Jump to content

duonghoanghuu

Thành viên
  • Số bài viết

    328
  • Gia nhập

  • Đăng nhập

  • Nổi bật trong ngày

    8

Bài viết được đăng bởi duonghoanghuu


  1. bua-yeu.jpg

     

    Shadow's Six        

    Yasmin Khan

     

     

    Golden enchantments of a ligure's allure

    brightening bosom as chamber overflows

    its vast reservoir of dreams, Heart's contour

    shaping quadrivials wreathed with thorny woes

    giving monotony an edge, Forging detour

    taken by wisdom the pericope bestows

    on an unbelievable journey of hope

    divine mystical force helps the soul to cope.

     

     

    LÁ BÙA SỐ 6

     

    Bùa vàng bí ẩn hớp hồn

    Rạng ngời tỏa sáng trên vòm ngực em

    Bầu trời chứa giấc mơ tiên

    Chỉ viền quanh lá bùa thiêng mấy vòng

    Tai ương gai góc sai lầm

    Chờ câu niệm chú thần thông giải nguyền

    Hành trình xác tín lênh đênh

    Lá bùa thay đấng thiêng liêng  phò trì.  

     

     

     

     

    • Like 2

  2. Thơ facebook

     

    Allan M Mobley Sr.

     

    What is love now without you
    Never mind ..

    I will find someone ,
    better than you,

    Love is sometimes,
    a misunderstanding, 

    I was never suppressed by you,
    but you did want it that way,

    There are no masterminds,
    on the subject of love .
    only winners and losers,
    play in the game

     

    1381508_204505879730448_1725479559_n.jpg

     

    Tình yêu là gì

    Bây giờ không em

    Điều chưa từng nghĩ

     

    Tôi sẽ tìm ai

    Còn hơn cả em

     

    Yêu là đôi khi

    Một điều nhầm lẫn

     

    Em không buộc tôi

    Em không muốn thế

     

    Không có chủ mưu

    Chủ đề tình yêu

    Chỉ thua và thắng

    Trong trò chơi thôi

     

    dhh chuyển ngữ 0:00 10/10/2013

    • Like 2

  3.  
     

    Thơ tân hình thức (new formalism poetry) xuất hiện tại Mỹ vào giữa thập niên 1980. Với người Việt, từ cuối thập niên 1990 qua tạp chí Thơ tại Mỹ, đến nay có khoảng 150 người đã tham dự phong trào này một cách nhiệt thành. Từ năm 2000 đến nay đã có khoảng 15 tập thơ tân hình thức Việt (và cả song ngữ Việt-Anh) và lý thuyết được xuất bản trên khắp thế giới.

     

    bannerdd.jpg

     

    Thơ tân hình thức Việt

     

    Trong hơn 12 năm tồn tại, người thường xuyên theo dõi đường đi của thể loại thơ này đồng thời là cầu nối những người sáng tác thể loại thơ này trong và ngoài nước là Khế Iêm (tác giảVũ điệu không vần- Tứ khúc và những tiểu luận khác).

    rez_751_anhghep%20copy.jpg

    Bất kỳ một thể loại thơ mới/ phong  trào sáng tác nào cũng cần có những trao đổi, bàn luận để góp phần đưa ra những ý kiến, góp ý để nó phát triển tốt hơn. Dự phần quan trọng là những nhà nghiên cứu lý luận phê bình văn học, đặc biệt là những người theo dõi loại hình này ngay khi những bài thơ đầu tiên xuất hiện. Inrasara là một trong những người đó.

    Dẫu rằng trên thế giới, loại hình thơ này không có gì là mới mẻ nhưng trải qua quá trình tồn tại trong đời sống văn học trong nước, tới giờ cần có một tổng kết, đánh giá để xác định vị trí, vai trò một cách đúng đắn cho Thơ tân hình thức Việt. Hai sự kiện trong thời gian tới liên quan tới thể loại thơ này được quan tâm là:

    1. Tọa đàm với chủ đề "Thơ tân hình thức Việt, nhìn từ tiến trình văn học đương đại Việt Nam" do TS. Nguyễn Thị Từ Huy chủ trì, diễn giả là nhà thơ Inrasara diễn ra ngày 28/9 tại Salon Văn hóa cà phê thứ bảy, 19B Phạm Ngọc Thạch, Q3, TP. Hồ Chí Minh. Các nội dung được trao đổi gồm:Lịch sử xuất hiện của thơ tân hình thức Việt; Vấn đề tiếp nhận và sáng tác tại Việt Nam; Nhìn từ tiến trình văn học đương đại Việt Nam, có ý nghĩa gì; Những thành tựu và hạn chế bước đầu.

    2. Hội thảo khoa học "Thơ tân hình thức Việt - tiếp nhận và sáng tạo" do Tạp chí Sông Hương tổ chức vào khoảng giữa tháng 11/2013. Các nội dung được trao đổi tạiHội thảo: Vấn đề tiếp nhận và sáng tác tại Việt Nam; nhìn thơ tân hình thức Việt từ tiến trình văn học đương đại Việt Nam; những thành tựu và hạn chế bước đầu. Thông tin từ BTC thì đây là hội thảo đầu tiên trên thế giới về Thơ tân hình thức Việt có sự tham gia của các tác giả thơ tân hình thức, nhà nghiên cứu phê bình có uy tín, một số nhà thơ Mỹ đương đại và những người quan tâm tới thể loại thơ này.

    Dự kiến tới đầu năm 2014, tạp chí Sông Hương (Huế) sẽ tổ chức cuộc thi thơ tân hình thức dành cho người Việt khắp thế giới.

     

    Nguồn vanhocquenha



     

    • Like 1

  4. Đôi điều về dịch thuật

    Trịnh Y Thư
    067C25EF-8C04-4EA6-8463-A0B2F40F362D_w26

    4.

    Bạn hỏi tôi tại sao chọn con đường dịch thuật. Không, tôi đâu có chọn nó. Nó chọn tôi đấy chứ. Dịch mệt lắm. Dịch còn có nghĩa là sai khiến. Với tôi, nó đồng nghĩa với “dịch vật”. Từ điển Hán-Việt của cụ Đào Duy Anh định nghĩa “dịch vật” là “Sai khiến mọi vật, như dùng trâu cày dùng ngựa cỡi.” Đôi khi người dịch chẳng qua chỉ là con trâu kéo cày, bảo gì làm nấy, đổ mồ hôi, sôi nước mắt.

     

    Và “dịch vật” nhất là dịch thơ.

     

    Dịch một bài thơ có lẽ nhanh chóng hơn dịch một cuốn tiểu thuyết nhưng chưa chắc đã dễ dàng hơn. Tôi không tin tưởng vào việc dịch thơ lắm mặc dù trước đây tôi có lai rai dịch một số thơ của Yevgeny Yevtushenko, Boris Pasternak, Czeslaw Milosz, Robert Frost . . . sang Việt ngữ, phần lớn là những bài tương đối dễ dịch, dễ hiểu, không đòi hỏi chữ nghĩa ẩn mật hoặc tư duy siêu hình. Có nhiều lập luận chống đối việc dịch thơ, phần lớn là của các nhà thơ. Họ bảo bản dịch không bao giờ lột tả được trọn vẹn cái phong phú và ẩn mật của chữ nghĩa trong nguyên tác. Quả tình tôi không rõ lắm, hoang mang là đằng khác, và mỗi lần dịch thơ, tôi đều cảm thấy có cái gì bất ổn.

     

    Nghệ thuật thơ là phương thức phối từ trong câu thơ khiến cho ý thơ trở nên phong phú, tạo phong cách nghệ thuật, gây thú vị nơi người đọc. Mỗi từ đứng riêng một cõi xem tầm thường vô vị nhưng khi kết hợp nhau nhờ cây đũa thần của nhà thơ bỗng như mang sức mạnh truyền tải cảm xúc mạnh mẽ. Giở ra một bài thơ nổi tiếng của một thi hào lớn nào đó, tôi thấy các từ ngữ ăn nằm với nhau như các gam màu trên bức tranh tuyệt hảo và hồ như chúng chỉ có tác dụng ở ngôn ngữ của nguyên tác thôi, khi chuyển sang ngôn ngữ khác, hiệu ứng đó mất sạch. Tôi không rõ lắm, chỉ mơ hồ nhận biết như vậy. Nhưng bạn cứ để tôi tiếp tục dịch bài thơ. Rồi nhạc tính trong thơ. Tôi phải cải biên tính nhạc của bài thơ như thế nào để khúc giao hưởng hoành tráng tuyệt vời đừng biến thành giai điệu tưng từng tứng tưng từng vô vị, gượng ép. Rồi cảm xúc của bài thơ—nếu bạn theo tôi trèo lên tầng thứ hai của thi phẩm—sẽ ra sao nếu chúng ta cho nó cái đời sống mới mà chúng ta o ép gán lên nó? Ngoại trừ những thể thơ cố tình chối từ cảm xúc (mà từ lâu tôi ngưng theo dõi vì quá ngán ngẩm), phần lớn thi ca của nhân loại đều mang nặng tính trữ tình. Ở đó, trĩu nặng đằng sau mỗi từ ngữ, mỗi con chữ, là cả một khung trời, một mảnh đất, một dòng sông, một con phố, một dung nhan, một tình yêu, một cành cây, một phiến đá, một ngôi nhà, một thành quách, một đền đài, một kỉ niệm, một quãng đời, một lịch sử, một thời đại đặc trưng mà khi chuyển ngữ chúng như bị lưu đày sang mảnh đất hoàn toàn khác lạ. Những con chữ thốt nhiên hoảng loạn; chúng li tán, ngơ ngác, loạn xạ; lai lịch chúng biến đâu mất, bản lai diện mục chúng không còn mà còn lại chỉ là những xác chữ vô hồn. Bài thơ trở nên vô cảm. Tôi nhìn những từ ngữ đường bệ hạnh phúc nằm bên nhau trong bài thơ nguyên tác bỗng thấy tội nghiệp cho chữ nghĩa của tôi nhếch nhác buồn thảm như những khuôn mặt đám lưu dân vô tổ quốc bên bài thơ dịch và tôi vò nát trang giấy rồi ném nó vào sọt rác.

     

    Có lẽ tôi sẽ vẫn dịch thơ nhưng quả thật đó chỉ là công việc của người học trò tập tành làm thơ.

     

    xem thêm: https://vn3000.com/b/http://www.voatiengviet.com/content/doi-dieu-ve-dich-thuat/1758011.html

    • Like 2

  5. Joseph Hilaire Pierre René Belloc là một nhà văn, nhà sử học Pháp gốc Anh và đương nhiên nhập quốc tịch Anh vào năm 1902. Ông là một trong những nhà văn sung mãn nhất ở Anh trong thế kỷ XX. Ông được biết đến như một nhà văn, nhà hùng biện, nhà thơ, nhà văn châm biếm, người đàn ông của các chữ cái và là nhà hoạt động chính trị. Ông nổi bật nhất về đức tin Công giáo, lĩnh vực có tác động mạnh mẽ trên hầu hết các tác phẩm của ông và hợp tuyển viết chung với G.K. Chesterton. Ông từng là Chủ tịch của Oxford Union và sau đó là nghị sĩ Quốc Hội của thành phố Salford từ 1906-1910. Ông từng có những tranh chấp nổi cộm gây thù hận kéo dài, nhưng ông cũng được coi là một người đàn ông nhân đạo và biết cảm thông.

     

    January
    It freezes- all across a soundless sky

    The birds go home. The governing dark's begun: The steadfast dark that waits not for a sun;
    The ultimate dark wherein the race shall die.

    Death, with his evil finger to his lip,

    Leers in at human windows, turning spy

    To learn the country where his rule shall lie When he assumes perpetual generalship.


    The undefeated enemy, the chill

    That shall benumb the voiceful earth at last,
    Is master of our moment, and has bound


    The viewless wind it-self. There is no sound..
    It freezes. Every friendly stream is fast.
    It freezes; and the graven twigs are still. .

    Tháng giêng
    Như băng giá suốt bầu trời lặng lẽ
    Chim về tổ. Bóng đêm bắt đầu dâng
    Cái tối tăm nhẫn nại không chờ đợi vầng dương

    Bóng tối cuối cùng nơi cuộc đua kết thúc

     

    Những ngón tay ác đặt lên môi, chết chóc
    Con chim leer dòm ngó cửa sổ nhà dân
    Để tìm hiểu đất đai nơi ngài sẽ trị vì
    Có thể đó là luật lệ vĩnh hằng thống nhất
     

    Kẻ thù bất khả chiến bại là giá lạnh 
    Cuối cùng làm tê cứng địa cầu vang động

    là khoảnh khắc bí mật và quyết định
     

    Ngọn gió không tự nhìn thấy nó. Lặng ngắt

    Những dòng suối quen nhanh chóng đóng băng

    Những cành cây trên cao vẫn trùm băng tuyết .

     

    • Like 2

  6. [CUỘC THI VIẾT] MY DEAR – NGƯỜI PHỤ NỮ TÔI YÊU
    August 30, 2013 at 10:50am

    Ai là người phụ nữ của đời bạn? Người mẹ, người chị,người vợ, người bạn gái hay có khi chính là cô bé hàng xóm đáng yêu ngày nào ?!.Bạn trân trọng họ nhưng đã mấy khi lắng lại để kịp nói một câu yêu thương. Hãy cùngiBest dành những điều “ngọt ngào” nhất bấy lâu nay bạn chưa dám thổ lộ đến họvà có cơ hội nhận được những phần quà bất ngờ cho bạn và người phụ nữ trong timmình.

    Như một lời tri ân, lời chúc ý nghĩa nhất đến 1 nửa thếgiới, iBest tổ chức cuộc thi viết vềngười phụ nữ với thông điệp “My dear –người phụ nữ tôi yêu”.

    Thời gian tổ chức: 01/09 đến 20/10

    Thời gian nhận bài: từ 01/09 đến hết 15/10

    Đối tượng tham gia: Tất cả mọi đối tượng ở cácđộ tuổi, giới tính trên đất nước Việt Nam.

    Bài viết hướng đến người phụ nữ bạn yêu thương: mẹ, chịem gái, vợ, người yêu, bạn bè…

     

    1236232_591085410944781_820955022_n.jpg

     

    Thể lệ chương trình:

    Các bài viết sẽ được gửi qua hòm mail của chương trình:mydear@gviet.vn với tiêu đề:Bài dự thi viết vềngười phụ nữ tôi yêu, những bài viết hợp lệ (trong thời gian nhận bài, có đầyđủ thông tin cá nhân), đạt các tiêu chíBTC đưa ra sẽ được đăng lên fanpage:www.facebook.com/iBestApp, Forum, trong nội dungMy dear trên iBest (từ 15/09), căn cứ vào lượt like, share (1 share = 2 like) trên fanpage và đánh giá của BTC đểquyết định các bài viết đạt giải (tỉ lệ 50/50).

    Thông tin cá nhân:

    - Họ và tên:

    - Địa chỉ hiện tại:

    - Điện thoại:

    - Email:

    - Địa chỉ Facebook:         

    CácTiêu chí: + Phù hợp chủ đề (viết vềphụ nữ)

                  + Bàiviết không quá 1000 từ

                  + Bàiviết hay, có ý nghĩa (theo đánh giá của BTC)

    Thể loại: Thơ,tâm sự (kỷ niệm), truyện ngắn, thư…

    Lưu ý: Bài viếtcó tiêu đề, có đính kèm ảnh minh họa hoặc ảnh nhân vật trongbài viết (nếu có), cam kết bài viết chưa được đăng trên bất kỳ phương tiện truyềnthông nào, người viết tự chịu trách nhiệm về vấn đề bản quyền khi xảy ra tranhchấp.

    Những giảithưởng vô cùng hấp dẫn đang chờđón các bạn:

    ·     Giải Nhất(01 giải): 2.500.000đ tiền mặt + 1 voucher chăm sóc sắc đẹp

    ·     Giải Nhì(02 giải): 1000.000đ tiền mặt + 1 voucher chăm sóc sắc đẹp

    ·     Giải Ba(05 giải): Thẻ cào điện thoại 200.000đ

    ·     Tặngngay 10.000 gold cho những bài viết được đăng

    Ban tổ chức được quyền sử dụng các bài viết dự thicũng như hình ảnh của những người trúng thưởng trên mọi phương tiện thông tin đạichúng mà không cần thông báo cho tác giả hoặc trả bất kỳ chi phí nào; không chịutrách nhiệm về việc cung cấp sai thông tin của người trúng giải; có quyền thayđổi cơ cấu hoặc nội dung giải thưởng nhưng vẫn đảm bảo giá trị giải thưởngkhông thay đổi.

    Kết quả và giải thưởng sẽ được công bố và trao giảitrong ngày 20/10 (nếu người nhận giải ở nội thành Hà Nội, các bạn ở xa sẽ đượcnhận giải theo đường bưu điện).


  7. TỔNG KẾT CUỘC THI THƠ TÌNH HẠ
    TRÊN DIỄN ĐÀN AOTRANG.VN



    Nhằm giúp các bạn trẻ đam mê nghề viết có sự trải nghiệm thông qua đó có thể rút ra những bài học bổ ích, Gia đình Áo Trắng Cần Thơ luôn tranh thủ “xã hội hóa” nhằm tổ chức các giải viết không thường xuyên. Khởi động từ đầu tháng 5/2013, cuộc thi thơ TÌNH HẠ trên trang http://aotrang.vn/f đã thu hút được đông đảo thành viên và bạn đọc dự thi cả ở hai thể loại thơ Đường Luật (54 bài) và các thể thơ Truyền thống và Hiện đại khác (73 bài). Nhìn chung, các bài thơ dự thi đều có sự đầu tư công phu, thể hiện kỹ thuật nhuần nhuyễn, cấu tứ giàu cảm xúc. 

    “HẠ CON GÁI” của Thái Văn Lợi mang đến phép liên tưởng thú vị với những gam từ giàu hình ảnh. Cô gái hạ vừa xinh đẹp, vừa bình dị, sôi nổi, sinh động đấy nhưng cũng rất vô tư: “Mây xõa tóc đắp mền lên ngực ruộng”; “Gió nhởn nhơ khua gợn sóng ao làng/ Bầy cá nhỏ nghịch đùa bong bóng nước/ Gốc tre già thả chiếc lá chen ngang”… Xứng đáng với giải Nhất được trao tặng. 

    “MÙA SEN” của Huyba mang phong cách khá độc đáo. Hoa sen là biểu trưng cho hình bóng người mẹ, người vợ chịu thương chịu khó, chắt chiu làm đẹp cho đời quên cả tháng năm mòn mỏi, tù túng trong sự hữu hạn của một phong tục, một nếp nghĩ đã “bọc kén” ở một miền quê, nhưng vẫn cố vùng vẫy nhằm vươn tới một giá trị cao đẹp hơn. “Dậy một mầm sen đỏ/ Tiếng quyên vừa sang canh” là cái kết để ngỏ đầy thi vị. 

    Lê Trang thuyết phục BGK bằng sự mượt mà trong việc kết hợp các nghệ thuật điệp từ, nhân hóa, so sánh với nhiều động từ sống động. Đặc biệt nhất là quy luật “sự thống nhất của các mặt đối lập” được vận dụng để mô tả những cung bậc tình yêu đầy sáng tạo trong “RƯỚC TÌNH VÀO HẠ”. 

    “THÁNG NĂM” của Nguyengiangsan mang đến một mùa hạ dậy thì tươi tắn, tinh khôi có đầy đủ tiếng ve, cánh hạc, cỏ hoa, mưa gió và sâu lắng kỷ niệm vui buồn của mỗi kiếp người. “TÌM” của Mai Đức Trung đau đáu dòng hoài niệm mối tình đầu trong sáng, thơ ngây nhưng lại rất mong manh bởi thiếu hẳn sự từng trải, chịu đựng. “CHIỀU XA” của Phan Duy thể hiện sự khát vọng đi tìm sự khác biệt trong nghệ thuật hình dung từ. Những “phiến hạ”, “điệu phôi pha”, “nhành thương”… toát lên sự trăn trở, day dứt. 

    Mảng thơ ĐL cho thấy sự tiến bộ đáng kể của thí sinh so với lần thi trước, nhưng cũng chỉ có ít t/g có bài lọt vào vòng trong. Điều này thể hiện chỉ những ai thật sự đam mê mới mong gặt hái thành công ở thể loại này. Chính sự chặt chẽ trong bố cục, khắt khe niêm luật và sự chắt lọc ngôn ngữ đã phân loại và lựa chọn ra bốn t/g nổi bật nhất. 

    “HẠ NHỚ” của Kiều Thành là ký ức về mối tình cũ thơ mộng với nhiều màu sắc, âm thanh và những cung bậc cảm xúc khác nhau. Tất cả như còn đọng lại và thật sống động trong dòng hoài tưởng. Nghệ thuật nhân hóa, hoán dụ cùng với việc chọn lọc phối hợp thanh điệu trong mỗi câu thơ nâng tác dụng biểu cảm đầy dụng ý. 

    Nghệ thuật chắt lọc ngôn ngữ trong “MÙA RƠI” của Phan Duy khá tinh tế với những gam từ đắt và khá sáng tạo (ru mềm hạ biếc, vàng xe dải nắng, đỏ kết lưng thềm,…). Việc phối hợp nhuần nhuyễn nhiều thủ pháp nghệ thuật đặc biệt là sự thể nghiệm Ngũ Độ Thanh, lồng ghép từ láy và màu sắc ở từng câu kết hợp với đảo ngữ, nhân hóa, ẩn dụ đã mang lại thành công cho bài thơ. 

    Theo bước chân Nguyên Xuân, người đọc như được tắm mình trong khoảng không gian đầy màu sắc, âm thanh của “TÌNH HẠ” với hoa phượng đỏ rực giữa trưa hè, với lời hát ru của biển xanh thơ mộng, với tiếng dạt dào của suối, với đêm trăng huyền ảo mộng mơ… Chính bức họa thiên nhiên huyền diệu cùng bản giao hưởng trầm bổng của vũ trụ là món quà vô giá làm thăng hoa cảm xúc sáng tác… T/g bất chợt thấu hiểu quy luật vần xoay của đất trời và sự hữu hạn ở đời. Sự thấu hiểu ấy là kim chỉ nam, là lý tưởng sống “hiến dâng nghĩa sống chan hòa”. Đã qua những ngày xuân ủ mộng, nắng hạ chợt bùng lên mãnh liệt hơn bất cứ bao giờ. Tứ thơ tưởng như đơn giản mà dặt dìu xúc cảm, sâu lắng những thông điệp gửi cho đời. 

    “HOÀI NHỚ” của Hương Thủy mang đến sự nhẹ nhàng, thanh thoát, thơ ngây của tuổi trẻ chất đầy sự lắng đọng của hồn thơ lãng mạn và rất tinh tế. Cái mở rất khéo, đặc biệt là ở câu 2 với những cung bậc trầm bổng rất đắt “Mộng níu thời gian trở lại ngày”. Kỷ niệm học trò như sống động trong mỗi con người với đầy đủ trạng thái, màu sắc, âm thanh, hình ảnh, tình cảm… Tất cả đều lưu giữ vẹn trong tim, chẳng nhạt phai. 

    Cuộc thi đã khép lại với những thành công đáng khích lệ. Thay mặt Diễn đàn, NX trân trọng cám ơn sự hợp tác quý báu của tất cả quý vị. Đặc biệt là:
    – Quỳnh Nguyễn và Huyzozo đã tài trợ kinh phí.
    – Các thành viên Ban Giám Khảo đã không ngại dùng sự “hữu hạn” về thời gian và vốn hiểu biết để đánh giá sự “vô hạn” của kiến thức nhằm đưa ra kết quả kịp thời, công minh ở mức tương đối có thể.
    – Các thành viên Dự thi, những người quan trọng nhất, quyết định sự bội thu hay thất bát của mỗi vụ gieo trồng hay một Dự án đầu tư.

    Một lần nữa xin cám ơn tất cả các bạn.
     

    Cần Thơ, ngày 14 tháng 9 năm 2013
    TM. Ban Tổ Chức và Ban Giám Khảo
    NẮNG XUÂN
     
    Picture037.jpg
     
     
     
     
     
     
    Nắng Xuân BTC và một số tác giả đạt giải

  8. h1.gif
     
    Tục ngữ là túi khôn của dân gian. Có rất nhiều câu tục ngữ nói về thứ quyền lực xã hội là đồng tiền, đề cập những vấn đề phức tạp liên quan tới tiền, những vấn đề xã hội xung quanh tiền và các cách thức kiếm tiền.


    slide-vnd.jpg

    slide-vnd.jpg

    red.pngVề phương diện nào đó thì tiền, của, vàng bạc là đồng nghĩa với nhau. Có thể bình luận nhiều điều sâu xa về những điều mà các câu tục ngữ hàm ý, từ những tri thức mà tục ngữ đã đề cập tới những hoàn cảnh và điều kiện tri thức đó được ứng dụng trong thực tiễn. Nhưng ở đây chúng tôi chỉ nêu những điều cảm nhận trực tiếp về tiền mà các câu tục ngữ đem lại.

    a. Sức mạnh xã hội phi thường

    Người Việt có câu tục ngữ rằng để chỉ ra sức mạnh vô song mang tính phổ quát của đồng tiền. Tiền là một sức mạnh xã hội phi thường. Đồng tiền là thứ đáng được ngợi ca. Đồng tiền có sức mạnh xuyên thời gian, xuyên qua cả các kiếp người, và đối với đồng tiền thì cuộc sống con người thật là phù du: "Đồng tiền là chúa muôn loài, Người ta là khách vãng lai một thời".

    Đống tiền có sức mạnh lấn át các sức mạnh xã hội khác: "Hạt tiêu nó bé nó cay, đồng tiền nó bé nó hay cửa quyền". Đồng tiền có sức mạnh phi thường đến mức huyền bí: "Của vua có thần, của dân có ma", "Của nhà giàu có nọc". Không thể ăn không ăn cướp của người ta dễ dàng: "Có ơn phải sợ, có nợ phải trả".

    Để có thể thâm nhập được vào các cộng đồng khác, trong đó có những phong tục tập quán khác, ngoài việc dùng tình cảm thì người ta cần có những phương tiện hỗ trợ, mà được mọi người vui lòng chấp nhận: "Có của thì có mẹ nàng, có bạc có vàng thì có kẻ ưa", "Anh em gạo, đạo ngãi tiền".

    Tiền là một thứ đem lại rất nhiều điều tốt đẹp, mang lại sự lịch sự và sự vẻ vang cho người có tiền: "Chẳng gì tươi tốt bằng vàng, chẳng gì lịch sự vẻ vang bằng tiền".

    Tiền có được sự trao đổi vạn năng: "Có tiền mua tiên cũng được", "Có tiền mua tiên cũng được, không tiền mua lược không xong". Tiền dùng để mua của cải vật chất, và mua được cả những thứ tinh thần, như để mua danh: "Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng".

    Tiền mang lại cho người ta khả năng giải trí phi thường: "Nhất chơi tiên, nhì giỡn tiền".

    Có tiền thì có nhiều người cầu cạnh, sẵn lòng hầu hạ: "Có tiền chán vạn người hầu, có bấc có dầu chán vạn kẻ khêu". Khi có tiền, người ta có những tư thế và khả năng suy nghĩ mới, vì có tiền thì người ta có khả năng huy động trí tuệ của những người khác. Có tiền làm cho người ta trở nên khôn: "Có tiền thì khôn như rái, không tiền dại như vích". Tiền cho phép người ta ăn nói thoải mái: "Tay mang túi bạc kè kè, nói quấy nói quá người nghe ầm ầm", cho phép người ta làm được một số điều vượt khỏi chuẩn mực: "Lấy đồng tiền làm láo".

    Đồng tiền là thứ thiết thân với người ta: "Đồng tiền liền khúc ruột". Thái độ đối với đồng tiền: "Khó giữ đầu, giàu giữ của".

    Lắm tiền nhiều bạc đem lại sự viên mãn trong cuộc sống: "Lắm tiền nhiều bạc là tiên trên đời". Nhiều tiền sẽ gặp được thuận lợi trong việc mua bán: "Nhiều tiền đong đầy, ít tiền đong vơi"làm được những việc có chất lượng cao: "Nhiều tiền thiên niên vạn đại, ít tiền làm lại làm đi", có được của tốt: "Nhiều tiền của tốt, ít tiền của xấu"làm được những điều lâu bền, đặc biệt là trong quan hệ giữa người với người: "Nhiều tiền thì thắm, ít tiền thì phai", và nhiều tiền sẽ gặp rất nhiều thuận lợi trong việc làm giàu, trong việc thiết tạo nên cơ đồ: "Nhiều ăn lãi, ít bán vốn".

    Khi có tiền có của, người ta làm được rất nhiều việc như dò được người, biết được người "Có của dò được người", tác động được tới người khác, đưa người khác vào vòng ảnh hưởng: "Có của dỗ được người".

    Người có của thì lấy của để giải quyết các việc lo lắng đến sức khoẻ, dùng tiền để đi khám bệnh, dưỡng da, còn người không có của thì sẵn sàng hy sinh bản thân để có được của: "Có của lấy của che thân, không của lấy thân che của". Người có của thì lấy của để chạy tội, chạy chức, chạy ghế, chạy tuổi, và làm những điều để thân mình có thể được vẻ vang, mình có thể đạt được địa vị, và nếu có chuyện với vòng lao lý thì có thể dùng tiền chạy tội: "Của đi thay người".

    Đồng tiền là công cụ rất thuận tiện, kín đáo, để hối lộ: "Của ngon đưa đến miệng ai từ".

    Tiền phá hoại luật lệ: "Kim ngân phá luật lệ", có cách thức làm thay đổi sự thật: "Năm tiền có chứng, một quan có cớ". Đồng tiền làm người ta thay đổi ý kiến, thay đổi suy nghĩ, thay đổi tình cảm, và làm thay đổi hành động.

    Đồng tiền có sức mạnh vạn năng trong việc ra quyết định của các loại văn bản có giá trị pháp lý: "Nén bạc đâm toạc tờ giấy".

    Tiền làm cho nhiều vấn đề nảy sinh với người có tiền: Có tiền đem lại cho người có tiền những hiểm hoạ, làm người ta không còn giữ được những nết tốt: "Của làm hư nết". Khi giàu tiền tài thì lại có những vấn đề liên quan tới nhân nghĩa: "Giàu tiền tài, nhân nghĩa tận".

    Không những thế, tiền làm hại người, hoặc làm cho người có tiền bị hại, hoặc là vì những lý do nội tại, hoặc là tai hoạ do người khác đưa đến như cướp giật, kiện tụng. Có đồng tiền trong tay thì cũng là nguyên cớ để rước hoạ vào thân. "Của làm hại người"

    Tiền chia rẽ các cộng đồng, thậm chí tiền phá vỡ các cộng đồng. "Chị em hiền thật là hiền, lâm đến đồng tiền mất cả chị em".

    Tiền là một công cụ có công dụng thúc đẩy nhanh chóng tiến trình công việc. Một khi có việc và có tiền để làm việc đó thì người ta sẽ nhanh chóng tìm được những người có khả năng, có quyền lực tháo gỡ, được các vướng mắc cản trở để làm được việc đó. "Tiền đến đâu mau đến đấy".

    Đồng tiền được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Đồng tiền tạo nên những điều tốt đẹp, xây dựng lên những điều tốt đẹp, nhưng nó cũng tạo nên cái xấu, phá hoại chia rẽ cộng đồng, xã hội. Có những mối quan hệ mà các bên liên quan cùng sử dụng tiền cho những mục đích mâu thuẫn nhau thì điều gì sẽ xảy ra?

    Đồng tiền làm thay đổi các chuẩn mực, tạo nên hình thái mới trong quan hệ xã hội, đặc biệt trong những tình huống có mâu thuẫn. Đồng tiền làm cho người ta thay đổi đạo đức, sẵn lòng phục vụ cho những người khác vượt qua lòng biết ơn: "Trăm ơn không bằng hơn tiền".

    Không có tiền thì sao? Khi không có tiền thì không thể đem lại tư cách trong việc nói năng: "Tay không nói chẳng nên điều".

    b. Hạn chế của tiền

    Đồng tiền có những công dụng rất tốt để người ta làm được những việc lớn, thiết lập nên những mối quan hệ, nhưng đồng thời tiền bạc cũng ẩn chứa những điều tồi tệ trong xã hội, là nguyên nhân của những bất hoà trong gia đình, của những tội lỗi trong xã hội.

    Nhưng trong tục ngữ không thấy nói đến có tiền mua được quyền lực, mua được địa vị, vì thực ra không tiền nào mua được quyền lực, vì dưới chế độ phong kiến, đẳng cấp xã hội là "Nhất sĩ, nhì nông, tam công, tứ cổ (thương)", mà muốn làm quan thì phải qua con đường khoa bảng, mà chuyện thi cử thường được triều đình quản rất chặt, tổ chức nghiêm túc, chặt chẽ mà lên tới thi Hội, thi Đình thì không thể dối trá được. Hơn thế nữa, đã làm quan mà không thanh liêm thì có thể vơ vét rất nhiều. Lời nói, quyết định của những người có quyền có chức đem lại nhiều tiền bạc cho các đối tượng nhất định: "Lời nói, gói vàng", "Lời nói quan tiền tấm lụa".

    Một khi có chữ thì người ta sẽ có khả năng đỗ đạt, làm quan và chức vụ đó có nhiều bổng lộc mà không hoạt động kinh tế nào mang lại được: "Một rương vàng không bằng một nang chữ", "Một kho vàng không bằng một nang chữ"

    Do nhà nước phong kiến ngăn cản sự tập trung tư bản, ngăn cản các tổ chức bí mật của giới thương nhân có thể kéo dài tầm hoạt động của nó ra nhiều thế hệ nên: "Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời".

    Có những thứ quý hơn tiền bạc, đặc biệt là trong những mối quan hệ giữa người với người. Trong đó có những thứ người ta coi trọng hơn là tiền bạc: "Giàu tiền giàu bạc không bằng giàu bạn giàu bè".

    Những thời buổi ly loạn, những cuộc tranh giành quyền lực thì tiền bạc vừa là công cụ để phòng thân. Khi tính mạng bị de doạ do bệnh tật hay do nguyên nhân khác, thì người ta sẵn sàng bỏ tiền của ra để cứu lấy sinh mạng của mình: "Người sống hơn đống vàng".

    Khi giàu có mà không có nhân thì lúc túng thiếu sẽ không có nghĩa: "Phú bất nhân, bần bất nghĩa".

    c. Tiêu tiền

    Trong một xã hội nông nghiệp, dù có tự cung tự cấp, đóng kín với nhau thì luôn luôn có chỗ để đồng tiền xuất hiện. Có việc, có nhu cầu thì phải tiêu tiền. Không mất tiền lúc này thì phải mất tiền vào lúc khác: "Hà tiện cúng bụt thì phải cúng ma".

    Đồng tiền đòi hỏi phải có cách sử dụng đặc thù, tuỳ việc mà tiêu tiền: "Việc to đừng lo tốn", "Tuỳ tiền biện lễ", "Tiền nào của nấy". "Chợ có phiên, tiền có ngữ". Có khi chi tiêu về việc này thì lại phải chi tiền cho những thứ có liên quan: "Một đồng tiền gà, ba đồng tiền thóc".

    Có nhiều vấn đề tế nhị, đáng bàn trong việc tiêu tiền. Nhưng một khi dùng đến tiền để bổ trợ cho mối quan hệ thông cảm, đánh giá được sự khó nhọc giúp đỡ lẫn nhau thì người ta có một chút bồi dưỡng, một chút giúp đỡ nhau qua cơn hoạn nạn, qua lúc bối rối, như vậy người ta cần phải đi theo những thời điểm nhất định, vì thời điểm đưa tiền rất quan trọng. Không phải lúc nào đồng tiền cũng có vai trò như nhau. Những nơi nào đồng tiền phải có mặt, đồng tiền phải đi trước. Người ta thấy rằng "Đồng tiền đi trước đồng tiền khôn, đồng tiền đi sau đồng tiền dại", như vậy phải để đến lúc muộn rồi thì người ta không còn gặp thuận lợi nữa, không còn để tình hình có thể kiểm soát được nữa. Khi có đồng tiền đi trước, người ta sẽ có những biện pháp can thiệp vào tình hình, bẻ ngoặt tiến trình của sự việc đem lại lợi ích cho người bỏ tiền ra, như làm sai lệch tính chất của sự việc. Tiền là cái đầu tiên, là tiền đề để mọi chuyện có thể đi vào quy củ, để thiết lập lại kỷ cương. Không có chuyện phân minh về tiền bạc thì không thể nói đến việc thiết lập kỷ luật, thiết lập tiến trình phát triển. Không đủ nguồn lực về tiền thì không thể làm nên được những công việc tiến triển có quy củ được đem lại lợi ích nào đó cho người có tiền: "Tiền bạc đi trước, mực thước theo sau" Khi đã thoả thuận được về tiền bạc thì mới nói đến công việc tiến hành theo đúng các quy tắc, thủ tục đã được thiết lập. Còn nếu không thì người ta sẽ để tiến trình đem đến bất lợi cho người chưa bỏ tiền ra mà có khi phải mất rất nhiều tiền. Công việc sẽ gặp những nhùng nhằng, tiến triển theo hướng bất lợi cho người chưa bỏ tiền.

    d. Động thái của đồng tiền

    Đồng tiền có sức mạnh rất to lớn và nó là công cụ rất tốt để người ta thực hiện được các mục đích của mình, để được việc cho mình. Vì thế đồng tiền là mục theo đuổi của xã hội, và mỗi người ở vị thế của mình tác động đến động thái của dòng tiền nào đó. Dù sống trong chế độ tự cung tự cấp thì việc phát triển con người như học hành, thi cử, hay các việc kiện tụng, phân chia tài sản đều phải cần đến tiền. Đồng tiền đi từ những nơi có việc đến nơi giải quyết việc, từ nơi có nhu cầu đến nơi cung cấp nhu cầu.

    Đồng tiền luôn luôn lưu thông, luôn luôn vận động, và trong tiến trình đó, nó phải đem lại lợi ích cho người có tiền: "Tiền trong nhà tiền chửa, tiền ra cửa tiền đẻ". Tiền sẽ làm cho có tiền nhiều hơn nữa: "Tiền đẻ ra tiền"

    Trong xã hội có người giàu người nghèo. Mối quan hệ tiền bạc giữa những người giàu với nhau và giữa người giàu và người nghèo như thế nào? "Tiền của về nhà giàu". Người có tiền nhiều sẽ bòn rút tiền từ người ít tiền: "Khố son bòn khố nâu". Người ta bòn rút nơi này để dâng lại cho nơi khác: "Bòn nơi khố rách đãi nơi quần hồng".

    Trong quan hệ dân sự, có những mối quan hệ có thể bòn rút được: "Của mình thì để, của rể thì bòn"

    Có tiền thì cũng cần phải có người tin cẩn để giao phó, mà việc đó phải qua thử thách, qua sự nhạy cảm mới chọn được: "Chọn mặt gửi vàng", "Chọn người gửi của".

    Người giàu là đối tượng mà nhiều thành phần trong xã hội quan tâm đến, mà thông thường với những dụng ý không tốt, từ nhờ vả, đến vay mượn, xin xỏ nên không phải lúc nào người ta cũng muốn phô trương: "Giấu giàu, không ai giấu được nghèo".

    Thái độ đối với các loại của cải phải là thái độ cầu thị, trân trọng, rất cần thiết phải có thái độ đúng đắn về tiền của: "Hay của nào, chào của ấy", "Của làm ăn no, của cho ăn thêm".

    Người ta sẵn sàng bỏ tiền ra để đầu tư với hy vọng sẽ thu tiền về nhiều hơn: "Đồng một của người, đồng mười của ta". Làm cho người ta giàu lên thì mọi điều sẽ dễ dàng thoái mái, nhưng làm cho người ta nghèo đi thì sẽ gặp phản ứng dữ dội: "Giàu thì dễ ngươi, khó thì nói láo".

    e. Kiếm tiền

    Do có những sức mạnh phi thường nên đồng tiền có sức cám dỗ rất mãnh liệt. Người ta tìm mọi cách để có tiền. Tiền ở trong túi người khác khiến cho nhiều người sẵn lòng đáp ứng nhiều nhu cầu, thậm chí là những nhu cầu quái đản, của người có nhiều tiền.

    Người ta hiểu rằng người đời có trăm phương ngàn kế để kiếm tiền, và rằng nếu mình có tiền thì mình trở thành đối tượng để người khác tranh thủ, lợi dụng, hay là tìm cách dựa vào mình để mưu đồ lợi ích cá nhân.

    Đồng tiền quan trọng như vậy thì người ta cần có tiền, có tiền thì mới có được những cách thức thu được nhân tâm trong những cộng đồng hình thành có điều kiện, thu được mối quan hệ với những người có chức có quyền.

    Khi người ta làm được sản phẩm nào đó đáp ứng nhu cầu cho người khác thì người ta kiếm được tiền: "Của giữa chợ, ai thích thì mua". Việc kiếm tiền luôn luôn thay đổi. Phải biết cách kiếm tiền ở nhiều nơi, có như vậy mới kiếm được nhiều tiền: "Khôn ngoan kiếm ăn xứ người, mạt đời thì kiếm ăn quanh".

    Có những điều trong xã hội mà ai cũng hiểu rằng đã dính vào thì phải mất tiền: "Quan thấy kiện như kiến thấy mỡ".

    Khi có những gì có thể đem lại được tiền thì có những kẻ tìm cách xoay xở: "Chợ chưa họp, kẻ cắp đã đến".

    Có những nơi mà dòng tiền tự động chuyển tới, không làm gì mà tiền cũng tự tìm đến, có những chỗ, những địa vị đương nhiên có tiền. Đó là các nơi có quyền thu tiền, có quyền chi tiêu, có quyền tiêu tiền. Đó là những người có chức vụ, liên quan đến những công việc quyền lực của nhà nước, từ hành pháp, tư pháp và luật lệ. Có những chức vụ, địa vị mà người ta phải cống nộp: "Con ơi nhớ lấy câu này, cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan". Quyền lực có khả năng phi thường thu hút tiền bạc vào túi cá nhân, và người có quyền lực có cách tác động đến người khác để kiếm tiền: "Có tiền nới cùm, không tiền niêm chặt".

    Có những chỗ có thể gây khó dễ cho người khác. Không có tiền thì sẽ có những chuyện không xong, mọi việc đều khó khăn: "Không đấm mõm thì chẳng xong". Có những chuyện đấm mõm cũng không xong, chỉ có những trường hợp nhất định mới có chuyện đấm mõm thành công.

    Những thế lực có sức mạnh ngăn cản sự lưu thông của các hàng hoá, như các cơ quan công quyền, đem lại khả năng thu nhập cho cá nhân có quyền lực hay các loại tội phạm: "Tuần hà là cha kẻ cướp".

    Sự bòn rút có nhiều tầng nhiều mức: "Quan tha nha bắt". Thày tham nhũng thì chọn tớ cũng biết cách gợi ý, doạ nạt, moi tiền của thiên hạ "Thày nào, tớ nấy".

    Vì thế trong xã hội có những người có thể "Ngồi mát ăn bát vàng" có nghĩa là ngồi mát ăn được cả số lượng vàng đổ đầy một cái bát, chứ không phải ăn cơm bằng cái bát bằng vàng như người ta vẫn tưởng, đó là những người được cống nạp, và sự cống nạp có nhiều tầng mức.

    Trong các mối quan hệ xã hội, không dễ ăn tiền của người khác. Việc ăn tiền phải kín đáo, và có những biện pháp che giấu, đi đêm với nhau, vì khi việc đó bại lộ ra thì sẽ đưa lại tai hoạ cho cả người đưa lẫn người nhận. Đồng tiền có tác dụng làm người ta gắn bó, ràng buộc với nhau: "Há miệng mắc quai".

    Đồng tiền có thể đưa một loại người nhất định vào vòng ảnh hưởng: "Tham ăn thì mắc bẫy". Nhưng ăn lắm không dễ nuốt, vì sẽ có rất nhiều vấn đề "Ngủ lắm thì lắm chiêm bao, ăn lắm ỉa lắm cứt cao hơn đầu". Hơn thế nữa: "Tham thực cực thân"

    Có những người có phẩm chất được hưởng các loại của cải của xã hội: "Của thế gian đãi người ngoan thiên hạ".

    Kiếm tiền bằng cách dựa vào địa vị thì không được xếp vào làm giàu, vì: "Của dễ được thì dễ mất", và "Miệng ăn, núi lở", "Của đời ông ăn không cũng hết".

    g. Làm giàu

    Làm giàu là làm cho trở nên có nhiều tiền bạc, của cải. Để làm giàu được thì cần có phẩm chất tinh thần đặc biệt: "Có chí làm quan, có gan làm giàu". Chí là ý muốn bền bỉ theo đuổi một việc gì đó tốt đẹp. Gan ở đây là được coi là biểu tượng của tinh thần, ý chí mạnh mẽ, bền bỉ, không lùi bước trước khó khăn, dám đương đầu với nguy hiểm, dám chịu đựng. Làm giàu là công việc phải đương đầu với nhiều rủi ro, với nhiều nguy hiểm, nhưng "Có chí có gan, gian nan vượt tuốt".

    Làm giàu là điều khó khăn nên nhiều khi người ta coi rằng đó là việc phải có một thế lực cao siêu hơn chi phối: "Khó giàu muôn sự tại trời, nhân sinh ai cũng kiếp người mà thôi".

    Buôn là mua bán để lấy lãi nhưng không phải lúc nào cũng đi buôn được. Khi có thiên tai, địch hoạ, trộm cướp thì không thể đi buôn được: "Đi buôn có số, làm ruộng có mùa". Việc kiếm tiền không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió: "Đất có tuần, dân có vận". Người ta phải gặp thời, người ta gặp cơn nên thì mới thành đạt được. Khi gặp thời thì động thái khác với khi hết thời. Khi người ta gặp thời, đồng tiền đến thật dễ dàng: "Cơn nên phung phá cũng nên, cơn suy dẫu khéo giữ gìn cũng suy". Nhưng khi người ta hết thời thì đồng tiền đến thật khó khăn: "Gặp thời thì nổi hoà huênh, hết thời thì lại nổi lênh như bèo".

    Thấy được người ta làm giàu như thế nào, nhưng bản thân mình thì lại không làm giàu được do những hạn chế của chính mình: "Của trời vạn, ngắn tay không với đến"

    Làm giàu là việc khó khăn mà người ta không muốn trao cho ai, chỉ bảo cho ai. Việc cho vàng còn hơn là chỉ ra cách thức làm giàu, vì trong cách thức làm giàu có nhiều bí mật trong quan hệ với nhân viên công lực như việc hối lộ, cần phải thiết lập nên các mối quan hệ kín đáo mà thực chất là làm những việc mà nhà nước nào cũng cấm, hơn thế nữa lại tạo nên những đối thủ cạnh tranh trong một thị trường hạn hẹp mà đem lại nguy cơ cho mình. "Cho nhau vàng không bằng chỉ đàng đi buôn".

    Giàu có hôm nay không hứa hẹn gì sẽ giàu có trong tương lai: "Giàu ba mươi tuổi chớ mừng, khó ba mươi tuổi em đừng vội lo". Khoảng cách từ sự giàu có đến sự nghèo khó rất gần: "Giàu không hà tiện khó liền tay, khó không hà tiện khó ăn mày".

    Một khi đã giàu thì có điều kiện để giàu thêm: "Đã giàu thì lại giàu thêm, đã khó lại khó cả đêm lẫn ngày".

    Có nhiều cách để làm giàu. Người thì tiết kiệm để làm giàu: "Hà tiện mới giàu, cơ cầu mới có", người thì thô bạo đến mức tàn nhẫn: "Hà tiện mới có, phũ như chó mới giàu". Người thì phải hay làm: "Hay làm thì giàu, hay cầu thì nghèo", người thì có ý dối trá, lừa lọc để thực hiện hoặc che giấu việc làm bất lương: "Khôn nên quan, gian nên giàu"

    Công việc để làm giàu phổ biến là: "Muốn giàu thì buôn bè, muốn què tập vật". Công việc làm giàu không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, mà có những lúc gặp vận hạn, thất cơ lỡ vận và cần được sự giúp đỡ của bạn bè. Công việc kiếm tiền không phải cá nhân làm được mà cần có những cộng đồng, cần có tập thể. "Buôn có bạn, bán có phường", "Có đắt hàng tôi mới trôi hàng bà"

    Làm giàu phải có cộng đồng, nương tựa vào nhau khi có khó khăn, có như vậy mới có thể mới qua được vận hạn. "Giàu về bạn, sang về vợ", nhưng đã làm bạn với nhau thì phải chấp nhận "Có đi có lại mới toại lòng nhau" và phải chịu thiệt về mình "Làm ơn nên oán, làm bạn thiệt mình", và khi thân thiết với nhau thì "Có thân thì phải khổ, có khổ mới nên thân".

    Không dễ gì có được cách làm giàu. Điều đó đòi hỏi người ta phải học hỏi nỗ lực: "Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi"

    Muốn làm giàu thì phải có điều kiện: "Có vốn rồi mới có lãi". Không phải ai cũng có thể có vốn liếng ngay, mà phải vay mượn để làm giàu: "Hết nợ, làm giàu"

    Kiếm đồng tiền thật là vất vả, nhưng sẽ đến lúc sự vất vả đó sẽ được bù đắp: "Người đời ai khỏi gian nan, gian nan có thuở, thanh nhàn có khi". Khi đã giàu rồi, người ta sẽ có điều kiện sống một cuộc sống sung túc về vật chất: "Giàu tậu, khó bán".

    Những câu tục ngữ không nói đến đồng tiền trong việc phát triển kinh tế xã hội, tạo nên sự phát triển mạnh mẽ của xã hội hướng tới một xã hội dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đó là sự hạn chế của tục ngữ trong việc nói đến tiền.

    Nguồn tin: PHATTRI.COM


  9. VẤN ĐỀ TỪ NGUYÊN TRONG DẠY HỌC 

    MÔN NGỮ VĂN

     

     

     

          Học ngữ văn là một điều rất thú vị, dạy ngữ văn là một điều rất khó khăn. Cái khó khăn thì rất nhiều nhưng chúng tôi chỉ xin lấy một cái cơ bản nhất mà các giáo viên dạy ở bậc phổ thông thường gặp phải đó là việc giảng ngữ nghĩa từ cho học sinh, sao cho dễ hiểu và chính xác nhất, đặc biệt là các từ có nguồn gốc vay mượn, các từ có yếu tố mờ nghĩa. Điều này rất dễ dẫn đến việc hiểu sai lệch về nghĩa của từ, xác định cấu trúc từ không chính xác, cảm nhận câu đoạn trong tác phẩm không trọn vẹn. Vấn đề này có rất nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những nguyên nhân chính là người dạy không hoặc chưa tham vấn kỹ vấn đề từ nguyên và từ nguyên học.

        Theo Bùi Tất Tươm thì “ Từ nguyên học có nhiệm vụ nghiên cứu nguồn gốc của các từ ( và thành ngữ): nguồn gốc thuần bản hay nguồn gốc ngoại lai”. Việc truy tìm nguồn gốc của một từ dù là vay mượn hay từ bản ngữ cổ đều là một công việc không hề dễ dàng. Vì vậy công việc này luôn đòi hỏi người dạy phải có sự đam mê nhiệt thành và lòng cẩn trọng trong lương tâm nghề nghiệp.

        Có rất nhiều từ trong Tiếng Việt mà một trong hai yếu tố cấu tạo nên nó là những từ cổ hoặc từ đã bị mờ nghĩa trong quá trình biến đổi làm cho ta khó hiểu rồi suy diễn lung tung, không thể giải thích nghĩa của nó một cách rõ ràng được, chẳng hạn như các từ : dưa hấu, mơ màng, bão bùng, ít ỏi, a dua, bù nhìn…Trong 6 từ vừa nêu chúng ta thấy trong mỗi từ có ít nhất một yếu tố mà nghĩa của nó khó xác định cụ thể được, nếu chúng ta không truy tìm.

    Hấu có nguồn gốc là , có nghĩa là màu đỏ - dưa hấu là dưa có ruột đỏ

    Màng có nguồn gốc là mang có nghĩa là bận tâm, lo lắng, bận rộn – mơ màng là trạng thái vì lo lắng việc gì đó mà không ngủ sâu được.

    Bùng có nguồn gốc là bồng có nghĩa là cát bụi bị thổi tung lên – bão bùng là gió lớn kèm theo mưa làm tung lên mọi thứ.

    Ỏi (tiếng Mường ) có nghĩa là ít – ít ỏi có nghĩa là ít, rất ít

    A dua ( tiếng Hán ) a là nương tựa, dua là du có nghĩa là nịnh hót – a dua là nịnh hót bợ đỡ.

    Bù nhìn có nguồn gốc từ tiếng Hán và qua quá trình biến đổi âm nay khó nhận ra. Bù – mù – mùn là môn ( cửa), nhìn – nhin – nhân ( người). Bù nhìn là môn nhân có nghĩa ban đầu chỉ là tượng người gác cửa, sau các tượng này được nhân rộng và đem ra đồng để xua đuổi chim thú lại bị hiểu là kẻ không nhìn thấy gì ( âm tính). Chẳng hạn bài thơ Thằng Bù Nhìn tương truyền của Lê Thánh Tông

    Quyền trọng ra uy trấn cõi bờ 
    Vốn lòng vì nước há vì dưa 
    Xét soi trước mặt đôi vừng ngọc 
    Vùng vẫy trên tay một lá cờ 
    Dẹp giống chim muông xa phải lánh 
    Dể quân cày cuốc gọi không thưa 
    Mặc ai nhảy nhót đường danh lợi 
    Ơn nước đầm đìa hạt móc mưa

        Có những trường hợp vì không rõ nghĩa của các yếu tố tham gia cấu tạo từ đặc biệt nhất là trường hợp các từ có nguồn gốc ngoại lai, rồi cho đó là dạng từ đơn nhiều âm tiết và hiểu nó một cách chung chung. Ví dụ  chẳng hạn trong Giáo trình Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, tác giả Đỗ Hữu Châu cho rằng các từ vằn thắn, hầm bà làng, A di đà…là từ đơn có nhiều âm tiết. Nhưng nếu xét về mặt từ nguyên thì không hẳn là như vậy. Vì nếu là từ đơn có nhiều âm tiết, ta tách rời các âm tiết đó ra thì nó hoàn toàn không có ý nghĩa gì cả. Chẳng hạn các từ sau: thạch đình( chuồn chuồn), tất suất (dế), bồ đào ( trái nho), tì bà( đàn tì bà), hồ điệp ( bươm bướm) là từ đơn đa âm tiết. Còn các từ bên trên có phải là từ đơn đa âm hay không,  ta thử xét

    Vằn thắn hay còn gọi là hoành thánh. Tiếng Quảng Đông vằn là vân ( mây), thắn là thôn ( nuốt ), vậy vằn thắn là nuốt mây - Một món ăn do Vua Càn Long đặt cho mỹ danh này.

    Hầm bà làng cũng là một từ trong phương ngữ Quảng Đông. Hầm – hàm, có nghĩa là bao gồm ; bà làng vốn lại là một từ mà người Quảng Đông vay mượn từ tiếng Mã Lai là barang, có nghĩa là đồ vật. Hầm bà làng là mọi thứ đồ vật, sau mới có nghĩa là tất cả, hết thảy.  

    A di đà xuất phát từ tiếng Phạn. A là không, di đà là sáng suốt, sống lâu. A di đà là vị Phật sống lâu, sáng suốt không lường hết được.

    Vấn đề này vốn là các từ vay mượn từ tiếng Hán nhưng không Việt hóa thành âm Hán Việt mà đọc một cách nguyên xi. Ví dụ như : dò cháu quảy( dò – dầu, chá – chiên, quảy – quỷ ; con quỷ chiên dầu, tên một loại bánh có liên quan đến đôi vợ chồng tên ác ôn Tần Cối ) , há cảo ( há – hà – con tôm, cảo – giáo – bánh bột ; tên một bánh bột hấp nhưn thịt tôm) , lục tàu sá ( lục – xanh, tàu – đậu, sa – cát ; chè đậu xanh đánh) , hồ bao ( hồ - tiền lấy xâu của đám đánh bạc, bao – túi; hồ bao là túi đựng tiền )

    Má ơi chú Tửng qua nhà

    Hồ bao lép xẹp má đừng dọn cơm

        Bên cạnh đó là các từ địa danh của mỗi vùng miền cũng cần tìm hiểu kỹ, không nên suy diễn tùy tiện. Trong Cơ sở văn hóa Việt Nam, Chu Xuân Diên vàTìm hiểu nguồn gốc địa danh Nam Bộ và tiếng Việt văn học của Lê Trung Hoa đều cho rằng địa danh Huế là do từ Hóa ( Hóa Châu) đọc chệch thành. Nhưng thực tế từ Huế lại có nguồn gốc từ tiếng Chăm là Hue, có nghĩa là mùi hương. Cũng như Đà Nẵng xuất phát từ ndaknang có nghĩa là nguồn ( nguồn trong nguồn nước), Phan Rang xuất phát từ Parang – PandurangaPhan Thiết là từ Hamu MalithitNha Trang là từ Aia Trang – có nghĩa là nước trong mà ra…

        Cũng chính từ việc chưa nắm được vấn đề nguồn gốc ý nghĩa của từ một cách chính xác nên dễ dẫn tới việc hiểu nhầm là lẽ đương nhiên. Vấn đề này ta thường thấy trong việc cắt nghĩa các thành ngữ tục ngữ như : ăn vóc học hay, trăm hay không bằng tay quen, bắt cá hai tay, già kén kẹn hom, mũi vạy lái chịu đòn, xấc bấc xang bang, sạch nước cản, đầu cua tai nheo….

    - Vóc bắt nguồn từ úc, có nghĩa là thơm ngon. Ăn vóc học hay là ăn ngon học giỏi. Ý nói cha mẹ nuôi nấng cho ăn ngon thì phải cố gắng học cho giỏi để cho thật xứng đáng.

    - Trăm ở đây không có nghĩa là 10 x 10 mà bắt nguồn từ chiêm, có nghĩa là nói nhiều. Trăm hay không bằng tay quen là nói nhiều lý thuyết suông dù hay đến đâu cũng không bằng thực hành cho giỏi.

     ở đây là cá độ chứ không có nghĩa là con cá. Bắt cá hai tay là một thành ngữ xuất phát từ môn đá gà, có nghĩa là bên con nào cũng bắt và cá, nếu ăn thì ăn nhiều mà thua thì thua ít. Ngày nay lại hiểu là hai tay bắt hai con cá, tham lam nên sẩy hết không được gì.

    Già kén kẹn hom, thành ngữ này có nguồn gốc từ nghề trồng dâu nuôi tằm. Nếu để quá lứa thì kén già, mà kén già thì kẹn hom, tức là kén bị dính cứng vào hom nan tre, khó gỡ ra. Ý nói để trôi qua thời cơ thì mọi việc sẽ trở nên khó khăn.

    Mũi vạy lái chịu đòn, thành ngữ này xuất phát từ nghề đi sông nước. Nếu người giữ mũi mà để lệch dòng nước thì người sau lái phải dùng cây đòn chống chịu, mất nhiều sức lực. Ngày nay đọc thành mũi dại lái chịu đòn và hiểu là thằng đứng mũi làm chuyện dại dột thì thằng lái phải chịu ăn đòn.

    - Xấc bấc xang bang đúng ra phải là thất quốc tha bang, có nghĩa là mất nước phải đi ở nhờ nước khác. Nay hiểu là tình cảnh khó khăn phải chạy vạy.

    Sạch nước cản, thành ngữ này xuất phát từ môn chơi cờ. Sạch ở đây không có nghĩa là sạch sẽ mà sạch tức là sành, rành. Sạch nước cản là chỉ biết cản bước tấn công của đối phương, chứ chưa phải là tay cao thủ.

    Tai là mang, nheo là cá nheo. Đầu cua tai nheo là đầu cua mà mang cá nheo, tức là dị hợm không giống ai cả.

          Trong bài viết ngắn này chúng tôi không thể trình bày một cách tỉ mỉ được tất cả các vấn đề, nhưng qua một số nội dung trình bày trên cho thấy vấn đề tham cứu từ nguyên là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Nhất là người làm công việc giảng dạy chữ nghĩa. Nó giúp chúng ta hiểu sâu, hiểu cặn kẽ nghĩa của từ. Và từ đó chúng ta hiểu, phân tích một cách đúng đắn các vấn đề có liên quan. Nó cũng góp phần tạo nên sự hứng thú không ít cho người học, học sinh hiểu và biết cách dùng từ ngữ một cách chính xác trong giao tiếp và cũng là việc làm nhỏ coi như là giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

    Đào Thái Sơn


  10.  
      hao-2-a.jpg
    Trần Mạnh Hảo
     
    Kẻ viết bài này đã có hơn 50 năm kinh nghiệm làm thơ dở, nên gã có một giác quan khá nhậy bén khi phát hiện ra thơ dở trong các cuộc thi thơ hoặc trong các giải thưởng văn học tầm quốc gia đến các giải thưởng thơ ca làng xã. Hơn 50 năm trước, gã đã từng được in thơ trên khá nhiều báo ( tất nhiên là báo quốc doanh), nhất là báo tỉnh ( Nam Định) của gã. Khá nhiều bài thơ của gã sến và sáo mòn như thế này, trích trong bài “Mùa vải” :
     
    “Quả vải như trái tim
    Hồng tươi khi hè đến
    Tiếng con tu hú chìm
    Vào mùa hè thương mến”
     
    Thơ của chính gã mà giờ đọc lại, gã còn ngượng lắm.  Nhưng hơn 50 năm trước, phỏng có kẻ nào liều mạng uống mật gấu chê bài thơ rất “hồng tươi”, rất “thương mến” này của gã là dở và sáo, xin có giời làm chứng, gã sẽ thù kẻ đó suốt đời. Xem ra, những nhà thơ được giải thưởng các cuộc thi thơ, hoặc trong các mùa xét giải thưởng thơ thường niên của hội này tỉnh nọ bị gã chê dở, chắc sẽ thù gã đến muôn đời muôn kiếp không tan. Và giờ đây, ngót 70 tuổi, gã đã sản xuất ra một sự nghiệp thơ mà những bài thơ dở ( dở một cách gan ruột) đếm hoài không xuể.
     
    Nghĩ cho cùng, ngay cả thiên tài thơ Nguyễn Du, trong “ Truyện Kiều” nếu vạch lá tìm sâu vẫn soi thấy mươi mười lăm câu dở. Chế Lan Viên mới 16 tuổi đã cho xuất bản một siêu phẩm thơ tuyệt vời là “Điêu tàn”; sau khi theo kháng chiến ông cho ra một tập thơ rất dở có tên là “ Gửi tới các anh”, để rồi năm 1960 mới xuất chiêu một tập thơ có nhiều bài hay là tập : “Ánh sáng và phù sa”.Ngay trong tập thơ rất hay này, thi tài Chế vẫn còn có mấy bài thơ dở ví như bài : “Ngô tổng thống trong dinh thuốc độc”…
     
    Vậy thì gã việc gì phải xấu hổ khi có rất nhiều kinh nghiệm về thơ dở và làm thơ dở ?
     
    Hôm rồi, nhân chuyện gã phê bình ba bài thơ nhất nhì của cuộc thi thơ trên Facebook là dở, có một bạn “còm” ( phản biện) chê gã “cũng làm thơ về váy đó thôi”, sao dám chê bài thơ “ Mùa phơi váy” là thơ xoàng xĩnh? Bạn “còm “ kia bèn trích nguyên cả bài thơ của gã : “Bài thơ trên váy”  viết cách đây hơn 30 năm trước có in trên mạng http://gio-o.com rồi chê ỏng chê eo là Trần Mạnh Hảo cũng là một tay làm thơ dở có hạng :
     
    thơ TRẦN MẠNH HẢO
    BÀI THƠ TRÊN VÁY
    Tưởng nhớ nữ sỹ Hồ Xuân Hương
    Mở ra một cái váy trời
    Qụat cho thế sự tơi bời lá hoa
    Chành ra ba góc dư ba
    Hỏm hòm hom thế mới là văn chương
    Giời ghen ông phủ Vĩnh Tường
    Đứt đuôi nòng nọc tình dường bôi vôi
    Xót thân quả mít nằm phơi
    Miệng càn khôn ghẹo cọc trời tùm hum
    Trách Chiêu Hổ sợ hang hùm
    Bao nhiêu quân tử khuất lùm rêu con
    Cái khuôn tạo hoá méo tròn
    Để cho hậu thế mãi còn ngẩn ngơ ?
    Hồng nhan từ độ trơ trơ
    Nước non một bánh trôi bờ dại khôn
    Mắt dao cau liếc rách hồn
    Ốc nhồi xưa vẫn phơi trôn lên trời
    Bao nhiêu vua chúa qua rồi
    Chỉ còn chiếc váy tốc trời thi ca
    Hà Nội 1980
    Trần Mạnh Hảo
    Có lẽ những vị trong các ban giám khảo các cuộc thi thơ, các cuộc xét giải thưởng thơ hàng năm và các vị chuyên môn tâng bốc các tập thơ dở lên thành thơ hay để kiếm lợi toàn là những nhà thơ làm thơ hay chuyên nghiệp vào loại nhất nước? Có thể họ chưa từng làm ra một bài thơ dở bao giờ, do đó họ không còn khả năng phát hiện ra thơ dở ở kẻ khác như gã làm thơ dở chuyên nghiệp Trần Mạnh Hảo này. Với phương châm của nhà thơ Tế Hanh : “Đọc câu thơ đồng chí tưởng thơ mình”, họ - các ban giám khảo chuyên nghiệp ấy đọc thơ dở của kẻ dự thi mà cứ ngỡ thơ mình; tình đồng chí làm họ mờ mắt, nên chấm thơ dở thành thơ hay chăng ?
    Kẻ viết bài này có một ông bạn làm thơ đã vào tuổi U 80 tên Q. thi thoảng gặp nhau thưởng đùa rằng : “ Mình phục chúng nó quá. Chúng nó làm bài thơ nào là thành bài thơ dở ngay. Còn mình làm bài thơ nào giời bắt cũng thành thơ hay, muốn làm một bài thơ dở mà than ôi không sao làm nổi”. Có lẽ những nhà thơ trong ban giám khảo các cuộc thi thơ, cũng giống như ông bạn Q. này ở khả năng không sao làm nổi một bài thơ dở …?
    Làm thơ là quyền của mỗi người. Làm thơ hay có khi bị chém đầu như vua thơ Cao Bá Quát, hay như vua bình văn chương Thánh Thán thời nhà Thanh bên Trung Hoa. Chao ôi, thi tài, văn tài có khi thành đại họa cho mình và người thân, gã chả báu. Ở ta các bác Trần Dần, Lê Đạt, Phùng Quán, Hoàng Cầm, Phùng Cung, Hữu Loan… bị họa vô đơn chí cũng bởi tài làm thơ hay đấy ru ? Làm thơ dở cũng là quyền thiêng liêng của mỗi người. Chúng tôi, kẻ viết bài này, chưa từng viết một bài phê bình bất cứ ông nào bà nào làm thơ dở, trừ những bài bốc thơm khen láo và các bài thơ được giải lại rất chi là dở mà thôi.
    Lỗi tôn vinh thơ dở thuộc về những ban giám khảo. Thơ hay không chấm lại toàn chấm cho thơ dở được nhất nhì là sao ? Trong hai chùm thơ của người làm thơ trẻ Sâm Cầm được nhà thơ Phan Hoàng giới thiệu trên internet, thấy hai bài dở nhất của cô là “ Sài Gòn, Sài Gòn” và “ Nấc cụt” được ban giám khảo chọn trao giải nhất cuộc thi thơ trên Facebook. Các bài khác trong hai chùm thơ này của Sâm Cầm đều có thể gọi là loại khá hoặc trên trung bình. Chê hai bài thơ dở được tôn vinh kia là chúng tôi chê ban giám khảo mắc bệnh mù thơ chứ không chê Sâm Cầm, vì cô không hề có lỗi. Xin trích ra một số câu thơ khá xúc cảm của Sầm Cầm :
    “Nắng cong chỗ em ngồi rồi anh ạ
    Em đi tìm mùa thu trên những nóc nhà
    Buổi sáng của em trên tàn cây xanh

    Có con chim hót tên người vừa kịp biết

    Bông cúc nhỏ đã một thời đi lạc

    Và ta buông khi chưa kịp bắt đầu
    Và mùa thu chưa kịp về trên nóc nhà sau những đêm mất ngủ”
     
     (Trích trong bài thơ : “Rồi cũng hút xa” của Sâm Cầm)
     
    “nàng sẽ đi ngược từ phía hoàng hôn
    không đi bằng gương soi mà đi bằng đôi mắt sáng
    ….
     có vài người đàn bà đối diện với cơn mưa và một căn phòng
    nàng vẽ cho họ nhiều chiếc gối
    vật thể để ôm và không bao giờ nguy hại “
    ( trích trong bài thơ : “Nào biết trước gai đâm” của Sâm Cầm)
     Người làm thơ dở ở ta còn nhiều hơn sao trời. Thậm chí nhìn vào góc độ truyền thông đại chúng, những người làm thơ dở có khi còn có công gây cười giúp ta xả stress; ví như các chương trình “ Chiếc nón kỳ diệu” của anh Tuấn Tú trên VT 3 làm người nghe cười vỡ bụng vì các bác, các em, các chị dự thi thi nhau nói thơ, kể thơ bằng vè, tấu, tuy rất là phản thơ, lại được anh Tuấn Tú khen hay….
    Thơ dở đang lên giá vùn vụt. Trong hơn mười năm gần đây, các tập thơ giở được giải có khi lên với vài ba trăm triệu. Các giải thi thơ rời cũng được giải một hai bài giá lên vài ba chục triệu. Không có đơn vị nào tổ chức thi thở dở văn dở cả. Họ thi thơ hay văn hay nhưng khi trao giải thưởng lại toàn trao cho những tập thơ dở nhất, tập văn dở nhất mà thôi. Ngay cả những đợt trao giải thường niên của đơn vị nọ, ban giám khảo mù thơ vẫn quyết chọn những tập thơ dở nhất để trao giải mới là lạ. Những tập thơ hay của Cát Du, Nguyễn Thị Đạo Tĩnh, Nguyễn Thị Ánh Huỳnh… đều bị loại để nhường chỗ cho nền thơ dở lên ngôi.
    Khi hầu hết các cuộc thi văn học, thi thơ không lấy tiêu chí hay dở làm trọng, mà căn cứ vào nhiều động cơ phi văn học, thì than ôi nền văn học nước nhà không còn nữa. Do đó, thơ dở trở thành kiểu mẫu, thành gương soi cho lớp trẻ, cứ thế mà viết, càng dở càng hay các cháu các em ơi, càng dở càng hi vọng được giải. Khi thơ dở được cấp quốc gia đến cấp phường xã tôn vinh thì cũng là lúc nền văn học nước nhà đã  chết.,.
    Sài Gòn 01-8-2013
    Trần Mạnh Hảo
     
     
    • Like 1

  11.  

    "Truyện cực ngắn có nhiều tên gọi: truyện chớp (flash fiction), truyện bưu thiếp (postcard fiction), truyện mỏng (skinny fiction), truyện nhanh (fast fiction), vi truyện (micro fiction)... Không có một quy chuẩn cụ thể nào cho thể loại truyện cực ngắn, nhưng để được gọi là truyện cực ngắn thì dung lượng chỉ khoảng vài trang sách, vài trăm chữ, ngắn đến mức không thể rút gọn. Và truyện cực ngắn không phải là một truyện rút gọn mà được cấu trúc nén, thậm chí một câu, một chữ cũng được gọi là một truyện."

     

    Truyện cực ngắn không phải là một thể loại xa lạ. Trên thế giới, Luis Borges (Argentina), Yasunari Kawabata (Nhật Bản), Ernest Hemingway (Mỹ), Lỗ Tấn (Trung Quốc)... được xem là những cây bút tài năng, mang lại sự tuyệt thú cho người đọc từ truyện cực ngắn.

     

    Như một thách đố

     

    Ở VN, lâu nay có không ít nhà văn thể nghiệm với thể loại này, thậm chí trên tờ Kiến Thức Ngày Nay từng có cuộc thi và trang mục truyện ngắn 100 chữ. Nhưng ý thức viết thành vệt, in sách chỉ toàn truyện cực ngắn thì gần đây xuất hiện khá nhiều. Cho ra sách truyện cực ngắn có Nhật Chiêu, Y Ban, Nguyễn Thị Hậu, Nhã Thuyên, Hoàng Long... Còn đang “thâm canh” ở thể loại cực ngắn thì có: Nguyễn Nguyên Phước, Phạm Vũ Văn Khoa, Tăng Song Nam, Nguyễn Thị Hải...

     

    Vì sao là cực ngắn? Nhã Thuyên - tác giả Ngón tay út (Phương Nam Book & NXB Hội Nhà Văn) - bộc bạch: “Ban đầu tôi đến với cực ngắn vì... lười đọc văn xuôi, ngại viết cái gì dài dài, rồi dần dà cực ngắn là một sự rèn luyện, một ý thức viết”. “Vì nó như một thách đố: càng ngắn gọn, càng chính xác thì càng đạt đến sự giản dị. Viết truyện cực ngắn cũng rất thú vị vì thường mang lại bất ngờ: định viết thế này mà khi hoàn chỉnh lại ra một truyện hoàn toàn khác hẳn” - tác giả Nguyễn Thị Hậu, đồng tác giả tập sách Ngắn và rất ngắn (Phương Nam Book & NXB Thanh Niên), lý giải.

     

    Còn nhà văn, dịch giả Hoàng Long - tác giả Những tàn dư mưa (Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Ðông Tây - NXB Lao Ðộng) - cho rằng: “Tôi thấy thể loại này có nhiều cái hay. Thứ nhất là kiệm lời, thứ hai là đòi hỏi tác giả phải nỗ lực chiêm nghiệm tìm kiếm. Truyện cực ngắn còn dạy tôi biết chọn lọc ngôn từ và suy tư một cách nghiêm chỉnh, bởi nếu như không có một điều gì để nói, truyện cực ngắn không thể nào được hình thành”.

     

    Ðiểm thú vị ở truyện cực ngắn là giải quyết vấn đề tiết kiệm thời gian cho cả người viết và người đọc (tất nhiên vấn đề này được hiểu theo nghĩa tương đối, vì có khi phải mất thời gian rất lâu mới hoàn tất một truyện cực ngắn, phải bỏ ra rất nhiều ngày mới “giải mã” được một truyện chỉ một câu).

     

    Truyện “tuyệt ngắn”

     

    Nhà văn Nhật Chiêu, trong tập truyện Lời tiên tri của giọt sương (Phương Nam Book & NXB Hội Nhà Văn), gọi truyện cực ngắn của mình bằng tên gọi là “truyện tuyệt ngắn”. Tiến sĩ Nguyễn Nam (bút danh Hoàng Lương) đề xuất một cách đọc Nhật Chiêu: “Hãy thử đọc như một hành trình khảo cổ tri thức, bóc tách và tạo đa nghĩa cho tập truyện, cũng như suy nghiệm trong không gian đa chiều, đa nghĩa của văn chương”...

     

    Quả vậy, truyện “tuyệt ngắn” của Nhật Chiêu như những đoản ngôn trải ra vẻ đẹp của tâm hồn và sự sắc sảo của tư duy. Trong trang phục mới, nhà vua diễu hành. Lệnh cho dân chúng hôm ấy không ai được mặc quần áo, phải hoàn toàn trần truồng. Một đứa bé (tồng ngồng) reo lên: “A ha! Quần áo đẹp quá! Quần áo đang đi. Quần áo không vua!”. Mọi người (tồng ngồng) ồ lên: “Vua đâu rồi?”. “Vuua đââu rôồi”. Ðấy là truyện (tuyệt ngắn) Quần áo không vua của Nhật Chiêu. Và đây là truyện ngắn (một câu) cũng của Nhật Chiêu: Từ sau lưng, Tương lai đuổi theo kẻ tội phạm và tống y vào tù để y ngồi đó mà đón đợi Quá khứ (truyện Thời gian).

     

    Với hai truyện ngắn vừa dẫn của Nhật Chiêu, có thể thấy sự thú vị của thể loại truyện cực ngắn là đọc nhanh, nhớ nhanh nhưng thấm rất lâu. Với một số ít câu chữ thì phép ẩn dụ là một chọn lựa khả thi. Tuy nhiên, truyện cực ngắn hoàn toàn có thể làm nhiệm vụ phản ánh hiện thực một cách sắc sảo, hay đề cập những vấn đề thời sự xã hội một cách kịp thời. Nếu như người viết “nén” tâm trạng, thông điệp trong truyện, thì người đọc “giải nén” bằng những chìa khóa riêng của mình.

     

    Hãy thử đọc một truyện cực ngắn của Nguyễn Thị Hậu: Tháng bảy mùa xá tội vong nhân. Những ngôi chùa lớn nhỏ đông người lui tới đèn nhang. Tháng bảy mưa ngâu... Sài Gòn áp thấp nhiệt đới, phố xá khuất trong mưa, nhà cửa mờ sau màn nước. Từ trong ngôi chùa lớn một chiếc xe hơi sang trọng chạy ra. Qua vũng nước đọng ở cửa chùa làm nước bắn tung tóe lên người ông già bán vé số đứng nép dưới mái hiên. “Mô Phật” - ông già khẽ nói”. “Mô Phật”, giọng trầm bổng mấy Thầy ngồi trên xe hơi cũng nói (truyện Xá tội vong nhân).

     

    Như vậy, truyện cực ngắn khi được các nhà văn ý thức sáng tạo, với tâm thế đồng hành cùng cuộc sống thì sẽ sản sinh những tác phẩm hay. Còn với bạn đọc, việc có trên tay một cuốn sách bỏ túi (pocket book) hay một tập truyện cực ngắn đơn giản trước hết là một sự lựa chọn tiêu dùng trong cuộc sống hối hả hôm nay.

     

     

    Theo Tuổi Trẻ

     


  12. Lần này bác có tham gia không ạ? Thơ ca đợt này có vẻ có chất lượng hơn hẳn so với cái kiểu thi tự post của loitotinhdautien bác nhỉ?

     

    dhh đồng ý với nhận xét của NM đấy. Có bài thơ đọc được đàng hoàng là vui lắm à. Cuộc thi này của aotrang.vn, vậy cỡ "bác"dhh có dự thi không, NM đoán thử xem? Chúc vui khỏe nhé..


  13.  

    Nhân 65 năm phong trào thi đua yêu nước, để góp phần xây dựng con người mới trên cơ sở lao động sáng tạo và ứng xử văn hoá, báo Người Hà Nội phát động cuộc thi thơ với mong muốn cổ vũ đợt sáng tác rộng khắp, nhằm chọn lựa được những tác phẩm hay, những cây bút nổi trội tiếp tục đóng góp vào chặng đường văn chương và sự nghiệp xây dựng xã hội mới hôm nay.

     

    I. Chủ đề Thơ thể hiện khát vọng về lao động sáng tạo và quan hệ cao đẹp trong cuộc sống II. Đối tượng tham gia Các tác giả là công dân Việt Nam và kiều bào ta ở nước ngoài. Ban Giám khảo, Ban Thư ký và Ban Tổ chức của cuộc thi không được tham gia dự thi. III. Thời gian Ban tổ chức nhận tác phẩm kể từ ngày ra thông báo đến hết ngày 31/12/2013 (Căn cứ theo dấu bưu điện và ngày gửi qua email) IV. Địa chỉ nhận tác phẩm dự thi Báo Người Hà Nội Địa chỉ: 126 Nam Cao, Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội Điện thoại: 043. 8465092 Email: nguoihanoibao@yahoo.com V. Tác phẩm dự thi - Thơ: Mỗi tác giả gửi 1 lần nhiều nhất 5 bài thơ, mỗi bài không quá 350 từ. (Không nhận thơ Đường luật và thơ thiếu nhi). Mỗi tác giả gửi không quá 3 lần (cần ghi rõ những lần đã gửi, để tránh nhầm lẫn, thất lạc, trên đầu trang ghi rõ Tác phẩm dự thi) - Tác phẩm dự thi phải là tác phẩm mới, chưa được phổ biến dưới bất kỳ hình thức nào. Không có tranh chấp về bản quyền tác giả. - Tác phẩm dự thi được đánh vi tính trên khổ A4, trên một mặt giấy hoặc qua email phông chữ Times New Roman. VI. Giải thưởng - Giải Nhất: 1 giải x 20.000.000 đồng - Giải Nhì: 2 giải x 10.000.000 đồng - Giải Ba: 3 giải x 5.000.000 đồng VII. Ban Giám khảo Ban tổ chức sẽ mời các nhà thơ, nhà văn có uy tín và có kinh nghiệm chấm thi tham gia Hội đồng vòng sơ khảo và chung khảo. VIII. Công bố kết quả và trao giải: tháng 1/2014 - Giá trị giải thưởng sẽ được trao trực tiếp cho các tác giả có bài viết được giải hoặc người được tác giả uỷ quyền, trường hợp tác giả không có điều kiện tham dự lễ nhận giải, Ban Tổ chức sẽ gửi qua đường bưu điện sau khi kết thúc cuộc thi. Ban Tổ chức cuộc thi rất mong sự hưởng ứng, tham gia nhiệt tình của các tác giả trong và ngoài nước, để cuộc thi đạt được kết quả tốt.

  14.                              NGUỒN  GỐC CỦA NGÔN TỪ TIẾNG VIỆT


     


     


    Tôi không phải nhà nghiên cứu, cũng không phải  nhà ngôn ngữ học. Tôi chỉ là một trí thức bình thường có quan tâm đén SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT. Vậy nên có thể trong cách dùng từ  chưa thật thỏa đáng. Mong bạn bẻ góp ý thêm, chứ tôi không mong bạn bè tha thứ đâu!!!


    Đại đa số ngôn từ không có nguồn gốc, mà chỉ dùng theo thói quen rồi truyền từ đời này qua đời khác đến mấy ngàn năm. Có từ chung cho toàn quốc, có từ riêng biệt từng địa phương. Nói như vậy không có nghĩa là các ngôn từ có nguồn gốc mới xuất hiện gần đây.


    Ví dụ: các từ chung cho cả nước như: ăn, ngủ, học, đi, đứng, nằm, ngồi…


    Các từ mang tính địa phương như: cái chén (miền nam), cái bát (miền bắc), cái đọi (Nghệ An)…


    Ngoài ra cũng có những ngôn từ có nguồn gốc. Nguồn gốc này không tính về mặt thời gian, có thể nó đã có từ rất lâu đời, cũng có thể nó mới có gần đây. Tôi xin chia theo 6 nguốn gốc cơ bản sau: Nguồn gốc Hán – Việt, nguồn gốc ngữ pháp VN, nguồn gốc “nhại thanh”, nguồn gốc “nhại hình”, nguồn gốc “so sánh”và nguồn gốc “chức năng”.


    I- Nguồn gốc Hán – Việt: Loại từ này rất rất nhiều.


    Ví dụ: Tổ quốc, hưu trí, nhi đồng, quốc lộ…


    II- Nguồn gốc ngữ pháp VN:


    Ví dụ: Từ láy, từ ghép và một số loại từ khác nữa…


    III- Nguồn gốc nhại hình: Tức là nhìn hình dạng vật thể đó giống vật thể nào thì ta gọi tên theo vật thể  ấy. Ví dụ: ly trà nhỏ, người ta gọi là “chung trà”, vì ly trà nhỏ có hình dáng giống cái chuông (chuông tiếng Hán – Việt là chung).


    Con chim “cú mèo” vì mặt nó giống mặt mèo. Con cá ngựa, hình dáng  giống con ngựa; trăng lưỡi liềm; trà móc câu; bông lúa uốn câu…


    IV- Nguồn gốc so sánh: Tức là ta liên tưởng nó tương tự vật thể nào đó mà không phải là hình dáng để gọi tên.


    Ví dụ: Chó mực (đen như mực), mèo mun (đen như mun), gà quạ (đen như quạ), chồn lửa (sắc lông đỏ), hưu sao (lông lốm đốm như sao)…


    Mũi Cà Mâu: “Mâu” là cái “bát xà mâu” tức là cây giáo, cây thương, dùng đánh trận ngày xưa. Mũi đất tận cùng của Tổ quốc ta trông giống mũi giáo đâm vào biển cả, nên gọi là Mũi Cà Mâu.


    Con chim chào mào, (có nơi gọi là chim đội mũ), là do trên đầu nó có túm lông như “cái mào”, “cái mũ”


    V- Nguồn gốc chức năng: Căn cứ vào việc dùng nó để làm gì mà gọi tên.


    Ví dụ: Lư hương, cái quạt, cối xay, cối giã, cỗ bồng …(“cỗ bồng” ngày xưa làm bằng gỗ, nay bằng nhựa, TQ làm bằng sứ, dùng bày trái cây trên bàn thờ để cúng. Do “chiếc đĩa” trái cây này “bồng bềnh” trên không, nên gọi “cỗ bồng”).


    VI- Nguồn gốc nhại thanh: Người ta căn cứ vào tiếng kêu của nó để gọi tên.


    Ví dụ: Con cuốc (nó kêu cuốc cuốc), con quạ (nó kêu quạ quạ), con vịt (tiếng kêu vịt vịt), con bìm bịp ( tiếng kêu bịp bịp)…


    Không chỉ con vật, mà một số đồ vật cũng có cách gọi tương tự.


    Ví dụ: cái chuông (tiếng kêu chuông…). Cái “cồng” và “chiêng” cũng vậy. Khi ta gõ vào, nó phát ra tiêng “bùng…hoặc “beng… Nếu tiếng trầm (bùng…) đó là “cái cồng”, nếu tiếng nó phát ra “beng…” thì đó là “cái chiêng”.


    Rõ ràng như vậy nhưng rất nhiều người lầm lẫn. Tôi đã hỏi một số người, thì họ cho rằng: “cồng” không có núm, “chiêng là cái có núm…Có người thì nói ngược lại.  Còn nhiều cách trả lời khác nữa.


    Khi tôi tham quan nhà thờ Bùi Thị Xuân (huyện Tây Sơn  BĐ), thấy treo một cái rất to, với dòng chữ “cái chiêng”. Tôi không nhất trí tên gọi đó. Tôi mời cô nhân viên giới thiệu đến, tôi gõ vào và hỏi “cô nghe tiếng đó là cồng hay chiêng?” Cô nhân viên tỏ vẻ không vui. Tôi kết luận: “đây là cồng chứ không phải là chiêng”. Rồi tôi giải thích ngọn ngành cho cô nhân viên. Cô im lặng.


    Năm vừa qua tôi trở lại nhà thờ Bùi Thị Xuân, thì không thấy dòng chữ “Cái chiêng” nữa. Tôi không rõ lý do!


    Xin nói thêm rằng “Cồng” hay “Chiêng” là sự tương đối thôi. Ở dân tộc này gọi đó là “cồng”, nhưng dân tộc kia lại gọi là “chiêng”. Tại sao như vậy?


    Các dân tộc thiểu số thường ở rất xa nhau. Mỗi bản làng, mỗi tộc người có nền kinh tế không giống nhau, điều kiện giao lưu rất khó khăn, (nhất là trước kia). Vì vậy nền kinh tế, văn hóa của họ “Tự cung, tự cấp” là chủ yếu.


    Dân tộc nào giàu hơn thì đúc được bộ cồng chiêng lớn, bản làng nào nghèo thì sắm bộ cồng chiêng nhỏ. Do vậy cái “cồng” ở bản làng này chỉ là cái “chiêng”  ở bản làng khác, và ngược lại, (thông thường cái to phát ra tiếng trầm “cồng”, cái nhỏ phát ra tiếng cao “chiêng”). Đó là sự tương đối trong cách gọi tên.


    Ngoài 6 nguồn gốc kể trên, còn một số nguồn gốc khác nữa. Nhưng ít thôi, ví dụ như chồn hương (cầy hương)…


    Trân trọng cám ơn quý độc giả.


                   Quy Nhơn tháng 8 năm 2013


                           TRÚC BÌNH



  15.  
    Một vài nhận xét về thơ trong cuộc thi Tình hạ.

    NGUYỄN THẾ DUYÊN

     

    Trước tiên cho tôi được gửi lời chúc mừng đến các bạn đoạt giải trong cuộc thi tình hạ. Tôi có đọc ý kiến của bạn Bạch Vân 

    “Em rất muốn biết nhận xét của ban giám khảo về các bài…”

    Thể theo yêu cầu của bạn Bạch Vân và theo đề nghị của bạn Nắng Xuân tôi xin đưa ra một số nhận xét của cá nhân tôi (Của cá nhân tôi thôi nhé) về chất lượng của thơ dự thi năm nay. Tôi sẽ cố gắng đi sâu phân tích những bài thơ đoạt giải mong giải đáp một phần nào những thắc mắc của các bạn trẻ.

     

    Nhìn chung mà nói thơ dự thi năm nay, các bạn đã tiến một bước rất dài trong thơ. Thơ các bạn đã nhuyễn hơn, biết dùng nhiều những hình tượng để nói lên những cảm xúc của mình. Nhưng các bạn cũng đã có một bước lùi dài không kém. Có mâu thuẫn không với hai nhận xét này? Không mâu thuẫn đâu. Các bạn tiến ở kĩ huật làm thơ nhưng các bạn lại lùi trong cảm xúc thơ. Nhiều bài thơ của các bạn rơi vào sáo mòn, cũ kĩ. Đọc bài thơ lên thấy nó mượt mà hình tượng đẹp chứng tỏ kĩ thuật làm thơ của các bạn rất tốt nhưng không để lại được một ấn tượng gì mới lạ.

     

    Ví dụ như “Nhớ ai tốc xõa vai mềm

    Song thưa dõi dáng, nén kìm sợi thương.

    Cung tình nhối nhịp tơ vương.

    Trăm năm lạc cảnh thiên đường nợ duyên.

    Câu thơ rất mượt nhưng tất cả câu thơ từ hình ảnh đến tứ thơ đều rất xưa cũ không gây được cảm xúc cho người đọc. Những câu thơ như thế này hầu như bạn nào cũng mắc phải kể cả những bài thơ đoạt giải như câu

    Phượng đâu bằng má em hồng.

    Mắt huyền tựa ánh trăng lồng bóng mây

    Của bài thơ đoạt giải ba “Rước tình vào hạ” cũng sáo mòn xưa cũ. Xin lỗi tất các bạn nào bị tôi trích dẫn ra đây. Tôi không muốn trích dẫn sợ các bạn tự ái (Văn mình vợ người mà) nhưng nếu không trích dẫn thì không nêu bật được vấn đề và bạn Nắng Xuân có nói với tôi “Anh đừng ngại, vấn đề là làm sao cho các em học hỏi, biết để tiến lên”.

     

    Tôi đã có lần nói “Ý tưởng không phải là tất cả! Nhưng thơ mà không có ý tưởng khác lạ thì chưa phải là một bài thơ hay.” Trên phương diện này mà xét thì những bài thơ được giải là xứng đáng.

     

    Trước tiên ta xem thử bài thơ đoạt giải nhất “Hạ con gái”. Bài thơ này có nhiều cái được và cũng có nhiều cái chưa được. Cái hay đầu tiên của bài thơ chính là ý tưởng ví mùa hạ như một cô gái. Mà mùa hạ ở đây không chỉ là thời tiết mà là cả khung cảnh thiên nhiên mùa hạ. Với cái ý tưởng này tác giả của nó đã vẽ nên một khung cảnh nên thơ với những hình tượng rất lạ

    “Mây xõa tóc đắp mền lên ngực ruộng”

    Quang cảnh thiên nhiên mùa hạ đuộc tác giả vẽ nên bằng những nét rất sinh động

    Cánh đồng xa ngây ngây mùi rạ mục.

    Gió nhởn nhơ khua gợn sóng ao làng

    Bầy cá nhỏ nghịch đùa bong bóng nước

    Gốc tre già thả chiếc lá chen ngang

    Một khung cảnh rất thanh bình, nên thơ. Những hình ảnh rất chọn lọc , trong sáng.

    Riêng khổ thơ thứ năm là hay nhất. Những ý tưởng được giấu kín chỉ hơi gợi mở dẫn hướng cho cảm xúc của người đọc thăng hoa. 

    Sấm triều đông dư âm lời biển vọng.

    Chim bàng hoàng rũ cánh nép vào cây.

    Hạ con gái bỗng rưng vài giọt lệ.

    Chờ khát khao vỡ nứt mặt sông dài.

    Tuy nhiên bài thơ cũng có nhiều cái chưa được. Cái chưa được đầu tiên chính là khổ thơ thứ ba

    Gió xô cửa len vào căn phòng ấm

    Nằm khỏa thân lũ chăn chiếu ỡm ờ.

    Bàn trần trụi tênh hênh trang sách mở

    Chú thạch sùng tặc lưỡi giữa cơn mơ

     

    Tôi đoán rằng tác giả của nó tâm đắc với khổ thơ này nhất vì ý tưởng của khổ thơ là lạ nhất hơi sex . Chắc rằng không chỉ riêng tác giả của bài thơ mà nhiều bạn trẻ khác cũng thích câu thơ này.Tôi cho khổ thơ này là dở không phải vì tôi cổ hủ , một lão khọm già đâu. Khổ thơ này là hay nếu đặt nó vào bài “ Rước tình vào hạ” còn như đặt nó vào bài “Hạ con gái” thì khổ thơ trở nên lạc lõng. Giữa một khung cảnh thiên nhiên mùa hạ nên thơ, thanh bình mà có khổ thơ này thì chẳng khác gì một cô gái mặc váy ngắn vào lễ chùa. Cô gái đó có thể là rất đẹp nhưng chắc chắn nhà chùa sẽ mời cô gái ra ngoài.

     

    Bài thơ còn một điểm yếu khác nằm ở chính tiêu đề của bài thơ. Ngoài câu “Mây xõa tóc đắp mền lên ngực ruộng” Thì cả bài thơ không có một chi tiết nào để cho người đọc có thể liên tưởng đến người con gái mùa hạ cả. Lẽ ra tác giả nên chọn lựa những chi tiết để có thể nhân hóa mùa hạ với cô gái thì bài thơ sẽ hay hơn nhiều.

    Cả bài thơ không có câu nào sáo mòn đấy cũng là cái hay của bài thơ này.

     

    Ta chuyển sang bài Đoạt giải hai “Mùa sen”

    Đọc bài thơ này tôi tự hỏi “Đây là một ông cụ thật hay một ông “Cụ non”? Nếu là một ông cụ thật thì đây là một bài thơ hay. Thậm chí là rất hay. Tôi đưa ra một văn cảnh để chúng ta hình dung ra bài thơ này” một người Đàn bà đã cao tuổi chồng chết. Sau nhiều năm đơn độc bỗng dưng một hôm trái tim người đàn bà ấy bỗng xao động” Nếu theo văn cảnh này thì bài thơ hay. Nó mang âm hưởng của những bài cổ thi.Tình cảm đuộc dấu kín trong những hình tượng đuộc nhân hóa một cách rất già dặn “ Buốc qua bờ hoàng hôn” hay “Bọc kén tâm hồn”. Hai câu kết là tuyệt vời 

    Dậy một mầm sen đỏ

    TIẾNG QUYÊN VỪA SANG CANH

    Hai câu thơ này dẫn liên tưởng của người đọc mênh mang đến vô cùng.

    Nhưng nếu là một “Cụ non” Thì sao? 

     

    Thì đây là một bài thơ thất bại. Tôi nói là thất bại chứ không nói là bài thơ dở. Tại sao vậy? Vì nếu là một “Ông cụ non” Thì cái điều tôi vừa nói với các bạn chắc không phải là điều tác giả của bài thơ muốn nói đến. Đọc một bài thơ, người đọc có thể cảm thụ theo mọi góc độ khác nhau. Nhưng nhà thơ phải dẫn hướng được cho cảm xúc của người đọc gặp được cảm xúc của mình khi viết thì bài thơ mới thành công còn nhà thơ không dẫn hướng được cho cảm xúc của người đọc gặp cảm xúc của mình thì đó là một bài thơ thất bại. Nó cũng giống như khi bạn tán tỉnh một cô gái đáng lẽ ra bạn phải làm cho cô gái yêu mình thì bạn lại làm cho cô gái ghét mình thì dù lời bạn tán tỉnh có hay đến mấy thì bạn cũng là thất bại.

     

    Ta chuyển sang bài đoạt giải ba bài “Ruốc tình vào hạ”. Tôi khá ấn ấn tượng với bài thơ này. Một bài thơ sex mà không sex. Có thể cảm nhận nó theo hướng nào cũng đuộc. Đấy chính là cái khác lạ của bài thơ. Tình yêu là cái không thể định nghĩa đuộc nên lời thơ phải chăng vì thế mà không có một quy luật nào

    Say say ta cạn chén đầy đầy em

    Bài thơ nói nên đuộc cái đam mê mãnh liệt của tuổi trẻ “Khóa vòng vô tận trói ghì siết đêm”. Cái hay của bài thơ là ở chỗ tác giả của nó đã đưa ra những hình ảnh tưởng như là rất trái nguộc với nhau nhưng lại rất thống nhất với nhau. Tưởng như mâu thuẫn mà lại hóa ra không mâu thuẫn. Cái “trói ghì siết đêm” nó như ngược với “Bình yên lạ kì” nhưng nó đúng là như thế.

    Tuy nhiên bài thơ cũng chỉ thế thôi. Nó không đẩy được cái suy tư của người đọc lên đến đuộc tầm cao của sex. Và “Hồn nhiên cởi nút nhu mì” Hai từ” Hồn nhiên” ở đây rất đáng để chúng ta bàn luận.

     

    Tôi chỉ đi sâu phân tích ba bài đoạt giải cao thôi vì phân tích tất cả thì không có thời gian.

     

    Tuy các bạn có một bước tiến dài về kĩ thuật làm thơ nhưng cũng nên nhắc nhở các bạn về ngôn ngữ trong thơ. Nhiều bạn dùng từ rất sượng Ví dụ câu

    Chiếc hạ lặng thầm ôm dáng nhỏ

    Hai từ “Chiếc hạ” đọc lên rất không thuận hay câu

    Nhưng chú chim non

    Lăn tăn như chú bé

    Hai từ “Lăn tăn” những từ như thế các bạn mắc phải rất nhiều. Đấy còn chưa kể đến việc các bạn dung nhiều từ và cụ từ quá cổ điển như “Mi hoen cánh phượng” , “Mảnh tình si”V…v… Những từ và cụm từ như thế nên tránh trong thơ.

    Mỗi một cuộc thi bao giờ cũng có chủ đề của nó. Ở đây là TÌNH HẠ vì vậy những bài thơ không phù hợp với chủ đề này dẫu có hay cũng vẫn bị loại vì lạc đề các bạn nên rút kinh nghiệm cho các cuộc thi sau.

     

    Ý kiến cuối cùng xin dành cho Ban Tổ chức. Khi chấm một cuộc thi nhất là một cuộc thi thơ thì không thể có barem. Cho điểm một bài thơ phụ thuộc nhiều vào gu của người chấm nhưng nhưng thực ra cái gu của người chấm cũng không chênh lệch nhau quá nhiều vì thành phần Ban Giám khảo chắc chắn được lựa chọn bởi những người có khả năng thẩm thơ. Sự chênh lệch về điểm số nằm ở cách cho điểm từng bài . Có người nghĩ rằng văn không có điểm 10 chỉ cho 8 (Hoặc 80) chẳng hạn tức là cái giới hạn trên của mỗi người chấm là khác nhau nên điểm số của từng bài có một độ tản mát rất cao. Nên quy định bài hay nhất điểm 10 bài hay nhì điểm 9 bài hay ba điểm 8 bài hay thứ tư điểm 7 và bài hay thứ năm là điểm 6 còn lại tất cả là năm điểm thì tôi nghĩ rằng cách cho điểm như thế sẽ làm mất đi sự tản mát của người chấm.

     

    Cuối cùng xin chúc mừng tất cả các thi sỹ tương lai. Xin hẹn gặp lại các bạn trong cuộc thi sắp tới


  16. y.jpg

     

    Viết i hay viết y?

     

    GS.TS NGUYỄN ĐỨC DÂN

     

        NVTPHCM- Có một quy tắc bất thành văn về tính thẩm mỹ trong chữ Việt: hình chữ phải đẹp. Điều này dẫn tới hiện tượng “phá rào” với quy định viết i/y hiện nay.

     

        Đó là quy định ngày 30.11.1980 của Bộ Giáo dục về chính tả liên quan đến hai chữ y và i, như sau: “… trường hợp các âm tiết có nguyên âm i ở cuối thì viết thống nhất bằng i, trừ uy, như duy, tuy, quy…; thí dụ:kì dị, lí trí, mĩ vị. Chú ý: i hoặc y đứng một mình hoặc đứng đầu âm tiết vẫn viết theo thói quen cũ, thí dụ:ý nghĩa, y tế, ỉ eo, ầm ĩ, im, yêu”.

        Hiện nay có những ý kiến trái chiều với quy định này.

     

        Những điều còn bỏ qua

     

        Chữ viết là quy ước, chuẩn mực chính tả cũng là quy ước. Chữ Việt là loại chữ viết ghi âm. Khi ta nói, mỗi tiếng là một âm tiết. Mỗi âm tiết gồm có ba bộ phận: âm đầu – vần – thanh điệu. Mỗi vần lại chứa các thành phần nhỏ hơn: vần = âm đệm – âm chính – âm cuối. Như vậy, âm đầu, vần (âm đệm, âm chính, âm cuối), thanh điệu là những yếu tố có liên quan đến chuẩn mực chính tả.

        Quy định trên không chú ý tới thói quen khi viết âm tiết có bán nguyên âm đứng cuối được ghi bằng y hoặc i. So sánh tay/tai, hay/hai. Cùng một nguyên âm, có i đứng cuối thì sẽ đọc dài ra, có y đứng cuối thì đọc ngắn đi. Lúc này nguyên âm a thể hiện âm vị /ă/ nên không ít học sinh mắc lỗi viết tăy, hăy.

        Quy định không nói tới công dụng của y hay i đứng cuối âm tiết để phân biệt hai vần uy/ui: thuý khác với thúi, quý khác với cúi…

        Quy định cũng không đề cập tới quy tắc viết bằng chữ y trong những trường hợp:

        + Viết yê, ya khi nguyên âm đôi này đứng sau âm đệm/w/: Nguyễn Khuyến, đêm khuya.

        + Viết y sau chữ qu~ (bán nguyên âm u đứng sau/k/): quy luật, quy ước, quyền lực, quyết định…

        + Viết yê khi âm tiết vắng phụ âm đầu và là nguyên âm đôi /ie/: yến, yểm trợ, yêng hùng, niêm yết, uyển chuyển, yên tâm… Như vậy, viết yêu không phải là “viết theo thói quen cũ” như nhận định trong quy định đã nêu.

        + Dù đứng một mình hay đứng cuối trong các từ phiên âm thì gốc sao phải viết vậy: dao i nốc (inox → inoxydable → không gỉ), muối i ốt… Nguyên âm /i/ đứng cuối nhưng vẫn phải viết là khíôxy, khí hy đrô.

     

        Những điều chưa chuẩn

     

        Quy định trên không chú ý tới một quy tắc bất thành văn về tính thẩm mỹ trong chữ quốc ngữ: hình chữ phải đẹp, nghĩa là có sự cân đối về độ cao giữa các con chữ trong từ ngữ. Khái niệm này được hiểu như sau:

        – Ghép những phụ âm cùng độ cao với /i/ thì có khuynh hướng dùng i: si mê, mị dân, chim ri, rằn ri, rên rỉ, xanh rì, kẻ sĩ, vĩ mô, vi phạm, vì sao, vì vậy, vị trí... Gia Định Báo viết bán sỉ (số 6.5.1882), không thấy số nào viết bán sỷ. “Thói quen viết ỉ eo, ầm ĩ, im…” (quy định) phản ánh quy tắc này.

        – Khái niệm cân đối còn được hiểu là trong một từ nếu con chữ một phụ âm nhô cao lên thì ta viết y nhằm tạo ra sự hài hoà trên dưới. Viết lý thì phần trên và phần dưới chữ này cân đối với nhau, còn viết lí thì phần dưới chữ này hơi bị hụt. Vì vậy trong báo Nông Cổ Mín Đàm năm 1902, chúng ta gặp: Lý văn Ngọc; chánh lý; chưởng lý; mạng lý (11.1); không lý vì bộ tướng vậm vỡ; có lý lắm (27.3). Cũng lý do tương tự, trong Gia Định Báo năm 1881, 1882 chúng ta gặp ký tên (26.12); thơ ký (12.2); trong kỳ 15 ngày (15.3)…; trong Nông Cổ Mín Đàm năm 1902, chúng ta gặp xem kỹ (6.3); ích kỹ (9.1, sai thanh hỏi); Nam-Kỳ; dầu thắng kỳ nhứt; anh lấy làm kỳ (24.7); chẳng kỳ lòng súng lớn nhỏ; cho kỷ càng (21.8, sai thanh ngã)…Chúng ta còn gặp thanh ny hồi tục, mỹ danh, làng Bình-hy… Cách viết Hoa Kỳ cũng nằm trong hệ thống trên. Trong những âm tiết vừa dẫn không gặp cách viết “trường hợp các âm tiết có nguyên âm i ở cuối thì viết thống nhất bằng i” như trong quy định.

        – Còn “viết theo thói quen cũ, thí dụ:ý nghĩa; y tế...” vẫn phản ánh luật cân đối trong chữ quốc ngữ: dùng y trong ý nghĩa, y tế để có sự cân đối giữa hai tiếng trong một từ ghép.

        – Trường hợp ngoại lệ “trừ uy (thì viết y) như duy, tuy, quy…” thì báo thời đó lại viết ngược lại: trong Nông Cổ Mín Đàm, chúng ta gặp nhơn gian qui Sở Khanh, vinh qui, Lão – kị – qui – y (3.4.1902).

            - Kích thước con chữ cũng là một lý do thẩm mỹ: chữ i ngắn hơn chữ y tạo ra ấn tượng là một đối tượng nhỏ. Vậy nên có khuynh hướng dùng i ngắn cho những đối tượng tạo ra ý niệm nhỏ: li ti, tỉ mỉ, vi tính; chi li, chi tiết; chơi bi, sân si, lí nhí… chứ không ai viết chơi by, tỷ mỷ, chy ly, chy tiết, vy tính…

     

        Có những thói quen ngôn ngữ không tìm được lý lẽ

     

        Trong tiếng Pháp hiện nay có từ poids (trọng lượng). Thuở xưa, từ này được viết là pois. Tới thời Phục hưng có người cho rằng nó do từ Latinhpondus mà thành, vậy phải thêm d vào sau i mới đúng, thế là người ta đổipois thành poids. Về sau có người chứng minh được pois chính do từ Latinh pensum (vật được cân xem nặng nhẹ thế nào) mà ra, nhưng người Pháp đã quen dùng poids mất rồi. Vậy là poids vẫn giữ nguyên cho đến ngày nay.

        Trong tiếng Việt có những biến thể trong cách viết i/y. Một từ mĩ là đẹp, mọi người quen viết nước Mỹ, châu Mỹ nhưng lại viết mĩ mãn. Những biến thể như vậy gặp rất nhiều. Điều đó là bình thường, không có gì đáng tranh cãi.

        Tóm lại: Cách viết i/y trong quy định của Bộ Giáo dục không phù hợp với tâm lý người Việt và thực tế tiếng Việt nên chúng ta thường “vượt rào” hoặc mắc lỗi trước quy định này. Nên chấp nhận những biến thể trong cách viếti/y.

    Nguồn: SGTT


  17. Trang website aotrang.vn vửa tổ chúc cuộc thi thơ TÌNH HẠ vời hai thể loại thơ tự do và thơ Đường luật. Qua 3 tháng đã có đông đảo các thành viên hưởng ứng. Thể thơ tự do có 73 bài qua vòng sơ khảo, chọn 18 bài vào chung khảo và quyết định trao giải cho 6 tác phẩm ( 6 tác giả). Thể Đường luật có 53 bài qua vòng sơ khảo và 13 bài lọt vào chung khảo, quyêt2 định trao giải cho 4 tác phẩm (4 tác giả)

    Xin giới thiệu Kết quả của thể loại thơ tự do: 

     

    Chúc mừng các tác giả đã đạt kết qủa cao nhất trong cuộc thi thơ " TÌNH HẠ " 2013 do diễn đàn Áo Trắng tổ chức

    Chúc mừng các tác giả đoạt giả cao trong thể thơ tự do

    HB0944.jpg

    GIẢI NHẤT 
    Trao tặng tác giả Thái Văn Lợi

    HẠ CON GÁI

    Ngoài cửa sổ hạ vào thì con gái
    Găm nắng vàng từng vệt ngã liêu xiêu
    Mây xõa tóc đắp mền lên ngực ruộng
    Trời im ru xa vọng tiếng sáo diều

    Em nghỉ ngơi mênh mang trời tháng sáu
    Khói rơm vờn thêu ngọt khúc đồng dao
    Có một lũ ve sầu đi hát dạo
    Lả lơi từng cánh phượng đỏ theo sau

    Gió xô cửa len vào căn phòng ấm
    Nằm khỏa thân lũ chăn chiếu ỡm ờ
    Bàn trần trụi tênh hênh trang sách ngủ
    Chú thạch sùng tắc lưỡi giữa cơn mơ

    Cánh đồng xa ngây ngây mùi rạ mục
    Gió nhởn nhơ khua gợn sóng ao làng
    Bầy cá nhỏ nghịch đùa bong bóng nước
    Gốc tre già thả chiếc lá chen ngang

    Sấm triền đông dư âm lời biển vọng
    Chim bàng hoàng rũ cánh nép vào cây
    Hạ con gái bỗng rưng vài giọt lệ
    Chờ khát khao vỡ nứt mặt sông dài

    Ngoài cửa sổ rơi ngập ngừng lá đỏ
    Nắng oi nồng mây ủ xám chân trời
    Em khe khẽ trở mình xua giấc hạ
    Tháng sáu để dành thêm chút thảnh thơi

    GIẢI NHÌ 
    Trao tặng tác giả Huy Ba

    MÙA SEN

    Ao sen hồng đã lấp
    Mùa hạ giờ đìu hiu
    Cánh sen khô vết nắng
    Vương vất ráng lưng chiều

    Quyên muốn đi bước nữa
    Bước qua bờ hoàng hôn
    Nhưng ngó tơ kỉ niệm
    Đã bọc kén tâm hồn

    Cái ao nhà tù đọng
    Xao vỡ ánh trăng tàn
    Dậy một mầm sen đỏ
    Tiếng quyên vừa sang canh

    GIẢI BA 
    Trao tặng tác giả Lê Thị Thùy Trang

    RƯỚC TÌNH VÀO HẠ

    Vùi vào vạt tóc thơ ngây
    Say say ta cạn chén đầy đầy em

    Thẩn thờ nhớ nhớ quên quên
    Nồng nàn rót những bình yên...lạ kì!

    Hồn nhiên mở nút nhu mì*
    Khóa vòng vô tận trói ghì siết đêm

    Hạ tràn bốn phía mông mênh
    Men tình thắp lửa nhẹ tênh giấc nồng!

    Phượng đâu bằng má em hồng
    Mắt huyền tựa ánh trăng lồng bóng mây

    Lật bàn tay, sấp bàn tay
    Rước tình vào hạ lối đầy đam mê!


    GIẢI KHUYẾN KHÍCH 
    Trao tặng tác giả Nguyễn Giang San

    THÁNG NĂM

    Đã nghe từ phía tháng năm
    Tiếng con ve gọi hè râm ran rồi
    Người mang kỉ niệm hong phơi
    Ong oi thương nhớ một thời lá xanh

    Buồn vui gom góp để dành
    Mang về chót mộng đành hanh nỗi đời
    Tuổi người trong trẻo tinh khôi
    Mắc gì phượng thả cánh rơi úa ngày

    Lòng còn dan díu cỏ may
    Thương đôi cánh hạc vẫy bay xa dần
    Mưa rây rắt hạt phù vân
    Bàn chân mỏi mệt thêm lần gọi đi

    Nương theo hướng gió nhu mì
    Tháng năm mở tiệc vu quy cưới mùa
    Ta ngồi xâu những hạt mưa
    Quàng lên tóc nắng em vừa hai mươi!

    GIẢI KHUYẾN KHÍCH 
    Trao tặng tác giả Mai Đức Trung

    TÌM

    Chiều nay phố đổ cơn mưa
    Hình như kỷ niệm ngày xưa chòng chành
    Có người áo mỏng phong phanh
    Đi tìm ký ức trên nhành lãng quên!
    Hạ còn xót lại cái tên
    Của người năm cũ cạnh bên một người...
    Tình đầu năm tháng khôn nguôi
    Em xưa,
    cùng
    những nụ cười thiên thanh
    Đâu rồi áo trắng mong manh?
    Rêu mòn lối nhớ,
    mình anh!
    rêu mòn...
    Con đường trổ nhánh cô đơn
    Chú ve tấu khúc dỗi hờn ngày qua
    Mùa trôi hạ cũ đã xa
    Ngoài kia chiếc lá la đà, thu sang?


    GIẢI KHUYẾN KHÍCH 
    Trao tặng tác giả Phan Duy

    CHIỀU XA

    Mưa ngơ ngẩn
    Thì thầm lên phiến hạ
    Nép cong thềm môi thắm điểm chiều xa
    Hạt sương nào
    Nghiêng mình
    Đọng hờn qua kẽ lá
    Mà nghịch tơ đàn bỡ ngỡ điệu phôi pha.

    Vẫn biết mùa lạc dấu đôi ta
    Màu phượng tím có giọt mưa lăn tròn nỗi nhớ
    Nửa câu thơ, ai !
    Đợi vần nằm yên trong vở
    Hay hạ vô tình
    Trở lạnh mấy nhành thương.

     

     


  18. Autumn

    The wind wakes,
    sweeps the thoughts from my mind
    and hangs me
    in a light that smiles for no one:
    what random beauty!
    Autumn: between your cold hands
    the world flames.

    1933

     

    Octavio Paz: First Poems (1931-1940)

    Mùa Thu

     

                                                                                                               Gió thức dậy

                                                                                                               Xua tan bao ý nghĩ

                                                                                                               Treo hồn anh lên ngọn nắng tươi vui

                                                                                                               Tình cờ quá cái  đẹp mùa thu  tới

                                                                                                               Lữa bùng lên

                                                                                                               Tan băng giá tay nàng


  19. CHÚC MỪNG 14 TÁC GIẢ SẼ ĐƯỢC TRAO THƯỞNG LỤC BÁT TRĂNG VÀNG VÀ LỤC BÁT TRĂNG BẠC LẦN THỨ NHẤT!                                                  

    Kể từ cuộc thi thơ lục bát đầu tiên của báo Giáo dục và Thời đại năm 1996 -1997 đến nay, trên thi đàn chúng ta đã có nhiều cuộc thi Thơ Lục Bát. Nhưng đây là lần đầu tiên một cuộc thi sáng tác thơ Lục Bát về đề tài Phật giáo được tổ chức, với quy mô và thời gian kỷ lục: Kéo dài tới 6 năm (2012 – 2018). Và cũng lần dầu tiên ở nước ta có một bộ giải thưởng bằng Vàng và Bạc thật, được trao cho các tác giả đạt giải. Đó là những ý tưởng, sáng kiến độc đáo của lucbat.vn – Một trang web cộng đồng phi lợi nhuận, được điều hành bởi những nhà thơ tình nguyện viên.

    VuongTrong%202(1).jpgNgay từ khi thành lập, cách đây 5 năm, vào đúng ngày 6 tháng 8 âm lịch, lucbat.com (nay là Lục Bát Việt Nam – Lucbat.vn) đã nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt của những người yêu thơ lục bát trong cả nước, nên khi cuộc thi thơ Lục Bát với nội dung “Tổ quốc và Đạo pháp” được Lục Bát Việt Nam khởi khởi xướng và phát động, thì được đông đảo bạn viết tham gia. Về nội dung, “Tổ quốc và Đạo pháp” rất rộng, hầu như ôm chứa mọi tâm tư, suy nghĩ và tình cảm của chúng ta: Tình yêu quê hương, đất nước; tình yêu giữa con người với nhau, về lòng nhân đạo… Như thể lệ đã thông báo: Cuộc thi sẽ kéo dài trong 6 năm, mỗi năm đều có Tổng kết và trao giải… Và sau 6 năm sẽ là “Đại Tổng kết”: Ngoài bộ giải thưởng 6 Lục Bát Trăng Vàng và 8 Lục Bát Trăng Bạc; còn có một giải thưởng độc đắc mang tên “Kim cương”, trị giá tới một “cây” vàng.

    Cuộc thi năm nay bắt đầu nhận bài từ ngày 12 tháng 9 năm 2012, và kết thúc nhận bài vào ngày 15 tháng 7 năm 2013. Trong khoảng thời gian xấp xỉ 10 tháng đó, Ban Tổ chức đã nhận được trên 700 tác phẩm của hàng trăm tác giả ở mọi miền đất nước. Ban Sơ khảo đã làm việc và thống nhất đưa lên Ban Chung khảo 21 tác giả xuất sắc nhất với tổng số 36 bài thơ. Ban Chung khảo gồm nhà thơ Vương Trọng (Trưởng ban) và các nhà thơ Trần Nhương, Đặng Vương Hưng, Bùi Kim Anh và Thu Nguyệt là các ủy viên. Một điều thuận lợi là nhiều ủy viên ban Chung khảo đã từng tham gia chấm thi cho nhiều cuộc thi thơ, kể cả thi thơ Lục Bát, nên có kinh nghiệm làm việc, dễ thống nhất với nhau trong cách thức bỏ phiếu và cho điểm.

    Trước hết, Ban chung khảo thống nhất loại ra những bài thơ “phạm quy”, nghĩa là những bài thơ đã được tác giả sử dụng in báo giấy, hoặc công bố trên mạng internet, trước khi xuất hiện trên Lucbat.vn. Đó là bài thơ “Sau lá bồ đề” của tác giả Nguyễn Minh Khiêm và bài “Một mình đong gió chiều đông” của Phạm Minh Trâm. Phần này, có công phát hiện của cư dân mạng Lucbat.vn.

    Lục Bát là thể thơ hết sức coi trọng vần và điệu. Bởi vậy, Ban Chung khảo đã thống nhất với nhau: Những bài thơ có những câu thơ thất vận (không vần) hoặc lặp vần thì sẽ bị “hạ” điểm. Và thực tế, có những bài đã bị “phạt” vì lý do này, như: “Với lên chạm tới thiên đình” của Phạm Minh Giắng, “Quê tôi miền Trung” của Phùng Thị Như Hà, “Chiều hồ Tây” của Phạm Đình Nhân và “Bồ đề tâm” của Phạm Khắc Uyên. (Tuy nhiên, do tôn trọng kết quả Sơ khảo, nên chúng tôi vẫn công bố cả chùm thơ được giải).

     Còn lại 30 bài, được từng thành viên Ban Chung khảo chấm bằng cách cho điểm. Cách thức cho điểm được thống nhất như sau: Số bài này được chia thành bốn loại, tương ứng với các điểm: 6, 7, 8, 9. Nghĩa là bài hay nhất được cho 9 điểm, kém nhất là 6 điểm. Ban Chung khảo không làm theo lối cho điểm các bài thơ từ 1 đến 10, vì không ai có thể phận loại thơ chi ly được như thế. Hơn nữa, việc phân loaị quá xa nhau như thế dễ tạo kẽ hở cho người chấm thi, nếu như không công tâm, có tính thiên vị thì dễ thực hiện được ý đồ của mình.

       Như vậy là, các thành viên Chung khảo cho điểm từng tác giả, mỗi tác giả có thể là một bài hoặc một chùm, sau đó cộng số điểm của từng thành viên đã cho lại, chia ra lấy điểm trung bình, lấy từ trên cao xuống thấp: 6 người có số điểm cao nhất sẽ được Giải Vàng và 8 người tiếp theo (có số điểm từ thứ 7 đến 14) sẽ được Giải Bạc.

       Do yêu cầu của Ban Tổ chức, muốn bí mật kết quả cụ thể đến phút chót, nên trong bài viết này, chúng tôi chỉ công bố 14 tác giả trúng giải sau đây (xếp thứ tự tên theo vần a, b, c):

    1-    Tác giả: DU AN

    Địa chỉ: Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Điện Biên

    Với chùm thơ 2 bài: Làng trời; Cát bụi xanh rì

    2- Tác giả: ĐỖ BÁ CUNG

    Địa chỉ: CLB Lục Bát Việt Nam Thành phố Hải Phòng

    Với bài thơ: Quán quê

    3- Tác giả: PHẠM MINH GIẮNG

    Địa chỉ: Trung tâm Bảo trợ xã hội Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

    Với chùm thơ 3 bài: Với lên chạm tới thiên đình; Rúc ra rúc rích; Cây đa cảnh

    4- Tác giả: NGƯNG THU (tức PHÙNG THỊ NHƯ HÀ)

    Địa chỉ: Trường THCS Tân Hà, Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận 

    Với chùm thơ 3 bài: Quê tôi miền Trung; Đi giữa muôn trùng; Hành trình tôi đi

    5- Tác giả: NINH ĐỨC HẬU

    Địa chỉ: Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Ninh Bình

    Với chùm thơ 2 bài: Người đàn bà ngồi trên bậu cửa; 
    Cánh đồng trả ơn

    6- Tác giả: NGUYỄN BÁ HÒA

    Địa chỉ: Trường Đại học Quảng Nam – Tam Kỳ, Quảng Nam

    Với chùm thơ 3 bài: Những điều bình dị; Ngỡ; Giọt nắng cuối ngày

    7- Tác giả: NGUYỄN NGỌC HƯNG

    Địa chỉ: Thị trấn Chợ Chùa, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi

    Với chùm thơ 2 bài: Niệm; Gió từ mộ gió

    8- Tác giả: PHAN THÀNH MINH

    Địa chỉ: Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

    Với chùm thơ 3 bài: Tình quê; Chị dâu tôi; Đã tằm thì phải nhả tơ

    9- Tác giả: NGUYỄN TẤN ON

    Địa chỉ: Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

    Với bài thơ: Tắm trăng

    10- Tác giả: LƯƠNG THẾ PHIỆT

    Địa chỉ: CLB Lục Bát Việt Nam Thành phố Hải Phòng

    Với chùm thơ 3 bài: Mo cau; Ổ rơm hơi ấm vẫn còn; Tiếng gậy khua

    11- Tác giả: LẠI QUANG PHỤC

    Địa chỉ: 31 Chùa Cả, P. Vị Xuyên, TP. Nam Định

    Với bài thơ: Không gian thiền

    12- Tác giả: ĐOÀN VĂN THANH

    Địa chỉ: Tập thể Học viện Chính trị Quân sự Hà Nội

    Với chùm thơ 2 bài: Chớm đông; Mẹ đi như hạt sương sa

    13- Tác giả: PHẠM TRỌNG THANH

    Địa chỉ: Số 6/22, phố Ngô Quyền, TP. Nam Định

    Với bài thơ: Thi khúc Bình Định

    14- Tác giả: PHẠM KHẮC UYÊN

    Địa chỉ: 224 Nguyễn Trãi 2, Sao Đỏ, Chí Linh, Hải Dương

    Với chùm thơ 2 bài: Bồ đề tâm; Nhân sinh

     

    Nhà thơ Vương Trọng
    (Trưởng Ban Chung khảo)


  20. images?q=tbn:ANd9GcQgCjV0I8gN-MzGUxHrmdG

     

    CHANGE

    by Jane Johnson

     

    I walked through a thicket of woods I know
    very late at night in the deepest snow
    and lost my way even though I
    had walked this walk often, long ago.

    This thicket of woods from yesteryear
    that I walked to, from there and back to here
    now a serpentine path to a dead end
    for fox, coyote and white-tail deer.

    I wended this bramble and barbed wire
    with memories blinding as a brushfire
    never to cross these woods again
    to reminisce, even if I so desire.

     

     

    ĐỔI THAY

     

    Tôi đi bộ xuyên khu rừng rậm

    Đêm muộn chìm trong lớp tuyết sâu

    Tôi mất lối dù rằng chân  bước

    Con đường mòn quen thuộc từ lâu

     

    Khu rừng này năm rồi tôi tới

    Đã dạo chơi thông thuộc đi  về

    Giờ  đường nhỏ ngoẳn nghèo chỗ chết

    Đâu  bầy nai, chồn , sói đi về

     

    Tôi loay hoay với bẫy chông, dây thép

    Kí ức đui mù như ngọn lữa hoang

    Không trở lại khu rừng này nữa

    Dù vấn vương muốn quay lại một lần

     

     

     

    dhh 1h.30/8/2013

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...