Jump to content

duonghoanghuu

Thành viên
  • Số bài viết

    328
  • Gia nhập

  • Đăng nhập

  • Nổi bật trong ngày

    8

Bài viết được đăng bởi duonghoanghuu


  1. images?q=tbn:ANd9GcTO407cJIv9enbS1naPmX7

     

     

    The Ease of Spelling 

                                            by DRG24

     

    Spelling, oh I do it with eae. 
    Poetry or stories-no worries, I go as I lease. 
    Editing is important, thy say. 
    Let me just sit back and laugh, I'l do it my way. 
    Losing out in ife, you are, they decree. 
    I don't worry myself with nervous opinions, you see. 
    Never do I double-check, for I fear I have o time. 
    Greatest worry that I have, is the rand poem-killer rhyme.

     

     

    CHÍNH TẢ DỄ THÔI

     

    Chính tả, ồ việc dễi làm thôi

    Thơ truyện gì, đừng lo lắng, xem  như chơi

    Bạn nói, biên tập rất quan trọng

    Cứ để tôi ngồi lại và cười, tôi làm theo cách của tôi

    Họ định đoạt, anh tiêu mất cuộc đời

    Bạn thấy tôi tự mình không lo âu căng thẳng

    Không bao giờ tôi kiểm tra vì tôi sợ mình   không có thời gian

    Điều lo lắng lớn nhất của tôi là vần điệu như miếng lót đế giày kẻ giết chết  bài thơ

    • Like 2

  2. 1213714-4387.jpg

     

    You Cannot Swim The Ocean 

                                                    by adewpearl

     

     

    You cannot swim the ocean 
    when buried by the sand. 
    Before you reach the water 
    you have to leave the land. 
     
    No journey's ever started 
    if all you do is wish -- 
    you cannot eat the dinner 
    before you catch the fish. 
     
    So I suggest some action 
    be built into your plan -- 
    adventures never happen 
    when buried by the san
     
    CON KHÔNG THỂ BƠI RA BIỂN
     

    Con  không thể bơi ra biển

    Khi bị  chôn vùi trong  cát.

    Trước khi tay  chạm  được  nước

    Con  phải rời chân  khỏi đất.

     

    Cuộc hành trình không  bao giờ bắt đầu

    Nếu mọi việc chỉ  là ao ước -

    Con  không thể  có bữa ăn tối

    Trước khi con  bắt  được cá.

     

    Vì vậy, ta đề nghị một vài  hành động

    Được xây dựng thành kế hoạch của con -

    Cuộc phiêu lưu không bao giờ xảy ra

    Khi tay chân  bị chôn vùi bởi cát.

     
     
    • Like 3

  3. Lần đầu tiên ấn bản quốc tế của “Newsweek” đưa ra các câu hỏi đơn giản, nhưng rất khó: Trong quốc gia nào con người sinh ra có cái nhìn tốt nhất về cuộc sống lành mạnh, an toàn, giàu có vừa phải và có triển vọng thăng tiến trong xã hội?

    Rất nhiều các tổ chức và viện nghiên cứu xã hội đánh giá các mặt khác nhau về tính cạnh tranh của các nước, nhưng không một ai cố gắng xếp chúng lại với nhau. “Newsweek” đã thử làm điều này rất công phu và công bố kết quả hôm 15/08/2010.

    Trong nghiên cứu của mình, “Newsweek” chọn 5 thể loại: giáo dụcy tế và chất lượng cuộc sốngkhả năng cạnh tranh kinh tế và điều kiện chính trị.

    Trong mỗi thể loại, các nhà nghiên cứu xác định mức độ đạt được cho 100 quốc gia. Họ cũng đã cân đối vào kết quả của mình tất cả các nghiên cứu quan trọng được thực hiện trong vài năm qua của các tổ chức quốc tế (như Liên Hiệp Quốc và Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển OECD).

    100 nước được sắp xếp hạng trong bảng theo: tổng thể (All Countries), trong các tổ chức, hiệp hội, các vùng châu lục, để chúng ta có thể so sánh chung và cụ thể từng khu vực. Đó là: G7, G20, Latin America & Carribbean, EU, Europe & Central Asia, East Asia & Pacific, Asean, South Asia, Midlle East & Noth Africa, Sub-Saharan Africa, BRIC (Brazil, Russia, China, India).

    Các thứ hạng của một số nước châu Á như sau: Hàn Quốc – hạng 15, Singapore – 20, Malaysia – 37, Thái Lan – 58, Trung Quốc – 59, Philippines – 63, Sri Lanka – 66, Indonesia – 73.

    Việt Nam nằm trong 20 nước chót bảng với hạng 81, sau Botswana hạng 80. Tiếp theo là: South Africa 82, Syria – 83, Guantamala – 84, Algiera – 85, Ghana – 86, Kenya – 87, Bangladesh – 88, Pakistan – 89, Madagasca – 90, Senegal – 91, Yemen – 92, Tazania – 93, Ethiopia – 94, Mozambique – 95, Uganda – 96, Zambia – 97, Cameroon – 98, Nigeria – 99 và Burkina Faso – 100.

    10 nước hàng đầu: Phần Lan, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Australia, Luxembourg, Na Uy, Canada, Hà Lan, Nhật Bản, và Đan Mạch.

    Hoa Kỳ hạng thứ 11 và Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu được xếp hạng thứ 12.

    Top 30 trong bảng của “Newsweek”:

    1) Phần Lan
    2) Thụy Sĩ
    3) Thụy Điển
    4) Úc
    5) Luxembourg
    6) Na Uy
    7) Canada
    8) Hà Lan
    9) Nhật Bản
    10) Đan Mạch
    11) United States of America
    12) Germany
    13) New Zealand
    14) United Kingdom
    15) South Korea
    16) France
    17) Ireland
    18) Austria
    19) Belgium
    20) Singapore
    21) Spain
    22) Israel
    23) Italy
    24) Slovenia
    25) Czech Republic
    26) Greece
    27) Portugal
    28) Crotia
    29, Poland
    30) Chile

    Chi tiết đầy đủ hơn, các bạn có thể tham khảo thêm ở link dưới đây:

    http://www.newsweek.com/2010/08/15/interactive-infographic-of-the-worlds-best-countries.html


  4. SGTT.VN - Hồ Đắc Túc, tiến sĩ ngôn ngữ học xã hội đại học Monash (Úc), từng giảng dạy ngôn ngữ tại đại học Deakin (Úc), là tác giả của cuốn Dịch thuật và tự do, một cẩm nang về dịch thuật học quan trọng và hữu ích. Ông đảm nhiệm dự án Giáo dục Việt Nam năm 2001 do ngân hàng Thế giới tài trợ, và hiện là giảng viên và cố vấn chương trình của đại học Trà Vinh.


    TS Hồ Đắc Túc đã dành cho phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị cuộc trao đổi cởi mở, như một góc nhìn chuyên môn về những tranh luận dịch thuật đang thành thời sự trên báo chí Việt Nam.

     

    Từng giảng dạy dịch thuật học tại đại học Úc, hẳn ông có quan tâm đến đời sống phê bình dịch thuật ở phương Tây? Theo quan sát của ông thì phê bình dịch thuật, cụ thể hơn, việc mổ xẻ chất lượng dịch phẩm trong một đời sống học thuật có nền tảng và tự do, người ta thường nói với nhau những điều gì?

     

    Tôi quan sát “vừa vừa” chứ không quan tâm – theo nghĩa theo dõi sát sao – những phê bình dịch thuật ở các nước nói tiếng Anh và châu Âu. Mục đích coi có gì lạ (và hay) không, để nói lại cho sinh viên. Những cái tôi chọn để theo dõi cũng phải hợp khẩu vị sinh viên, nghĩa là các khuynh hướng và cách dịch dễ áp dụng. Tôi gạt phắt những trào lưu mà tôi cho là vô dụng, không giúp ích gì cho việc dạy và dịch, chẳng hạn khuynh hướng phân tích bản dịch dưới nhãn quan “giải cấu trúc” (deconstruction), hay ứng dụng thuyết Trò chơi (Game theory) trong dịch thuật.

     

    Tuy vậy cũng thấy có một điểm chung là người ta không tra từ điển để phê bình dịch thuật, họ nói đến cách nhìn một bản dịch dưới góc nhìn học thuật nào đó và trong một lĩnh vực đặc thù nào đó. Thí dụ dưới nhãn quan chức năng thì bản dịch phải như thế này, trong lĩnh vực giải trí hay truyền thông thì nên dịch như thế kia. Chính vì vậy học giả và dịch giả các nước này biết rất rộng, biết đặt và liên kết đối tượng (bản dịch) trong trường phái dịch thuật và lĩnh vực chuyên môn nào. Hoặc có khi người ta bất kể phương pháp dịch, khi bàn một vấn đề hay bản dịch nào đó, họ nhìn dưới nhãn quan đạo đức dịch thuật, chẳng hạn.

     

    Trong các cuộc tranh luận về dịch thuật gần đây tại Việt Nam, dường như người ta quá chú tâm quy về “đạo đức dịch thuật” của dịch giả thông qua việc tra lỗi các bản dịch mà thiếu vắng những góc nhìn học thuật, những tuyến tranh luận có tính trường phái, phương pháp?

     

    Tôi không chắc là hoàn toàn thiếu vắng không vì không đọc hết những phê bình gần đây ở Việt Nam. Nếu thiếu vắng như anh nói thì hy vọng từ từ chúng ta sẽ tiến tới cách tranh luận đó, và giả sử có thiếu vắng thực sự thì có lẽ do chúng ta chưa có nhiều sách giáo khoa, tài liệu Việt ngữ về dịch thuật. Cách đào tạo dịch thuật trong đại học cũng chỉ mới chú tâm dạy xử lý câu – chữ, dịch sao cho đúng là… mừng rồi. Người ta chưa chú ý dạy các phương pháp dịch vượt lên trên ngôn ngữ, chưa dạy sinh viên coi ngôn ngữ chỉ là một công cụ để chuyển tải.

     

    Ông đã dành nguyên chương 4 (40 trang) trong cuốn Dịch thuật và tự do để nói về “Giới hạn và sáng tạo trong dịch văn chương”. Trong đó, ông trình bày rất rõ ràng về vấn đề đơn vị dịch (chữ, câu, văn bản, ngôn dụng), và đâu là quyền, sự tự do sáng tạo và chọn lựa của người dịch thuật tác phẩm văn chương. Nắm vững những hệ thống lý thuyết đó, người làm phê bình dịch thuật sẽ tránh sa vào trường hợp bắt lỗi theo kiểu tra từ điển hay bới móc cá nhân; có cái nhìn đa dạng hơn về sáng tạo của người dịch và bản thân dịch giả cũng tránh vướng vào những tranh cãi không đáng...

     

    Anh đọc kỹ thế à! Trong chương bàn về dịch văn chương, ý chính là trước khi dịch, chúng ta cần chọn một cái sườn, rồi men theo cái sườn đó để dịch. Cái sườn đó có thể là câu, hay đoạn: chọn câu hay đoạn làm đơn vị dịch ngắn nhất để cứ thế mà… phang! Không ai chọn chữ làm đơn vị dịch. Cũng như không ai nghe một bản giao hưởng mà cứ săm soi từng nốt nhạc, phải nghe toàn bộ sự liên kết của các nốt làm nên giai điệu.

    Với dịch văn chương, nói rõ là dịch các thể loại văn xuôi, cá nhân tôi chọn bầu không khí của chuyện làm sườn. Giọng văn của lính thì phải dịch cho ra lính, giọng văn của một ông già sắp chết thì ráng làm sao chuyển cho ra tiếng khò khè mệt nhọc. A, câu này liên quan đến câu hỏi thứ nhất của anh đây: các học giả bên ngoài họ bàn rằng dịch giả có nên có giọng văn riêng, hay dịch giả là người vô hình, giấu mình đi, và nên tuỳ bản dịch có giọng văn nào thì nương theo giọng văn đó mà dịch.

     

    Người ta thường bàn đại loại như thế chứ chưa thấy bắt bẻ dựa trên từ điển. Muốn có cái nhìn như anh nói, người dịch cần biết nhiều các lý thuyết dịch thuật, chọn cho mình một hay nhiều lý thuyết để xử lý. Trong văn chương còn có thơ, kịch, cái này thì nhiêu khê lắm, thí dụ làm sao để dịch một chuyện tiếu lâm, rồi thơ thì nên dịch ý hay dịch câu, vân vân.

     

    Vậy theo ông, nếu là người dịch sách văn học, để đạt đến sáng tạo tự do trong công việc, cần đảm bảo những điều kiện cơ bản nào?

     

    Tôi nghĩ có một vài điều kiện cần và đủ. Trước hết phải biết tác giả nguyên tác là ai (đã có tác phẩm nào chưa, chuyên viết thể loại gì hay học hành tới đâu). Biết về tác giả giúp ta mường tượng phần nào phong cách dụng ngữ trong nguyên tác. Thứ hai phải biết các lý thuyết dịch để căn cứ theo phong độ của tác giả, chọn một lý thuyết dịch phù hợp nhằm xử lý ngôn ngữ đúng với khẩu vị tác giả (và cả thị hiếu người đọc). Thứ ba là phải biết không khí truyện (hay thơ) và cách hành văn. John Steinbeck viết văn mà giai điệu lắm khi như thơ, khi dịch ráng chuyển cách dụng ngữ ấy. Thứ tư phải biết nghi ngờ. Nghi ngờ đồng nghĩa cẩn trọng. Một chữ hay cụm từ, một cách nói thông thường có khi nghĩa khác hẳn trong bối cảnh nào đó. Một chữ hay cách nói lạ thì phải tra cứu là đương nhiên rồi, nhưng cả khi một cách nói hết sức bình thường nhưng trong một bối cảnh nào ấy lại có nghĩa khác hẳn. Nói chung, phải biết sợ cả những chữ và những cách nói thông thường.

     

    Tôi nghĩ một khiếm khuyết tất nhiên của vài dịch giả là không hiểu hay chưa sống bối cảnh xã hội của tác giả nguyên tác, cứ căn cứ theo chữ mà dịch nên rất dễ lệch ý hay sai hẳn ý nguyên tác. Khi chúng ta nắm vững lý thuyết, biết tác giả là ai, biết “sợ”, chúng ta sẽ mạnh tay dịch một cách phóng khoáng. Đặc biệt khi dịch tựa đề, đã tự trang bị những kiến thức và kỹ năng trên, chúng ta sẽ phóng bút mà dịch chứ không phải câu nệ dịch sát rạt cái tựa nghe rất chán. Dịch sáng tạo là trong nghĩa ấy, chúng ta chọn chữ (sáng tạo chứ còn gì nữa) nhưng không làm mất cốt tuỷ của nguyên tác. Lại đụng câu hỏi thứ nhất của anh: người ta bàn có nên thêm chữ ở tựa đề, chẳng hạn, hay phải giữ nguyên? Có nên giữ nguyên số câu thơ trong bài thơ nguyên tác hay nên “phăng” thêm cho rõ ý? Khi nói “có nên” là hàm ý sự lựa chọn tuỳ dịch giả, chính là sự tự do (phóng bút) của dịch giả sau khi đã cân nhắc các cách dịch.

     

     

    Chỉ có hai vấn đề chính trong dịch văn chương: nên tôn trọng nguyên tác hay nên phục vụ đối tượng đọc bản dịch.

     

    Nói hết sức tổng quát, chỉ có hai vấn đề chính trong dịch văn chương: nên tôn trọng nguyên tác hay nên phục vụ đối tượng đọc bản dịch. Nếu tôn trọng nguyên tác thì giữ cấu trúc và cả những cách nói hay hình ảnh trong nguyên tác dù chiến lược dịch ấy có thể khiến người đọc khó chịu. Ngược lại, nếu muốn người đọc dịch phẩm cảm thấy gần gũi thì có thể Việt hoá một số khái niệm hay cách viết xa lạ. Hai cách dịch ấy anh bảo cái nào đúng, cái nào sai? Khi chúng ta đã tự trang bị phần cứng (gồm ít nhất bốn điểm nói trên), chúng ta sẽ vững tâm dịch. Còn phê bình tranh luận là chuyện… của người khác.

     

     

    Và sẵn lòng đương đầu với búa rìu từ những “chiến tuyến” khác? Nhất là trong một đời sống ngành dịch thuật học còn hoang sơ, thì những dịch giả đáng trọng cũng không tránh được chuyện một lúc nào đó, trở thành nạn nhân của chính mình?

     

    Dịch là có lỗi à. Có khi lỗi vì sức khoẻ yếu kém nữa. Mắt mũi kèm nhèm như tôi nhiều khi dịch sót một vài chữ là chuyện thường. Nhưng nếu đã dịch thì phải tôn trọng người đọc, ráng hết sức để bản dịch hoàn chỉnh, không được bỏ những đoạn khó dịch (dù độc giả không biết), không hiểu hoàn toàn một chữ một câu thì phải hỏi, đừng dịch bừa cho xong. Nếu biết nghi ngờ và cẩn trọng như thế thì làm sao mà thành nạn nhân của chính mình được. Nhỡ có thành “người bệnh”, thì nên nhận là “vâng, tôi là bệnh nhân, cám ơn các bạn chỉ bày”.

     

    Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, hiện nay thu nhập từ nghề dịch văn chương còn thấp. Và điều này ảnh hưởng đến độ chuyên nghiệp, chất lượng dịch phẩm. Theo ông, thế nào là dịch giả chuyên nghiệp?

     

    Chuyên nghiệp là sống được bằng nghề của mình. Ở Việt Nam chắc chắn có dịch giả chuyên nghiệp như ông Phạm Viêm Phương chẳng hạn. Nếu bỏ khía cạnh kinh tế đi thì dịch giả chuyên nghiệp là người thận trọng với chữ nghĩa, biết suy luận, biết cách tìm hiểu những vấn đề mình chưa biết, và có đạo đức trong dịch thuật: không dịch tác phẩm nhảm nhí (như bói toán), tôn trọng người đọc, không “hù” người đọc bằng những cái không có trong nguyên tác.

    Có người nói, những bắt bẻ dịch thuật gần đây có tính tích cực là sẽ làm cho các dịch giả, đơn vị xuất bản cẩn trọng hơn. Nhưng có ý khác nói rằng, nếu dịch sách mà bị soi kiểu đó thì còn ai làm cái công việc công phu đó. Ông đứng về quan điểm nào?

     

    Đơn vị xuất bản càng cẩn trọng càng tốt để tạo và giữ uy tín. Săm soi cũng tốt nhưng phải biết săm soi cái gì. Người săm soi (chắc ông có ý nói các nhà phê bình) nên ở trong nghề, biết việc, do vậy khi phê bình cũng nên có mục đích, phê bình để làm gì, để người dịch cẩn thận hơn, để độc giả biết vàng thau hay để thoả mãn thị hiếu của riêng mình. Khi nhà phê bình biết nhiều quan điểm dịch thì họ sẽ nói năng nhẹ nhàng hơn.

     

    Giáo sư và tiểu thuyết gia Ý Umberto Eco nói đại ý một bản dịch hoàn hảo là một giấc mơ bất khả. Nhưng liệu cách nào, lý tính để người đọc căn cứ vào đó đánh giá độ tối ưu của bản dịch?

     

    Umberto Eco chủ trương dịch là cuộc thương lượng giữa hai nền văn hoá chứ không chỉ là sự trao đổi thuần tuý giữa hai hệ ngôn ngữ. Ý tưởng này không mới, nhưng trong cuốn Mouse or rat?, ông cho thấy nỗi “đau khổ” của một tác gia biết nhiều ngôn ngữ (như ông ấy), thấy tác phẩm của mình được dịch ra một ngôn ngữ khác mà mình cũng biết, và không như ý mình. Vậy là “giấc mơ bất khả”. Độc giả biết ngôn ngữ nguyên tác và dịch phẩm thì việc đánh giá không khó. Với độc giả chỉ biết một ngôn ngữ (đích), chắc phải nhờ nhà phê bình, và cụ thể hơn nên đọc lời giới thiệu của chính dịch giả giới thiệu dịch phẩm đó. Tôi nghĩ một dịch phẩm được chính dịch giả giới thiệu cũng là một tiêu chí để độc giả đánh giá.

     

    Một thực tế là giữa lúc chúng ta đang trao đổi làm sao để có bản dịch tốt, người đọc đang rất hoang mang. Họ có công cụ nào để thoát khỏi những hoang mang?

     

    Chính tôi đọc một dịch phẩm cũng có khi hoang mang nếu không rõ nguyên tác là gì và mình không biết dịch giả là ai. Nếu không biết nguyên tác, tôi thường xem cách hành văn của dịch giả, vốn từ vựng được dịch giả dùng trong dịch phẩm, khi thấy một khái niệm hay câu chữ nào “kỳ kỳ”, thì tôi… google!

     

    Văn mình vợ người, nhà văn ít chịu nhau là chuyện thường, giới dịch thuật có vẻ còn “khó ở” với nhau hơn? Vì sao vậy?

     

    Vợ mình thấy ít đẹp tại gặp nhau hoài à. Lâu lâu xa nhau dăm ba bữa về nhà thấy vợ mình vẫn đẹp chứ! Thực ra “đồng khí tương cầu”, nhà văn hợp tính nhau thì còn thân hơn anh em ruột. Người làm nghề dịch cũng vậy thôi, đã hợp tính thì quấn rít lấy nhau, mà muốn vậy thì phải thấy một sự thật là ai cũng có thể dịch hay hơn mình (kể cả học trò) nếu được học hành đàng hoàng. Khi đó thì dù có được coi là “dịch giả thứ thiệt” cũng không “sửa tướng”, không lớn tiếng, hoà thuận vui vẻ thôi.

     

    Nguyễn Vĩnh Nguyên (thực hiện)

     

     

     

    Tác phẩm của TS Hồ Đắc Túc

    Tiếng Anh: Vietnamese – English Bilingualism: patterns of code-Switching, NXB Routledge Curzon (London, 2003); tập tiểu luận Insight text guide to only the heart, do Insight publications (Melbourne) xuất bản, 1999.

    Tiếng Việt: bút ký Mười ngày ở Miến Điện (bút danh Từ Khanh, NXB Trẻ, 2009); Dịch thuật và tự do (Phương Nam Book, đại học Hoa Sen & NXB Hồng Đức, 2012).

     

    Nguồn: SGTT

    • Like 1

  5. h%E1%BB%8Da%20l%E1%BB%91c.jpg


     


    Duy Văn


     Blog đã không còn mới với công dân mạng. Nhưng blog ngày càng lộ rõ sự hai mặt của nó, khi đang tạo ra những làn sóng tin đồn không kiểm chứng. Nhiều người nổi tiếng đã và đang là "món nhậu" của giới blogger mà chính họ không hề hay biết. Và trên những màn hình phẳng, con người dường như đã nhìn nhau với ánh mắt khắc nghiệt hơn…


    Mới đây, trên blog của một nhà văn nổi tiếng có đăng tải loạt bài viết về chân dung các nhà văn mà ông gọi là "Hồi ức về bạn văn". "Bạn văn" hiện lên trong mắt ông khá hóm hỉnh, nhưng cũng không kém phần bê tha, thậm chí có vấn đề về mặt nhân cách. Loạt bài viết đó ngay lập tức nhận được sự hào hứng của cư dân mạng. Và rất nhiều bình luận diễn ra sau đó theo chiều hướng tiêu cực.


    Điểm lớn nhất của loạt bài này là đã "hạ bệ" những "thần tượng" trong làng văn mà báo chí đã dựng lên từ lâu. Các nhà văn, nhà thơ vốn xuất hiện trong thời kỳ mà cả dân tộc yêu quý thi ca, cái tên nhà thơ, nghệ sỹ là một thứ uy tín vững chắc trước mọi đám đông.


    Hơn thế, họ đã quen được mọi người ưu ái với những ánh nhìn đẹp đẽ. Nay, chỉ qua một bài viết, những con người, không ít người trong số ấy từng là quan chức văn nghệ, bộc lộ cả sự dốt nát, hủ lậu và đầy rẫy những ham hố tầm thường. Thậm chí, trong cách hành xử của những người này còn tỏ ra là những người dễ dàng làm những chuyện không ai dám nghĩ tới trong đời sống.


    Chẳng hạn như chuyện một nhà thơ sẵn sàng đi ngủ với gái trong khi được phân công đi… chống lũ. Hay nhân vật này cũng sẵn sàng tụt quần để gãi ghẻ trong cuộc họp. Vì là quan chức nên ông bổ nhiệm cho con vào những vị trí quan trọng trong một cơ quan tỉnh như chánh văn phòng (bởi vì con không biết làm gì) hay trưởng đoàn nghệ thuật (vì không biết đánh đàn)…


    Nếu như những gì trong đó là sự thật, thì có vẻ như việc bổ nhiệm quan chức cũng dễ dàng như viết blog và người ta muốn làm gì cũng được. Sự thật hay không, đó là điều không thể kiểm chứng. Và sự thật được nhìn theo thiên kiến của một người thích hài hước mọi việc, có thể sẽ bị hiểu lầm.


    Nhà văn có giải thích với bạn đọc rằng, đó là chuyện ông hư cấu viết cho bạn bè đọc chơi cho vui. Nhưng nó có ảnh hưởng tới những người được nhắc đến, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp. Và đã có những đổ vỡ thực sự trong những quan hệ cá nhân, quan hệ trong gia đình và đồng nghiệp của nhân vật. Thông thường, rất dễ để viết về một điều gì đó bên cạnh mình.


    Nhưng viết một cách chính xác thì không đơn giản. Và viết qua những giai thoại, qua những lời kể thì còn dễ gây hiểu lầm hơn rất nhiều… Khi bài viết của nhà văn tung lên blog, ngay lập tức đã có phản hồi của những nhân vật được nhắc tên.


    Trong đó có người đã tuyên bố, nếu nhà văn không gỡ xuống và có đính chính, ông ta sẽ đưa ra tòa kiện nhà văn vì sự xuyên tạc và bịa đặt. Nhân vật hoàn toàn có thể kiện nhà văn. Nhưng những người từng gọi nhau là "bạn văn" để rồi dẫn nhau ra tòa vì những lời "gãi ghẻ" trên blog?


    Vậy thì cả người viết và người được viết sẽ đối mặt thế nào với dư luận và với những bạn đọc đã yêu mến cả hai người trong nhiều năm? Một nữ nhà văn tâm sự, chị đọc xong những bài viết ấy, cảm giác đầu tiên là chua xót. Dường như khi gọi tên những hiện tượng nào đó trong đời sống, người ta dễ dàng gán nó thành bản chất của con người.


    Và rồi dựng chân dung người khác bằng một hình ảnh không được trong sáng, khiến mọi điều tốt đẹp về nhân vật đã bị lu mờ. Và chị sợ đọc những điều như thế. Nó làm cho suy nghĩ tốt đẹp của chị về nhân vật bị tác động và khiến chị rơi vào tình trạng mất niềm tin. Dẫu có là sự thật thì cũng cần được diễn đạt theo một cách khác. "Lời nói đọi máu", đó là sự thật mà những người viết ai cũng nằm lòng.


    Blog đang trở thành những "nồi lẩu" thông tin và những người ngồi nhậu vô cùng ưa thích những thông tin giật gân, đụng chạm đến đời riêng của người khác. Và nó đã phát huy tác dụng khi có những kẻ mang tà tâm đến với blog. Có rất nhiều thông tin không được kiểm chứng, hoặc được bóp méo theo ý muốn của người viết. Blog sẽ trở thành một vòi bạch tuộc khát máu nếu chủ nhân của nó có ý đồ đen tối trong việc hạ nhục một ai đó.


    Chẳng hạn như việc tại một tòa soạn báo tại TP HCM, các thành viên chia bè phái và ấm ức quá lâu trong việc điều hành tờ báo. Nhưng không ai dám công khai góp ý với lãnh đạo. Cũng không ai dám nói thẳng về thực trạng ấy.


    Dường như sự nặng nề trong các cuộc họp đã khiến người ta mất nhuệ khí. Và blog phát huy tác dụng. Nó trở thành kênh thông tin để tất cả mọi người trong tòa soạn tìm hiểu về cái gọi là "bí mật" của bộ máy lãnh đạo. Tuy nhiên cái "bí mật" ấy chỉ có một phần nhỏ là sự thật. Số còn lại là những hiện tượng được nhìn theo con mắt tiêu cực. Và từ sự suy diễn chủ quan của người viết, nó trở thành bản chất của vấn đề…


    Hay mới đây, trên một trang blog khác của nhóm phóng viên một tờ báo dành cho giới trẻ, có phanh phui những hiện tượng tiêu cực trong nội bộ tòa soạn. Trong đó có nói đến sự… thiếu hụt kiến thức của một phó tổng biên tập khi đi châu Âu, viết bài về "châu Âu du ký" nhưng không có nổi một bức ảnh minh họa, phải ghi là "ảnh sưu tầm từ Internet"...


    Mặt tích cực của những phê phán đó, có thể có. Nhưng những nhân viên đó quên mất một điều rằng, đây là cơ hội rất tốt để những tờ báo có cạnh tranh cao với tờ báo của họ biết được tình hình nội bộ của mình, từ đó ra những "đòn" chí mạng. Điều đáng nói là, lẽ ra họ nên thẳng thắn trao đổi và đưa ra những giải pháp tốt thì họ lại làm công việc ngược lại, ẩn mình bằng những nick ảo để nói lén lút những bức xúc của mình.


    Và thói quen "đánh lén" trong đời sống đã được dịp phát huy tác dụng tối đa trên những trang web ảo. Trên blog, chỉ việc gõ lên những gì mình thích và thỏa mãn với việc người khác sẽ "dính đòn", họ đang dùng một việc làm thiếu minh bạch để phanh phui những việc thiếu minh bạch khác. Về cơ bản, họ làm không vì mục đích cứu giúp ai đó mà chỉ để thỏa mãn những tư thù của mình mà thôi.


    Blog cũng dành cho những người thiếu tự tin. Trong một công ty, khi thấy đồng nghiệp vượt lên, tạo được uy tín và được sự tín nhiệm của lãnh đạo, ngay lập tức những nhân viên thiếu năng lực sẽ trút tức giận và lòng đố kị lên blog. Thực chất điều này là dễ hiểu và nó thường xuyên xuất hiện trong suy nghĩ của rất nhiều người trong đời sống công sở.


    Thậm chí từ xa xưa, những điều đó đã được ghi đầy trong những trang nhật ký đau khổ. Nhưng việc viết blog để tìm những đồng minh và xoa dịu nỗi đau thua cuộc của mình thì lại là việc khác. Sẵn sàng dựng chuyện để thóa mạ người khác lại là điều khác nữa. Khi ấy, nó lại thuộc về nhân cách của người viết.


    Chỉ vì lòng đố kị và sự thua kém mà sẵn sàng đạp bỏ tất cả, phủ nhận mọi thành quả của người khác và sẵn sàng dựng lên những câu chuyện không có thật làm tổn hại người khác. Đó là thực tế đã và đang diễn ra. Đáng tiếc thay, nó đang ngày càng nhiều lên.


    Blog bẩn hay sạch, chính xác hay nhảm nhí hoàn toàn phụ thuộc vào người dùng nó. Nhưng blog ở Việt Nam đang giống như một số đám đông, có một vài kẻ luôn thích làm thủ lĩnh ảo, hô hào mọi phong trào.


    Nhìn những blogger ngây thơ bị hiệu ứng của tâm lý đám đông tác động đã sẵn sàng vào cuộc trong những chuyện biểu tình, lên án, đòi hỏi… mà bất chấp pháp luật, với niềm tin ngây thơ rằng, người khác làm vậy thì mình cũng làm được mà quên mất rằng, chính những kẻ to mồm nhất trên blog sẽ là những kẻ im lặng và đứng trong góc tối nhất của cuộc biểu tình.


    Và khi có một biến động, ngay lập tức "bang chủ" ấy sẽ biến mất. Và đám đông bơ vơ ấy sẽ phải trả giá vì niềm tin ngây thơ của mình.


    Blog, suy cho cùng, hãy để nó là phương tiện chia sẻ thông tin dành cho những người nghiêm túc. Đừng biến nó thành phương tiện tuyên truyền cho một ý đồ không trong sáng…C:DOCUME~1AdminLOCALS~1Tempmsohtml11clip


     D.V


  6. images?q=tbn:ANd9GcQgitS-7Q3eMnlXIwwMzVx

     

    Bắc bảo Kỳ , Nam kêu Cọ  
    Bắc gọi lọ, Nam kêu chai 
    Bắc mang thai, Nam có chửa 
    Nam xẻ nửa, Bắc bổ đôi

     

    Bắc quở Gầy , Nam than Ốm

    Bắc cáo Ốm, Nam khai Bịnh
    Bắc định đến muộn, Nam liền la trễ
    Nam mần Sơ Sơ, Bắc nàm Nấy Nệ

    Bắc lệ tuôn trào, Nam chảy nước mắt
    Nam bắc Vạc tre, Bắc kê Lều chõng
    Bắc nói trổng Thế Thôi , Nam bâng quơ Vậy Đó
    Bắc đan cái Rọ , Nam làm giỏ Tre,

    Nam không nghe Nói Dai, Bắc chẳng mê Lải Nhải
    Nam Cãi bai bãi, Bắc Lý Sự ào ào
    Bắc vào Ô tô, Nam vô Xế hộp
    Hồi hộp Bắc hãm phanh, trợn tròng Nam đạp thắng

    Khi nắng Nam mở Dù, Bắc thì lại xoè Ô
    Điên rồ Nam Đi trốn, nguy khốn Bắc Lánh mặt
    Chưa chắc Nam nhắc Từ từ, Bắc khuyên Gượm lại
    Bắc là Quá dại, Nam thì Ngu ghê

    Nam Sợ Ghê, Bắc Hãi Quá
    Nam thưa Tía Má, Bắc bẩm Thầy U
    Nam nhủ Ưng Ghê, Bắc mê Hài Lòng
    Nam chối Lòng Vòng, Bắc bảo Dối Quanh


    Nhanh nhanh Nam bẻ bắp, hấp tấp Bắc vặt Ngô
     Bắc thích cứ vồ, Nam ưng là chụp 
    Nam rờ, Bắc vuốt. Bắc cốc, Nam ly
     Nam nói: mày đi! Bắc hô: cút xéo!

    Bắc bảo: cứ véo ! Nam : ngắt nó đi.
    Bắc gửi phong bì, bao thơ Nam gói
    Nam kêu: muốn ói, Bắc bảo: buồn nôn !
    Bắc gọi tiền đồn, Nam kêu chòi gác

    Bắc hay khoác lác, Nam bảo xạo ke
    Mưa đến Nam che, gió ngang Bắc chắn
    Bắc khen giỏi mắng, Nam nói chửi hay.
    Bắc nấu thịt cầy, Nam thui thịt chó.

    Bắc vén búi tó, Nam bới tóc lên
    Anh Cả Bắc quên, anh Hai Nam lú
    Nam : ăn đi chú, Bắc: mời anh xơi !
    Bắc mới tập bơi, Nam thời đi lội.

    Bắc đi phó hội, Nam tới chia vui
    Thui thủi Bắc kéo xe lôi, một mình xích lô Nam đạp
    Nam thời mập mạp, Bắc cho là béo
    Khi Nam khen béo, Bắc bảo là ngậy

    Bắc quậy Sướng Phê , Nam rên Đã Quá !
    Bắc khoái đi phà, Nam thường qua bắc.
    Bắc nhắc môi giới, Nam liền giới thiệu
     Nam ít khi điệu, Bắc hay làm dáng.

    Tán mà không thật, Bắc bảo là điêu
    Giỡn hớt hơi nhiều, Nam kêu là xạo.
    Bắc nạo bằng gươm, Nam thọt bằng kiếm
    Nam mê phiếm, Bắc thích đùa.

    Bắc vua Bia Bọt , Nam chúa La-De
    Bắc khoe Bùi Bùi lạc rang, Nam : Thơm Thơm đậu phọng
    Bắc xơi na vướng họng, Nam ăn mãng cầu mắc cổ
    Khi khổ Nam tròm trèm ăn vụng, Bắc len lén ăn vèn

    Nam toe toét «hổng chịu đèn», Bắc vặn mình «em chả»
    Bắc giấm chua «cái ả», Nam bặm trợn «con kia»
    Nam mỉa «tên cà chua», Bắc rủa «đồ phải gió»
    Nam nhậu nhẹt thịt chó, Bắc đánh chén cầy tơ

    Bắc vờ vịt lá mơ, Nam thẳng thừng lá thúi địt
    Khi thấm, Nam xách thùng thì Bắc bê sô
    Nam bỏ trong rương, Bắc tuôn vào hòm.
    Nam lết vô hòm, Bắc mặc áo quan

    Bắc xuýt xoa "Cái Lan xinh cực !",
    Nam trầm trồ "Con Lan đẹp hết chê !"
    Phủ phê Bắc trùm chăn,

    no đủ Nam đắp mền...

    ...........
    Câu chuyện còn dài

    Đừng quở nói dai

    Mời "ai"tiếp tục !

    (Nguồn:  Internet)


  7.  

    Green Fields. (1956)

    Ca sỹ:  Brother Four 

    Nhạc và lời : Terry Gilkyson - Rich Dehr - Frank Miller

    Lời Việt: Lê Hựu Hà

     

    Đồng xanh là chốn đây 

    Thiên đàng cỏ cây 

    Là nơi bầy thú hoang đang vui đùa trong nắng say 

    Đây những bờ suối vắng 

    In phơi mình bên lùm cây 

    Đây những dòng nước mát khẽ vươn tay về thung lũng 

    Và những đôi nhân tình đang thả hồn dưới mây chiều 

     

    Đồng xanh giờ vắng tanh giữa trời lãng quên 

    Còn đâu bầy thú hoang đã vui đùa trong nắng êm 

    Đâu những bờ suối vắng in phơi mình bên lùm cây 

    Đâu những dòng nước mát khẽ vươn tay về thung lũng 

    Và những đôi nhân tình xưa đã lìa cách xa rồi 

     

    Ta yêu đồng xanh như đã yêu thương con người 

    Ta thương đôi tình nhân kia như gió thương yêu mây trời 

    Nhưng sao giờ đây chẳng thấy ai chung quanh ta 

    Đất trời như bãi tha ma trên đồng hoang cỏ cháy 

     

    và Giờ ta còn đứng đây giữa vùng hắt hiu 

    Trời không một chút mây đã khô cằn như đáy tim 

    Sao ta còn đứng mãi như người tình mong đợi ai 

    Sao ta còn đứng mãi để nghe tâm hồn tê tái 

    Và đã bao năm rồi ta đứng chờ giữa cánh đồng

     

    Green Fields

    Singer:  Brother Four 

    M & W: Terry Gilkyson - Rich Dehr - Frank Miller 

     

    Once there were green fields, kissed by the sun. 

    Once there were valleys, where rivers used to run. 

    Once there were blue skies, with white clouds high above. 

    Once they were part of an everlasting love. 

    We were the lovers who strolled through green fields. 

     

    Green fields are gone now, parched by the sun. 

    Gone from the valleys, where rivers used to run. 

    Gone with the cold wind, that swept into my heart. 

    Gone with the lovers, who let their dreams depart. 

    Where are the green fields, that we used to roam ? 

     

    I'll never know what, made you run away. 

    How can I keep searching when dark clouds hide the day. 

    I only know there's, nothing here for me. 

    Nothing in this wide world, left for me to see. 

     

    Still I'll keep on waiting, until you return. 

    I'll keep on waiting, until the day you learn. 

    You can't be happy, while your heart's on the roam, 

    You can't be happy until you bring it home. 

    Home to the green fields, and me once again.

     

    Tiếng guitar tỉa từng nốt ẩn sau giọng hát bè nhẹ nhàng, đầm ấm như làm mở rộng ra trước mắt ta những cánh đồng bao la, dưới ánh nắng nhẹ nhàng lướt nhẹ trên màu xanh trải dài. Nơi có con sông hiền hoà chảy ngang qua những thung lũng xanh, dưới bầu trời xanh và những đám mây trắng trôi theo làn gió. Hình ảnh cặp tình nhân dạo bước bên nhau trong làn gió rung những ngọn cỏ xanh mướt đến bất tận. Hình ảnh cánh đồng xanh như là hình ảnh của một tình yêu vĩnh hằng, ta không thấy đâu là giới hạn của những cánh đồng xanh cũng như ta không thể đi đến được nơi tình yêu kết thúc. 

     

    Vậy mà những cánh đồng xanh bây giờ đã ra đi. Những cánh đồng không còn nữa hay là trong tim anh màu xanh của những cánh đồng đã không còn nữa rồi. Và cả những thung lũng xanh nay còn đâu, dưới ánh nắng thiêu đốt bởi mặt trời thì dòng sông cũng không còn chảy nữa. Vẫn nơi đây nhưng một mình anh, chỉ còn những cơn gió lạnh giá thổi qua trái tim anh. Bởi những cánh đồng xanh đã ra đi theo cặp tình nhân khi họ để những giấc mơ chia xa. 

    "Anh sẽ không bao giờ biết được..." như một câu hỏi không bao giờ có câu trả lời ngân mãi trên cánh đồng. Làm sao anh có thể tìm được câu trả lời khi những đám mây đen đã giấu ngày xanh đi rồi. Một giọng hát vút lên cao trên nền là bè trầm đang ngân dài, "anh chỉ biết.." đó là điều duy nhất anh có thể nhận ra lúc này: ở đây không còn lại gì cho anh cả khi mà em đã ra đi và mây đen đã che phủ cả trái tim anh để anh không còn thấy gì thấy gì trong thế giới rộng lớn này nữa. 

     

    Nhưng anh vẫn chờ em mãi nơi đây, anh sẽ chờ cho đến khi em quay trở lại và đem lại màu xanh cho những cánh đồng, cho dòng sông quay trở lại chảy lặng lẽ dưới ánh mặt trời. Anh sẽ chờ, chờ cho đến ngày em nhận ra điều đó. Em sẽ không thể hạnh phúc khi trái tim còn ở đâu đó bởi nó đã thuộc về những cánh đồng xanh rồi. Em chỉ có thể hạnh phúc khi em đem trái tim em trở lại với những cánh đồng xanh, và với anh một lần nữa... và rồi cánh đồng xanh lại tràn ngập ánh nắng, và con sông lại rì rào chảy về xa xa phía chân trời nơi màu xanh trải dài bất tận như tình yêu vĩnh hằng của em và anh! 

     

    Lời dịch: Những cánh đồng xanh.

     

    Xưa kia, có những cánh đồng xanh tràn đầy ánh nắng 

    Xưa kia, có những thung lũng, nơi dòng sông êm đềm chảy qua 

    Xưa kia, có những bầu trời xanh thắm với làn mây trắng lững lờ bay trên cao 

    Xưa kia, chúng là nhân chứng cho một tình yêu vĩnh hằng 

    Anh và em, những người yêu nhau từng dạo chơi trên những cánh đồng xanh. 

     

    Những cánh đồng giờ đã ra đi, thiêu đốt bởi mặt trời 

    Ra đi cùng những thung lũng, nơi những dòng sông đã chảy qua 

    Ra đi cùng những làn gió lạnh, thổi qua trái tim anh 

    Ra đi cùng những kẻ tình nhân, những kẻ đã để những giắc mơ chia xa 

    Đâu rồi những cánh đồng xanh nơi chúng ta vẫn thường đi bên nhau.... 

     

    Anh sẽ không bao giờ biết được điều gì đã khiến em ra đi 

    Làm sao anh có thể tìm kiếm đây khi những đám mây đen đã giấu ngày đi 

    Anh chỉ biết, ở đó chẳng còn lại gì cho anh 

    Chẳng còn lại gì trong thế giới rộng lớn này để anh có thể thấy 

     

    Anh sẽ tiếp tục chờ, cho đến khi em quay trở lại 

    Anh sẽ tiếp tục chờ, cho đến ngày em nhận ra điều đó 

    Em không thể hạnh phúc, khi trái tim em vẫn còn ở đâu đó 

    Em ko thể hạnh phúc cho đến khi mang trái tim 

    trở về với những cánh đồng xanh và với anh một lần nữa...


  8. Cuộc thi thơ “độc nhất vô nhị”

     

    (Thethaovanhoa.vn) -

     Vừa qua, tại TP.HCM, BTC cuộc thi thơ trên mạng xã hội Facebook đã có cuộc gặp mặt báo chí và chính thức phát động cuộc thi này. Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam, một cuộc thi thơ được tổ chức trên Facebook với chủ đề Lời tỏ tình đầu tiên. Khi cuộc thi này vừa mới “rò rỉ” thông tin, lập tức trên trang Fecabook của BTC đã nhận được hơn 1.000 lời thăm hỏi và gửi tác phẩm.

     

    Cuộc thi thơ Lời tỏ tình đầu tiên trên Facebook không do một đơn vị hay doanh nghiệp tổ chức nhằm đánh bóng thương hiệu mà xuất phát từ ý tưởng của một cá nhân yêu thơ. Ông Phạm Thanh Long - một người mới chơi Facebook khoảng gần năm nay đã nảy ra ý tưởng này khi ông nhận thấy trên Facebook có rất nhiều người làm thơ hay.

    tho%20hay.JPG

    Bìa sách dự kiến in những bài thơ hay sau cuộc thi thơ trên facebook

     

     

    Khi mạng xã hội nở rộ thơ

     

    Ông Phạm Thanh Long, nguyên là cán bộ của Ban đối ngoại (Thành ủy TP.HCM), ông từng có thời gian dài công tác ở Công ty Cổ phần Phát hành sách TP.HCM (FAHASA).

     

    Xuất thân từ một người từng gắn bó với sách, Phạm Thanh Long còn đặc biệt yêu thơ, nên khi tham gia mạng xã hội Facebook, ông nhận thấy, rất nhiều người làm thơ post lên Facebook rất hay, nhất là thơ tình, vậy tại sao không có một cuộc thi thơ để tìm kiếm và tôn vinh những bài thơ hay?!

     

    Phạm Thanh Long đã liên lạc với nhà thơ Lê Minh Quốc, nhà báo Lưu Đình Triều chia sẻ ý tưởng này và được hai ông nhà thơ, nhà báo kỳ cựu ủng hộ ngay lập tức. Cẩn thận hơn, Phạm Thanh Long đã đi đăng ký bản quyền ý tưởng của mình nhằm tránh bị người khác lợi dụng làm vào việc thương mại hay mục đích không phải… thơ!

    Ông cũng quyết định mời những nhà thơ uy tín làm giám khảo, gồm: nhà thơ Hồng Thanh Quang, Văn Lê, Nguyễn Trọng Tạo, Lê Minh Quốc và Nguyễn Phong Việt. 

     

    thanh%20long_w_550.JPG

    Ông Phạm Thanh Long, người chủ xướng kiêm nhà tài trợ cuộc thi thơ độc nhất vô nhị trên facebook (ảnh: Giản Thanh Sơn)

     

    .....

    Hỏi ông Phạm Thanh Long sao không kiếm nhà tài trợ cho cuộc thi này? Ông nói: “Hiện nay rất nhiều cuộc thi nhân danh nghệ thuật để kiếm lợi cho một số người. Tôi không muốn người khác hiểu lầm mình nhân danh thi thơ để tư lợi cá nhân. Nên trong khả năng cho phép, tôi tự bỏ tiền túi để làm cuộc thi này với mục đích duy nhất: Nhân danh thơ và vì thơ”.

     

    Ngay trong buổi trao giải cuộc thi thơ Lời tỏ tình đầu tiên, ban tổ chức sẽ trao tặng những người đến dự tập thơ Những bài thơ hay dự thi trên Facebook lần 1 - 2013, gồm những bài thơ hay chọn lọc từ cuộc thi này.


  9. Bác ơi thơ mình đã post lên diễn đàn thơ trẻ liệu có được chấp nhận không nhỉ? :innocent:  Cháu hỏi thế thôi chứ cũng chả có ý định thi thố gì. Nhà mình có ai mang thơ đi dự thi thì thông báo để mọi người ủng hộ nhé!

    Thơ công bố dù ở trang nào cũng mất quyền dự thi rồi. Có thi thì chọn bài còn ủ trong ngăn kéo gửi đi nhé. Nhà này rộng quá , "bác " có biết ai dự thi hay không. Dự thi vui là chính , giải thì có người lãnh giùm rối.  :flowers:


  10.  

     Cuộc thi thơ đầu tiên trên mạng xã hội Facebook vừa được phát động tại TP.HCM 

     Lời tỏ tình đầu tiên

     

    13671110161.jpg

    Ban tổ chức cuộc thi thơ mang tên Lời tỏ tình đầu tiên thông báo sẽ bắt đầu nhận bài dự thi từ ngày 1/5 đến hết ngày 1/6 tại địa chỉ Facebook LoitotinhDautien. Trừ hình thức trường ca, cuộc thi chấp nhận mọi thể loại thơ, nhưng hạn chế mỗi bài không quá 30 câu. Mỗi tác giả được gửi tối đa năm tác phẩm chưa từng đăng tải trên các phương tiện truyền thông.

    Giải nhất gồm hiện vật là một máy ảnh trị giá 15 triệu đồng cùng hiện kim 5 triệu đồng. Giải đặc biệt trị giá 5 triệu đồng dành cho tác giả có tác phẩm được độc giả thích (like) hoặc phản hồi (comment) nhiều nhất. Ngoài ra còn có 10 giải khuyến khích mỗi giải là một tập Truyện Kiều bản đẹp có chữ ký ban giám khảo và người đề xuất ý tưởng cuộc thi này. Giải thưởng dự kiến được trao vào đầu tháng 7/2013.

    Ban giám khảo gồm 5 người: nhà thơ, nhà biên kịch Văn Lê; nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo; nhà thơ, nhà báo Hồng Thanh Quang; nhà thơ, nhà báo Lê Minh Quốc; và nhà thơ trẻ Nguyễn Phong Việt. Cuộc thi do ban tổ chức gồm một nhóm doanh nhân, nhà thơ, nhà báo phối hợp thực hiện.

    • Like 1

  11. 442241-h%E1%BB%8Da%20ch%C3%A0m.jpg

    khaly Chàm (Tây Ninh )

     

    Để mở đầu bài viết phân tích và nhận định bài thơ: Thiên hạ của tác giả Lê Trí Viễn (LTV) trang 19-tập san định kỳ Câu Lạc Bộ thơ huyện Tân Châu tỉnh Tây Ninh (Tập san in tặng bạn thơ). Một khi tôi dám phô diễn ra đây với tư cách khách quan: tôi là một người biết đọc chữ, hiểu nghĩa và nghiền ngẫm văn chương dù trình độ còn bị hạn chế.

    Đã qua rồi kỷ nguyên 20. Hiện tại kỷ nguyên 21 này, con người đã và đang sống cùng hít thở không khí chung một bầu trời… Nhưng con người luôn có một linh giác tuyệt vời, nên đã phát hiện được sự bất ổn tác động từ mọi phía về mặt đời sống. Để phát hiện ra đó là một hiện tượng “Tâm trạng hoang mang” lúc nào cũng luôn đeo bám con người!

    h%E1%BB%8Da%20vi%E1%BB%85n%201.jpg

    Như vậy, ai đã phát hiện để rồi khẳng định được tâm lý khốn khổ của con người trong bối cảnh bi tráng ngày hôm qua và mãi đến ngày hôm nay. Có thể đó chính là những nhà văn (?) Tôi xin phép được lùi lại quá khứ. Vào những năm1920 đã được Baudelaire diễn tả từ thế kỷ thứ 19, hai mươi năm trước khi Gide nổi danh, ông đã có linh cảm về việc đặt lại vấn đề luân lý xã hội ; từ năm 1927 Bernanor và Mauriac đã làm tái xuất hiện vấn đề (một nền Thiên chúa Giáo đặt nền tảng trên đời sống tinh thần và quan niệm bi thảm…). Như Kafka cũng đã báo trước ý thức về nỗi cô đơn và khắc khoải siêu hình; Pirendello đã đề cập đến sự tan rã những tâm tình tương hảo trong mối tương hệ gia đình, xã hội, luân lý và tôn giáo, ông đã cố gắng phân tích để tìm hiểu sự tan rã ấy…

    Trở lại với bài thơ Thiên hạ. của  tác giả Lê Trí Viễn(CLB Thơ Tân Châu-TN )

    Thiên hạ có mấy người?

    Khóc cũng giả

    Cười cũng giả

    Khen hay chê đều giả

    Chỉ có khoe khoang là thật!

     

    Thiên hạ có bao người?

    Con có thật

    Vợ có thật

    Quê có thật

    Của cải, bạc tiền có thật

    Chỉ có nhân cách là giả!

    ( Thơ Lê Trí Viễn- Tân Châu, Tây Ninh )

    Trước khi đi vào bài viết, tôi xin được hỏi Tg LTV: “Tg có khi nào bước băng qua những thảm kịch tiềm ẩn của cuộc đời Tg chưa?” Vậy thì, Tg hãy thử đọc lái lại hai chữ Thiên hạ, tôi tin rằng Tg sẽ biết được thiên hạ có mấy người, trong đó cũng có Tg là một trong hàng triệu ông, bà trời con đi bằng hai chân trên bề mặt quả cầu đất này, nó là một trong những hành tinh quay theo hệ mặt trời rực lửa. Theo cách nghĩ riêng tôi, rõ ràng là Tg LTV đã bị bế tắc, hay nói đúng hơn: “chủ thể tính” trong con/người Tg LTV từ lâu rồi quen “đánh đu” trên sợi dây thừng được căng qua hai bờ vực “nhận thức luận” và Tg quên rằng; thời gian luôn “im lặng” chính là nguyên nhân tất yếu làm huỷ hoại sợi “dây” mà tư tưởng của Tg LTV đang nắm thật chặt và đánh đu bằng sợi dây đó. Khóc cũng giả/ Cười cũng giả/ Khen chê đều giả/ Chỉ có khoe khoang là thật. Nội dung bốn câu văn chính là sự kết hợp đồng nhất trên bức tranh sơn mài thực tế, để rồi nó đang bị thời gian mài mòn theo tháng năm. Tg LTV hỏi để làm gì?  “Mọi tri thức của mỗi con người đều phải căn cứ trên cái biết về bản ngã của chính mình?!”  Chỉ có khoe khoang là thật! !. Câu văn thật trào phúng đặc trưng, đã khiến ý thức hệ bóp nghẹt mọi tinh thần sáng tạo về phạm trù học thuật.

    h%E1%BB%8Da%20vi%E1%BB%85n%202.jpg

    Tác giả Lê Trí Vễn

    Thiên hạ có bao người?/ Con có thật/ Vợ có thật/ Quê có thật/ Của cải, bạc tiền có thật/ Chỉ có nhân cách là giả! Tôi tin rằng Tg LTV là người biết đọc&viết chữ không nên có “luận điệu” nước đôi… Khi ý tưởng đã được phơi bày, Tg đang phô diễn ý thức hệ cá nhânmuốn cho người khác thấy: “ta như một con rồng ẩn mình trên mây” (Lão Tử qua cách nhìn và nhận xét của Khổng Tử - Đạo Đức Kinh quyển thượng Tg Nguyễn Duy Cần). Chỉ có nhân cách là giả! Câu văn này Tg LTV viết quá ư “hồ đồ” Nhân cách giả là gì? Nhà tâm lý học người Mỹ đã thấy được nhược điểm của việc đánh giá nhân cách con người theo chuẩn mực xã hội và việc xây dựng nhân cách ấy theo kiểu “download” từ bên ngoài vào. Ông cho rằng con người ta có nhu cầu được yêu thương và tôn trọng…

     

     Nếu phải diễn thuyết về nhân cách thì khái niệm để lý luận nhân cách sẽ làm cho người đọc hoặc lắng nghe rất mệt mỏi. Nói tóm lại: Khái niệm nhân cách (được hiểu theo nghĩa giáo dục) bao gồm các nét, các mặt, các phẩm chất có ý nghĩa xã hội trong con người. Nhân cách là toàn bộ các đặc điểm tâm sinh lý của cá nhân được xã hội đánh giá tạo nên giá trị của cá nhân đó. Tùy theo trình độ phát triển của xả xã hội mà các đặc điểm của cá nhân được nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Những đặc điểm cá nhân cũng được đánh giá khác nhau tương ứng với những vai trò khác nhau của họ. Sẵn dịp viết bài nhận định này, tôi chợt nhớ lại bài viết của nhà thơ kiêm nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo. Nội dung không ngoài sự ngợi ca, hay nói đúng hơn là tâng bốc bạn mình (Elever, donner plus de prix) nhà văn Nguyễn Đức Thiện hiện đang ngụ cư tại huyện Dương Minh Châu TN. Sau đó ông Nguyễn Đức Thiện viết hồi đáp lại (phongdiep.net) Xin trích ra đây:

    (Bàn về thơ/ vanchuongviet.org) THƠ Ư ? TÔI  XIN CÓ Ý KIẾN

    Nhà thơ nguyễn Trọng Tạo, nhắn tin cho tôi, thông báo có một bài của ông bàn về thơ trên mạng lâu nay được bạn bè dẫn dụ, tôi có một chút ham mê với văn học mạng. Những mạng văn chương được ưu tiên và một sớn mai khi thức dậy. Ở đó, tôi tìm được đủ thứ: Thơ, văn, truyện ngắn, chuyện dài, tiểu luận, phê bình. Vì thế mà chẳng khó khăn gì tôi đọc được bài THƠ VÀ CÚ ĐẤM VÀO VÀO BỨC TƯỜNG NGÔN NGỮ. Nguyễn Đức Thiện. Tôi người viết bài này, viết bài phản hồi lại: ĐÃ ĐẤM HAY LÀ CHUẨN BỊ. (phongdiep.net).

    Đã đấm hay là chuẩn bị để đấm vào sự “bi thảm” văn chương? Có phải chăng đó tình trạng hỗn loạn (sinh lý và mê sảng) bởi những mặt trái của xã hội (?) Có bao giờ ông NTT và NĐT nghĩ rằng có những  văn nghệ sĩ: “họ chỉ còn cách diễn tả cái trống rỗng khốn cùng một cách vô vọng?” Như vậy, chúng ta có dám gọi đó chính là sự bi quan? Bi quan của một thế hệ “duy thực nghiệm!” (vấn đề này cần phải xem xét lại).

    Qua cách phân tích và nhận định bài thơ Thiên hạ của Tg LTV, tôi thẳng thắn mà nói: Đây là những câu văn viết ra để những người hát tuồng sử dụng trên sân khấu. Nó không phải là thơ. Có thể Tg LTV cũng là hạng người thích dùng nắm đấm để thể hiện sức mạnh từ tư tưởng “ngơ ngác” của chính mình?

    Sau đây tôi gửi đến Tg LTV một đoản văn được trích từ tác phẩm Linh Sơn của Cao Hành Kiện (TQ). Tg LTV hãy đọc và suy gẫm…Ta không biết là bạn đã bao giờ nghĩ cái điều lạ lùng này chưa, điều ấy là cái tôi. Ta càng quan sát nó, nó càng thay đổi, như khi nằm trong cỏ, bạn nhìn đăm đăm vào mây trên trời.Thoạt đầu nó giống như một con lạc đà, rồi một người đàn bà, cuối cùng hóa thành một cụ già râu dài. Nhưng không cái gì là cố định cả, vì trong nháy mắt chúng đã thay hình đổi dạng.

    Nó giống như khi bạn vào nhà vệ sinh của một căn nhà cũ kỹ và bạn quan sát các bức tường bị vung vãi bẩn. bạn đến đó hàng ngày, nhưng các dấu vết tuy đã lâu vẫn cứ mỗi một lần lại thay đổi. Lần đầu, bạn thấy giống như một mặt người, rồi một con chó chết, lòng ruột xổ ra. Lần sau, chúng trở thành một cái cây có đứa bé gái cưỡi một con ngựa gầy gò ở bên dưới. Mười hay mười lăm ngày sau, có thể nhiều tháng, một sáng nọ bạn bất ngờ phát hiện ra thấy những vệt nước lại mang hình một mặt người…“bộ mặt đó là ai?”.

    Tây Ninh không ngày tháng măm

    K.L.C


  12. Ngôn từ tiếng Việt đang bị biến đổi

     

     

     

    Ngôn ngữ và từ ngữ tiếng Việt đang trong chu kỳ xa hóa về bản ngữ bởi những tiến bộ mà người Việt thế hệ mới đang áp dụng vào cuộc sống hằng ngày. Kết hợp chữ tây – tàu – ta và chữ Thái Lan. Nhu cầu phát triển dẫn đến những đổi thay trong tiếng Việt.

     

    Nhu cầu về tốc độ

    Nói thì nhanh nhưng viết thì chậm. Nhu cầu thông tin nhanh trong khi chat, nhắn tin điện thoại dẫn tới hiện tượng rút gọn cả về ngữ pháp lẫn từ vựng. Rút gọn càng nhiều càng tốt, miễn sao người giao tiếp hiểu được thông tin truyền đi. Nhằm thông tin nhanh, đã xuất hiện những từ tắt chính quy và không chính quy.

    Trong những văn bản chat và tin nhắn tiếng Anh gặp rất nhiều hiện tượng rút gọn thành những từ tắt (acronym), nhiều từ xuất hiện trước kỷ nguyên internet.

    Một số hiện tượng rút gọn được dùng trên mạng theo ngôn ngữ theo ý tưởng QWERTY (những chữ đầu tiên trên bàn phím vi tính) là ngôn ngữ hòa kết (blendings): ebook (→ electronic + book); 2moro (→ tomorrow); 2nite (→ tonight); B4 (→ before); B2B (→ Business to Business), B2C (→ Business to Customer)…

    – Rút gọn ngữ pháp: ASL? (→ what is your age, sex, location? – bạn bao nhiêu tuổi, giới tính, ở đâu?) Mar…d or sing? (→ Are you married or single?)

    – Bạn có gia đình chưa?)

    – Chỉ dùng các chữ đầu: OMG (→ Oh My God – Chúa ơi!); tbh (→ To be honest: Thành thật mà nói); ntn (→ như thế nào), sn (→ sinh nhật), a (→ anh); e (→ em); ty (→ tình yêu). Ví dụ: “Hum ni là sn of e và là ngày kỷ niệm 4 ty of chúng mình. A còn nhớ không a?” (Hôm nay là sinh nhật của em và là ngày kỷ niệm cho tình yêu của chúng mình. Anh còn nhớ không anh?)

    – Lược bớt con chữ: bi g hoặc Bio (bây giờ); ko (không)…

    – Dùng số thay chữ: 8 (tám); 4 (four, đôi khi for); 0 (không)… Ví dụ: “Mấy pà 8 zì mà 8 hoài thía? 4 tui 8 với coi nè” (Mấy bà tám gì mà tám hoài thế? Cho tôi tám với coi nè).

    – Dùng ký hiệu: ~ (những ); # (khác). Ví dụ: “Em mún có ~ kái # mới cơ” (Em muốn có những cái khác mới cơ).

    Quan hệ giữa những người và ngôn ngữ

    Mối quan hệ giữa những người chat, nhắn tin dẫn tới đặc điểm văn hóa của ngôn ngữ chat và nhắn tin. Khi những người quen biết có quan hệ bạn bè, gia đình, thầy trò, đồng nghiệp, bạn hàng… chat với nhau, khi người viết blog có vị trí xác định trong xã hội thì ngôn ngữ chat được dùng đúng những chuẩn mực văn hóa – xã hội như yêu cầu của cuộc nói chuyện trực tiếp bằng lời.

    Nhưng trong những cuộc chat mà phần lớn những người chat dùng nickname – biệt danh – và không biết nhau thì đây là những giao tiếp không cần có không gian văn hóa về tôn ti, thứ bậc tuổi tác, vị trí xã hội, nhu cầu lịch sự, giữ thể diện… Lúc đó khả năng xuất hiện thứ ngôn ngữ vô văn hóa rất cao. Người chat sẵn sàng nói xấu nhau, tung tin thất thiệt, xưng hô bừa bãi, chỉ cần hơi trái ý là nặng lời thóa mạ, mắng chửi nhau, nói năng tục tĩu… gây ra những văn bản chat, những trang blog xấu xa. Xã hội dị ứng với loại ngôn ngữ chat này.

    Mục đích và những nội dung được đề cập

    Những cuộc chat của giới trẻ 8X, 9X nhằm nói theo cách vui nhộn những thông tin riêng tư đồng thời muốn khẳng định mình (mình là PRO – VIP), sẽ dẫn tới thứ ngôn ngữ chat lạ hóa tiếng Việt, mà xã hội đặc biệt quan tâm và lo lắng chúng làm biến dị tiếng Việt.

    Lạ hóa tiếng Việt bình thường theo cách:

    a) Dùng xen tiếng nước ngoài

    B) Dùng phương ngữ tùy tiện;

    c) Dùng những ký tự lạ, biến đổi tùy tiện con chữ;

    d) Thay đổi, rút gọn tùy tiện âm đầu, thanh điệu, nguyên âm, âm cuối trong một vần.

    Như: “Pùn nhủ mún chít mà zẫn fải học” (Buồn ngủ muốn chết mà vẫn phải học); “Tua^n` naizz` hum~ koa’ gi` dang’ ke^~… hum~ lum` dc gi` hit” (Tuần này hổng có gì đáng kể… hổng làm được gì hết)…

    Vui nhộn theo cách nói vần như đọc vè và tạo ra những từ khó hiểu, hoặc vô nghĩa: “ngu như cái xe… lu”, “xinh như con tinh tinh”, “nhí nhảnh như con cá cảnh”…

    Lạ hóa theo cách dùng từ ngữ 3T (Ta – Tàu – Tây) lẫn lộn: “Say rượu rồi lại Livơphun (Liverpool) ra đấy hả?” (Say rượu rồi lại phun ra đấy hả?); “Còn nói nữa à, hôm nay tao “phiu chờ” (future) mày “đầu lâu” quá nên đi học vội vội vàng vàng, bị liptông (Lipton) một phát vẫn chưa hết cay “chim cú” đây này” (Hôm nay tao chờ mày lâu quá nên đi học vội vội vàng vàng, bị tông một phát vẫn chưa hết cay cú đây này).

    Với những thông tin riêng tư cần giữ bí mật đặc biệt, trước hết với bố mẹ, người chat phải dùng tiếng lóng. Nếu là tiếng lóng dùng trong một nhóm xã hội như thế hệ 8X hoặc 9X thì vẫn có “mật mã” của nó. Thứ tiếng lóng riêng cho hai người thì không có quy luật, và dẫn tới những quái dị ngôn từ, rất khó phát hiện nội dung. (chỉ có 2 người mới hiểu mình viết gì).

    Có những từ ngữ chat nghiêm chỉnh không chỉ tồn tại trong thế giới online mà đang thâm nhập cả vào đời sống hàng ngày, được nhiều người chấp nhận. Dẫn đến xa hóa tiếng Việt trầm trọng.

    Tóm lại

    Đa phần thế hệ 9x hiện nay, và không ít từ viết, nói, nhắn tin theo phong cách mà nếu mình nói không ai hiểu là pro:
    chữ tO nHỏ "tỚ vÀ cẬu mÃi mÃi lÀ nHững nGưỜi bẠn tỐt", biến thể: "kao iêu mài", "maj thik bek cák làm kao kụt hứg", "iEm iÊu aNh nhiỀu lớm aHn kÓ bEk hƠm", "i" thay bằng "y", "gi" thay bằng "j", đôi khi đọc xong 1 bài viết hầu như là muốn... trẹo cái lưỡi...

    Thật ra mà nói khi nói chuyện với nhau mà dùng 1 vài chữ của teen nghe rất dễ thương, 1 chút đáng yêu và đôi khi nhí nhảnh. Tuy nhiên khi viết 1 bài dài kể 1 câu chuyện, nói lên tâm sự hay cảm xúc của mình mà toàn chữ biến thể, có gì hay???

    Khi bạn nhìn vào 1 bài viết mà nó chẳng phải là tiếng Việt bình thường, biến tấu tùm lum, thậm chí teen này viết mà teen kia cũng không đọc nổi nhưng nó được xem đó là phong cách pro, bạn nghĩ gì, teen nghĩ gì???

    Cũng chính như tôi hằng ngày sử dụng quá nhiều những từ ngữ, những câu nói không tròn ý, đã làm cho tôi bị ảnh hưởng rất nhiều trong công việc như viết hóa đơn, giấy tờ. Cũng như khi tham gia vào Yume này có những câu viết của tôi cho những member trong Yume thật sự người ta không hiểu. Và khi tôi thật sự quay lại với chữ Việt thì đó là một điều tệ hại đối với tôi. Trong viết văn tôi thật sự choáng với chữ Việt phổ thông, tôi viết sai chính tả, nghĩa từ câu.

    Như hôm nay tôi làm bản hợp đồng máy tính tôi viết sai hoàn toàn về ngữ nghĩa, cũng như từ, và tôi nhận ra được rằng NGÔN TỪ chữ việt đang trên con đường biến đổi và xa hóa. Vì hiện nay ngôn ngữ này đang ngày một nhiều trong ngôn ngữ hằng ngày của thế hệ 8x, 9x hay 10x (X là gì?).

    Và tôi cũng thấy hiện nay trong những game online như Boom, Gunny của Zingplay đang sử dụng rất nhiều từ ngữ kiểu này. Tiếng lóng này xuất hiện từ những game giải trí của Zingplay, điều đáng lo ngại là nó lại được xuất phát từ những nơi truyền thông, thông tin lớn như vậy.

     

    Và một điều lo ngại chính tôi nhìn thấy nếu sau 20 năm nữa, những từ ngữ này được dùng trong văn bản hợp đồng hay những ký kết quốc gia thì đó thật sự là một điều thật tệ. Và tôi nhận thấy bây giờ ngôn ngữ Việt ngày một mất đi nếu mỗi người trong chúng ta không choàng tỉnh và chỉnh đốn lại từ vựng tiếng việt cho chính mình và cho cả cộng đồng.

     

    Được viết bởi: nguyenbinh6879


  13. Touchstone 

                                      by rosah

     

     

     

    My husband

    Not just one

    That I can live with

    But one

    I’d died without

     

     

     

     

    Chồng tôi

    Không chỉ một người

    đó là khi tôi còn sống

    nhưng không một ai bên cạnh

    khi tôi chết

     

     

    478_dsc_1434_7152.jpg

    ĐÁ THỬ VÀNG - thơ chuyển ngữ (07/05/2013, 04:33)

        TOUCHSTONE                                   by  rosah   My husband Not just one That I can live with But one I’d died without        ĐÁ THỬ VÀNG   Chồng tôi Không chỉ một người đó là khi tôi còn sống nhưng không một ai bên cạnh khi tôi chết...

    • Like 2

  14. The Quick Smile

     

                                                 by markk

     

    You make the day wake for me 
    Your quick smile lifts the sun over the woods 
    Your first laugh like the shock of a morning shower 
    Your familiar voice like poetry 

    The cuckoo's call might turn me 
    Wet grass tickle my feet 
    The passing clouds might cleanse my face 
    But your touch sets me free 

    Walking in the forest with me 
    Beside the busy streams that cross the fields 
    Looking down on patchwork villages 
    We talk, we skip we enjoy each other's company 

    In the evening you're there for me 
    Your concern and care strengthens my heart 
    Jokes you tell lighten my mood 
    Through steamy food you look so sexy 

    At night you make love to me 
    Slow and gentle you move 
    Fast and urgent like lightning in a storm 
    Our bodies entwined in ecstasy 

    You make the day close for me 
    Your sleepy eyes calm my thoughts 
    Your last laugh like a pillow warmed 
    Your final words are soft and dreamy.

     

     

     

     

    HẠNH PHÚC

     

     

    Em gọi ngày thức dậy cho tôi

    Nâng mặt trời lên bằng nụ cười

    Nụ cười đầu tiên òa hoa sen sáng

    Lời em du dương như bài thơ

     

    Cúc cu gọi tôi trở giấc

    Cỏ sương ướt lạnh ngón chân

    Mây qua làm tươi nét mặt

    Em kéo tôi dậy tung tăng

     

    Cùng nhau vào rừng đi dạo

    Suối chảy xuyên qua cánh đồng

    Nhìn xóm làng như chắp vá

    Trao đổi bao điều mênh mông

     

    Em đợi tôi khi chiều vắng

    Ân cần giục gọi tim tôi

    Đùa cho tôi quên phiền muộn

    Ngắm em mãi không thèm ăn

     

    Những đêm nồng nàn ân ái

    Mơn man như làn gió thu

    Nhanh vội như cơn bão đến

    Xoắn xuýt trong cơn mê say

     

    Em khép cho tôi ngày đã qua

    Mắt em khép giấc nhẹ ý hoa

    Còn đọng nụ cười trên gối ấm

    Còn lời em thủ thỉ, mộng mơ

    • Like 2

  15.  


     Nhân ngày đọc sách thế giới, Đại sứ quán Canada cùng Công ty CP Văn hóa & Truyền thông Nhã Nam phát động cuộc thi sáng tác nghệ thuật thị giác dựa trên tiểu thuyết “Cuộc đời của Pi” của nhà văn người Canada Yann Martel.

     TRANG%202(1).png

    Cuộc thi dành cho các bạn từ 15 đến 25 đã đọc hoặc xem bộ phim “Cuộc đời của Pi” thể hiện các thông điệp chính hoặc các chủ đề mà tác phẩm văn học hay điện ảnh này đề cập đến dưới bất cứ hình thức nghệ thuật thị giác nào, trong đó có hội họa, đồ họa, nhiếp ảnh, thiết kế, video và các hình thức khác. Người giành giải nhất sẽ nhận được một chiếc BlackBerry Bold 9900, quà tặng từ công ty Research in Motion.

    Hạn cuối cùng nhận bài dự thi là ngày 30/5/2013. Bài dự thi xin gửi về Phòng PR, Công ty CP Văn hóa & Truyền thông Nhã Nam, 59 Đỗ Quang, Trung Hòa, Hà Nội hoặc qua hòm thư điện tửcuocdoicuapi2013@gmail.com. Ngoài giải nhất, ban tổ chức sẽ trao 10 giải đồng hạng cho các bài thi có chất lượng tốt.

    “Cuộc đời của Pi” tiếp tục gây ấn tượng  đối với công chúng trên khắp thế giới. Khi chúng ta kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Canada-Việt Nam, tôi tin tưởng rằng  cuốn tiểu thuyết này sẽ truyền cảm hứng sáng tạo cho các bạn trẻ Việt Nam. Tôi mong chờ được xem cảm nhận cá nhân của các bạn về câu truyện mê hoặc này thể hiện qua tác phẩm mà các bạn gửi đến.” Đại sứ Canada Deborah Chatsis phát biểu.

    “Nhã Nam tự hào đã giới thiệu đến bạn đọc Việt Nam nhiều tác phẩm lớn của nền văn học Canada, trong đó có “Cuộc đời của Pi”, ông Nguyễn Nhật Anh, Giám đốc Nhã Nam phát biểu. “Chúng tôi hy vọng rằng thông qua các tác phẩm này, bạn đọc Việt Nam sẽ hiểu biết hơn về đất nước Canada tươi đẹp và đa dạng.”

    Tiểu thuyết “Cuộc đời của Pi” của nhà văn người Canada Yann Martel đã đoạt giải thưởng Man Booker năm 2002. Bộ phim ‘Cuộc đời của Pi” dựa trên tiểu thuyết này đã nhận được bốn giải Oscar năm 2013, trong đó có giải đạo diễn xuất sắc nhất cho đạo diễn Lý An. “Cuộc đời của Pi” là câu chuyện về hành trình dài của cậu bé Pi 16 tuổi trên chiếc xuồng nhỏ bé giữa Thái Bình Dương với một người bạn đồng hành không định trước là một con hổ Bengal. Trí tưởng tượng không giới hạn và nghệ thuật kể chuyện bậc thầy đã giúp Yann Martel viết nên một trong những cuốn sách mang tính sử thi và gây bất ngờ nhất của văn học thế giới đương đại.

     

    (Thông tin từ Nhã Nam)


  16.  Thay vì một vài câu trả lời về đoạn dịch gây tranh cãi, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã chia sẻ với độc giả VietNamNet một sự hiểu biết và trải nghiệm suốt 20 năm của anh về Tim O’Brien và "Những thứ họ mang".

     

    Một nhà báo của VietNamNet hỏi tôi một số câu hỏi về chuyện này. Vì thế, tôi viết ra một vài suy nghĩ nhỏ của mình để cùng trao đổi với dịch giả và bạn đọc. Cá nhân tôi là người lâu nay đánh giá cao năng lực dịch văn học của Trần Tiễn Cao Đăng. Anh còn là một người sáng tác truyện ngắn từ những năm 90 của thế kỷ trước. Cuốn sách này tôi đã đọc từ rất lâu do Tim O’Brien ký tặng. Nhưng quả thực, tôi không nghĩ đến một câu tiếng Việt như Trần Tiễn Cao Đăng dịch.

    20130422083834-anh-1.jpg

    Bìa gốc của cuốn "Những thứ họ mang".

    Việc không ít bạn đọc phản đối câu dịch này là chuyện dễ hiểu. Cho dù câu tiếng Việt của Trần Tiễn Cao Đăng chính xác 100% và không thể có một cách dịch thứ hai nào nữa thì đông đảo bạn đọc cũng sẽ vẫn phản đối. Lý do duy nhất là văn hóa của người Việt Nam không thể coi những câu văn như vậy là văn chương cho dù văn chương viết về cái xấu. Câu chuyện văn hóa ở khía cạnh này là một câu chuyện không hề đơn giản. Có thể một ngày nào đó, bạn đọc Việt Nam sẽ chấp nhận được những câu văn như thế? Nhưng bây giờ thì chưa phải. 

    Một số ý kiến cho rằng dịch phải trung thực với nguyên bản. Điều này đúng nhưng thế nào là đúng với nguyên bản là một câu chuyện mà chúng ta sẽ bàn vào một dịp khác. Có bạn đọc bắt bẻ rằng trong câu tiếng Anh của Tim không có từ đ** mà Trần Tiễn Cao Đăng lại dịch ra chữ đ**. Bắt bẻ này không có lý cho dù tôi cũng chẳng thích cho từ đó vào và nếu có từ đó trong câu tiếng Anh thì cũng không cần phải đưa vào ở trong trường hợp này. Ai cũng biết, dịch là một sáng tạo mới xuất phát từ một sáng tạo trước đó. Thực ra sự sáng tạo tiếng Việt trong bản dịch là để đảm bảo truyền đạt được chính xác nhất và truyền cảm nhất văn bản của nhà văn ở một ngôn ngữ khác và một nền văn hóa khác.

    20130422083834-anh-2.jpg

      Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều

    Nhưng cá nhân tôi không chọn câu tiếng Việt của Trần Tiễn Cao Đăng bởi hai lý do:

     

     
    Lý do thứ nhất: "cooze" hoàn toàn là một từ có nghĩa chỉ bộ phận sinh dục nữ. Nhưng liệu có phải nó chỉ có một nghĩa duy nhất như vậy không? Câu trả lời là  không. Cooze là từ tiếng Anh xuất phát từ một từ trong tiếng Arabic (cuiz). Nếu tôi không nhầm thì từ này du nhập vào nước Mỹ sau Đại chiến thế giới II. Nó là tiếng lóng và có hai nghĩa cơ bản: một là bộ phận sinh dục nữ, hai là chỉ một người đàn bà được nhìn nhận như là một mục tiêu của những thèm muốn nhục dục. Trong một từ điển, nghĩa đầu tiên của từ cooze được giải thích như sau: là một cô gái quê mùa, nông cạn, ít phẩm hạnh... chỉ để đáp ứng nhục dục mà thôi. 

    Hơn nữa, từ ghép dumb cooze không có nghĩa cụ thể như dịch giả Trần Tiễn Cao Đăng đã dịch. Vì vậy, người dịch có thể dịch một thành một câu nào đó mà không bị bắt bẻ là dịch sai. Quả thực, tôi cũng không hiểu hết từ ghép này.

     

    Tôi đã gọi điện cho những người mà tôi tin sẽ hiểu đúng nhất từ này và câu văn của Tim. Một trong những người đó là Bruce Weigl, một cựu binh, một nhà thơ Mỹ, một giáo sư ngôn ngữ, ông vừa nhận giải thưởng Finalist, giải thưởng chung kết dành cho những cuốn sách lọt vào vòng cuối cùng cho Giải Pulitzer về văn chương năm 2013. Năm nay, chỉ thiếu 1 phiếu là Bruce Weigl trở thành chủ nhân của Giải Pulitzer trao cho sách văn học của Mỹ.

     

    Bruce là bạn của Tim đã nhiều năm. Cả hai cùng tham gia chiến tranh. Bruce giải thích cụm từ dumb cooze như sau: “the dumb cooze là một từ ghép giống như the dumb ass. Đó là một cách nói vui để trêu chọc hay chòng ghẹo ai đó. Một trong những nghĩa của từ “cooze” là chỉ một ai đó chậm hiểu một chút, nghễnh ngãng một chút. Và ở đây là một cách nói yêu và mang tính bạn bè. Ví dụ, nếu anh, Đức, Chu Lượng và tôi đang ngồi trên xe đi vãn cảnh chùa và vô tình tôi đánh đổ cà phê ra đầy xe, anh có thể nói với tôi “What a dumb cooze you are””.

     

    Tôi muốn nói thêm để bạn đọc rõ: Bruce là bạn thân của chúng tôi hơn 20 năm nay. Và như vậy, chắc chắn tôi không thể mắng Bruce là ông có “cái mặt dumb cooze” hay Bruce mắng ai đó là bạn thân của mình có “cái mặt dumb cooze”. Và cho dù cô gái mà Rat (Chuột) coi là một kẻ thối tha thì tôi nghĩ Trần Tiễn Cao Đăng cũng có thể chọn một câu khác lột tả được sự tức giận và khinh bỉ của Rat mà không cần phải dịch câu đó như anh đã dịch.

     

    Lý do thứ hai: Quả thực các dịch giả phải sáng tạo thì mới hy vọng bản dịch mang lại giá trị cho tác phẩm. Nhưng có một nguyên tắc vô cùng quan trọng đối với dịch giả là phải tìm cách chọn một ngôn ngữ phù hợp với văn hóa của đất nước người đọc mà vẫn lột tả được tinh thần của nguyên tác. Điều tôi nói đây là  khi ta gặp một số câu như câu văn của Tim. 

    Trong cả cuốn Những thứ họ mang theo, Trần Tiễn Cao Đăng làm rất tốt công việc của mình vì anh vốn là một dịch giả có uy tín. Nhưng cái câu mà bạn đọc đang phản đối thì Trần Tiễn Cao Đăng có cần thiết phải dịch như thế  hoặc nó có phải là câu quan trọng đến mức bỏ nó đi (hay dịch một câu tiếng Việt tương tự) thì toàn bộ tác phẩm đó sẽ sụp đổ hay không? Bạn đọc không cấm dịch giả dịch như vậy nhưng họ đòi hỏi một bản dịch chính xác, hay, và không “phạm quy” văn hóa. 

    Vì thế, dịch giả sẽ phải cân nhắc vô cùng kỹ lưỡng khi quyết định dịch câu văn đó. Và với rất nhiều lý do hợp lý, câu văn đó hoàn toàn không nên dịch như vậy.

    Hơn nữa, đoạn cuối cùng trong truyện Làm thế nào kể một câu chuyện chân thực về chiến tranh, Tim O’Brien viết: Và dĩ nhiên, cuối cùng, một câu chuyện chân thực về chiến tranh lại chẳng bao giờ kể về chiến tranh. Nó kể về một lối đi đặc biệt mà ban mai đến và đang trải dài trên sông khi mà bạn biết rõ rằng bạn sẽ phải vượt qua dòng sông ấy đi về phía dãy núi và làm những gì mà bạn thấy sợ hãi khi phải làm. Nó kể về tình yêu và ký ức. Nó kể về nỗi buồn. Nó kể về những chị em gái, những người chẳng bao giờ viết một dòng thư trả lời và chẳng bao giờ lắng nghe câu chuyện của chúng ta. (tôi tạm dịch vì không có bản dịch của Trần Tiễn Cao Đăng để trích dẫn)

    Với âm hưởng tình cảm trong đoạn văn cuối ấy, tôi cảm thấy một nỗi buồn nhân văn ngập tràn trong toàn bộ con người Tim. Âm hưởng ấy cho tôi cảm thấy rằng Rat hay chính Tim không chửi rủa một cách cạn tình hay quá tục tĩu với cô gái đã không viết thư trả lời anh hay là đã không chịu lắng nghe câu chuyện đau thương mà anh đã kể. Mà dù thế nào thì cô gái ấy mới là người phải chịu đựng sự mất mát lớn nhất bởi chiến tranh. Cô đã mất đi vĩnh viễn một người ruột thịt của mình. Rat (Chuột) hay Tim đều hiểu rõ điều đó hơn ai hết. Đôi khi, để hiểu được một câu nói cụ thể như câu của Tim, chúng ta phải cảm nhận được cả những điều ở bên ngoài câu nói ấy. Ngay cả khi đọc những tác phẩm viết bằng tiếng Việt thì việc đọc đối với chính bạn đọc Việt Nam không phải lúc nào cũng là hoàn toàn dễ dàng.

    Lời giải thích của giáo sư, nhà thơ Bruce cũng chưa thật làm tôi thỏa mãn. Tôi đang tìm cách liên lạc với Tim để hỏi ông. Bởi ông chính là người viết ra câu văn đó. 

    Tôi gặp Tim O’Brien cách đây hơn 20 năm ở Hà Nội. Khi ấy Tim đến Việt Nam để tham dự cuộc gặp gỡ đầu tiên sau chiến tranh giữa các nhà văn cựu binh Việt Nam và cựu binh Mỹ thông qua Trung tâm William Joiner. Dăm năm sau đó, Tim quay lại Việt Nam cùng với người bạn gái của ông tên là Kate. Lúc đó Kate có viết một cuốn tiểu thuyết nhưng chưa có nhà xuất bản nào ở Mỹ nhận in. Tim nói với Kate về văn hóa Việt Nam và đặc biệt về Văn Miếu.

     

    Tim cho rằng đó là ngôi đền văn chương duy nhất trên thế giới. Qua lời kể của Tim, Kate nghĩ rằng chị sẽ đến đó cầu xin các vị Thần phù hộ cho cuốn sách của chị được ra mắt. Tôi đã đưa Tim và Kate đến Văn Miếu. Họ đã thắp hương và cầu khấn. Từ đó đến nay, tôi không gặp lại hai người. Tôi không biết cuốn tiểu thuyết của Kate đã ra mắt bạn đọc Mỹ hay chưa. Nhưng có một điều tôi biết đó là những gì thật đẹp đẽ, thật nhân văn và thiêng liêng khi Tim nghĩ về văn hóa của một dân tộc khác cho dù dân tộc đó một thời đã là kẻ thù của nước Mỹ.

    Có thể tôi sẽ liên lạc được với Tim và có câu trả lời của ông về câu văn đó. Và câu trả lời của ông dù đúng hay không đúng với câu dịch của Trần Tiễn Cao Đăng thì tất cả chúng ta, những người quan tâm đến câu chuyện này, đều hiểu thêm một điều gì đó trong cuộc sống hoặc ít nhất chúng ta cũng hiểu được đúng một câu văn. Và qua câu văn ấy, chúng ta hiểu được một cách tư duy hay là một cách ứng xử của con người ở một nền văn hóa khác. 

     

    Nhưng nếu câu của Tim viết với ý hoàn toàn đúng như Trần Tiễn Cao Đăng dịch thì tôi cũng sẽ nói với ông rằng: chúng tôi rất kính trọng ông, nhưng hãy cho chúng tôi dịch theo cách tốt nhất câu văn của ông cho bạn đọc Việt Nam lúc này. Và tôi chắc chắn rằng ông sẽ cười và đồng ý. 

    Vì đơn giản một điều rằng: ông biết điều gì làm lên quyền lực của văn chương hay cụ thể là quyền lực những trang viết của ông chứ không phải là một câu cụ thể như vậy.

     

    Nguyễn Quang Thiều

     

    Vietnamnet


  17. Quy tắc chính tả tiếng Việt và phiên chuyển tiếng nước ngoài

     

    Quy tắc chính tả tiếng Việt và phiên chuyển tiếng nước ngoài

     

    I. Chính tả tiếng Việt 

    Hiện nay, trong các trường học và trong sách giáo khoa phổ thông đã thống nhất cách viết tiếng Việt theo chính tả truyền thống. Tuy nhiên, trong sách báo và giữa các nhà xuất bản vẫn chưa có sự thống nhất, nhất là việc phiên chuyển tiếng nước ngoài và chưa có văn bản quy định của Nhà nước. 

    Trong lúc chờ đợi quy định thống nhất của Nhà nước, được phép của thủ tướng chính phủ (Công văn số 4: 1635/VPCP-KG ngày 27 tháng 4 năm 2000) và thực hiện nghị quyết của Hội đồng Quốc gia Chỉ đạo Biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam trong Hội nghị toàn thể ngày 3-4.5.2000, sau khi lấy ý kiến của các uỷ viên Hội đồng và được Ban thường trực thông qua, chủ tịch Hội đồng ban hành quy tắc chính tả và phiên chuyển tiếng nước ngoài để áp dụng thống nhất trong bộ Từ điển bách khoa Việt Nam và các công trình khoa học của Hội đồng.

     

    1. Bảng chữ cái tiếng Việt gồm các chữ cái xếp theo thứ tự: A, Ă, Â, B, C, D, Đ, E, Ê, G, H, I, K, L, M, N, O, Ô, Ơ, P, Q, R, S, T, U, Ư, V, X, Y.

     

    2. Các từ tiếng Việt viết theo quy tắc chính tả hiện hành (tham khảo các từ điển chính tả), chú ý phân biệt:

    c/k: ca, co, cô, cơ; ke, kê, ki.

    d/gi: da, dô, dơ; gia, gio, giơ, giô.

    g/gh: ga, go, gô, gơ; ghe, ghê, ghi.

    Viết rời các âm tiết, không dùng dấu gạch nối.

     

    3. Dùng i thay cho y ở cuối âm tiết mở. Ví dụ: hi sinh, hi vọng, biệt li.

    Trừ trong các âm tiết uy và các trường hợp sau qu hoặc y đứng một mình hoặc đứng đầu âm tiết. Ví dụ: ý nghĩa, ý chí, yêu mến.

    Một số từ có i làm thành tố thì vẫn viết theo thói quen: ỉ eo, ầm ĩ; hoặc i đứng đầu một số âm tiết: in, im, inh, ít ỏi, ụt ịt, ỉu xìu.

    Ngoại lệ: trong cách viết tên riêng (tên người, tên đất), tên các triều đại đã quen dùng y thì vẫn viết theo truyền thống. Ví dụ: triều Lý, Lý Bôn, Lý Thường Kiệt, xã Lý Nhân, Nguyễn Thị Lý, vv.

     

    4. Viết hoa.

     

    4.1. Viết hoa tên người:

    - Tên người Việt Nam, Trung Quốc (đọc theo âm Hán – Việt) bao gồm tên thật, tên tự, tên hiệu, ...đều viết hoa tất cả các chữ đầu của âm tiết và không dùng gạch nối. Ví dụ: Trần Quốc Tuấn; Nguyễn Du, tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên.

    - Một số tên gọi vua chúa, quan lại, trí thức Việt Nam, Trung Quốc thời phong kiến được cấu tạo theo kiểu danh từ chung (đế vương, hoàng hậu, tông, tổ, hầu, tử, phu tử, vv.) kết hợp với danh từ riêng thì viết hoa tất cả các chữ đầu của âm tiết, ví dụ: Mai Hắc Đế, Đinh Tiên Hoàng, Hùng Vương, Lạc Long Quân, Bố Cái Đại Vương, Lê Thái Tổ, Lê Thánh Tông, Phù Đổng Thiên Vương, Khổng Tử, La Sơn Phu Tử, vv.

    - Một số tên người Việt Nam cấu tạo bằng cách kết hợp một danh từ chung (ví dụ: ông, bà, thánh, cả hoặc từ chỉ học vị, chức tước, vv.) với một danh từ riêng dùng để gọi, làm biệt hiệu, ... thì danh từ chung đó cũng viết hoa. Ví dụ: Bà Trưng, Ông Gióng, Cả Trọng, Đề Thám, Lãnh Cồ, Cử Trị, Nghè Tân, Trạng Lường, Đồ Chiểu, Tú Xương, Đội Cấn, vv.

    - Tên người trong các dân tộc thiểu số ở Việt Nam cũng viết hoa tất cả các chữ đầu của âm tiết và không dùng gạch nối, Ví dụ: Lò Văn Bường, Giàng A Páo, Y Niêm, A Ma Pui, vv.

     

    4.2. Viết hoa tên địa lí:

    - Tên địa lí Việt Nam và tên địa lí đọc theo âm Hán - Việt viết hoa các chữ đầu của âm tiết và không dùng gạch nối, ví dụ: Hà Nội, Trung Quốc, Trường Giang, vv.

    - Tên địa lí thế giới phiên gián tiếp qua tiếng Hán và đọc theo âm Hán - Việt cũng viết hoa tất cả các chữ cái đầu của âm tiết và không dùng gạch nối, ví dụ: Hà Lan, Phần Lan, Na Uy, Thuỵ Điển, Đan Mạch, Ai Cập, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, vv.

    - Từ chỉ phương hướng kết hợp với từ chỉ phương hướng hoặc một từ chung đơn tiết nào đó dùng để chỉ một vùng, một miền, một khu vực nhất định thì viết hoa tất cả các thành phần của nó, ví dụ: Tây Bắc Kỳ, Đông Nam Kỳ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Bắc Hà, Nam Hà, Đàng Trong, Đàng Ngoài, Đông Nam Bộ, Trường Sơn Tây, Bắc Bán Cầu, Nam Bán Cầu, Bắc Cực, Trung Phi, Cận Đông, khu Đông Bắc, vùng Tây Nam, quan hệ Đông - Tây, đối thoại Bắc - Nam, các nước phương Đông, văn học phương Tây, vv.

    - Địa danh Việt Nam cấu tạo bằng cách kết hợp danh từ chung (biển, cửa, bến, vũng, lạch, vàm, buôn, bản, vv.) với danh từ riêng (thường chỉ có một âm tiết thì viết hoa tất cả các chữ đầu tạo nên địa danh đó, ví dụ: Cửa Lò, Bến Nghé, Vũng Tàu, Lạch Trường, Vàm Cỏ, Vàm Láng, Buôn Hồ, Bản Keo, Sóc Trăng, vv.

     

    4.3. Tên các tổ chức:

    - Tên các tổ chức được viết hoa chữ đầu của thành tố đầu và các từ, cụm từ cấu tạo đặc trưng (nét khu biệt) của tổ chức và tên riêng nếu có. Ví dụ: Chính phủ Việt Nam, Quốc hội Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Nhà Xuất bản Từ điển bách khoa, Đài Truyền hình Việt Nam, Ban Tổ chức Trung ương, nước Cộng hoà Hồi giáo Pakixtan, vv.

     

    4.4. Viết hoa các trường hợp khác:

    - Tên các năm âm lịch: viết hoa cả hai âm tiết. Ví dụ: năm Kỉ Tị, Cách mạng Tân Hợi, Cuộc chính biến Mậu Tuất, Tết Mậu Thân, vv.

    - Tên các ngày tiết và ngày tết: viết hoa âm tiết thứ nhất. Ví dụ: tiết Lập xuân, tiết Đại hàn, tết Đoan ngọ, tết Trung thu, tết Nguyên đán.

    - Từ chỉ số trong những đơn vị là tên gọi các sự kiện lịch sử: không viết bằng con số mà viết bằng chữ hoa. Ví dụ: Cách mạng tháng Tám, Cách mạng Xã hội chủ nghĩa tháng Mười.

    - Tên gọi một số thời kì lịch sử, sự kiện lịch sử có ý nghĩa quan trọng: viết hoa âm tiết đầu. Ví dụ: thời kì Phục hưng, Chiến tranh thế giới I, phong trào Cần vương.

    - Viết hoa tên các ngành, lớp, bộ, họ, giống (chi) trong phân loại sinh vật. Ví dụ: họ Kim giao; bộ Mười chân, lớp Thân mềm; chi Tôm he; lớp Nhện; cây họ Đậu; họ Dâu tằm, vv.

    - Tên các niên đại địa chất: viết hoa chữ đầu của âm tiết thứ nhất, ví dụ: đại Cổ sinh, kỉ Cacbon, loài người xuất hiện từ đầu kỉ Đệ tứ

    - Tên gọi các huân chương, huy chương, danh hiệu vinh dự,... viết như sau: huân chương Độc lập, Sao vàng, Cờ đỏ, Lênin, Hồ Chí Minh; huân chương Quân công, Chiến công, Kháng chiến, Chiến sĩ vẻ vang; Kỉ niệm chương; Tổ quốc ghi công; Bảng vàng danh dự; giải thưởng Nhà nước; danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nhà giáo nhân dân, Thầy thuốc nhân dân, Anh hùng lao động, vv.

    - Tên gọi các tôn giáo, giáo phái viết bằng tiếng Việt hoặc Hán - Việt: viết hoa tất cả các chữ đầu của âm tiết, ví dụ: Tin Lành, Cơ Đốc, Thiên Chúa, Hoà Hảo, Cao Đài, Bà La Môn, Tiểu Thừa, Đại Thừa, Mật Tông, Thiền Tông, vv. Chú ý: Nho giáo, Thiên Chúa giáo, đạo Hồi, Hồi giáo.

    - Tên các tác phẩm, sách báo, văn kiện,... để trong ngoặc kép và viết hoa như sau:

    + Nếu tên người, tên địa lí, tên triều đại,... dùng làm tên tác phẩm thì viết hoa tên người, tên địa lí, tên triều đại đó, ví dụ: “Thạch Sanh”, “Hồ Chí Minh toàn tập”, “Nghệ An” , “Lĩnh Nam chích quái”, “Việt sử lược”, “Hậu Hán thư”, “Tam Quốc chí”, vv.

    + Ngoài các trường hợp trên, chỉ viết hoa âm tiết thứ nhất, ví dụ: “Làm gì”, báo, “Nhân dân”, tạp chí “Khảo cổ học”, “Dư địa chí”, “Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, “Luật tổ chức Quốc hội và Hội đồng Nhà nước”.

    - Tên chức vụ, học vị chung không viết hoa, ví dụ: tổng thống, chủ tịch, tổng bí thư, đại sứ, thái thú, tổng đốc, tiến sĩ, cử nhân, viện sĩ,... trừ một số trường hợp đặc biệt.

     

    5. Trật tự các dấu thanh điệu: không dấu, huyền, hỏi, ngã, sắc, nặng.

    Đánh dấu các dấu thanh điệu trên âm chính: hoà, thuý, quả, khoẻ, ngoằn ngoèo.

     

     

    QUY TẮC CHÍNH TẢ TIẾNG VIỆT VÀ PHIÊN CHUYỂN TIẾNG NƯỚC NGOÀI

     

    Phiên chuyển tên riêng nước ngoài (tên người, địa danh) sang tiếng Việt nhiều thập kỉ qua đã gây nhiều tranh luận sôi nổi dai dẳng mà vẫn chưa khi nào đạt đến sự nhất trí. Hiện nay vẫn còn là vấn đề rất thời sự, bức xúc được đề cập thường xuyên trên báo chí. 

    Cùng một tên người, cùng một địa danh nhưng có nhiều cách phiên chuyển khác nhau. Mỗi tờ báo, tạp chí, mỗi cuốn sách có cách phiên chuyển khác nhau và thậm chí trong một ấn phẩm, mỗi tác giả có cách phiên chuyển riêng, nhiều lúc rất tuỳ tiện, không tuân theo một quy luật thống nhất nào cả.

     

    Quan điểm về phương pháp phiên âm tuy rất khác nhau nhưng tựu trung có thể quy về ba hình thức chủ yếu sau:

     

    1. Viết như nguyên ngữ hoặc chuyển tự Latinh nếu nguyên ngữ không thuộc hệ Latinh.

     

    2. Phiên âm theo âm vần của tiếng Việt dựa vào cách đọc của nguyên ngữ có gạch nối giữa các âm tiết. Vd. Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a, Giắc Si-rắc, Pa-ri.

     

    3. Vừa phiên âm, vừa chuyển tự để có thể đảm bảo tên phiên chuyển gần với nguyên ngữ nhất. Vd. Philippin, Sêchxpia, Huygo, Pari.

    Tuy rằng việc phiên chuyển tên riêng nước ngoài là rất khó khăn và phức tạp nhưng không phải là không thể đi tới một sự thống nhất nào đó để phục vụ bạn đọc và tạo điều kiện thuận tiện cho những người viết sách, viết báo có chỗ tra cứu, không phải mất thì giờ tự mình tìm ra cách phiên chuyển. 

    Điều lí tưởng là có thể biên soạn được một cuốn cẩm nang có tính pháp quy về tên riêng nước ngoài phiên chuyển sang tiếng Việt. Đó là mục tiêu của mục diễn đàn “Quy tắc phiên chuyển tên riêng nước ngoài”.

    Trong quá trình biên soạn bộ “Từ điển bách khoa Việt Nam”, Ban biên soạn đã phải phiên chuyển hàng nghìn tên riêng nước ngoài thuộc nhiều ngôn ngữ khác nhau: Anh, Pháp, Nga, Đức, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Ấn Độ, Arập..., những ngôn ngữ thuộc hệ Latinh và phi Latinh. 

    Được phép của Thủ tướng Chính phủ (Công văn số 1635/VPCP-KG ngày 27.4.2000), trên cơ sở lấy ý kiến của các uỷ viên Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam và được Ban thường trực Hội đồng thông qua, chủ tịch Hội đồng đã ban hành bản Quy tắc chính tả và phiên chuyển tiếng nước ngoài để áp dụng thống nhất trong bộ “Từ điển bách khoa Việt Nam” và các công trình khoa học của Hội đồng.


  18. bài viết của bác này mình đọc qua rồi, hay qua. hihi. mình đang là công tác viên cho một công ty dịch thuật trong tphcm bây giờ mình muốn làm ctv cho bên bạn nữa thì phải làm sao ha.

    Cảm ơn bạn quan tâm. Bài này dhh copy về để giới thiêu cho các bạn tham khảo tình hình dịch thuật hiện nay có gì đáng quan tâm thôi. Còn tham gia CTV  thì bạn phải tìm đến các côngty dịch thuật mà bạn chọn lựa, tin tưởng. Chúc bạn vui, khỏe và thành công


  19.  


     

    vanhoa-chui.jpg


    Người miền Nam sống đơn giản nên mọi thứ đều thoáng và dễ chịu. Còn đối với người miền Bắc, họ sống phức tạp nên nhiều khi trở thành lối sống giả. Cuộc sống bí bách, khí hậu khắc nghiệt cũng góp phần làm cho người miền Bắc tính tình nóng nảy, văn hóa ứng xử kém hơn người miền Nam.


    LTS: Sau khi đăng tải bài viết: Nói bậy, chửi tục: Người miền Bắc ít kiềm chế hơn người miền Nam, Báo Giáo dục Việt Nam nhận được thư bày tỏ sự ủng hộ quan điểm này của độc giả Trịnh Hoàng Hiệp. Để độc giả khắp cả nước có thể tiếp tục bàn luận về vấn đề “nói bậy, chửi tục”, chúng tôi xin đăng tải nguyên văn lá thư này.


    Có giai thoại kể lại rằng, nhà phê bình Hoài Thanh, tác giả của cuốn sách bất hủ “Thi nhân Việt Nam” trong thời gian sống tại miền Nam đã chẹp miệng mà nói: “Người miền Nam, ai cũng lịch sự. Cứ mở miệng ra là cám ơn với xin lỗi rối rít. Ngồi ở trong nhà, có ai đi ngoài đường chõ miệng hỏi cái gì mà mình trả lời xong, cắp đít đi thẳng, không thèm cám ơn một tiếng, thì không cần nhìn, mình cũng biết ngay đó là dân ngoài Bắc vào”. Ngay trong cách nói này của ông cũng cho thấy rằng, văn hóa giao tiếp, ứng xử của người miền Nam… ăn đứt người miền Bắc.


    Đất nước Việt Nam chia thành nhiều vùng miền rõ rệt, có nguồn gốc tại miền Bắc. Sự phân chia này ảnh hưởng rõ ràng đến lối sống và văn hóa mỗi nơi một khác. Ngay cả trong giọng nói, ngôn ngữ giao tiếp từ Bắc vào Nam đều có sự thay đổi, đặc biệt là hai thành phố lớn Hà Nội và Sài Gòn. Gần đây, những clip được tung lên mạng về thói nói tục, chửi bậy của học sinh đã làm dư luận vô cùng phẫn nộ, bức xúc: Khi nữ sinh nói chuyện bằng chân tay, Clip hai nữ sinh hỗn chiến kinh hoàng, Choáng váng với nam sinh Thủ đô chửi tục trước cổng trường. Đây không chỉ đơn thuần là câu chuyện học đường mà còn là câu chuyện của toàn xã hội.


    Trong cách cư xử với bề trên, hai miền Nam Bắc đều biểu hiện khác nhau. Nếu người miền Bắc nói “ạ” sau mỗi câu hỏi hoặc câu trả lời thì người miền Nam thường đệm “thưa” vào trước, “dạ” vào sau. Từ thuở nhỏ, hầu hết đứa trẻ nào cũng được dạy những lễ nghĩa cơ bản như vậy nhưng theo thời gian, khi con người dần lớn lên thì từ “ạ” của người miền Bắc thường được cắt giảm. Có lẽ bởi “ạ” mang nặng sự nghiêm túc, cứng nhắc và mô phạm, không còn phù hợp trong giao tiếp. Còn người miền Nam vẫn giữ nguyên từ “dạ” hay “thưa” như một lẽ tự nhiên.


    Mặc dù Hà Nội là trung tâm văn hóa nhưng tôi thấy rằng về sự lịch lãm, tinh tế thì người miền Bắc hơn người miền Nam, thế nhưng về văn hóa cư xử trong cộng đồng thì người miền Bắc lại phải học hỏi người miền Nam. Trong các lễ hội, người miền Nam ít cảnh nhốn nháo, xô đẩy hay cố tình làm hại của chung. Họ luôn có ý thức tôn trọng người khác và bảo vệ mình.


    Về cách sử dụng hai từ “cảm ơn” và “xin lỗi” hai vùng miền cũng khác nhau. Người miền Bắc rất hạn chế trong cách nói hai từ này, người ta chỉ nói như một luật lệ bất thành văn khi con cái nói với bố mẹ, ông bà, người ít tuổi nói với người hơn tuổi mà không biết rằng giao tiếp với cộng đồng cũng rất quan trọng. Nếu đi ngoài đường trên đất Bắc mà bạn bị xe đụng, bị giằng kéo, xô đẩy thì bạn chỉ nhận được những cái trợn tròn mắt, rồi phóng xe qua trước mặt. Nhưng người miền Nam thì khác, họ sẵn sàng nói xin lỗi nếu sai.


    Ở Sài Gòn, chuyện vào siêu thị, cửa hàng… thấy những cô nhân viên cúi gập người chào là điều hết sức bình thường. Thế nhưng ở Hà Nội, bạn sẽ xúc động đến sững sờ khi thấy ai đó cúi gập người và nói lời cảm ơn – đó là chuyện hiếm thấy trên cả miền Bắc. Nếu đi trên đường mà có điện thoại, người miền Bắc có thể vừa lái xe vừa chửi tục, quát tháo ngay giữa phố để chứng tỏ mình là ai, nhưng người miền Nam thì họ sẽ dừng lại, ghé xe bên lề đường mà nói chuyện. Thanh niên miền Nam nhậu nhẹt về khuya, khi thành phố vắng người, không có cảnh sát giao thông họ vẫn dừng xe khi có đèn đỏ, nhưng miền Bắc thì khác, không cần nhìn ngó trước sau mà sẽ phóng xe đi thẳng.


    Từ ngoài xã hội lại nói về câu chuyện học đường nơi mà các em bộc lộ rõ nét nhất cách ứng xử. Sau giờ tan học, nếu đứng ở một cổng trường cấp III tại miền Bắc sẽ thấy rằng, vừa bước ra khỏi cổng trường học sinh nam thì bỏ “sơ vin”, châm thuốc và bắt đầu “phun châu nhả ngọc” đến kinh hoàng, học sinh nữ thì sẵn sàng cầm dép lên đánh nhau vì những lý do hết sức vớ vẩn.


    Môi trường nào cũng có những bức xúc, học sinh miền Nam có đánh nhau, nhưng mức độ man rợ thì không bằng miền Bắc. Học trò miền Nam chỉ đánh đấm nhau rồi thôi chứ ít khi kèm theo những hành vi xúc phạm như chửi bới thậm tệ, lột áo ngay giữa phố. Cứ thử xem những clip của học sinh Bắc thì biết, đánh nhau không khác gì côn đồ, dẫn đến “đối thủ” chấn thương cả về thể xác cũng như tinh thần.


    Trong môi trường giáo dục, đến trang phục giữa hai miền Nam Bắc cũng khác nhau. Nữ sinh miền Nam có truyền thống mặc áo dài trong mỗi tuần còn miền Bắc thì hầu như không mặc. Thực ra, trong việc bắt học sinh mặc áo dài cũng có cái cớ của những người làm quản lý trong ngành giáo dục. Khi vận trên mình bộ áo dài, một mặt sẽ gây ra sự bất tiện khi hoạt động mạnh, mặt khác các em cũng phải ý thức mình là con gái Việt Nam, cần giữ được nét dịu dàng, dáng yêu đúng lứa tuổi. Vì vậy, nữ sinh cũng ngại ngần mỗi khi có ý định đánh nhau với bạn vì sợ hoen ố lên tà áo trắng, cũng như nhân phẩm của mình. Riêng điều này thôi cũng đã phần nào giảm thiểu được những nóng nảy nhất thời, những hành động bất thường của học sinh.


    Cách xưng hô trong nhà trường và ngoài xã hội, học trò miền Nam thường xưng hô “cô”, “dì”, “chú”, “bác” với “con”, nghe rất thân mật, tình cảm như người trong gia đình. Vì thế, chả có lý do gì lại đẩy những mâu thuẫn khiến cho tình cảm bị sứt mẻ cả.


    Người miền Bắc thường ăn nói rất khéo, trịnh trọng nhưng người miền Nam lại nhã nhặn và hồn hậu hơn. Trong đời sống thường nhật, người miền Nam biểu lộ tình cảm một cách chân tình, không che dấu như người miền Trung hay khách sáo như người miền Bắc. Đến nhà một gia đình miền Nam mà gặp bữa cơm thì sẽ được họ mời một cách cởi mở: “Ăn cơm chưa? Sẵn bữa ăn luôn nghen!” mặc dù đó có thể là mâm cơm tuềnh toàng. Điều đó cũng không làm cho khách phải ngại ngần. Vì thế mối quan hệ được gắn kết bằng sự cởi mở, thoải mái.


    Người miền Nam sống đơn giản nên mọi thứ đều thoáng và dễ chịu. Họ không hay để ý nhau, quản lý nhau, săm soi quá sâu vào đời tư của người khác. Họ sẵn sàng bỏ qua mọi hiềm khích để khám phá và thưởng thức cuộc sống, vì thế mọi chuyện luôn tươi mới. Còn đối với người miền Bắc, họ sống phức tạp nên nhiều khi trở thành lối sống giả. Trong cách giao tiếp, có thể trước mặt người khác họ lễ phép, lịch sự nhưng ngay sau lưng họ lại chửi tục. Họ luôn gồng mình cố gắng trong khi bản thân họ lại muốn nổi loạn. Cách sống đó dễ dẫn tới tình trạng bất cần và stress tâm lý. Cuộc sống bí bách, khí hậu khắc nghiệt cũng góp phần làm cho người miền Bắc tính tình nóng nảy, văn hóa ứng xử kém hơn người miền Nam.


    Phải chăng những điều tôi nói trong bài viết này ai cũng biết nhưng mà ít ai nói và ít ai viết ra?


    Theo Giáo Dục VN



  20.  

     

     

    Từ nhiều năm trước đây người dân tộc Tày đã sáng tác được nhiều phong thư. Phong thư được sáng tác từ khi có chữ Nôm Tày, thanh niên nam, nữ người Tày đã sử dụng loại phong thư này để viết thư, gửi tới người mình thương, mình nhớ. ở vào thời ấy vẫn còn hiếm người biết chữ, nhưng dù có biết chữ thì việc làm thơ, nhất là thơ tình cũng không dễ làm.

     

    t64480.jpg

     

    Thơ của người Tày được viết theo thể 7 chữ liên tục, cũng có khi được chia từng khổ 7 chữ với 4 câu gần với thơ đường. Thơ của người Tày sáng tác có những nội dung sâu sắc, lơì lẽ bóng bẩy, thể hiện được nội tâm của người làm thơ, với chữ viết chân phương, đẹp đẽ, với độ dài khoảng vài chục câu. Cũng có khi người ta viết trên vải, rộng khoảng trên dưới nửa mét. Khung của bức thư được vẽ trang trí ong bướm, hoa lá, chim én ngậm phong thư hoặc rồng chầu mặt nguyệt… Tất cả đều được vẽ như một tác phẩm nghệ thuật, khiến nhiều người ưa thích còn treo dán ở trong buồng nằm và cho đến nay đã có không ít những câu thơ hay được lưu truyền trong cộng đồng. Đây là lối thơ tình mang đậm trình độ văn hoá của người dân tộc Tày:

     

    “ Một mèng dú táng không vén vẹn

    Ước xuân mà nhạn én chập căn”

     

    (Ong bướm mỗi chỗ mỗi phương

    Ước xuân về uyên ương hội ngộ)

     

    Để có những bài thơ hay, người Tày phải nhờ những người có năng khiếu “thi sĩ” sáng tác hộ, đôi khi họ còn phải thuê người viết, vẽ để có những bức phong thư hay và đẹp. Khi nhận được phong thư người nhận cũng phải nhờ người đọc, ngâm thơ. Những làn điệu đọc, ngâm thơ này được người Tày gọi là phong thư. Kiểu ngâm thơ của người Tày khá hay, chậm rãi, chứa chan trữ tình, buồn vui lẫn lộn. Vào thời ấy đã có bản người Tày nên họ mời thày đồ về dạy chữ nho. Ngoài những mong ước có nhiều ruộng, nhiều thóc lúa, trâu, bò… Người Tày đã ý thức được cần phải biết và lưu giữ phong tục tập quán, biết thơ lượn, biết chữ nghĩa, biết làm thơ để giữ gìn và lưu giữ văn hoá riêng của dân tộc mình. Cho đến ngày nay, phong thư vẫn còn được lưu giữ trong ký ức của những người già và họ vẫn sử dụng những làn điệu của phong thư để ngâm hoặc người ta sử dụng làn điệu nàyvới những sáng tác mới.

     

    Cuộc Sống Việt _ Theo baobackan.org.vn

     

     

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...