Jump to content

tieuholo

Điều Hành Viên
  • Số bài viết

    732
  • Gia nhập

  • Đăng nhập

Bài viết được đăng bởi tieuholo


  1. Đó là một bài kiểm tra kỳ lạ nhất từ khi tôi đi học. Hôm đó, thầy giáo vào lớp và phát cho mỗi người chúng tôi một bài kiểm tra toán. Bài kiểm tra được chia làm đề riêng lẻ, có ghi chú rất rõ ràng ngay từ đầu: loại một gồm những câu hỏi vừa dễ, vừa khó, nếu làm hết sẽ được 10 điểm. Loại 2 là đề bài ở mức trung bình, làm hết sẽ được 8 điểm. Loại 3 có tổng điểm là 6 với những câu hỏi rất dễ. Học sinh có quyền lựa chọn làm một trong ba đề đó. Vì thời gian khá gấp gáp, lại e ngại không làm được bài khó nên phần lớn, chúng tôi đều cắm đầu vào làm ngay loại đề số 3 hoặc số 2 cho ăn chắc.

     

    Một tuần sau khi thầy giáo trả bài kiểm tra, chúng tôi còn ngạc nhiên hơn lúc nhận được đề bài vì thầy không hề chấm, cứ ai làm dề nào thì thầy cho đúng tổng điểm của đề đó, bất kể sai hay đúng. Quá ngạc nhiên, chúng tôi đã hỏi thầy, các bạn có biết câu trả lời của thầy là gì không?

     

    Thầy đã nói với chúng tôi rằng đó không phải là bài kiểm tra kiến thức mà là bài kiểm tra sự tự tin. Thầy nói ai trong chúng tôi cũng muốn đạt điểm 10 nhưng ít ai dám vượt qua thử thách để biến ước mơ đó thành sự thật. Chúng tôi biết nếu làm đề 10 điểm, chúng tôi sẽ phải làm thêm những câu hỏi khó nên đã bỏ cuộc ngay từ đầu mà không hề ngó qua để nhận thấy rằng số câu rất dễ trong đề này cũng vừa tròn với tổng số điểm là 6

     

    Có những việc nhìn bề ngoài thì tưởng chừng như là khó nên chúng ta thường rút lui ngay từ phút đầu tiên mà không hề cân nhắc. Nhưng đôi khi chúng ta cũng nên mạo hiểm một lần vì nếu không vượt chướng ngại vật thì làm sao biết khả năng của mình đến đâu, và làm sao về đích như ước mơ của mình.


  2. Sự nhẫn nại của tôi sắp cạn. Không lẽ ngày nào tôi cũng phải nhắc Nicole đem trả cuốn truyện tranh mà cô bé đã mượn của trường. Đã hơn 3 tuần nay, hễ tôi hỏi tới là cô bé lại cúi mặt nhìn xuống đất, lúng búng trong miệng: "Xin lỗi cô, con quên mang theo". Đã mấy lần tôi định tới nhà Nicole đòi lại cuốn sách của trường.Gọi là trường nhưng thực sự chỉ là một lớp dạy chữ miễn phí, được mở ra ở một vùng quê châu Phi hẻo lánh. Một hội đoàn từ thiện đã thuê tôi, một cô giáo mới ra trường, đến đây đứng lớp.

     

    Học trò của tôi là con cái của những người nông dân suốt ngày cặm cụi trên những cánh đồng ngô cháy nắng. Đa số trẻ con ở đây phải ở nhà bế em, lo nấu nướng hoặc ra đồng giúp cha mẹ từ sáng đến tối. Chỉ chừng hai chục đứa được cha mẹ cho đi học ở chỗ chúng tôi. Cuộc sống ở đây thật chán, tôi chỉ mong cho hết hạn hợp đồng để thoát khỏi nơi này.

     

    Sau khi học hết bộ chữ cái và học ráp vần, Nicole được thưởng. Chúng tôi cho con bé mượn một cuốn truyện tranh chữ in thật to, dày chừng hơn chục trang, trong một tuần phải trả. Vậy mà Nicole cứ lần lữa. Bực mình, một bữa nọ tôi dọa rằng nếu làm mất sách sẽ bị đuổi học, con bé nghe vậy hốt hoảng đáp: "Em thề là sách không bị mất, chỉ tại em quên".

     

    Tối hôm đó, mất hai giờ đồng hồ vượt qua mấy quãng đồng trống tối tăm, tôi tìm đường đến xóm nhà Nicole. Người ta chỉ cho tôi một túp lều vách đất, mái tranh. Bước tới sát cánh cửa đan bằng thân sậy khép hờ, tôi nghe thấy những tiếng ê a ngắc ngứ: "Bà..tờ...iê nờ iên...tiên...bà tiên...". "Bà tiên hiện ra và bảo...Đọc lại nào. Chậm thôi", một giọng trẻ con khác ra chiều bảo ban.

     

    Tôi nhìn qua khe cửa. Khoảng sáu bảy đứa trẻ đầu tóc xoăn tít ngồi xếp bằng quanh bếp lửa. Cạnh chúng là một người phụ nữ trẻ và một bà lão. Ngón tay dò trên cuốn sách (chính là cuốn truyện tranh mà Nicole mượn ở trường không chịu trả suốt mấy tuần nay), hai người lớn chụm môi cố vật lộn với mấy tiếng "i ê nờ iên" đang mắc kẹt trong cổ họng. Đám trẻ con đã đọc xong câu văn, ngóng cổ chờ hai người phụ nữ đánh vần nốt. "Cô giáo" Nicole đang háo hức chỉ bảo "học trò".

     

    "Khi cháu nó khoe đã đọc được sách, tôi không tin", người mẹ trẻ đến mức đáng kinh ngạc của Nicole phân bua, khi tôi đã vào nhà. "Ông bà tôi, cha mẹ tôi, rồi tới các anh các chị tôi không ai biết chữ cả. Tôi cũng không nốt. Mới mười bốn tuổi tôi đã đẻ Nicole, thời gian đâu mà học", người phụ nữ trẻ lấy chiếc khăn lau mồ hôi lấm tấm trên cánh mũi. "Nó bảo, mẹ và bà cứ thử xem, con chỉ cho. Rồi nó rủ thêm mấy đứa con nhà hàng xóm cùng học. Từ cha sinh mẹ đẻ có bao giờ tôi mơ được học chữ. Giờ tôi biết khá khá rồi đấy. Tôi đọc cô giáo nghe thử nhé", bà của Nicole ngượng nghịu nhìn xuống cuốn sách lấm lem nhọ nồi.

     

    Cũng như ở trên lớp, Nicole lại cúi gằm mặt xuống đất. Nó thì thào qua tiếng nấc: "Con xin cô, cô đừng mách. Con không muốn bị đuổi học". Và nó tròn mắt ngạc nhiên trước câu trả lời nghẹn ngào của tôi: "Ồ không, Nicole. Người đáng bị đuổi là cô kia".


  3. Khi mọi chuyện không suôn sẻ, như đôi khi vẫn thế, khi con đường em đi dường như đầy gian khổ, khi ngân quỹ thì thấp mà những món nợ thì cao, và em muốn cười nhưng em vẫn phải thở dài, khi cả sự quan tâm cũng gây sức ép làm không thấy dễ chịu ... Hãy nghỉ ngơi nếu em cần, nhưng đừng bỏ mặc ! Cuộc sống kì quặc với những vòng xoáy và điểm ngoặt, như mọi người chúng ta đều học được, và nhiều sự thất bại quay vòng, và đáng lẽ người ta có thể thành công, người ta lại bỏ qua nó. Đừng bỏ mặc dù tốc độ dường như quá chậm, em có thể thành công với một cơ hội khác. Thành công là những thất bại đảo ngược, bất chấp đầy những nghi ngờ... Và em không thể nói em đạt gần đến mức nào. Có thể nó thật gần khi có vẻ thật xa. Nên em hãy theo đuổi cuộc chiến dù khi em gặp khó khăn nhiều nhất. Chính khi mọi thứ dường như tồi tệ đi, là lúc em không được buông xuôi !

     

    * Đây là những lời nói đã giúp tôi trong những khi khó khăn hay bế tắc nhất, nó làm cho tôi thêm tự tin và sức mạnh, thêm vững tin ở cuộc đời và chính bản thân mình ... Ước gì lúc nào bên mình cũng có những người thân yêu quý luôn lắng nghe và thấu hiểu tận đáy lòng như vậy, luôn yêu thương và cho mình những lời nói-bởi-trái-tim chân thành và tha thiết nhất !!!


  4. Trong một căn phòng. Bầu không gian tĩnh lặng tới mức người ta có thể nghe thấy tiếng thì thầm của những ngọn nến. Cây nến thứ nhất than vãn: "Ngọn lửa của ta là biểu tượng của sự thái bình, hòa thuận. Thế nhưng đời nay những cái đó thật chông vênh. Thế giới hiếm khi im tiếng gươm súng, người với người, thậm chí vợ chồng anh em trong một nhà cũng chẳng mấy khi không cãi cọ". Thế rồi ngọn nến leo lét, ngọn lửa mờ dần cho tới khi ánh sáng lụi tắt hoàn toàn.

     

    Ngọn nến thứ hai vừa lắc lư vừa kể lể: "Ta là Niềm tin. Thế nhưng trong thế giới này hình như ta trở nên kẻ thừa thải, một món xa xỉ. Biết bao kẻ sống chạy theo thời không cần tới niềm tin". Nói rồi ngọn nến từ từ tắt, tỏa ra một làn khói trắng luyến tiếc". "Ta là Tình yêu - ngọn nến thứ ba nói - Nhưng ta không còn đủ sức để tỏa sáng nữa. Người ta gạt ta ra một bên và không thèm hiểu giá trị của ta. Cứ nhìn thế giới mà xem, không thiếu kẻ quênluôn cả tình yêu đối với những người ruột thịt nhất của mình". Dứt lời phẫn nộ, ngọn lửa vụt tắt.

     

    Căn phòng trở nên tối tăm. Chỉ còn một ngọn nến nằm tận góc xa vẵn tiếp tục phát ra ánh sáng, nhấp nháy như ngôi sao độc nhất giữa bầu trời đêm âm u. Bất chợt một cô bé bước vào phòng. Thấy ba ngọn nến bị tắt, cô bé thốt lên: "Tại sao các bạn không cháy nữa? Cuộc sống này luôn cần các bạn. Hòa bình. Niềm tin. Tình yêu phải luôn tỏa sáng tới cùng kia mà!". Cây nến thứ tưnãy giờ vẫn lặng lẽ cháy trong góc phòng lên tiếng đáp lời cô gái: "Đừng lo. Tôi là Hy vọng. Nếu tôi còn cháy, dù ngọn lửa rất mỏng manh, chúng ta vẫn có thể thắp sáng lại Hòa bình, Niềm tin và Tình yêu".

     

    Mắt cô bé sáng lên. Cô bé dùng cây nến thứ tư - Hy vọng - thắp sáng trở lại các cây nến khác.


  5. Ngay từ khi còn học mẫu giáo, các giáo viên trường tôi đã được chứng kiến hậu quả của những cơn giận do căn bệnh nghiện rượu của mẹ tôi gây ra. Ngay trong năm học đầu tiên, các thầy cô đã nhẹ nhàng dò hỏi tôi về những bộ quần áo sờn cũ bị rách, về mùi hôi khó chịu từ cơ thể tôi, về vô số những vết bầm tím và vết bỏng trên cánh tay tôi, cũng như lý do tại sao tôi lại tìm thức ăn trong thùng thức ăn thừa của trường. Rồi một ngày kia, cô Moss, cô giáo dạy lớp hai của tôi, đã đến gặp thầy hiệu trưởng của trường và xin thầy cố gắng giúp tôi. Thầy hiệu trưởng miễn cưỡng đồng ý can thiệp và sáng hôm sau thầy và mẹ tôi có một buổi nói chuyện riêng. Kể từ đó tôi không còn gặp lại cô Moss nữa.

     

    Ngay sau đó, tình trạng của tôi ở nhà càng trở nên tồi tệ hơn. Tôi buộc phải sống và ngủ trong gara dưới nhà, bị sai làm công việc nhà như nô lệ, và không được ăn nếu như không làm xong công việc theo đúng thời gian mà mẹ tôi đặt ra. Thậm chí bà còn đổi tên của tôi từ "David" thành "nó", và đe dọa sẽ phạt nặng bất cứ ai trong số em tôi nếu chúng dám lén đưa thức ăn cho tôi hay mở miệng gọi tên tôi là "David", thậm chí chỉ nhìn tôi chúng cũng không được phép.

     

    Những người duy nhất có thể cho tôi nơi trú ẩn an toàn chính là các thầy cô. Dường như thầy cô luôn cố gắng đem lại cho tôi cảm giác mình là một đứa trẻ bình thường, và vì vậy tôi luôn trân trọng bất kỳ lời khen ngợi nào của thầy cô. Những va chạm nhỏ tình cờ khi thầy cô đi ngang qua tôi hay những lúc thầy cô cúi người xuống để xem bài làm của tôi cũng khiến tôi cảm thấy được gần gũi và yêu thương. Vào những ngày nghỉ cuối tuần, khi tôi ngồi run lên vì lạnh trong gara, tôi đã nhắm mất lại, thở thật sâu và cố hình dung ra khuôn mặt của thầy cô. Và chỉ khi nào hình dung ra được nụ cười của thầy cô thì lúc đó tôi mới tìm thấy được cảm giác ấm áp trong lòng mình.

     

    Vài năm sau, vào một buổi chiều thứ sáu, tôi bỗng cảm thấy như mình không còn có thể chịu đựng thêm được nữa. "Thế là tôi lao ra khỏi lớp học và chạy vào phòng tắm, đập nắm tay nhỏ xíu đỏ bầm của mình vào bức tường một cách tuyệt vọng trong khi nước mắt cứ tuôn rơi. Tôi cảm thấy quá thất vọng vì trong nhiều tháng liền tôi không còn mơ thấy được những thầy cô giáo cứu tinh của tôi. Tôi đã tin tưởng một cách tuyệt vọng rằng bằng cách nào đó thầy cô đã cứu vớt cuộc đời tôi. Nhưng giờ đây khi không còn có sức mạnh bên trong để dựa vào, tôi cảm thấy lòng mình vô cùng trống rỗng và đơn độc. Vào cuối buổi chiều hôm đó, khi tất cả các bạn vui mừng chạy vội về nhà hoặc lao ra sân chơi, mắt tôi và thầy chủ nhiệm bất chợt gặp nhau. Tôi nhìn chằm chằm vào thầy một cách thách thức. Trong một khoảnh khắc ngắn ngủi tôi có cảm giác như đôi mắt thầy hiểu rõ được nỗi đau khổ tột cùng mà tôi dang phải trải qua. Tôi nhìn tránh đi nơi khác và kính cẩn cúi đầu chào thầy trước khi bước ra khỏi lớp.

     

    Vài tháng sau, không biết vì lý do gì bốn thầy cô giáo của tôi và thầy hiệu trưởng quyết định báo cho chính quyền biết về hoàn cảnh của tôi. Ngay lập tức tôi được đưa ra khỏi nhà và đặt dưới sự giám hộ của một gia đình khác. Trước khi tôi rời trường, toàn bộ các thầy cô lớp tôi, từng người một, đã quỳ xuống ôm lấy tôi. Tôi thấy được sự sợ hãi trong ánh mắt họ. Tôi chợt nhớ đến số phận của cô Moss và chỉ muốn tan biến đi khỏi cuộc đời này để không mang lại thêm những rắc rối gì cho các thầy cô.

     

    Cũng như mọi khi, cảm nhận được nỗi lo sợ trong tôi, thầy cô lại ôm tôi vào lòng và tạo nên một lá chắn vô hình bảo vệ tôi khỏi mọi thương tổn. Mỗi lần được ôm vào lòng, tôi lại nhắm nghiền mắt lại và cố giữ khoảnh khắc này mãi mãi. Tôi nghe tiếng của ai đó thì thầm bên tai mình: "Đây là chuyện mà thầy cô phải làm cho dù hậu quả như thế nào. Nếu như thầy cô có thể làm được một điều gì dó để giúp cuộc đời của một học trò được thay đổi và tốt đẹp hơn... thì đó chính là ý nghĩa thật sự của nghề giáo". Một cảm xúc mãnh liệt dâng trào trong tôi khiến tôi đứng như tê dại. Tôi hứa trong nước mắt với các thầy cô rằng tôi sẽ không bao giờ quên thầy cô và sẽ cố gắng hết sức để một ngày nào đó sẽ trở thành niềm tự hào của thầy cô.

     

    Kể từ đó, không ngày nào trôi qua mà tôi không nghĩ về những vị cứu tinh của mình. Hai mươi năm sau, tôi quay về trường xưa để giới thiệu quyển sách "Có một đứa trẻ bị gọi là Nó" mà tôi viết để dâng tặng cho thầy cô nhân kỷ niệm 20 năm ngày cuộc đời tôi được giải thoát. Tối hôm đó trong hội trường ngồi kín người, trước mặt các thầy cô của mình, tôi đã khóc khi phát biểu: "Khi còn là một học sinh, em đã nhận ra rằng nhà giáo chỉ có một mục dịch duy nhất: đem lại niềm vui cho một đứa trẻ và hướng em đến một cuộc sống tươi đẹp hơn. Trong trường hợp của em, chính thầy cô đã bất chấp rủi ro có thể bị mất việc để cứu vớt cuộc đời một đứa trẻ bị gọi là "nó". Em sẽ mãi mãi không quên tấm lòng hết mình vì học trò và hành động dũng cảm của thầy cô. Hai mươi năm trước, em đã hứa với các thầy cô một điều. Và hôm nay em thực hiện lời hứa đó. Đối với em, đó không phải là việc thực hiện lời hứa dối với những người đã thay đổi số phận cuộc đời em, mà đơn giản chỉ là vấn đề danh dự."


  6. Ước mơ của Nguyễn Mạnh Hùng sau khi tốt nghiệp phổ thông sẽ trở thành sinh viên một trường đại học nào đó đã không thành sự thật. "Trượt đại học, thật là một điều khủng khiếp!" - Đã có lúc, Hùng chán nản đến tuyệt vọng như thế. Nhưng rồi, sau bao trăn trở, cậu quyết định không tiếp tục ôn thi cho đỡ tốn kém mà sẽ học lấy một nghề. Với cậu, thành đạt không nhất thiết phải qua con đường đại học.

     

    Đây là những lời kể của Hùng về quyết định của mình sau những ngày trằn trọc suy nghĩ. Câu chuyện giản dị và bình thường, nhưng cũng chẳng dễ có thể làm nổi, bởi nỗi ám ảnh "trượt đại học" đã từng luẩn quẩn không ít ngày trong cậu sau khi biết điểm thi.

     

    "Cuối cùng rồi mình cũng phải tự quyết lấy. Quyết định dứt khoát "con sẽ không thi đại học" mãi cũng được gia đình, bạn bè ủng hộ. Sau nhiều ngày tìm hiểu, mình tìm đến trường Dạy nghề Hoa Sữa Hà Nội và học nghề làm bánh Âu. Có điều thú vị là trường đã miễn học phí cho mình khi biết mình là một ''Thanh niên nghèo vượt khó''.

     

    Ngày mới vào lớp, mình đã phải cố gắng rất nhiều. Được thầy cô chỉ bảo và bạn bè giúp đỡ, mình tiến bộ rất nhanh và luôn đứng đầu lớp. Mình còn được nhận học bổng 200.000 đ/tháng. Trường đã tạo điều kiện cho mình và các bạn thoải mái sáng tạo, tự đưa ra ý tưởng cho các kiểu bánh. Trong kỳ thi học kỳ, mình còn được nhà trường khen thưởng cho công thức chế biến một loại bánh mới.

     

    Sau khi kết thúc khoá học, mình đã xin vào tiệm bánh Hoàng Gia. Ban đầu, cô chủ tiệm còn e ngại tay nghề của mình (bởi khi đó mình mới 19 tuổi). Mình quyết định xin làm thử. Nếu hỏng, mình chịu hoàn toàn phí tổn. Hồi hộp lắm, và cũng hơi run nữa, nhưng mình vẫn quyết tâm làm. Mẻ bánh làm thử hôm đó đã bán hết veo, vậy là cô chủ nhận mình luôn''.

     

    Sau gần một năm làm việc, giờ thì Hùng đã trở thành bếp trưởng của tiệm bánh Hoàng Gia (136 Cầu Giấy, Hà Nội) với mức lương hơn 1 triệu đồng một tháng. Ngoài ra, Hùng còn nhận làm bánh theo đơn đặt hàng cho một số khách sạn, nhà hàng, nên thu nhập cũng kha khá. "Ước mơ của mình là được đi học ở nước ngoài để nâng cao tay nghề. Mình đã tưởng không đỗ đại học là chấm hết. Nhưng giờ thì, đấy, trượt đại học không có nghĩa là thất học phải không?" - Hùng nói, đôi mắt cười trong veo.


  7. Một thầy giáo vừa chuyển đến cho chúng tôi một bức thư của một học trò cũ đang làm luận án tiến sĩ kinh tế ở Nga.

     

    Người học trò ấy - chị Nguyễn Thị Kim Cúc - xưa là học sinh giỏi văn của thầy ở trường cấp II Thạch hà, Hà Tĩnh. Thư viết:

     

    "Thầy ơi! Hè năm ngoái em có về thăm quê mà buồn lắm thầy ạ!...

     

    Thầy có nhớ nữa không? Hồi thầy chủ nhiệm và dạy văn lớp 5 (tức lớp 6 bây giờ) trong một phòng tre nưa (gọi là lều thì đúng hơn) nhà rách vách nát, xiêu vẹo, nghiêng nghiêng như chực đổ xuống bất cứ lúc nào.

     

    Em còn nhớ hồi đó cứ mỗi lần vào lớp, thầy lại nhắc: Cả lớp cẩn thận nhé, để phòng bức vách đổ là phải chạy ra cho nhanh...".

     

    Eo ơi! Nghe giảng bài mà mắt cứ lliếc vào vách lớp học...

     

    Thế rồi một hôm thầy ra đề cho chúng em một đề văn: "Em hãy tả lại ngôi trường quê em vào một buổi sáng mùa xuân". Hồi đó em là một trong những học sinh giỏi văn của lớp...

     

    Em phóng bút bảy sắc cầu vồng ca vang nào là ngôi trương quê em mái ngói đỏ tươi, từ ngoài vào là cổng trường lộng lẫy, cột cờ cao vút, sân trường mênh mông, hồ bơi bãi tập, vườn sinh vật, vườn thực hành thí nghiệm...tất cả như thiên đường lộng lẫy và ...cảm thấy như người có lỗi, thiếu trung thực và lừa dối cả chính mình khi nghĩ về bài văn điểm 10 hồi đó...

     

    Em thành thật xin lỗi thầy..."

     

    Nhà giáo ưu tú ấy kể về bức thư với nỗi ngậm ngùi. Ông nói: "Tôi thật sự xót xa và nghĩ nhiều về cách dạy văn, đặc biệt là cách ra đề, cách chấm bài, cách nhìn cuộc sống...Tiêu chuẩn số một của văn chương là phải rất thật. Nhưng than ôi, nếu em Cúc học trò của tôi hồi đó mà tả thực ngôi trường rách nát xiêu vẹo của quê hương thì chắc chắn tôi sẽ cho điểm rất thấp".

     

    Thật đau lòng cho thời gian dạy văn của tôi - người thầy giáo ngậm ngùi nói như vậy, như nói về một chuyện buồn không làm sao quên được.


  8. "Tiến sĩ Carr, có phải cô đó không? Có thực sự là cô đó không? ". Từ chỗ tôi đang đứng trong tiệm sách, tôi quay đầu lại và nhìn thấy một chàng trai tóc màu nâu nhạt, rắn rỏi, dễ nhìn, cao khoảng một mét tám mươi. đang tươi cười gọi tôi:"Tiến sĩ carr, là em đây mà, Gibby đây". Nhìn gần hơn một chút, và tôi biết tôi sẽ nhận ra đôi mắt đó ở bất cứ nơi nào: đôi mắt màu xanh da trời trong suốt, nghiêm nghị và mạnh mẽ. Đúng thật là Gibby của tôi rồi! Gibby cúi xuống ôm chầm lấy tôi, cô hiệu trưởng tiểu học của cậu ngày nào. Gibby làm tôi nhớ về một cậu bé nhút nhát, hơi quá cân, được chuyển về trường tôi năm cậu học lớp năm.

     

    Đó là một cậu bé im lặng và khép kín. Cũng như những học sinh khác khi mới chuyển trường, Gibby đã có một khoảng thời gian khó khăn trong những tháng đầu. Vài đức con trai thường hay trêu chọc Gibby về sự thiếu năng động của cậu trong giờ học thể thao. Gibby thiếu khả năng phàn đoán và thường không theo kịp chúng bạn. Cậu bé hay bị vấp ngã vì tuột dây giày. Điều đó xảy ra thường xuyên đến nỗi mọi người chẳng lây làm gì lạ. " Em nên cột chặt dây giày lại" - Tôi luôn nhắc nhở cậu bé mỗi khi tựa cửa nhìn lũ trẻ chuẩn bị bước vào một trò chơi mới. " Vâng thưa cô, tiên sĩ Carr!" Gibby thường trả lời tôi theo cách trịnh trọng như vậy. Tôi thây cứ mỗi lần chia phe, cậu bé Gibby luôn bị các bạn bỏ lại một mình. Chẳng ai đếm xỉa đến cậu ấy cả. Gibby tội nghiệp đứng buồn xo, im lặng, rồi như chợt nhớ đến lời dặn của tôi, cậu liếc xuống nhìn đôi giày...

     

    Có lần tôi đi ra sân nói: Tại sao Cô chẳng bao giờ được chọn phe cả?! Cô có thể tham gia được không? Lũ trẻ ngạc nhiên vô cùng, cả nam lẫn nữ cùng phá lên cười, và trả lời: Được rồi tiến sĩ Carr, đến lượt cô đấy! Tôi gọi tên vài đứa, và đến lượt đứa thứ 5 hay thứ 6 gì đó, tôi gọi Gibby và thêm vài đức trẻ khác - Những đứa ít khi nào được bạn bè gọi chung vào một đội. Đội của tôi có thể là dội không chơi thật xuât sắc lắm, nhưng chắc chắn là đội chơi hăng say, quyết đoán và đoàn kết nhất.

     

    Vào khoảng mùa xuân, tôi tổ chức những buồi chạy bộ cho tất cả các cô cậu học trò nào muốn " làm gọn lại những cơ bắp lỏng lẻo" sau kỳ nghĩ đông lười vận động. Các cô học trò nữ rất hăng hái tham gia chương trình này. vài cậu con trai cũng đăng ký cho thêm phần xôm tụ, Gibby là một trong số đó. Chúng tôi bắt đầu đi bộ xung quanh sân trường lớn. Tôi dẫn đầu cả nhóm và Gibby dần tụt lại phía sau.Xem ra cậu ta bị hụt hơi nên thở dốc. Lại nữa, dây giày thỉnh thoảng còn bị tuột nên trông Gibby luống cuống đến tội nghiệp. Khi cả nhóm đi được một vòng, chúng tôi đã vượt qua Gibby. Tôi gọi cậu và động viên: tốt lắm Gibby, cô gắng lên, em sẽ theo được mà! Nhưng kìa, em nên cột chặt dây giày lại! - Vâng thưa cô, tiên sĩ Carr! cậu bé trả lời, thở hổn hển, nhưng cố giữ khuôn mặt tươi vui. Sau một tháng, Gibby giảm được vài cân và không còn thở dốc nhiều nữa. Cậu bé vẫn còn bị vấp ngã vì dây giày nhưng đã theo kịp nhóm dễ dàng hơn. Vào khoảng tuần thứ 5, số học trò nam tham gia chạy bộ đã tăng lên bằng với số học trò nữ. Tôi không tin là đột nhiên lũ con trai lại quan tân đến sức khỏae và dáng vóc của mình, mà có lẽ vì các cậu không muốn bị lép vế trườc các " yểu điệu thục nữ" đấy thôi!

     

    Chúng tôi tăng thêm giờ và chuyển địa điểm tập vào sân vận động. Gibby luôn luôn có mặt ở đó, đứng ở cuối hàng, vươn vai, cúi người, nâng tạ, đá cao.. luôn nghiêm túc, gibby không bao giờ bỏ nữa chừng và viên lý do để trốn tránh. Cậu luôn cố gắng hơn người khác và sự kiên trì đó khiến tôi khâm phục. Gibby dần tự tin hẳn lên và cười nói nhiều hơn. Cậu ta không còn là " tên lính mới" và đã bắt đầu có vài người bạn thân. Và bây giờ, sau ngần ấy năm trời, chúng tôi lại gặp nhau torng hoàn cảnh này. gibby bé nhỏ của tôi ngày nào đã cao vượt hẳn tôi.

     

    - Em đang làm gì ở đây thế, Gibby? Cô nghe nói là em đã dọn đi Georgia rồi mà?

     

    - Vâng thưa cô, em đang ở Atlanta, em đang làm giám đốc chi nhánh của một công ty thiết lập phần mềm. Em đang trong kỳ nghĩ về thăm mẹ của em.

     

    - Tốt đấy, trông em thật khỏe mạnh và hạnh phúc đấy, Gibby.

     

    - Vâng, em đang rất hạnh phúc, tiến sĩ Carr ạ. Em vẫn hay nghĩ về cô. Cô có biết không, hồi đó việc chuyển trường và sinh sống ở một thành phố mới đã gây cho em rất nhiều khó khăn. Nhưng cô luôn tốt với em.

     

    - Cảm ơn em, nhưng cô cũng có làm gì đáng kể đâu nào?

     

    -không phải đâu, cô ạ. Cô đã làm cho em rất nhiều, cô luôn tươi cười, cô khiến cho em thấy vui và muốn đến trường. Gibby nói tiếp - Em không bao giờ quên cai lớp tập thể dục của cô. Cô thật sự đã làm cho chúng em thích vận động và xích lại gần nhau... Và cậu cưởi thật tươi, hỏi tôi: Nhưng tiến sĩ Carr này, Cô biết em nhớ cô nhất về điều gì không?

     

    - Cô không biết đâu Gibby.

     

    -ồ! cậu ta trả lời và nhìn thẳng vào mắt tôi - Đó là mồi khi cô chọn phe, cô không bao giờ chọn em cuồi cùng cả!

     

    -Đương nhiên là không rồi Gibby, em là một tong những người chơi quyết liệt nhất mà, phải không?

     

    Chúng tôi ôm nhau một lần nữa. Trong xúx động cậu ta nói:- Em đã lập gia đình rồi, tiến sỉ Carr.Cô ấy rất dễ thương và luôn vui cười- về điểm này thì cô ấy rất giồng cô. Và điều tốt nhất của cô ấy là, trong tất cả những ngưởi mà cô ấy lựa chọn, cô ấy đã chọn em. Cô ấy đã chọn em đầu tiên.

     

    Tôi thấy măt mình nhòa đi. Tôi cúi xuống để tránh cái nhìn của cậu ấy và tự trấn tỉnh lại. Và lúc đó tôi nhìn thấy đôi giày của Gibby " Này, cột chặt dây giày lại" tôi thì thầm và lau nườc mắt. - Vâng thưa cô, tiến sĩ Carr. Cậu trả lời rồi nhoẻn miệng cười. nụ cười đáng yêu của cậu bé ngày nào.


  9. Đó là một chiều mưa sụt sùi. Cái rét cộng với mưa gió làm lũ học trò buồn lao lòng. Nhưng đó chỉ là lý do nhỏ. Lý do chính đang làm buồn lòng các cô cậu học trò là bục giảng vắng bóng thầy. Trò nhớ thầy...Thầy nghi một tuần nay rồi...!

     

    Thế mà thầy đến. Dù mưa gió và lạnh .Sau một tuần nằm viện với căn bệnh quái ác, thầy già đi va gầy nhiều, như chành bầng trơ trụi giữa mùa đông. Tuy vậy thầy bước vào lớp làm lớp học bừng lên một nguồn sinh khí mới. Theo thói quen, thầy mở hộp phấn, nhưng không phải là bắt đầu một bài giảng mới... Thầy viết nên bảng một con số, không... không phải sĩ số lớp đâu. Cả lớp bừng tỉnh! Đúng rồi, con số, đó là cái thiếu hụt trên bảng và trong lòng học trò suốt một tuần nay. Các giáo viên khác không biết con số ấycó nghĩa gì, nhưng những con số ấy lại đi vào nếp nghĩ của mỗi học trò thấy. Thầy viết số 200, cả lớp im lặng ...

     

    Thầy nhắc những kỷ niệm với lớp, với từng thành viên. Thầy nói về chuyện đời .Rồi thầy nói đến những con số "các trò có biết con số 200 là gì không?" Cả lớp im lặng .Các trò ơi ,chỉ còn 200 ngày nữ là các trò ra trường rồi. Lần đầu tiên thầy viết nên bảng con số 300, rùi lùi dần đến 250, và nay đã là 200 rồi. Mỗi ngày một trôi qua, các trò có thêm được gì, mất đi những gì? Tất cả đều không quay lại được .Nhưng thầy chỉ muốn các trò nhớ đến thời gian không biết chờ đợi ai. Thầy bỗng dừng lại một phút, rồi thầy nói tiếp : "thầy đã nghĩ ở lại với các trò được 200 ngày nữa, nhưng thầy đành phải chia tay các trò sơm hơn 200 ngày" ... Lũ học trò ngơ ngác. Vài bạn gái măt đỏ hoe cả lên.

     

    Mưa nặng hạt dần... sau đó thầy phải nghỉ dậy vì bệnh nặng... Năm năm sau, lũ học trò lớp 12 văn ngày ấy đã họp mặt lần đầu tiên, tại phòng học cũ. Không thể mời thầy. Thầy không còn nữa , 45 trò vẫn đủ mặt. Họ lần lượt viết lên bảng những con số đánh dấu những sự kiện, những bước ngoặt trong nhiều năm qua và nói về những con số của mình .Ai đó khóc! Và ai đó viết lên góc trái bảng con số 200, ngày thầy chia tay lớp học ngày xưa.


  10. Noé Claypole được ân xá vì đã tố cáo lão Do Thái. Hắn đánh giá rằng nghề này không chắc ăn như hắn tưởng, nên đã tìm cách khác để kiếm tiền mà không chịu quá nhiều cực nhọc và cuối cùng bước vào ngành công an mật. Có dịp, hắn lại bỏ túi vài khoản tiền phạt do những chủ quán bán nước uống không được phép nộp.

     

    Charlot Bates kinh hoàng bởi tội ác của Sikes cũng tự hỏi liệu có tốt hơn chăng nếu từ nay trở đi sống một cuộc đời lương thiện. Bước khởi đầu quả là khó khăn. Nhưng hắn biết yên phận chút ít và tỏ rõ thiện ý của mình. Sau khi đi làm công ở trang trại rồi đánh xe bò, hắn trở thành một gã chăn nuôi vui vẻ nhất của vùng Northamptonshire.

     

    Ông bà Bumble bị cách chức ở Trại tế bần.

     

    Cuộc đời họ sống trong cảnh khốn cùng và được chấp nhận vào Trại tế bần nơi họ từng lãnh đạo...Mọi người để lại cho Monks một phần của thừa kế để hắn có cơ may làm lại cuộc đời. Hắn đến châu Mỹ dưới một cái họ khác. Tại đây hắn tiêu pha nhanh chóng gia tài của mình và quay lại con đường cũ. Hắn bị bắt giam bởi những trò lừa gạt mới và chết trong tù.

     

    Ba tháng sau những sự kiện bi đát mà chúng tôi đã kể, cô Rose Fleming và ông Henry Maylie kết hôn ở nhà thờ của làng. Cùng ngày đó, họ dọn đến ngôi nhà mới đầy hạnh phúc của mình.

     

    Bà Maylie đến ở cùng con trai và con dâu để được sống yên bình những năm cuối đời và vui ngắm hạnh phúc của những đứa con bà từng chăm nom chu đáo hết lòng.

     

    Giles và Brittles vẫn giữ công việc cũ. Giờ đây, người này đã hói đầu còn người kia tóc bạc trắng nhưng họ vẫn luôn tận tụy với bà Maylie và các con của bà.

     

    Ông bác sĩ Losberne về nghỉ ở Chertseỵ Ông nhường khách hàng của mình cho một anh bạn đồng nghiệp trẻ tuổi và thuê một ngôi nhà gần ngay cổng làng. Ông bắt đầu thú vui làm vườn, trồng cây, câu cá và đóng đồ gỗ. Ông kết thân chân thành với ông Grinwig và ông này chẳng bỏ lỡ dịp nào đến thăm ông bạn.

     

    Ông Brownlow nhận nuôi Oliver và họ cùng chung sống với bà Bedwin nhân hậu, chỉ cách nơi cặp vợ chồng trẻ định cư một cây số. Vì vậy, Oliver có thể đến thăm họ thường xuyên.

     

    Ông Brownlow ngày càng gắn bó hơn với Oliver, cậu còn là một cậu bé có tài và việc học tập của cậu tỏ ra xuất sắc.

     

    Hạnh phúc của Oliver gần như hoàn hảo. Nhưng em thường hay nghĩ đến bà mẹ của mình với nỗi buồn man mác và thường chiêm ngưỡng chân dung của mẹ. ông Brownlow đã nhận ra điều này và ông có một ý tưởng tinh tế là lập tại nhà thờ làng bên một tấm bia mộ trên đó chỉ ghi một cái tên duy nhất, tên của mẹ Oliver "Agnès."

     

    Có lẽ hình bóng của người phụ nữ này thỉnh thoảng vẫn đến nơi linh thiêng ấy và bao bọc Oliver trong sự che chở và tình thương yêu của bà chăng?.

     

    HẾT


  11. - Anh còn một chi tiết quan trọng để nói đấy.

     

    - Ông Brownlow nói với Monks.

     

    - Cha của cô Agnès bất hạnh có hai cô con gái. Cô thứ hai giờ như thế nào rồi, khi ông bố qua đời cô ta vẫn chỉ còn là một đứa trẻ.

     

    - Đứa trẻ này, Monks đáp, không còn gia đình nữa và được một gia đình nông dân nghèo khổ nhận nuôi. Ông đã mất công tìm kiếm dấu tích của cô ta nhưng mẹ tôi và tôi đã tìm thấy. Sau vài năm, những người nông dân đó không thể nuôi cô bé được nữa, cô lại được một quý bà sống ở Chester nhận nuôi. Bất chấp mọi cố gắng của chúng tôi, đứa trẻ này vẫn ở lại nhà quý bà này và sống hạnh phúc. Tôi đã mất hút cô bé cách đây vài năm và tôi mới chỉ tìm thấy dấu tích của cô từ vài tháng nay.

     

    - Cô ta giờ ở đâu?

     

    - Ông Brownlow hỏi.

     

    - Cô ấy đang tựa vào cánh tay ông..Cô em của Agnès không ai khác chính là cô Rose.

     

    - Nhưng cô ấy chẳng vì thế mà không là cháu gái của ta!

     

    - Bà Maylie kêu lên và xiết chặt Rose trong vòng tay mình.

     

    - Đấy là đứa con rất yêu quý của ta.

     

    - Bà đã từng là người bạn duy nhất của cháu, Rose nói, người bạn tốt nhất.

     

    - Nào, tình yêu của ta, bà Maylie vừa nói vừa âu yếm ôm cô, hãy cùng nghĩ đến cậu bé tội nghiệp này, cậu đang muốn ôm xiết cháu vào lòng đấy. Oliver lao vào vòng tay của người cô mới.

     

    - Ôi, cô Rose, cô không phải là cô của cháu mà là một người chị lớn. Từ khi nhìn thấy chị, em đã yêu chị như một đứa em trai yêu chị gái. Lúc đấy Henry Maylie vừa đến.

     

    - Em Rose thân yêu, anh vừa biết được bí mật về nguồn gốc của em. Cha em là một người đáng kính. Cuối cùng em đồng ý lấy anh chứ hay em còn bắt anh phải đau khổ đến bao giờ nữa.

     

    - Ôi Henry, Henry!

     

    - Cô gái nói trong nước mắt giàn giụa.

     

    - Em không muốn gì khác ngoài hạnh phúc của anh dành cho em. Trong khi những cảnh tượng cảm động hạnh phúc này diễn ra thì Tòa án cấp cao Luân Đôn đang xét xử Fagin và đồng bọn. Căn phòng chật ních người: Lão Do Thái dường như không biểu lộ một chút lo âu nào. Khi những vị quan tòa và luật sư nói lão vẫn lặng thinh bất động.

     

    Cuối cùng thì bồi thẩm đoàn sau khi đã rút vào bàn luận, quay trở lại phòng và tuyên án lão phạm tội. Lão Fagin bị kết án treo cổ.


  12. - Bức thư đó dành cho ai?

     

    - Ông Brownlow hỏi.

     

    - Cho cô bạn Agnès của ông. Ông bảo đảm với cô ấy rằng nếu ông chết, ông sẽ thu xếp để cô và đứa con cô đang mang thai có thể sống được tươm tất. Tất cả những điều đó được khẳng định trong tờ di chúc mà ông để lại phần lớn gia tài của mình cho cô Agnès Fleming và cậu bé mà cô sắp sinh. Mẹ tôi, Monks tiếp tục, đốt tờ di chúc và bức thư không đến tay người nhận. Bà đến Anh để gặp cô Agnès và kể lể những điều vu khống tồi tệ nhất về cộ Cô gái trốn khỏi nhà, ít lâu sau ông bố qua đời để lại cô con gái nhỏ ba tuổi mồ côi..Một khoảnh khắc im lặng ngắn ngủi. Ai nấy chăm chú lắng nghe.

     

    - Mẹ tôi chết ở Pháp sau nhiều đau đớn. Bà tiết lộ cho tôi những bí mật của bà. Bà biết chắc rằng Agnès đã có một cậu con trai và cậu bé còn sống. Tôi đã thề sẽ tìm kiếm nó và trút lên nó sự hận thù của mình bằng cách biến nó thành một tên bất lương. Tôi chỉ có một mong muốn duy nhất là nhìn thấy nó lủng lẳng ở đầu dây của giá treo cổ. Monks bắt đầu tuôn ra những lời chửi bới và nguyền rủa làm kinh hãi tất cả mọi người.

     

    - Những bằng chứng về sự ra đời của đứa trẻ, cái nhẫn và khung ảnh nhỏ đeo cổ giờ ra sao rồi?

     

    - Ông Brownlow hỏi.

     

    - Chúng được viên giám đốc Trại tế bần và vợ hắn bán cho tôi. Bọn họ đã đoạt được chúng từ một bà y tá già của Trại, bà ấy lấy chúng từ thi thể của Agnès. Tôi đã vứt những chứng cớ này xuống sông để thủ tiêu chúng.

     

    Người ta dẫn ông bà Bumble vào, họ hung hăng chối việc dính líu đến vụ này. Mọi người cho họ đối chất với hai bà già từng nghe được cuộc trò chuyện giữa bà y tá đang hấp hối và bà Bumble.

     

    - Ông bà có muốn cho mời viên quản lý của hiệu cầm đồ đến không?

     

    - Ông Brownlow hỏi.

     

    - Chắ c chắn ông ta nhớ rằng bà Bumble đã đến tìm những đồ trang sức này.

     

    - Không cần thiết đâu.

     

    - Ông Bumble nói.

     

    - Tất cả những chuyện đó là ý tưởng của vợ tôi đấy.

     

    - Ông bà đã giúp sức trong việc tẩu tán những tang chứng về nguồn gốc đứa trẻ này.

     

    - Ông Brownlow nói với vẻ nghiêm khắc.

     

    - Hãy đi ngay đi! ông Bumble và vợ ngượng ngùng, cúi đầu xuống đi ra ngoài.


  13. - Cứu tôi với!

     

    - Charlot Bates dùng hết sức hét tọ

     

    - Hắn ở đây! Tiếng la hét lại vọng lên: "Đốt nhà đi! Hãy bắn vào tên sát nhân!" Một người đàn ông cưỡi ngựa tặng một khoản tiền lớn cho ai mang đến cho anh cái thang.

     

    Cuối cùng thì cánh cửa cũng bị bật tung và đám đông tràn vào nhà..Sikes trốn trên mái nhà tìm cách tẩu thoát. Hắn không còn cách nào khác. Hắn chỉ còn một cơ may có thể thoát khỏi đám người đang truy bắt nhưng muốn vậy, hắn phải nhảy xuống từ mái nhà và băng qua con kênh ngăn cách hắn với đất liền.

     

    Hắn tìm thấy trên gác xép một cái dây thừng, hắn đem thừng buộc vào ống khói và thắt nút thòng lọng ở đầu kia. Hắn ngồi ở mép hiên ngoài và ngay lúc hắn chui đầu qua nút thòng lọng để thắt cái nút dưới nách, thì hắn làm lỡ một động tác và bị lơ lửng trên không.

     

    Sikes, tên sát nhân đã bị treo cổ. Công lý được thực hiện!

     

    Đã hai ngày trôi qua kể từ những sự kiện bi thương này. Oliver đang ngồi trong phòng với cô Rose và bà Maylie. Họ thấy bác sĩ Losberne và ông Grinwig bước vào theo sau là ông Brownlow cùng với một nhân vật mà vừa trông thấy Oliver đã thét lên kinh ngạc. Đó chính là kẻ có thái độ thật lạ lùng mà em đã gặp khi ra khỏi quán trọ cách đây ít lâu. Gã này nhìn Oliver với ánh mắt đầy thù hận và ngồi xuống.

     

    ông Brownlow cất lời.

     

    - Ta muốn anh nhắc lại trước mặt tất cả chúng ta những gì anh đã thú nhận.

     

    - Ông vừa nói vừa nhìn Monks hay chính là Edouard Leeford.

     

    - Tôi đã viết ra tất cả rồi.

     

    - Monks nói.

     

    - Cậu bé này, Ông Brownlow nói tiếp và đặt tay lên vai Oliver, là em trai anh, đấy là con trai của bố anh, Edwin Leeford, người mà ta đã từng rất gắn bó, và của cô Agnès Fleming đáng thương, người đã mất khi sinh ra em.

     

    - Đúng.

     

    - Monks vừa nói vừa nhìn Oliver đang run bắn toàn thân.

     

    - Hãy kể phần còn lại của câu chuyện.

     

    - Ông Brownlow nói với vẻ nghiêm khắc.

     

    - Bố tôi bị Ốm ở Rome, Monks nói, mẹ tôi đã ly thân với ông từ lâu, đến tìm lại ông và dẫn tôi theo cùng. Khi đến nơi, ông đã bất tỉnh và hôm sau thì qua đời. Chúng tôi tìm thấy một bức thư và một tờ di chúc.


  14. - Nhất thiết phải thế à?

     

    - Chitling hỏi.

     

    - Ủ, chúng ta không có sự chọn lựa ở đây. Crackit đi xuống mở cửa và quay lại, theo sau là một gã đàn ông che mặt bằng một chiếc khăn taỵ Hắn kéo chiếc khăn ra để lộ một gương mặt nhợt nhạt vô hồn, hai gò má hốc hác, bộ râu lâu ngày chưa cạo. Đó chỉ còn là cái bóng của Sikes mà thôi.

     

    Hắn bồn chồn và nhìn quanh phòng. Yên lặng thật nặng nề. Cả ba tên rùng mình khi Sikes hỏi bằng một giọng đùng đục là làm thế nào con chó của hắn đến đây được.

     

    - Nó đến đây một mình lúc ba giờ.

     

    - Crackit đáp.

     

    - Bản tin tối thông báo rằng lão Fagin đã bị bắt rồi.

     

    - Sikes nói tiếp.

     

    - Đúng vậy à?

     

    - Hoàn toàn chính xác. Sự im lặng lại bao trùm.

     

    - Quỷ thần đưa cả lũ bọn mày đi đi!

     

    - Sikes nói.

     

    - Tụi bay không có gì nói với tao à? Cả bọn nhìn nhau lúng túng không đáp lại.

     

    - Bọn mày có ý định giao nộp tao hay cho tao một chỗ nương thân để đợi giông tố qua đi.

     

    - Anh có thể ở lại đây, nếu anh muốn.

     

    - Crackit đáp sau một hồi lưỡng lự. Đúng lúc đó Charlot Bates đến. Vừa thoáng thấy Sikes, hắn giật lùi lại.

     

    - À, này Charlot, Sikes vừa nói vừa tiến đến, mày không nhận ra tao à?

     

    - Ta nhận ra ngươi quá rõ, một con quỷ, kẻ sát hại cô Nancy đáng thương. Hắn lao vào tên Sikes vạm vỡ một cách bất ngờ đến nỗi tên này ngã nhào xuống đất. Hắn sắp đánh tên này thì Crackit đến lôi tay hắn ra và chỉ cho hắn phía cửa sổ với vẻ kinh hãi. ánh sáng lập lòe ngoài đường. Nhiều tiếng động đến gần. Người ta đập mạnh vào cửa. Chúng nghe thấy những tiếng la hét giận dữ đáng sợ.


  15. Một cuộc truy quét chống lại bọn trộm cướp đang lâm vào cảnh khốn đốn được khởi xướng. Lão già Fagin bị bắt đúng vào bữa ăn chiều cùng thời điểm với Claypole.

     

    Tobie Crackit và Chitling tẩu thoát và tìm chốn nương náu trong một căn nhà tồi tàn trên đảo Jacob. Đó là một khu xấu xa nơi chỉ có những kẻ có những lý do mờ ám khiến phải lẩn trốn mới đến trú ngụ.

     

    Chúng cùng đi với một tên trộm trạc năm mươi tuổi, hắn vừa bị dập mũi trong một trận ẩu đả. Tên này tên là Kags.

     

    - Lão Fagin bị bắt khi nào nhỉ?

     

    - Tên này hỏi hai tên vô lại.

     

    - Đúng vào lúc ăn chiều, vào khoảng hai giờ. Chúng tao cùng với Charlot thoát thân được nhờ cái ống khói.

     

    - Thế Charlot đang ở đâu?

     

    - Kags hỏi.

     

    - Chắc hắn lảng vảng đâu đó quanh đây, nhưng hắn sẽ không chậm trễ đến đây đâu. Trong lúc bọn chúng đang trò chuyện thì một tiếng động lạ vang lên trong cầu thang và con chó của Sikes lao vào phòng.

     

    - Điều này có nghĩa gì nhỉ?

     

    - Tobie nói.

     

    - Không thể có chuyện hắn đến đây được. Tao hy vọng rằng hắn sẽ không đến đây.

     

    - Nếu hắn mà đến đây, hắn sẽ cùng đến với con chó chứ. Chắc hắn đã đi ra nước ngoài được rồi. Không một đứa nào trong bọn trộm cướp dám nhắc tên của Guillaume Sikes. Bọn này, tuy rằng đã quen với cái ác, cũng kinh hoàng trước tội ác tàn bạo của hắn.

     

    Đêm đến. Cả bọn đóng chặt cửa và thắp đèn. Cả ba chỉ dám nói chuyện thì thầm, chúng cùng giật bắn người vì một tiếng động nhỏ nhất. Bỗng nhiên, có người gõ cửa một cách nài nỉ.

     

    - Anh chàng Charlot đấy mà.

     

    - Kags nói để có thêm can đảm..Crackit đi ra cửa sổ, nhoài người nhìn xuống xem ai và nhảy lùi ra phía sau. Con chó bắt đầu gầm gừ.

     

    - Phải mở cửa cho hắn thôi.

     

    - Tobie vừa nói vừa cầm cây đèn.


  16. Monks bị đánh quỵ.

     

    - Nếu anh bằng lòng tự tay viết những lời thú tội đầy đủ và trao trả lại cho cậu bé phần tài sản thuộc về cậu ấy, chúng ta sẽ thả anh tự do.

     

    - Tôi đồng ý.

     

    - Rốt cục Monks nói. Monks vừa đi quanh phòng vừa suy nghĩ đến lời đề nghị mà hắn vừa mới chấp nhận thì cánh cửa bỗng nhiên bật mở và bác sĩ Losberne bước vào trong trạng thái rất kích động.

     

    - Tên kia sẽ bị bắt!

     

    - Ông kêu lên.

     

    - Tối nay hắn sẽ bị bắt..

     

    - Kẻ sát nhân ư?

     

    - Ông Brownlow hỏi.

     

    - Vâng.

     

    - Ông bác sĩ đáp.

     

    - Người ta đã nhìn thấy con chó của hắn lảng vảng quanh một ngôi nhà đổ nát. Chủ nó chắc phải trốn ở đó. Ngài tỉnh trưởng treo giải thưởng một trăm li

     

    - vrơ sterling cho người sẽ bắt được hắn.

     

    - Tôi sẽ tặng thêm năm mươi li - vrơ nữa.

     

    - Ông Brownlow tuyên bố.

     

    - Không biết anh Maylie đâu nhỉ?

     

    - Henry ư? Anh ta đã đến chỗ mọi người đang lùng bắt tên sát nhân. Monks bị giam trong phòng sau khi hắn hứa sẽ không tẩu thoát... và ông Brownlow đi đến đồn cảnh sát.


  17. - Anh có một người em trai.

     

    - Ông Brownlow vừa nói vừa cố che giấu cảm xúc.

     

    - Tôi không có em trai.

     

    - Monks đáp.

     

    - Ông biết rõ rằng tôi là con trai duy nhất. Sau vài năm kết hôn, bố mẹ tôi do ít hòa thuận đã chia tay nhau. Sau đấy ít lâu bố tôi mất.

     

    - Bố anh trẻ hơn mẹ anh rất nhiều. Ông ấy bị bố ép buộc lấy mẹ anh. Sau nhiều cuộc cãi vã, mẹ anh tìm thấy những trò giải trí phù phiếm ở đại lục, còn bố anh kết thân với nhiều bạn mới ở Anh.

     

    - Tất cả những điều đó có liên quan gì đến tôi?

     

    - Monks vừa hỏi vừa nhún vai.

     

    - Ông ấy trở thành bạn của một sĩ quan hàng hải về hưu góa vợ có hai cô con gái, một cô mười chín tuổi còn cô kia chỉ khoảng hai hay ba tuổi. Bố anh yêu cô gái trẻ. Cô gái trong trắng và ngây thơ này cũng chia sẻ tình cảm đó.

     

    - Câu chuyện của ông không kết thúc ở đó chứ.

     

    - Câu chuyện này kết thúc một cách bi thương. Bố anh phải tới Rome, ở đấy ông đã bị nhiễm một căn bệnh chết người. Khi biết được tin này, mẹ anh vội vã dẫn anh đến đấy. Bố anh qua đời mà dường như không hề để lại một di chúc nào nên toàn bộ tiền bạc của ông ấy thuộc về mẹ anh và anh..Monks lắng nghe rất chăm chú.

     

    - Trước khi ra đi, bố anh đã đến gặp ta ở Luân Đôn. Ông bộc bạch với ta tình yêu của mình với cô gái trẻ. Ông nói với ta rằng ông không thể cưới cô ấy vì quyết định ly dị giữa ông và vợ vẫn chưa được tuyên bố. Tuy nhiên ông muốn bảo đảm cho cô ấy một tương lai chắc chắn. Ông không thổ lộ với ta đầy đủ hơn. ông Brownlow trầm ngâm một lúc lâu.

     

    - Sau khi hay tin ông từ trần, Ông nói tiếp, ta quyết định đến thăm cô gái và gia đình cộ Họ đã rời bỏ quê hương và ta không hề biết lý do của chuyến đi ấy. Monks hít thở thoải mái hơn và nhìn quanh với vẻ đắc thắng.

     

    - Ta đã mất công tìm kiếm cô gái. Bố anh giao cho ta bức chân dung của cộ Tuy vậy, ta được biết rằng cô ấy đang mang thai và bố của cô ấy đã chết vì buồn phiền. Một ngày, tình cờ khiến ta gặp Oliver, cậu bé giống đến ngạc nhiên bức chân dung mà bố anh đã trao gửi cho tạ Đó chỉ có thể là con trai của bố anh và cô gái trẻ tên là Agnès.

     

    - Ông không hề có một chứng cứ nào về những gì ông đưa ra.

     

    - Monks đáp với vẻ gây gổ.

     

    - Rồi chúng ta xem xem, anh bạn. Trước hết anh biết rằng bố anh đã để lại một di chúc nhưng mẹ anh đã tiêu hủy nó và lúc hấp hối bà đã thổ lộ bí mật này cho anh... Sau đó, anh có biết sự tồn tại của em mình bởi vì anh đã đến nơi cậu bé sinh ra và anh đã đạt được việc chiếm đoạt những chứng từ về nguồn gốc của em mình. Đây là những gì anh đã nói với lão Fagin, tên đồng lõa xấu xa của anh: "Những chứng cớ duy nhất về lai lịch của thằng bé đã nằm dưới đáy sông." Monks càng lúc càng tỏ vẻ hoảng hốt trước những tiết lộ của ông Brownlow.

     

    - Edouard Leeford, không có một từ nào mà ta không biết. Cô gái đã nghe anh nói tất cả những lời đó với lão Fagin đã dũng cảm kể hết cho chúng tạ Cô ấy đã bị sát hại và anh dính líu đến vụ đấy về phương diện tinh thần nếu không nói là thực tế.


  18. Chương 010

    Lời Thú Tội Của Monks

     

     

    Trời bắt đầu tối khi ông Brownlow bước xuống từ một cỗ xe ngựa đỗ trước cửa nhà. Cửa mở, một người đàn ông vạm vỡ xuống xe, đứng ngay ở bậc thềm trong khi đó một người đàn ông khác đang ngồi trên ghế cũng bước xuống đứng cạnh người kia. Họ lôi từ trong xe ra một nhân vật thứ ba, đặt hắn vào giữa cả hai người và dùng sức kéo hắn vào trong nhà. Nhân vật được nói đến này chẳng là ai khác ngoài Monks.

     

    Họ bước lên cầu thang và vào một căn phòng nhỏ. Monks không chịu bước tới đã chống cự.

     

    - Nếu nó chống cự lần nữa và còn khẽ động đậy, hãy lôi nó ra ngoài đường, gọi cảnh sát và họ sẽ bắt nó như một tay làm hàng giả.

     

    - Ông Brownlow giận dữ thốt lên.

     

    - Ông lấy quyền gì mà cho người bắt tôi ngay giữa đường?

     

    - Monks hỏi. Hắn bắt đầu nhận thấy mọi sự chống cự là vô ích..

     

    - Lấy quyền riêng của tạ

     

    - Ông già đáp.

     

    - Ta chịu trách nhiệm về hành vi này. Ta nhắc lại với anh rằng vì quyền lợi của mình, anh nên ở cho yên, nếu không ta giao anh vào tay cảnh sát. Hãy ngồi vào chiếc ghế bành này. Nó đợi anh từ hai ngày nay rồi đấy.

     

    Monks nhìn ông lão với vẻ lo lắng. Thấy thái độ cương quyết của ông, hắn bước vào phòng và ngồi lên chiếc ghế mà ông Brownlow đã chỉ.

     

    - Là bạn cũ của bố tôi, Monks vừa nói vừa cởi mũ và áo khoác ra, mà ông đối xử với tôi theo kiểu lạ lùng thật.

     

    - Chính vì ta từng là bạn của bố anh, Ông Brownlow nói tiếp, chính vì những kỳ vọng của ta thời trẻ đã đặt vào ông và cô em gái, sinh linh tuyệt mỹ mà Chúa đã gọi về với Người đúng vào ngày tôi cưới nàng, chính bởi những kỷ niệm đó luôn tràn ngập tâm hồn ta mà ta mới có thể nói với anh như thế này, Edouard Leeford. Anh phải hổ thẹn vì đã làm ô danh dòng họ của cha anh và em gái ông ấy.

     

    - Thế nào mà họ của tôi lại can thiệp vào chuyện này?

     

    - Đấy chính là họ của em gái bố anh, và dù nhiều năm đã trôi qua, ta vẫn không thể thốt lên nó mà không xúc động. Ta đau khổ thấy tên họ này bị vấy bẩn bởi một người như anh.

     

    - Tất cả chuyện này hay đấy nhỉ!

     

    - Monks nói.

     

    - Nhưng ông muốn đi đến cái gì chứ?


  19. - Tên trộm cướp đáp và cầm lấy khẩu súng..Nhưng hắn không bắn vì nghĩ rằng nếu bóp cò, ngay lập tức hắn sẽ bị phát hiện, thế là hắn lấy báng súng dùng hết sức đập vào đầu Nancỵ Cô gái ngã lăn ra và mất rất nhiều máu.

     

    Thế là tên sát nhân nắm lấy một cái dùi cui to, nặng kết liễu đời cô nạn nhân bất hạnh. Khi mặt trời chiếu sáng gian phòng nơi Nancy nằm bất động, Sikes vẫn không rời chỗ, hắn sợ hãi phải trốn chạy. Có lúc hắn tưởng như Nancy động đậy. Phải chăng chính cô đang rên khe khẽ? Sự hoảng sợ khiến hắn chôn chặt chân tại chính nơi đã xảy ra án mạng.

     

    ánh mặt trời xua tan bóng tối, trả lại cho hắn chút tự tin. Hắn quẹt diêm châm lửa, và vứt cái dùi cui vào đấy. Chẳng mấy chốc cây gậy gãy thành nhiều mẩu nhỏ mà Sikes gom lại trên than hồng để tiêu hủy toàn bộ ra tro.

     

    Hắn rửa tay cẩn thận và cọ quần áo nhưng không thể làm mất hẳn một vài vết. Toàn bộ căn phòng đầy máu và ngay cả chân con chó cũng dính bê bết.

     

    - Ta sẽ chạy trốn, hắn nghĩ, đã đến lúc về quê thôi. Sớm muộn gì thì tội ác cũng bị phát hiện. Liệu ta có thể rời khỏi nhà mà không bị nhìn thấy, không lôi cuốn sự chú ý của ai không nhỉ? Hắn nhìn lần cuối thi thể của Nancy bất hạnh đang nằm sóng soài ngay gần cửa sổ. Nhưng cảnh tượng gớm ghê này không dấy lên nơi hắn chút hối hận nào. Không một sự thương hại nào trỗi dậy trong trái tim hắn. Hắn nhún vai, vứt cái chăn phủ lên cô gái bất hạnh, dắt chó và ra đi mà không bị ai chú ý.

     

    Hắn vội vàng về tới làng quệ Hắn nghỉ ngơi chút ít bằng cách đi dọc theo một hàng rào, sau đó, trong nhiều giờ, hắn bắt đầu đi lang thang qua những cánh đồng.

     

    Khi kiệt sức, hắn đến được một ngôi làng và bước vào một tửu quán nhỏ, nhưng hắn chỉ dừng lại chút ít vì một anh bán hàng rong đang rao bán những bánh xà phòng nhỏ, muốn chứng tỏ chất lượng cao của mặt hàng mình cứ đòi tẩy đi những vết bẩn đáng ngờ thấy rõ trên mũ Sikes.

     

    Sikes giật chiếc mũ khỏi tay anh chàng, lao ra ngoài quán rượu. Hắn đi về phía Luân Đôn, sau đó lại quay bước và dấn ngày càng sâu hơn vào một con đường vắng quạnh hiu.

     

    Giờ đây, hắn sợ, sợ đêm tối, sợ những người có thể đang đuổi theo hắn. ảnh truy nã hắn chắc đã được tung ra trên mọi ngả đường.

     

    Trong một làng nọ hắn nghe thấy một người đàn ông nói về vụ ám sát. Hắn khẳng định rằng cảnh sát đang bám sát hắn và hắn rồi cũng sẽ bị bắt thôi..Còn con chó của hắn? Mọi người chắc hẳn sẽ phát hiện thấy sự hiện diện của con chó bên cạnh hắn. Con chó có nguy cơ làm hắn bị lộ. Hắn quyết định dìm nó xuống cái ao gặp đầu tiên.

     

    Vừa bước đi, hắn vừa nhặt một hòn đá lớn và gói vào chiếc khăn taỵ Con vật nhìn ông chủ chuẩn bị và bản năng mách bảo cho nó biết nguy hiểm đang đến. Nó cẩn trọng lùi lại phía sau. Khi ông chủ dừng lại bên bờ một cái ao và gọi nó, nó đứng khựng lại:

     

    - Đến đây, nào đến đây!

     

    - Sikes la lên. Con vật vốn quen vâng lời tiến lại gần Sikes nhưng khi tên này cúi xuống để buộc chiếc khăn tay quanh cổ nó, nó kêu ăng ẳng, và lùi lại vài mét.

     

    - Đến đây, nào đến đây!

     

    - Sikes la lớn càng lúc càng cáu.

     

    Con vật tiến lên một chút, dừng lại, lưỡng lự rồi chuồn thật nhanh.

     

    Sikes huýt gọi nhiều lần, hắn ngồi phịch xuống và nghĩ rằng nó sẽ quay lại.

     

    Tên cướp uổng công chờ vô ích và rốt cục hắn lại phải lên đường.


  20. - Được thôi, Nancy nói, nhưng tôi e rằng hắn sẽ khai ra và cả băng nhóm bị bắt. Dù sao thì tôi cũng có những người bạn ở đó.

     

    - Chúng tôi sẽ thu xếp mọi chuyện, Ông già tiếp lời, nhưng chúng tôi cần Monks. Nancy tả nhân vật này, hắn có một vết sẹo đỏ ở cổ, báo trước những chỗ hắn lui tới và địa chỉ của lão Do Thái.

     

    - Cám ơn cô, Ông già nói, cô đã giúp đỡ chúng tôi một việc quan trọng. Cô có thể tin ở chúng tôi. Tôi có thể tặng cô cái gì chăng?

     

    - Ồ không, cám ơn! Tôi không muốn gì cả, nhất là tiền. Và cô gái từ biệt quý cô và ông già đang vội vàng rời khỏi khu vực nguy hiểm nơi diễn ra cuộc gặp gỡ. Nancy lắng nghe bước chân họ xa dần, cô cúi đầu để rơi vài giọt nước mắt, ròi quay trở về mà không hề nghi ngờ có một tên gián điệp đã không bỏ sót điều gì trong cuộc gặp gỡ vừa rồi và hắn đã cao chạy xa bay về căn nhà của lão Do Thái.

     

    Khi lão Fagin biết được sự phản bội của Nancy, người đã lật đổ kế hoạch của hắn, và khiến hắn có nguy cơ bị bắt, hắn nổi cơn thịnh nộ và quyết định chờ Sikes quay lại.

     

    Khi tên này quay lại cùng khá nhiều chiến lợi phẩm, hắn bắt gặp lão Do Thái đang ở trong tình trạng giận dữ đến nỗi không thể thốt lên lời nào.

     

    - Cái gì vậy?

     

    - Sikes nói.

     

    - Có chuyện gì mà lão nhìn tôi như vậy? Nào! Nói đi chứ! Lão Do Thái biết những gì mình phải làm nên không trả lời ngay lập tức. Sự giận dữ của Guillaume tăng lên. Nó đạt đến đỉnh điểm thì lão Fagin cho gọi Claypole và tên này kể lại những gì hắn biết về Nancy và cuộc trò chuyện của cô với hai người lạ mặt trên cầu Luân Đôn.

     

    - Cô ta đã nói về tôi à?

     

    - Sikes hỏi.

     

    - Đúng vậy, cô ả thậm chí còn kể rằng để có thể đi ra ngoài, một tối, cô ả đã buộc phải cho ông uống thuốc ngủ. Sikes không muốn nghe thêm gì nữa. Hắn nhảy ra khỏi phòng và chạy như một thằng điên đến nhà Nancy.

     

    - Đứng dậy!

     

    - Hắn nói.

     

    - Guillaume!

     

    - Nancy kêu lên.

     

    - Anh làm sao vậy? Anh làm em sợ đấy! Em đã làm gì anh nào?

     

    - Mày biết rõ điều đấy, đồ khốn kiếp!


  21. - Ông sẽ không giao cho tôi một vụ nguy hiểm đấy chứ?

     

    - Claypole đã run bắn lên hỏi.

     

    - Không có gì nguy hiểm đâu, chỉ phải theo dõi một người đàn bà thôi!

     

    - Một bà già ư?

     

    - Noé hỏi.

     

    - Nancy, một cô gái trẻ. Ta muốn biết cô ta đi đâu, gặp ai và nói những gì.

     

    - Tuân lệnh! Khi nào tôi phải tiến hành?

     

    - Ta sẽ nói cho anh sau. Hãy sẵn sàng vào mỗi tối. Tất cả các buổi tối, tên gián điệp giả trang anh đánh xe bò, sẵn sàng ra đi theo lệnh của lão Fagin. Sáu buổi tối đằng đẵng trôi qua như vậy. Lần nào lão Fagin cũng trở về nhà với vẻ thất vọng và tuyên bố rằng không phải lúc. Vào buổi tối thứ bảy và tối chủ nhật, lão quay về sớm hơn và tỏ vẻ rất mãn nguyện.

     

    - Cô ả sẽ đi ra ngoài tối naỵ

     

    - Lão Fagin nói.

     

    - Chắc chắn là vì chuyện đó. Cô ta ở một mình cả ngày và anh bạn sẽ không quay lại trước ngày mai. Trong nháy mắt, Noé đứng bật dậy. Chúng bước ra khỏi nhà không một tiếng động và đi qua nhiều phố ngoằn ngoèo. Chúng đến gần một ngôi nhà và giấu mình trong góc tối. Khi vừa qua mười một giờ, thì cánh cửa bật mở. Một cô gái bước ra.

     

    - Đó chính là cô nàng mà tôi phải theo dõi phải không?

     

    - Claypole thì thầm hỏi.

     

    - Chính cô ta! Đừng để mất hút nhé. Đi theo cô gái là một trò trẻ con đối với Clay

     

    - pole, cô dẫn hắn lên cầu Luân Đôn nơi cô sẽ gặp một quý cô và một ông lão tóc hoa râm. Trời tối đến nỗi tên gián điệp quyết định ngồi trong một xó nơi có thể nghe thấy cuộc trò chuyện..

     

    - Đừng nói ở đây, Nancy bảo, chúng ta hãy xuống chân cầu.

     

    - Cô cần cho chúng tôi cơ hội để bắt gã Monks.

     

    - Ông già cất tiếng khi bọn họ cho rằng đã vào nơi kín đáo.


  22. - Hắn vừa nói vừa lau mồ hôi đang chảy thành từng giọt trên mặt.

     

    - Thật là một con bé kỳ lạ!

     

    - Đúng thế, tất cả chuyện này rất kỳ lạ.

     

    - Lão Fagin nói với vẻ lo âu. Cô gái lại đến ngồi gần chúng. Mắt cô đỏ ngầu và sưng húp. Cô bắt đầu đung đưa mình, lúc lắc đầu. Sau đó, cô phá lên cười khanh khách.

     

    - Cô nàng chuyển từ cực này sang cực khác như vậy đấy.

     

    - Sikes nói.

     

    - Cô ta thật lạ lùng. Chuông điểm mười hai giờ đêm! Qúa muộn cho cuộc hẹn trên cầu Luân Đôn. Lão Fagin cầm mũ và chào tạm biệt. Lão dừng lại trước ngưỡng cửa và hỏi xem có ai soi đường cho lão xuống cầu thang..

     

    - Hãy rọi đường cho lão tạ

     

    - Sikes vừa nói vừa nhồi thuốc vào tẩu. Nancy cầm đèn theo lão xuống tận chân cầu thang. Lão Fagin trên đường về rất lo lắng bởi sự cố lão vừa gặp trong phòng của tên cướp. Cô gái này chắc chắn đang giấu điều gì đó. Sáng hôm sau, lão Fagin dậy từ tờ mờ sáng và nóng lòng ngồi đợi kẻ mới nhập hội của mình.

     

    - Tôi đây.

     

    - Claypole nói và bày ra thành quả cướp được: tiền, ba bình thiếc và một hộp sữa.

     

    - Tốt đấy!

     

    - Lão Do Thái công nhận.

     

    - Nhưng ta cần anh cho một phi vụ khác.

     

    - Đừng giao trước khi tôi nghiến ngấu cái gì đó.

     

    - Noé đáp.

     

    - Ta có thể giải thích công việc trong khi anh ăn chứ?

     

    - Lão Fagin nói và thầm nguyền rủa thói háu ăn của anh bạn trẻ.


  23. - Lão Fagin kết luận. Tối chủ nhật, khi đồng hồ nhà thờ điểm chuông mười một giờ, lão Fagin đến thăm nhà Guil - laume Sikes.

     

    - Đây là một đêm tốt lành cho những phi vụ.

     

    - Guillaume Sikes nói với lão già.

     

    - Đúng vậy, cần phải nghiêm túc bắt tay vào công việc. Lão Fagin kéo tay áo Sikes để chỉ cho hắn thấy Nancy lợi dụng lúc họ trò chuyện đã đội mũ vào và tiến về phía cửa.

     

    - Em đi đâu muộn như vậy?

     

    - Guillaume hỏi.

     

    - Không xa đâu.

     

    - Trả lời thế đấy à? Nói cho anh biết em đi đâu.

     

    - Em cần hít thở không khí.

     

    - Nancy đáp.

     

    - Hãy mở cửa sổ và hít thở cho thoải mái.

     

    - Sikes nói.

     

    - Thế không đủ, em cần ra ngoài đường.

     

    - Thế thì, em hãy nhịn đi!

     

    - Sikes đáp. Hắn đứng dậy, đóng khóa cửa hai vòng, rút chìa ra khỏi ổ và ném chiếc mũ của Nancy lên trên tủ.

     

    Cô gái thất vọng vì không thể đến báo cho Rose biết những gì mình đã khám phá. Sikes thô bạo ôm chặt lấy cô, ép cô ngồi xuống ghế. Nancy chống cự và cầu xin tên cướp. Sau vài phút, cuối cùng cô cũng nản lòng. Guillaume lại quay về phía lão Do Thái.

     

    - Đồ chết tiệt!

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This is an example of a list.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

Footer title

This content can be configured within your theme settings in your ACP. You can add any HTML including images, paragraphs and lists.

×
×
  • Create New...