Jump to content

duonghoanghuu

Thành viên
  • Số bài viết

    328
  • Gia nhập

  • Đăng nhập

  • Nổi bật trong ngày

    8

Bài viết được đăng bởi duonghoanghuu


  1.  

    Nhiều nhà thơ khẳng định làm Thơ khó, giấu nghĩa để thiên hạ đi tìm, để độc giả được tự do sáng tạo ra các lớp nghĩa cho thơ… là một thành công. Nhưng lại có người viết khẳng định dễ hiểu, cảm động mới là đích đến của thơ. Phải chăng thơ dễ hiểu thì ý tứ nông cạn, thường thường bậc trung, ai cũng biết, và người sáng tác quá dễ dãi; còn thơ khó hiểu là thơ có ý tứ sâu sắc, kín đáo, người sáng tác phải dày công, thậm chí đó mới là thơ đích thực? Các nhà thơ 7x, 8x… hiện nay chủ ý làm cho thơ khó về ý tưởng và hình thức không? Có hay không rào cản giữa thơ trẻ và độc giả? Đâu là giới hạn của người đọc và người sáng tác? Phải chăng hiện nay chỉ có các nhà thơ đọc nhau, phê bình về nhau, chứ độc giả nói chung thì thờ ơ với thơ, họ thường không hiểu các nhà thơ nói gì, viết gì, họ không nhận ra được ý tứ sâu kín nhà thơ gửi gắm trong văn bản..  thực tiễn sáng tác và tiếp nhận vẫn đang đặt ra nhiều vấn đề cần có sự phản hồi từ nhiều phía. Tiếp tục mạch chuyện Bàn về “thơ khó” đương đại Việt NamPhebinhvanhoc.com.vn xin giới thiệu ý kiến bàn thảo của một số nhà thơ về sự lựa chọn đường hướng sáng tạo của họ

     

    Lê Vĩnh Tài: Thơ hôm nay nên “khó” đọc hay “khó” đăng?

    1.Tôi chưa bao giờ quyết định rằng mình sẽ làm một bài thơ. Những câu chuyện vẩn vơ đâu đâu hay những giấc mơ thường bất ngờ bám lấy tôi và “bắt” tôi phải viết. Có lẽ vậy mà tôi thường viết rất nhanh. Tôi luôn luôn thấy những lỏng lẻo khi mình phải “cấu trúc” một bài thơ. Khi tôi phải nhớ lại mình đã làm một bài thơ như thế nào thì chỉ còn một cảm giác mơ hồ, chứ không phải là một kinh nghiệm. Nó chỉ là một phản ứng ngôn ngữ của tôi ngay lúc ấy, với câu chuyện ấy, và bây giờ thì không còn ám ảnh mình nữa, vậy thôi. Đó là lý do tại sao tôi rất thích sự phi lý trong quá trình sáng tạo. Nhưng tôi cũng tin rằng, sự phi lý này phải được chuyển tải đến người đọc. Thật mệt mỏi khi anh đánh đố mọi người mà cuối cùng câu trả lời của anh lại chẳng có vấn đề gì trầm trọng. Mà thơ thì không thể giấu. Đó không chỉ là trí tuệ mà còn là thế giới quan của thi sĩ. Anh không nói hết những ý nghĩ của chính mình thì còn ai có thể nói thay anh? Rồi khi tuổi đời đã mòn, cảm xúc đã cạn lại đành hồi ức tiếc nuối đâu đâu…

    Hòa tan cảm xúc của mình vào sự bí ẩn, nhưng nhà thơ cần phải gửi gắm vào đó những yêu thương và căm ghét. Tôi thích những nhà thơ quyến rũ bạn đọc bằng tư tưởng của mình, không phải những phiêu lưu tối mò và kỹ thuật vô ích.

    Về phần tôi, tôi tin rằng sự tinh tế của nhà thơ làm nên sự “khó” của thơ hôm nay (những giai đoạn khác thì tôi không biết), nếu có thể, thì chỉ nên khó đăng chứ không nên khó hiểu. Đã đành không ai dám xếp thơ vào một nhu cầu không quan trọng, nhưng trong cuộc sống còn khó khăn mệt mỏi, đọc thơ là một nhu cầu có thể “miễn trừ” đối với nhu cầu kiếm đủ áo cơm. Vì thế, người đọc cần đọc ngay vào những cái mà họ thấy yêu thương hay cay đắng (dĩ nhiên bằng một ngôn ngữ có thể đầy “vật lộn” chỉ có ở nhà thơ). Sự vòng vèo vô ích của nhà thơ tối tăm đôi khi làm người đọc chán không phải vì “khó” mà vì cuối cùng anh cũng không mang lại cho người đọc được những gì mà họ mong mỏi. Những kịch tính ấy xưa nay là đặc quyền của các nhà văn xuôi, nhưng có lẽ đã đến lúc nhà thơ cần chia xẻ trách nhiệm này. Không phải không có lý khi người ta không chỉ chán ngán mà còn đang oán trách các nhà thơ thời nay viết quá nhiều những bài thơ tùy tiện du dương và vô nghĩa. Sự “khó” của thơ nên mang lại cho người đọc một ngụ ngôn về cuộc đời dù với những biên tập kiểm duyệt mà con người ta vẫn có thể lang thang trên những bài thơ đầy khai mở, chứ sự “khó” không bao giờ làm thơ thành một thứ hàng hóa xa xỉ. Nhà thơ sáng chế ra sự “khó” làm thành những hư cấu về cuộc sống, dù dịu dàng hay tàn ác thế nào đi nữa, vẫn đáng sống và vẫn gần gũi trong tầm tay mọi người. Bạn đọc muốn nhà thơ hãy nhường phần hy vọng xa xôi tận đâu cho tôn giáo với những công bằng của thiên đàng địa ngục ở kiếp sau.

    2.Tôi không thấy một rào cản nào của “thơ trẻ” hiện nay với bạn đọc cả. Cũng không có rào cản của thơ nói chung. Có thể có vài ba rào cản nào đó, nhưng đó không phải rào cản anh đang ám chỉ mà là những chuyện ngoài thơ. Chẳng còn ai muốn nghe nữa. Sự phát triển của xã hội làm người đọc thơ hôm nay không còn tấm màng che hai bên mắt ngựa và các nhà thơ cũng không còn trói buộc vào một chủ nghĩa hay phương pháp sáng tác nào. Điều vui sướng của người đọc bây giờ là đọc xong một bài thơ mà vẫn lưu giữ những ý nghĩa lẩn quất trong đầu, dù niềm vui ấy có bị đe dọa về sự không sáng rõ do những bí ẩn của bài thơ mà nhà thơ vô tình mang lại.

    Tôi vẫn nghĩ thơ luôn luôn là tên gọi của một nỗi buồn. Đó là lý do các nhà thơ tiếp tục mộng mơ, tiếp tục viết, tiếp tục lý giải về những phận người đã và đang bị ruỗng mòn bởi sự tàn ác, thời gian… và cuối cùng là cái chết. Sự múa may và vô nghĩa trong thơ nhằm làm cho mọi người lim dim ngủ như ngấm thuốc phiện là một tội mà chắc bạn đọc sau này khó tha thứ. Một nhà thơ bẩm sinh luôn luôn có khả năng mang bạn đọc đi theo tới cùng nhằm nhận được sự sáng rõ của mình sau những rối loạn đáng yêu của tất cả các giác quan. Hình như đó mới là quyền lực của thơ và những nhà thơ thực sự.

    Nguyễn Phan Quế Mai: Thơ khó không phải đích đến của tôi

     

    1. Tôi luôn trân trọng các nỗ lực cách tân thơ cũng như sự phong phú của các thể loại thơ. Nhưng, tôi sẽ lạc lõng chăng khi nói rằng thơ khó không phải là đích đến của tôi?

    Là một người viết, tôi tìm đọc rất nhiều các thể loại thơ, trong đó có nhiều bài thơ khó, rất khó. Đôi khi tôi hoang mang, tự hỏi có phải là kiến thức thơ của tôi quá kém hay trình độ trên đại học của tôi vẫn chưa đủ để hiểu những bài thơ ấy. Một lần, vì quá băn khoăn, tôi tiếp cận với tác giả một bài thơ khó, nhưng chính người ấy cũng không thể giải thích với tôi những điều muốn chuyển tải qua bài thơ của mình.

    Có người đã nói rằng, thiên tài là một người có thể diễn tả những vấn đề phức tạp nhất một cách giản dị, dễ hiểu và ngắn gọn nhất. Theo tôi, thơ hay, thơ mới hoặc thơ cách tân không nhất thiết phải là thơ khó, mà ngược lại, những bài thơ hay là những bài thơ dễ hiểu, dễ cảm, dễ đi vào lòng người. Các nhà thơ, dù cách tân đến đâu, dù rối rắm đến đâu, làm sao có thể vượt qua vẻ đẹp giản dị của thơ Xuân Quỳnh: “Chỉ có thuyền mới hiểu/Biển mênh mông dường nào/Chỉ có biển mới biết/Thuyền đi đâu về đâu/Những ngày không gặp nhau/Biển bạc đầu thương nhớ/Những ngày không gặp nhau/Lòng thuyền đau – rạn vỡ” (Thuyền và biển)?

    Bài thơ trên của Xuân Quỳnh, đại diện cho một bài thơ hay, mặc dù dễ hiểu, nhưng không hề nông cạn, mặc dù đi vào lòng người, nhưng không hề đơn giản. Bài thơ ấy ẩn chứa nhiều tầng ngữ nghĩa, và những vẻ đẹp chưa phát lộ, mà bạn đọc có thể tự khám phá bằng cách soi mình vào bài thơ ấy.Dù đã thuộc lòng “Thuyền và biển” từ thời còn đi học, bây giờ đọc lại, tôi vẫn thấy bài thơ ấy không hề cũ chút nào.

    Là một người viết, điều tôi sợ hãi là mình lạm dụng cách tân để tạo ra những vỏ bọc rối rắm của ngôn từ. Tôi sợ mình say sưa với cuộc đua khoe khoang chữ nghĩa mà quên đi giá trị đích thực của thơ ca. Cách tân đối với tôi không phải là cuộc chơi trốn tìm chữ nghĩa, mà là dâng hiến cho người đọc những vẻ đẹp tươi mới trong nội dung, hình ảnh, cách diễn đạt, trong sự thăng hoa của cảm xúc. Tôi biết con đường mình đi đang rất dài nhưng tôi đang tìm đến sự giản dị trong thơ. Giản dị không có nghĩa là đơn giản, không có nghĩa là không có chiều sâu. Nhà thơ Nguyễn Hữu Quý, trong một bài viết gần đây có nói: “Thực ra khó hiểu hay dễ hiểu không phải là tiêu chí của thơ, mà thơ hay chính là sự lay động người đọc ở cảm xúc mạnh, ở tính đa nghĩa của hình tượng, ở sự hợp lý đắc địa của ngôn từ. Giá trị của thơ nằm ở việc phát hiện vấn đề, tìm và dựng tứ độc đáo, ở tính sáng tạo trong thiết lập cấu trúc bài, chọn lựa hình tượng khác lạ, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ nhuần nhuyễn đổi mới”.

    Tôi không phủ nhận và chối bỏ bất cứ hình thức sáng tạo nào. Trái lại, tôi nghĩ rằng các nỗ lực sáng tạo của các nhà thơ đang tạo ra những hình thức đầy màu sắc của thơ ca, nhiều “món ăn tinh thần” phong phú cho người đọc. Tuy nhiên, ở ngã rẽ sáng tạo, tôi sẽ không chọn cho mình con đường đi đến thơ khó, vì tôi nghĩ đấy không phải là lựa chọn duy nhất của sự đổi mới và cách tân trong thơ.

    Đỗ Doãn PhươngNgười làm thơ thường thất vọng vì sự thờ ơ của công chúng

    1. Chắc chắn không người viết nào nói rằng thơ mình cầu kỳ rắc rối khó hiểu. Người viết luôn nghĩ rằng vì tư tưởng mình to lớn, diễn dịch ra phải cần nhiều ý, nhiều tứ, nhiều thủ pháp tu từ và nhiều chữ. Thậm chí, những con chữ trong tự điển thôi chưa đủ, cần phải sáng tạo thêm những chữ mới. Và họ như con lạc đà chất lên mình gánh nặng do chính họ tạo ra. Trong khi cả nàng thơ của họ và công chúng không cần cái gánh nặng ấy, mà chỉ cần những trải nghiệm rút ra từ đó (….)

    Khi viết thơ, đương nhiên ai cũng nghĩ mình rất… dễ hiểu, rất mạch lạc, rất thành thực và cho rằng những ai không hiểu thơ mình hình như là do họ kém năng lực thẩm mỹ. Cũng tương tự như khi viết thư tình. Mình thành thực giãi bày lòng mình kín 4 tờ phê đúp, toàn những lời gan ruột cả, hy vọng cô ấy sẽ nuốt lấy từng lời, và sau đó ấp ôm bức thư vào ngực. Nhưng sự thực có phải bao giờ cũng thế đâu. Có khi nàng đọc bức thư mà chỉ cười khẩy vì người viết đã giãi bày những thứ tối tăm, rạo rực mà nàng chẳng muốn nghe. Như thế có nghĩa là mình đã viết về những thứ quá riêng tư, chỉ có ý nghĩa đối với chính bản thân mình trong hoàn cảnh ấy, tâm trạng ấy. Nó hoàn toàn vô nghĩa khi đem ra ánh sáng. Những bức thư như thế, cứ để một thời gian, khi đã hết cơn “đắm say” với nàng, giở ra đọc lại mới thấy mình viết thật là tức cười.

    Hơn nữa bài thơ của ta đâu phải chỉ là giãi bày riêng cho một người, nó là giãi bày với cuộc đời. Mà cuộc đời thì gồm toàn những người không những rất khác mình, mà họ còn không có thời giờ để quan tâm đến mình nữa. Vì thế vượt lên khỏi cái riêng tư, cái cảm giác tự kỷ ám thị để viết về những cảm xúc có thể là “mẫu số chung” cho mọi người là điều cần thiết.

    Người làm thơ thường thất vọng vì sự thờ ơ của công chúng, bởi làm được một bài tử tế đã khó, kiếm tìm sự đồng cảm của độc giả lại còn khó hơn. Cứ lấy chính mình ra làm ví dụ. Biết bao nhiêu lần mình thắp đèn cầm sách của nhiều đại thi hào tầm cỡ thế giới lên, ngồi cau mày, nhăn trán đọc mãi, đọc mãi mà vẫn thấy thơ của các vị cứ trượt ra khỏi mình. Nhưng tất nhiên, mình không dám nghi ngờ năng lực của các vị, mà đành phải quay sang nghi ngờ chất lượng của bản dịch, hay nghi ngờ năng lực cảm thụ của chính mình. Điều đó cũng là bình thường thôi, bởi để hiểu được một bài thơ có khi phải cả đời, nhất là bài thơ mà phải suốt đời ngẫm nghĩ người ta mới viết ra được. Như thế bài thơ có một mẫu số lớn.

    Ở nhà, tôi thường đùa với mẹ rằng, bài nào của con mà mẹ khen hay tức là bài… dở nhất, bởi thơ của con cao siêu, chứ không phải để đành cho các “bà già nhà quê” như mẹ! Đó chỉ là câu đùa thôi. Nó là một nửa của sự thật, bởi nếu một bài thơ mà các cụ thích thì thường là các bài vè.  Tuy nhiên, nếu cái cao siêu biết tự từ chối sự cao siêu của mình mà giản dị được như bài vè thì mới thực là đắc đạo. Tôi không tin rằng mẹ tôi hiểu hết được những gì tôi gửi gắm vào các bài thơ, nhưng hy vọng có những bài gần gũi đến mức mẹ cảm thấy có một phần đời sống của mình ở bên trong.

    2. Rào cản giữa thơ trẻ hiện nay và người đọc do cả hai phía. Người đọc có quá nhiều sự lựa chọn để giải trí, cho nên thờ ơ với văn thơ, và lâu dần mất thói quen thưởng thức giống như “mất dạ” với một món ăn vậy (vừa nghĩ tới đã thấy ngấy tận cổ rồi). Ở phía ngược lại cũng do chính những người sáng tác lâu nay, khi nghệ thuật của mình không kiếm tìm được những hình thức “ngon lành”, “hấp dẫn” để lôi cuốn người đọc thì dần dà những cái mình viết ra hầu như chỉ để cho mình. Ngay cả các độc giả chuyên nghiệp (tức là các bạn văn) cũng mất hứng thú khi đọc tác phẩm của nhau.

    Phá vỡ được rào cản này, gây ra được một con sốt, một sinh thú mới cho người  đọc thơ, ấy là điều mà nhà thơ nào cũng ao ước. 8 năm trước, nhà thơ trẻ Lãng Thanh qua đời. Cú sốc trước cái chết của anh, cộng với sự sửng sốt trước những vần thơ vừa lãng mạn kỳ ảo, vừa đẹp đẽ một cách đau đớn, trong suốt… công chúng đã tìm đến thơ  Lãng Thanh và tiếp nhận anh. Những đột phá khẩu như thế luôn là niềm hy vọng để công chúng trở lại với thơ

    T. K thực hiện

    Chuyên đề Thơ khó đương đại Việt Nam do phebinhvanhoc.com.vn tổ chức. Bài đã đăng trên Văn nghệ Trẻ số 13 – 2012

    • Like 2

  2. Tôi nghĩ để tìm thấy niềm vui và hạnh phúc thì nên dịch thơ thiếu nhi. Đó là cảm nhận khi tôi đọc bài thơ Rainbow Came Out To Play của twinklepoems, bài thơ đoạt giải thơ thiếu nhi trên trang Fanstory.com. Bài thơ và bản dịch như sau:

     

     

    images?q=tbn:ANd9GcSOl362P7D-txHEOp4GNF6

     

     

    Rainbow Came Out To Play by twinklepoems

      

    Children's Rhyming Poem Contest Winner

     

    Rainbow came out to play 
    Told Sunbeam she'd stay all day 
    Sunbeam said she'd tag along, 
    They slipped away on dew of dawn. 

    Rainbow startled the new born fawn, 
    Fawn woke up with a sleepy yawn. 
    Sunbeam warmed nature's floral display, 
    When Rainbow came out to play. 

    Rainbow arched to kiss the sky, 
    Said, "Hello", as clouds drifted by. 
    Sunbeam shines on the ground below 
    Giving earth a toasty glow. 

    Rainbow stretched to the ocean floor, 
    Went to knock on dolphin's door. 
    Sunbeam played with the flying fish, 
    Then she and Rainbow made a wish. 

    Night is falling and Sunbeam goes. 
    Stars came out and the moon arose. 
    Rainbow waves a fond goodnight, 
    Fades away in the pale moonlight. 

     

     

     

     

     

     

    CẦU VỒNG ĐI CHƠI

     

    Cầu vồng xuất hiện để chơi

    Gọi tia nắng đến cùng vui suốt ngày

    Nắng ừ tớ sẽ theo ngay

    Bớt đi sương  sớm cho đầy bình minh

    Hươu con đang ngủ  giật mình

    Cầu vồng làm động hươu xinh ngáp dài

    Nắng lên sưởi ấm  nơi nơi

    Thiên nhiên  rực rỡ trò  chơi cầu vồng

    Cầu vồng hôn khắp bầu không

    Xin chào buổi sáng bềnh bồng đám mây

    Nắng vàng chiếu xuống đất dày

    Địa cầu  ấm áp  thêm đầy cỏ hoa

    Cầu vồng cúi xuống biển xa

    Đến thăm và gõ cửa nhà cá heo

    Cá chuồn giỡn nắng bay vèo

    Cầu vồng và nắng giao kèo cuộc chơi

    Đêm về nắng cũng về thôi

    Sao trời đã hiện cùng mời trăng lên

    Cầu vồng chúc nắng ngủ ngon

    Và tan trong bóng trăng non nhạt mờ.

     

    dhh chuyển ngữ 

    • Like 3

  3. Sau mấy ngày xa nhà, hôm nay đầu tuần đọc bài thơ To fllow của một blogger không quen và thấy thú vị, nên dịch. Không ngờ ra bài lục bát quê nhà..

     

     

     

     TO FOLLOW

    by amaranthine lover

     

    stay close,

    the path is hard to find

     

    in a darkness

    not accompanied

    by friendly of thought

     

    solely, 

    I yearn to 

    possess a home

    that is not far off

     

    yet it must take a journey

    through the thickest of woods

    to remember where

    home truly is.

     

     

    DÕI THEO

     

    ờ gần, thì khó tìm đường

    tồi tăm khó chọn bởi mòn nghĩ suy

    khát khao duy nhất trong tôi

    một ngồi nhà để mình thôi xa nhà

    thế nên tôi phải đi xa

    xuyên rừng mới biết thực nhà mình đâu

     

     

    dhh  08/4/2013

    • Like 3

  4. Bài ca dao cũ (phát hiện là chưa cổ) có lí thú là trong thơ có toán, trong toán có sử...rất độc đáo. 

     

    440114-DSCN2403.jpg


    " Đi chợ tính tiền "là một bài ca dao lục bát.Bài đã được in làm bài Học thuộc lòng cho học sinh lớp " sơ đẳng " trong sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư ,năm 1948.Bài thơ kể chuyện một người phụ nữ đi chợ về,phải trình bày minh bạch ,rõ ràng việc chi tiêu với chồng.
    Ngày xưa khi học bài này thầy giáo chỉ nêu đại ý như rứa,đồng thời nêu bật tính đảm đang,khéo vén của người phụ nữ xưa....sau đó yêu cầu học sinh học thuộc.Thầy không giảng về bài toán ẩn trong bài thơ,có lẽ vì thời thế đã khác (Khoảng năm 1958,chưa được vào trường công lập,người viết học với Ông giáo... ở khoảng giữa cầu An Cựu và lăng Vạn Vạn,không biết có phải là thân sinh của nhà văn Hải Triều không?)đồng tiền cũng đã đổi thay,hoặc giải bài toán chắc chi những học trò nhỏ hiểu được.
    Đã hơn năm mươi năm,bây giờ người học trò xưa đang ngồi ôm tóc trắng...một ngày mưa ngồi buồn chợt nhớ thầy đồ nơi xóm cũ ngày xưa chừ không còn,nhưng bài thơ vẫn còn đọng mãi trong đầu của bài Học thuộc lòng thửa ấy.Bèn tìm giấy giải thử.
    Ngay câu thơ đầu tiên đã gặp ngay vấn nạn."Một quan tiền tốt mang đi".Một quan là bao nhiêu ?Quan là đồng tiền cổ,những người muôn năm cũ giờ không còn,biết hỏi ai đây?Chợt nghe vang vang trong đầu một bài nhạc của nhạc sĩ Văn Phụng:
    Một quan là sáu trăm đồng.
    Chắt chiu tháng tháng cho chồng đi thi.(Thơ của Nguyễn Bính).
    Vận dụng cả 4 phép tính cộng trừ nhân chia,đảo xuôi ngược,lên xuống...mãi vẫn không đủ 600 đồng cho một quan tiền! 
    Lại phải đi tìm trong lịch sử.Trong một ngàn năm Bắc thuộc,dân Việt không có đồng tiền riêng . Mãi đến sau khi Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán ,dân Việt vẫn còn dùng đến đồng tiền của phương Bắc. Đến năm 968,Đinh Bộ Lĩnh sau khi dẹp loạn 12 sứ quân ,lên ngôi hoàng đế với đế hiệu Đinh Tiên Hoàng,niên hiệu Thái Bình. Năm 970 nhà vua đã cho đúc những đồng tiền Thái Bình Hưng Bảo.Đây chính là những đồng tiền đầu tiên của người Việt.Từ đó tiếp đến những triều đại sau đều theo .
    Đơn vị để tính tiền xưa gồm có :quan,tiền ,đồng.Mỗi quan có giá trị là 10 tiền,mỗi tiền bằng bao nhiêu đồng tùy theo quy định của mỗi thời đại.Theo sử sách giá trị đồng tiền các thời đại như sau:
    1/ Năm 1225,vua Trần Thái Tông định phép dùng tiền.1 quan bằng 10 tiền.1 tiền bằng 70 đồng.
    2/ Năm 1428 vua Lê Thái Tổ cho đúc tiền Thuận Thiên.1 quan bằng 10 tiền.1 tiền bằng 50 đồng.
    3/ Năm 1439,vua Lê Thái Tông quy định 1 quan bằng 10 tiền ,1 tiền bằng 60 đồng. 
    Như vậy 1 quan=10 tiền=600 đồng.
    Từ đó các triều đại về sau,mỗi khi đúc một loại tiền mới đều theo tỷ lệ này,cho đến cuối triều Nguyễn năm 1945.Chỉ có tên đồng tiền là thay đổi theo tên hiệu.
    Năm 1905 ,chính quyền bảo hộ Bắc kỳ cho phát hành loại tiền đúc bằng hợp kim kẽm.Loại tiền này mặt trước in chữ Pháp,mặt sau ghi chữ Hán,có giá trị tương đương các loại tiền đồng như Gia Long Thông Bảo,Minh Mệnh Thông Bảo,Thiệu Trị Thông Bảo và Tự Đức Thông Bảo.
    Trong những đời vua sau của nhà Nguyễn còn có thêm hai đồng tiền khác là Khải Định Thông Bảo và Bảo Đại Thông Bảo,hai loại tiền này không đúc như những đồng tiền xưa mà được dập bằng máy dập nhập từ nước Pháp. 
    Đến đây chắc chắn là bài toán ẩn bên trong bài ca dao đã giải được.Ghi lại như sau,bên phải là các phép tính đã giải.

    ĐI CHỢ TÍNH TIỀN
    Một quan tiền tốt mang đi, 600 
    Nàng mua những gì mà tính chẳng ra.
    Thoạt tiên mua ba tiền gà, 3x60 = 180
    Tiền rưỡi gạo nếp với ba đồng trầu. 60+30+3= 93
    Trở lại mua sáu đồng cau, = 6
    Tiền rưỡi miếng thịt,giá rau mười đồng. (1,5x60)+10 = 100
    Có gì mà tính chẳng thông?
    Tiền rưỡi gạo tẻ,sáu đồng chè tươi. 60+30+6 = 96
    Ba mươi, đồng rượu chàng ơi, = 30
    Ba mươi đồng mật,hai mươi đồng vàng. 30+20 = 50 
    Hai chén nước mắm rõ ràng,
    Hai bảy mười bốn,kẻo chàng hồ nghi. 2x7 = 14
    Hai mươi mốt đồng bột nấu chè, = 21
    Mười đồng nải chuối,chẵn thì một quan. = 10
    CỘNG = 600



    Trong sách QVGKT bên dưới bài học thuộc lòng này có 3 từ giải nghĩa,ghi nguyên văn như sau :"GIẢI NGHĨA.Tiền tốt=tiền tiêu được.Vàng=đồ làm bằng giấy cúng rồi đốt đi.Hồ nghi=ngờ vực,không biết rõ".
    Những giải nghĩa này chỉ để giải thích cho lớp học trò tóc còn để chỏm,dễ hiểu,dễ nhớ.Đi chợ tất phải đem theo tiền,tiền phải có giá trị trong mua bán... là chuyện đương nhiên. Nhưng sao gọi là tiền tốt?Một bài cao dao được lưu truyền,được in trong sách giáo khoa từ lúc ra đời (Bản in đầu tiên năm 1927) đến lúc cải tiến thay đổi,không lẽ vì bí vần mà viết vụng thế sao! Thế là người viết phải đi tìm tiếp.
    Có một giai thoại trong văn học về Bà Chúa thơ Nôm.Chuyện kể rằng Hồ Xuân Hương thiếu tiền bèn hỏi mượn của Chiêu Hổ 5 quan để tiêu tạm. Chiêu Hổ gởi tiền đến,đếm hoài vẫn chỉ thấy có 3 quan.Nữ sĩ bèn làm bài thơ trách người cho mượn tiền:
    Sao nói rằng năm chỉ có ba.
    Trách người quân tử hẹn sai ra.
    Bao giờ thong thả lên chơi nguyệt.
    Nhớ hái cho xin nắm lá đa. 

    Chiêu Hổ họa lại:
    Rằng gián thì năm,quý có ba.
    Bởi người thục nữ tính không ra.
    Ừ rồi thong thả lên chơi nguyệt.
    Cho cả cành đa lẫn củ đa.
    Trong bài họa của Chiêu Hổ có chữ gián và quý.Đây là cơ sở dẫn người viết đi tìm tiếp. Đã có công tất ...chồng không phụ,kết quả đã tìm được:
    Khoảng thế kỷ 18,dưới triều vua Minh Mạng có hai loại tiền lưu hành.Đó là tiền quý và tiền gián,tỷ lệ như sau: 1quan quý = 600đồng. 1 quan gián chỉ bằng 360 đồng.
    Khi hỏi mượn tiền ,Hồ Xuân Hương chỉ nói mượn 5 quan,không nói là quan gì.Gặp lúc Chiêu Hổ chắc cũng đang thiếu nên chỉ cho mượn số tiền thấp xuống,nhưng vẫn đủ 5 quan:
    Quan quý : 3x600 =1800 đồng
    1800:360 = 5 quan gián

    Giá trị của các loại tiền xưa như thế nào?Đây là những số liệu về lương tiền dưới triều vua Minh Mạng. 
    -Quan Nhất Phẩm lãnh mỗi năm 400 quan,300 phương gạo,70 quan tiền Xuân Phục,tức tiền áo quần.
    -Quan Chánh ngũ phẩm,hàng tri phủ mỗi năm lương 40 quan,43 phương gạo,9 quan tiền Xuân Phục.
    -Lính,thơ lại,phục dịch ...lương mỗi tháng 1quan,tiền,1 phương gạo.
    Đồng quan ngày xưa nó to thế.Chẳng trách người ta bỏ ...quan ra để mua phẩm hàm ,chức tước...để được làm quan!Chẳng trách người phụ nữ " thời xưa"(tên khác của bài thơ Trăng sáng vườn chè) quên cả thanh xuân,gác tạm những ẩn ức ,dồn nén để một ngày chồng vinh qui về làng...cùng nhau trãi trọn trong một đêm trăng!
    Qua những số liệu vừa tìm được,ta có thể thấy rõ bài ca dao "Đi chợ tính tiền" xuất hiện sớm nhất phải từ thời Minh Mạng.Bởi từ lúc này mới có "Một quan tiền TỐT"mang đi.Tiền tốt chính là tiền quý,phân biệt với tiền gián có giá trị thấp hơn. Cũng thấy được,người phụ nữ trong một buổi chợ quê đã tiêu số tiền bằng lương tháng một người lính.Nhà nàng chắc phải có chuyện quan hôn,kỵ giỗ chi đây!

    Thật thú vị,để giải bài toán ẩn bên trong bài ca dao,đã phải đi loanh quanh,lòng vòng.Gặp những bài thơ hay,giai thoại đẹp,biết thêm vài điều về lịch sử...Nếu không có Internet chắc gì người viết đã giải được bài toán ẩn bên trong bài ca dao cổ?Chỉ nghĩ đến kho sách phải lục tìm,những thư viện phải đi đến ...đã thấy chồn chân chẳng muốn leo !

    Theo nhà thơ Phạm Văn Cho (Pleiku )


  5. Alison Flood

     

     

     Trên các trang web xã hội như Movellas và Wattpad đang xuất hiện một số lượng rất lớn các văn bản nghệ thuật của thanh thiếu niên, bao gồm cả phần đọc thơ và chia sẻ. Đó là lý do tôi điều tra hiện tượng này và trao đổi với một số thiếu niên xuất bản thơ trực tuyến.

     

    Rất nhiều thiếu niên tỏ ra khá e dè đối với việc sáng tác và thể hiện những sáng tác của mình. Tuy nhiên, với một tài khoản trực tuyến, bất cứ ai cũng có thể đăng bài và bộc lộ cảm xúc. Nếu bàn chuyện xuất bản thơ với các nhà xuất bản, thế nào bạn cũng được nghe một điệp khúc, rằng điều này là không thích hợp cho lắm, rằng thật khó khăn để bán được những tác phẩm của các tác giả trẻ ra ngoài thị trường, rằng giới trẻ ngày nay không hề quan tâm đến thơ ca. Nhưng, nếu bạn nhìn trên trực tuyến, bạn sẽ thấy một kết quả hoàn toàn khác biệt.

     

    Hơn 20.000 thanh niên tham gia viết thơ trên trang web xã hội Wattpad và hơn 100.000 thanh niên khác luôn tích cực đọc, chia sẻ cảm nhận với những bài thơ qua cả máy tính và điện thoại di động. Còn đối với Movellas, giới trẻ đăng tải từ 20 đến 30 bài mỗi ngày, và số đầu đọc phổ biến lên tới 15.000 lần trong một ngày. Những bình luận được đưa ra có thể từ 20 đến 200. Đây không phải là kết quả của một sự thờ ơ.

     

    Tôi đã khảo sát và nhận ra rằng, xu hướng chính cho các bài thơ phổ biến trên Movellas là hỗn hợp của cảm giác lo lắng, yêu thương và một chút hài hước. Rawrz đã làm việc rất tốt với Bí mật (Secrets).

     

    “Tôi không thể chạy trốn từ bí mật

    Chúng tồn tại ở khắp mọi nơi”

     

    Tess Towler thì thẳng thắn thể hiện với Tất cả những gì tôi có là con chữ của tôi (All I Have Is My Words)

     

    “Tôi nhìn vào bạn

    Nhưng cái nhìn của tôi không có ý nghĩa

    Tất cả những gì tôi có là con chữ của tôi”

     

    Còn Niall Nerd thì trăn trở với Tại sao là tôi? (Why me?)

     

    “Tại sao phải là bạn?

    Sao không thể là tôi?

    Vì bạn quá lạnh lùng?

    Hay bạn quá tàn nhẫn?”

     

    Tại Wattpad, cô bé Abby Meyer, 14 tuổi với tên online là SnowDrop07 vẫn còn quay cuồng với niềm vui sau khi nhận tin chiến thắng trong cuộc thi được đánh giá bởi Margaret Atwood với rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Bé đã phải viết hơn 10 bài thơ với đủ thể loại, bao gồm cả thơ ấn tượng, thơ sonnet (một loại thơ dài 14 câu), thơ villanelle (thơ 19 dòng), và một bài thơ chắp vá được hình thành từ việc lắp ghép các câu thơ từ các nhà thơ khác nhau. Tôi thì cho rằng, viết thơ tường thuật về sự biến hóa là phù hợp nhất với cô bé.

     

    “Ánh đèn quán cà phê mờ đi một nửa

    Người ta khuấy đảo bụi bặm của tin đồn

    Vào những chiếc ly đầy bọt…”

     

    Khi được hỏi về việc làm thơ của mình, bé Meyer đã trả lời rằng: “Rất nhiều bạn ngại ngùng trong việc bày tỏ cảm xúc của mình với người thân. Cháu biết rõ điều đó. Cháu đã từng rất lo lắng vì những bài thơ của mình, sợ là nó không đủ hay, hoặc là những người bên cạnh cháu không hề thích nó. Nhưng, với một tài khoản trực tuyến thì bất cứ ai cũng có thể đăng thơ của mình và thể hiện những cảm xúc mà họ không muốn người khác nhận ra hay không đủ tự tin để đưa thơ cho người khác đọc. Trên Internet, không có vấn đề gì nếu thơ của mình tồi tệ, bởi vì rất có thể chỉ có duy nhất một người lạ nào đó đọc nó mà thôi. Và với họ, điều đó chẳng quan trọng.”

     

    Chloe Smith, 16 tuổi thì nói rằng, “Dường như cháu đã bắt đầu có được những công nhận nhiều hơn trên Movellas. Bây giờ là lúc cháu có thể công bố những bài thơ của mình, đặc biệt là với những người thường xuyên tham gia trên trang web. Đó là cách tốt nhất để mọi người biết đến tác phẩm của cháu và cho cháu những ý kiến đánh giá. Nó cũng Là cách giúp cho cháu xây dựng ý tưởng và cải thiện việc viết lách của mình, để có thể viết tốt hơn trong những lần sau.”

     

    Thơ là một cách thể hiện tốt đối với thanh thiếu niên, bởi nó “giống như một cách để truyền đạt cảm xúc của một người”, Meyer đã cảm thấy như vậy. Cô bé nói rằng, “Cháu nghĩ là các bạn trẻ làm thơ để thể hiện sự lo lắng của họ, hoặc là viết về những gì mà họ sẽ không nắm bắt được nếu không hiểu biết nhiều về nó. Khi ta viết một bài thơ với con mắt nhìn của người khác, cần phải đặt mình trong chính họ và cảm nhận tất cả mọi thứ giống như là họ cảm nhận. Nó mang đến cho chúng ta một cái nhìn độc đáo về sự việc. Sẽ thế nào nếu các bạn khác đặt mình trong vị trí của cháu và viết? Cháu thực sự rất tò mò. Nó cũng là lý do khiến cho cháu thích làm thơ và đọc thơ trực tuyến… Cháu nghĩ rằng, làm thơ là cách để các bạn trẻ hiểu nhau hơn và cùng nhau trải qua những thay đổi cảm xúc thú vị.”

     

    Movellas là một trang xã hội được khai trương tại Đan Mạch vào năm 2010 và ra mắt tại Anh vào tháng Hai vừa qua. Bây giờ, nó có 20.000 thành viên chính thức. Tiểu thuyết viễn tưởng là thứ được truy cập nhiều nhất và phía sau nó, xếp thứ hai, là thơ ca. Biên tập viên Jordan Philips đã nói rằng, “Chúng tôi có 2.500 bài thơ trên trang web của Vương quốc Anh và một con số tương tự cho trang web của Đan Mạch. Mỗi ngày, có khoảng 20 đến 30 bài được tải lên. Khi chúng tôi thấy nó lớn mạnh như thế nào, chúng tôi đã thử một cuộc đua với Hội thơ. Chúng tôi đã phát hành một ứng dụng cho thơ vào iPhone trong vòng một tuần và sau 6 ngày, đã có 3.500 lượt tải về.”

     

    Cậu bé Ollie Lambert, 15 tuổi, với tên trực tuyến là WriterMan, người đứng thứ 2 trong cuộc thi của Movellas với bài thơ Dạo chơi (Walk) đã nói: “Tại sao cháu lại viết thơ là một câu hỏi khó. Cháu cho rằng thơ là cách chắt lọc kinh nghiệm và cảm xúc trong thực tế, đồng thời, truyền đạt ý tưởng một cách mạnh mẽ và thể hiện phong cách cá nhân khác biệt. Những ý kiến phản hồi từ trên Movellas đã khuyến khích cháu phát triển khía cạnh đặc biệt này trong những bài thơ của mình.”

     

    Wattpad là một trang web xã hội của Canada. Trong 6 tháng vừa qua đã có gần 1.000.000 lượt truy cập của thanh thiếu niên. Người sáng lập trang web, ông Allen Lau nhận xét rằng, “Thơ của thanh thiếu niên có xu hướng viết về các cảm xúc hàng ngày. Ngày xưa, các bạn trẻ viết thơ cho chỉ một mình mình đọc. Còn bây giờ, họ có thể chia sẻ nó với một người ở cách xa cả 5.000 dặm. Điều này thực sự rất thú vị. Nó không chỉ là cơ hội để tự thể hiện bản thân mà còn là cơ hội để nhận được những đánh giá, phê bình khách quan nhất.”

     

    Cả Lau và Philips đều tin rằng, sự quan tâm đối với thơ trực tuyến là rất lớn và nó đánh dấu cho những thay đổi của thể loại này.“Tôi nghĩ rằng, chúng tôi đang thực sự nhìn thấy sự phục hưng của thơ ca.”

     

    Rất khó để nói chuyện công bố thơ của thanh thiếu niên với các nhà xuất bản nhưng với Internet và điện thoại di động thì lại khác. Đó là nơi bạn có thể tham gia cùng với thơ như là một cộng đồng trực tuyến, cùng nhau viết, chia sẻ, trao đổi và nhận những nhận xét. Những trang wed như Movellas là nơi “trưng bày thơ trong thời đại kỹ thuật số”. Bất cứ ai có lòng quan tâm tìm hiểu hay đam mê thơ ca của các bạn trẻ yêu thơ đều có thể tham gia và thể hiện ý kiến của mình. Đó là một ý tưởng tuyệt vời cho thơ.

     

    Movellas đã kết hợp với Nhà xuất bản Sách thiếu nhi Macmillan tổ chức một cuộc thi về thơ và lọc ra 25 em chiến thắng. Thơ của họ sẽ được tập hợp trong một tuyển tập sách điện tử của Macmillan trong tháng Sáu năm nay. Các trang wed có “nguy cơ” là sẽ “ngập lụt” bởi sự kiện này.

     

    Những thiếu niên như Smith, Meyer và tất cả các độc giả của thơ trực tuyến thường không mua các bộ sưu tập thơ từ các hiệu sách. Meyer nói rằng, “Cháu thích đọc thơ trên các trang web và cháu cũng đã tìm thấy rất nhiều những tập thơ tuyệt vời. Thật xấu hổ khi người ta nói rằng thơ trực tuyến không phải là thơ bởi vì có những bài không xứng đáng để được công bố. Cháu không thường mua thơ, chủ yếu là vì cháu không mấy khi nhìn thấy thơ trong các hiệu sách. Tuy nhiên, cháu có thể mượn thơ từ mẹ cháu. Hồi cháu còn nhỏ, ông bà ngoại cũng thường mua thơ cho cháu đọc. Với tuyển tập thơ đầu tiên này, cháu đã không khỏi mong đợi là sẽ có thể dễ dàng mua thơ từ các hiệu sách.”

     

    Còn Smith thì nói rằng, “Cháu luôn luôn theo dõi các bài thơ mới được công bố trên Movellas. Nó là cách thức tuyệt vời để có thể đọc được rất nhiều bài thơ của những người mới mỗi ngày. Nó khiến cho cháu bận rộn. Cháu muốn đóng góp những nhận xét mang tính xây dựng cho họ. Cháu chưa bao giờ mua thơ từ một hiệu sách. Cháu thích tiểu thuyết hơn, và cũng bởi vì cháu chẳng bao giờ tìm thấy bất kỳ một cuốn thơ nào trong các cửa hàng sách địa phương. Cháu nghĩ là Movellas nên bắt đầu xuất bản sách, đặc biệt là thơ.”

     

    “Chúng ta đều biết, ngày nay, thật khó để được xuất bản trong dạng sách.” Đó là nhận định của Lambert. “Movellas đã cung cấp cho các bạn một cơ hội được công bố tác phẩm của mình. Đó là nơi cho những người muốn chia sẻ và phát triển cùng một lúc. Khả năng tiếp cận chính là chìa khóa, nhất là với thế hệ trẻ. Nhờ có Internet, việc công bố tác phẩn dễ dàng hơn bao giờ hết và bạn cũng không cần phải chờ đợi cả hàng tháng trời để có được phản hồi từ nhà xuất bản, hay lo lắng vì bị từ chối liên tục. Bạn hoàn toàn có thể đăng bài của mình lên Movellas và mọi người sẽ đọc nó rồi nhận xét ngay trong ngày. Đây thực sự là điều hấp dẫn đối với các tay viết trẻ.”

     

    Thi Vũ Lược dịch theo Guardian

     

     

     

     

     

    Nguồn: văn nghệ Trẻ 


  6. Thể theo lời yêu cầu của bạn Đặng Thành Vinh, T.L.V thay mặt BQT diễn đàn đã tiến hành kiểm tra IP. Kết quả: Không phát hiện nick khác trùng với những dãy IP của thành viên Đặng Thành Vinh đã từng truy cập vào diễn đàn. Điều này có thể kết luận chưa phát hiện ra việc bạn Đặng Thành Vinh sử dụng nhiều nick.

     

    Còn vấn đề đang tranh cãi, BQT xác định đây là vấn đề cá nhân giữa 2 thành viên. Chúng tôi đề nghị giữa hai bạn cần trao đổi và tìm hướng giải quyết tốt nhất. BQT không khuyến khích việc dùng diễn đàn này để công kích lẫn nhau. Nếu điều này tiếp tục xảy ra, topic này chắc chắn sẽ bị đóng bởi BQT.

    Tôi đồng ý với TLV. Các bạn liên quan vụ cấn cá gì đó hãy gác lại mọi sự tranh cãi gây xung đột như trên. Và nếu thấy cần thì trao đổi theo một hướng khác dễ chịu hơn, có thể là chỉ riêng tư chứ không sử dụng diễn đàn . Chúc mọi sự tốt đẹp nhanh. 


  7.  

    cong-400.jpg

     

    Cục Nghệ thuật biểu diễn mới đây đã có quyết định chính thức cho phép phổ biến thêm tám ca khúc trong tuyển tập các Ca khúc Da Vàng của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

     

    Các ca khúc Da Vàng đã đưa tên tuổi người nhạc sĩ tài hoa vào lịch sử âm nhạc Việt Nam thế kỷ XX và trong trái tim của hàng triệu người yêu hòa bình ở Việt Nam và thế giới.

     

     

    Đó là những bài hát về quê hương, thân phận con người trong chiến tranh, là tiếng nói phản chiến và lời cổ vũ mạnh mẽ cho hòa bình. Việc các ca khúc này được phổ biến là tin vui đến với cộng đồng hàng triệu người yêu nhạc Trịnh Công Sơn.

     

    ‘‘Đây là những ca khúc gắn liền với tuổi trẻ, với nhiệt huyết của anh Sơn, là lời muốn nói của hàng triệu triệu người yêu hòa bình, yêu quê hương dân tộc, nỗi đau thương của cả một thế hệ”: - ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh, em gái nhạc si Trịnh Công Sơn chia sẻ.

     

    Danh sách các bài hát của Trịnh mới được phép phổ biến:

     

    1. Cánh đồng hòa bình

     

    2. Đồng dao hòa bình

     

    3. Người mẹ Ô Lý

     

    4. Nước mắt cho quê hương

     

    5. Đôi mắt nào mở ra

     

    6. Dựng lại người, dựng lại nhà

     

    7. Ta thấy gì đêm nay

     

    8. Chờ nhìn quê hương sáng chói

     

    Theo TPO


  8. Văn học - nghệ thuật Chăm vấn đề lực lượng

     

    Từ hơn trăm năm qua, sau những nỗ lực không biết mệt mỏi của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, văn hóa Chăm đã dần dần được đánh thức. Từ đó nó gây sự chú ý không ít đến giới chuyên gia cũng như bộ phận công chúng quan tâm. Rồi, từ sau đất nước thống nhất, lực lượng làm văn học - nghệ thuật người Chăm cũng đã có những đóng góp đáng kể vào nền văn hóa đa dân tộc Việt Nam.

    Về phía tập thể, Ban Biên soạn sách chữ Chăm - Thuận Hải (gồm Ninh Thuận và Bình Thuận) thành lập năm 1978, đã làm được rất nhiều việc. Sau 35 năm, ban đã cho ra đời cả trăm đầu sách giáo khoa cấp tiểu học, đào tạo trên 500 giáo sinh, non 2 vạn học sinh Chăm biết đọc, viết chữ Chăm. Sau đó Trung tâm Nghiên cứu văn hóa Chăm - Ninh Thuận thành lập từ năm 1992, đã tiến hành thu thập tư liệu giá trị. Hai thập niên sau, Bảo tàng văn hóa Chăm tại Bắc Bình, Bình Thuận cũng đã khai trương, lưu giữ nhiều hiện vật và giới thiệu nhiều nét văn hóa Chăm đến với cộng đồng và du khách. 

    Thuộc bộ phận cá nhân, ngoài luận án khoa học của các nhà khoa bảng như: Thành Phần, Bá Trụng Phụ, Phú Văn Hẳn, Quảng Đại Cẩn… các công trình nghiên cứu giá trị của những nhà nghiên cứu độc lập cũng đã được công bố. Từ Phú Yên, Kasô Liễng cho ra mắt các trường ca dân gian Chăm dày dặn. Văn Món - Sakaya chuyên viết về lễ hội và nghề cổ truyền Chăm. Trước đó, Inrasara cho ra đời hàng loạt tác phẩm về văn học và ngôn ngữ Chăm, trong đó sáng giá nhất là bộ ba Văn học Chăm, khái luận văn - tuyển đã được Trung tâm Lịch sử và Văn minh Đông Dương thuộc Đại học Sorbonne tặng giải thưởng. Nguyễn Văn Tỷ thuộc thế hệ đi trước cũng đã nỗ lực xuất bản hai tác phẩm về giáo dục và xã hội Chăm.

    vanhoc.jpgẢnh: Đình Hòa
     

    Khía cạnh khác, gốm Bầu Trúc - Ninh Thuận và gốm Bình Đức - Bình Thuận tưởng đã thất truyền, cũng đã khởi sắc từ vài hai thập niên qua, thu hút đáng kể lượng du khách đến với nghề thủ công với lối chế tác được cho là cổ nhất Đông Nam Á này. Cạnh đó, nghề dệt thổ cẩm Chăm ở Ninh Thuận tạo sự chú ý đặc biệt. Công ty dệt Inrahani ra đời, đã mang lại sự nhộn nhịp cho thị trường thổ cẩm.

    Đó là về nghiên cứu quá khứ. Riêng sáng tạo cái mới thì sao? Người Chăm có đóng góp gì đáng kể không? Về mỹ thuật. Đàng Năng Thọ, họa sĩ, 2 lần đoạt giải thưởng mỹ thuật. Sau lần ra mắt ở Thủ đô vào năm 1995, anh gây sự chú ý đáng kể. Thành Văn Sưởng, điêu khắc gia, cũng tham gia nhiều cuộc bày tranh tượng, có tiếng vang nhất định. Sau đó, Chế Kim Trung, là một khuôn mặt mới nhiều triển vọng.

    Về văn học, Inrasara, sáng tác cả tiếng Chăm lẫn tiếng Việt, hai lần đoạt Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam sau đó là Giải thưởng văn học Đông Nam Á, đã tạo kích thích lớn cho thế hệ trẻ Chăm. Tagalau, Tuyển tập sáng tác - sưu tầm -nghiên cứu Chăm, ra đời số đầu tiên vào mùa Katê 2000, qua 13 kỳ, đặc san đã trình làng được nhiều khuôn mặt sáng giá. Về sáng tác có: Trà Vigia, Jalau Anưk, Đồng Chuông Tử, Tuệ Nguyên, Kiều Maily… Về nghiên cứu có: Nguyễn Văn Tỷ, Quảng Đại Tuyên, Bá Minh Truyền, Sonputra, Bá Văn Quyến…

    Riêng ca - múa - nhạc. Amư Nhân, nhạc sĩ kiêm ca sĩ, đã có 6 tác phẩm và 4 băng đĩa riêng. Đoàn nghệ thuật dân gian Chăm - Ninh Thuận thành lập năm 1993, với 25 diễn viên trong đó nổi bật: Dương Tấn Đức, Đàng Năng Đức, Thập Ariya, Bích Trâm, Như Trang… Đoàn đã phục vụ từ thủ đô, thành phố lớn cho đến tận xóm phây hẻo lánh. Đoàn nghệ thuật dân gian Chăm huyện Bắc Bình, thành lập năm 1989, gồm 20 diễn viên, cũng mang nhiều sắc thái độc đáo với các khuôn mặt: Lâm Tấn Bình, Phi Thúy, Minh Tuyết, Bình Vương, Trường Loan…

    Phác họa khái quát hoạt động văn học nghệ thuật cùng vài khuôn mặt tiêu biểu Chăm thời gian qua, nhấn mạnh vào sự sáng tạo cái mới trên nền tảng truyền thống: Một bức chân dung còn khá mờ nhạt, dù đây đó đã có vài tín hiệu đáng mừng. Thế nhưng, ở bề sâu lịch sử, tiềm lực sáng tạo của người Chăm rất mạnh. Thế hệ trẻ Chăm hôm nay đã đón nhận được hơi thở đó chưa? Câu trả lời chân thật là: chưa! Trong lúc nhiều chân trời mới đang mở toang trước mắt chúng ta đòi hỏi tầm sáng tạo tương ứng. Trong lúc nhu cầu thưởng thức sản phẩm nghệ thuật ngày càng cao, càng khắt khe của mọi tầng lớp xã hội. Và trong khi hơn lúc nào hết, chúng ta cần có những đóng góp mới bên cạnh cái đã có tự ngàn xưa.

    Hy vọng trong tương lai không xa, bằng sự đầu tư đúng mức vào việc sưu tầm và bảo tồn vốn cổ quý giá, bằng sự bồi dưỡng có định hướng một đội ngũ sáng tạo trẻ, bằng các cuộc tổ chức giao lưu học hỏi giữa các dân tộc anh em và nhất là bằng các nỗ lực cá nhân, tiềm lực sáng tạo sẽ được đánh thức đúng nghĩa. Khi đó, thế hệ trẻ Chăm sẽ có những đóng góp xứng đáng hơn nữa vào nền văn hóa đa dân tộc của Việt Nam. 

    Trà Chân

     

    BTO


  9. Mình thích thơ NPV. Mặc dù vẫn còn nằm trong cái quỹ đạo chung của đa số giới trẻ là chọn đề tài tình yêu. Thế nhưng ở Việt lại có các chiêm nghiệm hoặc rút tỉa từ những bài học, châm ngôn. Thành thử thơ anh là loại thơ phải đọc chậm, nghiền ngẫm và sống chậm lại. Đây không phải là loại thơ dành cho người hời hợt, thích cái bóng bẫy hào nhoáng nhất thời. Và, may thay, giới trẻ lại chào đón nó. Tương lai thơ Việt Nam chưa hẳn ảm đạm lắm.

    vậy là cũng có một vài ý kiến về hiện tượng NPV, thú vị đấy. Mình chắc cũng phải đọc thêm để có gì đó góp lời. Cám ơn các bạn niều . Chúc khỏe, vui, sáng tạo.


  10. ăn uống để ngăn chặn ung thư

    Một trong những bệnh viện nổi tiếng nhất trên thế giới 

    đã thay đổi quan điểm của mình về bệnh ung thư

    - Xuân Phong dịch từ bản tiếng Pháp

    - Tài liệu thảo luận của CFQ (Cercle Francophone à Quinhon) ngày 21/3/2013

    - Tài liệu này có giá trị nên đọc đi đọc lại.

     

    Một trong những bệnh viện nổi tiếng nhất trên thế giới thay đổi quan điểm của mình về bệnh ung thư. Bệnh viện Johns Hopkins là một bệnh viện trường đại học nằm ở Baltimore, Maryland ở Hoa Kỳ.

    Được thành lập nhờ tài trợ từ John Hopkins, ngày hôm nay nó là một trong những bệnh viện nổi tiếng nhất trên thế giới và năm thứ 17 liên tiếp được phân loại ở vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng của các bệnh viện tốt nhất tại Hoa Kỳ.

     

    Sau nhiều năm nói với mọi người hóa trị liệu là cách duy nhất để điều trị và loại bỏ ung thư, Bệnh viện Johns Hopkins đã bắt đầu nói với mọi người rằng có những lựa chọn thay thế khác với hóa trị liệu: một cách hiệu quả để chống lại ung thư là không nuôi các tế bào ung thư với các chất dinh dưỡng cần thiết cho nó để nó không phát triển được.

     

    THỨC ĂN CỦA TẾ BÀO UNG THƯ

     

    a. ĐƯỜNG là một loại thực phẩm của bệnh ung thư. Không tiêu thụ đường là cắt bỏ một trong những nguồn quan trọng nhất của các tế bào ung thư. Có sản phẩm thay thế đường như saccharin, nhưng chúng được làm từ Aspartame và rất có hại. Tốt hơn nên thay thế đường bằng mật ong Manuka hay mật đường nhưng với số lượng nhỏ. Muối có chứa một hóa chất phụ gia để xuất hiện màu trắng. Một lựa chọn tốt hơn cho muối trắng là muối biển hoặc các loại muối thực vật.

     

    b. SỮA làm cho cơ thể sản xuất chất nhầy, đặc biệt là trong đường ruột. Tế bào ung thư ăn chất nhầy. Loại bỏ sữa và thay thế bằng sữa đậu nành, các tế bào ung thư không có gì để ăn, vì vậy nó sẽ chết.

     

    c. Các tế bào ung thư trưởng thành trong môi trường axit. Một chế độ ăn uống là THịT Đỏ có tính axit, tốt nhất là ăn cá, và một chút thịt gà thay vì thịt bò hay thịt heo. Hơn nữa, thịt chứa kháng sinh, hormon và ký sinh trùng, rất có hại, đặc biệt đối với những người mắc bệnh ung thư. Protein thịt khó tiêu hóa và đòi hỏi nhiều enzym. Thịt không tiêu hóa ở lại và hư hỏng trong cơ thể dẫn tới tạo ra các độc tố nhiều hơn.

     

    GÓP PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

     

    a) Một chế độ ăn uống gồm 80% rau quả tươi và nước ép, ngũ cốc, hạt, các loại hạt quả, quả hạnh nhân và một ít loại trái cây đặt cơ thể trong môi trường kiềm. Chúng ta chỉ nên tiêu thụ 20% thực phẩm nấu chín, bao gồm cả đậu. Nước ép rau tươi cung cấp cho cơ thể co-enzyme có thể dễ dàng hấp thu và ngấm vào các tế bào 15 phút sau khi được tiêu thụ để nuôi dưỡng và giúp định hình các tế bào khỏe mạnh. Để có được các enzyme sống, giúp xây dựng các tế bào khỏe mạnh, chúng ta phải cố gắng uống nước ép rau (tất cả, bao gồm cỏ linh thảo) và ăn nhiều rau quả tươi 2 hoặc 3 lần mỗi ngày.

     

    B) Không nên dùng CÀ PHÊ, TRÀ và SÔ CÔ LA có chứa nhiều caffeine. TRÀ XANH là một lựa chọn tốt hơn vì có chất chống ung thư. Tốt nhất là uống nước tinh khiết hoặc nước lọc để tránh các chất độc và kim loại nặng trong nước thường. Không uống nước cất vì nước này có chứa axit.

     

    c) Các thành các tế bào ung thư được bao phủ bởi một loại protein rất cứng. Khi không ăn thịt, những thành tế bào phóng thích nhiều enzim hơn, tấn công các pro tê in của các tế bào ung thư và cho phép hệ thống miễn dịch tiêu diệt các tế bào ung thư.

     

    d) Một số chất bổ sung giúp xây dựng lại hệ thống miễn dịch: Floressence, Essiac, chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất, EPA, dầu cá … giúp các tế bào để chiến đấu và tiêu diệt các tế bào ung thư. Các chất bổ sung khác như vitamin E được biết đến bởi vì nó gây ra apoptose, cách bình thường của cơ thể để loại bỏ các tế bào vô dụng hoặc bị lỗi.

     

    e) Ung thư là một căn bệnh của cơ thể, tâm trí và tinh thần. Một thái độ hoạt động và tích cực hơn sẽ giúp các bệnh nhân ung thư chiến đấu và sống còn. "Giận dữ và không hiểu biết, không tha thứ sẽ đặt cơ thể vào tình trạng căng thẳng và một môi trường axit".

    Học để có tâm hồn khả ái và yêu thường với một thái độ sống tích cực là rất có lợi cho sức khỏe. Học thư giãn và tận hưởng cuộc sống.

     

    f) Các tế bào ung thư không thể sống trong một môi trường dưỡng khí (oxygénée). Luyện tập thể dục hàng ngày, hít thở sâu giúp lấy thêm nhiều oxy vào các tế bào. Liệu pháp oxy là một yếu tố giúp tiêu diệt các tế bào ung thư.

     

    1. Không để hộp nhựa trong lò vi sóng.

    2. Không để chai nước trong tủ lạnh.

    3. Không để tấm nhựa trong lò vi sóng.

     

    g) Các hoá chất như dioxin gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú. Dioxin rất có hại, đặc biệt là đối với các tế bào cơ thể.

    Đừng để trong tủ lạnh chai nước nhựa bởi vì nhựa sẽ "đổ mồ hôi" dioxin và làm nhiễm độc nước uống.

     

    Gần đây, Tiến sĩ Edward Fujimoto, Giám đốc chương trình Wellness ở bệnh viện Castle, xuất hiện trong một chương trình truyền hình giải thích sự nguy hiểm của dioxin.

    Ông nói rằng chúng ta không nên đặt hộp nhựa trong lò vi sóng, đặc biệt là các loại thực phẩm có chứa chất béo. Ông nói rằng do sự kết hợp của chất béo và nhiệt lượng cao, nhựa sẽ truyền dioxin vào thực phẩm và do đó vào cơ thể chúng ta. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng thủy tinh như Pyrex hoặc gốm sứ để đun nấu.

     

    "Hãy vui lòng chia sẻ bài viết này với tất cả bạn bè của bạn."


  11. Cầu cơ là một hình thức tín ngưỡng dân gian có từ lâu.  Gần đây được biết có nghiên cứu về hiện tượng “Thơ của các vị tiên”, tức hình thức làm thơ được xem là từ các vị tiên thông qua phương pháp giáng cơ hoặc giáng bút. Trong các buổi “lễ làm thơ” như vậy, những người tham gia phải đọc một bài thơ để cầu các vị tiên giáng cơ, Dưới đây là  một bài cầu cơ, được lưu hành tại miền Nam từ trước năm 1975:

    Hồn nào ở chốn non Bồng
    Qua đây hồn cũng vui lòng ghé chơi
    Dù hồn dạo khắp mọi nơi
    Ghé đây đàm đạo chuyện đời trần gian
    Cảnh tiên hạc nội mây ngàn
    Làm cho hồn cũng ngỡ ngàng kém vui
    Cảnh tiên xa lạ bùi ngùi
    Đâu bằng cảnh tục hồn vui với người
    Đờn ca múa hát reo cười
    Trà thơm bánh ngọt trái tươi đãi hồn

    Hồn ơi, hãy ghé qua đây
    Tâm tình trăng gió nước mây với hồn
    Gió to sóng cả dập dồn
    Hồn đi lẻ bóng hoàng hôn một mình
    Qua đây bè bạn thêm xinh
    Ghé đây bè bạn kết tình âm dương
    Hồn dầu ở mấy đường cách trở
    Nghe lời cầu xin chớ đắn đo
    Mấy lời tâm sự nhỏ to
    Hồn ai qua đó thấu cho tấm lòng
    Hoặc hồn ở bờ sông ngọn suối
    Hoặc hồn nơi bụi chuối cành đa
    Hoặc hồn nương bóng chiều tà
    Hoặc hồn lẩn quất la đà mấy xanh
    Hoặc hồn ở đầu gành cuối bãi
    Hoặc hồn dầm mưa dại gió mai
    Hoặc hồn vấn vít với ai
    Hoặc hồn phiêu lãng lạc loài đâu đâu
    Hoặc hồn ở dưới hồ sâu
    Hoặc hồn lơ lửng bên cầu gió đưa
    Hoặc hồn bị gió mưa dồn dập
    Hồn lạnh lùng tràn ngập cô đơn
    Hồn một mình cam chịu tủi hờn
    Hồn ghé lại nguồn cơn cạn tỏ
    Hồn đừng ngại đường xa bóng nhỏ
    Hồn cùng ta mở ngỏ trao lời
    Hồn về ẻo lả chơi vơi
    Cùng ta đàm đạo chuyện đời muôn năm.

     

    Nếu các bạn có ST thêm bản nào nữa xin góp thêm để cùng ...ngâm cứu  :icon3:



  12.  Không biết có phải là sự ngẫu nhiên không, nhưng nhiều giải thưởng văn học vài năm trở lại đây tác giả miền Nam thường không gặt hái được kết quả cao.

     

    Bắt đầu từ cuối năm 2012 cho đến đầu năm 2013, không hẹn mà những cuộc thi dành cho văn chương khắp trong Nam ngoài Bắc cùng khởi động, như Văn nghệ Quân Đội, Văn học tuổi hai mươi, Vì an ninh Tổ Quốc và bình yên cuộc sống… bên cạnh đó là giai đoạn nước rút cuộc thi truyện ngắn của tuần báo Văn nghệ. Như một thói quen của người làm báo, tôi thường chia sẻ thông tin này tới bạn bè và những nhà văn mà mình yêu mến rồi không quên dặn thêm “dự thi đi nhé”. Có hai thông tin đáng chú ý tôi nhận được lại là: Miền Nam hay miền Bắc tổ chức thi? Nếu đơn vị tổ chức cuộc thi là miền Nam thì người miền Bắc kém hào hứng và ngược lại. Lý do được họ đưa ra là: Miền nào tổ chức thì giải to, giải lớn đa phần sẽ thuộc về người miền ấy. Và phần nhiều giải thưởng thường dành cho các tác giả từ miền Bắc ra đến miền Trung, còn miền Nam thì rất ít. Cứ tưởng đây là câu nói hài hước của những người lười viết, đang bị “tắc” hoặc đơn giản là họ viết chưa hay. Cái “cảm nhận” chung này, thật bất ngờ, không chỉ có một, hai người đưa ra mà nhiều hơn thế.

     

    Chúng ta đồng ý rằng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm văn học lớn nhất cả nước. Dù trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam tại Hà Nội nên một số hoạt động, mang tính sự kiện văn chương được diễn ra nhiều hơn. Nhưng bản chất của văn chương không phải là những hoạt động bề nổi nếu không muốn nói là lặng lẽ âm thầm. Thực tế cũng chứng minh, số lượng tác phẩm của các nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh cũng không hề nhỏ và đội ngũ các cây bút trẻ sôi động, nhiều tiềm năng.

     

    Để kiểm chứng phần nào nhận định về giải thưởng văn chương ở hai thành phố lớn, xin làm cuộc lướt web nhỏ xem lại kết quả một số giải thưởng văn chương vài năm gần đây.

    Ở đây xin lưu ý là chỉ xem lại các giải thưởng mà đối tượng tham gia không phân biệt tính vùng miền như thể lệ đã nêu, và chủ yếu ở thể loại văn xuôi.


     

    rez_898_Untitled-2.jpg

    Bắt đầu từ giải văn học thường niên của Hội Nhà văn Việt Nam, năm 2012 có năm tác phẩm được giải thưởng thì chia cho miền Bắc và miền Trung (Nguyễn Thị Thu Huệ, Văn Chinh, Trần Quang Quý, Thanh Thảo, Phạm Đương). Tác giả ở thành phố Hồ Chí Minh không có giải, chỉ có một tặng thưởng thơ dành cho nhà thơ Phan Hoàng.

     

    Năm 2011 đội ngũ cầm bút của thành phố mang tên Bác không có giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, phần lớn là tác phẩm của tác giả miền Bắc như Nguyễn Xuân Khánh (Hà Nội), Hoàng Ngọc Hiến (Hà Nội), Đình Kính (Hải Phòng), Đỗ Doãn Phương (Hà Nội)…

     

    Cũng tương tự, giải tiểu thuyết lần thứ 3 của Hội Nhà văn kéo dài từ 2006 - 2009 các tác giả ở miền Bắc và miền Trung cũng áp đảo giải thưởng, miền Nam có hai giải C, trong tổng số 14 tác giả đoạt giải là Nguyễn Một và Trầm Hương. Nhưng nhà văn Nguyễn Một ở Đồng Nai và chỉ có nhà văn Trầm Hương mới đúng là ở Sài Gòn.

     

    Hai giải thưởng cuộc thi truyện ngắn gần đây nhất của báo Văn Nghệ năm 2003 - 2004 và 2006 - 2007 các tác giả miền Bắc và miền trung đều dành giải cao như: Phạm Duy Nghĩa (Lào Cai), Bão Vũ (Hải Phòng), Hà Thị Cẩm Anh (Thanh Hoá), Ngô Phan Lưu (Phú Yên), Hồ Thị Ngọc Hoài (Nghệ An). Thành phố Hồ Chí Minh có giải nhì của Nguyễn Danh Lam và tác giả trẻ Yến Linh được nhắc đến là cây bút triển vọng.

     

    Tư liệu trên Văn nghệ Quân đội, các cuộc thi truyện ngắn và ký của tạp chí từ năm 1992- 2006 lần lượt các giải nhất, hoặc các giải cao nhất (tính những năm không có giải nhất, chỉ có giải nhì) như sau: Nguyễn Thị Thu Hụê (Hà Nội), giải năm 1992 - 1994, Trần Thanh Hà (Hà Nội) giải năm 1996, Đỗ Bích Thuý (Hà Giang) giải năm 1998 - 1999, Thuỳ Linh (Hà Nội), Dương Tử Giang, Nguyễn Văn Thọ (Hà Nội) giải năm 2001 - 2002, Lương Ngọc An (Hà Nội) giải năm 2002 - 2004 và Vũ Xuân Tửu (Tuyên Quang) giải năm 2005 - 2006… một lần nữa cho thấy sự thiếu vắng của các cây bút thành phố phương Nam!

     

    Phần liệt kê ở trên có một ngoại lệ, đó là giải thưởng thường niên năm 2010 của Hội Nhà văn Việt Nam, trong số 4 giải, thì có 3 tác giả ở miền Nam là Trần Đức Tiến, Nguyễn Danh Lam và Từ Quốc Hoài. Nếu để gọi là tác giả của thành phố Hồ Chí Minh thì lại chỉ có hai, là: Nguyễn Danh Lam và Từ Quốc Hoài. Tuy nhiên, vì đây là năm mà cùng một lúc Hội Nhà văn công bố giải thưởng của hai năm liền, nên với mười một giải thưởng thì hai nhà văn ở Thành phố Hồ Chí Minh là con số dễ bị áp đảo. Và nếu nhìn lại từ toàn cuộc thống kê ở trên thì rõ ràng các tác giả phía nam mà cụ thể ở Thành phố Hồ Chí Minh thực sự quá ít được vinh danh trong các giải thưởng văn chương.

     

    Ngược lại, ở những cuộc thi văn chương được tổ chức tại Sài Gòn thì dường như cũng có tình trạng tương tự. Tại giải Văn học tuổi 20 được coi là một trong những cuộc thi có uy tín ở phía nam thì lần gần đây, lần thứ 4 và lần thứ 3, các giải lớn đều dành cho các cây bút trẻ miền Nam như: Trương Anh Quốc, Võ Diệu Thanh, Trần Thị Hồng Hạnh… Mới đây nhất, cuộc thi truyện ngắn với chủ đề: Con người và cuộc sống của báo Sài Gòn giải phóng phối hợp với Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức cũng trao giải cao nhất - giải nhì cho hai tác giả phía Nam là Trần Kim Trắc và Trương Anh Quốc.

     

    Kể thêm, tại Hội nghị viết văn trẻ toàn quốc lần thứ 8 tổ chức tại Tuyên Quang năm 2011, thành phố Hồ Chí Minh cũng chỉ có 10 đại biểu được Ban nhà văn trẻ lựa chọn, một con số khá khiêm tốn so với lực lượng đông đảo của thành phố.

     

    Các giải thưởng kể trên, trong thể lệ không khoanh vùng tác giả sinh sống, vậy nhưng từ cuộc điểm danh lại nhiều câu hỏi được đặt ra. Bởi nếu mang tính địa phương thì đã có giải thưởng thường niên của Hội văn học nghệ thuật tỉnh đó. Hoặc như ở Đồng bằng Sông Cửu Long, các hội văn học nghệ thuật liên kết tổ chức một số cuộc thi văn, thơ, bút ký, truyện ngắn nhưng giới hạn là viết về con người và cuộc sống của Đồng bằng Sông Cửu Long thì đương nhiên giải thưởng cho tác giả bản địa là chuyện không lạ.

     

    Mỗi một giải thưởng khi công bố kết quả có thể coi cũng là một công bố về gu thẩm mĩ nghệ thuật của những thành viên ban giám khảo chứ không hẳn đã là một tiêu chí toàn diện có thể bao quát toàn bộ tình hình văn chương thời điểm đó. Chất lượng của giải thưởng đến đâu chứng tỏ sự bao quát nghệ thuật của ban giám khảo.

     

    Trong vai trò ban giám khảo cuộc thi văn chương, một số nhà văn cho biết, các bài dự thi cũng được bảo mật tên tác giả giống như việc chấm thi đại học. Chỉ khi nào điểm số, thứ hạng xong hết thì tên tác giả mới được ghép vào. Trừ giải thường niên và tiểu thuyết của Hội Nhà văn - tức là những giải thưởng căn cứ vào tác phẩm đã xuất bản, không thể quản lý theo cách thức bí mật, còn lại các cuộc thi đều có khâu bảo mật. (Xét giải các tác phẩm công khai đều có tranh luận nghệ thuật của một hội đồng nghệ thuật riêng). Thậm chí, bí mật kết quả đến tận lúc trao giải mới công bố. Thế nên nói có sự thiên vị vùng miền giữa tác giả với ban giám khảo là khó. Hay cho rằng, tại vì tác phẩm dự thi “tự khai” quê quán của tác giả với ban giám khảo cũng là một giả thiết chưa thật thuyết phục… Hay các tác phẩm ở miền Nam không cùng gu với ban giám khảo và một sự thật là (có thể) là… kém các miền khác?

     

    Việc giải thưởng văn chương không tuân theo quy luật chia đều cho hai thành phố được coi là trung tâm văn học của cả nước có thể có người cho rằng, đó là một quy luật mà sự đa nghĩa, đa tầng của văn chương tự thân nó đã có. Nhưng có thể cũng có người cho rằng, đó là việc hơi bất thường và cần tìm một vài lý giải. Lý giải để đi đến ngọn ngành là một điều khó, e rằng nó chỉ thoả mãn phần nào.

    Hiền Nguyễn

     

    Nguồn: Tổ quốc

    • Like 1

  13. MY FLOWER

     

     

    Tôi vừa đọc một bài thơ tiếng Anh và bản dịch sang Tiếng Việt của PTC.. Bài thơ liệt kê các loài hoa, khá giản dị. Câu kết bất ngờ, thú vị. Nhà thơ làm bài thơ tặng vợ này này hẳn được vợ cưng khỏi nói !

     

    Nguyên tác tiếng Anh:

     

    My Flower                  By M.Dorsey88
                                    To my Wife, which my love blooms for daily, Kayla.
    .

    Pure as Gardenias.
    Gentle as Rain Lilys.
    Innocent as Hydrangeas.
    Elegant as a Rose.
    Soft as Geraniums.
    Intense as an Orchid.
    Overwhelming as Cherry Blossoms.
    Alluring as Calla Lilys.
    Beautiful as Colorado Columbines.
    Wild as a Ginger.
    Rare as a Green Jade.
    All alone in the garden of my heart

     

    Người dịch đã chuyển ngữ câu : Beautiful as Colorado Columbines.là : Đẹp như những cánh hoa mỏng mảnh. Điều này làm tôi ngờ ngợ. và tôi tra Google, tìm được Columbinehoa lâu đẩu, tên này quá xa lạ. Rồi may thay tôi đến trang củathuyngakhanhhoa's blog và đọc được truyền thuyết hoa lâu đẩu mới vỡ lẽ nó hay đến như vậy, cả Shakespear còn quí nó thì khỏi phải bàn rồi.

     

     

    HOA LÂU ĐẨU

    Lâu Đẩu – Columbine                                     

    Khờ dại

     

     

    Thi hào Shakespeare vốn rất am tường về ngôn ngữ loài hoa, và trong tác phẩm Hamlet bất hủ, ông đã để cho nàng Ophelia điên rồn khốn khổ ôm những cánh hoa Lâu đẩu trong vòng tay. Những cánh Lâu đẩu hoàn toàn thích hợp để kết thành bó hoa cho một người tình bị bỏ rơi. Riêng những đóa màu đỏ lại tượng trưng cho sự lo âu và những đóa màu trắng, sự quả quyết.

    hoa-lau-de1baa9u-1.jpg?w=645

    Ở vùng thôn quê nước Anh, hoa Lâu đẩu có tên là Granny’s Bonnet (mũ trùm đầu của bà), và trên khoa học của nhóm hoa này là Aquilegia, chữ Latinh để chỉ chim ưng, bởi vì đài hoa có hình dáng giống như móng vuốt của loài mãnh cầm. Hoa Lâu đẩu còn gợi cho một số người hình ảnh một đàn chim bồ câu, vì tên Columbine xuất xứ từ chữ La Tinh “columba”, nghĩa là bồ câu. Cũng do sự liên tưởng này mà hoa Lâu đẩu đã trở thành biểu tượng của Thánh thần và đã thường xuyên xuất hiện trong các họa phẩm tôn giáo của các danh họa bậc thầy phương Tây.

     

    Lâu đẩu là loại cây trong vườn nở ra những đóa hoa xinh xắn đa sắc, có cánh mỏng, nhọn.

     

    Ta đã đến trong hình hài đơn giản

    Hồn nát tan môi vẫn nở tiếng cười

    Ta không khóc, ta không còn đâu khổ

    Trái tim non ai lấy mất đi rồi

     

     

    Ý này rất đáng suy gẫm:
    Lâu đẩu hoàn toàn thích hợp để kết thành bó hoa cho một người tình bị bỏ rơi. Riêng những đóa màu đỏ lại tượng trưng cho sự lo âu và những đóa màu trắng, sự quả quyết. Như vậy Lâu đẩu vừa khờ dại, vừa lẻ loi, vừa lo âu và cả sự quả quyết. Nhưng bài thơ chỉ nói đơn sơ là nó đẹp {beautiful} thì mất hay. Ở đây là thơ tặng vợ thì lời hoa muốn nói là lo âu thì thích hợp nhất. Câu thơ nên dịch là : Lo âu như hoa Lâu đẩu

     

    Trở lại việc chuyển ngữ. PTC dịch thể thơ tự do. Theo tôi nghĩ, có thể dịch thể năm chữ để nhịp điệu nhanh và nhí nhảnh hơn. bản dịch này mới lần đầu (dịch nóng...vội)

     

    HOA CỦA TÔI

     

    Thanh khiết như dành dành

    Dịu dàng như hoa huệ

    Thơ ngây cẩm tú cầu

    Thanh lịch bông hồng đỏ

    Mềm mại cành phong lữ

    Mãnh liệt như phong lan

    Tràn đầy hoa anh dào

    Quyến rũ đóa loa kèn

    Âu lo như  lâu đẩu

    Hoang dã như hoa gừng

    Hiếm hoi như ngọc bích

    Tất cả chỉ riêng có  

    Khu vườn trái tim tôi

     

    dhh 23/3/2013

     

    • Like 2

  14. Old times forgot & remembered 

    by shelley kaye

     

     

    old times forgot and remembered 
    within a song now sung again 
    another year drifts in the past 
    as new resolutions are made 

    from the bottom, we have worked through 
    old times forgot and remembered - 
    lost, sought, and found inside our minds, 
    diff'rently same, sad and happy 

    over the hills all snowy white, 
    through the valleys all green and lush - 
    old times forgot and remembered 
    blown by desert wind ~ hot, dusty 

    mem'ries fading in the twilight 
    dusk bringing closure to one year 
    and a dawn of new hope inside 
    old times forgot and remembered 

     

    Nguồn: Fanstory.com

     

     

     

    MỘT THỜI XƯA CŨ NHỚ VÀ QUÊN

     

    có một  thời để nhớ và quên

    bài hát cũ bây giờ ta lại hát

    một năm nữa lướt  trôi vào quá khứ

    khi có thêm  toan tính mới ra đời

     

    từ  đáy sâu vắt kiệt cả sức người

    có một thuở để quên và nhớ

    mất mát, kiếm tìm hằn trong tâm trí

    hạnh phúc , đau buồn không khác gì nhau

     

    cứ đến mùa tuyết trắng phủ đồi cao

    khắp thung lũng rừng  lên xanh tươi tốt

    có một thuở để quên và nhớ

    gió thổi  tung sa mạc nóng  nung  người

     

    nỗi nhớ mờ dần theo ánh chiều rơi

    mang bóng tối khép lại năm vừa mãn

    hi vọng mới sẽ lên cùng nắng  sáng

    có một thời để nhớ và quên.

     

    dhh 

    • Like 3

  15. George Gordon Byron

     

     

                      Sun of the sleepless

     

     

    Sun of the Sleepless! melancholy star!
    Whose tearful beam glows tremulously far,
    That show’st the darkness thou canst not dispel,
    How like art thou to Joy remembered well!
    So gleams the past, the light of other days,
    Which shines but warms not with its powerless rays:
    A night-beam Sorrow watcheth to behold,
    Distinct, but distant – clear – but, oh, how cold!

     

     

     

    Mặt trời của những người không ngủRichard-S-Johnson-part2-8-300x134.jpg

    Ôi mặt trời của những người không ngủ,
    Ngôi sao buồn với nghìn tia sáng nhỏ
    Lung linh nhiều nhưng bất lực trước màn đêm
    Đưa anh về với kỷ niệm ấm êm.
    Và quá khứ như em đứng đó,
    Hồi hộp cháy mà không lửa đỏ.
    Bạn tình ơi, trông em gần mà xa
    Em sáng nhiều, sao lạnh giá lòng ta?

    Người dịch: Thái Bá Tân

     

    MẶT TRỜI MẤT NGỦ

     

     

    Đêm  Mất ngủ, mặt trời run run đỏ

     

    hóa ngôi sao rỏ nước mắt u buồn

     

    bóng đêm này ai có thể xua tan

     

    để vươn tới Niềm vui không quên lãng

     

    soi dĩ vãng tìm những tia nắng ấm

     

    vẫn chỉ là  le lói  giữa màn đêm

     

    Nữ thấn buồn vừa thức giấc gọi tên

     

    nhưng xa khuất, trống không , ôi hoang lạnh.

     

     

    duonghoanghuu chuyển ngữ 19/03/2013

    • Like 2

  16. ĐÔI ĐIỀU CẢM NHẬN BÀI THƠ BÀ MẸ MANG HÌNH TRĂNG
    Tác giả: ĐẶNG CƯƠNG LĂNG
    GIẢI NHẤT CUỘC THI THƠ ĐẠI NAM – NGUYỄN BỈNH KHIÊM NĂM 2012 CHỦ ĐỀ VỀ ĐẠO NGHĨA 

     Bà mẹ mang hình trăng
    Đi ngamg qua chiến tranh
    Năm người con sao sáng
    Đã hiến dâng non ngàn

     

    Trong ngôi nhà thắp lửa
    Bao tình nghĩa nước non
    Bao tình người chan chứa
    Lòng mẹ hết héo hon.

     

    Bạn con khắp bốn phương
    Ngày giỗ, tết sớm tối
    Dâng lên mẹ tình thương
    Cả mùa xuân chín tới

     

    Bà mẹ mang hình trăng
    Lắng sâu hồn non nước
    Thiếu vắng người con đẻ
    Lại thêm nhiều con nuôi.

     

    Mái ấm là trời cao
    Sân nhà là đất rộng
    Gió bốn phương ra vào
    Tóc người bay lồng lộng.

     

    Bà mẹ mang hình trăng
    Nhẹ bước trong bình yên
    Ngàn vì sao tỏa sáng
    Giữa đất trời mênh mông.

     

    Chiến tranh đã đi qua gần 40 năm, nhưng đề tài chiến tranh vẫn là những nguồn cảm xúc dồi dào của các nhà văn, nhà thơ, nhạc sỹ trên cả nước. Thật vậy trong chúng ta nhiều người đã được đọc, được nghe, được thưởng thức những bài văn hay, những bài thơ tuyệt tác, những ca khúc bất hủ viết về đề tài người mẹ trong chiến tranh như: Người mẹ cầm súng chuyện của Nguyễn Thi, Mẹ Suốt thơ của Tố Hữu, Mẹ Việt Nam anh hùng nhạc và lời của An Thuyên… Hôm nay sau gần 40 năm chúng ta gặp người mẹ qua tác phẩm “Bà mẹ mang hình trăng” của tác giả Đặng Cương Lăng, giải nhất cuộc thi sáng tác thơ chủ đề “ Đạo nghĩa” do câu lạc bộ Thơ Việt Nam tổ chức năm 2012. Cuộc thi có tới 26.245 bài thơ của 4.925 tác giả ở 43 tỉnh, thành phố tham dự, đây là một kết quả thật tuyệt vời. 


    Bài thơ gồm 6 khổ , thể loại ngũ ngôn, mỗi khổ 4 câu đều là tiếng lòng chân chất tình người, tình đời, mang đầy tính nhân văn đạo lý trong sáng, tươi đẹp của chế độ Xã hội, xã hội chủ nghĩa mà toàn Đảng, toàn Quân, toàn Dân ta dầy công vun đắp được như ngày nay. Chúng ta đã làm tốt, đang làm tốt, và tiếp tục tuyên truyền để lớp lớp, các thế hệ con cháu chúng ta mai sau phải nhớ và làm cho tốt hơn nữa việc chăm sóc các thân nhân liệt sỹ, các gia đình người có công cách mạng, coi đền ơn đáp nghĩa là bổn phận, là trách nhiệm của mỗi công dân Việt Nam. Góp phần thực hiện tốt “Luật Ưu đãi người có công cách mạng” của Đảng và nhà nước trong thời kỳ phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. 

    Với giọng văn mềm mại, êm dịu, thanh thoát, trong sáng qua bài thơ tác gỉả lột tả nội tâm bằng nhiều hình tượng rất sấu lắng, làm cho người đọc đầy cảm xúc mênh mang:
    “Bà mẹ mang hình trăng
    Đi ngamg qua chiến tranh”
    Hai câu đầu bài tác giả thật tài tình khi lấy hình ảnh trăng là hình ảnh bà mẹ ở đây ta thấy vừa đẹp vừa hay và quá đắt rồi. Càng đọc ta càng thấy “ Bà mẹ mang hình trăng” thật đầy ấn tượng suy tư. Bà mẹ đây không của riêng ai mà là hình tượng bà mẹ Việt Nam Tổ quốc yêu dấu thân thương. Chứng minh qua mỗi câu, mỗi tứ thơ càng cho chúng ta thấy vẻ đẹp bà mẹ mang hình trăng hao hao giống như chính mẹ mình vậy. Vâng một bà mẹ duyên dáng, dịu hiền đẹp như những vầng trăng tròn và mẹ đã từng trải qua biết bao nấc thang thăng trầm gian khổ, mất mát hy sinh; chịu đựng bao thương đau trong cuộc chiến tranh ác liệt ấy… “vầng trăng khuyết”.
    Đọc và ngẫm nghĩ “Bà mẹ mang hình trăng” càng làm mỗi chúng ta rung động xót thương mẹ vô cùng. Cái lưng còng của mẹ đã ngục xuống theo năm tháng chờ đợi các con giống như vành trăng cong kia. Mẹ đã trải qua bao khó nhọc, vất vả, lam lũ sớm hôm, lặn lội mò cua bắt ốc; chắt chiu từng giọt sữa, kiếm từng miếng cháo, đụn rau… nuôi cả đàn con khôn lớn trưởng thành chỉ với niềm mong manh bé nhỏ tới tuổi về già được cậy trông các con khi sớm tối. Nhưng đất nước chiến tranh, mẹ lần lượt tiễn các con tòng quân đi giết giặc cứu nước, cứu nhà và trong cuộc chiến ác liệt ấy các con mẹ đều hy sinh không trở về.
    “Năm người con sao sáng
    Đã hiến dâng non ngàn”
    Năm người con của mẹ đều là liệt sỹ, các anh, các chị đã hiến dâng máu thịt của mình cho cuộc chiến tranh vĩ đại cứu nước của cả dân tộc để cách mạng tới ngày toàn thắng nhưng các anh các chị không về, nhưng mẹ không trở nên côi cút một bóng một đèn, mà mẹ đã có tất cả đàn con từ bốn phương về bên mẹ đó thôi. 
    Với giọng văn trôi chảy, trong sáng, nhẹ nhàng, thanh thoát. Với bút pháp tinh túy tác giả nói giùm chúng ta những việc Đảng, nhà nước và nhân dân ta đã làm được, tuy chỉ một chút nhỏ nhoi thế thôi nhưng đó chính là chân lý, là nguồn cội là lẽ sống của dân tộc ta được lưu truyền tiếp nối qua đời này sang đời khác. 
    “…Trong ngôi nhà thắp lửa
    Bao tình nghĩa nước non
    Bao tình người chan chứa…”
    Cuộc vận động lớn do Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam phát động trong những năm qua cả nước ta làm được bao nhiêu việc có ý nghĩa đã xây được bao mái ấm tình thương, bao ngôi nhà tình nghĩa, bao sổ Tiết kiệm…giúp cho bao nhiêu hoàn cảnh éo le, khốn khổ đã được toàn xã hội chăm lo. Trong đó có công sức của chính các đồng đội, đồng chí bạn các con của mẹ và đồng bào đã thành tâm mỗi người một ít đền ơn đáp nghĩa với các thân nhận liệt sỹ với người có công cách mạng và với người nghèo… Nên “Lòng mẹ hết héo hon”.
    Thơ đã nói giùm ta tất cả và có lẽ chỉ riêng ở Viết Nam thôi:
    “ Bạn con khắp bốn phương
    Ngày giỗ, tết sớm tối…
    …Thiếu vắng người con đẻ
    Lại thêm nhiều con nuôi.”
    Xin nhấn mạnh điểm sáng và sự thành công của bài thơ cũng chính ở những phần bình trên. Các con đẻ của mẹ không về nhưng mẹ đã có biết bao nhiêu đứa con khác, đó chính là những đồng chí, những đồng đội của các anh các chị may mắn còn được trở về sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, ở khắp bốn phương luôn tìm về bên mẹ thay các anh, các chị chăm lo cho mẹ làm tròn bổn phận với người đã hy sinh vì tổ quốc.
    Câu lạc bộ thơ Việt Nam trong nhiều năm qua đã luôn phối hợp và tổ chức thành công nhiều cuộc thi sáng tác lớn. Trong đó đã có những cuộc thi không có giải nhất, thì đến cuộc thi này bài thơ Bà mẹ mang hình trăng của tác giả Đặng Cương Lăng được xếp giải nhất là cả sự thống nhất cao của tập thể Ban giám khảo gồm những nhà văn, nhà thơ uy tín trong làng văn học nước nhà, góp phần quyết định cho thành công mỗi cuộc thi.

     

    Theo http://nguyenthongbg.blogtiengviet.net


  17. Sharing With The Poor                  

                 

                    by katha8

     

     

    Was mad at the new driver's wife                                              

    She prohibits poor people to eat at the house

    It had been our practice to share to the needy

    And share our blessings from above

     

    And yet, here she is refusing to feed them

    She wants a control of the whole house

    How can I learn to live with her

    Lord please enlighten me

     

    And also please teach her Christian values

    That all of us may live harmoniously

    Let her stop driving away our old poor maid

    And hoarding food from the poor not even hers

     

     

    Chia sẻ với người nghèo

     

    Bởi giận vợ của người tài xế mới

    Cô cấm người nghèo đến kiếm bữa ăn

    Nơi ta làm giúp đỡ kẻ đói cơm

    Và chia sẻ phước lành của Chúa.

     

    Nàng còn bảo cứ mặc cho chúng đói

    Muốn ra uy điều khiển cả ngôi nhà

    Biết cách nào để chung sống với cô

    Hãy khai sáng cho con, xin ơn Chúa.

     

    Dạy cho cô giá trị Ki tô giáo

    Cả thế gian phải chung sống hòa đồng

    Đừng để cô xua đuổi lớp gia nhân

    Giấu gạo thóc khi họ còn đói kém
     
    dhh

     

     

     

    • Like 1

  18. GHI 27/2/2011

     

    Bài viết của nhà thơ LHM * rất hay nhất là gợi ra nhiều ý đáng nghiền ngẫm. Tôi cũng có ý kiến riêng như thế này: một nhà thơ không thể toàn bích, toàn diện chạm tới các vấn đề đương thời, các mặt xã hội, văn hoá hay đời sống của thời mình; đó là cho cả nền thơ. Trách là trách cả nền thơ của thời đại chứ cá nhân chỉ có thể góp một chút gì vượt trội nhất từ sáng tạo của mình

    Nhà thơ "làm nghề tất nhiên cần phải học", nhưng mô phạm háo sáng tạo thì chỉ có sản phẩm thơ sạch chứ khó đạt tầm xúc cảm của thơ hay, những câu thơ , bài thơ xuất thần mới để lại cái vô giá của thơ cho cuộc sống.

    Nhân đây tôi cũng mạo muội góp về chuyên biên tập, rất tiếc không được phép nhà thơ YL.Theo gợi ý "nhiều lúc, bài thơ chỉ được sửa một chữ, một ý là bài thơ hay hẳn lên" trên đây, tôi chợt nhớ bài thơ sau :

     

    Gió đêm chuốt nhọn bút mai đề

    Chợt bóng hoa xuân sớm hiện về

    Lắc chiếc lọ sành còn rượu nhín

    Vọng lên đỉnh núi cụng vài ly

    YL

     

    Đọc đọc rất nhiều lần và thấy bài thơ hay quá nhưng vẫn lợn cợn ba chữ cuối : cụng vài ly. Trước hết là chữ ly không vần với đề, về.

    , thứ hai cụng vài ly không thơ lắm, không hợp với phong vị thơ Đường và cả nội dung toàn bài thơ.

    Tôi nghĩ , biên tập ba chữ trên như sau hi vọng giải quyết vấn đề nêu trên, xin phép nhà thơ YL, đó là : cụng ly hề, câu thơ cuối bài sẽ là

    Vọng lên đỉnh núi cụng ly hề

    Từ hề rất quen thuộc trong thơ Đường; cụng ly là đủ và hay hơn cụng vài ly nhiều.

    Rất mong quí anh thông cảm sự tí toáy của dhh.

     

    http://lehuymau.vnweblogs.com/post/2402/82498


  19.  

     Với sự hỗ trợ của nhiều công cụ, phần mềm dịch thuật, từ điển … như hiện nay nhiều người cho rằng dịch thuật là một công việc đơn giản và dễ dàng, tất cả những gì bạn phải làm là chuyển đổi từ ngữ của văn bản gốc sang từ ngữ có ý nghĩa tương đương của văn bản dịch… trong 1 khía cạnh nhỏ nào đó thì điều này là đúng. Tuy nhiên, sự thực không phải như vậy vì có những cụm từ sẽ không có nghĩa nếu được dịch theo nghĩa đen. Dịch thuật là 1 nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, một quá trình hết sức phức tạp, đòi hỏi cân nhắc tới nhiều yếu tố – thể loại và văn phong của văn bản gốc, khả năng của người dịch, thời gian đầu tư cho tài liệu và nhiều yếu tố khác nữa. Nếu các bạn dịch thuật những tài liệu kỹ thuật, khoa học , tài liệu chuyên ngành thì chắc biết ngoài am hiểu ngôn ngữ ra chúng ta cần đối mặt với yêu cầu về độ chính xác và logic của bản dịch là 100%….Có rất nhiều bí quyết dịch thuật hữu ích sẵn có trực tuyến và ngoại tuyến. Tuy nhiên, mỗi người dịch lại có phương pháp và kỹ thuật riêng, được rút ra trên cơ sở kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm. Ở đây, dịch thuật perso xin tổng kết lại một số bí quyết dịch thuật cần thiết nhất cho dịch thuật cả ở dịch nói và dịch viết.

    bi-quyet-dich-thuat-mang-toi-thanh-cong.

    Bí quyết dịch nói – kinh nghiệm phiên dịch :

    Phiên dịch – dịch song song, dịch đuổi và dịch thầm – được xem là loại hình dịch thuật khó nhất. Bước vào nghề phiên dịch, người dịch phải thông thạo ít nhất hai ngôn ngữ, gọi là ngôn ngữ làm việc (working languages).Trong mọi hoàn cảnh, người phiên dịch cũng phải thể hiện câu cú rõ ràng, mạch lạc, truyền đạt thông tin chính xác và dễ hiểu nhất. Để đạt được kết quả tốt trong lĩnh vực phiên dịch, người phiên dịch cần phải có :

    • Vốn hiểu biết rộng về nhiều lĩnh vực khác nhau.
    • Kỹ năng nghe và lưu nhớ thông tin tốt.
    • Hiểu và phân tích kỹ lưỡng các thông tin cần dịch.
    • Biết cách chọn lọc, tổ chức thông tin
    • Khả năng thích ứng tốt ,liên tục cập nhật thông tin và làm mới mình
    • Nghe được thành thạo cả ngôn ngữ đích và ngôn ngữ nguồn
    • Am hiểu phong cách nói và diễn tả khác nhau
    • Chọn một loại hình dịch thuật phù hợp với khả năng và sở thích của mình

    Đó là những điều kiện cần có của 1 phiên dịch viên. Ngoài ra tố chất cá nhân của người phiên dịch – như khả năng phản ứng nhanh, diễn đạt rõ ràng, và tư duy nhạy bén – cũng là các yếu tố rất quan trọng. Để công việc phiên dịch hoàn thành xuất sắc thì người phiên dịch viên nên :

    • Làm quen trước với chủ đề của bài nói
    • Ghi ra các ý chính của bài nói – điều này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình dịch.
    • Dịch và làm rõ các thuật ngữ và từ ngữ quan trọng trước khi phiên dịch
    • Khi dịch đuổi, nên thiết lập mối quan hệ thân mật với người nói
    • Phát âm từ ngữ chính xác và rõ ràng
    • Tóm tắt ngắn gọn bài nói khi bài nói kết thúc – việc này giúp làm rõ các kết luận
    • Phản ứng nhanh và luôn sẵn sàng làm việc dưới áp lực cao
    • Hãy chú ý tới việc bạn đang làm… Vì bạn sẽ không có cơ hội thứ hai.
    • Chuyển tải rõ ràng thông tin tới người nghe
    Bí quyết, Kinh nghiệm trong dịch viết

    Trong dịch thuật, dịch viết hoàn toàn không giống với bất kỳ loại hình dịch thuật nào khác. Điều cốt lõi phải hiểu, phải biết về văn hóa, phong tục của đất nước đó, theo lệ thường, người dịch không cần phải phản ứng ngay lập tức – bạn có thể dành thời gian, suy nghĩ, chọn một phương án tốt hơn, sử dụng từ điển, tham khảo ý kiến của chuyên gia, tra cứu thông tin trên internet, vv… Giống như bất cứ loại hình dịch thuật nào khác, dịch viết phải truyền tải ý nghĩa nội dung của ngôn ngữ đích. Để bản dịch thuật viết tốt thì tiếng việt của bạn phải cũng phải thật tốt ( đối với việc dịch thuật ngôn ngữ từ tiếng nước ngoài sang tiếng việt nam ). Hiểu một cách đơn giản thì chúng ta không tốt, không hiểu rõ ý nghĩa, văn phong tiếng việt thì sao có thể truyền tải thông tin phù hợp với người Việt được chứ? như thế là chúng ta đã không thành công trong bản dịch. Khi các bạn dịch một văn bản thuộc một lĩnh vực nào đó thì hãy cố gắng đọc lấy vài văn bản thuộc lĩnh vực tương đương bằng tiếng Việt để lấy từ vựng và đồng thời học luôn văn phong thể hiện của họ. Thứ hai: Dịch thuật nhiều khi khá cứng nhắc. Có một số cụm từ cố định mà bạn nên học thuộc lòng luôn. Ví dụ như trong dịch thuật tiếng Anh : Department of Commerce Bộ thương mại Mỹ Department of State -Bộ ngoại giao MỹCòn các bộ của Việt Nam thì lại dịch là Ministry Ví dụ: Ministry of TradeMinistry of Foreign Affairs…

     

    Những bí quyết dịch viết quan trọng nhất bao gồm:

    • Dịch nghĩa chứ không phải dịch từ!
    • Tùy thuộc vào trí thông minh và vốn hiểu biết của bạn – điều này rõ ràng là rất hữu ích khi bạn dịch một văn bản khó
    • Hãy nhờ một chuyên gia hoặc người bản xứ đọc lại bản dịch của bạn để bản dịch được tự nhiên
    • Không bao giờ nhận dịch những tài liệu ngoài khả năng của bạn
    • Hãy nhớ rằng muốn có kỹ năng và trình độ chuyên môn phải đầu tư thời gian!
    • Sắc thái ngôn từ đóng vai trò rất quan trọng biên dịch chuyên nghiệp

    Để có một bản dịch tốt cần đầu tư nhiều thời gian, Theo chuyên gia nhận định thì để có bản dịch thuật chất lượng, người dịch thuật không dưới 5 lần dịch đi dịch lại tác phẩm, theo nhiều phong cách, lựa chọn phương thức phù hợp, đúc rút kinh nghiệm…. rồi mới biên dịch lại.

    Hãy phân tích văn phong của tác giả trong văn bản gốc xem đó là văn phong thuộc thể loại gì ? văn hóa xã hội , y tế , kỹ thuật , giải trí .. sử dụng từ ngữ thông dụng hay khoa học, vv…

    DICH THUAT PERSO )


  20.  

     

    1258446381-que-mua-4.jpg

     

     

    Thơ truyền thống và hiện đại

     

    Đinh Quang Tốn

    1 . Nhà thơ “mở lối cho ta về bể”

     

    Có nhiều định nghĩa về thơ và nhà thơ. Nhưng nhìn chung thơ và nhà thơ đi liền với cái hay cái đẹp. Thơ thường đi liền với tuổi trẻ, mùa xuân, tình yêu. Phải vậy chăng mà mọi người quen gọi thơ là “nàng thơ”, và bây giờ ngày càng có nhiều người phấn đấu để trở thành nhà thơ. Bởi trong lịch sử, “nhà thơ” là một danh hiệu, danh hiệu “nhà thơ” rất cao quý. Chỉ có điều, nhà thơ là do trời đất sinh ra, chứ không thể phấn đấu được. Những ai phấn đấu để trở thành nhà thơ thì thường là những người tự ngộ nhận. Thơ sinh ra nhà thơ hay nhà thơ sinh ra thơ, thật khó rạch ròi, bởi khi có thơ thì sẽ có nhà thơ và ngược lại. Còn khi đã không có thì không có cách nào để có được. Càng phấn đấu để sinh ra thơ, thành nhà thơ thì càng xa thơ.

     

    Trong các khái niệm về thơ và nhà thơ, tôi chú ý đến mấy câu của Chế Lan Viên:

    “Trái đất rộng thêm ra một phần vì bởi các trang thơ

    Vì diện tích tâm hồn các nhà thi sĩ

    Họ chỉ trồng một hàng dương để mở lối cho ta về bể”...

     

    Hai câu trên là một cách lý tưởng hóa thơ và nhà thơ, giống như Xuân Diệu từng lý tưởng hóa tình yêu của các chàng địa chất trong bài thơ “Anh địa chất và những triệu năm” là “anh địa chất yêu ai, chắc hẳn yêu dài, yêu bền, yêu chặt”... Nhưng câu thứ ba“Họ chỉ trồng một hàng dương để mở lối cho ta về bể” thì là một quan điểm về thơ và nhà thơ rõ ràng và riêng biệt. Ông không quan niệm thơ là bể như nhiều người, trong đó có các nhà thơ và nhà phê bình thơ. Ông chỉ quan niệm nhà thơ là người “mở lối” cho tâm hồn mọi người “về bể” mà thôi. Có thể thấy, đấy là một quan niệm hiện đại. Nó không “bao cấp” về tư tưởng, về tâm hồn. Nó “mở lối” cho tư tưởng và tâm hồn mọi người đi tới tự do.

     

    Quan điểm đó là sự phát triển tự nhiên quan niệm thơ phải hàm súc của thơ phương Đông. Thơ là gợi, chứ không phải giãi bày, không trình, không phô hết. Đây là một sự phát triển lý luận thơ hiện đại trên cơ sở truyền thống. Tôi rất dị ứng với việc áp dụng các lý luận về thơ của phương Tây vào đánh giá, lý giải thơ phương Đông. Không kể dùng các loại chìa khóa cảm ứng từ hiện đại để mở những chiếc khóa có lãy của phương Đông. Phải dùng các chìa khóa răng cưa đặc trưng phương Đông thì mới mở được khóa vào những ngôi nhà phương Đông. Cái kiểu hoắng lên các loại lý luận, làm như chỉ có phương Tây mới là hiện đại, rồi áp dụng một cách máy móc vào giải mã thơ phương Đông, thơ Việt Nam thì đâu có được! Rồi từ các loại lý thuyết ấy lại sinh ra các loại thơ phương Tây cho đời sống xã hội phương Đông, xã hội Việt Nam thì theo tôi là đi ngược quy luật của sự phát triển, mà từ xưa ông cha ta đã tỉnh thức giễu cợt điều đó trong bài ca dao “Ngược đời” đó thôi!

     

    Nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn trong bài “Tự thú của một người viết phê bình” có tâm đắc với câu chuyện của thi sĩ Xuân Diệu trao “chìa khóa” phê bình văn chương cho nhà thơ Phạm Tiến Duật bằng cách tặng quyển “Mái Tây” của Vương Thực Phủ, có lời bình của Kim Thành Thán, do Nhượng Tống dịch. Điều đó chứng tỏ sự trăn trở của anh, cũng như của Xuân Diệu, Phạm Tiến Duật đi tìm lý thuyết cho phương pháp phê bình văn chương phương Đông. Theo tôi, đó là những trăn trở đáng quý, theo một phương hướng đúng, cần phải tiếp tục khơi mạch và phát triển.

     

    Tôi lại nghe nói, có những nhóm người đang tìm cách vận động để tác giả này tác giả nọ của Việt Nam được trao giải Nobel văn chương. Tốt thôi, giao lưu văn hóa với thế giới thời mở cửa thì tham gia vào các cuộc chơi là điều cần thiết. Nhưng tôi tin, dù có bị thiên lệch như thế nào thì giải Nobel văn chương trao cho một nhà văn thuộc dân tộc nào, tất phải mang tư tưởng, tâm hồn và phong cách của dân tộc đó trong các tác phẩm. Không thể trao giải cho một nhà văn Việt Nam mang phong cách Tây và ngược lại. Nó là chuyện buồn cười, thế giới người ta không làm thế, đừng ảo tưởng!

     

    Chủ tịch Hồ Chí Minh viết “Nhà thơ cũng phải biết xung phong”. Còn thi sĩ Xuân Diệu trong một lúc nào đó viết: “Là thi sĩ nghĩa là vui với gió”. Theo tôi, là không đối lập nhau. Đó là hai đặc trưng của thơ phương Đông khi đất nước thanh bình và khi có biến. Cũng như thi sĩ Chế Lan Viên viết “Khi ta muốn thơ ta thành hầm chông giết giặc/ Thành một nhành hoa mát mắt cho đời”... Đó là những quan niệm về thơ mang đặc trưng dân tộc “giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh” mà thôi.

     

    2. Một phẩm chất của thơ tình Xuân Diệu

     

    Ngoài những giá trị khác, thi sĩ Xuân Diệu được mệnh danh là “ông vua thơ tình”. Có thể trước đây ít người làm thơ tình và không ai làm nhiều thơ tình bằng ông, mà thơ tình của Xuân Diệu lại hay nữa. Ngai vàng thơ tình của Xuân Diệu quả là vững chắc. Thi sĩ trẻ mãi với tình yêu trong thơ và trong đời. Nhiều giai thoại kể thi sĩ không thích ai gọi mình bằng bác, hãy gọi ông bằng anh hoặc gọi tên ông: Xuân Diệu. Nhiều câu thơ có tính chất tình yêu của Xuân Diệu thời trẻ, các thế hệ yêu thơ vẫn truyền nhau mãi: “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”, “Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi!”, “Mau với chứ, vội vàng lên với chứ/ Em em ơi tình non đã già rồi”, “Gần thêm nữa, thế hãy còn xa lắm!”... Rồi những bài thơ tình nổi tiếng “Biển”, “Giọng nói”... Tôi đã nhắc đến thơ của Trần Đăng Khoa nhiều rồi, nhưng bây giờ tôi vẫn muốn nhắc thêm một câu thơ nữa của anh, vì anh viết rất đúng về Xuân Diệu: “Ngày xuân xanh suốt tuổi già/ Tiếng Hương rối rít, tiếng Hoa phập phồng”...

     

    Khi Xuân Diệu không còn trẻ nữa, và khi không còn tình yêu hiện thực trong đời, Xuân Diệu vẫn làm thơ tình và có nhiều bài hay. “Anh không xứng là biển xanh/ Nhưng anh muốn em là bờ cát trắng” như còn vang vọng mãi cùng tình yêu và tuổi trẻ suốt gần nửa thế kỷ qua. Đến bãi biển Trà Cổ, thi sĩ có những câu thơ như cô đúc tất cả tình cảm của mình trong tình yêu bất diệt: “Chia cho em nửa trời/ Chia nửa vời biển cả/ Còn một trái tim người/ Xin tặng em tất cả”. Và bài thơ “Giọng nói” mới trẻ trung làm sao: “Ước được ngàn năm nghe giọng ấy/ Đèo em đi mãi cuối không gian/ Và khi không nói em im lặng/ Anh vẫn nghe hay tựa tiếng đàn”...

     

    Riêng tôi, yêu thơ tình Xuân Diệu, tôi đặc biệt chú ý đến sự cô đơn của ông, đây là nỗi niềm thẳm sâu mà ông cố giấu. Nhưng đã là sự thực thì không thể giấu, trong một bài thơ viết ở nước ngoài, trên hồ Tít - xa ông nói về tình yêu nồng nàn say đắm của mình với người đẹp và cảnh đẹp đầy thơ mộng, nhưng rồi ông đã thốt lên trong câu kết, buồn đến não nuột: “Đấy là anh tưởng tượng thôi/ Nước ơi, chỉ một mình tôi ngắm hồ!”. Đấy là sự thực cuộc đời của Xuân Diệu, khi không còn trẻ, ông không có một mối tình thực tế và gia đình riêng. Và tôi thấy Xuân Diệu thật vĩ đại khi làm thơ tình yêu. Bây giờ nhiều người giàu làm từ thiện. Điều đó là rất quý. Nhưng người ta đem cho khi người ta đã thừa thãi, giống như ông quan Bạch Cư Dị xưa bên Trung Quốc, khi mình đã ấm áp thì nghĩ đến người nghèo không có áo bông giữa trời lạnh buốt. Nhưng có những tình cảm ở cấp độ cao hơn, ấy là khi người ta quên mình để vì mọi người. Nhà thơ Tố Hữu đã viết về Bác Hồ với nhiều câu thơ, nhiều bài thơ hay. Nhưng tôi thực sự xúc động khi đọc câu thơ nói được rất đúng một phẩm chất vĩ đại của Hồ Chủ tịch: “Lời Di chúc gửi, êm bên gối/ Quên nỗi mình đau để nhớ chung”. Trong cuộc đời, những người quên mình để vì mọi người không thật nhiều, nên những người như thế thực sự mang phẩm chất của thánh hiền. Và tôi thấy, ngoài giá trị hay của nghệ thuật, thơ tình của Xuân Diệu mang được phẩm chất ấy.

     

    Tôi vẫn quan niệm thơ phát ra từ hồn khác với thơ sáng tác. Vậy thơ tình của Xuân Diệu từ điều không có trong thực tế kia, thì có phải là những bài thơ sáng tác hay không? ở đây lại có điều đặc biệt, tuy Xuân Diệu viết những bài thơ tình yêu không có thực, nhưng nó lại xuất phát từ cội nguồn thực trong tình cảm của ông, ông yêu đời và yêu người đến cháy lòng, tình yêu của ông với con người và cuộc đời đã trở thành máu thịt, đã trở thành điều thường trực của tâm hồn; nên những câu thơ, những bài thơ tình yêu của Xuân Diệu là phát ra từ tâm hồn yêu đó của ông. Đó là thơ phát ra từ hồn, nên chúng ta đọc thấy hoàn toàn chân thực.

     

    Về phẩm chất của thơ tình Xuân Diệu, tôi đã viết trong bài thơ “Đến Trà Cổ, nhớ nhà thơ Xuân Diệu” với lòng kính phục và biết ơn:

    ... “Nhớ mà thương thi sĩ

    Tình yêu tưởng tượng thôi

    Biển hôn bờ cát trắng

    Yêu cuồng say muôn đời

     

    Nhớ mà ơn thi sĩ

    Quên mình không lứa đôi

    Thơ tình yêu dào dạt

    Vô tư tặng mọi người”...

    Cao hơn cả nghệ thuật, đấy là tấm lòng. Thơ tình Xuân Diệu sẽ còn sống với thế hệ trẻ, với mọi người còn vì phẩm chất “quên mình” của thi sĩ. Chứ nếu nghệ thuật chỉ “vì mình” thì sớm muộn cũng bị mọi người và cuộc đời rũ bỏ. Đây là một bài học quý cho những người muốn gắn đời mình với văn chương nghệ thuật.

     

    3. Chân chất và hiện đại

     

    Những năm gần đây, một số cây bút trẻ đã khuấy động văn đàn bằng những sáng tác lạ. Lạ cả về nội dung lẫn hình thức. Lạ về hình thức như thơ của Ly Hoàng Ly. Lạ về nội dung như truyện của Đỗ Hoàng Diệu. Nhưng đây có phải là hiện đại? Tôi không tin hiện đại nghĩa là hoàn toàn xa lạ, đối lập với truyền thống. Bây giờ thì không còn ai đồng tình với thi sĩ Nguyễn Bính: “Van em, em cứ giữ nguyên quê mùa”, nhưng người ta vẫn yêu cái “chân quê” của ông. “Quê mùa” với “chân quê” là vỏ và hồn vậy. “Vỏ” thì phải lột xác, phải thay đổi. Còn “hồn” thì phải giữ và phát triển lên.

     

    Phải chăng có sự đối lập giữa truyền thống và hiện đại? Giữa những nàng Kiều “e lệ nép vào dưới hoa” với những hoa hậu thời nay có gì khác nhau, ngoài mái tóc dài và mái tóc phide? Ngoài “cầm, kỳ, thi, họa” với vi tính xách tay? Ngày xưa, ở làng quê đã có những cô gái tóc dài rất tinh ranh như Thị Mầu, Xúy Vân! Liệu ngày nay có những cô gái phidê, vi tính xách tay mà chân thật?

    Chế Lan Viên và Xuân Diệu đều là những nhà thơ hiện đại của thế kỷ XX. Nhưng khi nói về thơ, mỗi ông có một cách nói khác nhau. Xuân Diệu thì đòi hỏi thơ phải “chân chân chân, thật thật thật”, và “chân chất, đó là tinh chất của thơ”. Còn Chế Lan Viên thì không biết ông nói đùa hay viết thực:

     

    Tạo ra một giống thơ như một giống lợn nạc nhiều

    Có đùi to, mông to, mười sáu cặp sườn, lắm vú...

    Hôn phối nhiều loại thơ để đẻ ra loại thơ ưu tú

    Những F.I mượt lông, nhiều sữa

    Có nên chăng...

    (Thơ bình phương, đời lập phương)

    Điều ấy thì còn phải bàn, và để thực tế kiểm nghiệm xem “hôn phối nhiều loại thơ” có “đẻ ra loại thơ ưu tú” không? Hay lại giống như hôn phối giữa lừa và ngựa đẻ ra một loại la vô sinh? ấy là nói vậy, chứ quy luật cuộc sống là cái mạnh sẽ thắng cái yếu; cái hợp thời thì tồn tại, cái không phù hợp thì sẽ bị loại bỏ. Sẽ không có trường viết văn nào dám dạy sáng tác thơ theo hình thức thơ của Ly Hoàng Ly. Cũng không có ông bố bà mẹ nào dám dạy con bằng cách cho đọc truyện của Đỗ Hoàng Diệu cả.

     

    Cuộc sống cũng như văn chương nghệ thuật sẽ phát triển theo đúng quy luật của nó. Thơ hiện đại vẫn cần sự chân chất, như những hoa hậu thời nay nếu có được núm đồng tiền thì càng thêm duyên. Và không có vẻ đẹp trơ lỳ nào lại được tôn vinh là hoa hậu. Bài thơ “Người đẹp” của Lò Ngân Sủn là một trong những “hoa hậu” của thơ hiện đại, vẫn mang dáng vẻ chân chất truyền thống:

    Người đẹp trông như tuyết

    Chạm vào lại thấy nóng

    Người đẹp trông như lửa

    Sờ vào lại thấy mát

    Người không khát - nhìn thấy người đẹp cũng khát

    Người không đói - nhìn thấy người đẹp cũng đói

    Người muốn chết - nhìn thấy người đẹp lại không chết nữa

     

    Ơ!

    Người đẹp là giấc mơ

    Treo trước mắt mọi người!

     

    Trong cuộc sống, số người đẹp ngày nay nhiều hơn bội phần số người đẹp thời xưa. Và về chất lượng các hoa hậu thời nay cũng đẹp hơn hẳn “tứ đại mỹ nhân” trong lịch sử Trung Quốc, những người đẹp được thêu dệt thành huyền thoại! Nhưng sao văn chương nghệ thuật thì chưa có được sự phát triển theo tỉ lệ thuận ấy? Phải chăng cơ chế thị trường không còn là đất sống của nghệ thuật, văn chương? Hay văn chương nghệ thuật đang ở thời kỳ tích tụ? Nhân loại đã chấp nhận nền kinh tế thị trường thì chắc chắn đó phải là một thành tựu của trí tuệ loài người. Vậy không nhẽ nền kinh tế thị trường lại không phù hợp với văn chương nghệ thuật? Tôi thì luôn luôn cho rằng, con người đã phát triển đến ngày nay thì tự mình đã biết uốn lượn vượt qua mọi biến động vật chất và tinh thần của lịch sử. Nên chúng ta cũng không phải lo lắng gì cho văn chương nghệ thuật cả. Tự văn chương nghệ thuật sẽ tìm được hình thức phù hợp để phát triển. Đó là việc của “hóa công”.

     

     

    Nguồn: Văn nghệ


  21. Quan điểm của mình về thơ npv thì rât đơn giản: " sử dụng đơn giản hoá triết lý sống, đơn điệu về vần luật, bình dị ngôn từ, lấy tình yêu, tuổi trẻ làm chủ đạo, và hướng tớj độc giả là thanh thiếu niên".

    Ý tứ câu chữ trong thơ hắn chả có gì để học hỏi cả. Nhạt toẹt, chỉ như gói mì ai ăn cũng đc.

    Mong bạn nguoibuonjo cho vàj cao kiến!

     

    Cám ơn ĐTV xem và có ý kiến. Cũng chưa biết sao, dhh đọc NPV ít quá. Nhưng cũng là một hiện tượng chứ.


  22.    

    Văn học luôn cần có "hiện tượng" - "cơn sốt" nó làm cho đời sống văn học phát triển hơn lên. H.V đọc bài viết này có nhiều điều quan tâm. Nên post lên chia sẻ với các bạn:

    Tập thơ “Đi qua thương nhớ” của Nguyễn Phong Việt vừa ra mắt độc giả đã nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý của công chúng. Thử nhìn hành trình trước và sau sự hình thành tập thơ gợi ra vài điều về văn học trẻ.

    Nguyen%20Phong%20Viet-%20dep.jpg

    Nhà thơ trẻ Nguyễn Phong Việt

    Internet tạo nên cơn sốt thơ

    Xuất hiện tại Hội nghị Viết văn trẻ toàn quốc lần thứ 8, Nguyễn Phong Việt là một cái tên không quá xa lạ với độc giả trên mạng, nhưng nếu bước qua khỏi ranh giới internet thì dường như tài sản văn chương của tác giả chưa có gì thật đáng kể.

    Sau đó, tác giả đã dự định xuất bản tập thơ mang tên “Đi qua thương nhớ” nhưng lần lượt bốn nơi đều từ chối. Lý do mà Phương Đông quyết định in, như trả lời của bà Phó Giám đốc, là vì: “Thứ nhất là tác giả thuyết phục rất khéo, nói rằng sẽ lấy nhuận bút bằng sách. Nhưng điều thứ hai dẫn tôi đến quyết định in là khi vào Facebook của Nguyễn Phong Việt, thấy rất nhiều comment của độc giả dưới mỗi bài thơ. Tôi bất ngờ”... Mặc dù “Khi nhận được bản thảo này lúc đầu tôi không thích lắm” dưới cái nhìn một người làm sách và tất nhiên còn là của một độc giả. Và kết quả - dù chưa phải cuối cùng, nhưng với số lượng bản in, tính đến thời điểm này là 13.000 bản, đã vượt xa trí tưởng tượng của cả người trong cuộc lẫn ngoài cuộc.

    Lâu nay, việc in thơ được phân ra làm hai loại khá rõ rệt giữa để bán và không bán được. Những tập thơ bán được phần lớn là tuyển tập của các nhà thơ nổi tiếng đã thành danh. Còn thơ không bán được lúc nào cũng chiếm phần nhiều và không loại trừ với cả người cầm bút đã được gọi là nhà thơ. Vậy tại sao, một tác giả trẻ ra tập thơ đầu tay lại có được số lượng phát hành lớn như vậy? Có thực sự thơ đã thay đổi và không phải in ra chỉ để tặng như một mặc định tồn tại nhiều năm nay?

    Hành trình từ thơ đến độc giả của Nguyễn Phong Việt khá đơn giản. Khi tác giả viết xong một bài thơ thì đưa lên facebook cá nhân và chỉ khoảng nửa tiếng sau đã có phản hồi của độc giả. Những chia sẻ, đồng cảm và cả không đồng tình với bất cứ câu chữ nào đã phần nào làm tác phẩm hoàn thiện hơn trong biên độ ngoài cái tôi tác giả. Sau đó tác phẩm được các trang mạng khác lấy lại, lại được đến với nhóm độc giả mới. Và cứ như vậy tốc độ lan truyền của tác phẩm rất nhanh. Đây cũng chính là lý do vì sao ngay cả tác giả cũng không biết chính xác lượng độc giả của mình đông đảo thế nào. Nếu độc giả trên mạng là một con số ảo thì tác phẩm được in thành sách là thước đo số lượng độc giả thực dành cho cuốn sách.

    Trào lưu về văn học mạng đã từng bùng nổ cách đây vài năm và giờ đang có xu hướng chững lại. Nhiều ý kiến cho rằng, sở dĩ chững lại là vì văn học đang về với giá trị thật. Một vài tác giả đã từng sáng tác trên mạng, rồi tạo dựng độc giả trên mạng gây được sự chú ý như Di Li, Trang Hạ… cuối cùng cũng kéo tác phẩm của mình từ mạng tới nhà in như cách làm truyền thống.

    Cũng tại Hội nghị viết văn trẻ lần thứ 8, có không ít tác giả trẻ như Trương Hồng Tú, Quân Tấn… khẳng định mạng xã hội là "bà đỡ" cho tác phẩm của mình.

    Tuy nhiên, tác phẩm từ mạng tới sách được chào đón phần nhiều là văn xuôi. Còn trường hợp như Đi qua thương nhớ của Nguyễn Phong Việt là rất hiếm gặp. Phải chăng, văn học dù tồn tại ở thể thức nào, trên mạng hay trên sách in thì nó vẫn tồn tại theo cách riêng của nó hay chỉ là một may mắn dành cho số ít tác giả?

    Đặt giả thiết, nếu như toàn bộ Đi qua thương nhớ chưa từng xuất hiện trên internet thì chắc chắn khi tập thơ vuông vắn đặt trên kệ sách cũng dễ bị chung số phận với các tập thơ đương thời.

    Đi qua thương nhớ từ khi ra mắt đã nhanh chóng trở thành một hiện tượng thơ ngay đầu năm 2013 về số lượng xuất bản, văn học trẻ như được tiếp đà hi vọng. Những câu hỏi còn bỏ ngỏ về thơ ca trong vài năm trở lại đây phần nào lóe lên sự lạc quan. Rồi dự đoán về một sức sống tươi mới, hân hoan dành cho thơ ca. Tất nhiên, để có được câu trả lời còn tùy thuộc vào sự lạc quan của mỗi người.

    tho.jpg

    Ngẫm ngợi từ cơn sốt thơ

    Thơ Nguyễn Phong Việt xuất hiện trên mạng khoảng năm 2007. Trước khi hình thành một tập thơ có tên gọi, tác phẩm đã sống đời sống riêng của nó, đúng như cái gọi là “văn học mạng”. Những chuyển động mạnh mẽ của “độc giả mạng” chưa đủ độ nóng để tạo nên sự “đáng chú ý” ở các nguồn chính thống. Một số nhà thơ thế hệ trước thì tỏ ra không mấy quan tâm vì họ cho rằng thơ Nguyễn Phong Việt “sến”, dài dòng, không mới – đây là điều khác so với các tác trẻ cùng thời với tác giả.

    Vậy “cơn sốt thơ” có phải do độc giả tạo nên không?

    Chúng ta vẫn quan niệm: Văn Bắc, báo Nam. Tác giả Đi qua thương nhớ hiện đang sinh sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng trong cả hai lần giao lưu giới thiệu sách ở hai đầu đất nước thì lượng độc giả hâm mộ rất đông đảo. Như vậy, tập thơ chí ít đã bỏ qua tính vùng miền.

    Đọc thơ của Nguyễn Phong Việt, (theo chủ quan của người viết bài này) có cảm giác đây là văn học “dành cho tuổi mới lớn” với những nhắn gửi của “quà tặng cuộc sống”. Thường mỗi bài thơ là một câu chuyện nhỏ xinh đã qua. Tác giả kể lại bằng cảm xúc với những thương nhớ, tiếc nuối… pha chút danh ngôn như: Khi ai đó không lựa chọn ta nghĩa là ta thuộc về một lựa chọn khác”, “Yêu thương vẫn còn nhiều trên những bước chạy trên cuộc đời mình”, “Có những tháng năm ta chỉ yêu bản thân mình với sự cô đơn”… Điều đáng nói ở đây là trong mỗi câu chuyện của tác giả không đưa ra cái kết quá viên mãn nhưng cũng không bi lụy. Thơ nhẹ nhàng, dễ hiểu. Nó dễ làm độc giả xúc động để rồi tự tin đi tiếp, tìm cho mình một con đường khác một cách nhẹ nhàng. Cái đã qua là bất biến, là tất yếu, hãy chấp nhận, bởi vì tương lai phía trước luôn rộng mở.

    Nhìn vào các buổi giao lưu trên, một điều dễ dàng nhận ra thành phần độc giả đa phần là giới trẻ - cũng tầm tầm tuổi với tác giả. Phải chăng, văn học, mà ở đây là thơ ca đã và đang tồn tại một thực trạng “đói thơ” của một bộ phận độc giả có chung quan niệm thẩm mỹ, nghệ thuật, mà bộ phận độc giả ấy lại không hề nhỏ.

    Ở lứa tuổi thiếu nhi là sự trong trẻo, hồn nhiên, chưa từng trải. Khi đã trở thành người lớn thì mọi thứ đã không còn màu hồng. Người ta đủ tỉnh táo để đón nhận, để chấp nhận những đắng cay, nghiệt ngã của cuộc đời. Cái khoảng chuyển giao thành người trưởng thành, ít nhiều đã có va vấp, trải nghiệm và dễ mất phương hướng rất cần được chia sẻ. Và chính đối tượng này đã tìm thấy được tiếng nói chung ở thơ Nguyễn Phong Việt. Dù có thể với người này người khác chưa thật hay, chưa đạt đến nghệ thuật cao của thơ ca, nhưng đó là sự đồng cảm hiếm hoi mà thơ là sợi dây kết nối họ với nhau. Tập thơ ra đời được đón nhận nồng nhiệt là một tất yếu.

    Chúng ta đang có quá ít thơ dành cho đối tượng này – đối tượng đại chúng. Vậy có nên khuyến khích để dòng thơ “Đi qua thương nhớ” phát triển không? Theo tôi là cũng nên. Bởi vì những vần thơ này phần nào là “điểm tựa tâm hồn” một thời cho mỗi chúng ta. Cũng giống như tất cả các loại hình nghệ thuật và giải trí luôn tồn tại sự đa dạng, phong phú để đáp ứng nhu cầu của tất cả chúng ta. Hơn nữa, nhu cầu của đại chúng luôn có đặc điểm chung mà phần lớn ít dung chứa tính hàn lâm.

    Dự đoán từ sau hiện tượng Nguyễn Phong Việt sẽ có nhiều tác giả chuyển thơ từ mạng xuống nhà in chắc chắn sẽ thành hiện thực. Tuy nhiên, để tạo nên “hiện tượng” như Đi qua thương nhớ không phải là dễ, nếu như không nói cần có cả sự may mắn của người đi trước. Nhưng tôi cũng e ngại rằng, để trở thành văn chương thực sự nó còn thiếu một vài yếu tố khác nữa. Tâm điểm của loại thơ này là cảm xúc. Mà cả xúc thì mang tính nhất thời. Văn chương cũng như bản tính con người cần một sự ổn định, lâu dài…

    Như một lẽ tự nhiên, cái gì chưa có sẽ có, cái gì thiếu sẽ được đáp ứng (dù không đáp ứng hết) và cái gì còn lại sẽ còn. Mọi lạc quan về thơ ca cứ để nó tuần tự theo dòng chảy để cuối con đường mỗi chúng ta sẽ gọi tên, định nghĩa được giá trị đích thực.

    Theo yume.vn


  23. Một trong những bài thơ dịch rất cũ...gần như bài đầu tay, thích thể lục bát > Chưa chỉnh sửa.

     

     

    Nguyên bản Anh ngữ .

     


    TODAY 

    Out of Eternity 
    This new day is born 
    Into Eternity 
    At night will return 

    Behold it aforetime 
    No eye ever did 
    So soon it forever 
    From on eyes is hid 

    Here hath been dawning 
    Another blue day 
    Think, will thou let it 
    Slip useless away. 

    THOMAS CARLYLE 
    (1795-1881)

     

    Bản dịch: 

     

         NGÀY-HÔM-NAY 

      Sinh ra từ cõi vĩnh hằng 
    Ngày-hôm-nay món quà xuân tuyệt vời 
      Khi hoàng hôn lặng lẽ rơi 
    Ngày vội vàng trở về nơi vĩnh hằng 

      Nếu chưa từng được một lần 
    Hãy nhìn ngày mới vô ngần thiết tha 
      Kẻo rồi con gió bay qua 
    Ngày-hôm-nay lại mù xa cõi nào 

      Đây bình minh mới đến chào 
    Một ngày xanh biếc xôn xao biển trời 
      Lẽ nào ngày sẽ trôi xuôi 
    Phí hoài tuổi mộng muộn rồi ngày sau

     

    duonghoanghuu

    • Like 3

  24.  

     

    Coi trọng việc mở ô cửa sổ nhìn ra văn học nước ngoài cũng như tiếp nhận, giới thiệu văn học thế giới về Việt Nam, nhà văn Kiều Thanh Quế (1914-1947) – nhà phê bình hàng đầu của miền Nam và cả nước nửa đầu thế kỷ XX, - quê ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu - không chỉ trực tiếp tham gia dịch tác phẩm mà còn phát biểu những quan niệm riêng về dịch thuật. Một mặt ông khẳng định "Phiên dịch cũng là một cách đào luyện văn chương", đồng thời chú trọng từ bài học kinh nghiệm cụ thể dịch thơ Tàu và dịch thơ Tây cho đến sự tán đồng "Một quan niệm dịch thơ".

     Với một sức đọc đáng trân trọng, Kiều Thanh Quế đã đưa đến cách xác định "Giá trị một bản dịch" qua đúc kết của các bậc văn hào và dịch giả nổi tiếng thế giới cũng như bằng thực tiễn tình hình dịch thuật trong nước, trong đó có những đề xuất hữu lý của chính ông về sự dịch thoát ý, tóm lược, giản lược, cách dịch giữ nguyên tên đất, tên người theo nguyên ngữ. Nhân bộ tuyển tập Cuộc tiến hóa văn học Việt Nam đãđược xuất bản (Nguyễn Hữu Sơn và Phan Mạnh Hùng biên soạn. NXB Thanh niên, H., 2009, 686 trang), chúng tôi trân trọng giới thiệu nămmục bài bàn về dịch thuật của Kiều Thanh Quế cách ngày nay đã hai phần ba thế kỷ mà vẫn còn nguyên tính thời sự…

     

    NGUYỄN HỮU SƠN giới thiệu

     

     

    I- DỊCH THUẬT

    MỘC KHUÊ

    (KIỀU THANH QUẾ)

     

    Văn dịch ở nước ta, trái với loại phê bình, có rất sớm: các bực túc nho, khi văn học hãy còn phôi thai, đã bắt đầu dịch truyện Tàu, tiểu thuyết Tàu rồi – nhứt là các diễm tình tiểu thuyết của Từ Trẩm Á và những tiểu thuyết kiếm hiệp.

    Dịch Hán văn siêu xuất có Phan Kế Bính đã diễn quốc âm Việt Nam điển lệ toát yếu của Hiệp Đỗ, Đại Nam nhứt thống chí của Hiệp Cao, Việt Nam khai quốc chí truyện của Nguyễn Bảng Trung, Đại Nam liệt truyện tiền biên Đại Nam liệt truyện chánh biên (sơ tập) của Quốc sử quán.

    Dịch văn Tây trước nhứt là hai ông Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh.

    Lối văn dịch thanh thoát của hai ông này, mãi đến nay, người trong nước vẫn còn hoan nghênh.

    Phạm Quỳnh dịch các đoản thiên của George Courteline (Ôi! thiếu niên), của Guy de Maupassant (Ái tình), của Pierre Loti (Thương vay) (Ba bản dịch này trước đăng Nam Phong, sau ra thành sách trong Khảo về tiểu thuyết) mà phàm thức giả ai đã xem qua tuy không công nhận dịch đúng theo mạch văn của nguyên tác nhưng vẫn chịu là “có vẻ lưu thủy hành vân” (Bốn chữ này mượn của Phạm Quỳnh).

     

    Nguyễn Văn Vĩnh thì có một sự nghiệp dịch thuật kể cũng to tát; dịch truyện nhi đồng, truyện phiêu lưu, truyện truyền kì trong loại sách Hồng (Livres Roses), của nước Pháp, dịch tiểu thuyết của Fénélon, Balzac, A. Dumas, V. Hugo, dịch ngụ ngôn La Fontaine, hài kịch Molière.

     

    Dịch sách Tây, Nguyễn Văn Vĩnh, khi in thường để nguyên tác ngay bên bản của văn. Những kẻ dã tâm cho rằng làm thế tổ phí tổn giấy mực và hơi tự thị, nhưng chúng tôi lại nghĩ: làm thế là Nguyễn Văn Vĩnh thành thật với mình, với nghệ thuật của mình, để cho độc giả xem qua dễ bề phán đoán (Lược khảo về sự tiến hóa của quốc sử trong lối viết tiểu thuyết (Nam Phong, Aout - Septembre 1932).

    Trúc Hà có mấy lời khen tặng Nguyễn Văn Vĩnh, tự thấy cũng không là quá đáng:

     

    “Một nhà văn sĩ nước Plongne, ông Zalenski Thadée nhất danh là Boy trong buổi tối nhàn rỗi, dịch luôn một trăm bộ sách cổ điển của nước Pháp, riêng về hài kịch Molière và tiểu thuyết Balzac, ông dịch tất cả. Thật là cái vinh hạnh đặc biệt cho dân Plongne vậy. Cái vinh hạnh ấy dân ta cũng được hưởng vài phút do một ông Boy thứ hai ở nước ta làm ra. Ông Boy thứ hai, ông ấy tôi muốn nói là Nguyễn Văn Vĩnh.

    “So với số sách dịch của Zalenski Thadée, ông Nguyễn Văn Vĩnh vẫn chưa bằng, nhưng kể ra sự nghiệp dịch thuật của ông từ trước đến đầu cái tương lai của ông nó chẳng đem cho ta nhiều món quà nữa”...

    Nhưng tấm lòng mong mỏi của Trúc Hà, than ôi! Nguyễn Văn Vĩnh đành phụ vì sanh kế sang Lào tìm vàng rồi thiệt mạng luôn ở đó, kể từ 2 Mai 1936, Nguyễn Văn Vĩnh đã không còn nữa!

    Thật là một đại tang cho văn giới, cho phong trào dịch thuật nước nhà.

     

    Nguyễn Văn Vinh chết, còn Phạm Quỳnh! Lại bỏ đi làm quan!

    Nhưng chẳng lẽ vì Phạm Quỳnh bỏ mà văn dịch chết ở nước ta.

    Hai cây bút Đào Hùng, Nguyễn Đỗ Mục diễn quốc âm Sans famille (Vô gia đình) của H. Malot cũng có được một nghệ thuật dịch văn đáng để ý.

    Kế đó, Dương Phương Dực dịch Les mystères de Paris (Những chuyện bí mật ở thành Ba Lê) của E. Sue đăngTiểu thuyết thứ bảy.

    Đỗ Đình dịch Ea porte étroite (Tiếng đoạn trường) của A.Gide.

    Khái Hưng, Thế Lữ, Thạch Lam dịch đăng Ngày nay những truyện ngắn của văn sĩ Âu Tây cận kim.

    Huyền Hà dịch đăng Trung Bắc chủ nhật tiểu thuyết của Stefan Zweig, W. Somerset Maugham.

    Thanh Châu, Như Phong, Văn Thu, Lan Khai trong nhóm Tân Dân diễn quốc âm tiểu thuyết của A. Dumas, Stevenson, S. Zweig.

     

    Riêng thiên truyện vừa Bức thư của người không quen của S. Zweig, văn học quốc ngữ có tới hai bản dịch! Bản dịch của Lan Khai (ôi! mỉa mai) và bản của Huyền Hà đăng tải trên tuần báo Trung Bắc chủ nhật.

    Vũ Ngọc Phan dịch đăng báo Truyện kỳ quái của Hoptmann và vừa góp cho ra thành sách quyển Lâu đài họ Hạ.

    Về bộ truyện khổng lồ Ả Rập Một ngàn một đêm lẻ, văn học quốc ngữ cũng đã có đến mấy bản dịch, do Phổ thông bán nguyệt san ấn hành.

    Còn bộ Liêu Trai chí dị danh tiếng của Tàu cũng được một vài danh bút nước nhà bỏ công diễn quốc âm. Nhưng bản quốc văn giá trị nhứt là bản Tản Đà.

     

    Ngoài việc dịch Liêu Trai, Tản Đà còn có dịch Đường thi, Kinh thi.

    Dịch Đường thi, đó cũng là công việc của Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục năm xưa trên mặt báo Nam Phong.

    Gần đây Ngô Tất Tố dịch và bình giảng thơ Đường, cho ra thành sách! Bộ Đường thi giá trị. Ngoài ra, Ngô quân cũng có dịch thơ xưa hồi mấy triều Lê, Mạc, Tây Sơn trong bộ Thi văn bình chú.

    Diễn quốc âm Tứ truyện của Thánh hiền, ta được biết Trương Vĩnh Ký dịch Trung dung, Đại học; Tản Đà dịch Đại học; Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến và Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục dịch Mạnh tử; Lương Văn Can và Dương Bá Trạc đều có dịch Luận ngữ.

    Từng ấy công trình dịch thuật tuy nhiên vẫn chưa thấm vào đâu, giữa lúc tủ sách dịch của văn học quốc ngữ hãy còn kém tủ sách dịch ở các lân bang nhiều lắm – như ở Tàu và Nhật chẳng hạn.

    Ở Tàu, Nhật phàm ai tốt nghiệp được bằng gì, sở đắc được nền học thuật nào của Âu Tây, đều có bổn phận phải đem diễn dịch tất cả cho quốc dân đồng lãm.

    Cứ xem quyển Đồ thư mục lục mỗi năm của hiệu sách Thương Vụ ấn quán ở Thượng Hải, ta đủ rõ công trình dịch thuật của lân bang ta to tát là dường nào!

     

    Nước người ta được nhiều sách dịch, như vậy trí người ta mới mở mang, văn giới mới có nhiều danh sĩ.

    Biết bao danh sĩ Tàu, Nhật sở dĩ quảng kiến Đa văn được là nhờ học ở sách Lương Khải Siêu, một danh sĩ Tàu hồi Trung Hoa dân quốc thành lập chẳng hạn, nhờ học ở sách dịch mà uyên bác được tất cả các tài nguyên học phái: triết học, khoa học, văn học… từ Thượng cổ trải qua Trung cổ đến cận kim thời đại, từ Hy Lạp trước La Mã đến Anh, Pháp, Đức, Mĩ; thông suốt được thuyết thực nghiệm của Bacon, thuyết tôn nghi của Descartes, thuyết xã ước của Rousseau, thuyết chánh trị tam quyền của Montesquieu, thuyết nguyên phủ của Smith, thuyết quốc gia của Bluntchi, thuyết thiên diễn của Darwin, thuyết triết học điều hòa của Kant, thuyết lợi lạc của Bentham.

    Đọc Ẩm Băng văn tập, ta tất rõ tài học của tác giả nó, Lương Khải Siêu sâu rộng quán xuyến là dường nào! ngay như học hỏi về nội một thuyết lợi lạc (l’arithmétique des plaisirs) của Bentham, Lương cũng cho biết đã phải tham khảo qua lắm sách dịch:

     

     Lập pháp luận cương, Điền Khẩu Mão Cát dịch.

     Lợi học chánh tông, Lục Úc Tông Quang dịch.

    – Chánh trị chân luận, Đằng Điền Tứ Lang dịch.

    – Dân pháp luận cương, Hà Lễ Chi dịch.

    – Lý học duyên cách sử, Trung Gian Đốc Giới dịch.

    – Thuyết luận lý của phái lợi lạc, Trung Gian Đốc Giới dịch.

    – Luận lý học thuyết phê bình, Sơn Biên Tri Xuân dịch.

    – Lược truyện các nhà triết học Tây dương, Điền Trung Thái Ma dịch.

    – Lược truyện các nhà chánh trị học Thái Tây, Bân Sơn Đằng Thứ Lang dịch.

    Xem đó, ta đủ rõ sách cần ích cho việc trứ thuật là dường nào.

    Lúc trước, hồi văn học quốc ngữ mới phôi thai, Nguyễn Văn Vĩnh bảo: “Nước ta sau này hay dở thế nào đều nhờ ở chữ Quốc ngữ”.

    Nhưng ngày nay, văn học quốc ngữ đã phát thạnh, thiết tưởng cần phải nói: “Nước ta sau này hay dở thế nào đều nhờ ở sách dịch”.

    Mạo muội trình bày thiên kiến như vậy, các ngài tân học trong nước nghĩ thế nào?

     

    Trong khi chờ đợi những ý kiến hay của các nhà tân học, chúng tôi xin chép ý kiến này của ông Đồ Nam Tử Nguyễn Trọng Thuật (một bực cựu học khả kính), mà chúng tôi cho là rất nhiệt thành và xác đáng:

    “Cái nền dân tộc học thuật đã phải bao hàm, lại phải lấy tiếng nói của dân tộc làm căn bản, thì sự phiên dịch là rất cần. Dịch được một quyển nào và ấn hành ra được là trong vườn hoa học thuật của dân tộc lấy giống được một thứ cây rồi. Sự cần cấp về phiên dịch của sách xưa nay bằng chữ Hán, chữ Pháp ra quốc văn là vì những cớ này.

    Học thuật vẫn quí nhưng phải quí như thóc gạo, ở đâu cũng có, ai dùng cũng được chứ không phải quí như vàng ngọc vậy. Vả học thức phải phổ thông mới có công hiệu, muốn thành lập cho nền dân tộc học thuật, không dịch đủ các sách không được. Dịch đã đủ được thì không những lấy được đủ giống cây quí mà nó lại như thóc gạo để cung cho sự bổ dưỡng trí não của mọi người trong dân tộc hằng ngày một cách dễ dãi.

     

    Có người lấy ý cẩu thả mà rằng: Ai muốn đọc sách chữ Hán thì học lấy chữ Hán, ai muốn đọc sách Tây thì học chữ Tây. Song phải biết rằng, không những chữ Hán ngày ít người học đi, mà chữ Pháp tuy nhiều người học ra, nhưng cũng chỉ nhiều về phần phổ thông tầm thường mà thôi, chứ học mà đọc được đến những sách cao và chỗ căn bản của tư tưởng, thì cũng không bao giờ có nhiều được. Thế mà dịch được đủ cả hai thứ sách ấy ra tiếng mẹ đẻ rồi, thì ai cũng có thể nhờ đó mà học cho rộng thêm, cho tư tưởng của mình có căn bản, có mành mối. Có thể lấy cái học tự tu mà thành tài đạt đức được. Nếu không làm được như thế, mà chỉ phụ diễn nói bàn suông về những cái học nọ kia, Đông Đông Tây Tây trên báo chí, thì rút cục chỉ chồng chất được một đống giấy lộn chứa những cái bả rả cành lá của những tư tưởng nước ngoài mà thôi. Mà kẻ đọc có muốn hỏi đến chỗ uyên nguyện căn bản của những cái tư tưởng đó thì cũng không còn biết tìm và ở đâu mà tra khảo. Thế có khác gì kẻ chơi hoa mà chưa từng biết tới cái hoa thực của nó thế nào không.

     

    Tuy thế, nhưng sự phiên dịch lại không phải là dễ. Dịch phải lấy chủ nghĩa tín là rất trọng. Tín tức là trung. Dịch giả tuy ý tưởng không bằng tác giả, nhưng phải thâm thấu được chỗ tinh thần của nguyên văn, lại phải có văn tài tương đương với tác giả mới không sai lầm, và không đổ mất nguyên văn. Dịch sách cũng như vẽ truyền thần, bức tranh truyền thần không phải là bức ảnh chụp, nhưng hai cái vẫn là một. Không những đúng nhau từng từng nét mà lại phải đúng nhau cả tinh thần dáng điệu nữa, dịch sách mà không thế thì không đem được cả toàn thần của nguyên văn do thứ tiếng nọ sang thứ tiếng kia cho linh hoạt như một được.

     

    Nước ta hiện nay, biết phép phiên dịch có tài phiên dịch cũng còn thấy ít lắm. Bởi vậy tôi nói sự phiên dịch cũng phải có cơ quan để mà tìm phương pháp và giám đốc lẫn nhau. Đây tôi làm cái phương pháp dịch cũ của người Tàu vẫn dùng, xin giải thích và giới thiệu ra như sau:

    “Phương pháp ấy cần ở ba điều là: Tín, nhã và đạt”.

    a) Tín tức là đúng. Phải dùng từng chữ, đủ từng ý và hệt với giọng của hạng người nào về thời đại nào. Song như thế thì đúng đấy, nhưng đối với văn lý nước mình còn hẫng lời hay là tối nghĩa, thì lại phải thêm bớt vào một hai tiếng phụ của nó cho đầy đủ và sáng nghĩa ra. Lại hoặc như thế thì đối với điệu nói nước mình thành điên đảo khó nghe, thì lại phải dịch đảo một câu hay là một mạch lạc cho xuôi mà vẫn không thiếu lời thiếu ý gì.

    B) Nhã là điểm nhã êm tai. Có khi dịch ra tiếng ấy thì đúng nhưng theo văn ý nước mình thì nghe lại ra thô, lại phải dùng tiếng khác cùng tính cách ấy có ý nhã hơn thay vào. Lại phải tùy từng môn loại của bài nguyên văn, sách nguyên thư để dùng tiếng của mình mà thay vào cho đối chọi. Khi nào tiếng sẵn không đủ thì ghép tiếng mới, nhưng phải chua cho rõ ràng. Khi nào phép thường không đủ phải tìm phép mới mới dịch được, thì phải đặt ra cái phàm lệ nói rõ về duyên cớ ấy.

     

    “Tín với Nhã, hai phép ấy cũng đủ phận sự về việc phiên dịch. Tôi có nghe một nhà bác học nước ta nói rằng ông đọc bộ kinh Hoa Nghiêm (sách Phật) bằng Pháp văn mới dịch ở tiếng Phạn ra, rồi ông lại đọc cũng bộ kinh ấy bằng Hán văn đã dịch ở tiếng Phạn từ hơn nghìn năm trước, mà không khác chút nào. Như thế thì không phải hỏi đến sách bản thư Phạn văn cũng biết là hai bộ sách dịch văn của người Tàu với người Pháp là đáng với bản thư rồi. Tức như xem hai bức truyền thần của hai người vẽ đúng nhau thì biết là điều đúng với bức ảnh chụp.

     

    “Ấy sự phiên dịch của người ta công phu và tài tình như thế, có phải là việc tầm thường ai cũng làm được đâu.

    c) Đạt là đạt được cái ý ra thì thôi, không câu nệ phải đúng. Song phép này khó lắm, hiếm có người làm được. Phép này là hóa tán cả nguyên văn vào tâm mình, rồi rút lấy toàn thần của nó ra, thay vào bằng những điển cố, thành ngữ và văn thể của nước mình. Đọc ra như nó là sách nguyên thư của nước mình, lời lẽ giọng điệu đều tự nhiên như của nước mình, mà ý tưởng thì vẫn của người ta, không thiếu tí nào.

     

    “Phép này dễ sinh nguy hiểm là làm sai lạc mất ý đi mà không phải là dịch ở đấy nữa. Ngày xưa nghe có Cưu-ma-la-thập dịch sách Phật ra Hán văn. Ngày nay thì có Nghiêm Phục dịch sách Thiên diễn luận([1])của Anh văn ra Hán văn, là dùng được phép này gọi là “đạt ý”. Nhưng hai nhà đều khuyên người ta không nên bắt chước. Nghĩa là không có cái văn tài như thế thì là một sự làm bậy. Tuy vậy, trên ấy là phân loại mà nói ba phép tín, nhã  đạtdùng vào những khi đặc biệt đó thôi. Thực ra thì phàm dịch sách lúc nào cũng phải gồm đủ ba phép ấy.

    Đã tín  nhã rồi nhưng cũng phải có đạt. Mà đạt đó nhưng cũng vẫn có tín, nhã mới được.

     

    “Xem đó thì những sách Tây đã dịch ra Hán văn, ta cũng có thể chọn mà dịch lại được, không sợ sai lầm”([2]).

    “Còn công việc soạn thuật thì cũng còn là theo vào trong chỗ căn bản tư tưởng của người ta đó, mà phô diễn phê bình, hoặc khảo cứu để phát minh nghĩa khác ra cho mới hơn. Nghĩa là làm cho những cái tư tưởng căn bản ấy được thịnh hành ra”([3]).

    Xem mấy câu chót này, ta thấy ông Đồ Nam Tử Nguyễn Trọng Thuật cũng công nhận việc soạn thuật cần đến “chỗ căn bản của người ta đó” – tức là sách dịch vậy!

     

    Nhưng chẳng những sách dịch giúp ích cho việc soạn thuật thôi đâu, mà cả đến sự phiên dịch nó cũng giúp ích được cho việc này nữa – nhứt là giúp ích cho sự hành văn, trong lúc trứ thơ lập ngôn.

    Thật vậy “dịch văn ngoại quốc cũng như đọc và thưởng thức những bản dịch ấy, có thể coi là một phương tiện trực tiếp đào luyện văn chương”.

     

    “Sự để tâm thu gọn lời văn, sự bắt buộc phải lựa chọn tiếng dùng, phải thay đổi điệu văn, phải uốn nắn hình thể lối văn của mình theo hình thể câu văn của người khác, bằng ấy đều khiến cho sự dịch văn là một cách linh hoạt để học tập nghệ thuật viết văn.

    Sự cố gắng liên tiếp để vượt qua nỗi khó khăn về các phô diễn đó, không những chỉ là một công việc có ích cho dịch giả, mà đến ngay sự đọc văn bản dịch cũng có thể là một cách tập văn quí báu cho hết mọi người.

    Văn sĩ Rivarol cũng nghĩ như thế, ông nói: “Văn ngữ nước Pháp sở dĩ hưởng được sự hoàn toàn chỉ vì đã sang các nước lân bang để trao đổi và để nhận thức những chân giá trị của mình, vì đã lục lọi trong kho tàng La Mã, Hy Lạp; và vì đã tìm những giới hạn nó phân biệt tiếng Pháp với tiếng các nước ngoài. Duy chỉ có sự dịch văn là giúp cho tiếng Pháp những ích lợi đó. Một thứ văn ngoại quốc khi đưa ra toàn những cái khó rất kỳ khu cho một dịch giả có tài, thì khác nào như thử thách nhà dịch giả về đầy đủ các chiều vậy, người dịch văn biết ngay được tiếng nước mình có thể đạt được tới đâu, hoặc những cái khó nào không thể đạt được; người ấy dùng mất hết những của sở hữu, nhưng người ấy tăng thêm lực lượng cho mình, nhất là khi người ấy dịch những tác phẩm của trí tưởng tượng, những tác phẩm này ruồng phá những cái khuôn cùm của phép hành văn theo mẹo luật và khiến cho văn ngữ thêm cánh bay lên” (Ravarol, lời tựa cuốn l’Enfer).

     

    Hết thảy các văn hào thi bá nước Pháp, từ Ronsard đến Chateaubriand, đều khuyên nên lấy sự dịch văn làm một phương tiện cốt nhất để luyện tập ngòi bút”.

    Phần lớn nhất nhờ ở sự dịch các văn gia cổ điển mà Malherbe có thể đem sự đúng, mẫu mực và sự thanh lịch vào cho văn ngữ nước ta” (lời Victor Vailliant).

    Malherbe nhận rằng bao nhiêu công phu và bao nhiêu sức cố gắng vất vả của tinh thần đã đem ra để phong đại cho những vẻ đẹp của một văn hào cổ điển ấy là bấy nhiêu phép kỳ diệu “để uốn nắn ngòi bút và để làm tươi đẹp cho lời văn” – trả lời những người hỏi ông rằng muốn viết văn thì phải theo những cách thức nào, Malherbe bảo: “Nên đọc một bản văn ông đã dịch”([4]).

    Trên kia, đã viết: “Nước ta sau này hay dở thế nào đều nhờ ở sách dịch”, ở đây, tưởng nên chép lại và thêm cho đầy đủ như vầy: “Nước ta sau này hay dở thế nào đều nhờ ở sách dịch, và sự phiên dịch nó là nòng cốt khả dĩ đưa văn học quốc ngữ đến cõi hoàn mỹ”.

    Sách dịch muôn năm!

    Sự phiên dịch muôn năm!

    Văn học quốc ngữ muôn năm!

    Theo Ba mươi năm văn học,

    NXB Tân Việt, H., 1941.

    In lại trong Cuộc tiến hóa văn học Việt Nam.

    NXB Thanh niên, H., 2009

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...