Jump to content

duonghoanghuu

Thành viên
  • Số bài viết

    328
  • Gia nhập

  • Đăng nhập

  • Nổi bật trong ngày

    8

Mọi thứ được đăng bởi duonghoanghuu

  1. Thay vì một vài câu trả lời về đoạn dịch gây tranh cãi, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã chia sẻ với độc giả VietNamNet một sự hiểu biết và trải nghiệm suốt 20 năm của anh về Tim O’Brien và "Những thứ họ mang". Một nhà báo của VietNamNet hỏi tôi một số câu hỏi về chuyện này. Vì thế, tôi viết ra một vài suy nghĩ nhỏ của mình để cùng trao đổi với dịch giả và bạn đọc. Cá nhân tôi là người lâu nay đánh giá cao năng lực dịch văn học của Trần Tiễn Cao Đăng. Anh còn là một người sáng tác truyện ngắn từ những năm 90 của thế kỷ trước. Cuốn sách này tôi đã đọc từ rất lâu do Tim O’Brien ký tặng. Nhưng quả thực, tôi không nghĩ đến một câu tiếng Việt như Trần Tiễn Cao Đăng dịch. Bìa gốc của cuốn "Những thứ họ mang". Việc không ít bạn đọc phản đối câu dịch này là chuyện dễ hiểu. Cho dù câu tiếng Việt của Trần Tiễn Cao Đăng chính xác 100% và không thể có một cách dịch thứ hai nào nữa thì đông đảo bạn đọc cũng sẽ vẫn phản đối. Lý do duy nhất là văn hóa của người Việt Nam không thể coi những câu văn như vậy là văn chương cho dù văn chương viết về cái xấu. Câu chuyện văn hóa ở khía cạnh này là một câu chuyện không hề đơn giản. Có thể một ngày nào đó, bạn đọc Việt Nam sẽ chấp nhận được những câu văn như thế? Nhưng bây giờ thì chưa phải. Một số ý kiến cho rằng dịch phải trung thực với nguyên bản. Điều này đúng nhưng thế nào là đúng với nguyên bản là một câu chuyện mà chúng ta sẽ bàn vào một dịp khác. Có bạn đọc bắt bẻ rằng trong câu tiếng Anh của Tim không có từ đ** mà Trần Tiễn Cao Đăng lại dịch ra chữ đ**. Bắt bẻ này không có lý cho dù tôi cũng chẳng thích cho từ đó vào và nếu có từ đó trong câu tiếng Anh thì cũng không cần phải đưa vào ở trong trường hợp này. Ai cũng biết, dịch là một sáng tạo mới xuất phát từ một sáng tạo trước đó. Thực ra sự sáng tạo tiếng Việt trong bản dịch là để đảm bảo truyền đạt được chính xác nhất và truyền cảm nhất văn bản của nhà văn ở một ngôn ngữ khác và một nền văn hóa khác. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều Nhưng cá nhân tôi không chọn câu tiếng Việt của Trần Tiễn Cao Đăng bởi hai lý do: Lý do thứ nhất: "cooze" hoàn toàn là một từ có nghĩa chỉ bộ phận sinh dục nữ. Nhưng liệu có phải nó chỉ có một nghĩa duy nhất như vậy không? Câu trả lời là không. Cooze là từ tiếng Anh xuất phát từ một từ trong tiếng Arabic (cuiz). Nếu tôi không nhầm thì từ này du nhập vào nước Mỹ sau Đại chiến thế giới II. Nó là tiếng lóng và có hai nghĩa cơ bản: một là bộ phận sinh dục nữ, hai là chỉ một người đàn bà được nhìn nhận như là một mục tiêu của những thèm muốn nhục dục. Trong một từ điển, nghĩa đầu tiên của từ cooze được giải thích như sau: là một cô gái quê mùa, nông cạn, ít phẩm hạnh... chỉ để đáp ứng nhục dục mà thôi. Hơn nữa, từ ghép dumb cooze không có nghĩa cụ thể như dịch giả Trần Tiễn Cao Đăng đã dịch. Vì vậy, người dịch có thể dịch một thành một câu nào đó mà không bị bắt bẻ là dịch sai. Quả thực, tôi cũng không hiểu hết từ ghép này. Tôi đã gọi điện cho những người mà tôi tin sẽ hiểu đúng nhất từ này và câu văn của Tim. Một trong những người đó là Bruce Weigl, một cựu binh, một nhà thơ Mỹ, một giáo sư ngôn ngữ, ông vừa nhận giải thưởng Finalist, giải thưởng chung kết dành cho những cuốn sách lọt vào vòng cuối cùng cho Giải Pulitzer về văn chương năm 2013. Năm nay, chỉ thiếu 1 phiếu là Bruce Weigl trở thành chủ nhân của Giải Pulitzer trao cho sách văn học của Mỹ. Bruce là bạn của Tim đã nhiều năm. Cả hai cùng tham gia chiến tranh. Bruce giải thích cụm từ dumb cooze như sau: “the dumb cooze là một từ ghép giống như the dumb ass. Đó là một cách nói vui để trêu chọc hay chòng ghẹo ai đó. Một trong những nghĩa của từ “cooze” là chỉ một ai đó chậm hiểu một chút, nghễnh ngãng một chút. Và ở đây là một cách nói yêu và mang tính bạn bè. Ví dụ, nếu anh, Đức, Chu Lượng và tôi đang ngồi trên xe đi vãn cảnh chùa và vô tình tôi đánh đổ cà phê ra đầy xe, anh có thể nói với tôi “What a dumb cooze you are””. Tôi muốn nói thêm để bạn đọc rõ: Bruce là bạn thân của chúng tôi hơn 20 năm nay. Và như vậy, chắc chắn tôi không thể mắng Bruce là ông có “cái mặt dumb cooze” hay Bruce mắng ai đó là bạn thân của mình có “cái mặt dumb cooze”. Và cho dù cô gái mà Rat (Chuột) coi là một kẻ thối tha thì tôi nghĩ Trần Tiễn Cao Đăng cũng có thể chọn một câu khác lột tả được sự tức giận và khinh bỉ của Rat mà không cần phải dịch câu đó như anh đã dịch. Lý do thứ hai: Quả thực các dịch giả phải sáng tạo thì mới hy vọng bản dịch mang lại giá trị cho tác phẩm. Nhưng có một nguyên tắc vô cùng quan trọng đối với dịch giả là phải tìm cách chọn một ngôn ngữ phù hợp với văn hóa của đất nước người đọc mà vẫn lột tả được tinh thần của nguyên tác. Điều tôi nói đây là khi ta gặp một số câu như câu văn của Tim. Trong cả cuốn Những thứ họ mang theo, Trần Tiễn Cao Đăng làm rất tốt công việc của mình vì anh vốn là một dịch giả có uy tín. Nhưng cái câu mà bạn đọc đang phản đối thì Trần Tiễn Cao Đăng có cần thiết phải dịch như thế hoặc nó có phải là câu quan trọng đến mức bỏ nó đi (hay dịch một câu tiếng Việt tương tự) thì toàn bộ tác phẩm đó sẽ sụp đổ hay không? Bạn đọc không cấm dịch giả dịch như vậy nhưng họ đòi hỏi một bản dịch chính xác, hay, và không “phạm quy” văn hóa. Vì thế, dịch giả sẽ phải cân nhắc vô cùng kỹ lưỡng khi quyết định dịch câu văn đó. Và với rất nhiều lý do hợp lý, câu văn đó hoàn toàn không nên dịch như vậy. Hơn nữa, đoạn cuối cùng trong truyện Làm thế nào kể một câu chuyện chân thực về chiến tranh, Tim O’Brien viết: Và dĩ nhiên, cuối cùng, một câu chuyện chân thực về chiến tranh lại chẳng bao giờ kể về chiến tranh. Nó kể về một lối đi đặc biệt mà ban mai đến và đang trải dài trên sông khi mà bạn biết rõ rằng bạn sẽ phải vượt qua dòng sông ấy đi về phía dãy núi và làm những gì mà bạn thấy sợ hãi khi phải làm. Nó kể về tình yêu và ký ức. Nó kể về nỗi buồn. Nó kể về những chị em gái, những người chẳng bao giờ viết một dòng thư trả lời và chẳng bao giờ lắng nghe câu chuyện của chúng ta. (tôi tạm dịch vì không có bản dịch của Trần Tiễn Cao Đăng để trích dẫn) Với âm hưởng tình cảm trong đoạn văn cuối ấy, tôi cảm thấy một nỗi buồn nhân văn ngập tràn trong toàn bộ con người Tim. Âm hưởng ấy cho tôi cảm thấy rằng Rat hay chính Tim không chửi rủa một cách cạn tình hay quá tục tĩu với cô gái đã không viết thư trả lời anh hay là đã không chịu lắng nghe câu chuyện đau thương mà anh đã kể. Mà dù thế nào thì cô gái ấy mới là người phải chịu đựng sự mất mát lớn nhất bởi chiến tranh. Cô đã mất đi vĩnh viễn một người ruột thịt của mình. Rat (Chuột) hay Tim đều hiểu rõ điều đó hơn ai hết. Đôi khi, để hiểu được một câu nói cụ thể như câu của Tim, chúng ta phải cảm nhận được cả những điều ở bên ngoài câu nói ấy. Ngay cả khi đọc những tác phẩm viết bằng tiếng Việt thì việc đọc đối với chính bạn đọc Việt Nam không phải lúc nào cũng là hoàn toàn dễ dàng. Lời giải thích của giáo sư, nhà thơ Bruce cũng chưa thật làm tôi thỏa mãn. Tôi đang tìm cách liên lạc với Tim để hỏi ông. Bởi ông chính là người viết ra câu văn đó. Tôi gặp Tim O’Brien cách đây hơn 20 năm ở Hà Nội. Khi ấy Tim đến Việt Nam để tham dự cuộc gặp gỡ đầu tiên sau chiến tranh giữa các nhà văn cựu binh Việt Nam và cựu binh Mỹ thông qua Trung tâm William Joiner. Dăm năm sau đó, Tim quay lại Việt Nam cùng với người bạn gái của ông tên là Kate. Lúc đó Kate có viết một cuốn tiểu thuyết nhưng chưa có nhà xuất bản nào ở Mỹ nhận in. Tim nói với Kate về văn hóa Việt Nam và đặc biệt về Văn Miếu. Tim cho rằng đó là ngôi đền văn chương duy nhất trên thế giới. Qua lời kể của Tim, Kate nghĩ rằng chị sẽ đến đó cầu xin các vị Thần phù hộ cho cuốn sách của chị được ra mắt. Tôi đã đưa Tim và Kate đến Văn Miếu. Họ đã thắp hương và cầu khấn. Từ đó đến nay, tôi không gặp lại hai người. Tôi không biết cuốn tiểu thuyết của Kate đã ra mắt bạn đọc Mỹ hay chưa. Nhưng có một điều tôi biết đó là những gì thật đẹp đẽ, thật nhân văn và thiêng liêng khi Tim nghĩ về văn hóa của một dân tộc khác cho dù dân tộc đó một thời đã là kẻ thù của nước Mỹ. Có thể tôi sẽ liên lạc được với Tim và có câu trả lời của ông về câu văn đó. Và câu trả lời của ông dù đúng hay không đúng với câu dịch của Trần Tiễn Cao Đăng thì tất cả chúng ta, những người quan tâm đến câu chuyện này, đều hiểu thêm một điều gì đó trong cuộc sống hoặc ít nhất chúng ta cũng hiểu được đúng một câu văn. Và qua câu văn ấy, chúng ta hiểu được một cách tư duy hay là một cách ứng xử của con người ở một nền văn hóa khác. Nhưng nếu câu của Tim viết với ý hoàn toàn đúng như Trần Tiễn Cao Đăng dịch thì tôi cũng sẽ nói với ông rằng: chúng tôi rất kính trọng ông, nhưng hãy cho chúng tôi dịch theo cách tốt nhất câu văn của ông cho bạn đọc Việt Nam lúc này. Và tôi chắc chắn rằng ông sẽ cười và đồng ý. Vì đơn giản một điều rằng: ông biết điều gì làm lên quyền lực của văn chương hay cụ thể là quyền lực những trang viết của ông chứ không phải là một câu cụ thể như vậy. Nguyễn Quang Thiều Vietnamnet
  2. duonghoanghuu

    TÌNH XƯA

    Làm sao hiểu thấu lòng đêm Nếu không có những phút riêng u sầu Làm sao không trắng mái đầu Đèn khuya tim lụn cạn dầu hắt hiu Nếu em hạnh phúc ít nhiều Lòng tôi ngây dại chín chiều mà chi.
  3. duonghoanghuu

    NGẠC NHIÊN

    Bỗng nhiên ta thuộc thơ mình Bỗng nhiên ta có chút tình yêu em Bỗng nhiên nhớ đến phát thèm Từ khi em đã tèm lem bóng hình 01-4-2103
  4. Cám ơn bạn TRẦN KHUYẾN. TRẦN KHUYẾN đã vào thăm đọc bài và like cho minh. Cám ơn bạn nhiều nhé . Chúc vui, khỏe
  5. Nhiều nhà thơ khẳng định làm Thơ khó, giấu nghĩa để thiên hạ đi tìm, để độc giả được tự do sáng tạo ra các lớp nghĩa cho thơ… là một thành công. Nhưng lại có người viết khẳng định dễ hiểu, cảm động mới là đích đến của thơ. Phải chăng thơ dễ hiểu thì ý tứ nông cạn, thường thường bậc trung, ai cũng biết, và người sáng tác quá dễ dãi; còn thơ khó hiểu là thơ có ý tứ sâu sắc, kín đáo, người sáng tác phải dày công, thậm chí đó mới là thơ đích thực? Các nhà thơ 7x, 8x… hiện nay chủ ý làm cho thơ khó về ý tưởng và hình thức không? Có hay không rào cản giữa thơ trẻ và độc giả? Đâu là giới hạn của người đọc và người sáng tác? Phải chăng hiện nay chỉ có các nhà thơ đọc nhau, phê bình về nhau, chứ độc giả nói chung thì thờ ơ với thơ, họ thường không hiểu các nhà thơ nói gì, viết gì, họ không nhận ra được ý tứ sâu kín nhà thơ gửi gắm trong văn bản.. thực tiễn sáng tác và tiếp nhận vẫn đang đặt ra nhiều vấn đề cần có sự phản hồi từ nhiều phía. Tiếp tục mạch chuyện Bàn về “thơ khó” đương đại Việt Nam, Phebinhvanhoc.com.vn xin giới thiệu ý kiến bàn thảo của một số nhà thơ về sự lựa chọn đường hướng sáng tạo của họ Lê Vĩnh Tài: Thơ hôm nay nên “khó” đọc hay “khó” đăng? 1.Tôi chưa bao giờ quyết định rằng mình sẽ làm một bài thơ. Những câu chuyện vẩn vơ đâu đâu hay những giấc mơ thường bất ngờ bám lấy tôi và “bắt” tôi phải viết. Có lẽ vậy mà tôi thường viết rất nhanh. Tôi luôn luôn thấy những lỏng lẻo khi mình phải “cấu trúc” một bài thơ. Khi tôi phải nhớ lại mình đã làm một bài thơ như thế nào thì chỉ còn một cảm giác mơ hồ, chứ không phải là một kinh nghiệm. Nó chỉ là một phản ứng ngôn ngữ của tôi ngay lúc ấy, với câu chuyện ấy, và bây giờ thì không còn ám ảnh mình nữa, vậy thôi. Đó là lý do tại sao tôi rất thích sự phi lý trong quá trình sáng tạo. Nhưng tôi cũng tin rằng, sự phi lý này phải được chuyển tải đến người đọc. Thật mệt mỏi khi anh đánh đố mọi người mà cuối cùng câu trả lời của anh lại chẳng có vấn đề gì trầm trọng. Mà thơ thì không thể giấu. Đó không chỉ là trí tuệ mà còn là thế giới quan của thi sĩ. Anh không nói hết những ý nghĩ của chính mình thì còn ai có thể nói thay anh? Rồi khi tuổi đời đã mòn, cảm xúc đã cạn lại đành hồi ức tiếc nuối đâu đâu… Hòa tan cảm xúc của mình vào sự bí ẩn, nhưng nhà thơ cần phải gửi gắm vào đó những yêu thương và căm ghét. Tôi thích những nhà thơ quyến rũ bạn đọc bằng tư tưởng của mình, không phải những phiêu lưu tối mò và kỹ thuật vô ích. Về phần tôi, tôi tin rằng sự tinh tế của nhà thơ làm nên sự “khó” của thơ hôm nay (những giai đoạn khác thì tôi không biết), nếu có thể, thì chỉ nên khó đăng chứ không nên khó hiểu. Đã đành không ai dám xếp thơ vào một nhu cầu không quan trọng, nhưng trong cuộc sống còn khó khăn mệt mỏi, đọc thơ là một nhu cầu có thể “miễn trừ” đối với nhu cầu kiếm đủ áo cơm. Vì thế, người đọc cần đọc ngay vào những cái mà họ thấy yêu thương hay cay đắng (dĩ nhiên bằng một ngôn ngữ có thể đầy “vật lộn” chỉ có ở nhà thơ). Sự vòng vèo vô ích của nhà thơ tối tăm đôi khi làm người đọc chán không phải vì “khó” mà vì cuối cùng anh cũng không mang lại cho người đọc được những gì mà họ mong mỏi. Những kịch tính ấy xưa nay là đặc quyền của các nhà văn xuôi, nhưng có lẽ đã đến lúc nhà thơ cần chia xẻ trách nhiệm này. Không phải không có lý khi người ta không chỉ chán ngán mà còn đang oán trách các nhà thơ thời nay viết quá nhiều những bài thơ tùy tiện du dương và vô nghĩa. Sự “khó” của thơ nên mang lại cho người đọc một ngụ ngôn về cuộc đời dù với những biên tập kiểm duyệt mà con người ta vẫn có thể lang thang trên những bài thơ đầy khai mở, chứ sự “khó” không bao giờ làm thơ thành một thứ hàng hóa xa xỉ. Nhà thơ sáng chế ra sự “khó” làm thành những hư cấu về cuộc sống, dù dịu dàng hay tàn ác thế nào đi nữa, vẫn đáng sống và vẫn gần gũi trong tầm tay mọi người. Bạn đọc muốn nhà thơ hãy nhường phần hy vọng xa xôi tận đâu cho tôn giáo với những công bằng của thiên đàng địa ngục ở kiếp sau. 2.Tôi không thấy một rào cản nào của “thơ trẻ” hiện nay với bạn đọc cả. Cũng không có rào cản của thơ nói chung. Có thể có vài ba rào cản nào đó, nhưng đó không phải rào cản anh đang ám chỉ mà là những chuyện ngoài thơ. Chẳng còn ai muốn nghe nữa. Sự phát triển của xã hội làm người đọc thơ hôm nay không còn tấm màng che hai bên mắt ngựa và các nhà thơ cũng không còn trói buộc vào một chủ nghĩa hay phương pháp sáng tác nào. Điều vui sướng của người đọc bây giờ là đọc xong một bài thơ mà vẫn lưu giữ những ý nghĩa lẩn quất trong đầu, dù niềm vui ấy có bị đe dọa về sự không sáng rõ do những bí ẩn của bài thơ mà nhà thơ vô tình mang lại. Tôi vẫn nghĩ thơ luôn luôn là tên gọi của một nỗi buồn. Đó là lý do các nhà thơ tiếp tục mộng mơ, tiếp tục viết, tiếp tục lý giải về những phận người đã và đang bị ruỗng mòn bởi sự tàn ác, thời gian… và cuối cùng là cái chết. Sự múa may và vô nghĩa trong thơ nhằm làm cho mọi người lim dim ngủ như ngấm thuốc phiện là một tội mà chắc bạn đọc sau này khó tha thứ. Một nhà thơ bẩm sinh luôn luôn có khả năng mang bạn đọc đi theo tới cùng nhằm nhận được sự sáng rõ của mình sau những rối loạn đáng yêu của tất cả các giác quan. Hình như đó mới là quyền lực của thơ và những nhà thơ thực sự. Nguyễn Phan Quế Mai: Thơ khó không phải đích đến của tôi 1. Tôi luôn trân trọng các nỗ lực cách tân thơ cũng như sự phong phú của các thể loại thơ. Nhưng, tôi sẽ lạc lõng chăng khi nói rằng thơ khó không phải là đích đến của tôi? Là một người viết, tôi tìm đọc rất nhiều các thể loại thơ, trong đó có nhiều bài thơ khó, rất khó. Đôi khi tôi hoang mang, tự hỏi có phải là kiến thức thơ của tôi quá kém hay trình độ trên đại học của tôi vẫn chưa đủ để hiểu những bài thơ ấy. Một lần, vì quá băn khoăn, tôi tiếp cận với tác giả một bài thơ khó, nhưng chính người ấy cũng không thể giải thích với tôi những điều muốn chuyển tải qua bài thơ của mình. Có người đã nói rằng, thiên tài là một người có thể diễn tả những vấn đề phức tạp nhất một cách giản dị, dễ hiểu và ngắn gọn nhất. Theo tôi, thơ hay, thơ mới hoặc thơ cách tân không nhất thiết phải là thơ khó, mà ngược lại, những bài thơ hay là những bài thơ dễ hiểu, dễ cảm, dễ đi vào lòng người. Các nhà thơ, dù cách tân đến đâu, dù rối rắm đến đâu, làm sao có thể vượt qua vẻ đẹp giản dị của thơ Xuân Quỳnh: “Chỉ có thuyền mới hiểu/Biển mênh mông dường nào/Chỉ có biển mới biết/Thuyền đi đâu về đâu/Những ngày không gặp nhau/Biển bạc đầu thương nhớ/Những ngày không gặp nhau/Lòng thuyền đau – rạn vỡ” (Thuyền và biển)? Bài thơ trên của Xuân Quỳnh, đại diện cho một bài thơ hay, mặc dù dễ hiểu, nhưng không hề nông cạn, mặc dù đi vào lòng người, nhưng không hề đơn giản. Bài thơ ấy ẩn chứa nhiều tầng ngữ nghĩa, và những vẻ đẹp chưa phát lộ, mà bạn đọc có thể tự khám phá bằng cách soi mình vào bài thơ ấy.Dù đã thuộc lòng “Thuyền và biển” từ thời còn đi học, bây giờ đọc lại, tôi vẫn thấy bài thơ ấy không hề cũ chút nào. Là một người viết, điều tôi sợ hãi là mình lạm dụng cách tân để tạo ra những vỏ bọc rối rắm của ngôn từ. Tôi sợ mình say sưa với cuộc đua khoe khoang chữ nghĩa mà quên đi giá trị đích thực của thơ ca. Cách tân đối với tôi không phải là cuộc chơi trốn tìm chữ nghĩa, mà là dâng hiến cho người đọc những vẻ đẹp tươi mới trong nội dung, hình ảnh, cách diễn đạt, trong sự thăng hoa của cảm xúc. Tôi biết con đường mình đi đang rất dài nhưng tôi đang tìm đến sự giản dị trong thơ. Giản dị không có nghĩa là đơn giản, không có nghĩa là không có chiều sâu. Nhà thơ Nguyễn Hữu Quý, trong một bài viết gần đây có nói: “Thực ra khó hiểu hay dễ hiểu không phải là tiêu chí của thơ, mà thơ hay chính là sự lay động người đọc ở cảm xúc mạnh, ở tính đa nghĩa của hình tượng, ở sự hợp lý đắc địa của ngôn từ. Giá trị của thơ nằm ở việc phát hiện vấn đề, tìm và dựng tứ độc đáo, ở tính sáng tạo trong thiết lập cấu trúc bài, chọn lựa hình tượng khác lạ, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ nhuần nhuyễn đổi mới”. Tôi không phủ nhận và chối bỏ bất cứ hình thức sáng tạo nào. Trái lại, tôi nghĩ rằng các nỗ lực sáng tạo của các nhà thơ đang tạo ra những hình thức đầy màu sắc của thơ ca, nhiều “món ăn tinh thần” phong phú cho người đọc. Tuy nhiên, ở ngã rẽ sáng tạo, tôi sẽ không chọn cho mình con đường đi đến thơ khó, vì tôi nghĩ đấy không phải là lựa chọn duy nhất của sự đổi mới và cách tân trong thơ. Đỗ Doãn Phương: Người làm thơ thường thất vọng vì sự thờ ơ của công chúng 1. Chắc chắn không người viết nào nói rằng thơ mình cầu kỳ rắc rối khó hiểu. Người viết luôn nghĩ rằng vì tư tưởng mình to lớn, diễn dịch ra phải cần nhiều ý, nhiều tứ, nhiều thủ pháp tu từ và nhiều chữ. Thậm chí, những con chữ trong tự điển thôi chưa đủ, cần phải sáng tạo thêm những chữ mới. Và họ như con lạc đà chất lên mình gánh nặng do chính họ tạo ra. Trong khi cả nàng thơ của họ và công chúng không cần cái gánh nặng ấy, mà chỉ cần những trải nghiệm rút ra từ đó (….) Khi viết thơ, đương nhiên ai cũng nghĩ mình rất… dễ hiểu, rất mạch lạc, rất thành thực và cho rằng những ai không hiểu thơ mình hình như là do họ kém năng lực thẩm mỹ. Cũng tương tự như khi viết thư tình. Mình thành thực giãi bày lòng mình kín 4 tờ phê đúp, toàn những lời gan ruột cả, hy vọng cô ấy sẽ nuốt lấy từng lời, và sau đó ấp ôm bức thư vào ngực. Nhưng sự thực có phải bao giờ cũng thế đâu. Có khi nàng đọc bức thư mà chỉ cười khẩy vì người viết đã giãi bày những thứ tối tăm, rạo rực mà nàng chẳng muốn nghe. Như thế có nghĩa là mình đã viết về những thứ quá riêng tư, chỉ có ý nghĩa đối với chính bản thân mình trong hoàn cảnh ấy, tâm trạng ấy. Nó hoàn toàn vô nghĩa khi đem ra ánh sáng. Những bức thư như thế, cứ để một thời gian, khi đã hết cơn “đắm say” với nàng, giở ra đọc lại mới thấy mình viết thật là tức cười. Hơn nữa bài thơ của ta đâu phải chỉ là giãi bày riêng cho một người, nó là giãi bày với cuộc đời. Mà cuộc đời thì gồm toàn những người không những rất khác mình, mà họ còn không có thời giờ để quan tâm đến mình nữa. Vì thế vượt lên khỏi cái riêng tư, cái cảm giác tự kỷ ám thị để viết về những cảm xúc có thể là “mẫu số chung” cho mọi người là điều cần thiết. Người làm thơ thường thất vọng vì sự thờ ơ của công chúng, bởi làm được một bài tử tế đã khó, kiếm tìm sự đồng cảm của độc giả lại còn khó hơn. Cứ lấy chính mình ra làm ví dụ. Biết bao nhiêu lần mình thắp đèn cầm sách của nhiều đại thi hào tầm cỡ thế giới lên, ngồi cau mày, nhăn trán đọc mãi, đọc mãi mà vẫn thấy thơ của các vị cứ trượt ra khỏi mình. Nhưng tất nhiên, mình không dám nghi ngờ năng lực của các vị, mà đành phải quay sang nghi ngờ chất lượng của bản dịch, hay nghi ngờ năng lực cảm thụ của chính mình. Điều đó cũng là bình thường thôi, bởi để hiểu được một bài thơ có khi phải cả đời, nhất là bài thơ mà phải suốt đời ngẫm nghĩ người ta mới viết ra được. Như thế bài thơ có một mẫu số lớn. Ở nhà, tôi thường đùa với mẹ rằng, bài nào của con mà mẹ khen hay tức là bài… dở nhất, bởi thơ của con cao siêu, chứ không phải để đành cho các “bà già nhà quê” như mẹ! Đó chỉ là câu đùa thôi. Nó là một nửa của sự thật, bởi nếu một bài thơ mà các cụ thích thì thường là các bài vè. Tuy nhiên, nếu cái cao siêu biết tự từ chối sự cao siêu của mình mà giản dị được như bài vè thì mới thực là đắc đạo. Tôi không tin rằng mẹ tôi hiểu hết được những gì tôi gửi gắm vào các bài thơ, nhưng hy vọng có những bài gần gũi đến mức mẹ cảm thấy có một phần đời sống của mình ở bên trong. 2. Rào cản giữa thơ trẻ hiện nay và người đọc do cả hai phía. Người đọc có quá nhiều sự lựa chọn để giải trí, cho nên thờ ơ với văn thơ, và lâu dần mất thói quen thưởng thức giống như “mất dạ” với một món ăn vậy (vừa nghĩ tới đã thấy ngấy tận cổ rồi). Ở phía ngược lại cũng do chính những người sáng tác lâu nay, khi nghệ thuật của mình không kiếm tìm được những hình thức “ngon lành”, “hấp dẫn” để lôi cuốn người đọc thì dần dà những cái mình viết ra hầu như chỉ để cho mình. Ngay cả các độc giả chuyên nghiệp (tức là các bạn văn) cũng mất hứng thú khi đọc tác phẩm của nhau. Phá vỡ được rào cản này, gây ra được một con sốt, một sinh thú mới cho người đọc thơ, ấy là điều mà nhà thơ nào cũng ao ước. 8 năm trước, nhà thơ trẻ Lãng Thanh qua đời. Cú sốc trước cái chết của anh, cộng với sự sửng sốt trước những vần thơ vừa lãng mạn kỳ ảo, vừa đẹp đẽ một cách đau đớn, trong suốt… công chúng đã tìm đến thơ Lãng Thanh và tiếp nhận anh. Những đột phá khẩu như thế luôn là niềm hy vọng để công chúng trở lại với thơ T. K thực hiện Chuyên đề Thơ khó đương đại Việt Nam do phebinhvanhoc.com.vn tổ chức. Bài đã đăng trên Văn nghệ Trẻ số 13 – 2012
  6. Alison Flood Trên các trang web xã hội như Movellas và Wattpad đang xuất hiện một số lượng rất lớn các văn bản nghệ thuật của thanh thiếu niên, bao gồm cả phần đọc thơ và chia sẻ. Đó là lý do tôi điều tra hiện tượng này và trao đổi với một số thiếu niên xuất bản thơ trực tuyến. Rất nhiều thiếu niên tỏ ra khá e dè đối với việc sáng tác và thể hiện những sáng tác của mình. Tuy nhiên, với một tài khoản trực tuyến, bất cứ ai cũng có thể đăng bài và bộc lộ cảm xúc. Nếu bàn chuyện xuất bản thơ với các nhà xuất bản, thế nào bạn cũng được nghe một điệp khúc, rằng điều này là không thích hợp cho lắm, rằng thật khó khăn để bán được những tác phẩm của các tác giả trẻ ra ngoài thị trường, rằng giới trẻ ngày nay không hề quan tâm đến thơ ca. Nhưng, nếu bạn nhìn trên trực tuyến, bạn sẽ thấy một kết quả hoàn toàn khác biệt. Hơn 20.000 thanh niên tham gia viết thơ trên trang web xã hội Wattpad và hơn 100.000 thanh niên khác luôn tích cực đọc, chia sẻ cảm nhận với những bài thơ qua cả máy tính và điện thoại di động. Còn đối với Movellas, giới trẻ đăng tải từ 20 đến 30 bài mỗi ngày, và số đầu đọc phổ biến lên tới 15.000 lần trong một ngày. Những bình luận được đưa ra có thể từ 20 đến 200. Đây không phải là kết quả của một sự thờ ơ. Tôi đã khảo sát và nhận ra rằng, xu hướng chính cho các bài thơ phổ biến trên Movellas là hỗn hợp của cảm giác lo lắng, yêu thương và một chút hài hước. Rawrz đã làm việc rất tốt với Bí mật (Secrets). “Tôi không thể chạy trốn từ bí mật Chúng tồn tại ở khắp mọi nơi” Tess Towler thì thẳng thắn thể hiện với Tất cả những gì tôi có là con chữ của tôi (All I Have Is My Words) “Tôi nhìn vào bạn Nhưng cái nhìn của tôi không có ý nghĩa Tất cả những gì tôi có là con chữ của tôi” Còn Niall Nerd thì trăn trở với Tại sao là tôi? (Why me?) “Tại sao phải là bạn? Sao không thể là tôi? Vì bạn quá lạnh lùng? Hay bạn quá tàn nhẫn?” Tại Wattpad, cô bé Abby Meyer, 14 tuổi với tên online là SnowDrop07 vẫn còn quay cuồng với niềm vui sau khi nhận tin chiến thắng trong cuộc thi được đánh giá bởi Margaret Atwood với rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Bé đã phải viết hơn 10 bài thơ với đủ thể loại, bao gồm cả thơ ấn tượng, thơ sonnet (một loại thơ dài 14 câu), thơ villanelle (thơ 19 dòng), và một bài thơ chắp vá được hình thành từ việc lắp ghép các câu thơ từ các nhà thơ khác nhau. Tôi thì cho rằng, viết thơ tường thuật về sự biến hóa là phù hợp nhất với cô bé. “Ánh đèn quán cà phê mờ đi một nửa Người ta khuấy đảo bụi bặm của tin đồn Vào những chiếc ly đầy bọt…” Khi được hỏi về việc làm thơ của mình, bé Meyer đã trả lời rằng: “Rất nhiều bạn ngại ngùng trong việc bày tỏ cảm xúc của mình với người thân. Cháu biết rõ điều đó. Cháu đã từng rất lo lắng vì những bài thơ của mình, sợ là nó không đủ hay, hoặc là những người bên cạnh cháu không hề thích nó. Nhưng, với một tài khoản trực tuyến thì bất cứ ai cũng có thể đăng thơ của mình và thể hiện những cảm xúc mà họ không muốn người khác nhận ra hay không đủ tự tin để đưa thơ cho người khác đọc. Trên Internet, không có vấn đề gì nếu thơ của mình tồi tệ, bởi vì rất có thể chỉ có duy nhất một người lạ nào đó đọc nó mà thôi. Và với họ, điều đó chẳng quan trọng.” Chloe Smith, 16 tuổi thì nói rằng, “Dường như cháu đã bắt đầu có được những công nhận nhiều hơn trên Movellas. Bây giờ là lúc cháu có thể công bố những bài thơ của mình, đặc biệt là với những người thường xuyên tham gia trên trang web. Đó là cách tốt nhất để mọi người biết đến tác phẩm của cháu và cho cháu những ý kiến đánh giá. Nó cũng Là cách giúp cho cháu xây dựng ý tưởng và cải thiện việc viết lách của mình, để có thể viết tốt hơn trong những lần sau.” Thơ là một cách thể hiện tốt đối với thanh thiếu niên, bởi nó “giống như một cách để truyền đạt cảm xúc của một người”, Meyer đã cảm thấy như vậy. Cô bé nói rằng, “Cháu nghĩ là các bạn trẻ làm thơ để thể hiện sự lo lắng của họ, hoặc là viết về những gì mà họ sẽ không nắm bắt được nếu không hiểu biết nhiều về nó. Khi ta viết một bài thơ với con mắt nhìn của người khác, cần phải đặt mình trong chính họ và cảm nhận tất cả mọi thứ giống như là họ cảm nhận. Nó mang đến cho chúng ta một cái nhìn độc đáo về sự việc. Sẽ thế nào nếu các bạn khác đặt mình trong vị trí của cháu và viết? Cháu thực sự rất tò mò. Nó cũng là lý do khiến cho cháu thích làm thơ và đọc thơ trực tuyến… Cháu nghĩ rằng, làm thơ là cách để các bạn trẻ hiểu nhau hơn và cùng nhau trải qua những thay đổi cảm xúc thú vị.” Movellas là một trang xã hội được khai trương tại Đan Mạch vào năm 2010 và ra mắt tại Anh vào tháng Hai vừa qua. Bây giờ, nó có 20.000 thành viên chính thức. Tiểu thuyết viễn tưởng là thứ được truy cập nhiều nhất và phía sau nó, xếp thứ hai, là thơ ca. Biên tập viên Jordan Philips đã nói rằng, “Chúng tôi có 2.500 bài thơ trên trang web của Vương quốc Anh và một con số tương tự cho trang web của Đan Mạch. Mỗi ngày, có khoảng 20 đến 30 bài được tải lên. Khi chúng tôi thấy nó lớn mạnh như thế nào, chúng tôi đã thử một cuộc đua với Hội thơ. Chúng tôi đã phát hành một ứng dụng cho thơ vào iPhone trong vòng một tuần và sau 6 ngày, đã có 3.500 lượt tải về.” Cậu bé Ollie Lambert, 15 tuổi, với tên trực tuyến là WriterMan, người đứng thứ 2 trong cuộc thi của Movellas với bài thơ Dạo chơi (Walk) đã nói: “Tại sao cháu lại viết thơ là một câu hỏi khó. Cháu cho rằng thơ là cách chắt lọc kinh nghiệm và cảm xúc trong thực tế, đồng thời, truyền đạt ý tưởng một cách mạnh mẽ và thể hiện phong cách cá nhân khác biệt. Những ý kiến phản hồi từ trên Movellas đã khuyến khích cháu phát triển khía cạnh đặc biệt này trong những bài thơ của mình.” Wattpad là một trang web xã hội của Canada. Trong 6 tháng vừa qua đã có gần 1.000.000 lượt truy cập của thanh thiếu niên. Người sáng lập trang web, ông Allen Lau nhận xét rằng, “Thơ của thanh thiếu niên có xu hướng viết về các cảm xúc hàng ngày. Ngày xưa, các bạn trẻ viết thơ cho chỉ một mình mình đọc. Còn bây giờ, họ có thể chia sẻ nó với một người ở cách xa cả 5.000 dặm. Điều này thực sự rất thú vị. Nó không chỉ là cơ hội để tự thể hiện bản thân mà còn là cơ hội để nhận được những đánh giá, phê bình khách quan nhất.” Cả Lau và Philips đều tin rằng, sự quan tâm đối với thơ trực tuyến là rất lớn và nó đánh dấu cho những thay đổi của thể loại này.“Tôi nghĩ rằng, chúng tôi đang thực sự nhìn thấy sự phục hưng của thơ ca.” Rất khó để nói chuyện công bố thơ của thanh thiếu niên với các nhà xuất bản nhưng với Internet và điện thoại di động thì lại khác. Đó là nơi bạn có thể tham gia cùng với thơ như là một cộng đồng trực tuyến, cùng nhau viết, chia sẻ, trao đổi và nhận những nhận xét. Những trang wed như Movellas là nơi “trưng bày thơ trong thời đại kỹ thuật số”. Bất cứ ai có lòng quan tâm tìm hiểu hay đam mê thơ ca của các bạn trẻ yêu thơ đều có thể tham gia và thể hiện ý kiến của mình. Đó là một ý tưởng tuyệt vời cho thơ. Movellas đã kết hợp với Nhà xuất bản Sách thiếu nhi Macmillan tổ chức một cuộc thi về thơ và lọc ra 25 em chiến thắng. Thơ của họ sẽ được tập hợp trong một tuyển tập sách điện tử của Macmillan trong tháng Sáu năm nay. Các trang wed có “nguy cơ” là sẽ “ngập lụt” bởi sự kiện này. Những thiếu niên như Smith, Meyer và tất cả các độc giả của thơ trực tuyến thường không mua các bộ sưu tập thơ từ các hiệu sách. Meyer nói rằng, “Cháu thích đọc thơ trên các trang web và cháu cũng đã tìm thấy rất nhiều những tập thơ tuyệt vời. Thật xấu hổ khi người ta nói rằng thơ trực tuyến không phải là thơ bởi vì có những bài không xứng đáng để được công bố. Cháu không thường mua thơ, chủ yếu là vì cháu không mấy khi nhìn thấy thơ trong các hiệu sách. Tuy nhiên, cháu có thể mượn thơ từ mẹ cháu. Hồi cháu còn nhỏ, ông bà ngoại cũng thường mua thơ cho cháu đọc. Với tuyển tập thơ đầu tiên này, cháu đã không khỏi mong đợi là sẽ có thể dễ dàng mua thơ từ các hiệu sách.” Còn Smith thì nói rằng, “Cháu luôn luôn theo dõi các bài thơ mới được công bố trên Movellas. Nó là cách thức tuyệt vời để có thể đọc được rất nhiều bài thơ của những người mới mỗi ngày. Nó khiến cho cháu bận rộn. Cháu muốn đóng góp những nhận xét mang tính xây dựng cho họ. Cháu chưa bao giờ mua thơ từ một hiệu sách. Cháu thích tiểu thuyết hơn, và cũng bởi vì cháu chẳng bao giờ tìm thấy bất kỳ một cuốn thơ nào trong các cửa hàng sách địa phương. Cháu nghĩ là Movellas nên bắt đầu xuất bản sách, đặc biệt là thơ.” “Chúng ta đều biết, ngày nay, thật khó để được xuất bản trong dạng sách.” Đó là nhận định của Lambert. “Movellas đã cung cấp cho các bạn một cơ hội được công bố tác phẩm của mình. Đó là nơi cho những người muốn chia sẻ và phát triển cùng một lúc. Khả năng tiếp cận chính là chìa khóa, nhất là với thế hệ trẻ. Nhờ có Internet, việc công bố tác phẩn dễ dàng hơn bao giờ hết và bạn cũng không cần phải chờ đợi cả hàng tháng trời để có được phản hồi từ nhà xuất bản, hay lo lắng vì bị từ chối liên tục. Bạn hoàn toàn có thể đăng bài của mình lên Movellas và mọi người sẽ đọc nó rồi nhận xét ngay trong ngày. Đây thực sự là điều hấp dẫn đối với các tay viết trẻ.” Thi Vũ Lược dịch theo Guardian Nguồn: văn nghệ Trẻ
  7. Tôi đồng ý với TLV. Các bạn liên quan vụ cấn cá gì đó hãy gác lại mọi sự tranh cãi gây xung đột như trên. Và nếu thấy cần thì trao đổi theo một hướng khác dễ chịu hơn, có thể là chỉ riêng tư chứ không sử dụng diễn đàn . Chúc mọi sự tốt đẹp nhanh.
  8. Văn học - nghệ thuật Chăm vấn đề lực lượng Từ hơn trăm năm qua, sau những nỗ lực không biết mệt mỏi của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, văn hóa Chăm đã dần dần được đánh thức. Từ đó nó gây sự chú ý không ít đến giới chuyên gia cũng như bộ phận công chúng quan tâm. Rồi, từ sau đất nước thống nhất, lực lượng làm văn học - nghệ thuật người Chăm cũng đã có những đóng góp đáng kể vào nền văn hóa đa dân tộc Việt Nam. Về phía tập thể, Ban Biên soạn sách chữ Chăm - Thuận Hải (gồm Ninh Thuận và Bình Thuận) thành lập năm 1978, đã làm được rất nhiều việc. Sau 35 năm, ban đã cho ra đời cả trăm đầu sách giáo khoa cấp tiểu học, đào tạo trên 500 giáo sinh, non 2 vạn học sinh Chăm biết đọc, viết chữ Chăm. Sau đó Trung tâm Nghiên cứu văn hóa Chăm - Ninh Thuận thành lập từ năm 1992, đã tiến hành thu thập tư liệu giá trị. Hai thập niên sau, Bảo tàng văn hóa Chăm tại Bắc Bình, Bình Thuận cũng đã khai trương, lưu giữ nhiều hiện vật và giới thiệu nhiều nét văn hóa Chăm đến với cộng đồng và du khách. Thuộc bộ phận cá nhân, ngoài luận án khoa học của các nhà khoa bảng như: Thành Phần, Bá Trụng Phụ, Phú Văn Hẳn, Quảng Đại Cẩn… các công trình nghiên cứu giá trị của những nhà nghiên cứu độc lập cũng đã được công bố. Từ Phú Yên, Kasô Liễng cho ra mắt các trường ca dân gian Chăm dày dặn. Văn Món - Sakaya chuyên viết về lễ hội và nghề cổ truyền Chăm. Trước đó, Inrasara cho ra đời hàng loạt tác phẩm về văn học và ngôn ngữ Chăm, trong đó sáng giá nhất là bộ ba Văn học Chăm, khái luận văn - tuyển đã được Trung tâm Lịch sử và Văn minh Đông Dương thuộc Đại học Sorbonne tặng giải thưởng. Nguyễn Văn Tỷ thuộc thế hệ đi trước cũng đã nỗ lực xuất bản hai tác phẩm về giáo dục và xã hội Chăm. Ảnh: Đình Hòa Khía cạnh khác, gốm Bầu Trúc - Ninh Thuận và gốm Bình Đức - Bình Thuận tưởng đã thất truyền, cũng đã khởi sắc từ vài hai thập niên qua, thu hút đáng kể lượng du khách đến với nghề thủ công với lối chế tác được cho là cổ nhất Đông Nam Á này. Cạnh đó, nghề dệt thổ cẩm Chăm ở Ninh Thuận tạo sự chú ý đặc biệt. Công ty dệt Inrahani ra đời, đã mang lại sự nhộn nhịp cho thị trường thổ cẩm. Đó là về nghiên cứu quá khứ. Riêng sáng tạo cái mới thì sao? Người Chăm có đóng góp gì đáng kể không? Về mỹ thuật. Đàng Năng Thọ, họa sĩ, 2 lần đoạt giải thưởng mỹ thuật. Sau lần ra mắt ở Thủ đô vào năm 1995, anh gây sự chú ý đáng kể. Thành Văn Sưởng, điêu khắc gia, cũng tham gia nhiều cuộc bày tranh tượng, có tiếng vang nhất định. Sau đó, Chế Kim Trung, là một khuôn mặt mới nhiều triển vọng. Về văn học, Inrasara, sáng tác cả tiếng Chăm lẫn tiếng Việt, hai lần đoạt Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam sau đó là Giải thưởng văn học Đông Nam Á, đã tạo kích thích lớn cho thế hệ trẻ Chăm. Tagalau, Tuyển tập sáng tác - sưu tầm -nghiên cứu Chăm, ra đời số đầu tiên vào mùa Katê 2000, qua 13 kỳ, đặc san đã trình làng được nhiều khuôn mặt sáng giá. Về sáng tác có: Trà Vigia, Jalau Anưk, Đồng Chuông Tử, Tuệ Nguyên, Kiều Maily… Về nghiên cứu có: Nguyễn Văn Tỷ, Quảng Đại Tuyên, Bá Minh Truyền, Sonputra, Bá Văn Quyến… Riêng ca - múa - nhạc. Amư Nhân, nhạc sĩ kiêm ca sĩ, đã có 6 tác phẩm và 4 băng đĩa riêng. Đoàn nghệ thuật dân gian Chăm - Ninh Thuận thành lập năm 1993, với 25 diễn viên trong đó nổi bật: Dương Tấn Đức, Đàng Năng Đức, Thập Ariya, Bích Trâm, Như Trang… Đoàn đã phục vụ từ thủ đô, thành phố lớn cho đến tận xóm phây hẻo lánh. Đoàn nghệ thuật dân gian Chăm huyện Bắc Bình, thành lập năm 1989, gồm 20 diễn viên, cũng mang nhiều sắc thái độc đáo với các khuôn mặt: Lâm Tấn Bình, Phi Thúy, Minh Tuyết, Bình Vương, Trường Loan… Phác họa khái quát hoạt động văn học nghệ thuật cùng vài khuôn mặt tiêu biểu Chăm thời gian qua, nhấn mạnh vào sự sáng tạo cái mới trên nền tảng truyền thống: Một bức chân dung còn khá mờ nhạt, dù đây đó đã có vài tín hiệu đáng mừng. Thế nhưng, ở bề sâu lịch sử, tiềm lực sáng tạo của người Chăm rất mạnh. Thế hệ trẻ Chăm hôm nay đã đón nhận được hơi thở đó chưa? Câu trả lời chân thật là: chưa! Trong lúc nhiều chân trời mới đang mở toang trước mắt chúng ta đòi hỏi tầm sáng tạo tương ứng. Trong lúc nhu cầu thưởng thức sản phẩm nghệ thuật ngày càng cao, càng khắt khe của mọi tầng lớp xã hội. Và trong khi hơn lúc nào hết, chúng ta cần có những đóng góp mới bên cạnh cái đã có tự ngàn xưa. Hy vọng trong tương lai không xa, bằng sự đầu tư đúng mức vào việc sưu tầm và bảo tồn vốn cổ quý giá, bằng sự bồi dưỡng có định hướng một đội ngũ sáng tạo trẻ, bằng các cuộc tổ chức giao lưu học hỏi giữa các dân tộc anh em và nhất là bằng các nỗ lực cá nhân, tiềm lực sáng tạo sẽ được đánh thức đúng nghĩa. Khi đó, thế hệ trẻ Chăm sẽ có những đóng góp xứng đáng hơn nữa vào nền văn hóa đa dân tộc của Việt Nam. Trà Chân BTO
  9. vậy là cũng có một vài ý kiến về hiện tượng NPV, thú vị đấy. Mình chắc cũng phải đọc thêm để có gì đó góp lời. Cám ơn các bạn niều . Chúc khỏe, vui, sáng tạo.
  10. duonghoanghuu

    TÌNH ĐẦU

    Dù không thành Vẫn là Em Đoá hoa chớm nở Trong miền Vô ưu Em cho ta biết tương tư Em thành bất tử Thiên thu tình đầu 28/2/2013
  11. Không biết có phải là sự ngẫu nhiên không, nhưng nhiều giải thưởng văn học vài năm trở lại đây tác giả miền Nam thường không gặt hái được kết quả cao. Bắt đầu từ cuối năm 2012 cho đến đầu năm 2013, không hẹn mà những cuộc thi dành cho văn chương khắp trong Nam ngoài Bắc cùng khởi động, như Văn nghệ Quân Đội, Văn học tuổi hai mươi, Vì an ninh Tổ Quốc và bình yên cuộc sống… bên cạnh đó là giai đoạn nước rút cuộc thi truyện ngắn của tuần báo Văn nghệ. Như một thói quen của người làm báo, tôi thường chia sẻ thông tin này tới bạn bè và những nhà văn mà mình yêu mến rồi không quên dặn thêm “dự thi đi nhé”. Có hai thông tin đáng chú ý tôi nhận được lại là: Miền Nam hay miền Bắc tổ chức thi? Nếu đơn vị tổ chức cuộc thi là miền Nam thì người miền Bắc kém hào hứng và ngược lại. Lý do được họ đưa ra là: Miền nào tổ chức thì giải to, giải lớn đa phần sẽ thuộc về người miền ấy. Và phần nhiều giải thưởng thường dành cho các tác giả từ miền Bắc ra đến miền Trung, còn miền Nam thì rất ít. Cứ tưởng đây là câu nói hài hước của những người lười viết, đang bị “tắc” hoặc đơn giản là họ viết chưa hay. Cái “cảm nhận” chung này, thật bất ngờ, không chỉ có một, hai người đưa ra mà nhiều hơn thế. Chúng ta đồng ý rằng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm văn học lớn nhất cả nước. Dù trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam tại Hà Nội nên một số hoạt động, mang tính sự kiện văn chương được diễn ra nhiều hơn. Nhưng bản chất của văn chương không phải là những hoạt động bề nổi nếu không muốn nói là lặng lẽ âm thầm. Thực tế cũng chứng minh, số lượng tác phẩm của các nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh cũng không hề nhỏ và đội ngũ các cây bút trẻ sôi động, nhiều tiềm năng. Để kiểm chứng phần nào nhận định về giải thưởng văn chương ở hai thành phố lớn, xin làm cuộc lướt web nhỏ xem lại kết quả một số giải thưởng văn chương vài năm gần đây. Ở đây xin lưu ý là chỉ xem lại các giải thưởng mà đối tượng tham gia không phân biệt tính vùng miền như thể lệ đã nêu, và chủ yếu ở thể loại văn xuôi. Bắt đầu từ giải văn học thường niên của Hội Nhà văn Việt Nam, năm 2012 có năm tác phẩm được giải thưởng thì chia cho miền Bắc và miền Trung (Nguyễn Thị Thu Huệ, Văn Chinh, Trần Quang Quý, Thanh Thảo, Phạm Đương). Tác giả ở thành phố Hồ Chí Minh không có giải, chỉ có một tặng thưởng thơ dành cho nhà thơ Phan Hoàng. Năm 2011 đội ngũ cầm bút của thành phố mang tên Bác không có giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, phần lớn là tác phẩm của tác giả miền Bắc như Nguyễn Xuân Khánh (Hà Nội), Hoàng Ngọc Hiến (Hà Nội), Đình Kính (Hải Phòng), Đỗ Doãn Phương (Hà Nội)… Cũng tương tự, giải tiểu thuyết lần thứ 3 của Hội Nhà văn kéo dài từ 2006 - 2009 các tác giả ở miền Bắc và miền Trung cũng áp đảo giải thưởng, miền Nam có hai giải C, trong tổng số 14 tác giả đoạt giải là Nguyễn Một và Trầm Hương. Nhưng nhà văn Nguyễn Một ở Đồng Nai và chỉ có nhà văn Trầm Hương mới đúng là ở Sài Gòn. Hai giải thưởng cuộc thi truyện ngắn gần đây nhất của báo Văn Nghệ năm 2003 - 2004 và 2006 - 2007 các tác giả miền Bắc và miền trung đều dành giải cao như: Phạm Duy Nghĩa (Lào Cai), Bão Vũ (Hải Phòng), Hà Thị Cẩm Anh (Thanh Hoá), Ngô Phan Lưu (Phú Yên), Hồ Thị Ngọc Hoài (Nghệ An). Thành phố Hồ Chí Minh có giải nhì của Nguyễn Danh Lam và tác giả trẻ Yến Linh được nhắc đến là cây bút triển vọng. Tư liệu trên Văn nghệ Quân đội, các cuộc thi truyện ngắn và ký của tạp chí từ năm 1992- 2006 lần lượt các giải nhất, hoặc các giải cao nhất (tính những năm không có giải nhất, chỉ có giải nhì) như sau: Nguyễn Thị Thu Hụê (Hà Nội), giải năm 1992 - 1994, Trần Thanh Hà (Hà Nội) giải năm 1996, Đỗ Bích Thuý (Hà Giang) giải năm 1998 - 1999, Thuỳ Linh (Hà Nội), Dương Tử Giang, Nguyễn Văn Thọ (Hà Nội) giải năm 2001 - 2002, Lương Ngọc An (Hà Nội) giải năm 2002 - 2004 và Vũ Xuân Tửu (Tuyên Quang) giải năm 2005 - 2006… một lần nữa cho thấy sự thiếu vắng của các cây bút thành phố phương Nam! Phần liệt kê ở trên có một ngoại lệ, đó là giải thưởng thường niên năm 2010 của Hội Nhà văn Việt Nam, trong số 4 giải, thì có 3 tác giả ở miền Nam là Trần Đức Tiến, Nguyễn Danh Lam và Từ Quốc Hoài. Nếu để gọi là tác giả của thành phố Hồ Chí Minh thì lại chỉ có hai, là: Nguyễn Danh Lam và Từ Quốc Hoài. Tuy nhiên, vì đây là năm mà cùng một lúc Hội Nhà văn công bố giải thưởng của hai năm liền, nên với mười một giải thưởng thì hai nhà văn ở Thành phố Hồ Chí Minh là con số dễ bị áp đảo. Và nếu nhìn lại từ toàn cuộc thống kê ở trên thì rõ ràng các tác giả phía nam mà cụ thể ở Thành phố Hồ Chí Minh thực sự quá ít được vinh danh trong các giải thưởng văn chương. Ngược lại, ở những cuộc thi văn chương được tổ chức tại Sài Gòn thì dường như cũng có tình trạng tương tự. Tại giải Văn học tuổi 20 được coi là một trong những cuộc thi có uy tín ở phía nam thì lần gần đây, lần thứ 4 và lần thứ 3, các giải lớn đều dành cho các cây bút trẻ miền Nam như: Trương Anh Quốc, Võ Diệu Thanh, Trần Thị Hồng Hạnh… Mới đây nhất, cuộc thi truyện ngắn với chủ đề: Con người và cuộc sống của báo Sài Gòn giải phóng phối hợp với Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức cũng trao giải cao nhất - giải nhì cho hai tác giả phía Nam là Trần Kim Trắc và Trương Anh Quốc. Kể thêm, tại Hội nghị viết văn trẻ toàn quốc lần thứ 8 tổ chức tại Tuyên Quang năm 2011, thành phố Hồ Chí Minh cũng chỉ có 10 đại biểu được Ban nhà văn trẻ lựa chọn, một con số khá khiêm tốn so với lực lượng đông đảo của thành phố. Các giải thưởng kể trên, trong thể lệ không khoanh vùng tác giả sinh sống, vậy nhưng từ cuộc điểm danh lại nhiều câu hỏi được đặt ra. Bởi nếu mang tính địa phương thì đã có giải thưởng thường niên của Hội văn học nghệ thuật tỉnh đó. Hoặc như ở Đồng bằng Sông Cửu Long, các hội văn học nghệ thuật liên kết tổ chức một số cuộc thi văn, thơ, bút ký, truyện ngắn nhưng giới hạn là viết về con người và cuộc sống của Đồng bằng Sông Cửu Long thì đương nhiên giải thưởng cho tác giả bản địa là chuyện không lạ. Mỗi một giải thưởng khi công bố kết quả có thể coi cũng là một công bố về gu thẩm mĩ nghệ thuật của những thành viên ban giám khảo chứ không hẳn đã là một tiêu chí toàn diện có thể bao quát toàn bộ tình hình văn chương thời điểm đó. Chất lượng của giải thưởng đến đâu chứng tỏ sự bao quát nghệ thuật của ban giám khảo. Trong vai trò ban giám khảo cuộc thi văn chương, một số nhà văn cho biết, các bài dự thi cũng được bảo mật tên tác giả giống như việc chấm thi đại học. Chỉ khi nào điểm số, thứ hạng xong hết thì tên tác giả mới được ghép vào. Trừ giải thường niên và tiểu thuyết của Hội Nhà văn - tức là những giải thưởng căn cứ vào tác phẩm đã xuất bản, không thể quản lý theo cách thức bí mật, còn lại các cuộc thi đều có khâu bảo mật. (Xét giải các tác phẩm công khai đều có tranh luận nghệ thuật của một hội đồng nghệ thuật riêng). Thậm chí, bí mật kết quả đến tận lúc trao giải mới công bố. Thế nên nói có sự thiên vị vùng miền giữa tác giả với ban giám khảo là khó. Hay cho rằng, tại vì tác phẩm dự thi “tự khai” quê quán của tác giả với ban giám khảo cũng là một giả thiết chưa thật thuyết phục… Hay các tác phẩm ở miền Nam không cùng gu với ban giám khảo và một sự thật là (có thể) là… kém các miền khác? Việc giải thưởng văn chương không tuân theo quy luật chia đều cho hai thành phố được coi là trung tâm văn học của cả nước có thể có người cho rằng, đó là một quy luật mà sự đa nghĩa, đa tầng của văn chương tự thân nó đã có. Nhưng có thể cũng có người cho rằng, đó là việc hơi bất thường và cần tìm một vài lý giải. Lý giải để đi đến ngọn ngành là một điều khó, e rằng nó chỉ thoả mãn phần nào. Hiền Nguyễn Nguồn: Tổ quốc
  12. duonghoanghuu

    LÉN NHÌN CỎ XANH

    Bất ngờ một khóm cỏ xanh Cõi xa xăm đến mọc quanh thềm nhà Tôi thường hé cửa nhìn ra Cỏ xanh xanh đến ngẩn ngơ mắt người Cỏ hoang phiêu dạt biển trời Mà tôi cửa khép một đời xanh xao Phận người phận cỏ thương nhau Lén trao gửi nhé chút màu cỏ xanh
  13. ĐÔI ĐIỀU CẢM NHẬN BÀI THƠ BÀ MẸ MANG HÌNH TRĂNG Tác giả: ĐẶNG CƯƠNG LĂNG GIẢI NHẤT CUỘC THI THƠ ĐẠI NAM – NGUYỄN BỈNH KHIÊM NĂM 2012 CHỦ ĐỀ VỀ ĐẠO NGHĨA Bà mẹ mang hình trăng Đi ngamg qua chiến tranh Năm người con sao sáng Đã hiến dâng non ngàn Trong ngôi nhà thắp lửa Bao tình nghĩa nước non Bao tình người chan chứa Lòng mẹ hết héo hon. Bạn con khắp bốn phương Ngày giỗ, tết sớm tối Dâng lên mẹ tình thương Cả mùa xuân chín tới Bà mẹ mang hình trăng Lắng sâu hồn non nước Thiếu vắng người con đẻ Lại thêm nhiều con nuôi. Mái ấm là trời cao Sân nhà là đất rộng Gió bốn phương ra vào Tóc người bay lồng lộng. Bà mẹ mang hình trăng Nhẹ bước trong bình yên Ngàn vì sao tỏa sáng Giữa đất trời mênh mông. Chiến tranh đã đi qua gần 40 năm, nhưng đề tài chiến tranh vẫn là những nguồn cảm xúc dồi dào của các nhà văn, nhà thơ, nhạc sỹ trên cả nước. Thật vậy trong chúng ta nhiều người đã được đọc, được nghe, được thưởng thức những bài văn hay, những bài thơ tuyệt tác, những ca khúc bất hủ viết về đề tài người mẹ trong chiến tranh như: Người mẹ cầm súng chuyện của Nguyễn Thi, Mẹ Suốt thơ của Tố Hữu, Mẹ Việt Nam anh hùng nhạc và lời của An Thuyên… Hôm nay sau gần 40 năm chúng ta gặp người mẹ qua tác phẩm “Bà mẹ mang hình trăng” của tác giả Đặng Cương Lăng, giải nhất cuộc thi sáng tác thơ chủ đề “ Đạo nghĩa” do câu lạc bộ Thơ Việt Nam tổ chức năm 2012. Cuộc thi có tới 26.245 bài thơ của 4.925 tác giả ở 43 tỉnh, thành phố tham dự, đây là một kết quả thật tuyệt vời. Bài thơ gồm 6 khổ , thể loại ngũ ngôn, mỗi khổ 4 câu đều là tiếng lòng chân chất tình người, tình đời, mang đầy tính nhân văn đạo lý trong sáng, tươi đẹp của chế độ Xã hội, xã hội chủ nghĩa mà toàn Đảng, toàn Quân, toàn Dân ta dầy công vun đắp được như ngày nay. Chúng ta đã làm tốt, đang làm tốt, và tiếp tục tuyên truyền để lớp lớp, các thế hệ con cháu chúng ta mai sau phải nhớ và làm cho tốt hơn nữa việc chăm sóc các thân nhân liệt sỹ, các gia đình người có công cách mạng, coi đền ơn đáp nghĩa là bổn phận, là trách nhiệm của mỗi công dân Việt Nam. Góp phần thực hiện tốt “Luật Ưu đãi người có công cách mạng” của Đảng và nhà nước trong thời kỳ phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Với giọng văn mềm mại, êm dịu, thanh thoát, trong sáng qua bài thơ tác gỉả lột tả nội tâm bằng nhiều hình tượng rất sấu lắng, làm cho người đọc đầy cảm xúc mênh mang: “Bà mẹ mang hình trăng Đi ngamg qua chiến tranh” Hai câu đầu bài tác giả thật tài tình khi lấy hình ảnh trăng là hình ảnh bà mẹ ở đây ta thấy vừa đẹp vừa hay và quá đắt rồi. Càng đọc ta càng thấy “ Bà mẹ mang hình trăng” thật đầy ấn tượng suy tư. Bà mẹ đây không của riêng ai mà là hình tượng bà mẹ Việt Nam Tổ quốc yêu dấu thân thương. Chứng minh qua mỗi câu, mỗi tứ thơ càng cho chúng ta thấy vẻ đẹp bà mẹ mang hình trăng hao hao giống như chính mẹ mình vậy. Vâng một bà mẹ duyên dáng, dịu hiền đẹp như những vầng trăng tròn và mẹ đã từng trải qua biết bao nấc thang thăng trầm gian khổ, mất mát hy sinh; chịu đựng bao thương đau trong cuộc chiến tranh ác liệt ấy… “vầng trăng khuyết”. Đọc và ngẫm nghĩ “Bà mẹ mang hình trăng” càng làm mỗi chúng ta rung động xót thương mẹ vô cùng. Cái lưng còng của mẹ đã ngục xuống theo năm tháng chờ đợi các con giống như vành trăng cong kia. Mẹ đã trải qua bao khó nhọc, vất vả, lam lũ sớm hôm, lặn lội mò cua bắt ốc; chắt chiu từng giọt sữa, kiếm từng miếng cháo, đụn rau… nuôi cả đàn con khôn lớn trưởng thành chỉ với niềm mong manh bé nhỏ tới tuổi về già được cậy trông các con khi sớm tối. Nhưng đất nước chiến tranh, mẹ lần lượt tiễn các con tòng quân đi giết giặc cứu nước, cứu nhà và trong cuộc chiến ác liệt ấy các con mẹ đều hy sinh không trở về. “Năm người con sao sáng Đã hiến dâng non ngàn” Năm người con của mẹ đều là liệt sỹ, các anh, các chị đã hiến dâng máu thịt của mình cho cuộc chiến tranh vĩ đại cứu nước của cả dân tộc để cách mạng tới ngày toàn thắng nhưng các anh các chị không về, nhưng mẹ không trở nên côi cút một bóng một đèn, mà mẹ đã có tất cả đàn con từ bốn phương về bên mẹ đó thôi. Với giọng văn trôi chảy, trong sáng, nhẹ nhàng, thanh thoát. Với bút pháp tinh túy tác giả nói giùm chúng ta những việc Đảng, nhà nước và nhân dân ta đã làm được, tuy chỉ một chút nhỏ nhoi thế thôi nhưng đó chính là chân lý, là nguồn cội là lẽ sống của dân tộc ta được lưu truyền tiếp nối qua đời này sang đời khác. “…Trong ngôi nhà thắp lửa Bao tình nghĩa nước non Bao tình người chan chứa…” Cuộc vận động lớn do Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam phát động trong những năm qua cả nước ta làm được bao nhiêu việc có ý nghĩa đã xây được bao mái ấm tình thương, bao ngôi nhà tình nghĩa, bao sổ Tiết kiệm…giúp cho bao nhiêu hoàn cảnh éo le, khốn khổ đã được toàn xã hội chăm lo. Trong đó có công sức của chính các đồng đội, đồng chí bạn các con của mẹ và đồng bào đã thành tâm mỗi người một ít đền ơn đáp nghĩa với các thân nhận liệt sỹ với người có công cách mạng và với người nghèo… Nên “Lòng mẹ hết héo hon”. Thơ đã nói giùm ta tất cả và có lẽ chỉ riêng ở Viết Nam thôi: “ Bạn con khắp bốn phương Ngày giỗ, tết sớm tối… …Thiếu vắng người con đẻ Lại thêm nhiều con nuôi.” Xin nhấn mạnh điểm sáng và sự thành công của bài thơ cũng chính ở những phần bình trên. Các con đẻ của mẹ không về nhưng mẹ đã có biết bao nhiêu đứa con khác, đó chính là những đồng chí, những đồng đội của các anh các chị may mắn còn được trở về sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, ở khắp bốn phương luôn tìm về bên mẹ thay các anh, các chị chăm lo cho mẹ làm tròn bổn phận với người đã hy sinh vì tổ quốc. Câu lạc bộ thơ Việt Nam trong nhiều năm qua đã luôn phối hợp và tổ chức thành công nhiều cuộc thi sáng tác lớn. Trong đó đã có những cuộc thi không có giải nhất, thì đến cuộc thi này bài thơ Bà mẹ mang hình trăng của tác giả Đặng Cương Lăng được xếp giải nhất là cả sự thống nhất cao của tập thể Ban giám khảo gồm những nhà văn, nhà thơ uy tín trong làng văn học nước nhà, góp phần quyết định cho thành công mỗi cuộc thi. Theo http://nguyenthongbg.blogtiengviet.net
  14. GHI 27/2/2011 Bài viết của nhà thơ LHM * rất hay nhất là gợi ra nhiều ý đáng nghiền ngẫm. Tôi cũng có ý kiến riêng như thế này: một nhà thơ không thể toàn bích, toàn diện chạm tới các vấn đề đương thời, các mặt xã hội, văn hoá hay đời sống của thời mình; đó là cho cả nền thơ. Trách là trách cả nền thơ của thời đại chứ cá nhân chỉ có thể góp một chút gì vượt trội nhất từ sáng tạo của mình Nhà thơ "làm nghề tất nhiên cần phải học", nhưng mô phạm háo sáng tạo thì chỉ có sản phẩm thơ sạch chứ khó đạt tầm xúc cảm của thơ hay, những câu thơ , bài thơ xuất thần mới để lại cái vô giá của thơ cho cuộc sống. Nhân đây tôi cũng mạo muội góp về chuyên biên tập, rất tiếc không được phép nhà thơ YL.Theo gợi ý "nhiều lúc, bài thơ chỉ được sửa một chữ, một ý là bài thơ hay hẳn lên" trên đây, tôi chợt nhớ bài thơ sau : Gió đêm chuốt nhọn bút mai đề Chợt bóng hoa xuân sớm hiện về Lắc chiếc lọ sành còn rượu nhín Vọng lên đỉnh núi cụng vài ly YL Đọc đọc rất nhiều lần và thấy bài thơ hay quá nhưng vẫn lợn cợn ba chữ cuối : cụng vài ly. Trước hết là chữ ly không vần với đề, về. , thứ hai cụng vài ly không thơ lắm, không hợp với phong vị thơ Đường và cả nội dung toàn bài thơ. Tôi nghĩ , biên tập ba chữ trên như sau hi vọng giải quyết vấn đề nêu trên, xin phép nhà thơ YL, đó là : cụng ly hề, câu thơ cuối bài sẽ là Vọng lên đỉnh núi cụng ly hề Từ hề rất quen thuộc trong thơ Đường; cụng ly là đủ và hay hơn cụng vài ly nhiều. Rất mong quí anh thông cảm sự tí toáy của dhh. * http://lehuymau.vnweblogs.com/post/2402/82498
  15. Thơ truyền thống và hiện đại Đinh Quang Tốn 1 . Nhà thơ “mở lối cho ta về bể” Có nhiều định nghĩa về thơ và nhà thơ. Nhưng nhìn chung thơ và nhà thơ đi liền với cái hay cái đẹp. Thơ thường đi liền với tuổi trẻ, mùa xuân, tình yêu. Phải vậy chăng mà mọi người quen gọi thơ là “nàng thơ”, và bây giờ ngày càng có nhiều người phấn đấu để trở thành nhà thơ. Bởi trong lịch sử, “nhà thơ” là một danh hiệu, danh hiệu “nhà thơ” rất cao quý. Chỉ có điều, nhà thơ là do trời đất sinh ra, chứ không thể phấn đấu được. Những ai phấn đấu để trở thành nhà thơ thì thường là những người tự ngộ nhận. Thơ sinh ra nhà thơ hay nhà thơ sinh ra thơ, thật khó rạch ròi, bởi khi có thơ thì sẽ có nhà thơ và ngược lại. Còn khi đã không có thì không có cách nào để có được. Càng phấn đấu để sinh ra thơ, thành nhà thơ thì càng xa thơ. Trong các khái niệm về thơ và nhà thơ, tôi chú ý đến mấy câu của Chế Lan Viên: “Trái đất rộng thêm ra một phần vì bởi các trang thơ Vì diện tích tâm hồn các nhà thi sĩ Họ chỉ trồng một hàng dương để mở lối cho ta về bể”... Hai câu trên là một cách lý tưởng hóa thơ và nhà thơ, giống như Xuân Diệu từng lý tưởng hóa tình yêu của các chàng địa chất trong bài thơ “Anh địa chất và những triệu năm” là “anh địa chất yêu ai, chắc hẳn yêu dài, yêu bền, yêu chặt”... Nhưng câu thứ ba“Họ chỉ trồng một hàng dương để mở lối cho ta về bể” thì là một quan điểm về thơ và nhà thơ rõ ràng và riêng biệt. Ông không quan niệm thơ là bể như nhiều người, trong đó có các nhà thơ và nhà phê bình thơ. Ông chỉ quan niệm nhà thơ là người “mở lối” cho tâm hồn mọi người “về bể” mà thôi. Có thể thấy, đấy là một quan niệm hiện đại. Nó không “bao cấp” về tư tưởng, về tâm hồn. Nó “mở lối” cho tư tưởng và tâm hồn mọi người đi tới tự do. Quan điểm đó là sự phát triển tự nhiên quan niệm thơ phải hàm súc của thơ phương Đông. Thơ là gợi, chứ không phải giãi bày, không trình, không phô hết. Đây là một sự phát triển lý luận thơ hiện đại trên cơ sở truyền thống. Tôi rất dị ứng với việc áp dụng các lý luận về thơ của phương Tây vào đánh giá, lý giải thơ phương Đông. Không kể dùng các loại chìa khóa cảm ứng từ hiện đại để mở những chiếc khóa có lãy của phương Đông. Phải dùng các chìa khóa răng cưa đặc trưng phương Đông thì mới mở được khóa vào những ngôi nhà phương Đông. Cái kiểu hoắng lên các loại lý luận, làm như chỉ có phương Tây mới là hiện đại, rồi áp dụng một cách máy móc vào giải mã thơ phương Đông, thơ Việt Nam thì đâu có được! Rồi từ các loại lý thuyết ấy lại sinh ra các loại thơ phương Tây cho đời sống xã hội phương Đông, xã hội Việt Nam thì theo tôi là đi ngược quy luật của sự phát triển, mà từ xưa ông cha ta đã tỉnh thức giễu cợt điều đó trong bài ca dao “Ngược đời” đó thôi! Nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn trong bài “Tự thú của một người viết phê bình” có tâm đắc với câu chuyện của thi sĩ Xuân Diệu trao “chìa khóa” phê bình văn chương cho nhà thơ Phạm Tiến Duật bằng cách tặng quyển “Mái Tây” của Vương Thực Phủ, có lời bình của Kim Thành Thán, do Nhượng Tống dịch. Điều đó chứng tỏ sự trăn trở của anh, cũng như của Xuân Diệu, Phạm Tiến Duật đi tìm lý thuyết cho phương pháp phê bình văn chương phương Đông. Theo tôi, đó là những trăn trở đáng quý, theo một phương hướng đúng, cần phải tiếp tục khơi mạch và phát triển. Tôi lại nghe nói, có những nhóm người đang tìm cách vận động để tác giả này tác giả nọ của Việt Nam được trao giải Nobel văn chương. Tốt thôi, giao lưu văn hóa với thế giới thời mở cửa thì tham gia vào các cuộc chơi là điều cần thiết. Nhưng tôi tin, dù có bị thiên lệch như thế nào thì giải Nobel văn chương trao cho một nhà văn thuộc dân tộc nào, tất phải mang tư tưởng, tâm hồn và phong cách của dân tộc đó trong các tác phẩm. Không thể trao giải cho một nhà văn Việt Nam mang phong cách Tây và ngược lại. Nó là chuyện buồn cười, thế giới người ta không làm thế, đừng ảo tưởng! Chủ tịch Hồ Chí Minh viết “Nhà thơ cũng phải biết xung phong”. Còn thi sĩ Xuân Diệu trong một lúc nào đó viết: “Là thi sĩ nghĩa là vui với gió”. Theo tôi, là không đối lập nhau. Đó là hai đặc trưng của thơ phương Đông khi đất nước thanh bình và khi có biến. Cũng như thi sĩ Chế Lan Viên viết “Khi ta muốn thơ ta thành hầm chông giết giặc/ Thành một nhành hoa mát mắt cho đời”... Đó là những quan niệm về thơ mang đặc trưng dân tộc “giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh” mà thôi. 2. Một phẩm chất của thơ tình Xuân Diệu Ngoài những giá trị khác, thi sĩ Xuân Diệu được mệnh danh là “ông vua thơ tình”. Có thể trước đây ít người làm thơ tình và không ai làm nhiều thơ tình bằng ông, mà thơ tình của Xuân Diệu lại hay nữa. Ngai vàng thơ tình của Xuân Diệu quả là vững chắc. Thi sĩ trẻ mãi với tình yêu trong thơ và trong đời. Nhiều giai thoại kể thi sĩ không thích ai gọi mình bằng bác, hãy gọi ông bằng anh hoặc gọi tên ông: Xuân Diệu. Nhiều câu thơ có tính chất tình yêu của Xuân Diệu thời trẻ, các thế hệ yêu thơ vẫn truyền nhau mãi: “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”, “Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi!”, “Mau với chứ, vội vàng lên với chứ/ Em em ơi tình non đã già rồi”, “Gần thêm nữa, thế hãy còn xa lắm!”... Rồi những bài thơ tình nổi tiếng “Biển”, “Giọng nói”... Tôi đã nhắc đến thơ của Trần Đăng Khoa nhiều rồi, nhưng bây giờ tôi vẫn muốn nhắc thêm một câu thơ nữa của anh, vì anh viết rất đúng về Xuân Diệu: “Ngày xuân xanh suốt tuổi già/ Tiếng Hương rối rít, tiếng Hoa phập phồng”... Khi Xuân Diệu không còn trẻ nữa, và khi không còn tình yêu hiện thực trong đời, Xuân Diệu vẫn làm thơ tình và có nhiều bài hay. “Anh không xứng là biển xanh/ Nhưng anh muốn em là bờ cát trắng” như còn vang vọng mãi cùng tình yêu và tuổi trẻ suốt gần nửa thế kỷ qua. Đến bãi biển Trà Cổ, thi sĩ có những câu thơ như cô đúc tất cả tình cảm của mình trong tình yêu bất diệt: “Chia cho em nửa trời/ Chia nửa vời biển cả/ Còn một trái tim người/ Xin tặng em tất cả”. Và bài thơ “Giọng nói” mới trẻ trung làm sao: “Ước được ngàn năm nghe giọng ấy/ Đèo em đi mãi cuối không gian/ Và khi không nói em im lặng/ Anh vẫn nghe hay tựa tiếng đàn”... Riêng tôi, yêu thơ tình Xuân Diệu, tôi đặc biệt chú ý đến sự cô đơn của ông, đây là nỗi niềm thẳm sâu mà ông cố giấu. Nhưng đã là sự thực thì không thể giấu, trong một bài thơ viết ở nước ngoài, trên hồ Tít - xa ông nói về tình yêu nồng nàn say đắm của mình với người đẹp và cảnh đẹp đầy thơ mộng, nhưng rồi ông đã thốt lên trong câu kết, buồn đến não nuột: “Đấy là anh tưởng tượng thôi/ Nước ơi, chỉ một mình tôi ngắm hồ!”. Đấy là sự thực cuộc đời của Xuân Diệu, khi không còn trẻ, ông không có một mối tình thực tế và gia đình riêng. Và tôi thấy Xuân Diệu thật vĩ đại khi làm thơ tình yêu. Bây giờ nhiều người giàu làm từ thiện. Điều đó là rất quý. Nhưng người ta đem cho khi người ta đã thừa thãi, giống như ông quan Bạch Cư Dị xưa bên Trung Quốc, khi mình đã ấm áp thì nghĩ đến người nghèo không có áo bông giữa trời lạnh buốt. Nhưng có những tình cảm ở cấp độ cao hơn, ấy là khi người ta quên mình để vì mọi người. Nhà thơ Tố Hữu đã viết về Bác Hồ với nhiều câu thơ, nhiều bài thơ hay. Nhưng tôi thực sự xúc động khi đọc câu thơ nói được rất đúng một phẩm chất vĩ đại của Hồ Chủ tịch: “Lời Di chúc gửi, êm bên gối/ Quên nỗi mình đau để nhớ chung”. Trong cuộc đời, những người quên mình để vì mọi người không thật nhiều, nên những người như thế thực sự mang phẩm chất của thánh hiền. Và tôi thấy, ngoài giá trị hay của nghệ thuật, thơ tình của Xuân Diệu mang được phẩm chất ấy. Tôi vẫn quan niệm thơ phát ra từ hồn khác với thơ sáng tác. Vậy thơ tình của Xuân Diệu từ điều không có trong thực tế kia, thì có phải là những bài thơ sáng tác hay không? ở đây lại có điều đặc biệt, tuy Xuân Diệu viết những bài thơ tình yêu không có thực, nhưng nó lại xuất phát từ cội nguồn thực trong tình cảm của ông, ông yêu đời và yêu người đến cháy lòng, tình yêu của ông với con người và cuộc đời đã trở thành máu thịt, đã trở thành điều thường trực của tâm hồn; nên những câu thơ, những bài thơ tình yêu của Xuân Diệu là phát ra từ tâm hồn yêu đó của ông. Đó là thơ phát ra từ hồn, nên chúng ta đọc thấy hoàn toàn chân thực. Về phẩm chất của thơ tình Xuân Diệu, tôi đã viết trong bài thơ “Đến Trà Cổ, nhớ nhà thơ Xuân Diệu” với lòng kính phục và biết ơn: ... “Nhớ mà thương thi sĩ Tình yêu tưởng tượng thôi Biển hôn bờ cát trắng Yêu cuồng say muôn đời Nhớ mà ơn thi sĩ Quên mình không lứa đôi Thơ tình yêu dào dạt Vô tư tặng mọi người”... Cao hơn cả nghệ thuật, đấy là tấm lòng. Thơ tình Xuân Diệu sẽ còn sống với thế hệ trẻ, với mọi người còn vì phẩm chất “quên mình” của thi sĩ. Chứ nếu nghệ thuật chỉ “vì mình” thì sớm muộn cũng bị mọi người và cuộc đời rũ bỏ. Đây là một bài học quý cho những người muốn gắn đời mình với văn chương nghệ thuật. 3. Chân chất và hiện đại Những năm gần đây, một số cây bút trẻ đã khuấy động văn đàn bằng những sáng tác lạ. Lạ cả về nội dung lẫn hình thức. Lạ về hình thức như thơ của Ly Hoàng Ly. Lạ về nội dung như truyện của Đỗ Hoàng Diệu. Nhưng đây có phải là hiện đại? Tôi không tin hiện đại nghĩa là hoàn toàn xa lạ, đối lập với truyền thống. Bây giờ thì không còn ai đồng tình với thi sĩ Nguyễn Bính: “Van em, em cứ giữ nguyên quê mùa”, nhưng người ta vẫn yêu cái “chân quê” của ông. “Quê mùa” với “chân quê” là vỏ và hồn vậy. “Vỏ” thì phải lột xác, phải thay đổi. Còn “hồn” thì phải giữ và phát triển lên. Phải chăng có sự đối lập giữa truyền thống và hiện đại? Giữa những nàng Kiều “e lệ nép vào dưới hoa” với những hoa hậu thời nay có gì khác nhau, ngoài mái tóc dài và mái tóc phide? Ngoài “cầm, kỳ, thi, họa” với vi tính xách tay? Ngày xưa, ở làng quê đã có những cô gái tóc dài rất tinh ranh như Thị Mầu, Xúy Vân! Liệu ngày nay có những cô gái phidê, vi tính xách tay mà chân thật? Chế Lan Viên và Xuân Diệu đều là những nhà thơ hiện đại của thế kỷ XX. Nhưng khi nói về thơ, mỗi ông có một cách nói khác nhau. Xuân Diệu thì đòi hỏi thơ phải “chân chân chân, thật thật thật”, và “chân chất, đó là tinh chất của thơ”. Còn Chế Lan Viên thì không biết ông nói đùa hay viết thực: Tạo ra một giống thơ như một giống lợn nạc nhiều Có đùi to, mông to, mười sáu cặp sườn, lắm vú... Hôn phối nhiều loại thơ để đẻ ra loại thơ ưu tú Những F.I mượt lông, nhiều sữa Có nên chăng... (Thơ bình phương, đời lập phương) Điều ấy thì còn phải bàn, và để thực tế kiểm nghiệm xem “hôn phối nhiều loại thơ” có “đẻ ra loại thơ ưu tú” không? Hay lại giống như hôn phối giữa lừa và ngựa đẻ ra một loại la vô sinh? ấy là nói vậy, chứ quy luật cuộc sống là cái mạnh sẽ thắng cái yếu; cái hợp thời thì tồn tại, cái không phù hợp thì sẽ bị loại bỏ. Sẽ không có trường viết văn nào dám dạy sáng tác thơ theo hình thức thơ của Ly Hoàng Ly. Cũng không có ông bố bà mẹ nào dám dạy con bằng cách cho đọc truyện của Đỗ Hoàng Diệu cả. Cuộc sống cũng như văn chương nghệ thuật sẽ phát triển theo đúng quy luật của nó. Thơ hiện đại vẫn cần sự chân chất, như những hoa hậu thời nay nếu có được núm đồng tiền thì càng thêm duyên. Và không có vẻ đẹp trơ lỳ nào lại được tôn vinh là hoa hậu. Bài thơ “Người đẹp” của Lò Ngân Sủn là một trong những “hoa hậu” của thơ hiện đại, vẫn mang dáng vẻ chân chất truyền thống: Người đẹp trông như tuyết Chạm vào lại thấy nóng Người đẹp trông như lửa Sờ vào lại thấy mát Người không khát - nhìn thấy người đẹp cũng khát Người không đói - nhìn thấy người đẹp cũng đói Người muốn chết - nhìn thấy người đẹp lại không chết nữa Ơ! Người đẹp là giấc mơ Treo trước mắt mọi người! Trong cuộc sống, số người đẹp ngày nay nhiều hơn bội phần số người đẹp thời xưa. Và về chất lượng các hoa hậu thời nay cũng đẹp hơn hẳn “tứ đại mỹ nhân” trong lịch sử Trung Quốc, những người đẹp được thêu dệt thành huyền thoại! Nhưng sao văn chương nghệ thuật thì chưa có được sự phát triển theo tỉ lệ thuận ấy? Phải chăng cơ chế thị trường không còn là đất sống của nghệ thuật, văn chương? Hay văn chương nghệ thuật đang ở thời kỳ tích tụ? Nhân loại đã chấp nhận nền kinh tế thị trường thì chắc chắn đó phải là một thành tựu của trí tuệ loài người. Vậy không nhẽ nền kinh tế thị trường lại không phù hợp với văn chương nghệ thuật? Tôi thì luôn luôn cho rằng, con người đã phát triển đến ngày nay thì tự mình đã biết uốn lượn vượt qua mọi biến động vật chất và tinh thần của lịch sử. Nên chúng ta cũng không phải lo lắng gì cho văn chương nghệ thuật cả. Tự văn chương nghệ thuật sẽ tìm được hình thức phù hợp để phát triển. Đó là việc của “hóa công”. Nguồn: Văn nghệ
  16. Vào thăm nhà Làm điều gì đó Thấy tiếc tấm hình Cô này quá trẻ Vắng bà , vắng mẹ Ừ thì cũng là mừng ngày 8/3 chung vậy . Chúc chủ nhà vui vẻ, khoẻ luôn.
  17. Cám ơn ĐTV xem và có ý kiến. Cũng chưa biết sao, dhh đọc NPV ít quá. Nhưng cũng là một hiện tượng chứ.
  18. Văn học luôn cần có "hiện tượng" - "cơn sốt" nó làm cho đời sống văn học phát triển hơn lên. H.V đọc bài viết này có nhiều điều quan tâm. Nên post lên chia sẻ với các bạn: Tập thơ “Đi qua thương nhớ” của Nguyễn Phong Việt vừa ra mắt độc giả đã nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý của công chúng. Thử nhìn hành trình trước và sau sự hình thành tập thơ gợi ra vài điều về văn học trẻ. Nhà thơ trẻ Nguyễn Phong Việt Internet tạo nên cơn sốt thơ Xuất hiện tại Hội nghị Viết văn trẻ toàn quốc lần thứ 8, Nguyễn Phong Việt là một cái tên không quá xa lạ với độc giả trên mạng, nhưng nếu bước qua khỏi ranh giới internet thì dường như tài sản văn chương của tác giả chưa có gì thật đáng kể. Sau đó, tác giả đã dự định xuất bản tập thơ mang tên “Đi qua thương nhớ” nhưng lần lượt bốn nơi đều từ chối. Lý do mà Phương Đông quyết định in, như trả lời của bà Phó Giám đốc, là vì: “Thứ nhất là tác giả thuyết phục rất khéo, nói rằng sẽ lấy nhuận bút bằng sách. Nhưng điều thứ hai dẫn tôi đến quyết định in là khi vào Facebook của Nguyễn Phong Việt, thấy rất nhiều comment của độc giả dưới mỗi bài thơ. Tôi bất ngờ”... Mặc dù “Khi nhận được bản thảo này lúc đầu tôi không thích lắm” dưới cái nhìn một người làm sách và tất nhiên còn là của một độc giả. Và kết quả - dù chưa phải cuối cùng, nhưng với số lượng bản in, tính đến thời điểm này là 13.000 bản, đã vượt xa trí tưởng tượng của cả người trong cuộc lẫn ngoài cuộc. Lâu nay, việc in thơ được phân ra làm hai loại khá rõ rệt giữa để bán và không bán được. Những tập thơ bán được phần lớn là tuyển tập của các nhà thơ nổi tiếng đã thành danh. Còn thơ không bán được lúc nào cũng chiếm phần nhiều và không loại trừ với cả người cầm bút đã được gọi là nhà thơ. Vậy tại sao, một tác giả trẻ ra tập thơ đầu tay lại có được số lượng phát hành lớn như vậy? Có thực sự thơ đã thay đổi và không phải in ra chỉ để tặng như một mặc định tồn tại nhiều năm nay? Hành trình từ thơ đến độc giả của Nguyễn Phong Việt khá đơn giản. Khi tác giả viết xong một bài thơ thì đưa lên facebook cá nhân và chỉ khoảng nửa tiếng sau đã có phản hồi của độc giả. Những chia sẻ, đồng cảm và cả không đồng tình với bất cứ câu chữ nào đã phần nào làm tác phẩm hoàn thiện hơn trong biên độ ngoài cái tôi tác giả. Sau đó tác phẩm được các trang mạng khác lấy lại, lại được đến với nhóm độc giả mới. Và cứ như vậy tốc độ lan truyền của tác phẩm rất nhanh. Đây cũng chính là lý do vì sao ngay cả tác giả cũng không biết chính xác lượng độc giả của mình đông đảo thế nào. Nếu độc giả trên mạng là một con số ảo thì tác phẩm được in thành sách là thước đo số lượng độc giả thực dành cho cuốn sách. Trào lưu về văn học mạng đã từng bùng nổ cách đây vài năm và giờ đang có xu hướng chững lại. Nhiều ý kiến cho rằng, sở dĩ chững lại là vì văn học đang về với giá trị thật. Một vài tác giả đã từng sáng tác trên mạng, rồi tạo dựng độc giả trên mạng gây được sự chú ý như Di Li, Trang Hạ… cuối cùng cũng kéo tác phẩm của mình từ mạng tới nhà in như cách làm truyền thống. Cũng tại Hội nghị viết văn trẻ lần thứ 8, có không ít tác giả trẻ như Trương Hồng Tú, Quân Tấn… khẳng định mạng xã hội là "bà đỡ" cho tác phẩm của mình. Tuy nhiên, tác phẩm từ mạng tới sách được chào đón phần nhiều là văn xuôi. Còn trường hợp như Đi qua thương nhớ của Nguyễn Phong Việt là rất hiếm gặp. Phải chăng, văn học dù tồn tại ở thể thức nào, trên mạng hay trên sách in thì nó vẫn tồn tại theo cách riêng của nó hay chỉ là một may mắn dành cho số ít tác giả? Đặt giả thiết, nếu như toàn bộ Đi qua thương nhớ chưa từng xuất hiện trên internet thì chắc chắn khi tập thơ vuông vắn đặt trên kệ sách cũng dễ bị chung số phận với các tập thơ đương thời. Đi qua thương nhớ từ khi ra mắt đã nhanh chóng trở thành một hiện tượng thơ ngay đầu năm 2013 về số lượng xuất bản, văn học trẻ như được tiếp đà hi vọng. Những câu hỏi còn bỏ ngỏ về thơ ca trong vài năm trở lại đây phần nào lóe lên sự lạc quan. Rồi dự đoán về một sức sống tươi mới, hân hoan dành cho thơ ca. Tất nhiên, để có được câu trả lời còn tùy thuộc vào sự lạc quan của mỗi người. Ngẫm ngợi từ cơn sốt thơ Thơ Nguyễn Phong Việt xuất hiện trên mạng khoảng năm 2007. Trước khi hình thành một tập thơ có tên gọi, tác phẩm đã sống đời sống riêng của nó, đúng như cái gọi là “văn học mạng”. Những chuyển động mạnh mẽ của “độc giả mạng” chưa đủ độ nóng để tạo nên sự “đáng chú ý” ở các nguồn chính thống. Một số nhà thơ thế hệ trước thì tỏ ra không mấy quan tâm vì họ cho rằng thơ Nguyễn Phong Việt “sến”, dài dòng, không mới – đây là điều khác so với các tác trẻ cùng thời với tác giả. Vậy “cơn sốt thơ” có phải do độc giả tạo nên không? Chúng ta vẫn quan niệm: Văn Bắc, báo Nam. Tác giả Đi qua thương nhớ hiện đang sinh sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng trong cả hai lần giao lưu giới thiệu sách ở hai đầu đất nước thì lượng độc giả hâm mộ rất đông đảo. Như vậy, tập thơ chí ít đã bỏ qua tính vùng miền. Đọc thơ của Nguyễn Phong Việt, (theo chủ quan của người viết bài này) có cảm giác đây là văn học “dành cho tuổi mới lớn” với những nhắn gửi của “quà tặng cuộc sống”. Thường mỗi bài thơ là một câu chuyện nhỏ xinh đã qua. Tác giả kể lại bằng cảm xúc với những thương nhớ, tiếc nuối… pha chút danh ngôn như: Khi ai đó không lựa chọn ta nghĩa là ta thuộc về một lựa chọn khác”, “Yêu thương vẫn còn nhiều trên những bước chạy trên cuộc đời mình”, “Có những tháng năm ta chỉ yêu bản thân mình với sự cô đơn”… Điều đáng nói ở đây là trong mỗi câu chuyện của tác giả không đưa ra cái kết quá viên mãn nhưng cũng không bi lụy. Thơ nhẹ nhàng, dễ hiểu. Nó dễ làm độc giả xúc động để rồi tự tin đi tiếp, tìm cho mình một con đường khác một cách nhẹ nhàng. Cái đã qua là bất biến, là tất yếu, hãy chấp nhận, bởi vì tương lai phía trước luôn rộng mở. Nhìn vào các buổi giao lưu trên, một điều dễ dàng nhận ra thành phần độc giả đa phần là giới trẻ - cũng tầm tầm tuổi với tác giả. Phải chăng, văn học, mà ở đây là thơ ca đã và đang tồn tại một thực trạng “đói thơ” của một bộ phận độc giả có chung quan niệm thẩm mỹ, nghệ thuật, mà bộ phận độc giả ấy lại không hề nhỏ. Ở lứa tuổi thiếu nhi là sự trong trẻo, hồn nhiên, chưa từng trải. Khi đã trở thành người lớn thì mọi thứ đã không còn màu hồng. Người ta đủ tỉnh táo để đón nhận, để chấp nhận những đắng cay, nghiệt ngã của cuộc đời. Cái khoảng chuyển giao thành người trưởng thành, ít nhiều đã có va vấp, trải nghiệm và dễ mất phương hướng rất cần được chia sẻ. Và chính đối tượng này đã tìm thấy được tiếng nói chung ở thơ Nguyễn Phong Việt. Dù có thể với người này người khác chưa thật hay, chưa đạt đến nghệ thuật cao của thơ ca, nhưng đó là sự đồng cảm hiếm hoi mà thơ là sợi dây kết nối họ với nhau. Tập thơ ra đời được đón nhận nồng nhiệt là một tất yếu. Chúng ta đang có quá ít thơ dành cho đối tượng này – đối tượng đại chúng. Vậy có nên khuyến khích để dòng thơ “Đi qua thương nhớ” phát triển không? Theo tôi là cũng nên. Bởi vì những vần thơ này phần nào là “điểm tựa tâm hồn” một thời cho mỗi chúng ta. Cũng giống như tất cả các loại hình nghệ thuật và giải trí luôn tồn tại sự đa dạng, phong phú để đáp ứng nhu cầu của tất cả chúng ta. Hơn nữa, nhu cầu của đại chúng luôn có đặc điểm chung mà phần lớn ít dung chứa tính hàn lâm. Dự đoán từ sau hiện tượng Nguyễn Phong Việt sẽ có nhiều tác giả chuyển thơ từ mạng xuống nhà in chắc chắn sẽ thành hiện thực. Tuy nhiên, để tạo nên “hiện tượng” như Đi qua thương nhớ không phải là dễ, nếu như không nói cần có cả sự may mắn của người đi trước. Nhưng tôi cũng e ngại rằng, để trở thành văn chương thực sự nó còn thiếu một vài yếu tố khác nữa. Tâm điểm của loại thơ này là cảm xúc. Mà cả xúc thì mang tính nhất thời. Văn chương cũng như bản tính con người cần một sự ổn định, lâu dài… Như một lẽ tự nhiên, cái gì chưa có sẽ có, cái gì thiếu sẽ được đáp ứng (dù không đáp ứng hết) và cái gì còn lại sẽ còn. Mọi lạc quan về thơ ca cứ để nó tuần tự theo dòng chảy để cuối con đường mỗi chúng ta sẽ gọi tên, định nghĩa được giá trị đích thực. Theo yume.vn
  19. duonghoanghuu

    BIỂN XUÂN

    Câu thơ tặng biển một chiều Chợt thành ngọn gió hiu hiu ru người Câu thơ nhặt nhạnh một đời Hoá thành sỏi cuội ngậm lời yêu thương Tôi ơn đời cả trùng dương Trả em bọt sóng mùa xuân muộn màng
  20. duonghoanghuu

    SA RA VÀ EM

    Gửi về L và quê Sa Ra bên núi Tà Dôn Như làn mây mỏng Tà Dôn Em òa vỡ thuỷ tinh hồn Ban mai Như là Chiếc lá vàng phai Buông trong khoảnh khắc của ngày Tương tư Mỏng tang Như một tờ thư Chao bên cửa sổ tạ từ Xưa Xa
  21. Cập nhật một entry liên quan : NHỮNG CÂU THƠ GỬI LÊN BẦU TRỜI Bùi Hoàng Tám TNc: Những câu thơ tiêu biểu thả lên trời là do người tuyển chọn trong bài thơ của tác giả. Hai câu ấy trong tổng thể có khi không sao nhưng khi tách ra nó "bán thân bất toại". Vấn đề ở đây là con mắt xanh của người chọn...để tìm hai câu hay . Việc gửi những câu thơ hay vào trời xanh là ý tưởng độc đáo nhằm để tôn vinh thi ca và tôn vinh nhà thơ. Chính vì điều đó, việc tuyển chọn những câu thơ hay càng phải rất chính xác để những câu thơ được thả trên bầu trời thi ca thực sự xứng đáng. Muốn vậy, yêu cầu phải rất chặt chẽ, nghiêm túc, tránh cảm tình, nể nang và đặc biệt là phải có đủ tri thức cảm nhận với tinh thần trách nhiệm rất cao của người tuyển chọn để việc được tuyển chọn không chỉ là niềm vinh dự cho tác giả mà còn là niềm vinh dự cho người phát hiện. Thế nhưng việc tuyển chọn thơ những câu thơ không xứng tầm, thậm chí rất dở để thả lên bầu trời thi ca trong một không khí thiêng liêng của Ngày hội thơ là việc không thể chấp nhận. Xin ví dụ câu thơ vừa được thả lên trong Ngày thơ Việt Nam năm nay: “Đêm ôm vợ thấy lòng giật thót – Thương con thuyền đầu bãi đứng chơ vơ”. Không biết cảm nhận của các nhà tuyển chọn thế nào, còn theo người viết và một số nhà thơ, câu thơ trên “rất có vấn đề”. Nó không chỉ không hay mà… thế nào ấy. Có lẽ cái sự “thế nào ấy” bởi cái hình ảnh ôm vợ… thuyền mà nói như Nhà thơ Trần Nhương là rất… “gay gay”. Thực ra, người phát hiện ra sự “thế nào ấy” của câu thơ là Nhà thơ Vũ Quần Phương. Ông chăm chú đọc, tủm tỉm cười rồi lẳm bẩm: “Nhà thơ ôm vợ nhớ thuyền”. Cái nụ cưới đầy ẩn ý của ông gợi lại câu chuyện đã thành giai thoại, lưu truyền trong giới cầm bút đại để rằng khi làm chánh chủ khảo trong một cuộc thi thơ lớn, Nhà thơ Xuân Diệu đã đỏ bừng mặt khi đọc phải câu: Ta yêu lắm cửa sông mình đỏ thắm. Ông lấy bút gạch chữ “sông” đi rồi lẩm bẩm rằng người Việt Nam không ai dùng chữ “cửa” với chữ “mình” trong cùng một câu thơ. Nói thật tình, câu thơ trên khiến không ít người liên tưởng đến hình ảnh thô thiển, không nên treo ở chốn thiêng liêng như Văn Miếu và càng không nên thả lên trời làm vẩn trời xanh. Tổng hợp theo: trannhuong.com Các tin bài khác:
  22. Câu thơ sau và tác giả Trần Anh Trang không quen biết trên thi đàn. Có lẽ đâu miền ngoài. Tất nhiên có những câu thơ hay hơn chưa được chọn năm nay , Đành chờ năm sau vậy . Chúc nguoibuongio vui, khoẻ , viết đều.
  23. Ngày Thơ Việt Nam năm 2013 tại Văn Miếu Ảnh: Văn Miếu xưa 1.Muôn hồng nghìn tía làm gì nhỉ Hoa nở vì ai đẹp thế kia! TRẦN THÁNH TÔNG 2.Dầm bút đề thơ lên thắng cảnh Giữ làm nghiên mực cả dòng xuân PHẠM SƯ MẠNH 3.Thuyền về trằn trọc không yên giấc Mượn ánh đèn chài soi sách xưa TRẦN NGUYÊN ĐÁN 4.Chân mây góc bể dạo qua rồi Đâu chẳng nhà ta, giữa đất trời NGUYỄN DU 5.Nước mắt trên hoa lối cũ Mùi hương trong nệm đêm thâu HỒ XUÂN HƯƠNG 6.Ta ngẩng đầu lên nhìn tận ngoài trời Muốn vin mây mà lên cao mãi CAO BÁ QUÁT 7.Hỏi hoa xin mượn mùi hương Hỏi trăng mượn tấm gương vàng thử soi NGUYỄN THƯỢNG HIỀN 8.Vén mây muốn bước lên cao tít Đoái lại vầng trăng lẽo đẽo theo HUỲNH MẪN ĐẠT 9.Một gánh mây chiều, ngàn dặm thẳm Tình nhà nghĩa nước nặng lòng ta ĐOÀN NGUYỄN THỤC 10.Lạ cho vừa bén màu thiền Mà trăm não với nghìn phiền sạch không CHU MẠNH TRINH 11.Ngẩng đầu, mái tóc mẹ rung Gió lay như sóng biển tung trắng bờ TỐ HỮU 12.Em rất thực nắng thì mờ ảo Mặt trời lên từ phía nón em nghiêng THU BỒN 13.Tiếng chim rơi tịch mịch Nỗi người đi muôn trùng TRÚC THÔNG 14.Anh bất chợt thấy mình đứng đợi Cánh buồm thơ đầy gió tháng giêng xuân TRÚC CƯƠNG 15.Trái tim nhặt lời xưa Mượn nắng vàng gói lại BÙI NGỌC TRÌNH 16.Một cơn gió rùng mình, cành thông rơi tuyết Tôi rùng mình nghe tháng năm rơi VŨ QUẦN PHƯƠNG 17.Nắng mưa miền cố thổ Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê SƠN NAM 18.Chỉ muốn làm mây trắng Bay cho chiều bình yên TRẦN ĐĂNG KHOA 19.Tôi đi mãi vẫn lạ Cái đẹp làm cho mỗi vật không cùng NGUYỄN ĐÌNH THI 20.Có người lính trẻ hiền như đất Mùa hạ tưng bừng thương núi sông CHÍNH HỮU 21.Có ai nghe thấy một tiếng vọng Thì thả con thuyền sang với tôi TRẦN LÊ VĂN 22.Lá chàm bay lả trên vai rách Áo bạc hồng lên lớp bụi rừng NGUYỄN XUÂN THÂM 23.Thương nhớ cắm hoa mờ bia trắng Hương trầm thấm xuống mấy tầng sâu HOÀNG TRẦN CƯƠNG 24.Gươm báu trả thần súng thiêng trăng đậu Vượt nỗi bể dâu thanh lịch vẫn đầy NGUYỄN HỮU QUÝ 25.Mùi hương hoa dại thơm lừng Từ thăm thẳm núi bỗng dưng thơm về NGUYỄN DUY 26.Hạnh phúc cháy như ngọn đèn hạt đỗ Anh khum tay che gió tự trăm chiều CAO XUÂN SƠN 27.Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn NGUYỄN VIỆT CHIẾN 28.Bây giờ trời đất vẫn xuân Tóc xanh ngày ấy ngả dần sang thu ĐẶNG NGUYỆT ANH 29.Hãy sống như những con tàu phải lòng muôn hải lý TRẦN DẦN 30.Tôi nghe xa lắm làn mây trắng Rời bóng kinh thành lửng thửng đi TRẦN HUYỀN TRÂN 31.Sáng dậy nghe chim run tiếng hót Mới hay cây lạnh cả đêm dài YẾN LAN 32.Sẽ xa lòng vỗ thác ghềnh Sẽ tình xin gửi chông chênh kiếp này LÊ ANH XUÂN 33.Hương cháy lên tắt đi rồi lại cháy Các anh cứ trẻ măng khi nhân loại đã già TRẦN CAO SƠN 34.Năm ngón tay có bốn mùa trái đất Chúng tôi cầm rơi mất một mùa xuân NGUYÊN SA 35.Thu trôi trong ánh bời bời Ta và em một bầu trời phiêu diêu TRẦN ANH THÁI 36.Tôi bỏ nhà đi mười mấy tuổi Mà sao còn nhớ tóc em dài? NGUYỄN HỒI THỦ 37.Không đủ sức sướng vui hay buồn khổ Chỉ còn là bậc cửa đợi chờ em LƯU QUANG VŨ 38.Trời đất vốn thênh thang Ngay cả trên đường hẹp ĐẶNG HUY GIANG 39.Đêm ôm vợ thấy lòng giật thót Thương con thuyền đầu bãi đứng chơ vơ TRẦN ANH TRANG 40.Mùa xuân đi qua không nở được Còn giữ lại cái mầm trong suốt đời tôi VĂN CAO 41.Nhân loại đã qua mọi vui buồn nghiệp chướng Để được đúng là mình đâu phải bé đi hơn BẰNG VIỆT 42.Ta đi còn giữ đôi dòng Lá rơi có dội ở trong sương mù BÙI GIÁNG 43.Sương như khói bay mờ trên mái phố Trăng mơ hồ trong lá biếc vòm cây Ý NHI 44.Khi ta đến gõ lên cánh cửa Thì tin yêu ngay thẳng đón ta vào NGUYỄN KHOA ĐIỀM 45.Mùa xuân chim én bay đôi Có người đứng ngóng xa xôi lặng buồn TRẦN THỊ HUYỀN TRANG 46.Tôi van đấy mắt em đừng qua nữa Cứ dày vò tôi cũ những mùa xưa THANH TÙNG 47.Chiếc bánh xe trâu một nửa đã qua đêm Một nửa thùng cỏ tươi còn trong bóng tối NGUYỄN QUANG THIỀU 48.Sớm mai gương lược chải đầu Em làm duyên - để người đâu được nhìn BẾ KIẾN QUỐC 49.Gần gũi đấy mà mịt mù xa khuất Như là em, như không phải là em VŨ DUY THÔNG 50.Mẹ của chúng con chiến tranh và giông bão Người chắt chiu đến nước mắt cũng để dành PHẠM ĐƯƠNG
  24. Sinh thời, có lần thi sĩ Phạm Tiến Duật nói: Trong làng thơ Việt Nam có khá nhiều người có những câu thơ hạng nhất. Rồi ông đọc: “Anh nhớ em như đông về nhớ rét”; “Cây cứ biếc như vặn mình mà biếc/ Trời cứ xanh như rút ruột mà xanh”. Câu đầu của Chế Lan Viên. Hai câu sau của Thi Hoàng. Với bản thân mình, tôi ví những câu thơ như thế như là những cái đinh đóng vào trí nhớ người đọc. Và cứ đọc lên, dù chỉ một lần, là nhớ mãi, nhớ dai dẳng. Thỉnh thoảng, tôi vẫn đọc cho bạn bè nghe những câu thơ của nhiều tác giả mà tôi đã lưu lại qua nhiều năm tháng trong bộ nhớ của mình. Chúng sống dai dẳng trong tôi, ám ảnh tôi, khơi gợi cho tôi những khoảng trống về mặt ý tưởng, về sự trải nghiệm, về triết lý sống, về khoảnh khắc bừng rộ của tâm trạng và về nhiều cái khác mà chỉ trong thơ mới có. Chúng vừa giản dị (không phải đơn giản) vừa sâu sắc. Có thể làm liệt kê: “Cùng một lứa bên giời lận đận” (Bạch Cư Dị); “Anh là hạt bụi mà mỗi buổi sớm mai/ Mẹ em quét anh ra khỏi sân/ Nhưng anh lại kiên nhẫn bay vòng trở lại” (Aragông); “Làm kẻ ác khó nhọc vô cùng” (Bertolt Brecht); “Bất toàn là đỉnh cao” (Yves Bonnefoy); “Biển trăm ngả có ngả nào trùng lặp/ Anh có thể về, anh cũng có thể không” (Evtushenko); “Đưa người ta không đưa sang sông/ Mà sao thấy sóng ở trong lòng” (Thâm Tâm); “Đưa tay ta vẫy ngoài vô tận/ Chẳng biết xa lòng có những ai” (Phạm Hầu); “Những người yêu nhau không có kinh nghiệm gì” (Hữu Thỉnh); “Cứ ước thành đom đóm/ Vừa bay vừa giật mình” (Trần Ninh Hồ); “Chợt ngẫm thấy trẻ con là giỏi nhất/ Làm được buổi chiều rất giống ban mai” (Thi Hoàng); “Giọt sương chỉ thấm trên môi má hồng” (Hữu Ước); “Tháng hai thả một cánh bướm thăm dò” (Nguyễn Quang Thiều); “Cháu đi rồi, ông thấy nghèo biết mấy” (Nguyễn Khắc Vinh); “Người lớn nghèo lắm chẳng có gì” (Trần Tiến); “Cả rừng lau trắng/ trôi/ không luân hồi” (Mai Quỳnh Nam); “Chết - một cách gọi khác của sự sống” (Từ Quốc Hoài)… Có khi, trong trí nhớ của mình, tôi còn có trọn vẹn cả một bài thơ của Apollinaire: Cầu cho có được trong nhà Một người đàn bà biết lẽ phải Giữa đống sách một chú mèo đi qua Bạn bè thì bốn mùa Nếu không thế làm sao ta sống nổi. Hoặc trọn vẹn cả một bài thơ của Bertolt Brecht: Nếu hòn sỏi biết nói, hòn sỏi sẽ nói: Nếu ném tôi lên trời, tôi sẽ rơi về đất Nếu chiếc lá biết nói, chiếc lá sẽ nói: Nếu tôi rụng, tôi sẽ rơi về đất Nhưng nếu một cô gái hẹn anh tối nay đi chơi thì anh đừng vội tin Vì đấy không phải là quy luật của tự nhiên. Tất nhiên, Bertolt Brecht không chỉ có vậy. Có một bài thơ viết về tình yêu của ông kiệm lời không thể kiệm lời hơn được nữa và sâu sắc cũng không thể sâu sắc hơn được nữa: Em không có điểm yếu Tôi có điểm yếu: Yêu em Đó là những câu thơ, tôi nhớ chính xác. Bên cạnh đó, vẫn có những câu thơ tôi vẫn nhớ, nhưng không hiểu tại sao lại tự mình “biên tập” lại từ trong cõi vô thức của mình. Rất nhiều lần, tôi muốn sửa cái cố tật này của mình mà vẫn không tài nào sửa nổi. Minh họa: Hữu Khoa. Thi sĩ Nguyễn Bính có câu: “Một mình làm cả cuộc phân ly”, tự nhiên, tôi lại nhớ thành: “Một mình làm cả cuộc chia ly” (chữ “phân” bị “sửa” thành chữ “chia”). Thi sĩ Hồng Thanh Quang có câu: “Một mình ta đã quá chật ta rồi”, tự nhiên, tôi lại nhớ thành: “Một mình ta đã đủ chật ta rồi” (chữ “quá” bị “sửa” thành chữ “đủ”)… Không biết nguyên bản thế nào, cho dù đã đọc cách nay trên 40 năm, nhưng cho đến giờ tôi vẫn (bằng trí nhớ) không quên những câu thơ đáng yêu trong Cửa mở của Việt Phương: Ta đi yêu người ta yêu nhau Người ta cũng là ta khác đâu Gió ơi gió hãy vừa đủ lạnh Cho những lứa đôi chụm mái đầu. Nhà thơ Pablo Neruda (Giải thưởng Lênin 1953, Giải thưởng Nobel 1971) có bài thơ Bài ca vềSantiago cực hay, hai câu mở đã ấn tượng: Đừng dứt tôi ra khỏi thành phố đã nuôi tôi Chiếc nôi ru tôi từ thời thơ ấu… Nhưng hai câu kết còn ấn tượng hơn: Có thể nhớ về Santiago không có tôi trong đó Nhưng không thể nhớ về mình mà không có Santiago. Trong bài thơ này có một đoạn: Mùa hương của Santiago không thể mất Mùi thơm hắc của dây leo Bị xéo chết trên những ngã tư Nhưng chết đến tận cùng vẫn không chết được Chúng bám sâu trong đất Cho đến những ngọn khô gầy, vươn tới nơi héo hắt Cũng nở lên thành chồi biếc những ngôi nhà… Tự nhiên, tôi lại nhớ thành: Chết đến tận cùng cũng không chết được Và trên tảng đá kia lại nảy một bông hồng. Nhà thơ Wislawa Szymborska (Giải thưởng Nobel năm 1996), có bài thơ đặc sắc Dưới một vì sao. Trong bài thơ có đoạn: Tôi xin lỗi thân cây bị đốn bởi bốn chiếc chân giường Tôi xin lỗi những câu hỏi lớn lao vì những câu trả lời vụ vặt… Tôi xin lỗi tất cả vì tôi không có mặt ở muôn nơi Tôi xin lỗi mọi người và tôi không biết trở thành từng người… Tự nhiên, tôi lại nhớ thành: Tôi xin lỗi cái cây vì người ta chặt mày đi chỉ vì bốn cái chân giường Tôi xin lỗi một người ở châu Phi thiếu nước mà tôi lại sử dụng nước quá ư thoải mái Tôi xin lỗi một người không quen biết vừa mất mà tôi lại mua hoa mang về nhà… Nhà thơ Chế Lan Viên (Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật đợt đầu tiên) có bài thơ Đề tài(trong Chế Lan Viên toàn tập). Nguyên văn: Những nhà thơ bỏ các đề tài khoáng đạt Về trong phòng còn ngột ngạt Như con hổ đại ngàn Hoá chú mèo con Xưa đến thác rừng uống những vầng trăng Nay liếm miếng thịt con trong bát Và thiên hạ thấy chú lấy tiếng meo meo làm tiếng hát Thay cho những tiếng gầm náo động không gian. Tự nhiên, tôi lại nhớ thành: Những nhà thơ tuổi hổ Lại nghĩ mình phận mèo Đã liếm cá trong đĩa Lại còn kêu meo meo. Chả hiểu tại sao, bài thơ viết ở thể tự do của Chế Lan Viên có tới 8 câu với 60 từ mà qua tôi, chỉ còn là một bài thơ tứ tuyệt với 4 câu và 20 từ không hơn không kém. Và bài thơ “tự nhiên tôi nhớ thành” này, đã đăng trên Báo Văn nghệ cách nay dăm năm trong một bài viết có liên quan đến thơ của tôi hẳn hoi. Cũng có những câu thơ, tôi không nhớ của tác giả nào, vậy mà có một lần, một người bạn của tôi thời sinh viên đọc lên là tôi nhớ như “khắc cốt ghi tâm”: Lá đa lác đác trước lều Và ba vệt máu loang chiều mùa đông. Đọc xong hai câu lục bát này, anh bạn tôi bình phẩm: Chỉ có 14 chữ mà mô tả được đến mấy cái chết một lúc thì tài thật! Hay như thời đi học phổ thông, có một thầy giáo đọc hai câu ca dao, mà tôi nhớ ngay. Về mặt ý tưởng, hai câu này còn hiện đại và có giá trị hơn nhiều bài thơ của một số nhà thơ sau này: Cuộc đời là cuộc đời đi Nếu mà dừng lại là đi cuộc đời Chữ “đi” đầu, nói về sự vận động. Chữ “đi sau, nói về cái chết. Cuộc đời mà không vận động, chắc chắn là cuộc đời chết hoặc sống cũng như chết. Ngẫm thấy thật chí lý. Thuở thiếu thời và ngay cả khi đã trưởng thành, tôi đặc biệt thích những trang sách viết về chiến tranh của Rơmác. Một số tác giả nước ngoài viết về chiến tranh, cũng từng mê hoặc tôi. Rồi không biết tự bao giờ, tự nhiên trong đầu tôi bật lên một bài thơ viết về một người mẹ khóc con chết trận có tên Lời một người mẹ có con chết trận. Và đối với người mẹ này, dù có thế nào thì cũng vẫn là may. Bài thơ có mấy câu rất văn xuôi như thế này: May quá! Sau trận đánh này Con tôi không bị thương. May quá! Sau trận đánh này Con tôi không chết. May quá! Sau trận đánh này Con tôi chết nhưng mang được xác về… Năm ngoái, trong dịp tiếp xúc với một số nhà văn cựu chiến binh Mỹ ở Hà Nội, tôi đã đọc bài thơ này và không chưa bao giờ tôi nghĩ mình là tác giả. Rất có thể những trang viết về chiến tranh của một số nhà văn nước ngoài, đặc biệt là Rơmác đã ngấm vào tôi một cách vô thức và trở thành thơ tự bao giờ... Đặng Huy Giang Nguồn: CAND
  25. duonghoanghuu

    Tà Dôn mây trắng

    Tà Dôn mây trắng ngàn năm Chắp đôi cánh mộng về thăm mắt huyền Ngày xưa lên núi tìm tiên Áo lam trút bỏ bên triền núi xanh Dặn lòng đắc đạo qui hương Mộng hồ vương vất con đường em đi Bao năm ngủ dưới ngàn mây Người về với núi mây bay phương nào. * Tà Dôn : hòn núi nhỏ phía bắc TP Phan THiết

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...