắn của nhà văn Di Li cũng được phát hành bản tiếng Anh, một số tác phẩm khác cũng được dịch và ngấp nghé dịch sang tiếng Nga trong dự án của Quỹ hỗ trợ văn học Việt – Nga…. Đáng kể nữa là, lần đầu tiên, một nhà thơ Việt Nam được bầu giữ một chức vị văn chương cao ở tầm khu vực, tại Đại hội tái thành lập Hội Nhà văn Á – Phi, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều – Phó Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam đã được bầu làm Phó Tổng Thư ký thứ nhất phụ trách Châu Á. Về tiểu thuyết, nếu như nửa đầu năm theo lời nhà văn Nguyễn Đình Tú là “im ắng đến khó hiểu” thì về cuối năm lại xôm tụ nhưng không mấy khó hiểu. Ồn ào về truyền thông nhất có lẽ là sự ra mắt “Sông” của Nguyễn Ngọc Tư. Nữ tác giả được tiếng là thu nhập cao từ văn chương tiếp tục bước lên những nấc thang danh vọng và tiền bạc được xây dựng khá chắc chắn bằng những tác phẩm trước đó của chị. 10 nghìn bản in ngay khi tác phẩm chào đời ở thời điểm những tác phẩm khác chỉ ọt ẹt một hai nghìn là con số mơ ước cho những người cầm bút ở thể loại xương sống của văn học. Trong một bật mí nội bộ, số tiền gần 2 tỉ thu nhập từ sách và phim ảnh của “Cánh đồng bất tận” khiến nhiều đồng nghiệp thèm muốn. Nếu như có một cuộc bầu chọn danh sách những nhà văn thu nhập cao nhất, có lẽ cùng với Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Ngọc Tư chắc cũng ở top đầu. Nguyễn Quỳnh Trang tiếp tục công bố cuốn tiểu thuyết thứ tư có tên “Mất ký ức” trong khi Nguyễn Đình Tú bán bản quyền tiểu thuyết “Phiên bản” với giá 50 triệu đồng. Năm 2012 có vẻ nghiêng về thế “âm thịnh dương suy”. Bên cạnh những cây bút nữ sung sức liên tục ra sách như Nguyễn Ngọc Tư, Phong Điệp, Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Quỳnh Trang… Những tên tuổi đã có đai có đẳng cũng tiếp tục tung chiêu hoặc tái xuất như Y Ban, Võ Thị Xuân Hà, Nguyễn Thị Thu Huệ… Có lẽ vì thế nên cuối năm đã có tọa đàm về văn xuôi nữ đương đại tại Viện Văn học. Địa chỉ này cũng là nơi đã từng diễn ra tọa đàm thơ Nguyễn Quang Thiều diễn ra trọn một ngày khá quy mô trước đó và tọa đàm về tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh cho thấy một sự tương tác và cởi mở hơn của địa chỉ 20, Lý Thái Tổ vốn được coi là chốn kinh – viện. Về thế “âm thịnh dương suy” còn phải kể đến sự “đánh phá điên cuồng” của Vi Thùy Linh. Ngoài lời tuyên bố hàng năm về việc sẽ thành thân như một lời hứa lỡ làng quen thuộc từ năm này qua năm khác, với thơ, Linh đã cháy đến giọt cuối cùng, không còn gì vẫn… cháy. Sau chuyến chinh phạt trời Âu, Linh trở về thực hiện lời tuyên bố tấn công sang văn xuôi với tập “ViLi tùy bút”. Với đêm nghệ thuật “Bay cùng ViLi”, nữ tác giả si mê màu tím và luôn muốn khẳng định ngôi vị “thứ nhất, lần đầu tiên” đã âm mưu “nhốt toàn thú dữ vào một chuồng” và chị đã làm được khi quy tụ một giàn sao tiếng tăm để đưa ViLi ngồi xích đu bay lên. Đã “cháy” thì phải có khói. Khói bồng bềnh tại sân khấu Nhà hát lớn trong đêm diễn của Linh. Dù luôn muốn là người thứ nhất, nhưng công bằng mà nói, chị là người thứ hai, sau Trung tướng, nhà văn Hữu Ước bước chân vào Nhà hát lớn thực hiện những dự án nghệ thuật của cá nhân. Nếu nói điều này với Linh, câu trả lời sẽ là “tôi không vai không vế, tôi không chức không quyền mà tôi làm được mới tài”. Nghe nói, nguyên tiền khói để Linh “cháy” đã tốn 30 triệu, trong khi tiền bán sách đủ cho 2/3 số khói đã phun ra sân khấu suốt vài tiếng đồng hồ của đêm diễn. Cho đến khi những bài báo Tết đã chuẩn bị lên khuôn thì nhà văn Lê Minh Khuê phát nổ một tác phẩm được nhiều nhà văn, nhà phê bình phải dùng từ “dữ dằn – khủng khiếp” núp dưới một cái tên dịu ngọt: “Nhiệt đới gió mùa”. “Chưa thấy một tác phẩm nào viết về chiến tranh lại khốc liệt đến vậy” là cảm nhận của nhà văn Tạ Duy Anh; “Đọc xong ba bốn ngày mới trở lại bình thường” là trạng thái của PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái; còn nhà phê bình Bùi Việt Thắng thì “đọc xong thấy rã rời khủng khiếp”. Điều đáng quý là tác giả đã dám viết mới về một đề tài mà tất cả các nhà văn ViệtNam đều mắc nợ: chiến tranh. Theo cảm nhận ban đầu của các nhà văn, nhà phê bình và căn cứ vào tính cách nhà văn, có thể tiên đoán vài câu. Nếu như trước đây, với “Bi kịch nhỏ”, Lê Minh Khuê dường như đã chạm đến một “bi kịch lớn” thì ở lần này, tuy chỉ là “Nhiệt đới gió mùa” nhưng có lẽ nên hiểu đó là một… cơn bão theo như thói quen “nói giảm, nói tránh” khi đặt tên sách của bà. Một hiện tượng đáng quan tâm khác đó là sự lên ngôi của các cây bút nhí, có tác giả in sách và phát hành bình thường, có tác giả được phong thần đồng, trong đó nổi bật hơn cả là cây bút 11 tuổi Nguyễn Bình với dự tán tiểu thuyết 8 tập “Cuộc chiến với hành tinh Fantom”. Hiện nay tác giả đã phát hành tập thứ 3 và đã hoàn thành tập thứ 5. Nhìn cái cách “nói là làm, làm là có sản phẩm” với mấy tập sách đã phát hành xếp chồng ngay ngắn không khỏi ngẫm ngợi. Một số các tác giả nhí khác tiếp bước Đặng Chân Nhân, sáng tác và in sách từ rất sớm như Ngô Gia Thiên An, Hương Nam, Mai Clara… đã khiến cho văn học thiếu nhi viết cho thiếu nhi và thiếu nhi viết cho… người lớn nở rộ ở năm 2012. Những người viết luôn cần được luyện bút. Văn chương dù lộc lá đến đâu chưa biết, nhưng vẫn có sức hút chết người. Dù việc trở thành hội viên Hội Trung ương có vẻ như sẽ khó khăn hơn, cơ hội cho các tác giả tác phẩm có phần mỏng mảnh sẽ ít hơn, bù lại tác giả có tác phẩm hay sẽ ăn điểm. Vì thế nên cần có nhiều các lớp bồi dưỡng nâng cao tay nghề. Trong khi Khoa Viết văn – Báo chí ngừng tuyển viết văn và đổi tên cho “chính chủ” với ngành nghề đào tạo hơn thì bù lại, các lò luyện văn ngắn hạn được dịp bùng nổ. Một lớp của Hội Nhà văn với “học phí tượng trưng” 500 nghìn đồng, ăn ở như sinh viên… Cao đẳng nghệ thuật. Một lớp sáng tác và thẩm bình truyện ngắn của chính Đại học Văn hóa. Tiếp tục qua ngày tận thế theo lịch Maya (21/12) sẽ khai giảng một lớp nữa. Đáng quý hơn, học viên nhiều người lớn tuổi, thậm chí lớn hơn nhiều so với những người đứng lớp. Một vài thị phi không thể không nhắc đến. “Tai nạn hội thảo” của nhà thơ Hoàng Quang Thuận, tân hội viên Hội Nhà văn là điểm nhấn trong những ồn ào không vui. Vấn đề có lẽ nằm ở chỗ nó đã được nâng tầm và mở rộng ra các vấn đề khác. Giải thưởng ASEAN nhiều năm qua vẫn xuôi chiều mát mái, người nhận đều là những tác giả có bề dày thành tích và tuổi tác đã ở hàng ăn tiên chỉ. Nhưng năm nay có một trục troặc nho nhỏ khi tác giả nhận giải có tuổi thì cũng đã rất im lặng trước báo chí thì một nữ nhà văn vốn quảng giao và hướng ngoại, tỏ ra thông thạo “bản chất của các sự kiện văn chương” trong khu vực và luôn có góc nhìn độc đáo lại chẳng ngần ngại nói đại ý rằng đây là một “giải chính sách”. Quan hệ đồng nghiệp lớp trước lớp sau có phần sứt mẻ, người già thấy bị giễu cợt, trong khi người trẻ chọn “nói theo cách của bạn”. Nếu nói theo cách này thì mở rộng ra, cả giải Sông Mekong cũng tương tự, và nhiều giải thưởng đề cử khác cũng đương nhiên như vậy, và mọi người trong giới văn chương đều biết. Có điều, giữa biết với nói ra, giữa nói ra nơi bàn trà quán rượu với viết bài đăng báo là những khoảng cách và ứng xử của mỗi người. Tranh chấp về bản quyền, quan hệ không ngọt ngào giữa nhà văn – biên kịch – đạo diễn – nhà sản xuất liên quan đến các tác phẩm gốc được chuyển thể hay quyền lợi trong nhóm tác giả kịch bản cũng là điều đáng lưu tâm. Kẻ phàn nàn trên blog, người trả lời phỏng vấn báo chí, kẻ viết tâm thư gửi cho web Hội. Từ nhà văn Bùi Anh Tấn, đạo diễn sân khấu Nguyễn Thu Phương, cha con nhà văn Anh Động – Nguyễn Thị Diệp Mai. Không có một phân minh rõ ràng theo luật pháp, và cũng không thấy thông tin tích cức nào về kết cục của các vụ việc được xử lý, cảm giác sự thiệt thòi luôn tìm cổ nhà văn mà quàng. Bấy nhiêu ấn tượng, có lẽ cũng đủ cho một năm của những khẳng định và một hi vọng nào đó… Về một mùa màng văn chương. Văn nghệ Trẻ
  4. Vết thương của ô cửa nắng đêm giả vờ vì mặt trời làm duyên giận dỗi chiếc bóng đè lên vết thâm bụm lại tiếng thở hắt lên nhẹ nhàng như cuộc giã từ màu trắng em bẻ góc nụ cười than củi tháng giêng dự báo tàn tro khi linh hồn không mở cửa có giọt máu vừa nhảy ra khỏi cổ cơn đau cũng có bốn góc vuông chật như căn phòng chứa nó nắng tháng Giêng thắp nhang tưởng những mùa màng đã mất ô cửa im lìm bị nướng đen trong lỗ hổng ngày trong căn phòng không chứa nến ngón tay ngẩng đầu con rắn chúa cắn nhầm bóng mình từng nhát ngọt cũng vuông K.Lan Cảm nhận của duonghoanghuu Bài thơ rất đáng bình. Chưa có nhiều thời gian đành ghi vắn tắt mấy ý : nắng tháng Giêng thắp nhang tưởng những mùa màng đã mất ô cửa im lìm bị nướng đen trong lỗ hổng ngày Tháng Giếng mà nắng đến cháy đen ô của , chỉ có nắng trong thơ. có giọt máu vừa nhảy ra khỏi cổ cơn đau cũng có bốn góc vuông chật như căn phòng chứa nó Chính cơn mê sảng này làm ra cơn nắng như thiêu hủy đó. Nỗi đau tột cùng khi trong căn phòng không chứa nến ngón tay ngẩng đầu con rắn chúa cắn nhầm bóng mình từng nhát ngọt Vì đâu có cơn đau mê sảng ấy? đêm giả vờ vì mặt trời làm duyên giận dỗi chiếc bóng đè lên vết thâm bụm lại tiếng thở hắt lên nhẹ nhàng như cuộc giã từ màu trắng Đúng vậy. Một cuộc giả vờ của thi ca.
  5. Để có ý niệm đúng về thơ hiện đại, không gì bằng tìm hiểu nó từ nguồn cội. Người ta coi Arthur Rimbaud (1853-1891) là một trong những ông tổ của thơ hiện đại. Bức thư của cậu học trò tỉnh lẻ 18 tuổi gửi cho bạn, sau này được gọi là “Hiến chương của thơ hiện đại”, đã nêu lên một định nghĩa mới lạ về nhà thơ: “Nhà thơ là nhà “thấu thị” (voyant) có nhiệm vụ thăm dò “vực thẳm của cái chưa biết”. Muốn trở nên thấu thị, phải tìm cách làm loạn tất cả các giác quan.” Ngôi sao băng kỳ lạ nhất trong lịch sử thơ, gã “lưu manh” (voyou) như đương thời dè bỉu đó, đã để lại những đoạn thơ-văn xuôi đầy ảo giác, đã phát hiện “thuật giả kim của ngôn từ”: mỗi nguyên âm như một nút bấm điện tử mở ra một thế giới huy hoàng tất cả các giác quan. Ông tổ thứ hai, một nhân cách tương phản, một vị “gõ đầu trẻ” nghiêm cẩn, đã nghiền ngẫm từng chữ và tháo lắp cấu trúc hàng trăm lần để có một bài thơ hoàn mỹ: Stéphane Mallarmé (1842-1898) đề cao nhạc tính bên trong, thi pháp liên tưởng và đòi nhà thơ là người tạo nghĩa, “đem lại một nghĩa mới cho các từ của bộ lạc”. Cùng lúc ấy, bên kia Đại Tây Dương, ông tổ của thơ hiện đại Mỹ, với giọng nói của giống đực, cuồn cuộn Mississipi, loảng xoảng sắt thép bến cảng, đưa vào thơ đời sống ngồn ngộn và “cái tôi” phơi trần. Người khổng lồ Walt Whitman (1819-1892) đương thời được đánh giá là “sự hỗn xược kỳ cục về ngôn từ và khí chất”. Qua thế kỷ 20, thơ hiện đại nổi bật trào lưu “siêu thực” với tham vọng cách mạng về nhận thức và mỹ học: “Gạt bỏ sự kiểm soát của lý trí, để vô thức và tiềm thức dẫn dắt một cách viết tự động (écriture automatique) nhằm đạt được nhận thức nguyên sơ, trực giác về sự vật” (Tuyên ngôn siêu thực của André Breton, 1924). Khó mà khái quát vài đặc điểm về sự phong phú đa dạng chưa từng có của thơ ca qua suốt một thế kỷ đầy biến động xã hội và nhảy vọt về khoa học kỹ thuật. Về thi pháp, ta có thể thấy thơ hiện đại khác thơ trước nó (cổ điển, lãng mạn) ở những điểm sau: - Thơ hiện đại mang một nhạc tính nội tại, thứ nhạc do một xung động tiềm thức tạo ra và tác động tới tiềm thức người đọc (có thể so sánh với tác động của những câu thần chú). Thể điệu của thơ hiện đại chủ yếu là thơ tự do có vần hoặc không vần, thơ văn xuôi, tức là thể điệu không định sẵn, thể hiện trung thực và trực tiếp sự bộc phát và diễn tiến lắm khi đầy nghịch lý của tâm trạng nhà thơ “trong phút ấy” (nhạc tính của thơ cổ điển dựa trên nhạc tính của từ ngữ - với thể điệu có sẵn – có tác động gợi hình ảnh và làm cảm động, thích hợp với tâm trạng tĩnh, quen thuộc). - Hình ảnh trong thơ hiện đại bất ngờ, sửng sốt, nhiều khi kết hợp hai sự vật rất xa nhau, tạo sự nhảy vọt về trí tưởng. Điều quan trọng là những kết hợp bất ngờ ấy không do “sự nghĩ” mà có. Đó là thành quả của đời sống tiềm thức mạnh (giống như những chất liệu của ban ngày kết hợp thành giấc mộng ban đêm). Nó cũng thể hiện “cái ngẫu nhiên” của đời sống hiện đại đầy bất trắc, đầy biến động không ai đoán định nổi. - Thơ hiện đại là “nghệ thuật của ngôn ngữ” theo đúng nghĩa. Dễ thấy nhất là ý thức làm mới ngôn ngữ. Hai con đường làm mới ngôn ngữ thơ: một là đưa vào thơ những từ ngữ mới xuất hiện trong đời sống, hai là tạo nghĩa mới cho từ cũ và tạo hẳn chữ mới. Trong phút xuất thần của nhà thơ, những kết hợp từ, có vẻ vô nghĩa song lại chấn động tâm linh, buột ra từ cõi hoang sơ khi ngữ âm còn trinh trắng u ơ như những tín hiệu thiên nhiên chưa khoác “ách” ngữ nghĩa của cộng đồng. Cực đoan hơn, nhiều nhà thơ hiện đại khẳng định họ không sử dụng ngôn ngữ, ngược lại họ phục vụ nó: bị sức mạnh bí mật của ngôn ngữ chiếm lĩnh, họ chỉ là người truyền sự ám ảnh của nó đến người đọc. - Thơ hiện đại là sự bộc lộ triệt để đời sống thực của nội tâm con người, bao gồm cả đời sống tình cảm, đời sống bản năng, đời sống tâm linh. Trực giác, tiềm thức đóng vai trò rất lớn để phát lộ tầng sâu của đời sống ấy vốn bị tư duy duy lý che lấp suốt nhiều thế kỷ (thơ lãng mạn đã làm cuộc giải phóng tình cảm tự nhiên khỏi ách lý trí, nhưng chưa thoát khỏi tư duy duy lý). Cũng vì thế, thường khi, thơ hiện đại là ẩn ngữ phải được giải mã bởi trực giác, tiềm thức. Nói cho đúng, những điều nói trên về thơ hiện đại đã có đây đó trong thơ ngàn năm trước, nhất là ở những thần cú, quỷ thi. Thơ hiện đại đã lọc ra những yếu tố thơ thuần túy, thơ đích thực trong thơ cũ, gạt đi những yếu tố văn xuôi, dù văn xuôi đầy "chất thơ”. Ở Việt Nam, Thơ Mới (1932-1945) ảnh hưởng nặng thơ lãng mạn Pháp thế kỷ 19, số đi xa nhất cũng mới ảnh hưởng thơ tượng trưng (Baudelaire, Verlaine… Thơ tượng trưng được coi là tiền đề của thơ hiện đại). Hàn Mặc Tử giai đoạn sau có thể coi là “luồng run rẩy mới”(chữ Victor Hugo dùng cho thơ Baudelaire) với những vần thơ ám ảnh tinh huyết, ác mộng ma mị hoặc siêu thoát lên cõi thượng thanh khí. Song giống như Baudelaire và Rimbaud thời kỳ đầu, ông chưa thoát khỏi câu thơ cổ điển, còn những bài thơ-văn xuôi của ông thực ra chưa vượt lên nổi một thứ văn xuôi giàu hình ảnh và nhạc điệu. Không có cơ sở gì để nói thơ Hàn Mặc Tử là “thơ siêu thực” (như ý kiến vài nhà nghiên cứu phê bình văn học gần đây). Cũng không nên nhầm lẫn “cái khó hiểu”, sản phẩm của “sự nghĩ” rắc rối và bẻ chữ vặn nghĩa của ai đó trong nhóm Xuân Thu Nhã Tập (như trong câu “Đáy đĩa mùa đi nhịp hải hà”) với tính cách hàm hồ, tăm tối mà đời sống tiềm thức tạo ra trong thơ hiện đại, không đánh vào “sự hiểu” mà đánh vào “sự cảm”. Từ 1945 đến nay, một số yếu tố của thơ hiện đại đã đi vào thơ Việt Nam – một cách không mấy suôn sẻ (cuộc tranh luận gay gắt về thơ không vần trong kháng chiến ở Việt Bắc lại tái diễn theo một cách nào đó ở Sài Gòn sau 1954 chẳng hạn). Song những nhà thơ có máu “tiên phong”, “nổi loạn” không bao giờ vắng mặt trong lịch sử thơ ca dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. Một gương mặt “hiện đại” tiêu biểu trong thơ Việt Nam là Đặng Đình Hưng (Hà Nội, 1924-1990). Xin dẫn khổ thơ cuối cùng trong bài thơ dài Bến lạ (viết khoảng cuối những năm 1970, NXB Văn Nghệ TPHCM xuất bản năm 1991) của Đặng Đình Hưng: Hôm qua tôi ghé alfa Alfa không có nhà Ô gặp nhau rồi sao vẫn cứ li Một nắm hột khuya rắc vào bếp lạ Đời gì Sao cứ đi đi, những cái va li cứ về Bến lạ! Bạn đọc sẽ hỏi alfa là ai? Bài thơ nhiều lần nhắc đến alfa mà không hề cho một yếu tố xác định nào về alfa. Có thể đó là một biệt danh quen thuộc trong đời sống riêng của tác giả, những ký hiệu alfa trong bài thơ tự nhiên gây không khí lạ và bí ẩn cho một câu thơ có thể rất tầm thường (tương tự cái tên Joseph K trong tiểu thuyết của Kafka). Bởi toàn bộ bài thơ là những bí ẩn của cuộc sống mà đích đến là cái “Bến lạ” đầy bí ẩn. Bến lạ bí ẩn và hấp dẫn như bầu trời đêm rắc “nắm hột khuya”. Những câu thơ rời rạc, nhiều khoảng trống nhưng lặp lại về âm (a-i), hiện rõ hình ảnh con người mệt mỏi, chấp nhận dửng dưng tình trạng bơ vơ của mình, chân bước từng bước tới cái chết mà miệng vẫn còn lẩn thẩn tự hỏi về sự vô nghĩa của kiếp người. Những thứ thơ như trên chắc còn lâu mới chinh phục được nhiều người đọc. Việc Nguyễn Bính là nhà thơ được yêu thích nhất hiện nay nói lên rằng: tâm lý thưởng ngoạn của công chúng Việt Nam chưa mấy sẵn sàng để đón nhận thơ hiện đại. Tất nhiên điều ấy phản ánh những điều kiện xã hội văn hóa hiện thời và chắc chắn sẽ thay đổi. Nên biết: tác phẩm văn học bán chạy nhất năm 1990 ở Trung Quốc là thơ của Uông Quốc Chân – một nhà thơ khá hiện đại và giải thưởng Thơ Đông Nam Á 1992 vừa được trao cho nhà thơ trẻ Thái Lan Saksiri Meesomsueb – người “phá vỡ mọi quy ước truyền thống về thơ được các nhà thơ Thái tôn thờ hàng thế kỷ nay để đi theo con đường tìm tòi riêng”. Điều đáng tiếc là chính các nhà thơ và giới lý luận phê bình Việt Nam chưa có ý thức chủ động chuẩn bị tâm thái cần thiết cho công chúng bước vào thế giới thơ hiện đại. Ngược lại, xem ra các quan niệm từ giữa thế kỷ 19 vẫn ngự trị cách nhìn nhận chính thống về thơ trước thềm thiên niên kỷ thứ ba./. Theo tho.com.vn
  6. CẢM NHẬN MỘT BÀI HAIKU VIỆT Vào trang vnweblogs , tình cờ đọc haiku của một bạn rất trẻ : Phạm Tuấn Vũ , sn 1991, thật ngạc nhiên. Tôi đọc đến chùm bài số 10,11,12 thì có cảm hứng viết một cảm nhận. Các bạn thích haiku thì đọc cho vui . 10 chiều ba mươi nhà bên xóm trọ tất niên 11 tết nay không về quà xuân cho mẹ một nhánh mai gầy 12 nhà trọ chiều nay chỉ còn một đứa ba mười tết rồi Viết bởi dhhuu Cảm nhận 24/01/2013, 21:03 Chỉ một chủ điểm Tết/ba mươi Tết/ nhà trọ/ mà Vũ đã viết liền ba bài haiku, không trùng lắp là quá tốt. Mình chọn ngay bài đầu để có vài cảm nhận nhanh ( nếu chậm sẽ đổi ý). Đọc cho vui nhé . chiều ba mươi nhà bên xóm trọ tất niên Xin cảm nhận bài haiku này Một không gian mở ra: Chiều. Đó là một vũ trụ tranh tối tranh sáng, báo hiệu một tâm trạng day dứt, khơi gợi một nỗi buồn. Chiều cũng là Thời gian, là thời điểm chẳng mấy chốc sẽ chấm dứt, mang lại niềm tiếc nuối khôn nguôi. Thế rồi, không gian đó , thời gian đó dường như tụ hội vào một điểm mà cũng dường như đang mở ra biên độ khôn lường bởi đó là Chiều Ba Mươi. Cái tuyệt vời của sự dồn nén con chữ trong Haiku hiện ra. Ra khỏi cái bao la đó, ta rơi vào một cái nhỏ nhoi, tầm thường hơn: Nhà bên xóm trọ. Đầy đủ theo dòng ý nghĩ là Nhà bên xóm trọ tất niên. Tất niên không còn là sự việc mà là một hành động. Nó động vào một hoàn cảnh, một thân phận nào đó vu vơ trong cõi nhân sinh. Cũng có thể nó đã quá quen nên không ai nhận ra hay để mắt làm gì. Cứ thể nó sẽ quá đi nếu không có Chiều Ba Mươi. Hình ảnh đang rởi rạc bất chợt gắn vào nhau lay động tâm tư, chuyển tải mỹ cảm nhẹ nhàng mà sâu thắm. Bắt được hai hình ảnh này vào haiku chỉ có tạo hoá. Nhà thơ cũng là tạo hoá như ai đó đã nói mà. Nếu chỉ là người thì không thể làm như thế được. Trân trọng một hồn thơ haiku.
  7. duonghoanghuu

    KA TÊ

    K A T Ê Kìa ai níu ánh trùng xa Lơi cành lá biếc bước hoa đón người Ngực xuân hạt nắng chói ngời Trong nguồn trầm mặc ngàn đời tháp thiêng Pô Tằm mây trắng mông mênh Tẩy trần còn một cõi riêng ta về
  8. duonghoanghuu

    ĐÊM PÔ TẰM

    Tôi về hỏi Sông lòng sông Bao nhiêu khô cạn thì lòng quạnh hiu Đường về hỏi gió liêu xiêu Gió về đâu nữa là nhiêu bâng khuâng Hỏi nguồn hỏi tháp Pô Tằm Mảnh trăng tề nguyện em cầm trao ai Bờ đêm vẳng tiếng ru hời Cuốc còn gọi nước lạc loài lòng sông * Pô Tằm là tháp Chăm ở Tuy Phong, Bình Thuận Sông lòng sông phía dưới chân tháp Hai làng Chăm gần đó là Lạc Trị và Tuy Tịnh
  9. duonghoanghuu

    KÍ ỨC THU

    Long Hương của những ngày xưa Tôi lơ ngơ tựa câu thơ lạc vần Mái trường trung học Tuy Phong Chim về làm tổ đầu song mút mùa Những nàng con gái chanh chua Thèm me bắt hái bỏ bùa trên cây Dắt nhau qua mấy đồi mây Đốt rơm hun chuột khói cay mắt cười Vườn xưa ta với một người Trầu cau cổ tích mà lời bâng quơ Ngày ta tập tọng làm thơ Từng tà áo trắng xuống đò sang ngang Mùa thu Long Hương lang thang Em còn diễm phúc giữa ngàn bướm bay Bỏ ta hoa cỏ quê này Nhặt bao gió cát đặt bày câu thơ
  10. duonghoanghuu

    PHAN RÍ, CÒN KHÔNG

    Bây giờ Phan Rí Còn không Dắt xe ta mãi lòng vòng phố quen Có còn Phan Rí mưa đêm Chén không rả rích ngồi bên nhau hòai Còn bờ vai nhỏ guộc gầy Ta vô tình dựa chia tay đêm nào Còn không nắng gió hanh hao Cuộn tung tà áo vẹn màu trắng trong Bây giờ Phan Rí Còn không Từ đêm mưa ấy ta không tin người.
  11. duonghoanghuu

    VÓ NGỰA PHAN THÀNH

    Tôi theo vó ngựa qua cầu Về Phan Rí phủ bể dâu với người Mùa thu me treo quả rồi Chờ ai cong cớn những lời chanh chua Bỏ quên áo trắng trường xưa Mùa thu về chợt đón đưa nỗi buồn Phan Rí thành, Phan Rí thành Sân trường mưa nắng một nhành hoàng lan Trăng chiều neo ngã ba sông Rạc rời vó ngựa gõ mòn tà dương * Phan rí thành xưa là Hoà Đa phủ có dòng sông Luỹ chảy ra cửa biển tạo thành Phan rí cửa.
  12. duonghoanghuu

    GỬI MỘT DÒNG SÔNG

    Quanh co với một dòng sông Tôi yêu sông Lũy chưa xong tỏ bày Nửa đời trót hóa mây bay Dòng sông chợt lũ chiều nay tôi về Gối đầu lên tiếng ếch khuya Trào dâng nỗi nhớ bốn bề phù sa Yêu người nên để người xa Ngày về ta gặp mình ta bẽ bàng Vườn xanh chìm ngập tràng giang Vầng trăng đầu tháng thuyền nan chập chờn Qua cơn chớp bể mưa nguồn Ai chờ ai đợi tỏ tường cùng ai
  13. Trang văn nghệ Đất Đứng - Tây Ninh phối hợp cùng Nhà tài trợ vừa phát động “Cuộc Bình Chọn Thơ Hay Trên Đất Đứng” lần thứ 2 theo thể lệ như sau:. 1. Mục đích: Nhằm phát hiện tài năng, tạo động lực sáng tác thơ cũng như bồi dưỡng năng lực thẩm định thơ, góp phần định hướng thẩm mỹ thưởng thức thơ Việt của bạn viết và bạn đọc. 2. Chủ đề: Tình yêu quê hương, đất nước, con người và thực tế cuộc sống hôm nay. (Không chấp nhận đề tài viết về chính trị và tôn giáo). 3. Thể loại: Tất cả các thể loại thơ, trừ thơ Đường luật. 4. Thời gian: Cuộc bình chọn bắt đầu từ ngày phát động (01-12-2012) đến ngày Họp mặt Đất Đứng lần thứ 5 (mùng 6 tháng giêng năm Giáp Ngọ. Mỗi quý sẽ sơ kết một lần – Tổng kết phát giải vào ngày Họp mặt Đất Đứng lần thứ 5. 5. Một số qui định: - Mỗi tác giả có thể gởi nhiều tác phẩm tham gia và mỗi tháng sẽ chọn đăng 1 bài trên chuyên trang “Cuộc bình chọn thơ hay Đất Đứng”. - Tác phẩm gởi tham gia bình chọn được sáng tác giới hạn trong khoảng thời gian từ đầu năm 2012 đến cuối cuộc bình chọn. - Tác phẩm được đánh máy bằng font Unicode/ Times News Roman. Dưới mỗi tác phẩm ghi rỏ: họ tên thật, bút danh, số điện thoại và địa chỉ liên hệ… - Tác phẩm tham gia gởi về: bcthohaydd@gmail.com. Các bạn quan tâm xin vào link sau đây để tìm hiểu và tham gia : http://datdung.com/modules.php?name=News&op=viewst&sid=6616#axzz2CzPC4TB6
  14. Đây là những bài haiku chủ đề các con sông và dòng suối trong mùa đông. Số âm tiết có thể là 3-5-3 hoặc 5-7-5. Nguồn : fanstoy.com, duonghoanghuu chuyển ngữ. wild river collects calm lake's tears winter weeps dòng sông hoang gom nước mắt hồ êm khóc mùa đông arctic gust appears to reverse rivers flow quái bắc cực hiện ra làm đảo lộn sông tuôn chảy silvery waters slip beneath blankets of ice - dreaming of the spring dòng nước lấp lánh bạc đang luồn dưới tấm chăn băng giá giấc mơ của mùa xuân icy rutted path ripples beside dark river swan fluffs its feathers băng trượt thành con đường sóng gợn lên bên dòng sông tối thiên nga xoè lông trắng blue satin shadows shimmer on stream's frozen ice winter's looking glass bóng đổ loáng sắc xanh trên dòng sông băng lung linh sáng mùa đông đang soi gương white clouds in blue sky reflected on frozen stream winter illusion mây trắng trên bầu xanh bóng in vào dòng sông băng giá ảo ảnh của mùa đông frozen raindrops seed flowing crystalline waters meander in streams những hạt mưa đông cứng chảy ra từ khối nước pha lê trong những dòng khúc khuỷu dreams frozen under ice streams flow spring thaws all những giấc mơ đông kết dưới dòng suối giá băng trôi đi đến mùa xuân băng tan rivers and streams freeze under soft snow white blankets - winter formed ice-blocks sông và suối đóng băng dưới tấm chăn tuyết trắng thật mềm - Mùa đông hình băng khối
  15. duonghoanghuu

    QUÁN TÌNH LỤC BÁT

    1. Nửa đời mở quán bán yêu Người qua thì ít lại nhiều thờ ơ Ái tình đáng mấy câu thơ Mà em vàng đá ngây thơ mua liều 2. Làm sao bán được thơ tôi Khi em che nửa miệng cười vu vơ Tôi dù gom hết mộng mơ Cũng không mua nổi ngẩn ngơ một chiều
  16. black friday specials commercial joy for Christ's day ended by his death ( Nguồn : fanstory.com) dị thường thứ sáu đen hàng hoá phục vụ ngày Giáng sinh hết vèo nhờ thần chết chuyển ngữ 11/2012 Black Friday là ngày thứ sáu ngay sau Lễ Tạ Ơn (Lễ Tạ Ơn rơi vào thứ Năm cuối của tháng 11) có xuất xứ từ tình trạng... kẹt xe xảy ra vào ngày thứ sáu sau Lễ Tạ Ơn năm 1965 ở Philadelphia, khi hàng trăm nghìn người Mỹ chen chúc nhau, đen kịt các con phố, vỉa hè đi mua sắm để sửa soạn cho Lễ Noel sắp đến. Ngay lập tức, giới kinh doanh Hoa Kỳ cho quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng và đồng loạt khuyến mãi, giảm giá để thu hút khách hàng. Trong tiếng Anh có thuật ngữ "in the black" chỉ tình trạng doanh nghiệp làm ăn có lợi nhuận. Tương phản với "in the black" là "in the red" chỉ tình trạng kinh doanh thua lỗ, buôn bán thất bát. Ngày xưa, để tiện phân biệt và theo dõi sổ sách, kế toán thường ghi số lợi nhuận bằng mực đen, số lỗ bằng mực đỏ. Từ đó, người ta đặt tên ngày mua sắm lớn nhất trong năm là Black Friday, ngụ ý rằng đây là ngày ăn nên làm ra của các doanh nghiệp . Hầu như tất cả các mặt hàng trong ngày Black Friday đều giảm giá trung bình từ 10% - 30%. Từ những thương hiệu bình dân đến những thương hiệu nổi tiếng như Nike, IBM, Apple… đều đưa ra mức giảm giá đến không ngờ. Chính vì vậy, người Mỹ ùn ùn đổ ra các siêu thị, cửa hàng để tìm mua hàng giá rẻ. Tất cả các đường phố trên đất Mỹ đều đông nghịt người trong ngày thứ sáu mua sắm. Có người còn phải chờ từ 4h sáng để mong có thể “tậu” cho mình một món đồ giá rẻ như cho không. Giữa những chốn phồn hoa trên đất Mỹ, không ai tưởng tượng được lại có cảnh xếp hàng dài dằng dặc rồi trùm chăn ngủ ngay trên lòng đường trước một siêu thị, hay khung cảnh chen lấn, giành giật hàng hóa trong các trung tâm mua sắm. Thu hút là vậy, nhưng không phải tất cả những người Mỹ đều thích thú với “ngày thứ 6 đen”. Lý do là bởi những người này đều không thích sự chen lấn xô đẩy và thay vì việc lao vào những siêu thị, cửa hàng để mua đồ giảm giá, họ ngồi ở nhà và xem ti vi. Thậm chí, có người còn cho rằng tình trạng chen lấn nhau để mua hàng làm xấu đi hình ảnh nước Mỹ và họ kêu gọi lập nên “No Shopping Day”, tức là ngày không mua sắm để tẩy chay “Black Friday”. Tuy vậy, sau nhiều thập niên, “Black Friday” vẫn tồn tại và thu hút được đông đảo người dân Mỹ tham gia. Chỉ có điều năm 2011, với sự kiện tranh cướp hàng hóa dẫn đến hàng chục người bị thương, một người bị bắn và cướp sạch hàng hóa khi ra chỗ đỗ xe, Black Friday đã có hơi hướm đúng với nghĩa mặt chữ là "Ngày thứ sáu đen".
  17. 14:54 | 20/08/2012 LGT: Chuyên luận “Thơ như là mỹ học của cái khác” của Đỗ Lai Thúy nghiên cứu diễn trình thơ Việt từ 1946 đến nay thông qua sự chuyển đổi hệ hình mỹ học thơ từ tiền hiện đại sang hiện đại chủ nghĩa rồi hậu hiện đại. Nhà phê bình Đỗ Lai Thúy - Ảnh: TL Công trình gồm 3 phần: Tiểu luận “Thơ như là mỹ học của cái khác” (80 tr); “Chân trần đến cái khác” (300 tr) nghiên cứu về 9 nhà thơ cách tân; “Đường đến cái khác (100 tr) tuyển thơ 27 nhà thơ. Sự chuyển đổi hệ hình mỹ học được tác giả nghiên cứu thông qua sự chuyển đổi của các mô hình ngôn ngữ như: Thơ tiền hiện đại từ nghĩa -> chữ (nghĩa là tính thứ nhất, có nghĩa rồi thì tìm chữ); hiện đại chủ nghĩa thì chữ -> nghĩa (chữ là tính thứ nhất, chữ phát sinh nghĩa); hậu hiện đại thì là một hệ thống quay vòng chữ <> chữ. Sự thay đổi hệ hình trong thơ Việt nói chung là rất khó khăn, một phần do sự thành công vang dội của Thơ Mới, phần khác do những hoàn cảnh kinh tế xã hội đặc biệt. Ở miền Bắc và sau đó trên phạm vi cả nước chỉ đến Đổi Mới thì thơ mới dần dần được chấp nhận. Trong khi đó vào những năm 56 - 63 ở thành thị miền Nam thì sự chuyển đổi hệ hình thơ đã thành công. Và hiện nay, thơ cả nước đang đứng trước cơ hội làm cuộc chuyển đổi hệ hình lần thứ hai: thơ hậu hiện đại. Trong số tạp chí này, Sông Hương xin giới thiệu với bạn đọc 2 trích đoạn rút ra từ tiểu luận “Thơ như là mỹ học của cái khác” viết về Thanh Tâm Tuyền và Bùi Giáng như là hai nhà thơ có đóng góp lớn vào việc thay đổi hệ hình mỹ học thơ Việt. S.H ĐỖ LAI THÚY Thơ như là mỹ học của cái khác … Chỉ ở thời hậu - Nhân văn, tức khi phong trào Nhân văn Giai phẩm bị đập tan, Trần Dần, Lê Đạt cùng bạn bè ông bị đẩy ra ngoài lề xã hội, không còn được tham dự vào các cuộc hành hương trẩy hội của cách mạng, không được nói thứ ngôn ngữ chính thống và chính thức của cách mạng, thì bây giờ, trong sự “cô đơn toàn phần” (chữ của Đặng Đình Hưng), các ông mới được/ phải nói thứ ngôn ngữ riêng của mình và của thơ, một thơ không có bất kỳ một tính từ nào đi kèm, mới toàn tâm, toàn sức cho cuộc cách mạng thơ đích thực. Bởi lúc này, thơ và cách tân thơ với các ông là lý do tồn tại, là lẽ sống duy nhất: Thơ hay là Chết! Và chính nhờ sự tập trung năng lượng này, Trần Dần, Lê Đạt đã vượt qua được mô hình Nghĩa -> Chữ, chuyển sang mô hình: CHỮ -> NGHĨA Lấy chữ làm tính thứ nhất, làm căn cứ để phát nghĩa, thậm chí cùng lúc phát nhiều nghĩa. Như vậy, chữ, rộng ra là ngôn ngữ, không còn bị lệ thuộc vào cái nghĩa, cái tư tưởng có/ cho trước, nên thoát khỏi thân phận công cụ, trở thành mục đích của văn học, của mỹ học. Đến đây, có lẽ ai cũng thấy mọi cuộc cách mạng kể cả hoặc nhất là cuộc cách mạng nghệ thuật, đều phải trả giá. Và sự trả giá càng lớn, càng khốc liệt thì cơ may tạo ra sự đứt đoạn nghệ thuật càng cao. Bởi thế trả giá là số phận của nghệ thuật. Còn dám trả giá, tức dám sống hiểm nguy như Nietzsche nói, là số phận của nghệ sĩ. Có điều trong trường hợp của Trần Dần, Lê Đạt, Đặng Đình Hưng, Hoàng Cầm, cái giá của cách mạng thơ này là không nhỏ. Ở thành thị miền Nam, từ 1955 đến đầu những năm 60, thơ Việt với biết bao tâm sức cũng chuyển được sang mô hình Chữ -> Nghĩa, nhưng bằng con đường phát triển tự nhiên. Do hoàn cảnh chính trị - xã hội đặc biệt văn hóa đô thị miền Nam, sau chín năm kháng chiến, lại tiếp tục liên thông với thế giới như tình trạng trước 1945. Bởi vậy, những trào lưu sáng tác văn học nghệ thuật của thế giới đương đại vẫn tiếp tục được tầng lớp thanh niên, sinh viên, trí thức du nhập vào. Các nhà văn, do vậy, nhận thức được văn học nước mình đang ở đâu trên địa dư văn hóa thế giới. Họ kiên quyết vượt qua Thơ Mới và tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn như là những biểu tượng của văn học tiền hiện đại để bước vào văn học hiện đại (chủ nghĩa). Nhóm Sáng tạo bao gồm các nghệ sĩ trẻ như Mai Thảo, Quách Thoại, Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên, Thái Tuân..., ra đời để thực hiện sứ mệnh này. Bằng cả lý luận lẫn sáng tác đăng trên tập san cùng tên, họ đã tạo ra được một luồng gió mới trong văn xuôi tiểu thuyết, đặc biệt là thơ, với Thanh Tâm Tuyền, một trong ba nhà thơ lớn nhất của thơ Việt miền Nam bây giờ. Thơ Thanh Tâm Tuyền toàn bộ đều là thơ tự do, tức nhạc thơ không dựa vào vần điệu, mà dựa vào nhịp điệu. Trong tuyên ngôn “Nỗi buồn trong thơ hôm nay”, Thanh Tâm Tuyền cũng như Nguyễn Đình Thi trước đây bàn nhiều về nhịp điệu hình ảnh. Và khác Nguyễn Đình Thi ở nhịp điệu tư tưởng. Thi nhân tuyên bố ông không dính dáng gì đến các trào lưu phương Tây hiện đại mà tiến thẳng từ ca dao, tức hoàn toàn mới, không hề có “quá khứ thơ ca”, nhất là của thơ Việt. Đặt thơ mình trên cái “mỹ học của khoảng trống” này, Thanh Tâm Tuyền hẳn muốn được hoàn toàn tự do. Nhờ thế, thơ ông mói có thể nhẹ/nhịp bước cùng thời đại. Trước hết nhịp thơ đô thị. Thơ Mới trước đây cũng nói đến thành phố, nhưng là thứ thành phố nằm ngoài cư dân của nó, thành phố lạc nhịp với con người: những thị dân tuy vẫn sống “ở đây và bây giờ” mà đầu óc và trái tim thì lại thuộc về cây đa, bến nước, sân đình ở ngoài kia và trước đây. Còn thành phố của thơ Thanh Tâm Tuyền là thành phố hiện đại với xi măng, sắt thép, nhà máy, bến cảng, cầu tàu. Thành phố tạo ra nhịp sống của con người và con người tạo ra nhịp sống của thành phố. Con người và thành phố nằm trong nhau. Thơ Thanh Tâm Tuyền, vì thế, có một tình thần đô thị hiện đại, đích thực. Cũng vì thế mà thơ ông mới cùng nhịp đập với thế giới đương đại, quan tâm đến những vấn đề của nó, như mầu da, nhạc jazz... Có lẽ, lần đầu tiên, thơ Việt mới cập nhật và cập thế giới đến như vậy. Cuối những năm 50 đầu 60, xã hội miền Nam ở vào thời kỳ tương đôi ổn định. Kinh tế thì phồn vinh do viện trợ của Mỹ. Văn hóa thì khởi sắc do chính sách hỗ trợ phát triển. Các trường đại học Sài Gòn, Huế, Đà Lạt đi vào nề nếp. Nhiều giáo sư, tiến sĩ triết học, văn học tốt nghiệp ở châu Âu, như Nguyễn Văn Trung, Trần Thái Đỉnh, Lê Tôn Nghiêm, Kim Định, Lê Tuyên, Đỗ Long Vân về nước tham gia giảng dạy. Họ phổ biến các trào lưu văn triết như hiện tượng học, chủ nghĩa hiện sinh, câu trúc luận, phân tâm học. Bối cảnh kinh tế xã hội và văn hóa ấy đã kích thích sự tìm tòi, cách tân, sáng tạo. Không phải ngẫu nhiên mà Thanh Tâm Tuyền đặt tên các thi phẩm của mình như những lời tuyên bố: Tôi không còn cô độc vàLiên đêm mặt trời tìm thấy. Nhưng từ 1963, sau khi chế độ Ngô Đình Diệm sụp đổ, miền Nam rơi vào sự bất ổn, rồi sau đó là chiến tranh, thì những cách tân nghệ thuật lại bị rơi vào sự lãnh đạm nên ít ai theo đuổi. Thơ thành thị miền Nam phần lớn trở lại với thơ nội dung và chỉ một phần nhỏ theo xu hướnghậu hiện đại. Và, hai nhân vật kiệt xuất, tiêu biểu cho hai lối đi này, lối trước là Tô Thùy Yên và lối sau là Bùi Giáng. Thơ thành thị miền Nam sau 1963 cũng không còn những hiện tượng cách tân theo hướng hiện đại chủ nghĩa như Thanh Tâm Tuyền nữa. Thậm chí, chính Thanh Tâm Tuyền cũng thôi làm thơ. Hoàn cảnh chiến tranh, những bức xúc về các vấn đề chính trị, nhân sinh, nhân đạo, lấy đi toàn bộ tâm trí con người, nên thi nhân chỉ còn muốn mượn ngôn ngữ để nói ra. Phần lớn nhà thơ, vì vậy, lại trở về với những thể thơ quen thuộc của truyền thông hoặc của Thơ Mới. Hoặc tập trung vào những mảng đề tài chiến tranh, người lính, tình tự dân tộc, thiền. Tiêu biểu cho hướng đi này có Phạm Thiên Thư chuyên thơ thiền, Nguyên Sa thơ tình yêu, tâm tình dân tộc. Đặc biệt là Tô Thùy Yên, người trước đó có tham gia vào nhóm Sáng tạo, nhưng dần dần không quan tâm đến cách tân hình thức câu thơ nữa, mà bận tâm đến những vấn đề triết lý, siêu hình. Tuy nhiên, thơ miền Nam với những hoàn cảnh đặc biệt của nó cũng còn đẻ ra một số nhà thơ tư tưởng phóng túng, ngang tàng, dám vi phạm những cấm kỵ xã hội và văn hóa, điên điên khùng khùng, rất gần với hậu hiện đại như Phạm Công Thiện, Nguyễn Đức Sơn (Sơn núi) và Bùi Giáng. Nhưng Bùi Giáng thì đã là một nhà thơ hậu hiện đại rồi. Bùi Giáng bắt đầu làm thơ với Mưa nguồn (1962), một tập thơ có nhiều ánh khác lạ bởi một cái nhìn hiện tượng học. Đó là việc đưa ngôn ngữ bị tha hóa trở lại với cội nguồn nguyên thủy và, quan trọng hơn, với bản thể uyên nguyên của nó. Hơn nữa, con người trong Mưa nguồn không nhìn thế giới một cách duy nhiên, như một đối tượng, một sự vật, thậm chí một đồ vật, mà nhìn nó như một chủ thể khác đang đối thoại cùng/với mình. Sau đó, ông viết nhiều về Heidegger và về tư tưởng hiện đại, dịch những công trình triết gia này diễn giải thơ Hoelderlin. Rồi chính ông lại dùng thông diễn học Heidegger để diễn giải các nhà thơ và các sự kiện triết học, văn học khác của Việt Nam và thế giới. Cùng với quá trình chín muồi tư tưởng này, Bùi Giáng từ bỏ lối làm thơ trong sáng, trang nghiêm, cân đối và đều đặn thuở Mưa nguồn,để viết thơ một cách phóng túng, phá cách. Từ đây, cái ngẫu nhiên đột nhập vào thơ Bùi Giáng, phá vỡ mọi quá trình nhân quả, tuyến tính. Tất cả đều là trò chơi của cái tình cờ, hỗn độn, bất định. Đứng cạnh nhau một cách ngẫu nhiên là các chữ thuần Việt/Hán Việt, các hình ảnh dân gian/bác học, các điển tích Đông/Tây, kim/cổ. Trong một bài thơ câu trước còn trang trọng, cổ điển thì câu sau đã nôm na mách qué một cách bất ngờ. Không có trò chơi chữ nào là không được áp dụng, Nhưng từ trò chơi chữ, Bùi Giáng nhanh chóng chuyển sang trò chơi ngôn ngữ. Với ông, lúc này bài thơ như là kết quả sáng tạo không còn quan trọng nữa, mà quan trọng là quá trình sáng tạo, là hành vi sáng tạo. Bởi lẽ, như Heidegger nói: sự tồn tại chỉ ở cái nói về tồn tại, tức là ngôn ngữ. Từ đó, lối làm thơ của Bùi Giáng theo lối “xuất khẩu thành thi” hoặc “làm thơ tại chỗ”, lúc nào muốn dừng lại thì dừng và không phải sửa chữa gì cả. Mỗi bài thơ dường như chỉ là một nhát cắt từ một bài thơ duy nhất là toàn bộ sáng tác của ông, hoặc của chính cuộc đời ông. Bởi lẽ, cuộc đời Bùi Giáng cũng là một bài thơ. Ông sống như ông sáng tác, không hề có khoảng cách. Thậm chí, những gì Bùi Giáng không/chưa nói được bằng thơ thì ông “nói” bằng chính cuộc đời ông. Bởi thế, Bùi Giáng đã chọn, hoặc bị chọn, điên như một thái độ sống, như một cách thế ở đời. Bùi Giáng là một thi sĩ - triết gia, vừa cổ điển vừa hiện đại. Đúng hơn, cái cổ điển của Bùi Giáng luôn là cái hiện đại, cái đương đại. Đó là cái mới của văn chương hậu hiện đại, một cái mới - cũ, chứ không phải cái mới - mới hiện đại chủ nghĩa. Đ.L.T (SH282/08-12)
  18. Nhà văn Sương Nguyệt Minh (đứng) tại buổi tọa đàm. Ảnh: Gia Miên. Tọa đàm về truyện ngắn dự thi Báo Văn Nghệ diễn ra hôm 8/11. Người tham dự đưa ra nhiều dự đoán, nhưng một tác phẩm toàn bích xứng đáng giải cao nhất vẫn chưa xuất hiện. Nhà phê bình Bùi Việt Thắng nói: "Nếu được chọn 5 tác giả, tôi sẽ chọn Uông Triều vào top 5". Tác giả Mai Tiến Nghị dõng dạc:"Tôi bỏ phiếu cho Chu Thùy Anh và Phùng Hi". Nhà phê bình trẻ Đoàn Ánh Dương lại "kết" Võ Diệu Thanh bởi sự vững vàng và chất văn đặc trưng của miền Tây sông nước… Cuộc thi truyện ngắn Báo Văn Nghệ đang tiến dần đến hồi kết với cuộc đua cho giải thưởng cao nhất. Một số nhà văn, nhà lý luận phê bình tỏ ra lạc quan về cuộc thi, ngược lại số khác có cái nhìn ngả theo hướng bi quan không chỉ trong khuôn khổ cuộc thi mà còn về thể loại truyện ngắn nói chung. "Phe lạc quan" gồm các nhà văn Khuất Quang Thụy, Sương Nguyệt Minh, Mai Tiến Nghị; các nhà phê bình Lê Thành Nghị, Bùi Việt Thắng… Các ý kiến này cho rằng cuộc thi đã có một cái nền tương đối cao rộng. Nhà văn Khuất Quang Thụy cho rằng, nhìn vào chất lượng các truyện ngắn dự thi ông thấy yên tâm bởi mặt bằng khá cao. Với hơn 1.000 bản thảo của khoảng 700 tác giả, với hơn 400 truyện ngắn đã được in, Khuất Quang Thụy khẳng định truyện ngắn vẫn có tương lai, có sức hút, có sức mời gọi người viết, người đọc. Nhà phê bình Lê Thành Nghị cho rằng, cuộc thi đã tạo ra được "một mặt bằng của văn chương đích thực", và ông nhận xét các tác giả viết có nghề, để lại ấn tượng, nhiều chuyện về thế sự hôm nay viết "đáo để". Nhà văn Sương Nguyệt Minh, Trưởng ban sơ khảo, đánh giá cao những gương mặt mới đến với cuộc thi lần này. Anh cho rằng, tác giả trẻ viết tươi xanh, lạc quan, phong phú hơn, dám viết đến tận cùng. Đại diện cho "phe bi quan" tiêu biểu nhất là nhà văn Nguyễn Khắc Trường với ý kiến phát biểu gần như cuối cùng. Cùng với đó là các nhà văn Y Ban, nhà văn Lã Thanh Tùng. Nhà phê bình Cao Việt Dũng cũng cùng chung niềm lo lắng này. Nhà văn Khắc Trường tỏ ra hài hước, "đến bây giờ mà người ta vẫn còn viết văn thì thật là… kinh khủng". Không chỉ trong khuôn khổ cuộc thi, ông cho rằng văn chương nói chung có "chiêu trò" gì đều đã bày ra hết, gần như đã làm xong cả rồi, có vẻ như không còn gì để nói nữa. Với các tác phẩm dự thi, Nguyễn Khắc Trường nhận xét còn thiếu hơi thở và chất liệu sinh động từ cuộc sống, ngay các truyện mảng đề tài về nông thôn và miền núi vốn được nhiều người khen ngợi, tác giả "Mảnh đất lắm người nhiều ma" cũng cho là viết chưa tới. Mảng đề tài lịch sử cũng bị ông nhận xét chưa hay, chưa đắc địa, mới chỉ "phiên từ chính sử", chưa thâm hậu. "Đọc thì cũng được nhưng trao giải nhất thì tôi chưa chịu đâu", Nguyễn Khắc Trường xác quyết. Nhà văn Lã Thanh Tùng đi sâu hơn khi mổ xẻ nguyên nhân. Ông cho rằng hình như các tác giả thường chọn cách "nói cho tròn". "Mỗi tác giả đang tự biên tập mình quá kỹ lưỡng, vì thế để tìm một tác phẩm, một ý tưởng vạm vỡ là không có", Lã Thanh Tùng nói. Nếu như Lê Thành Nghị và nhiều ý kiến khác dành cho các tác giả nữ những khen ngợi về sự tinh tế trong đề tài cũng như cách thể hiện thì Lã Thanh Tùng lại nhận xét các truyện ngắn dự thi "thừa tinh tế, thiếu can đảm", né tránh nhiều vấn đề nóng bỏng. Ý kiến này cũng có sự đồng cảm từ nhà phê bình Đỗ Hải Ninh, chị mong muốn các tác giả viết trực diện hơn về các vấn đề của cuộc sống đương đại. Nhà văn Y Ban, người tham gia Ban sơ khảo cuộc thi, cũng nói rằng, phải đọc như "bò nhai rơm để loại", khi chọn được, dưới bản thảo chị cũng chỉ dám đề "có thể dùng được" chứ không có những truyện để dùng những lời khen xa xỉ hơn. Ở dòng "khắt khe" còn có ý kiến của dịch giả Cao Việt Dũng khi anh cho rằng truyện ngắn đang mất dần sức hút trong cuộc sống. Dịch giả đến từ Viện Văn học cho rằng nền của cuộc thi không cao, anh dẫn ra một số truyện ngắn dù yếu vẫn được đăng tải dự thi. Cao Việt Dũng phân truyện ngắn dự thi thành hai dạng: dạng ôm những tham vọng rộng lớn trong một dung lượng nhỏ và dạng những lát cắt. Anh cho rằng, sự đối lập giữa hai dạng này sẽ làm khó cho Ban Giám khảo bởi tiêu chí để đánh giá sẽ khác nhau. Dù được xếp vào "phe lạc quan", nhà văn Khuất Quang Thụy cũng tỏ ra băn khoăn bởi các tác phẩm được đánh giá cao tại cuộc thi sức lan tỏa không lớn, độ ảnh hưởng trong xã hội không rộng, không tạo thành hiện tượng. Một số ý kiến cho rằng, nên dành cho họ (tác giả ứng viên của giải) những lời khen, ví như một trường hợp được giải cao ở một cuộc thi do Văn nghệ Quân đội tổ chức trước đây, khi được nhà văn Lê Lựu "khen cho một câu" thì cả nước biết đến. Thế nhưng, sáng kiến này không hẳn đã nhận được sự đồng tình, bởi với một số tác giả trẻ tham dự cuộc thi lần này và đã được ưu ái dành cho những lời khen "đến nơi đến chốn" từ những tên tuổi uy tín thì theo nhà văn Y Ban, chất lượng truyện chỉ dừng ở mức… "tác phẩm tuổi xanh". Giải thích về hiện tượng "đọc gì cũng thấy chán", thấy không hay hoặc tiếc rẻ chi tiết này, cách kết nọ, nhà văn Sương Nguyệt Minh cho rằng, "là vì chúng ta đọc quá nhiều tác phẩm hay". "Trước đây chúng ta chỉ đọc của nhau, giờ rất nhiều viên ngọc văn chương thế giới tràn vào, mà nhà văn thì thường chọn những tác phẩm hay để đọc, để rồi dẫn đến tình trạng thấy những thứ khác là kém cỏi", tác giả "Dị hương" phân tích. Cuộc thi truyện ngắn Báo Văn Nghệ phát động từ tháng 1/2011, hạn cuối nhận bài vào tháng 1/2013. Dự kiến tổng kết trao giải vào tháng 4 năm 2013. D.T.T (Theo phongdiep.net)
  19. Dịch giả Trần Đình Hiến nói về Mạc Ngôn: Mất 3 tháng để dịch nhan đề "Báu vật của đời!" TT&VH) - 10 năm qua, dịch giả Trần Đình Hiến luôn được đánh giá là người chuyển ngữ thành công nhất các tác phẩm của nhà văn Trung Quốc này. Ông chia sẻ với TT&VH một số quan điểm về Mạc Ngôn và giải Nobel 2012. Cần nói thêm, với bản dịch Báu vật của đời (năm 2002), Trần Đình Hiến cũng là người đầu tiên “đưa” tiểu thuyết của Mạc Ngôn vào Việt Nam. Liên tục trong những năm sau, dịch giả này lần lượt hoàn thành 5 bản dịch khác:Đàn Hương hình, Cây tỏi nổi giận, Rừng xanh lá đỏ, Tửu quốc, 41 truyện tầm phào. Dịch giả cho biết: - Tôi thấy việc Viện Hàn lâm Thụy Điển vinh danh Mạc Ngôn trong giải Nobel Văn học năm nay là hợp lý và công bằng. Về sức ảnh hưởng ở Trung Quốc, ông gần như dẫn đầu tuyệt đối về số người đọc. Và ở phạm vi rộng hơn, với việc tác phẩm được dịch ra 18 thứ tiếng, cũng có thể coi Mạc Ngôn là một trong những nhà văn Trung Quốc được thế giới biết tới nhiều nhất. Tất nhiên, việc tác phẩm được độc giả tín nhiệm như vậy đã là một sự đảm bảo phần nào cho uy tín của Mạc Ngôn trước hội đồng xét giải. Còn về tiêu chí, nói ngắn gọn, tôi thấy có 2 đặc điểm chính giúp tác phẩm của ông giành giải Nobel: mang đậm nội hàm văn hóa bản địa và có tính nhân loại cao - khi luôn phủ nhận tất cả những gì chèn ép xúc phạm con người... * Trong tư duy của chúng ta, giải Nobel Văn học vẫn được nhắc tới như điển hình cho những tác phẩm mang tư tưởng cao siêu, lối viết không dễ tiếp nhận nếu là người đọc bình thường... Còn Mạc Ngôn, ít nhiều vẫn tạo cảm giác là nhà văn của giới bình dân với lối viết giản dị và không hướng tới những gì quá siêu hình. Ông giải thích thế nào? - Nhìn chung, những tác phẩm được giải Nobel mà chúng ta coi là “khó đọc” đều đến từ những quốc gia phương Tây.Tư duy chung của họ là tư duy logic, hướng tới những vấn đề nặng tính triết học. Trong khi đó tư duy phương Đông là thứ tư duy hình tượng, thường có xuất phát điểm gắn với dân gian, đậm chất dân gian. Cách tư duy này rất gần gũi với độc giả châu Á, nên chúng ta thấy dễ đọc, dễ hiểu hơn. Tất nhiên, cũng có thể kể tới một ngoại lệ là trường hợp Linh Sơn (của Cao Hành Kiện, giải Nobel Văn học 2000)... * Với cá nhân ông, điều gì là hấp dẫn nhất từ các tác phẩm của Mạc Ngôn? Thứ nhất, đọc Mạc Ngôn thì thấy “chất Trung Hoa” không lẫn vào đâu được (cười). Thứ hai, tác giả này gần như không bao giờ lặp lại đề tài và góc nhìn của mình. Nôm na thì mỗi nhà văn đều có sở trường khi viết về một vùng đất, một không gian địa lý nhất định. Nhưng thành công một lần, nếu không có sự thay đổi, vẫn tiếp tục đào xới câu chuyện cũ, vấn đề cũ thì rất khó để thuyết phục độc giả như lần đầu tiên. Và thông thường, họ chỉ còn cách thay đổi “không gian” đặc thù này. Mạc Ngôn thì khác, rất ít viết về các vùng đất khác. Gần như hầu hết tác phẩm của ông đều được “lôi” về vùng Cao Mật nhà mình. Cái giỏi của Mạc Ngôn là từ không gian địa lý ấy, ông biến thành không gian văn học của riêng ông. Tất cả những éo le đau lòng, những cảnh ngộ bi đát, những con người yếm thế đáng thương trong xã hội...đều xuất hiện trên vùng đất Cao Mật hết. Đó là điều cực kì hiếm gặp. * Ông đã từng dịch rất thành công 6 tác phẩm của Mạc Ngôn. Thế rồi, độc giả bất ngờ thấy ông chuyển sang dịch một số tác giả Trung Quốc khác như Khương Nhung, Lý Nhuệ và thậm chí từng khẳng định rằng Lý Nhuệ còn gần với giải Nobel hơn Mạc Ngôn nhiều... - (cười). Tôi cực kỳ thích bức tranh nông thôn Trung Quốc mà Lý Nhuệ dựng nên. Những gì ông viết còn “căng” hơn Mạc Ngôn nhiều. Nếu tôi tiếp tục “đuổi” theo Mạc Ngôn thì sợ không theo nổi, tác giả này viết khỏe quá, gần như liên tục có sách mới. Thay vào đó, việc chọn dịch những tác phẩm tốt nhất của Lý Nhuệ, Khương Nhung sẽ giúp độc giả biết thêm những gam màu khác của văn học và xã hội Trung Quốc hiện đại... * Câu hỏi cuối, ông đánh giá cao nhất tác phẩm nào của Mạc Ngôn? - Vẫn là 3 tác phẩm được vinh danh ở giải Nobel 2012: Báu vật của đời, Cao lương đỏ, Cây tỏi nổi giận. Để lựa chọn giữa 3 cuốn này thì cũng khó, nhưng tôi khá ấn tượng với cách nhìn của Mạc Ngôn trong Báu vật của đời. Tôi mất 3 tháng liền để tìm được cái tên Báu vật của đời cho bản dịch, chứ không chỉ dừng lại ở vẻ đẹp phồn thực của người phụ nữ như cái tên Phong nhũ phì đồn trong nguyên gốc. * Xin cám ơn ông về cuộc trò chuyện này.
  20. Vậy là nguoibuongio quá may mắn. Còn mình không ai can nên lỡ tới luôn thành "sát thủ đầu mưng mủ" , he.
  21. Quí hoá! Mình xúi nguoibuongio dịch mấy tác phẩm đó, sẽ độc quyền phát hành. Sách đã quá 50 năm không phải mua bản quyền , ngon quá.
  22. Ngày nay tác phẩm của P.Buck hầu như lạc mất, thấy chỉ toàn những tác phẩm "best seller" dịch vội đáp ứng nhu cầu thông thường chuộng lạ của một bộ phận người đọc, trong đó có nhiều sạn, kể cả ngôn từ. Cuốn Lolita do Dương Tường dịch cũng tai tiếng, lại được Hội Nhà văn Hà Nội trao giải .
  23. Nhân Sach Hay có giấy mời nghe NS Dương Thụ trong chương trình Talk and Thinks ( đăng kí qua email -- không chắc ăn lắm), xin cám ơn bằng việc giới thiệu sách. Người giới thiệu: Phạm Xuân Nguyên Dịch giả: Trần Đình Hiến Năm xuất bản: 2007 Đơn vị xuất bản: Phương Nam Book & NXB Văn nghệ Số trang: 816 Giá sách: 85.000 VND Liên kết mua sách: liên hệ mua tại Sách Khai Tâm Sự sinh, sự chết và sự sống: Đọc “Báu vật của đời” của Mạc Ngôn 1. Cuốn tiểu thuyết của nhà văn Trung Quốc dày 860 trang chữ Việt kể cuộc đời một phụ nữ nhà quê Trung Hoa tên là Lỗ Toàn Nhi, năm 16 tuổi bỏ tục bó chân, lấy chồng là Thượng Quan Thọ Hỷ; chồng bất lực – không có khả năng truyền giống – mẹ chồng khát cháu trai nối dõi tông đường, Toàn Nhi lấy giống đàn ông thiên hạ, sinh cho nhà Thượng Quan một đàn con chín đứa, gồm tám gái, một trai. Trong số đó, Lai Đệ và Chiêu Đệ là giống của ông chú dượng chỉ biết đánh bạc, bắn chim. Vu Bàn và Lãnh Đệ của một anh chàng bán vịt dạo; Tưởng Đệ, của một thầy lang bán thuốc rong; Phán Đệ, của Lão Béo bán thịt chó; Niệm Đệ, giống hòa thượng Trí Thông chùa Thiên Tề; Cầu Đệ, giống của bốn tên lính thất trận; sau chót, cặp sinh đôi Ngọc Nữ và Kim Đồng, của mục sư Malôa. "Mẹ nhận ra một chân lý nghiệt ngã: là đàn bà không lấy chồng không được, lấy chồng mà không sinh con không được, sinh con toàn con gái cũng không được. Muốn có địa vị trong gia đình, dứt khoát phải sinh con trai." (tr.783). Nhưng Kim Đồng, đứa con trai duy nhất sau chuỗi sinh nở dằng dặc một đời người của Lỗ thị lại suốt đời bám vú mẹ trong khi các cô gái nhà Thượng Quan đều quyết liệt dấn thân vào đời. "Phong nhũ phì đồn" (mông to, vú nẩy ) trước hết là nói cái sự sinh ấy. Lỗ thị trước hết, là số phận người phụ nữ Trung Quốc trong một xã hội phong kiến coi rẻ giá trị, phẩm giá của người phụ nữ. Chuyện ăn nằm, thụ thai, và sinh nở của Lỗ thị trước hết, là sự tung hê, thách thức cái xã hội ấy. Chỉ nội mặt này – cứ tạm gọi là về phương diện phong tục, tập quán – Lỗ thị xứng đáng là một bà mẹ vĩ đại. 2. Đàn con của Lỗ thị có đủ mọi thành phần xã hội, nói rộng ra, có đủ mọi giống người. Họ được bà mẹ vĩ đại sinh ra đúng vào lúc đất nước Trung Quốc cũng đang trong cơn quặn đau quặn đẻ. Giặc ngoại xâm, các thế lực chính trị thay nhau đến rồi đi, bao biến thiên, bao bi kịch xảy đến với vùng đất Cao Mật, với gia đình Thượng Quan. Mỗi đứa con chọn một con đường, một cách sống, và một cách chết trên con đường đời đầy gian truân khổ ải. Họ thậm chí còn xung khắc, thù ghét nhau theo sự chọn lựa chính kiến, lý tưởng, nhưng điểm tựa duy nhất, nguồn an ủi duy nhất của họ, là người mẹ Lỗ thị. Đất nước cũng vật vã thăng trầm như đời mẹ. Lỗ thị càng là một bà mẹ vĩ đại. Đó không còn là thân phận người phụ nữ nữa. Đó là thân phận đất nước Trung Hoa vĩ đại và đau thương. Đau thương và vĩ đại như cơn lốc tràn qua lục địa Trung Hoa mênh mông, xoáy quật thân phận một người phụ nữ như Lỗ thị đến chết vẫn chưa được yên. Mở đầu truyện, người mẹ sinh Kim Đồng trong cơn ngất lịm. Kết thúc truyện, Kim Đồng thức chong đêm canh mộ mẹ, sợ "ông Chính Phủ" bắt đào lên dù chôn tại một bãi đất hoang. "Anh trông thấy phía sau mộ mẹ, nơi không bị giẵm nát, có rất nhiều hoa đang nở, những bông hoa mầu nhợt nhạt, chỉ một bông giữa là màu đỏ nhờ nhờ. Loại hoa này có mùi thơm. Anh bò lên mấy bước, giơ tay ngắt lấy bông hoa rồi đưa vào miệng. Cánh hoa rất giòn, như thịt tôm sống, nhưng khi nhai thì xộc lên mũi toàn một mùi máu. Vì sao hoa nở có máu? Vì trên mảnh đất này thấm đẫm máu người." (tr. 859). 3. Xét trên phương diện văn học, Lỗ thị là một nhân vật ghê gớm – một phụ nữ tượng trưng của một đất nước ở cái khả năng thiên phú mà dù con người có chà đạp tiêu diệt đến đâu thì vẫn trường tồn, bởi vì nếu nó mất đi thì mất luôn cả sự sống. Đêm nằm bên mộ mẹ, ngước mắt nhìn lên trời sao, ngẫm về cả cuộc đời đau khổ chất chồng của mẹ mình, Kim Đồng chỉ thấy hiện ra những bầu vú. "Báu vật trên trời là mặt trời mặt trăng và những vì sao. Báu vật của đời là vú to mông nẩy!". Cả lịch sử của đất nước nhà văn tóm lại ở bốn chữ ấy: phong nhũ phì đồn. Mạc Ngôn, do đó, ở phương diện này, là một nhà văn ghê gớm. Mạc Ngôn là ai? Đọc tiểu sử của ông, qua lời giới thiệu của bản Việt ngữ, chúng ta được biết, ông sinh năm 1935, hiện là sáng tác viên bậc một của Cục Chính trị, Bộ Tổng tham mưu, Quân đội nhân dân Trung Quốc, cuốn "Phong nhũ phì đồn", in năm 1995, và được trao giải thưởng cao nhất về truyện cùng trong năm. Trước đó, ông đã nổi tiếng với cuốn "Cao lương đỏ" , và trở thành nổi tiếng trên thế giới cùng với sự xuất hiện của cuốn phim dựa theo tác phẩm do đạo diễn lừng danh Trung Quốc, Trương Nghệ Mưu, chuyển thể; cuốn phim đoạt giải Cành cọ vàng tại Liên hoan phim ở Cannes (Pháp) năm 1994. Những chi tiết trên có gì đáng nói, với độc giả người Việt? Thứ nhất, Mạc Ngôn thuộc lớp nhà văn trẻ ở Trung Quốc. Tiếp đó, ông dám viết về cái hiện thực bề sau, bề sâu, của lịch sử hiện đại nước ông. Thứ nữa, cái viết của ông được chấp nhận, và đón nhận. 4. Tác phẩm trên của Mạc Ngôn, xét về nghệ thuật viết tiểu thuyết, không hẳn là xuất sắc. Trong chừng mực nào đó, nó vẫn thuộc truyền thống của lối kể chuyện mang tính cổ truyền của Trung Quốc. Người đọc có cảm tưởng, ở phần cuối, tác giả có vẻ lan man, khi tản mạn về vùng đất Cao Mật bước vào thời kỳ mở cửa. Có vẻ như tác giả hơi tham nữa. Nhưng tôi thích ở đây, là cái nhìn nghệ thuật-lịch sử tỉnh táo và sắc sảo của nhà văn. Ông không nương nhẹ, không xuê xoa quá khứ. Mạch văn của ông cũng gây ấn tượng đối với tôi ở chỗ, nó cho thấy được dòng chảy của cuộc đời như vốn dĩ thể, không đứt đoạn, không tách bạch, dù các sự kiện rất khác nhau xoay vần cuộc đời nhân vật theo các nẻo số phận khác nhau. Tính liên tục lịch sử – đây là điều theo tôi, ở dạng truyện như thế này, các nhà văn ta thường bị gãy. Ví như ở hai thời điểm hai đội quân của Tư Mã Khố và của Lỗ Lập Nhân thế nhau về lại Cao Mật, nhà văn ta trong trường hợp này dễ phết lên bức tranh hiện thực hai màu tương phản theo chủ quan, còn Mạc Ngôn vững tay để chỉ có một màu phủ lên cuộc đời của mẹ con Lỗ Thị, như khách quan nó phải như thế. 5. Đọc Mạc Ngôn ở Phong nhũ phì đồn tôi nghĩ nhiều đến Lỗ Tấn. Có lẽ, bởi cả hai nhà văn Trung Quốc này, một đầu và một ở cuối thế kỷ 20, đã có sự gặp nhau trong suy nghĩ về đất nước mình. Nhân vật người điên của Lỗ Tấn thấy ai cũng muốn ăn thịt mình; nhân vật người không rời vú mẹ của Mạc Ngôn thấy bông hoa bốc mùi máu; hai hoàn cảnh lịch sử, hai chế độ chính trị khác nhau giữa hai thời kỳ sống của hai nhà văn. Nhưng có một cái không khác, đó là tình yêu nước, và trách nhiệm nhà văn của hai người, và không chỉ của riêng họ. Nhà văn, cũng như người phụ nữ vậy, phải có niềm vui và nỗi đau của sự mang thai và sinh nở những giá trị mới, nhận thức mới cho người đọc. Và xã hội phải có tinh thần làm bà đỡ mát tay cho những cuộc sinh nhọc nhằn và không ít nguy hiểm đó. 2001
  24. MẠC NGÔN Ông Mạc Ngôn nhà văn Trung Quốc Giải Nô Ben mới được vừa rồi Tài năng cũng xứng đáng thôi “Cao lương đỏ” có nhiều lời ngợi ca Nhưng Nhà văn phải là toàn diện Có cái tâm hướng thiện, nhân văn Thế mà không dưới một lần Ông dám nhục mạ cả dân Việt rồi! Ông đã cất những lời hạ đẳng Chửi dân tôi bảo: chẳng phải người Là mèo là chó đấy thôi Tàn ác, xâm lược đất trời nước ông! Công giúp đỡ đã không ghi nhớ Bao khó khăn một thuở chiến tranh Ăn cháo đái bát rõ rành Ông bảo dân Việt đã thành vô ơn Chà đạp cả hương hồn người khuất Cuộc chiến tranh một mất một còn Hy sinh để Nước trường tồn Bao bà mẹ đã mỏi mòn khổ đau Miệng lưỡi ông nói câu gai góc Dạy Việt Nam bài học rất nên Chữ nghĩa nhiều mà Sử quên Ai dạy ai suốt trong liền nghìn năm? Hoàng Gia Thụy Điển nhầm tai hại Trao giải cho không phải nhà văn Con người xem lại rất cần Đâu chỉ tác phẩm ? một phần chính thôi! Lê Trường Hưởng
  25. Mạc Ngôn nợ Việt Nam một lời xin lỗi Trần Lê Hoa Tranh Vậy là cuối cùng, giải Nobel Văn chương 2012 đã có chủ, đúng một giáp từ năm 2000 khi Cao Hành Kiện (mặc dù đã bị tước quốc tịch Trung Quốc nhưng ông là nhà văn Trung Quốc trăm phần trăm) được trao giải Nobel và bị người Trung Quốc phản đối, cho việc trao giải đó mang tính chính trị “như là một sự sỉ nhục và cũng là sự khinh thường đối với chúng ta” (Bắc Kinh Văn báo), “đây là một trò đùa không đúng chỗ, nó sẽ làm mất uy tín của Ủy ban Nobel dưới con mắt một bộ phận dư luận Trung Quốc” (Văn hối báo)…Thì nay, chắc là họ hoan hỷ vì Mạc Ngôn là nhà văn xuất sắc chính thống của họ. Không phải ngẫu nhiên mà cả Mạc Ngôn và H.Murakami đều đứng đầu danh sách các nhà văn có khả năng được giải Nobel năm nay. Châu Á đang nóng vì nhiều vấn đề. Những giá trị châu Á đang được quan tâm. Và cả Mạc Ngôn lẫn Murakami đều thuộc loại nhà văn ăn khách, phổ biến, nổi tiếng, tác phẩm của họ lại còn được dựng thành phim để đến gần công chúng hơn… những tiêu chí vốn xa lạ với một giải Nobel bác học, hàn lâm, xa rời thị trường.Điều đó cho thấy tính chính trị và tính đại chúng đang dần dần thống lĩnh hoàn cầu.Chiếm lĩnh cả một giải thưởng văn chương danh giá. Nhiều người sẽ bảo: Nobel là cái quái gì chứ? Nhưng rõ ràng, con người ta phải tin vào một cái gì đó, phải có một chuẩn thức, và giải Nobel, vốn do một ủy ban uyên bác, công bằng, không thuộc một nước lớn mà là của một quốc gia trung lập, vẫn là đỉnh điểm cao quý của nghề văn. Tôi dõi theo Mạc Ngôn và Murakami từ khi sách họ mới vào Việt Nam. Tôi có và đọc gần hết tác phẩm của họ. Cả hai nhà văn này tôi đều thích, thích ngay từ dòng đầu tiên. Điều này cũng hơi lạ, vì tôi vốn dị ứng với lối viết hơi dung tục (như của Mạc Ngôn) và rề rà (như kiểu Murakami). Tôi vẫn thích đọc cái kiểu trong sáng, giản dị, nhẹ nhàng ảnh hưởng của văn học Pháp và Nga.Nhưng không hiểu sao, cả Mạc Ngôn và Murakami tôi đều đọc được. Đọc một mạch đến hết. Có một vài vị thầy của tôi đã nhận xét là cố đọc hai tác giả này chỉ đến 30 trang là bỏ, không tiếp tục được. Đó cũng là một nhận xét của phía độc giả không yêu thích Mạc Ngôn và Murakami vốn không phải là hiếm trong giới học thuật. Công bằng mà nói, vài năm gần đây, Mạc Ngôn viết xuống tay hẳn. Ba tác phẩm tôi cho là xuất sắc nhất của ông, thường khuyên sinh viên tìm đọc, làm luận văn… là Cao lương đỏ, Phong nhũ phì đồn (Báu vật của đời) và Đàn hương hình. Còn lại, đều chỉ thuộc loại tầm tầm.Tứ thập nhất pháo quá bề bộn. Thập tam bộ, Ếch, Tửu quốc… nhiều motif lặp lại và dài dòng. Rừng xanh lá đỏ và Cây tỏi nổi giận còn thua Nguyễn Ngọc Tư về mức độ da diết và khắc khoải. Chiến hữu trùng phùng thì khỏi nói, quá tệ cả về phong cách lẫn tư tưởng… Murakami cũng vậy, càng ngày càng trở nên mang tính “thị trường”. Rừng Na Uy, Biên niên ký chim vặn dây cót và Kafka bên bờ biển theo tôi cũng là ba tác phẩm lớn của ông. Xứ sở diệu kỳ và nơi chốn tận cùng thế giới, tuy mượn kết cấu “phản trinh thám” nhưng không thành công lắm. Người tình Sputnik và Phía Nam biên giới, Phía Tây mặt trời chưa đủ sức mạnh về tư tưởng, mang hơi hướm văn học diễm tình quá. Tôi cũng từng phản biện luận văn về Murakami, và tôi cho rằng, trường hợp của Murakami nên được xem xét dưới góc độ thành công của văn học đại chúng hơn là văn học cổ điển, bác học. Vì lẽ tác phẩm của ông như có sẵn công thức để hấp dẫn mọi giới, cảm giác như mình được bao bọc trong một cái lưới êm ái, không dứt ra được mặc dù biết là mình đang bị vào tròng. Nhưng nói như vậy không phải là chê bai họ. Tôi vốn là người hâm mộ họ. Và đọc họ, vừa với niềm yêu thích, vừa với con mắt của nhà phê bình. Về Murakami, nhiều người nhận xét là đã chạm vào những vi tế nhỏ nhất của cảm xúc. Ông diễn tả tài hoa tâm trạng của Người: về nỗi thống khổ của một con người sống trong thời đại thừa mứa về vật chất nhưng cô độc và lang thang. Về những tình yêu dằn vặt. Về cái đẹp mong manh vô thường vốn là cảm hứng của các nhà văn Nhật Bổn từ cổ chí kim. Về cái chết tự chọn vốn là đặc trưng của phong cách sống Nhật. Nghĩa là, ông viết về nước Nhật, về người Nhật trong một xã hội quá gần nhau nên ta thấy bóng dáng của mình trong đó. Người đọc các nước đã thổn thức với sách ông, than vãn rằng sao ông tài tình nói thay cảm xúc của họ. Văn ông tài hoa nhưng bình dị. Và điều đó khiến ông nổi tiếng, khiến ông “public” (phổ biến). Và nó là lực cản khiến ông không đến được với giải Nobel, vốn không chuộng tính phổ thông, vốn trao giải vì nhiều lý do khác bên cạnh lý do văn chương (ví dụ như lý do tuổi tác, Murakami còn khá trẻ so với các nhà văn được giải từ xưa đến nay; lý do regional – vùng miền: thông thường, giải Nobel xoay vòng từ Âu, Mỹ, Phi, rồi đến Á; lý do chính trị: năm nào có điểm nóng về cái gì đó, nơi nào đó thì giải Nobel tập trung vào đó)… Còn Mạc Ngôn, có lẽ là nhà văn Trung Quốc được dịch, được đọc và được nghiên cứu nhiều nhất trên thế giới trong thế kỷ 20, chỉ sau Lỗ Tấn. Giữa Mạc Ngôn và Lỗ Tấn thực ra có nhiều điểm tương đồng tôi sẽ nói sau. Điều đó cho thấy cũng giống như Murakami, ông là người quân bình, đi chênh vênh giữa hai thế văn chương bình dân và văn chương bác học. Văn ông thì dân dã, bỗ bã, thậm chí có lúc suồng sã, dung tục. Nhưng nó kết hợp những huyền thoại, dân gian Trung Quốc, và tô đậm đời sống Trung Quốc. Nghĩa là, người Trung Quốc có thể tự hào vì có một nhà văn mang bản sắc nước họ đi “đấm xứ người”. Mạc Ngôn từng nhiều lần được mời đi nói chuyện, đọc sách, giới thiệu sách ở những trường đại học lớn trên thế giới. Ông được giảng dạy trong hầu hết các chuyên đề về văn học Trung Quốc đương đại hoặc văn học châu Á đương đại ở đại học các nước. Nhưng người Trung Quốc hiện lên trong tác phẩm của ông thật đáng thương. Tôi không hiểu nhà nước chính thống ở Trung Quốc tự hào về ông, một nhà văn quân đội ở điểm nào, chứ còn, cái làm cho Mạc Ngôn vĩ đại, và gần với Lỗ Tấn, là ở việc khắc họa được thân phận của người Trung Quốc, tao loạn, tan tác vì lịch sử và biến cố, số phận của họ bị vùi dập, bị quăng quật còn hơn cả con muỗi. Con muỗi còn có vũ khí, còn họ, họ hoàn toàn bị động và chìm khuất trong những va đập của lịch sử, của chính trị. Tuy vậy, như bản chất của người Trung Quốc, họ chịu đựng, và quật cường. Người ta thích đọc Mạc Ngôn vì lẽ đó. Nếu như Murakami chú trọng đến tế vi cảm xúc thì Mạc Ngôn đem đến những giằng xé dữ dội của kiếp người. Không ai khổ như nhân vật của Mạc Ngôn, mà cũng không ai dai dẳng, bền bỉ sức sống như nhân vật của Mạc Ngôn. Đó là phong cách Trung Quốc. Người Trung Quốc vốn lạc quan chứ không bi quan như người Nhật. Người Trung Quốc không hay tìm đến cái chết như người Nhật. Người Trung Quốc gắng gỏi sống, ráng mà sống. “Phải sống”[1]. Như cuộc sống nó vốn là. Điểm Mạc Ngôn gần Lỗ Tấn, còn là sự dũng cảm. Để viết, và in, và nổi tiếng mà vẫn giữ được cái cốt lõi muốn nói trong tác phẩm của mình ở một đất nước còn chế độ kiểm duyệt xuất bản, thật không dễ. Đọc Phong nhũ phì đồn, Cây tỏi nổi giận, Rừng xanh lá đỏ, Thập tam bộ… thấy ông khá mạnh tay phê phán. Thành ra, dù là một nhà văn quân đội chính thống, cơ hồ Mạc Ngôn không hề ca ngợi chế độ, không trở thành “bồi bút” mà đã nói lên được điều cốt lõi nhất: số phận Trung Quốc tao tác qua những biến thiên lịch sử, thời đại. Điểm này Murakami sướng hơn Mạc Ngôn. Tôi hay tưởng tượng, Murakami vừa thảnh thơi, vừa đi bộ, vừa viết, như một niềm yêu thích, như một thú vui tao nhã. Còn Mạc Ngôn, vừa viết, vừa canh chừng trước sau rình rập, giống như nghệ sĩ xiếc đi trên dây, căng thẳng, hồi hộp, một là đến bờ vinh quang, hai là tan xác… Về sự dũng cảm này, khi đưa Mạc Ngôn và Murakami lên bàn cân giải Nobel, tôi nghĩ, chọn Mạc Ngôn là đúng. Nhưng một nhà văn lớn của thời đại, một nhà văn xứng tầm Nobel, danh giá nhất hành tinh, theo tôi, phải là một nhà văn nhân loại. Nghĩa là, nhà văn đó phải thực sự vượt qua ranh giới quốc gia không chỉ theo nghĩa hẹp là sách được xuất bản khắp nơi, mà còn là theo nghĩa rộng: vượt qua những hiềm khích dân tộc, vượt qua sự hẹp hòi của “dân tộc chủ nghĩa”, nhất là ở một đất nước như Trung Quốc, dân tộc tính, chủ nghĩa đại Hán vốn là thâm căn cố đế. Thì Mạc Ngôn, chưa đạt đến mức nhân loại. Với Chiến hữu trùng phùng (Ma chiến hữu), viết về cuộc chiến tranh Trung – Việt năm 1979 mà Mạc Ngôn gọi là “cuộc chiến vệ quốc”, tuy bằng giọng văn ôn hòa, không đến nỗi hiếu chiến, nhưng rõ ràng Mạc Ngôn vẫn đứng trên lập trường nước mạnh, nước lớn “cả vú lấp miệng em”. Nếu muốn xứng tầm là một nhà văn Nobel, rõ ràng, Mạc Ngôn nợ Việt Nam một lời xin lỗi. (Nguồn: Văn hóa Nghệ An)

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...