Jump to content

duonghoanghuu

Thành viên
  • Số bài viết

    328
  • Gia nhập

  • Đăng nhập

  • Nổi bật trong ngày

    8

Bài viết được đăng bởi duonghoanghuu


  1. 1522035_10202847325012017_1936735606_n.j

     

     

    .

    suy nghĩ ngẫu nhiên thời gian ngẫu nhiên

    tiến thoái lưỡng nan ta vẫn gắng lên

    tự nhiên đẩy đưa giao lộ đẩy đưa

    cuộc sống kiểm tra ý thức đầu tiên


     

    Lí trí nuôi dưỡng suy nghĩ của ta

    Đứng trước khó khăn để sống an toàn

    Luật lệ luôn cần phù hợp đời sống

    Lơi lỏng phút giấy tính mạng không còn

     

    Phân bón rã mục cây mới đẹp tươi

    Bí ẩn khó lường sống còn số trời

    Mọi biện pháp mới cứ luôn tung ra

    Lúng túng tìm ra đường nào đến nơi

    Sống thế nào đây thế giới miếu đền

    Mật mã trò chơi người giấu đâu rồi

     


     

    Mọi người đều muốn sải bước vội vàng

    Tất cả muốn biết đằng sau tấm màn

    Chúa trời sáng suốt thông điệp thuận tình

    Cuộc sống hiện hữu người không cưu mang



    ANKITA CHATURVEDI

     

     

    mục đích dịch để hiểu bài thơ, vấn đề ttâm linh tuy cũ nhưng không bao giờ mất đi. bản dịch không muồn nghiêm trọng hóa vấn đề


  2.  

     

    A Poem Under Your Door

    Written by chasingtheday

     

     

    In the light of musical moments,
    I slip a poem under your door,
    with a smile's whispers
    buttoned to my sigh -
    I leave you to wake and find - my love.

     

     

    BÀI THƠ DƯỚI CỬA NHÀ EM

     

    Đắn đo khoảnh khắc thoáng qua

    Đút bài thơ dưới cửa nhà người quen

    Cười thầm, trút tiếng thở êm

    Để ai  thức dậy đi tìm tình tôi


  3. Archibald MacLeish

    Archibald MacLeish là một nhà thơ Mỹ, nhà văn, và quản lí thư viện của Quốc hội Mỹ. Ông đã nhận được ba giải thưởng Pulitzer cho các tác phẩm của mình.

     

     

    An Eternity                Bất tử

    There is no dusk to be,                        không có hoàng hôn đến
    There is no dawn that was,                  không có bình minh  lên
    Only there's now, and now,                 chỉ hiện tại , hiện tại
    And the wind in the grass.                   trên đồng cỏ gió về

    Days I remember of                             những ngày mà tôi nhớ
    Now in my heart, are now;                   bây giờ còn trong tim
    Days that I dream will bloom                 những ngày tôi mơ thấy
    White the peach bough.                       Nở trắng cụm đào xuân

    Dying shall never be                            sẽ không bao giờ chết
    Now in the windy grass;                       đây ngọn cỏ gió đùa
    Now under shooken leaves                 đây lá vàng chao rụng
    Death never was.                                 Không hề chết bao giờ

     

     

    Broken Promise              Lỗi hẹn

    THAT was by the door                                     Tựa bên cửa sổ
    Leafy evening in the apple trees                      buổi chiều lá bay  trong vườn cây
    And you would not forget this anymore                       và em không quên điều này nữa
    And even if you died there would be these     cả khi em qua đời sẽ là những gi
    Touchings remembered                                   chạm vào để nhớ                    
    and you would return                                       em sẽ quay về
    From any bourne from any shore                    từ bến bờ nào 
    To find the evening in these leaves                 tìm hoàng hôn trong lá
    To find my arms beside this door...                  tìm tay anh bên cửa
    I think O my not now Ophelia                           Anh nghĩ, ồ không phải bây giờ
    There are not always (like a moon)                  cũng như trăng không phải lúc nào cũng có
    Rememberings afterward                                 nỗi nhớ khuất sâu
    (I think there are                                              ( anh nghĩ thỉnh thoảng trên bầu trời có
    Sometimes a few strange stars upon the sky.)                         những ngôi sao lạ)

     

     

                                                                                    Bản dịch sang thể lục bát của duonghoanghuu

     

     

    Tựa bên cửa sổ chiều nay

    Lá bay lá rụng vườn cây xạc xào

    Đọng trong tâm trí biết bao

    Để khi  nằm xuống chạm vào cõi mê

    Thì em sẽ lại quay về

    Tìm trong xác lá lời thề hoàng hôn

    Tìm bàn tay ấm  thân thương

    Ngày xưa anh tựa bên khung cửa này

    Mà thôi đâu phải giờ đây

    Như vầng trăng sáng khi đầy khi vơi

    Nhớ nhung chìm khuất lâu rồi

    Đôi khi có ánh sao trời xa xa.


  4. Waiting for Warmth

     

    http://www.wingposse.com/

    Laura LynnWaiting for Warmth

     

    I have again               Anh trở lại

    Found my moon       Tìm trăng xưa

    In the cold                 Trong giá lạnh

    Waiting for                Đ đợi chờ

    The warmth              Nguồn ấm áp

    That is you.               Đó là em

     

    Laura Lynn                      d.h.h

     

     

    404712_4512234217603_589481257_n.jpg     gửi bài này, sẽ dịch sau


  5. Trees 

    I think that I shall never see
    A poem lovely as a tree.


    A tree whose hungry mouth is prest

    Against the earth's sweet flowing breast; 

    A tree that looks at God all day,
    And lifts her leafy arms to pray; 

    A tree that may in summer wear
    A nest of robins in her hair; 

    Upon whose bosom snow has lain; 
    Who intimately lives with rain.

    Poems are made by fools like me,
    But only God can make a tree. 

    Joyce Kilmer

     

    CÂY

     

    Tôi nghĩ  s không bao gi nhìn thy

    Mt bài thơ đáng yêu như mt cái cây.

     

    Mt cái cây có chiếc ming đói ngước ch

    Hứng dòng sữa  ngt ngào chy từ vú đt;

     

    Mt cái cây chiêm ngưỡng Chúa suốt  ngày,

    Nhng chiếc  lá chắp thành tay cu nguyn;

     

    Mt cái cây có th mùa hè mang mái tóc

    Chim c hồng làm tổ cứ râm ran

     

    Trên vòm ngực cây  làn tuyết trắng lặng yên

    Thủ thỉ với mưa những tháng ngày mật thiết

     

    Bài thơ này kẻ ngốc tôi gắng  viết.

    Nhưng chỉ Chúa trời  mới tạo được cái cây

     

    Joyce Kilmer  

    • Like 3

  6. Chỉ còn hơn một tuần nữa, thế giới đón mùa Giáng Sinh mới với lời cầu chúc tốt đẹp Bình An Dưới Thế. Và  hàng triệu con chiên cùng nhiều người không đạo hướng về Đấng sáng tạo. Đó cũng là nguồn cảm hứng vô tận cho thơ ca.

     

    Mời các bạn đọc một số bài thơ bài thơ mang nội dung vừa nói. Hôm nay, bài 1st.

     

    ANARCHY

     

    I saw a city filled with lust and shame,

    Where men, like wolves, slunk through the grim half-light;

    And sudden, in the midst of it, there came

    One who spoke boldly for the cause of Right.

     

    And speaking, fell before that brutish race

    Like some poor wren that shrieking eagles tear,

    While brute Dishonour, with her bloodless face

    Stood by and smote his lips that moved in prayer.

     

    "Speak not of God! In centuries that word

    Hath not been uttered! Our own king are we."

    And God stretched forth his finger as He heard

    And o'er it cast a thousand leagues of sea.

     

    John McCrae

     

     

     

     

    HỖN LOẠN             

     

    Tôi nhìn thấy một thành phố đầy ham muốn và xấu hổ,

    Nơi những người đàn ông, như chó sói, lượn lờ trong tranh tối tranh sáng 

    Và đột ngột, trong lòng nó, có  một người đến

    Mạnh dạn nói về nguyên nhân gây ra Quyền lợi.

     

    Bài nói, đã hạ xuống  trước khi có cuộc đua tàn bạo

    Như một số gái điếm nghèo thét lên giọt nước mắt diều hâu,

    Trong khi Nỗi nhục nhã súc sinh, với khuôn mặt không chút máu của họ

    Đứng dậy  và vả vào mồm kẻ thao thao  lời cầu nguyện.

     

    "Đừng nói gì về  Thiên Chúa! Trong nhiều thế kỷ , lời  đó

    không hề được thốt ra! Chúng ta chính là vua của mình. "

    Và Thiên Chúa đưa ngón tay của Ngài khi nghe thấy

    Rồi ném nó qua  hàng vạn dặm đại dương.

     

    John McCrae


  7. Bài thơ náy chính Google dịch tới 90%. Tôi chỉ biết tin theo. Mong để các bạn cảm nhận nội dung  của  nó.

     

     

     

    Sundaram KrishnaswamyPoets & Writers

     

     

    If only the sun had not risen in the east,
    If only the rain had not poured when I carried the umbrella,
    If only I had not born as the eldest son of the family,
    If only I had not received the love of my grand mother,
    If only I had not got the personal attention of my teachers,
    If only I had not been motivated by my friends when I failed,
    If only I had not got the wife who carries my problems,
    If only I had not had the children who know their responsibility,
    If only I had not got the bosses who showed compassion,
    If only I had not got the appreciative readers to read my poem,
    These lines would have remained with me.
    If only you can use the 'If only' for offering thanks,
    and not use the 'If only' for expressing what you have not got,
    This poem would have been written by you.

     

     

    Chuyển ngữ:

     

     

     

    Nếu chỉ có mặt trời không mọc ở phía đông,

    Nếu chỉ có mưa không đổ khi tôi mang ô,

    Nếu chỉ có tôi được sinh ra không là con trai cả của gia đình,

    Nếu chỉ có tôi không nhận được tình yêu tuyệt vời của mẹ tôi,

    Nếu chỉ có tôi không có sự quan tâm cá nhân của thầy cô giáo ,

    Nếu chỉ có tôi không được sự động viên củai những người bạn khi tôi thất bại,

    Nếu chỉ có  tôi không có người vợ biết mang lấy khó  khăn của tôi,

    Nếu chỉ có tôi đã không có những đứa con biết trách nhiệm của mình,

    Nếu chỉ có tôi không có các ông chủ biết tỏ lòng thương xót,

    Nếu chỉ có tôi không có độc giả biết thưởng thức để đọc bài thơ của tôi,

    Thì những dòng này sẽ ở lại với tôi.

    Nếu chỉ có bạn có thể sử dụng "Nếu chỉ 'để nói lời cảm ơn,

    và không sử dụng "Nếu chỉ 'để diễn tả những gì bạn không có,

    Bài thơ này đã được chính bạn viết ra


  8. Mansfield Kathleen Mansfield Beauchamp , sinh 1888, trong một gia đình xã hội có tiếng ở Wellington, New Zealand

     

    Bà chết vì xuất huyết phổi tháng Giêng năm 1923,

     

    Bà đã trở thành nhà văn chuyên nghiệp và  cuộc sống của bà rất gian truân, sống tha hương, không lập gia đình, cuối đời còn nhờ cha mẹ trợ cấp.                 

     

    Bà từng có  thái độ nổi loạn đối với cuộc sống, và cố tìm kiếm, trong những ngày vẫn còn viết, để đổi mới sáng tác  và đời sống tinh thần của mình

     

    Mansfield chứng tỏ mình là một nhà văn sung mãn trong những năm cuối cùng của cuộc đời mình , và nhiều tác phẩm văn xuôi và thơ của bà vẫn chưa được công bố .

     

    Đã xuất bản:

     

    1923 (The Dove's Nest) , 1924 (Something Childish), the publication of her Poems, The Aloe, as well as a collection of critical writings (Novels and Novelists) and a number of editions of Mansfield's previously unpublished letters and journals

     

     

     

    A Day in Bed

     

    I wish I had not got a cold,
    The wind is big and wild,
    I wish that I was very old,
    Not just a little child.

    Somehow the day is very long
    Just keeping here, alone;
    I do not like the big wind's song,
    He's growling for a bone

    He's like an awful dog we had
    Who used to creep around
    And snatch at things--he was so bad,
    With just that horrid sound.

    I'm sitting up and nurse has made
    Me wear a woolly shawl;
    I wish I was not so afraid;
    It's horrid to be small.

    It really feels quite like a day
    Since I have had my tea;
    P'raps everybody's gone away
    And just forgotten me.

    And oh! I cannot go to sleep
    Although I am in bed.
    The wind keeps going creepy-creep
    And waiting to be fed.

     

     

     

    Một ngày nằm bệnh

     

    Tôi không muốn cảm lạnh

    Bởi gió lớn và hoang

    Tôi muốn được lớn lên

    Không chỉ làm con nít

     

    Ngày sao mà dài thế

    Tôi ở đây một mình

    Không thích lời gió hát

    Càu nhàu buốt cả xương

     

    Gió như loài chó dữ

    Thường rình lén xung quanh

    Xấu xa vồ mọi thứ

    Còn sủa điếc tai mình

     

    Tôi ngồi cho y tá

    Giúp mặc chiếc áo  len

    Tôi không muốn mình sợ

    Khiếp hãi  là tầm thường

     

    Cảm giác như mọi bữa

    Khi tôi dùng chút trà

    Mọi người vừa đi xa

    Quên tôi còn ngồi đó

     

    Ôi tôi không thể ngủ

    Dù đã ở trên giường

    Gió cứ rít  không dứt

    Như chờ  đòi được  ăn

     

     

    A Fine Day

     

    After all the rain, the sun
    Shines on hill and grassy mead;
    Fly into the garden, child,
    You are very glad indeed.

    For the days have been so dull,
    Oh, so special dark and drear,
    That you told me, "Mr. Sun
    Has forgotten we live here."

    Dew upon the lily lawn,
    Dew upon the garden beds;
    Dainty from all the leaves
    Pop the little primrose heads.

    And the violets in the copse
    With their parasols of green
    Take a little peek at you;
    They're the bluest you have seen.

    On the lilac tree a bird
    Singing first a little not,
    Then a burst of happy song
    Bubbles in his lifted throat.

    O the sun, the comfy sun!
    This the song that you must sing,
    "Thank you for the birds, the flowers,
    Thank you, sun, for everything."

     

     

     

    Một ngày đẹp trời

     

    Những cơn mưa đã qua rồi

    Mặt trời chiếu sáng trên đồi cỏ tươi

    Bay vào vườn trẻ cùng chơi

    Bạn ơi vui quá nụ cười hồn nhiên

    Những ngày sao lắm muộn phiền

    Tối tăm, ảm đạm không riêng nơi nào

    Bạn hỏi tôi: Mặt trời đâu

    Ông  quên ta ở địa cầu rồi chăng

    Sương rơi hoa huệ quanh sân

    Sương rơi những luống hoa trong khu vườn

    Xinh xinh chiếc lá trong sương

    Lắng nghe khe khẽ hoa xuân đâm chồi

    Kìa màu hoa tìm tuyệt vời

    Đơm trên tán lá xanh tươi rậm dày

    Hoa  nào liếc trộm không hay

    Thắm xanh quyến rũ bàn tay mắt nhìn

    Nhành hương đợi một cánh chim

    Cất lên tiếng hót đầu tiên, chợt ngừng

    Để rồi vươn cổ  hót  mừng

    Vỡ òa hạnh phúc tung bừng yêu thương

    Ôi mặt trời ôi nắng trong

    Cất lên tiếng hát đáy lòng đấy thôi

    Cảm ơn hoa , cảm ơn người

    Cảm ơn tất cả, mặt trời, tiếng chim

    • Like 1

  9. Kathleen Mansfield Beauchamp Murry là một nhà văn hiện đại

    nổi bật trong lĩnh \vực truyện ngắn , sinh ra và lớn lên ở thuộc địa New Zealand và đã viết dưới bút danh Katherine Mansfield                                                 3088_b_7777.jpg                              A Little Boy's Dream 


    To and fro, to and fro 
    In my little boat I go 

    Sailing far across the sea 

    All alone, just little me. 
    And the sea is big and strong 
    And the journey very long. 
    To and fro, to and fro 
    In my little boat I go. 

    Sea and sky, sea and sky, 
    Quietly on the deck I lie, 
    Having just a little rest. 
    I have really done my best 
    In an awful pirate fight, 
    But we captured them all right. 
    Sea and sky, sea and sky, 
    Quietly on the deck I lie-- 

    Far away, far away 
    From my home and from my play, 
    On a journey without end 
    Only with the sea for friend 
    And the fishes in the sea. 
    But they swim away from me 
    Far away, far away 
    From my home and from my play. 

    Then he cried "O Mother dear." 
    And he woke and sat upright, 
    They were in the rocking chair, 
    Mother's arms around him--tight. 

    Katherine Mansfield

     

     

    Giấc mơ của một bé trai

     

     

    Qua qua lại lại

    Thuyền con ra khơi

    Giương buồm vượt biển

    Một mình bé bỏng

    Biển lớn sóng to

    Hành trình dài lắm

    Lại lại qua qua

    Ngồi trong thuyền nhỏ

     

    Biển trời , trời biển

    Êm ả  trên boong

    Nghỉ ngơi tí chút

    Vừa lập chiến công

    Chống bọn cướp biển

    Bắt chúng ổn ngay

    Biển trời trời biển

    Êm ả trên boong

     

    Xa tít, tít xa

    Từ nhà từ mộng

    Chuyến đi vô tận

    Chỉ biển bạn bè

    Những bầy cá theo

    Cũng bơi đâu cả

    Xa tít , tít xa

    Từ nhà từ mộng

     

    Bỗng nhiên hắn khóc

    Ơi Mẹ thân yêu

    Thức giấc ngồi dậy

    Trên ghế xích đu

    Nằm trong tay mẹ

     

     

    Bài thơ như bài đồng dao cho bé. Mới dịch qua, sau tính thêm vậy        

    duonghoanghuu    5/12/2013
    • Like 3

  10. Gần đây đọc thơ FB thật nhanh  và thú vị. Thích bài nào thì dịch bài đó. Dịch nhanh.

     

    969296_10202060532868529_1809894801_n.jp

     

    Đừng lo lắng về con trai của  bạn

    Chúng ta mặc kệ chúng giỏi chơi súng

    Đừng lo lắng những đứa con gái nhỏ

    Bọn lính trả tiền và trả cho chúng khối tiền

    Đừng lo lắng phần đất tổ tiên

    Những công ty lớn có những dự án lớn

    Đừng lo cho đất nước khóc than

    Những nhà chính trị dùng tiền mua được

    ĐỪNG LO LẮNG

    Chúng tôi đến vì tự do của bạn

    Bởi Chúa mới là cái bạn có từ lâu.

    • Like 3

  11. TÔI YÊU EM
    Alexander Sergeyevich Pushkin 

     

    Đây là bài thơ tình nổi tiếng thế giới, ai cũng biết. Bản dịch thơ của nhà thơ Thúy Toàn khá hay và lan truyền rộng rãi từ lâu. Tuy nhiên , bài thơ không thể chỉ có một bản dịch, đâu đó đã có những bản dịch mới, bản dịch khác. Vì lẽ nó  hay, cũng vì lẽ cảm nhận và thấu hiểu bài thơ ở mỗi người cũng có khác nhau. Một bài viết của tác giả Bùi Huy Bằng (181- Định Công Thượng - Phường Định Công,Quận Hoàng Mai - TP Hà Nội) - Về một cách hiểu ngữ nghĩa bài thơ tình “Я вас любил” của A.X.Puskin đáng tham khảo thêm.

    http://phanthanhvan.vnweblogs.com/post/8200/283019

     

    Và tôi chợt hí hoáy phỏng dịch, chủ yếu sát ý, thành bài lục bát, ngắn hơn nguyên tác tới hai câu. Lạ đấy chứ. Xin gởi lên đây cho vui vậy. 

     

    Trong tôi có thể vẫn còn

    Hồn tan chưa tắt lửa nồng yêu đương

     

    Để em không phải bận lòng

    Âm thầm tôi nén đau thương vô ngần

     

    Cầu cho em được tình quân

    Yêu em trút cạn chân thành như tôi

    • Like 2

  12. BÀI THƠ SỐ 01. 

    Tác giả là nhà sư Saigyo (1118-1190), một trong những nhà thơ nối tiếng nhất của Nhật Bản. Lúc đầu ông là một võ sĩ đạo, thuộc một đơn vị được chọn lọc để trông coi các vị hoàng đế đã về già. Nhưng ngay đương tuổi hai mươi, ông đã bỏ vợ con để trở thành một nhà sư. Suốt những năm còn lại trong đời, ông lang thang đi chơi đây đó và viết thơ cho đến khi mất trên đường du hành vào năm 72 tuổi.

    Bài thơ đã được dịch sang tiếng Anh :

    Even someone
    Without a heart
    May be deeply moved-
    Snipe taking flight from a marsh
    In the autumn twilight

    tạm dịch ý :

    Người vô tình đến đâu
    Cũng có thể vô cùng xúc động
    Khi thấy con vịt trời từ mặt hồ bay lên
    Trong một buổi hoàng hôn thu

     

     

     

    Dịch thơ :

     

    Ô kìa ai kẻ vô tình

     

    Vẫn đành để  trái tim mình ngân rung

     

    Hồ thu tĩnh lặng xanh gương

     

    Vịt trời cất cánh vút  trong bóng chiều

     

     

     

    dhh---31/7/2012

    • Like 2

  13. Báo Văn nghệ thông báo mở chuyên mục tiếng Việt và cuộc thi viết “Dọn vườn”

     

     

     

    “Dọn vườn” và “Nói chuyện ngôn ngữ” (nay sẽ đổi thành “Tiếng Việt”) là hai chuyên mục truyền thống của báo Văn nghệ, góp phần làm trong sáng và bảo vệ tính phong phú, đa dạng của Tiếng Việt. Trong dịp kỷ niệm 65 năm ra số báo đầu tiên, Tòa soạn đã tuyển chọn xuất bản một bộ sách gồm 2 tập Dọn vườn Văn nghệ, được bạn đọc đón nhận nồng nhiệt.

     

    Nay BBT báo Văn nghệ quyết định tiếp tục mở lại hai chuyên mục này, cũng nhân đó tổ chức cuộc thi “Dọn vườn” để đón nhận và cổ vũ những chia sẻ của bạn đọc, bạn viết quan tâm đến sự phong phú, đa dạng, đang phát triển của Tiếng Việt.

     

    Vậy xin trân trọng thông báo và mời gọi quý vị tham gia cuộc thi viết cho mục “Dọn vườn” của báo Văn nghệ.

     

    Cuộc thi bắt đầu nhận bài của quý vị ngay sau khi thông báo này được đăng tải, và kết thúc nhận bài sau ngày 30-11-2014, với thể lệ như sau:

     

    - Về người dự thi và đối tượng phê bình/thảo luận: Tất cả những người ở trong và ngoài Việt Nam sử dụng tiếng Việt, hoặc dùng tiếng Việt như ngôn ngữ thứ hai, quan tâm đến tình trạng sử dụng tiếng Việt trên các loại ấn phẩm nói chung, và trên các phương tiện truyền thông nghe-nhìn, đặc biệt là các văn bản văn học, văn học dịch, văn bản cho giảng dạy tiếng Việt và văn học ở các cấp đào tạo.

     

    - Về thể thức bài dự thi và đề tài: Có thể gửi nhiều lần, mỗi lần từ 1 đến 5 bài viết mới, thể hiện những hiểu biết và ý kiến riêng của quý vị. Mỗi bài viết (500 - 800 từ, không tính số chữ dẫn nguồn) thể hiện trọn vẹn một trường hợp thảo luận, có đầy đủ dẫn chứng phù hợp và chính xác, viết dưới tên hay bút danh chính thức, bài chưa đăng tải trước đó trên các ấn phẩm hay Internet.

    Bài viết nhằm phát hiện và điều chỉnh những lỗi sử dụng tiếng Việt sai lạc về văn phạm, từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ cảnh, cú pháp, hoặc thiếu chính xác về ngữ dụng (theo phong tục- truyền thống, theo ngành nghề, theo đặc điểm phương ngữ các vùng miền hay sắc tộc, theo biến thiên xã hội- thời đại, v.v…); đồng thời cũng phát hiện và phê bình những thiếu sót về kiến thức, những biểu hiện về phong cách.

     

    - Về việc sử dụng bài dự thi: Ban Biên tập sẽ lựa chọn, xử lý, sử dụng những bài có giá trị trong chuyên mục “Dọn vườn”. Tác giả được hưởng nhuận bút theo thông lệ như các bài vở khác; việc đăng tải không ảnh hưởng đến việc bình xét trong khuôn khổ cuộc thi này; báo Văn nghệ sẽ trao đổi thường xuyên, kịp thời với các tác giả trong quá trình biên tập, in ấn, và bảo vệ tác quyền.

    - Một vài lưu ý: Mục “Dọn vườn” là một chuyên mục truyền thống của tuần báo Văn nghệ, theo đó, các bài viết được khuyến khích theo hướng phản biện có sở cứ minh bạch, lập luận giản dị và hóm hỉnh, phê phán có thành ý và không dung tục tầm thường.

     

    - Về giải thưởng: Cuộc thi sẽ chọn trao 1 giải Nhất cho tác giả có nhiều bài viết nổi bật nhất. Việc đánh giá về bài viết nổi bật mỗi kỳ sẽ dựa trên sự đánh giá của Ban Biên tập và ý kiến phản hồi của độc giả. Ngoài giải Nhất, sẽ có hai giải Nhì, ba giải Ba, và nhiều giải Khuyến khích cũng sẽ được xét theo tiêu chí tương tự, và sẽ được công bố trên báo.

     

     

    • Like 1

  14.  

    Ca dao, tục ngữ 'chế' hay hiểm họa cho tiếng Việt

     

    Ngôn ngữ nghệ thuật là chất liệu tạo nên tác phẩm văn chương. Một nhà văn lớn của dân tộc nào, trong điều kiện bình thường, cũng sử dụng ngôn ngữ của chính dân tộc mình để sáng tác.

    slide-lotus.jpg

    slide-lotus.jpg

    red.pngDù là ngôn ngữ của dân tộc nào, khi trở thành ngôn ngữ nghệ thuật, nó đều được gọt giũa theo mục đích riêng của người viết, không còn cái nguyên xi của ngôn ngữ thông thường. Chính ngôn ngữ phong cách này là thứ “ngôn ngữ riêng”, ngôn ngữ tác giả.

    Hiện tượng “lệch chuẩn” ngôn ngữ chỉ có được ở những nhà văn lớn, những nhà văn có phong cách. Đó là sự sáng tạo ngôn ngữ chứ không phải là chống lại chuẩn mực của ngôn ngữ dân tộc. Sự lệch chuẩn ngôn ngữ góp phần làm giàu bằng cách làm hoàn thiện hơn hoặc tạo ra những chuẩn mới, mở rộng hệ chuẩn của ngôn ngữ. Bởi vì sự sáng tạo chân chính trong lời nói nhà văn xét đến cùng đều bắt nguồn từ khả năng tiềm tàng của ngôn ngữ, từ những qui luật sâu xa của hệ thống. Thế nhưng, một bộ phận giới trẻ hiện nay đã lạm dụng hiện tượng này để tạo ra sự “mới lạ”, “phá cách”, “sáng tạo” ra một kiểu ngôn ngữ mang phong cách “phi chuẩn mực”, dí dỏm, hài hước mà người ta gọi là “chệch chuẩn riêng”. Điều này sẽ có ảnh hưởng lớn đến “công cuộc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” và nếu không có sự điều chỉnh sớm sẽ có tác hại đến chuẩn mực ngôn ngữ dân tộc.

    Ca dao, tục ngữ là loại văn chương truyền khẩu, biểu hiện nhiều mặt sinh hoạt của người Việt Nam, nhất là về đời sống tinh thần, tình cảm. Ngày nay, với một xã hội sôi động trong xu thế toàn cầu hóa, nhiều giá trị có thể bị đảo lộn, giễu nhại trở thành một thái độ phổ biến, người Việt đang chứng kiến sự xuất hiện của những câu nói có vần vè, thường được coi là của giới trẻ, chế tác từ các sáng tác dân gian truyền thống (có người gọi là ca dao tục ngữ hiện đại). Trong những “tác phẩm” chế đó, cũng không khó để nhận ra sự xâm nhập của ngôn ngữ nước ngoài vào đời sống ngôn ngữ dân tộc. Sự “hiện đại” thể hiện ngay ở hình thức sáng tạo:

    Sáng tạo theo kiểu chêm xen (thay đổi) quy tắc ngữ âm, thậm chí còn pha trộn ngôn ngữ theo trào lưu “Tây hóa”:

    "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Mai sau có lúc ngoài đường “on sale”.

    "Trời mưa bong bóng phập phồng/ Má đi lấy chồng con ở dzí boy

    "Đi đâu cho thiếp theo cùng/No thì thiếp ở, lạnh lùng thiếp… bye

    "Ai  xứ Nghệ thì /Còn tao… tao cứ Thủ đô tao dzìa”…

    Chệch theo kiểu thay đổi một từ ngữ bằng một yếu tố mới:

    "Học, học nữa, hộc máu

    "Gần mực thì… bia, gần đèn thì… hút

    Chệch theo lối thêm (bớt) cấu trúc của câu ca dao tục ngữ cũ:

    "Học, học nữa, học mãi… đúp học tiếp

    "Học đi đôi với hành, hành đi đôi với tỏi

    "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/Chặt cây nhớ coi cảnh sát

    "Chiều chiều ra đứng ngõ sau/Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều/Chờ hoài chờ mãi chẳng thấy mẹ yêu/Sao giờ chưa thấy mẹ yêu gửi tiền

    Thiếu nụ cười sẽ dễ chuyển sang hành xử bạo lực, mà tác hại của nó thì không thể lường hết được. Những câu ca dao tục ngữ “chế” đã phản ánh một phần nào đó của cuộc sống xã hội hiện nay, có thể là:

    Bệnh tật hoành hành:

    “Ta về ta tắm ao ta/Bây giờ bệnh SARS lây ba bốn đường

    “Cá không ăn muối cá ươn/Con không ăn muối... thiếu Iot rồi con ơi

    + Là giá cả leo thang:

    "Qua cầu ngả nón trông cầu/Cầu bao nhiêu nhịp tốn xăng dầu bấy nhiêu

    "Nhà sạch thì mát/Bát sạch tốn xà bông

    Tệ nạn xã hội:

    “Làm trai cờ bạc rượu chè/Vợ có lè nhè thì ghè nó luôn

    “Ăn trông “mồi”/Ngồi trông phong bì

    "Trời mưa bong bóng phập phồng/Mẹ đi lấy chồng con cũng theo trai/ Em út ba gửi dì hai/Để ba có cớ ba qua thăm dì

    “Làm trai cho đáng nên trai/Đi đâu cũng vác bộ bài sau lưng

    “Chớ chê e xấu, em già/Em đi sửa lại, đẹp ra bây giờ

    "Mấy đời bánh đúc có xương/Mấy đời chơi Nét mà không vương tơ tình

    “Con ơi nhớ lấy câu này/ Thức đêm chơi Nét có ngày gặp ma

    “Lên cao mới biết non cao/ Chơi ghẹ mới biết rất là hao đô

    ”Hoa hồng thì phải có gai/Con gái thì phải phá thai đôi lần

    “Làm trai cho đáng nên trai/Lang beng cũng trải giang mai đôi lần

    "Sáng trăng chiếu trải hai hàng/Bên anh "xập xám”, bên nàng “tiến lên

    + Tiêu cực học đường:

    “Trăm năm Kiều vẫn là Kiều/Sinh viên thi lại là điều hiển nhiên

    "Học làm chi, thi làm chi?/Tú Xương còn rớt huống chi là mình

    "Học cho lắm cũng ăn mắm với cà/ Học tà tà cũng ăn cà với mắm/ Học cho lắm cũng đi tắm cởi truồng/ Học luồn xuồn cũng cởi truồng đi tắm

    Ước gì môi em là cái đít bút/ Anh ngồi học bài cắn đít bút hun em”...

    + Và thậm chí cái người ta gọi là "ca dao tục ngữ sex” cũng được thể hiện rõ, đó là bằng chứng cho thấy sự đe dọa tới văn hóa Việt Nam:

    “Ước gì em biến thành trâu/ Để anh là đỉa anh bâu vào đùi/ Ước gì anh biến thành chầy/Để em làm cối anh giã ngày giã đêm”

    Đi “chệch” với một số câu ca dao tục ngữ cũ, thêm bớt làm cho nó dí dỏm, vui nhộn, thể hiện cái tôi sáng tạo của lớp trẻ,… cũng từ đây ngôn ngữ này dường như phản chiếu một mặt nhỏ nào đó trong xã hội Việt: bệnh tật đe dọa con người (SARS, bị Biếu cổ do thiếu I-OT); hậu quả các tệ nạn mại dâm, Sida (HIV/AIDS), lang beng, giang mai; dân số đông làm cuộc sống con người không đảm bảo; tình trạng cờ bạc rượu chè, nguyên nhân đánh vợ của một bộ phận “nam giới”; hiện đại - đi đôi với nó là khoa học kỹ thuật phát triển, con người càng quan tâm hơn vẻ đẹp hình thể bên ngoài của mình, muốn xóa đi vẻ ngoài không “hoàn hảo” thay vào đó là “môi xinh, dáng chuẩn, mũi dọc dừa, mắt bồ câu…” thì sự xuất hiện các trung tâm thẩm mỹ (sửa đổi) vóc dáng là cần thiết, bạn sẽ có (vóc chuẩn hay eo thon và thậm chí là làn da trắng, khuôn mặt xinh…) để rồi có thể tự tin nói rằng: “Chớ chê em xấu, em già/ Em đi sửa lại, đẹp ra bây giờ”; hơn hết đó là tình trạng buông lỏng của gia đình, không quan tâm con cái dẫn đến tệ nạn chơi “Game, chát...” quên học hành của giới trẻ, xem việc học là điều không cần thiết, sự suy đồi đạo đức, ham chơi, xem thi lại là điều bình thường và hiển nhiên (Không thi lại không phải là sinh viên),…

    Từ đây, những câu ca dao tục ngữ “chế” thông qua ngôn ngữ đã có vai trò “là một tấm gương phản chiếu xã hội”, giúp xã hội có thể nhìn nhận một cách thiết thực hơn, cần làm gì và phải hành động như thế nào để có hướng khắc phục những hiện trạng trên. Nhưng chính hiện tượng sử dụng ngôn ngữ một cách tùy tiện, phóng tác theo trào lưu, theo cảm tính của một bộ phận giới trẻ, cách thể hiện riêng mà theo họ đó là độc đáo - cách tân mới lạ của mình đã làm tiếng Việt mất đi vẻ đẹp trong sáng vốn có, cách sử dụng từ ngữ trái quy tắc ngữ âm tiếng Việt: Ziệt Nam, zôzới, hok, nhìu chiện…, sự pha tạp ngôn ngữ Tây - Ta trong sử dụng một cách vô lối: Boy (trai), on sale (bán), no (không)…

    Tình dục là một khía cạnh văn hóa, một sắc thái rất đặc trưng, một vấn đề rất đời thường và luôn luôn hiện diện trong cuộc sống của con người. Ca dao Việt Nam là một loại văn chương bình dân rất giản dị, thẳng thắn, trung thực không màu mè, chải chuốt, có một sức mô tả rất sinh động tất cả nếp sống, sinh hoạt, phong tục tập quán xã hội của đại đa số dân chúng. Xã hội hiện đại hóa, sự phát triển của Internet đã tạo ra bước đột phá trong nhiều lĩnh vực, ảnh hưởng đến cách sống, cách nghĩ của cả thế giới. Vấn đề tình dục, sex trên các phương tiện thông tin đại chúng lại càng phổ biến rộng khắp, thậm chí còn đi ngược lại với nét văn hóa truyền thống Việt Nam được gìn giữ từ bao đời. Vẫn biết rằng hiện đại thì cái đẹp có quyền phô ra, cái tôi cá nhân được tự do, thoải mái trong tất cả mọi mặt; “chế” trong ca dao tục ngữ sẽ tạo ra sự rung động về tình yêu, sự khao khát và nỗi đam mê về thân xác là rất thật, “rất người”, “rất đời” của con người trong thời đại mới. Nhưng cũng chính nó đã làm mất đi sự e ấp, nồng nàn. “Chế” sáng tạo mới đã đánh mất những đằm thắm, những dịu dàng, những tinh tế của con người. Nền văn minh lúa nước đúc kết bao kinh nghiệm, lưu truyền từ người này sang người khác. Thế là ca dao tục ngữ được hình thành. Nói đến ca dao tục ngữ người ta thường nghĩ ngay đến vẻ đẹp tinh thần của truyền thống dân tộc. Nhưng nhìn lại một cách toàn diện, những câu “ca dao tục ngữ “chế” hiện nay còn mang đầy đủ giá trị đó chăng?

    Từ “chệch chuẩn” để nhìn về “chuẩn”, trong các chuẩn của đời sống xã hội thì chuẩn ngôn ngữ là rất quan trọng. Trường học cần đặc biệt coi trọng mục tiêu đào tạo những thiếu niên, thanh niên có khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ, với ý thức về chuẩn ngôn ngữ. Nhưng rõ ràng là chuẩn ngôn ngữ không đơn giản mà khá phức tạp. Bởi hoạt động ngôn ngữ, con người chịu những bó buộc mà cũng có khả năng lựa chọn. Trong giáo dục ngôn ngữ chúng ta gặp rất nhiều trường hợp “chệch chuẩn”, ở cương vị người thầy, nên có ý kiến trước các chi tiết này. Tuy nhiên, cũng thận trọng vì nó dễ sinh ra không nhất quán, giáo dục ngôn ngữ không thể nào cắt đứt mối liên hệ giữa hệ thống với thực tiễn đời sống và văn chương. Mà văn chương thì biến đổi từ xưa tới nay, và nó rất đa dạng.

    Là ngôn ngữ quốc gia của nước Việt Nam mở cửa và hội nhập, tiếng Việt đã và đang đứng trước một thách thức mới: với chức năng phản ánh, là “tấm gương phản chiếu xã hội”; tiếng Việt phải phản ánh được và thực hiện được chức năng giao tiếp của đất nước đang ở giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bởi vậy, khi sử dụng ngôn ngữ cần đảm bảo “tiếng Việt là tiếng Việt”. Việc sử dụng ồ ạt các ngôn ngữ thiếu chọn lọc vào trong lời ăn tiếng nói, theo mốt, theo cảm tính (nhất là giới trẻ hiện nay) là một cảnh báo và là nguyên nhân làm tiếng Việt phát triển theo hướng tiêu cực. Vì vậy, mỗi người cần có một cái nhìn động đối với ngôn ngữ, sử dụng các từ vay mượn, các từ ngoại lai sao cho phù hợp bản sắc ngôn ngữ, phù hợp điều kiện ngôn ngữ - xã hội của đất nước.

    KIỀU NGA (TẠP CHÍ VĂN HÓA NGHỆ AN)

    • Like 1

  15. Giữ gìn hay triệt tiêu sự trong sáng của tiếng Việt?

     

     

    Tiếng nói/ ngôn ngữ của mỗi quốc gia dân tộc, bất kể quốc gia dân tộc nào, đều là một thứ tài sản vô giá, trước hết, với chính quốc gia dân tộc ấy. Nó là căn cước văn hóa của dân tộc. Mất căn cước văn hóa, dân tộc không là gì, không còn gì cả.

    slide-question.jpg

    slide-question.jpg

    red.png
    Chẳng thế mà trước đây ngót một thế kỷ, ông chủ bút Nam Phong tạp chí, nhân một dịp diễn thuyết về thi hào Nguyễn Du và danh tác Truyện Kiều, đã khẳng định: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn”. Và về sau này, với tình yêu tiếng Việt vô hạn, thi sỹ Lưu Quang Vũ đã viết những câu thơ dào dạt đắm đuối: “Buồm lộng sóng xô, mai về trúc nhớ/ Phá cũi lồng vời vợi cánh chim bay/ Tiếng nghẹn ngào như đời mẹ đắng cay/ Tiếng trong trẻo như hồn dân tộc Việt/ Mỗi sớm dậy nghe bốn bề thân thiết/ Người qua đường chung tiếng Việt cùng tôi/ Như vị muối chung lòng biển mặn/ Như dòng sông thương mến chảy muôn đời…” (Tiếng Việt). Vậy nên, ở bình diện lý trí, việc giữ gìn tiếng nói/ ngôn ngữ dân tộc mặc nhiên đã trở nên một yêu cầu mang tính bắt buộc và thường trực. Trong trường hợp Việt Nam, yêu cầu ấy từng được một nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước - cố thủ tướng Phạm Văn Đồng – nhấn mạnh, cụ thể hơn, như một chân lý: “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”.

    Nhưng trong bối cảnh xã hội nước ta hiện nay, khi trình độ dân trí rõ ràng đã được nâng lên rất nhiều so với trước, và sự hội nhập với thế giới đang diễn ra hằng ngày, lại nảy sinh một câu hỏi: giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt như thế nào? Câu hỏi không hề là ngẫu nhiên, chỉ cần chúng ta nhìn thực tế đời sống của văn học dịch thời gian gần đây sẽ thấy: cụm từ “sự trong sáng của tiếng Việt” luôn được dẫn ra như một chuẩn mực để định giá chất lượng bản dịch tiếng Việt của những tác phẩm văn học nước ngoài. Hơn thế, như một lời răn đe trước những bản dịch bị coi là luộm thuộm, lủng củng, xa lạ, tối nghĩa về hành ngôn tiếng Việt. Quả đúng là đã có không ít bản dịch như vậy, và không gì khác hơn, chúng là sản phẩm tồi của những người dịch kém. Nhưng ngược lại, oái oăm thay, cũng có nhiều trường hợp bị kết án oan, và ở những trường hợp ấy, cụm từ “sự trong sáng của tiếng Việt” nhiều khi chỉ đơn giản là một thứ vũ khí sẵn có, được người ta sử dụng cũng chính bởi sự sẵn có ấy, như một quán tính.

    Bản dịch tiểu thuyết Lolita của Dương Tường là một ví dụ. Khỏi phải nói, dịch Lolita, nghĩa là dịch giả chấp nhận đối mặt với thách thức cực lớn. Bởi nhà văn Mỹ gốc Nga Vladimir Nabokov vốn khét tiếng thế giới như một phù thủy về ngôn ngữ. Tiểu thuyết Lolita của ông trùng điệp những ẩn dụ, những trò chơi ngôn từ, những cấu trúc câu, những liên văn bản và xuyên văn bản bất tận, cực kỳ… quái đản! Tóm lại, theo nghĩa nào đó, Lolita là một mê cung ngôn ngữ mà người viết bày ra với mục đích, không gì khác, để tạo sự mờ đục làm rối trí người đọc. (Thứ văn chương làm rối trí người đọc cũng cần thiết, ít nhất, ở mức ngang bằng với thứ văn chương khiến người đọc được thư giãn). Trước một tác phẩm như vậy – một tác phẩm đã được chúng khẩu đồng từ xếp vào hàng kinh điển của tiểu thuyết hiện đại – mà dịch ra tiếng Việt sao cho đơn giản, dễ hiểu, “trong sáng”, thì cũng chính là cách xuyên tạc tác giả hiệu quả nhất. Một dịch giả lão thực như Dương Tường không chọn cách này. Ông trung thành với phong cách ngôn ngữ của Nabokov. Dịch Lolita, đến chỗ nào văn bản trở nên đa nghĩa hoặc quá tối nghĩa với người đọc, Dương Tường dùng chú thích. (Có tất thảy gần năm trăm chú thích trong bản dịch Lolita, được dịch giả khảo cứu từ nhiều nguồn, một sự nỗ lực và thận trọng hiếm thấy trong hoạt động dịch văn học ở ta hiện nay – không nên quên rằng trong bản dịch Lolita tiếng Pháp của Eric Kahane, bản dịch được chính Nabokov đánh giá rất cao, thậm chí chẳng có lấy một chú thích nào. Và do vậy, câu văn dịch “trên dòng kẻ có những dấu chấm” cùng lắm chỉ là một điều gây tranh cãi nho nhỏ của Dương Tường, người chủ ý không chịu diễn nôm hình ảnh mà tác giả sử dụng thành ý trực tiếp – chủ ý này không đáng để thiên hạ đổ xô vào đay đi nghiến lại như thể trời sắp sập). Nhưng những người đọc thụ động thì không đủ hứng thú và lòng kiên nhẫn để đi theo một trò chơi ngôn ngữ quá rắc rối. Họ khó chịu, và đó là dịp quá tốt để cụm từ “sự trong sáng của tiếng Việt”, luôn sẵn đấy, lại được dẫn ra như một lời răn đe.

    Ví dụ này gợi nhớ đến cố dịch giả Cao Xuân Hạo. Sinh thời, ông Cao Xuân Hạo từng phàn nàn về chuyện có tác phẩm nào đó của F. M. Dostoievsky (xin miễn cho người viết việc phải nêu tên) được dịch ra tiếng Việt bằng một văn phong hết sức “trong sáng”, mềm mại, uyển chuyển, dễ đọc, và đọc rất “dễ chịu”. Trong khi trong nguyên tác tiếng Nga thì đó là một cách hành văn với tiết tấu giật cục, gấp gáp, tác giả cố ý sử dụng kiểu ngôn từ tạo cảm giác u ám, nặng nề đến tức thở, nhiều chỗ lại là sự thống ngự của những lớp ngôn từ thô thiển. Tác phẩm gốc như thế và tác phẩm dịch như thế, thìdịch đích thị là diệt, và cái quan niệm cứng nhắc về “sự trong sáng của tiếng Việt” chính là thứ vũ khí quá tốt để tiêu diệt phong cách của thiên tài văn học Nga. (Dịch giả Cao Xuân Hạo, vốn dĩ là người rất dị ứng với hệ tiêu chí “Tín, Đạt, Nhã” do dịch giả Trung Quốc Nghiêm Phục đưa ra, từng kêu lên đầy bực tức, rằng nếu như ở tác phẩm gốc, tác giả cố tình viết một cách thô tục, mà người ta lại cứ chăm chăm phải dịch ra tiếng Việt sao cho được Nhã, thì phải dịch cách gì đây để bảo đảm trung thành với nguyên tác?)

    Từ hai ví dụ trên, ít nhất, có thể rút ra một điều: nên có quan niệm và ứng xử cởi mở hơn trước yêu cầu “phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”. Ngôn ngữ không phải là một hệ thống nhất thành bất biến. Nó như một sinh thể, thường xuyên vận động, thêm vào và mất đi, liên tục được làm mới. Mà một trong những con đường làm mới ngôn ngữ hiệu quả nhất, chính là việc dịch văn học. Lịch sử văn học dịch Việt Nam ngay từ đầu thế kỷ XX đã cho thấy: thông qua sự tiếp xúc và chuyển hóa những tác phẩm văn học thuộc các ngôn ngữ khác, tiếng Việt đã hấp thụ vào mình nhiều lớp ngôn từ mới, nhiều cấu trúc câu văn mới, nhiều mô hình tư duy ngôn ngữ mới, và đã trở nên giàu có hơn từ đó. Hãy cứ hình dung: nếu trước năm 1945 mà không có những bản dịch các tiểu thuyết chương hồi của Phan Kế Bính, Nguyễn Đỗ Mục (Tam quốc chí diễn nghĩa, Đông Chu liệt quốc), không có những bản dịch An Na Kha Lệ Ninh (Anna Karenina) của Vũ Ngọc Phan, Những kẻ khốn nạn (Những người khốn khổ) của Nguyễn Văn Vĩnh, và nhiều nhiều dịch phẩm văn học khác nữa, tiếng Việt của chúng ta chưa chắc đã đạt tới sự đa dạng và thanh thoát như bây giờ. Bởi vậy, nếu cứ khăng khăng “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” với mặc định rằng đó là một di sản ngôn ngữ đông cứng, thì hậu quả sẽ không chỉ là sự triệt tiêu phẩm tính đặc dị trong phong cách nghệ thuật của các tác giả văn học nước ngoài, mà còn là sự triệt tiêu khả năng phong phú hóa của bản thân tiếng Việt.

    Với văn học dịch là thế. Còn với sáng tác văn học trong nước thì sao? Có lẽ chỉ cần nói ngắn gọn: chúng ta không ủng hộ những sự làm xấu tiếng Việt, nhưng cũng không nên bám chặt vào một sự “trong sáng” mơ hồ nào đó của tiếng Việt để đóng sập cửa trước những nỗ lực cách tân ngôn ngữ văn chương. Xét cho cùng, “sự trong sáng của tiếng Việt”không ngưng đọng vào chỉ duy nhất một hình thái nào đó. Lối viết văn tiếng Việt với dày đặc những câu biền ngữ, đăng đối như trong các tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh hay trong Nho Phong của Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, là biểu hiện của một thứ tiếng Việt “trong sáng”. Nhưng cũng “trong sáng” không kém là câu văn tiếng Việt của chính Nhất Linh ở giai đoạn sau, trong các tiểu thuyết như Đoạn tuyệt, Đôi bạn, Bướm trắng… cho dù câu văn tiếng Việt ở đây đã rất khác với ở Nho Phong. Hoặc giả, nếu cứ thuận theo ý kiến (không hề sai) của đa số độc giả, rằng các truyện ngắn và tùy bút của Thạch Lam là một mẫu mực về “sự trong sáng của tiếng Việt”, thì cũng không vì thế mà bảo những câu văn tiếng Việt của Nguyễn Tuân – ngôn ngữ được đẽo gọt rất cầu kỳ, sử dụng những kết hợp từ đầy bất thường và bất ngờ, những cú pháp bị vặn xoắn theo kiểu… chẳng giống ai – là không “trong sáng”. Nó là thứ tiếng Việt “trong sáng” theo cách khác. Tóm lại, nói khác đi, ở đây chúng ta buộc phải có một cái nhìn dân chủ hóa trước cụm từ “sự trong sáng của tiếng Việt”. Nó không giống như chân lý tối thượng của Chúa Trời, đơn nghĩa. Nó là một tập hợp của những chân lý tương đối, luôn mở ra, mời gọi sự sáng tạo của tất cả.

    Không nên quên rằng trong lĩnh vực đặc thù như văn chương, ngôn ngữ đã không còn là ngôn ngữ tiêu dùng nữa, mà là ngôn ngữ của nghệ thuật. Xuất phát từ ngôn ngữ đời sống, nhưng nó đã được mã hóa. Và do vậy, nó mang đậm dấu ấn cá tính sáng tạo của người sử dụng, không loại trừ cả sự đánh đố, khiêu khích, gây hấn bằng ngôn ngữ. Vấn đề còn lại là thái độ của người tiếp nhận. Nếu ta cứ đòi hỏi ngôn ngữ văn chương phải hiền lành, đơn nghĩa, dễ hiểu, “trong sáng” theo cách của ngôn ngữ tiêu dùng, thì tốt nhất là chẳng cần có văn chương làm gì.

    Không nên quên rằng lời kêu gọi “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” được nói ra trong bối cảnh một nước Việt Nam với trình độ dân trí nhìn chung rất thấp, tỷ lệ người mới thoát nạn mù chữ cao ngang với tỷ lệ người còn mù chữ. Để tuyên truyền, để vận động đối tượng này một cách hiệu quả nhất, không gì khác, cần phải sử dụng một thứ ngôn ngữ dễ hiểu nhất có thể.

    Nhưng không nên quên rằng bối cảnh xã hội Việt Nam hiện tại đã rất khác. Tốt nghiệp đại học đã trở thành chuyện “thường ngày ở huyện”. Và không nên quên rằng tiếng Việt là một sinh ngữ. Nó cần liên tục sống. Và liên tục vận động.

    HOÀI NAM (ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN)

  16. Nima Yushij từng được coi là cha đẻ của thơ Ba Tư hiện đại. Ông sinh ngày 12 Tháng 11 1896 - mất ngày 06 tháng một năm 1960i vì bệnh viêm phổi ở Shemiran, Tehran .  Các tác phẩm chọn được trình bày là: " Afsaneh " ( Huyền thoại ) " Ay Shab " ( O Night) , " Mahbass " ( nhà tù ) , và bốn truyện ngắn..

    Xem : http://en.wikipedia.org/wiki/Nima_Yooshij

     

    Bài thơ  My house is Cloudy được Nguễn Văn An dịch sát nghĩa,  khá hay với thể tự do mang hồn khai phóng, rộng mở, cuốn quýt. 

    Tôi cũng cảm nhận tinh thần Đông phương trong bài thơ này và không khỏi không muốn thêm một bản dịch nữa để hợp với những giọng điệu thầm thì hơn.

     

    My house is Cloudy

     

    My house is overcast by clouds
    Permanently weighed by a pall of cloud over the earth.
    The wind, broken, desolate and intoxicated,
    Whirls over the pass.
    The world is laid waste by it
    And my senses too!
    O piper!
    O you enchanted by the music of the pipe, where are you?

    My house is cloudy, yet
    The cloud is impregnated by rain.

    Cherished by the illusion of my bright days,

    I stand opposite the sun
    I cast my gaze upon the sea.
    And the entire world is desolated and ravaged by the wind
    And the ever-playing piper progresses onto his path
    In this cloudy world.

     

    (Translated English  by Ismail Salami)

    NGÔI NHÀ TÔI LÀ MỘT ĐÁM MÂY
    Nima Youchidi. Thi sỹ Iran.

     
    Ngôi nhà tôi là một đám mây,
    Một đám mây nối liền với đất. 
    Trên họng núi cao tàn tạ mê say,
    Gió quay cuồng,
    Phá tan thế giới,
    Và cả tâm thần tôi.
    Ôi, ai thổi sáo, mà tiếng than
    đi tận xa vời, người ở đâu ?

     Ngôi nhà tôi là một đám mây, nhưng
    Đám mây điên khùng vì mưa
    Tôi nghĩ đến những ngày nào rực rỡ
    Đã bỏ quên tôi

     Trước mặt trời, mắt tôi
    nhìn biển bao la,
    Cả thế giới đã điêu tàn vì gió thổi,
    Người thổi sáo tiếp tục con đường 
    và tiếp tục điệu ca,
    Trong cảnh đời đầy mây phủ,
    Con đường người đi còn dài.

     

                                                                                   http://nguyenvanan.vnweblogs.com/post/17841/241348

     

    NGÔI NHÀ TÔI LÀ MÂY

     

    Ngôi nhà tôi là mây

    Mây nối liền với đất

    Trên núi cao hoang phế

    Gió mê say quay cuồng

    Tiếng sáo ai thở than

    Hồn tôi vào mộng mị

     

     

    Nhà tôi là đám mây

    Điên dại vì mưa gió

    Đâu rồi ngày quang đãng

    Trời xanh đã quên tôi

     

     

    Tôi đi về phía biển

    Chờ mặt trời chói chang

    Ngắm thế giới  điêu tàn

    Sau những cơn bão tố

     

    Bắt gặp người thổi sáo

    Bước chân trên đường dài

    Trên cánh đồng mây phủ

    Tiếng sáo vẫn cao bay.

     

     

     

    Từ đó dhh viết thêm bài thơ cảm nhận:

     

     

    Tôi cảm nhận, tôi hình dung

    Thời gian tan hợp như chòm mây trôi

    Tưởng là trường cửu đất trời

    Gặp cơn bão trút cuộc đời về đâu

    Bài thơ dài được bao câu

    Câu thơ thứ nhất là câu cuối cùng.

     

     

    duonghoanghuu

    • Like 3

  17. Quote một câu thơ của nữ thi sĩ Anh Christina Rossett mà để thiếu 1 chữ thì dịch làm sao cho đúng.
    Hãy soát thử nhé :

    Better by far you should forget and smile 
    Than that you should remember and be sad.

    và : ( xem hình )
     

    Christina-Rossetti-Quotes-1.jpg

     

    Vậy là mất chữ THAN; mà BETTER THAN mới dịch là TỐT HƠN được chứ

                              Em nên quên đi và mỉm cười xa nhau bỡ ngỡ

                              Còn tốt hơn để em nhớ và buồn

    • Like 3

  18. Một bài báo thú vị: Giá bao nhiêu một bài thơ xuất sắc? bài báo đã mang lại hứng thú để tôi dịch thêm những bài thơ đáng giá. Chỉ tiếc... chưa phải là bản dịch cuối cùng. Để các bạn khỏi sốt ruột, xin gửi lên đây bài thứ nhất. Bản thảo bài sonnet Remember của nữ thi sĩ Christina Rossetti (Anh) trong một cuộc đấu giá đã được mua với giá # $52,000. 

     

     

    Christina Rossetti's sonnet

     

    Remember

     

    Remember me when I am gone away, 
    Gone far away into the silent land; 
    When you can no more hold me by the hand, 
    Nor I half turn to go yet turning stay. 
    Remember me when no more day by day 
    You tell me of our future that you plann'd: 
    Only remember me; you understand 
    It will be late to counsel then or pray. 
    Yet if you should forget me for a while 
    And afterwards remember, do not grieve: 
    For if the darkness and corruption leave 
    A vestige of the thoughts that once I had, 
    Better by far you should forget and smile 
    Than that you should remember and be sad.

     

     

     

    NHỚ

     

    Hãy nhớ  đến tôi khi tôi ra đi,

    Đi xa lắm vào miền im lặng;

    Khi tay em  không giữ tôi được nữa,

    Hoặc dùng dằng nửa ở nửa đi

    Nhớ đến tôi khi ngày chẳng còn dài

    Em nói tương lai chúng mình không định trước

    Chỉ nhớ tôi, chắc em  hiểu được

    Lời chỉ bảo hay nguyện cầu đều muộn màng.

    Dù sao nên quên tôi trong một thời gian

    Và nỗi  nhớ về sau  không phải đau buồn:

    Nếu  bóng tối và lỗi lầm còn lại đó

    Vết  tích trong tâm trí tôi còn mang

    Em nên quên đi và mỉm cười xa nhau bỡ ngỡ

    Còn tốt hơn để em nhớ và buồn

    • Like 3

  19. Dương Thuấn


     


     Lâu nay ở nước ta trên các diễn đàn chính thống và phương tiện thông tin đại chúng luôn nhấn mạnh đến mức cực đoan các thuật ngữ “tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”, “thống nhất trong đa dạng”… mà đôi khi quên mất đi khái niệm riêng của văn hoá từng dân tộc. Nước Việt Nam là một quốc gia nhiều dân tộc chung sống nên rất cần có một nền văn hóa đa sắc tộc thực sự, hơn là ngày ngày nói đi nói lại đến nhàm chán các thuật ngữ đó. Do chính sách chung chung nên không ít người đã không hiểu được thế nào là một nền văn hoá đa sắc tộc. Từ đó đã dẫn đến những áp đặt về chính sách và cách làm khiên cưỡng đối với văn hóa các sắc dân thiểu số. Người quản lý chỉ luôn nhăm nhăm đi tìm cái chung để hoạch định chính sách, ít có ai chú ý đến cái đặc sắc, cái riêng biệt mỗi nền văn hoá của từng dân tộc. Nước Việt Nam có 54 dân tộc đã là cả nhân loại thu nhỏ, vì vậy văn hoá rất là phong phú, không phải quốc gia nào cũng có may mắn như thế.


    Những năm gần đây các chương trình của chính phủ thực hiện đối với vùng núi, chủ yếu tập trung vào giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, ít chú ý đến việc phát triển văn hóa của từng dân tộc cụ thể. Các giải pháp tình thế như cấp phát gạo và bảo hiểm y tế cho người nghèo, chính sách cho con em tuyển thẳng vào đại học, mở các trường dân tộc nội trú, miễn giảm học phí, trợ cấp học sinh vùng núi khó khăn… Các giải pháp đó chưa giải quyết tận gốc những vấn đề căn cốt của sự đói nghèo để người dân có cuộc sống tinh thần và vật chất tốt hơn. Cũng đã đôi lần trên diễn đàn Quốc hội có một vài đại biếu đề cập đến vấn đề ưu tiên cho miền núi, cho cái cần câu hay cho con cá. Hình ảnh ví von rất mỹ miều nhưng cuối cùng nào có đưa ra được giải pháp gì?


     


    Từ lâu người ta đã quên đi thế mạnh của miền núi là văn hóa, không biết rằng văn hóa là một loại tài sản vô giá không thể định lượng, bao gồm tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Những người quản lý nếu biết sử dụng trí tuệ của nhân dân để phát triển văn hóa thì khối tài sản đó sẽ đem lại nguồn lực vô cùng tận cho quốc gia, đặc biệt là phát triển miền núi. Thực trạng quản lý văn hóa như ở nước ta hiện nay là một sự lãng phí lớn, không những khối tài sản văn hóa lớn đó không đươc sử dụng mà còn bị mai một, thất truyền…


     


    Một số di sản văn hóa ở các vùng dân tộc thiểu số ở phía nam như Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Thánh địa Mỹ Sơn được UNETSCO công nhận, thử hỏi đã có điều gì làm được tốt hơn so với trước kia, đã được bảo tồn và phát huy như thế nào? Hay là văn hóa của các khu vực dân tộc thiểu số khác, đặc biệt là miền núi phía bắc hiện tại văn hoá đang ở trong trạng thái rơi tự do, không có định hướng phát triển. Các chính sách của nhà nước thường chỉ chú ý ở việc xây dựng các quy chế nếp sống văn hóa, gia đình văn hóa, làng bản văn hóa… Cái kiểu xây dựng văn hoá như thế này ở một số nơi còn gây ra phản cảm, gây tác dụng ngược lại. Là một người nghiên cứu văn hoá độc lập, tôi thấy rất nhiều vấn đề bức xúc hiện nay của văn hóa dân tộc thiểu số cần phải chấn chỉnh và khắc phục để phát triển. Sau đây xin nêu một vài điều cụ thể.


    1. Các chính sách về văn hóa dân tộc thiểu số từ trước đến nay đều chung chung, mang tính chất ứng phó hơn là tính chiến lược lâu dài. Không có chính sách riêng để phát triển văn hóa của từng dân tộc. Xoá nhoà sự độc đáo đặc sắc của mỗi dân tộc. Sự kỳ thị văn hóa dân tộc thiểu số luôn thể hiện trong chính sách: văn hóa dân tộc thiểu số ở miền núi luôn bị coi là lạc hậu, phải đem ánh sáng từ miền xuôi lên để soi sáng cho vùng cao… Đây là sự thể hiện nhận thức hạn chế của người soạn chính sách và vô tình đã hạ thấp văn hóa của các dân tộc thiểu số. Trên thực tế, văn hóa của các dân tộc thiểu số có rất nhiều điểm mạnh, không ít cuộc thi nghệ thuật và giao lưu văn hoá quốc tế, văn hóa dân tộc thiểu số đã đem về cho cả nước nhiều thành tích rất đáng tự hào.


     


    Đã nhiều năm, họat động văn hóa của ngành văn hoá tổ chức thường chỉ lặp đi lặp lại một vài hoạt động: lễ hội cồng chiêng, lễ hội lồng tồng, liên hoan dân ca, triển lãm trang phục, triển lãm ẩm thực, gần đây thi hoa hậu các dân tộc… Từ trung ương đến địa phương cùng một kiểu làm rập khuôn giống nhau, năm nào cũng giống năm nào, không sáng tạo cái mới. Nhu cầu thưởng thức văn hóa của người dân sẽ không chấp nhận sự nhàm chán đó, cuộc sống luôn cần những cái mới hơn.


    Điều cần thiết nhất cho việc phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số miền núi hiện nay là phải có các chính sách đúng đắn mang tính chiến lược. Phải khắc phục ngay tình trạng văn hóa đang theo xu hương rơi tự do. Tại sao sau bao năm các cơ quan trung ương và các tỉnh tổ chức thi hát dân ca, liên hoan dân ca, liên hoan lễ hội… nhưng các dân tộc thiểu số vẫn chưa có một bản băng đĩa dân ca đúng nghĩa để nghe. Sự suy thoái về thuần phong mỹ tục vẫn tiếp diễn không được ngăn chặn, các bản nhà sàn bị dỡ bỏ hàng loạt đem về xuôi nhưng các cấp chính quyền đều bỏ mặc, để miền núi hiện nay mất gần hết nhà sàn, hay là các trò chơi dân gian rất đặc sắc cũng bị biến mất. Biết bao pho sách quý và các loại chữ viết cổ của Tày, Thái, Chăm không được tổ chức sưu tầm, dịch thuật và truyền dạy cho thế hệ sau. Chữ Nôm Tày hiện nay chỉ còn có vài ba người biết đọc biết viết, trong khi đó kho sách Nôm Tày rất khổng lồ, bao gồm các lĩnh vực: văn học, y học, lịch sử, địa lý, thiên văn, phong thuỷ, gia huấn, cúng tế, phép thuật...


     


    Chính sách phát triển văn hóa cho miền núi trong thời gian tới dứt khoát phải định hình hướng đi cho từng dân tộc một cách cụ thể. Nếu chính sách nào chỉ muốn xây dựng văn hóa miền núi giống hệt như miền xuôi thì tức là vô hình chung là đã thủ tiêu văn hóa các dân tộc thiểu số. Quan điểm đem ánh sáng văn hóa miền xuôi lên miền núi chính là đã giết hại văn hóa dân tộc thiểu số.


    2. Kể từ khi đất nước đổi mới năm 1986, văn hóa các dân tộc thiểu số đã phục hồi trở lại với tốc độ rất nhanh. Sự phục hồi trở về nguyên gốc phù hợp với quy luật của tự nhiên. Trước kia, các hình thức cúng bái dân gian như Tảo, Mo, Then… bị ngăn cấm, khi có luồng không khí đổi mới thổi vào thì mọi thứ đều bừng lên như hoa xuân nở rộ rồi dần đi vào ổn định. Văn hóa ổn định nên kinh tế xã hội ổn định theo, cuộc sống của người dân dễ chịu hơn. Người dân tộc thiểu số ngày càng yêu văn hoá của mình và có ý thức giữ gìn bảo vệ hơn. Tuy vậy, có không ít các hình thức tín ngưỡng thờ cúng dân gian đã trở nên dị dạng, méo mó. Do những người quản lý văn hóa không nhìn nhận thấy vấn đề này, nên đã không có sự định hướng của các cơ quan quản lý. Mộ số hình thức cúng bái phát triển tràn lan, những hành vi phá họai công trình văn hóa không được ngăn chặn. Tượng núi nàng Tô Thị ở Lạng Sơn là một giá trị văn hóa tự nhiên rất đặc sắc đã bị đập lấy đá nung vôi để xây nhà. Tất cả những sự tàn phá văn hóa không có ai trong các cấp chính quyền quan tâm…


     


    Qua những lần về quê tham gia các lễ hội, dự các đám cưới, viếng các đám ma ở các bản, tôi thấy nếu cứ để văn hóa các dân tộc thiểu số phát triển không có sự định hướng như hiện nay chắc chắn sẽ dẫn đến nguy hại cho xã hội. Những vấn đề thuộc về tâm linh, tín ngưỡng đã bị những người hành nghề mê tín dị đoan lợi dụng. Người có trình độ văn hóa cao lẫn người trình độ văn hoá thấp đều bị cuốn vào rất nhiều hoạt động tâm linh. Các thầy cúng đã bói ra rất nhiều thứ ma để bắt người dân phải mổ trâu bò, lợn gà cúng bái… Đám ma cũng bị làm giá cát-xê từ một chục triệu đến vài chục triệu đồng. Có không ít gia đình, con cái đã phải bán ruộng lấy tiền trả thầy cúng để thầy đến làm ma cho cha mẹ. Đây là những điều xưa nay chưa từng có trong xã hội miền núi, cần phải cảnh báo cho trong toàn xã hội. Tuy các sự việc bức xúc như thế diễn ra hàng ngày nhưng các cấp chính quyền và ngành văn hoá vẫn chưa có văn bản mang tính pháp lý để điều chỉnh. Nếu để tình trạng này tiếp diễn thì sẽ gây ra rất nhiều điều bất lợi cho người dân và làm vẩn đục không gian văn hóa vốn rất trong lành của vùng cao.


     


    3. Trong tình hình hội nhập với trong nước và thế giới, việc biết nhiều thứ tiếng ngoài tiếng mẹ đẻ là cần thiết. Ai cũng có quyền sử dụng ngôn ngữ dân tộc khác, nếu ngôn ngữ đó cần thiết cho sự thành đạt. Nhưng ở nước ta hiện nay có không ít các bộ phận người dân tộc thiểu số chỉ muốn sử dụng tiếng Việt, bỏ tiếng dân tộc mình. Hiện tại có ngôn ngữ của một số dân tộc thiểu số đã có dấu hiệu suy thoái. Một số gia đình ở vùng cao dạy con cái từ khi sinh ra nói tiếng phổ thông, không nói tiếng mẹ đẻ. Đấy là điều rất kỳ cục, nguy hiểm cho tương lai của đứa bé và cho cả dân tộc đó. Con cái của họ lớn lên sẽ nói một thứ ngôn ngữ hổ lốn tạp pí lù, tiếng Việt và tiếng dân tộc lẫn lộn, tất yếu dẫn đến sự suy giảm trí tuệ của thế hệ sau. Bởi vì, đối với con người đòi hỏi cần phải nắm vững đầy đủ ngôn ngữ cụ thể để tư duy.


     


    Có một thực tại là hiện nay người miền núi nói tiếng phổ thông thường hay lẫn lộn về quy tắc, còn khi họ nói tiếng dân tộc thì đế bằng tiếng phổ thông. Đây là nguyên nhân dẫn đến tư duy không mạch lạc, hành văn viết ra sẽ lủng củng sai ngữ pháp. Nhưng nếu con cái họ được dạy từ bé sử dụng ngôn ngữ dân tộc, khi lớn lên sẽ học tiếng phổ thông, chắc chắn khả năng sử dụng cả hai ngôn ngữ sẽ tốt như nhau. Ngôn ngữ của mỗi dân tộc không phải đơn giản chỉ là phương tiện để thông tin mà ngôn ngữ còn hàm chứa trong đó rất nhiều các yếu tố huyền bí của văn hóa của riêng từng dân tộc. Ngôn ngữ chỉ linh thiêng khi nó là tiếng mẹ đẻ. Tất cả các pháp thuật, bùa chú, lời sấm, lời nguyền… chỉ thiêng với người nói bằng tiếng mẹ đẻ. Liên hợp quốc đã khuyến cáo các dân tộc thiểu số trên thế giới cần phải dạy cho con trẻ nắm chắc ngôn ngữ của dân tôc mình rồi mới học các ngôn ngữ khác.


     


    4. Việc sân khấu hóa các lễ hội như hiện nay đã làm mất đi phần nhiều các giá trị nhân bản của truyền thống. Nguồn gốc của các lễ hội là bắt đầu từ lao động sản xuất, mô phỏng và cách điệu hóa các động tác lao động sản xuất để cho cuộc sống tinh thần được thăng hoa. Sân khấu hóa lễ hội chính là đã làm ngược lại quy luật của tự nhiên, tước đi tính đánh thức con người bản thể là đặc điểm quan trọng của lễ hội.


     


    Thông thường lễ hội ở mỗi nơi đều có tính chất và ý nghĩa khác nhau, một làng bản muốn thể hiện được sự thăng hoa của làng bản mình đều phải thể hiện qua lễ hội. Đối với một lễ hội truyền thống, quan trọng nhất là giữ gìn sự độc đáo riêng. Nếu lễ hội bị sân khấu hóa thì sẽ mất đi sự độc đáo đó. Phải có lễ hội độc đáo thì khách du lịch và người các nơi mới đến xem. Thử hỏi, nếu nơi nào cũng tổ chức một kiểu lễ hội như nhau thì ai cần đến sự đơn điệu tẻ nhạt đó. Cũng trong các lễ hội, người ta thường tổ chức các cuộc thi tài năng, việc trao giải thưởng bằng tiền thay cho hiện vật như trước đây cũng làm mất đi một phần giá trị của lễ hội. Thông thường mỗi lễ hội, bao giờ cũng có một loại phần thưởng gắn với nguồn gốc của lễ hội đó, có thể phần thưởng không có giá trị cao về mặt kinh tế nhưng có giá trị tinh thần rất lớn.


     


    Việc sân khấu hóa lễ hội từ trung ương đến các địa phương để truyền hình trực tiếp như hiện nay sẽ góp phần làm méo mó và mất đi tính nhân bản của lễ hội. Nhiều lễ hội tổ chức ở miền núi rồi truyền hình lên vệ tinh nhưng không thấy sự đặc của văn hoá miền núi vùng cao, người đạo diễn đã bỏ qua văn hoá dân tộc thiểu số.


     


    5. Văn hóa dù là văn hóa vật chất hay văn hóa tinh thần cũng đều do con người sáng tạo ra mới có. Quá trình sáng tạo có thể là trong thời gian rất dài, gắn với sự lịch sử hình thành mỗi dân tộc. Văn hóa của các dân tộc thiểu số dù ở vùng núi Việt Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, đồng bằng Nam Bộ hoặc ở đâu cũng vậy, phải có chính sách đúng đắn và phù hợp. Trước đây bài trừ tận gốc các hình thức cúng bái Tảo, Mo, Then… dẫn đến cấm hát then, cấm gảy đàn tính, đốt hết sách cúng bái. Các chính sách cực đoan như vậy bây giờ đã hết thời. Hiện tại, văn hóa các dân tộc thiểu số đang rất cần sự định hướng để phát triển lành mạnh và ngày càng phong phú.


     


    Một bài hát của một tác giả miền xuôi có câu “Cô giáo hiền như con nai rừng…”. Cách ví von như vậy có thể đúng với người miền xuôi, nhưng hoàn toàn không đúng với người miền núi. Bởi người miền núi có thành ngữ: “Nghịch như hươu như nai”. Nếu đem cô giáo để ví với hươu nai thì chắc chắn học trò sẽ hiểu cô là người hư hỏng. Bởi vì hươu nai là loài thú rừng hay phá họai mùa màng, giẫm nát lúa ngô. Người miền núi sẽ không thể chấp nhận cô giáo “hiền như nai rừng”. Chúng ta cần phát huy sự độc đáo của văn hoá mỗi dân tộc nhưng cũng rất cần sự thông đạt lẫn nhau về văn hoá giữa các dân tộc để tránh làm văn hoá về miền núi mà ví von như bài hát này.


    Trước đây cũng như hiện nay, nhà nước Việt Nam luôn nhất quán chủ trương xây dựng Việt Nam là một quốc gia có nền văn hóa đa sắc tộc. Để thực hiện thành công điều đó rất cần có sự trao đổi để hiểu biết lẫn nhau giữa người soạn thảo chính sách với cộng đồng các sắc dân thiểu số.


     


     


    Văn nghệ số 43- 2013



  20. On ViewlessWings IV

    -- A Sweet Unrest

    June 2011 - tuyển tập thơ tình châu Úc 

    mua bản Ebook, 0$59, và bắt đầu dịch, mới ba bài thì quên đến bây giờ. Nhân 20/10 năm nay xin gửi đến các bạn yêu thơ hai bài  vậy 

     

     

    A Lover’s Rose

     

    How sweet the sound of my own lover’s voice!

    He speaks to me of honeyed blossoms where,

    in tangled gardens, vine and rose rejoice,

    entwining both the spires and petals there.

    How soft the dew of my own lover’s kiss,

    anointing neck and trailing over breast!

    His lips of velvet speak to me of bliss,

    without a sound, as tongue on flesh is pressed.

    How gently glides his touch where hands are laid,

    a feather first and then a firm caress!

    My body, in his hands, a goddess made;

    each swell and curve, my lover’s to possess.

    At last my love and I, a twisting vine,

    wrap round where thorn and blooming rose combine.

     

    Katharine L Sparro

     

     

     

    HOA HỒNG CỦA NGƯỜI YÊU

    Ngọt sao tiếng của người yêu

    Thì thầm góc vắng nho yêu hoa hồng

    Choàng tay kéo nhẹ vào lòng

    Rồi người đặt nụ hôn nồng lên môi

    lên vai lên ngực của tôi

    không còn nghe được những lời xuyến xao

    mơn man tay đã chạm sâu

    sợi tơ rồi lá rơi vào mênh mang

    tôi trườn xoay để  hiến dâng

    để người sở hữu xác thân nữ thần

    dây nho quấn quýt hoa hồng

    quanh cành gai nhọn kết vòng hoa thiêng

     

    images?q=tbn:ANd9GcSomt4fcdiBFjSSSPmEEZk

    Hurricane

     

    after the storm

    your words litter the tide line

    broken promises

     

    Anne Harding

     

    Cuồng phong

     

    Sau bão

    Từ ngữ của anh xả rác rưởi nước triều

    Bội ước

     

     

    • Like 3

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...